- Thằng Khôi vậy mà có nghề, chơi toàn đòn hiểm.
- Hiểm quái gì. Thằng Khôi hầm thằng Thọ đã lâu, nay mới có cơ hội. Đòn thù mà lại.
- Nghe đâu thằng Thọ phải đi nằm nhà thương.
- Nhà thương nhà thiếc gì, nó nằm nhà ôm cái đầu máy chơi trò chơi điện tử. Có thằng đi thăm nó về nói vậy. Thầy hiệu phó cố làm rùm beng chuyện này, đi lấy giấy chứng thương cho thằng Thọ và hô hoán rằng thủ phạm có thể bị truy tố về tội hình sự nếu mức độ thương tích gây ra trầm trọng.
- Rắc rối nhỉ.
- Rắc rối lắm. Ở vào thời điểm thầy hiệu phó đang đẩy mạnh phong trào thi đua trật tự toàn trường tới đỉnh cao, chắc chắn thằng Khôi sẽ phải xử như một trường hợp điển hình, hình phạt tối đa.
Trước khi bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường, Khôi được gọi lên phòng thầy Hiệu phó kiêm Giám thị làm việc, ngay giờ đầu, sáng hôm sau vụ việc xảy ra trước cổng trường.
Khôi được đón bằng một cái bạt tai dằn mặt ngay trước cửa văn phòng thầy Hiệu phó.
- Quân mất dạy, mày coi thường trật tự kỷ cương ở cái trường này phải không.
Khôi giận tím người suốt nửa giờ làm việc với thầy Hiệu phó. Nó gằm mặt chịu lời buộc tội như búa xuống đầu càng lúc càng nặng. Chuyện gì sẽ xảy ra thì bắt buộc sẽ xảy ra đối với nó. Bài tự kiểm có hay không thì hình phạt với Khôi đã coi như được định sẵn. Hội đồng kỷ luật có họp thì chỉ là hợp thức hóa quyết định đuổi học của thầy Hiệu phó kiêm Giám thị. Khôi biết quyền hạn của thầy ở trường này và tất cả các giáo viên cũng biết rõ điều đó.
Bởi thế Khôi đã quyết định trước:
- Em xin phép khỏi phải làm tự kiểm.
Thầy Hiệu phó đập bàn giận dữ:
- Trò còn ngoan cố chống lệnh của nhà trường phải không?
- Thưa thầy em biết rõ lỗi của em, em chỉ xin được ra Hội đồng kỷ luật sớm.
Trỏ mặt Khôi trước khi rời văn phòng, thầy Hiệu phó nghiêm khắc lên án:
- Du côn du kề gây gổ đánh lộn trong trường là điều tối kỵ! Coi thường, chống lệnh của Ban giám hiệu là hành vi vô giáo dục. Trường này sẽ không bao giờ chấp nhận có những học trò như thế.
Khôi về lớp, đến lượt Uyên được gọi lên văn phòng. Hơi bất ngờ nhưng Uyên cũng hiểu được mình đã là cái cớ để gây ra vụ việc vừa quạ Sự có mặt của Uyên là cần thiết.
Cô Chi, chủ nhiệm lớp khuyên Uyên:
- Hãy bình tĩnh, em nên trình bày đầu đuôi hết mọi chuyện.
Được động viên nhưng Uyên vẫn thấy lo khi bước vào văn phòng. Thầy giám hiệu ra dấu cho Uyên đứng đối diện và phủ đầu bằng câu:
- Trò phải nhớ rằng bị điểm không hạnh kiểm có nghĩa là không có điểm của môn học nào có thể bù đắp được.
Yên lặng, Uyên hồi hộp nhìn xuống nền nhà, không dám ngước lên.
- Trò hãy nói cho tôi biết quan hệ của trò với trò Khôi như thế nào?
- Thưa thầy, Uyên ấp úng, chúng em chỉ có quan hệ bình thường như các bạn khác.
- Bình thường, thầy Hiệu phó đập bàn, quắc mắt, chuyện đánh nhau đến đổ máu, vỡ đầu như vậy mà trò gọi là bình thường được hả. Không có lửa làm sao có khói. Tôi còn lạ gì những cái trò ghen tương đố kỵ trai gái với nhau nữa.
Uyên ức muốn phát khóc. Nhưng nhớ tới Khôi, tới lời cô Chi, Uyên lấy hết bình tĩnh kể đầu đuôi mọi hành vi khả ố của Thọ Ở trong lớp đối với các bạn gái. Cụ thể gần đây nhất là Thọ đã viết cho Uyên một lá thư tán tỉnh đầy những lời lẽ dung tục và xúc phạm.
- Trò có thể cho tôi đọc bức thư ấy không?
Thầy Hiệu phó cắt ngang. Uyên lúng túng:
- Thưa thầy, vì xấu hổ quá em đã xé vụn ra rồi. Nhưng thực là bạn Thọ có làm công việc ấy.
Cười gằn, thầy Hiệu phó ném tới Uyên một cái nhìn đầy nghi ngại:
- Trò hày về suy nghĩ lại đi, đừng quanh co chống chế. Điểm hạnh kiểm cuối năm còn tùy thuộc vào sự thành thực hay không của trò.
Sau đó Hội đồng kỷ luật được triệu tập. Không ngoài ai khác là thầy Giám hiệu và vài ba thầy cô trực thuộc văn phòng. Không có phụ huynh và cô chủ nhiệm lớp chỉ được thông báo sau. Trò Nguyễn Trọng Khôi bị đuổi học vĩnh viễn vì tội cố tình gây mất đoàn kết, đánh bạn trọng thương, khinh thường Ban giám hiệu và kỷ luật nhà trường. Thông báo của nhà trường còn nhấn mạnh, mọi biện pháp kỷ luật sẽ gắt gao hơn để nhất định đạt được danh hiệu trường điểm trong phong trào thi đua toàn thành.
Uyên nói với Khôi:
- Trong chuyện này Uyên thấy bất mãn quá Khôi ạ.
Khôi nhún vai, cười buồn bã:
- Biết làm sao được.
- Đáng lẽ cô chủ nhiệm là người phải lên tiếng mạnh mẽ nhất.
- Uyên biết đấy, cô Chi chỉ được thông báo sau. Và có lẽ chính cô cũng muốn như vậy, tránh đụng chạm trong vụ này.
Hai bạn yên lặng. Lúc sau Khôi nói:
- Tiếc rằng những vụ việc tương tự không có thầy Hiển. Duy nhất thầy là người dám nhìn thẳng vào mọi khía cạnh phức tạp của nhà trường mà không hề sợ tránh né.
Xúc động, mãi Uyên mới nói được:
- Uyên rất lấy làm tiếc Khôi ạ.
- Mình biết việc mình làm và chẳng có gì phải hối hận cả. Chỉ tiếc là mình đã nhẹ tay quá với cái thằng bỉ ổi ấy mà thôi.
- Còn gì mà nhẹ tay, hắn nghỉ học cả tuần lễ mà cái mũi còn đỏ hỏn, chẳng dám nhìn ai. Cả lớp hả hê nhưng nhắc tới Khôi ai cũng tiếc.
Uyên đến thăm Khôi và mang theo những tình cảm của bạn bè toàn lớp. Buổi chiều, hai bạn ngồi nơi sân nhà, dưới bóng thưa của dàn nho vừa mới tỉa trụi lá.
Uyên ngửa mặt lên cao:
- Uyên chưa thấy bao giờ, ở thành phố này có một giàn nho kể cũng lạ.
- Ở quê Khôi thì ngợp mắt. Vào mùa này có lẽ người ta cũng đang tỉa để kịp mùa mưa ập tới.
- Khôi có hay về quê không?
- Đôi khi thôi.
- Nghỉ học rồi mai mốt Khôi tính làm gì?
- Làm gì ấy à, Khôi phân vân, chưa biết nữa. Nhưng chắc là không còn ở đây.
Uyên tròn xoe mắt:
- Khôi tính về quê luôn à?
- Có lẽ. Ở nhà các anh chị mình có khối việc để làm.
- Còn ba mẹ Khôi?
Uyên buột miệng hỏi. Ngập ngừng giây lát, Khôi buồn bã trả lời:
- Đã lâu Khôi không còn ở chung với ba nữa.
- Chứ không phải nhà Khôi ở đây?
- Đây là nhà bà cộ Khôi trọ học từ nhỏ.
Uyên mơ hồ hiểu hoàn cảnh Khôi. Mỗi gia đình có những phức tạp riêng tư và người lớn luôn là cái cớ để con cái thất lạc mỗi nơi.
- Thế còn mẹ Khôi?
Không dừng được, Uyên khiến Khôi lặng thinh, cúi xuống. Rất nhanh, Uyên liên tưởng tới một lần mình đã "nặng lời" với bạn: "Nếu Khôi còn me... ", và lời ấy đã thấm đau mãi đối với Khôi có lẽ. Đến bây giờ Uyên mới nhận ra những gì gọi là bí ẩn quyến rũ tự Khôi, thế nào là sự thiếu vắng tình cảm gia đình ở một con người tự thuở còn tấm bé. Khôi luôn muốn với lên để nắm bắt một cái gì đó nhưng đồng thời Khôi cũng sẵn sàng phá vỡ một cái gì đó đang có trong taỵ Cái mâu thuẫn trong Khôi chưa lớn lắm, Uyên mơ hồ hiểu, nhưng nó đã nẩy mầm à một ngày nào đó biết đâu sẽ trở thành nguy hiểm.
- Khôi tính về quê thật sao?
- Như thế tốt hơn.
- Còn việc học.
Khôi không trả lời. Cái cúi đầu của Khôi mới nặng làm sao!
- Làm gì thì làm Uyên nghĩ cũng phải học hết phổ thông đã, Khôi ạ.
-...
- Khôi còn nhớ lời thầy Hiển?
-...
- Những môn học ở trường tưởng như chẳng ăn nhập gì với cuộc sống nhưng thực sự nó là nền tảng quan trọng cho mọi suy nghĩ về sau.
- Khôi cũng nghĩ thế, nhưng...
- Dù sao thì ở lại thành phố cũng còn có những trường khác theo lựa chọn.
- Để được học những hệ đó phải có điều kiện, tốn phí không ít. Mà Khôi thì lại... À, mà thôi, để tính sau Uyên ạ.
Gặp lại Khôi lần sau Uyên thấy Khôi vui vẻ hơn, đã mất hẳn những gì u uất của sự kiện vừa qua.
Vừa về học tới cổng Uyên đã thấy Khôi đứng đợi, với cái gói bọc giấy báo trước ghi đông xe đạp.
- Khôi cho Uyên gì đấy?
Uyên cười chìa tay ra. Khôi gỡ ra những cuốn sách.
- Nhờ Uyên trao lại cho Vỹ giùm.
- Thế hở, Uyên cười lật nhanh xem những tựa sách, sao Khôi không đưa tận tay Vỹ, ngại hở?
Cái cười cười làm Khôi hơi bối rối.
- Ừa, tới trường thì ngại thật đấy.
- Còn tới nhà? Khôi biết nhà Vỹ rồi mà.
Khôi hiểu cái nhìn tinh ranh châm chọc của Uyên và Khôi muốn mình không bị thua:
- Tới nhà Vỹ thì tới nhưng mình vẫn thích nhờ bạn được không?
- Được chứ. Nhưng có thư từ nhắn gửi gì không đây?
- Có gì đâu, những cuốn sách mà Khôi nghĩ Vỹ sẽ thích. Để cô ta khỏi phải ngốn tất cả những thứ gì cô ta có mà chẳng cần biết lợi ích gì.
Uyên bỏ những cuốn sách vào cặp:
- Thông báo là mình thích cuốn nào mình sẽ đọc trước đấy nhé.
- Tự nhiên.
- Độ này Khôi còn hay chơi bóng bàn với Việt nữa không?
- Hết rồi.
- Các bạn dạo này hết thân với nhau rồi hở?
- Có lẽ thế. Việt có những cái thú khác của Việt mà mình không thích.
- Ừ nhỉ, mấy bạn thân của mình cũng vậy, tự động tách nhau ra. À, Khôi vào nhà chơi đã.
- Thôi.
- Đứng ngoài cổng tiếp bạn ba mẹ mình biết la chết.
- Để Khôi về.
- Làm chi vội vậy. Khôi đã tính việc gì chưa?
- Việc gì ấy à, đạp xích lô được không?
- Trò theo chân thầy được lắm chứ.
Cả hai cười vui vẻ. Theo được thầy đã là maỵ Xích lô là nghề của nhiều giới nhưng giới học trò thì chưa, Khôi là kẻ tiên phong đấy.
- Bao giờ khai trương nhớ ghé đưa Uyên tới trường nhé.
- Nếu may mắn.
- Uyên là người may mắn nhất đời này.
Qua học kỳ hai với nhiều cố gắng, Uyên cũng may mắn vừa phải. May mắn vừa phải để có thể hy vọng điểm các môn đều trên trung bình một chút. Mình sẽ nói với Khôi những gì nhỉ? Như một người bạn, phải làm cho nhau vui hơn, hứng khởi hơn trong cuộc sống, mà với riêng Khôi thật là cần thiết. Đi học miết thì thèm một ngày lễ. Nhưng đến khi được nghỉ dài dài thì lại không biết làm gì cho hết ngày giờ, chỉ thèm bạn thèm lớp. Hẳn Khôi cũng thế.
Một buổi chiều Uyên trở lại thăm Khôi. Nhưng Khôi không còn ở đó nữa. Cô em họ của Khôi nói anh ấy đã về quê từ mấy tuần nay rồi.
- Phải chị là Minh Uyên không?
- Anh ấy có nhắn gì chị hở?
- Có một cuốn sách. Để em vào lấy đưa chị.
Một cuốn sách bìa bọc cẩn thận. Đó là cuốn sách mà một lần Khôi đã đưa cho Uyên xem. "Những tâm hồn cao thượng". Cuốn sách của thầy Hiển tặng mà Khôi đã vô cùng quý mến nó, luôn có trong cặp như một sự nhắc nhở. Không phải chỉ vì nội dung mà toàn cuốn sách đã trở thành một kỷ niệm khó phai của một thời.
Khôi không nhắn lại gì sao? Uyên lật nhanh những trang sách, không một mẫu giấy.
Thế là Khôi đã bỏ nơi này. Bỏ sân trường, lớp học và bỏ lại luôn cả những bạn bè.
Bấc giác Uyên nhìn lên giàn nho ở trên cao, thấy những ngọn xanh vươn dài và lấm tấm những chùm bông xen lẫn, Uyên nghĩ, mùa này nơi quê Khôi hẳn cũng thế, những giàn nho đang vươn ngọn và thả kín bông, trướng khi mưa xuống. Rồi mùa hè ập tới.
Như thế nghĩa là gì nhỉ? Uyên thật buồn. Bạn bè là thế sao? Chia tay không một lời từ giã.
Mân mê cuốn sách trên tay, uyên buồn bã lật lại những trang giấy. Những trang giấy hờ hững. Bất ngờ hàng chữ hiện ra, ập vào mắt Uyên như một con sóng:
"Hãy Sống Là Một Tâm Hồn Lớn".