Văn thừ người nhìn những tấm đồ bản và đồ thị mà đầu óc rối mò, những con số xa lạ làm sao! Trong đầu lởn vởn mãi canh bạc khốn kiếp đêm quạ Đôi mắt khinh thường của thằng Triệu, nụ cười đểu giả của thằng Vương ... Thật ra lúc đó Văn đã mệt mỏi quá rồi khi ngồi suốt buổi trong gian phòng chật hẹp đầy khói thuốc. Trên canh bạc rành rành là Văn có mấy tấm ách, đầm, mười với bồi, dẫn đầu lại là tấm ách cơ, bài tẩy lại là tấm già. Sảnh to như thế không vững lắm saỏ Thằng Triệu thì lúc nào cũng thích hù người, mắc điếm đã mấy lần rồi bây giờ đâu dễ gì mắc nữả Lần trước hắn chỉ có hai đôi, nhưng lại làm bộ tố thêm khiến Văn tưởng bài hắn to lắm. Mình chỉ có ba cây thôi thì bỏ vậy, rốt cuộc bị tháu cáy đau điếng. Lần này, bài lên tốt thế này, tuy rằng bài của Triệu cũng to không kém, bốn tấm ách, già, bồi, đầm, mười đều là chuồn, trừ bài tẩy của hắn là tấm J mới là sảnh, nhưng dù là sảnh, thì sảnh chuồn vẫn nhỏ hơn sảnh cơ, Văn vẫn ăn với ván bài nắm chắc phần thắng trong tay như vậy, dù có nhắm mắt cũng ăn chắc. Văn tố thêm một ngàn, Triệu lại trổ nghề ma giáo theo một ngàn rồi tố thêm một ngàn nữạ Muốn tháu cáy à? Được theo nàọ Bài lật lên, nằm mơ cũng không ngờ sự thật trước mắt. Bài tẩy của hắn là tấm chín chuồn. Không phải là sảnh nhưng là đồng hoa mới chết người chứ! Không ngờ được, sự sơ xuất không thể tha thứ được. "Văng" mất năm ngàn đồng bạc! Thua thì thôi cũng không nói, đàng này lại còn bị Triệu cười vào mũi:
- ê Văn, mày có học thêm mười năm nữa vẫn không qua mặt được taọ May cho mày là con ông giám đốc ngân hàng, bạc đông có chi cho tao một ít cũng chẳng saọ Nhưng mỗi lần nhìn mày "xìu căm" tao lại không muốn tụi thằng Vương nó bảo tao chỉ giỏi bắt nạt trẻ con. Bực quá, thôi mày ráng học đi, học thêm một mớ kinh nghiệm rồi hãy đi tìm tao nhé.
Đã ăn hết tiền còn nói năng láo xược, tức chết được, thế nên dù đã hai giờ khuya Văn vẫn muốn đánh tiếp tục. Triệu từ chối, nhún vai:
- Vợ mày đợi mày ở nhà kìa, tối mai đến đánh tiếp.
Thôi thì về vậỵ Về lại gặp khuôn mặt đầy nước mắt chán chết. Có ai hiếp đáp gì cô đâu chứ? Còn con bé Trân nữa, khóc gì mà như trù cha trù mẹ không bằng. Đã mấy lần bảo Tường Vi mướn vú nuôi mà nàng không chịu, lúc nào cũng muốn tự mình chăm sóc.
Chồng giấy báo cáo và tài liệu cao ngất, có lẽ hơn tuần rồi Văn chẳng để mắt tớị Con số thống kê, phân loại ... Văn ngáp dài, ngủ chẳng đủ giấc người uể oải, đầu nhức như búa bổ. Đốt điếu thuốc hít mấy hơi, Hút thuốc là thói quen Văn mới tập, trong gian phòng chật hẹp, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng với mấy lá bài, nếu chẳng hút một vài điếu thì làm sao có thể tỉnh người được. Tàn điếu thuốc, Văn uống thêm hớp trà. Bực thật, cái ông lao công lúc này lười quá, trà để lạnh tanh thế này ai mà uống cho được. Kéo mấy bản quảng cáo quạ Hừ! Bao nhiêu công việc, mỗi ngày phải làm tám tiếng, mỗi tháng lãnh một ngàn rưỡị Một ngàn rưỡi! Không thấm vào đâu cả, chỉ buổi tối hôm qua không đã thua đến năm ngàn, ngồi bao nhiêu lâu trong căn phòng này mới có được số đó? Bao nhiêu năm miệt mài với sách vở mà vẫn không làm sao thanh toán được bao nhiêu con số đó.
Lại một cái ngáp, bật ngã người ra sau nhìn lên trần nhà. Thật vô vị! Cái gì cũng vô vị hết. Ngồi thẳng người lên, Văn bắt gặp bao nhiêu cặp mắt bất thường, từ trưởng phòng đến nhân viên đều nhìn chàng. Không biết từ bao giờ, họ tỏ ra lạnh nhạt và xa lánh chàng. Con người bao giờ cũng vậy, ngay cả thằng bạn thân nhất cũng cướp mất Khâm. Bạn bè, chỉ là một lũ như thế!
- ông Văn!
Văn quay lại người lao công cung kính thưạ
- ông chủ sự cho mời ông.
Thật bực mình! Văn miễn cưỡng đứng dậỵ Chủ sự đã mời thì phải tìm cách ứng phó, vì ông là người quán xuyến nhất sở, nếu đã mời ắt phải có chuyện.
Đôi mắt ẩn sau gọng kính nhìn Văn dò xét. Kinh nghiệm bao nhiêu năm ở ngân hàng đủ tạo cho ông một thế đứng rất vững. Bạn thân của ông Cân, vì vậy ông Lý có thể nói là đã biết Văn từ khi còn để chỏm. Gương mặt nghiêm nghị của ông làm Văn áy náỵ ông lên tiếng:
- Ngồi xuống đó đi Văn.
Văn ngồi xuống phập phồng:
- Thưa chuyện chi ông chủ sự?
- Có chứ.
ông Lý gật gù.
- Cậu Văn, cậu cũng biết tôi là bạn thân của cha cậu chứ?
Văn ngồi yên, ông Lý tiếp:
- Khi cậu mới vào làm việc ở đây tôi thấy cậu rất siêng năng nên thầm mừng cho cha cậu, có được đứa con nên ngườị
Văn đỏ mặt.
- Nhưng lúc gần đây, cậu nhận xét thử xem công việc của cậu ra saỏ
Mặt Văn càng đỏ hơn, chàng cảm thấy thật khó chịu với những lời trách móc đó, chàng đứng dậy, mặt quay ra cửa sổ.
- Tôi không thấy thích những công việc nhàm chán nàỵ
- Cậu không thích làm nữa à?
- Vâng, tất cả mọi việc ở ngân hàng này đều vô vị quá.
- Vậy thì cậu đừng vào đây làm nữa! Này cậu, tôi cho cậu biết, cậu chưa va chạm nhiều với đời nên cậu tưởng việc làm dễ kiếm lắm saỏ Đừng ỷ mình là con ông giám đốc, là ngân hàng bắt buộc phải để cậu ăn không ngồi rồị Mỗi người một việc, nếu thấy không thích cậu có quyền xin thôị Cậu không làm việc thì ngân hàng có bị thiệt hại đấy nhưng chưa có thiệt hại bằng chính đời sống của cậu, đừng có phung phí đời mình khổ lắm nghe không?
Văn mím môi, mắt vẫn không rời cửa sổ. ông chủ sự thất vọng, ngậm đầu bút chì bảo:
- Được rồi, cậu về phòng đi, còn chuyện cậu để tôi tính lại với cha cậụ Tôi chỉ mong cậu làm tròn bổn phận, đừng đến trễ về sớm làm gương xấu cho người chung quanh. Cậu nên biết rằng, công việc của cậu hiện nay nhiều ông sinh viên mới ra trường thèm nhỏ giải đấy nhé. Thôi được rồi cậu về đị
Ra khỏi phòng ông chủ sự, Văn thấy giận và bực mình vô cùng. Thực ra ta có ỷ lại vào địa vị con ông Giám đốc đâủ Chẳng qua vì mệt nên chưa làm việc đó thôị Hừ! Cái chức nhỏ ở ngân hàng này muốn tiếp tục hay không không thành vấn đề. ông tưởng một thằng như thằng Văn này không thể không tìm được một chỗ ngồi tốt hơn nữa saỏ
Tới phòng, Văn ngồi phịch xuống ghế và quát gọi ông lao công:
- ông Lăng, ông Lăng đâu rồi, đổi cho tôi bình nước trà nóng coị
Một người ngồi gần bên liếc qua Văn rồi quay sang người ngồi cạnh:
- ê! Xem hắn làm trời làm đất kìạ
Văn đang lúc nóng giận nghe thấy lời nói kia là đứng bật dậy:
- Mày nói aỉ
- Tao nói mày đó!
Không khí căng thẳng. Văn sau câu hỏi chỉ biết trừng mắt nhìn người bạn đồng nghiệp lắm chuyện. May là mấy người làm cùng phòng đã ùa ra can gián. Nhưng vừa ngồi xuống ghế, gã kia lại thêm một câu:
- Bộ tưởng có ông già làm giám đốc là ngon lắm saỏ
"Bốp!" Văn sẵn tay ném bình mực vào gã lắm chuyện. Bình mực không trúng đích nhưng vỡ nát, bắn tung những giọt mực lên chồng hồ sơ ... Người kia đứng lên xông lại Văn. Mọi người chạy tới can gián. Chuyện ồn ào đến tai trưởng phòng và chủ sự, hai người bước tới nhìn thấy cảnh trên chỉ biết lắc đầu:
- Cậu Văn, cậu làm gì thế?
Văn sắp xếp lại hồ sơ trên bàn rồi nói:
- Tôi xin thôi việc.
Chàng bước luôn ra cửa, không ai buồn kéo lạị Nắng bên ngoài tưới đầy người chàng. Bước ra phố, nhìn người chen chúc qua lại, Văn chợt cảm thấy như vừa mất mát một cái gì. Cơn giận chưa nguôi, nỗi buồn phiền lại đến. Bây giờ đi đâu đâỷ Về nhà? Không được. Xem hát? Không còn tâm trí đâu mà xem. Hay đi "rút"? ý tưởng vừa lóe ra là ám ảnh mãị Dừng chân trước trạm điện thoại công cộng, Văn gọi cho Triệu bảo hắn kiếm đủ chân. Tiếng cười ngạo nghễ của Triệu vang vang trong máy:
- Muốn chơi à? Được! Nhưng với một điều kiện.
- Điều kiện gì?
- Đem theo tiền trả số nợ thiếu hôm trước mới chơi tiếp được
- Vừa thôi chứ. Bộ anh cho tôi không có tiền trả à?
- Không phải sợ anh không trả, nhưng tiền thiếu để lâu quá coi không được. Bây giờ muốn chơi tiếp thì nợ cũ trả hết đi, trả bằng chi phiếu cũng được, vả lại lúc này tôi cũng túng.
- Mai tôi trả cho, biết đâu hôm nay tôi chẳng gỡ lại được
- Được, mai thì mai, chỉ sợ hôm nay cậu lại cháy túị Hay là cậu đừng chơi nữa, tôi khuyên cậu đó ... hà ... hà ... Nghề của cậu còn yếu lắm, chưa đủ khả năng làm đệ tử của tôi nữa là.
Văn quát vào ống nghe:
- Thôi, vừa thôi chứ. Tôi sẽ đến ngay để xem ai cao ai thấp cho biết. Anh đi mời thêm mấy tay nữa là vừạ
Gác máy nghe xuống Văn mới tính toán. Bây giờ đào đâu ra tiền để chơi chứ? Lúc trước Văn có để dành được chút ít, nhưng đã nướng hết rồi, ngay cả tiền chợ của Tường Vi, tiền moi móc được của cha cũng bay vào sòng bạc. Bây giờ phải tính saỏ Chỉ còn cách về nói khéo với Tường Vị Lần này không thể lấy một ngàn tám, mà phải lấy trên mười ngàn mới được. Nợ thằng Triệu trên tám ngàn rồi, lấy thế chơi mới đã tay chứ. Nhưng Tường Vi làm sao có trên vạn bạc? Ờ phải rồi, ngày cưới cha Văn có cho nàng một số nữ trang, mấy món đó cũng đến hơn mấy vạn, bảo nàng bán vài món rồi gỡ được mua lại mấy hồị
Vấn đề đã giải quyết xong, Văn lập tức gọi xe về. Mới hơn mười giờ sáng mà về, có lẽ Vi sẽ ngạc nhiên lắm. Đưa tay lên bấm chuông, Tường Vi ra mở cửa, nhìn thấy Văn nàng thở phào:
- May quá anh đã về!
- Chuyện gì thế?
Đôi mắt của Tường Vi vẫn chưa nhòa nét sợ hãi:
- Em sợ anh gặp chuyện chẳng lành. Cha vừa gọi điện thoại về nói là anh đánh lộn với người ta, bỏ việc làm ở ngân hàng. Sao lại có chuyện như vậy hả anh? Tại sao anh lại đánh lộn với người tả
- Cha đâủ Cha có về không?
- Chưa, nhưng cha có dặn là nếu có thấy anh về bảo anh ngồi đợi, cha nói chuyện với ông chủ sự một lúc rồi về ngaỵ
Xem tình hình này nếu cha về thì ta không thể nào thoát đi được. Phải tìm cách nào để Tường Vi đưa nữ trang rồi "dù" trước là thượng sách. Văn tính toán trong khi Tường Vi cứ liền miệng hỏị Trời ơi đàn bà sao lúc nào cũng lắm mồm thế? Văn bực mình:
- Thôi đừng hỏi nữa, tôi chẳng muốn ai nhắc đến những chuyện đó nữa, tôi đang cần tiền đây, cô có tiền không? Tiền mặt đó!
Tường Vi mở to mắt:
- Tiền à? Anh cần tiền làm gì?
Làm gì? Làm gì? Đàn bà lúc nào cũng vậy, cũng ưa hỏi lải nhải!
- Biết để làm gì? Tôi hỏi cô có tiền không?
- Anh cần bao nhiêủ
- Mười ngàn!
- Mười ngàn? Anh cần chi tới mười ngàn?
Nữa, lại hạch với hỏi!
- Em có không?
- Em làm sao có số tiền to như vậy, cha cho mỗi tháng năm ngàn để lo chợ búa cơm nước, có dư chút đỉnh anh lấy hết rồi còn đâụ
- Thế mấy món nữ trang lúc trước cha cho đâủ
Tường Vi nhìn Văn một lúc thật lâu, mới lên tiếng hỏi:
- Anh cần mấy món đó để làm gì?
- Em đưa cho anh một hai món đem bán, anh đang cần tiền gấp! Anh thiếu nợ người ta, không trả người ta đòi hoài khổ lắm!
Tường Vi đớ lưỡi:
- Saỏ Anh ... Anh ... Anh.. Sao anh thiếu nợ người tả Trời ơi làm gì có chuyện đó?
- Đừng hỏi lôi thôi, mau đem vàng ra đây!
- Nhưng ... Nhưng ...
- Saỏ Tiếc à? Tôi bảo là tôi sẽ mua hoàn lại cho mà. Đi lấy đi, tôi còn đem trả người ta chứ đừng chần chừ mất thì giờ!
- Không, không phải em tiếc. Nhưng, anh cũng biết anh chị em thường đến đây, cháu nó bệnh ... Em lớn khôn là nhờ anh chị nên em ... đã dấu anh và cha, cho dần anh chị hết ... Em tưởng ... em nghĩ mấy món đó, cha đã cho em thì em có quyền cho họ.
Văn nghiến răng, chuyện thật ngoài sức tưởng tượng. Sự thất vọng làm máu nóng sôi bừng trong mạch máụ Suốt buổi sáng nay sao chỉ gặp toàn chuyện xui xẻo không vậỷ Mắt đỏ ngầu, Văn lườm vợ, chàng muốn tát Vi mấy cái tát trời giáng. Người ta đang cần tiền xài, mà cứ đem cho anh cho chị! Hừ!
- Cô ... Cô thật là đồ mất dạy!
Nước mắt Tường Vi chợt tuôn xuống má:
- Anh Văn, sao lại mắng em?
- Tôi mắng rồi làm saỏ Văn thách thức.
Nhưng khi nhìn những giọt nước mắt chàng lại mềm lòng. Nước mắt! Nước mắt! Đàn bà thì lúc nào cũng nước mắt. Bây giờ không còn cách nào hơn là ăn cắp tập chi phiếu của chạ
Bỏ mặc Tường Vi ở đấy, Văn bước vào phòng ông Cân. Tủ khóa kín, nhưng chẳng saọ Văn biết là chìa khóa dự phòng Tường Vi giữ.
- Vi, trao chìa khóa cho tôi nhanh lên!
- Để làm gì?
- Đem chìa khóa lại đây, tôi đã bảo là đừng hỏi han lôi thôi, nghe không?
Tường Vi không dám hỏi thêm, nhìn nét mặt khác thường của chồng nàng lo sợ, chỉ còn biết ngoan ngoãn đưa cho Văn. Văn mở tủ, thấy mấy tấm chi phiếu viết sẵn mấy ngàn đồng. Chàng lấy ngay ba tấm, nhưng Tường Vi ngăn lại:
- Đừng lấy của cha, anh! Làm vậy sao được? Nếu anh lấy em mách cha ngaỵ
- Tôi đố cô đó. Tôi lấy là lấy tiền của ông già tôi chứ có phải lấy của cô đâụ Tối nay tôi về, xui gì xui chứ đâu đến nỗi xui từ đầu đến chân. Rồi tôi sẽ mang tiền về cho cộ
Tường Vi lùi ra sau thất sắc:
- Anh Văn! Thì ra anh cờ bạc! Anh thiếu nợ vì cờ bạc! Trời ơi, anh ...
Văn nhét chi phiếu vào túi, bước thẳng ra cửa, nói vọng lại:
- Tôi cờ bạc đó, có sợ gì đâu mà phải dấu cộ
Tường Vi chạy theo nói với:
- Anh Văn, cha bảo anh đừng đi, ở nhà chờ cha chút, anh Văn ... anh Văn ...
Bóng Văn mất hút, Tường Vi cúi đầu khóc ngất. Trên võng, bé Trân cũng khóc theọ Tường Vi bước vào đưa con, mếu máo:
- Trân ơi, Trân! Bây giờ mẹ con mình phải làm sao đâỷ
Để trả lời cho câu hỏi, bé Trân càng khóc lớn hơn. Tường Vi bế con lên, lau vội mấy giọt nước mắt. Nhìn khuôn mặt hao hao giống Văn của con, lòng Vi đau như thắt.
o0o
Lời của ông chủ sự và nhân viên làm ông Cân chán nản. Về đến nhà lại nghe Tường Vi kể lại tự sự ông càng buồn hơn. Trước mắt ông là một tương lai mờ ám, một bức tranh tồi tệ, thằng con trai sa đọa ... những người trẻ tuổi lầm đường xưa nay không chỉ có một mình Văn, nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để kéo Văn về? Thật vô vọng, nhưng ông cương quyết lôi Văn ra cho bằng được. ông Cân bảo Vi:
- Tường Vi, có lẽ chúng ta phải cứng rắn hơn đừng thả lỏng nó không được.
Tường Vi chỉ lặng nhìn cha chồng, không đáp. ông Cân thở dài:
- Vi, con cũng yếu đuối quá, làm sao đâỷ
Tường Vi hiểu ý ông Cân. Vâng, nàng đã nhiều lần cố gắng nhưng rồi cũng buông xuôi, bắt nàng phải theo dõi kiểm soát từng hành động của chồng làm sao nàng có thể làm được chuyện đó? Vả lại, nếu làm dữ mà Văn vẫn chẳng chịu nghe thì saỏ Nếu lúc xưa Văn cưới được Khâm thì việc này có xảy ra không? Vi rùng mình với bao ám ảnh. Dù thế nào thì đây cũng là sự thất bại trong đời làm vợ của tạ Làm vợ mà chẳng có đủ khả năng để giữ chồng.
Nhìn Tường Vi, ông Cân thấy hối hận, đặt tay lên vai con dâu, ông an ủi:
- Tường Vi, cha không cố tình nghĩ vậỵ Con đừng tự trách mình, con không có lỗi, có lẽ tại nuông chìu nó quá, nhưng cha đâu có ngờ, cha nghĩ rằng nó chỉ là thằng bé hiền lành, chuyện gì đã làm nó thay đổi thế? Cha không hiểu nổi, dù sao từ rày trách nhiệm của cha cũng nặng nề hơn. Chúng ta phải cứu lấy nó con ạ.
Tường Vi lấp bấp:
- Con chỉ sợ việc này không dễ đâu! Nếu lúc nãy cha nhìn thấy mặt chồng con, cha sẽ nghĩ khác ngaỵ
ông Cân tự tin:
- Rồi nó sẽ thay đổị Vi con, tính thằng Văn không xấu, chỉ tại bạn bè lôi kéo thôị
Nên thì khó lắm còn hư thì quá dễ dàng, Tường Vi lẩm bẩm trong miệng rồi ôm con bước đến bên cửa sổ, nàng biết rằng đêm nay sẽ thật dài, thật dài trong sự chờ đợi mỏi mòn.
- Chị Tường Vị
Có tiếng gọi, Vi quay lạị Gia Linh mới về, tóc nàng được cột cao, cô bé lúc nào cũng tươi, cũng tươi như đóa hoa nghinh xuân.
- Chị Vi, đố chị em ở đâu về đâỷ
Đôi mắt cô bé chớp nhanh, lẳng lơ không đợi Vi lên tiếng, Gia Linh tiếp:
- Em vừa mới đưa ông Hồ Như Vy lên phi cơ xong.
- Hồ Như Vy à?
- Vâng, ông ấy sang Mỹ học bằng Thạc Sĩ, vì không muốn quấy rầy anh chị nên ông ấy chỉ gởi lời thăm.
- Sao cô lại để ông ấy đi thế? Hồ Như Vy cũng khá lắm chứ?
- Em cũng biết hắn khá, em cũng thích nhưng chẳng yêu hắn được, mà tình yêu không bao giờ đi đôi với sự cưỡng bách, phải không chị?
Ngồi xuống ghế, tựa cằm vào tay tư lự một lúc, Gia Linh tiếp:
- Dầu sao, tình của Hồ Như Vy đối với em vẫn nặng, chị biết không, em đã từ chối mấy mươi lần mà hắn vẫn đeo đuổi, hôm nay, trước khi bước lên phi cơ, hắn vẫn nóị
- Nói saỏ
- Hắn nói là, Gia Linh, chỉ cần em nói thuận, tôi sẽ xé giấy máy bay ngay không đi đâu hết. Bây giờ hãy còn kịp, nói đi em.
- Rồi cô từ chốỉ
Gia Linh lắc đầu, buồn buồn.
- Vâng, anh ấy đã làm em cảm động, nhưng cảm động đâu phải là yêủ Em khóc, khóc ngất và nói là hy vọng một ngày không xa em sẽ yêu Vỵ Chàng quay bước lên phi cơ luôn.
Gia Linh nhún vai, nói tiếp một câu gọn lỏn:
- Chỉ có thế, rồi câu chuyện kết thúc.
Vâng, chuyện đã kết thúc, một mối tình không thành. Tường Vi nhìn theo Gia Linh, nàng biết rằng tuy Linh chẳng yêu Hồ Như Vy, nhưng cô bé không làm sao dấu được nỗi buồn. Được người yêu bao giờ cũng hạnh phúc hơn là yêu người, nhưng mong rằng những kẻ có lòng trên đời này đều được yêu nhaụ
Nhìn đám mây bên ngoài cửa, Tường Vi không hiểu những lá bài vô tri kia có cái gì quyến rũ người nàng yêu hơn cả tấm chân tình toàn vẹn của nàng.