Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> ĐIỆP VIÊN Ở WASHINGTON

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8267 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

ĐIỆP VIÊN Ở WASHINGTON
Peter Maas

Chương 5

Vụ tái đào thoát của Yurchenko đã khiến cho các quan chức hàng đầu CIA bối rối tột độ.

Thế rồi khi biết rằng Yurchenko chẳng những không bị xử tử mà lại còn được bổ nhiệm vào một cương vị mới, làm cố vấn về biện pháp an ninh cho các sứ quán và lãnh sự quán của Liên Xô ở nước ngoài, thì họ đã lao vào những cuộc tranh cãi nội bộ bất tận. Yurchenko có phải là một tay đào thoát thật sự không? Hay ông ta là một điệp viên nhị trùng do Moscow chủ động tung sang Mỹ? Phải chăng ông ta nằm trong kế hoạch đánh lạc hướng CIA khỏi một chiến dịch mật mà KGB đang tiến hành? Hay là để thực hiện việc bảo vệ một “chuột chũi” nào đó đang tồn tại bên trong CIA?

Cuối cùng thì CIA đi tới quyết định sẽ quá bẽ mặt nếu như thừa nhận giả thuyết cho rằng Yurchenko là một điệp viên nhị trùng. Thế là trong một bài báo. Đăng trên tờ Thời báo New York, một quan chức CIA tuyên bố rằng Yurchenko tái đào thoát chẳng qua là do quá thất vọng khi được FBI đưa cho xem tờ báo có đăng bài viết về vụ đào thoát của ông ta. “Đó chính là lúc mà ông ta thấy rằng mình có lẽ đã phạm phải một sai lầm lớn” vị quan chức CIA này, được trích lời trong bài báo, nói.

Nhưng trên thực tế FBI chẳng đưa cho Yurchenko xem bài báo nào cả. Yurchenko được quyền đọc báo hàng ngày và không cần ai phải chỉ cho ông ta biết là cần phải đọc cái gì. FBI cho rằng Yurchenko đơn giản là một điệp viên đào thoát vỡ mộng, thất vọng trước cung cách cư xử nhẫn tâm, lạnh lùng của CIA mà thôi. Yurchenko đã cho đi rất nhiều. Nhờ ông ta mà bộ phận phản gián của FBI đã lần ra dấu vết của nhân viên Cục an ninh quốc gia Ronalđ Pelton, người đã thông báo cho KGB biết đường cáp điện thoại quân sự dưới đáy biển của Liên Xô đã bị phía Mỹ gắn máy nghe trộm. Và cũng chính Yurchenko là người tiết lộ một trong những bí mật lớn nhất của KGB: điệp viên KGB sử dụng chiếc kim tẩm thuốc độc gắn ở đầu cái ô đã ám sát một người Bulgari bất đồng chính kiến tại Luân Đôn vài năm trước đó.

Có thể Yurchenko đã thắng trong ván bài mạo hiểm, khi Kremll, thay vì xử tử, lại bổ nhiệm ông vào một chức vụ mới để chứng minh cho toàn thế giới thấy xã hội Xô viết là một xã hội dung thứ và nhân đạo như thế nào. Cũng còn những yếu tố may mắn khác có thể đã tác động đến toàn bộ tiến trình xảy ra đối với Yurchenko. Khi Yurchenko đang ở cương vị phụ trách an ninh sứ quán Liên Xô tại Washington thì người sau này sẽ trở thành giám đốc Ban điều hành Một của KGB (tương đương với CIA) chính là sĩ quan địa bàn của KGB tại đây. Bất chấp sự phản đối của các đồng nghiệp khác trong KGB, ông ta đã thúc đẩy việc   bổ nhiệm Yurchenko vào cương vị phụ trách các chiến dịch tình báo hải ngoại trên địa bàn Bắc Mỹ. Nếu thừa nhận Yurchenko đã đào thoát thì chẳng khác gì công nhận sự ủng hộ trước đó là một sai lầm chết người của ông ta. Bởi vậy cần phải có một cách lý giải nào đấy. Đó là Yurchenko đã bị các điệp viên CIA tiêm thuốc mê, bắt cóc, giam giữ trái với ý muốn trước khi có thể trốn thoát Thậm chí, Yurchenko còn được tặng huân chương vì đã mưu trí đánh lừa được những kẻ canh giữ mình và thoát thân.

Khi được nghe tất cả những điều này, Mike Rochford chỉ có thể cười khẩy. Mike không thể nào trưng ra được những gì Yurchenko đã kể lại cho anh ta về KGB, cách cơ quan này điều hành các nhân viên của mình, vận hành những chiến dịch mật, về cơ cấu chính trị và vai trò cá nhân..., tất cả cũng giống hệt như trong CIA. Chủ nghĩa quan liêu, tiếc thay, luôn có những người anh em song sinh của nó, dù là ở Mỹ hay Liên Xô.

***

Quay trở lại thời điểm giữa những năm 80, khi FBI bắt đầu chiến dịch Amace dưới sự điều hành của Tim Caruso để nhằm xác định vì sao Valery Martynov và Sergey Motorin đột ngột biến mất, thì CIA cũng đang phải vật lộn với những câu hỏi về việc một số nguồn tin Liên Xô tết nhất của cơ quan này bị triệt hạ với tốc độ đáng báo động.

Tín hiệu xấu đầu tiên đã xuất hiện khi sĩ quan KGB địa bàn Luân Đôn Oleg Gordievsky, người do cơ quan phản gián Anh MI5 tuyển mộ, bất ngờ bị gọi về Moscow. CIA đặt mật danh cho anh ta là Tickle_Cú Nhột. Phía MI5 khẳng định rằng sự rò rỉ chắc chắn là từ phía những người “anh em” tình báo Mỹ của họ. Và rồi đến ngày 13-6- 1985, đúng vào cái ngày mà Rick Ames thực hiện vụ chuyển giao tài liệu mật lớn cho KGB, thì Adolf Tolkachev, người đã cung cấp cho CIA vô số lài liệu mật về những lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự nhạy cảm của Liên Xô, cũng không tới chỗ hẹn với điệp viên CIA phụ trách ông ta ở Moscow. Từ đó trở đi, không ai còn nghe thấy tin tức gì về Tolkachev nữa. Thoạt tiên, theo tiết lộ của Yurchenko thì Edward Lee Howard bị quy cho là thủ phạm của tất cả những bất hạnh này. Nhưng sau đó, theo một báo cáo của Tổng thanh tra nội bợ CIA thì rõ ràng là có những thất bại không thể đổ tội lên đầu Howard được.

Bởi vì hầu như toàn bộ các chiến dịch chống Liên Xô trong thời gian đớ đều bị đổ vỡ hoàn toàn mà không hề có một dấu hiệu nào báo trước. Các chuyên gia   phản gián của CIA nhận định, nếu như KGB đã cài được một “chuột chũi” vào trong nội bộ của CIA thì theo những quy tắc của trò chơi này, để tránh sự nghi ngờ hướng vào con “chuột chũi”, KGB chắc chắn sẽ “dọn dẹp” sạch bất cứ ai mà con “chuột chũi” này đã chỉ điểm bằng một cú duy nhất. Như báo cáo của Tổng thanh tra nội bộ CIA đã chỉ ra, “các điệp vụ của chúng ta đang lâm vào tình trạng bị phó mặc hết sức nguy hiểm.”

Không một ai ở Langley chia sẻ với cách đặt vấn đề của Camso là một khi nạn nhân trong một vụ tai nạn đang bị mất máu thì việc đầu tiên cần làm là phải cầm máu trước đã, những việc khác để sau hẵng hay. Vấn đề nằm ở chỗ CIA thường không củng cố bằng chứng để bắt giữ và truy tố những kẻ trong hàng ngũ của mình bị tình nghi là phản bội: Bí quyết cũng như phương sách hành động của CIA là truy tìm một ai đó đang hoạt động cho kẻ thù, sau đớ tác động để biến anh ta thành một điệp viên nhị trùng hoạt động cho mình. Khả năng bị xâm nhập bằng kỹ thuật cũng đã được CIA cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Ngoài ra, cũng có một giả thuyết được công nhận tương đối rộng rãi, là bất chấp số lượng những điệp vụ bị đổ bể liên tục, rất có thể là trong mỗi điệp vụ ấy cũng đã ẩn chứa “những mầm mống của sự tự phá hủy.” Theo biệt ngữ của CIA thì một “điệp vụ” có nghĩa là một ai đó cung cấp được những tin tức tình báo hữu ích, bất chấp là người đó đã hay chưa được tuyển mộ hoàn toàn. Tháng 10- 1986, CIA thành lập một nhóm đặc nhiệm gồm 4 người để nhằm cố gắng giải quyết những vấn đề liên quan đến việc “tổn hại” các nguồn tin.

Trong khi không được đào tạo như những điều tra viên, những người trong nhóm được coi như là những “sĩ quan hành động có kinh nghiệm trong lĩnh vực phản gián” thích hợp nhất với nhiệm vụ này. Công việc của họ là xác định những điệp viên CIA nào có liên quan đến những điệp vụ đã bị đổ bể; những ai trong số các điệp viên này có quyền tiếp cận với thông tin mật; bao nhiêu điệp vụ có khả năng bị vô hiệu hóa bởi Edward Lee Howard, còn bao nhiêu điệp vụ đã thất bại bởi chính những sai sót của CIA trong quá trình tiến hành các điệp vụ đó.

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đặc nhiệm này buộc phải miễn cưỡng thừa nhận rằng chỉ có hai hoặc cùng lắm là ba điệp vụ bị phá vỡ bởi Howard. Sau này, người ta ước tính tăng số điệp vụ thất bại có nguyên nhân xuất phát từ Howard lên bảy điệp vụ, dựa trên nhận định cho rằng Howard, bằng một cách gián tiếp nào đó, có thể có được những thông tin về các điệp vụ này. Nhưng như vậy thì vẫn còn có vô số những điệp vụ thất bại khác không thể tìm được nguyên nhân. Tệ hơn nữa là khi mới bắt tay vào hành động, nhóm đặc nhiệm cho rằng chỉ có khoảng ba mươi chiến dịch của CIA đã bị đối phương vô hiệu hóa hoặc “gặp vấn đề”, thế nhưng sau đó, đi sâu tìm hiểu kỹ mới thấy số lượng các điệp vụ này đã tăng lên một cách đáng kể. Những người phụ trách Ban Liên Xô-Đông Âu thông báo cho họ biết rằng có ít nhất 45 điệp vụ và hai chiến dịch liên quan đến kỹ thuật đã bị tổn hại hoặc rõ ràng là có vấn đề.”  

Thế rồi thốt nhiên bỗng lóe lên một tia hy vọng đã tìm ra căn nguyên của những trục trặc, do xuất hiện lời buộc tội nhằm vào oayton Lonetree và Amold Lacey, hai hạ sỉ lính thủy đánh bộ Mỹ canh gác sứ quán Mỹ tại Moscow. Hai người này bị buộc tội đã bị một phụ nữ Nga xinh đẹp quyến rũ, vào một đêm tối trời tạo điều kiện để các điệp viên KGB đột nhập vào trong sứ quán Mỹ gài các thiết bị nghe trộm. Các thành viên trong nhóm đặc nhiệm bị thôi miên bởi cái ý tưởng cho rằng một khi các nhân viên hành động của KGB đã có thể tiếp cận được với những bí mật trong sứ quán Mỹ như vậy thì biết đâu đấy, họ cũng hoàn toàn có thể nắm được những bí mật tương tự của CIA. Thế là họ mất nhiều tháng trời vô ích nhằm kiểm tra khả năng KGB có dùng các biện pháp kỹ thuật để xâm nhập vào CIA hay không. Anh chàng lính thủy Lacey không. bao giờ bị khởi tố Trên thực tế, Rick đã có thể hớn hở gởi một thông điệp ký tên K. để thông báo cho KGB rằng vụ việc liên quan đến hạ sĩ lính thủy đánh bộ Oayton Lonetree đã giúp đánh lạc hướng mọi sự nghi ngờ nhằm vào ông ta. Dẫu sao đi chăng nữa thì theo báo cáo của Tổng thanh tra CIA, sau khi loại trừ khả năng KGB đã tiếp cận được với những nguồn tài liệu mật nhờ những lính thủy đánh bộ Mỹ, các nhân viên phân tích trong nhóm đặc nhiệm vẫn không thể đưa ra được một danh sách những người bị tình nghi trong CIA cũng như đã không tiến hành bất kỳ một cuộc điều tra đặc biệt nào. Người đứng đầu nhóm phản gián trong Ban Liên Xô- Đông Âu được trích lời nói rằng các quan chức cấp cao của CIA ủng hộ việc xem xét lại toàn bộ các hoạt động để tìm kiếm sai sót nhưng đã không dành một sự quan tâm thích đáng đối với công việc này. “Mọi người hỏi tôi rằng liệu các sếp của tôi có gây sức ép phải đẩy mạnh công việc này hay không - ông này nói Tôi trả lời là không, bởi vì họ không muốn triệu tập bác sĩ đến để rồi hỏi là “Liệu tôi có bị ung thư hay không?” Chúng tôi vẫn thường xuyên thông báo cho họ biết về tiến trình điều tra? Ý của tôi là họ không gây sức ép mà chỉ khuyến khích chúng tôi thôi... Vấn đề nằm ở chỗ chúng tôi không có bất cứ một tiến triển nào trong quá trình điều tra và cũng không trả lời được bất kỳ một câu hỏi nào.”

Đến lúc đó thì CIA biết được rằng FBI cũng đang tiến hành chiến dịch điều tra mang mật danh Amace với mục đích tương tự. Vậy là một cuộc họp được dàn xếp với sự có mặt đại diện của hai cơ quan, trong đó thảo luận về khả năng trao đổi tin tức giữa đôi bên. Nhưng một nhân vật có trách nhiệm của CIA đã phản đối mạnh mẽ cái mà ông ta gọi là “sự tọc mạch” của FBI đối với các chiến dịch hoạt động của CIA. Tuy vậy, vì FBI đã không ít lần tiết lộ chê CIA biết những “quả đắng” mà CIA gặp phải nên vị quan chức CIA này cũng buộc phải thừa nhận rằng “cần phải đi đến một quyết định có thể chấp nhận được về mức độ hợp tác cũng như sự cởi mở của chúng ta đối với FBI”. Kết quả là FBI được CIA cung cấp những thông tin vắn tắt về các chiến dịch đã bị đổ vỡ - mà thực ra là FBI cũng đã biết rồi - nhưng lại không được phép tiếp cận với bất kỳ một hồ sơ chi tiết nào. Mà dĩ nhiên là nếu có những điệp viên nhị trùng của đối phương   thì manh mối rõ ràng chỉ có thể nằm trong các hồ sơ chi tiết mà thôi. Sở dĩ xảy ra chuyện tréo ngoe như vậy bởi vì theo những quy định thông thường trong CIA, không cho phép người ngoài đọc hồ sơ chi tiết nếu như không có bằng chứng rõ rệt về việc người của đối phương đã xâm nhập được vào trong CIA:

Trong khi ấy thì KGB tiếp tục thực hiện những đòn nghi binh tuyệt hảo. Đầu tiên, thông qua những nguồn tin của CIA - mà KGB đã biết rõ nhờ Ames - KGB khéo léo tung tin rằng Edward Lee Howard là một mỏ vàng, một điệp viên nhị trùng xuất chúng nhất trong mọi thời đại Điều đó có nghĩa là những thông tin do Howard cung cấp là nguyên nhân chủ yếu góp phần phá vỡ hàng loạt chiến dịch của CIA. Để cho CIA thêm rối mù lên, cũng thông qua một số nguồn tin, KGB đã dựng lên cái ý tưởng rằng những thất bại của CIA chủ yếu là do hệ thống liên lạc hớ hểnh trong CIA hay do “những sai sót mang tính cá nhân” của các điệp viên CIA. Thành công lớn nhất của KGB trong việc tạo ra những con chim mồi đánh lạc hướng CIA chính là việc dàn dựng để một điệp viên KGB ở Đông Đức khéo léo “tiết lộ cho một nguyên CIA biết là KGB đã xâm nhập được vào một hệ thống truyền tin siêu mật trên quy mô toàn cầu do CIA thiết lập tại khu vực Wanenton, Virginia. KGB biết rằng chỉ riêng việc đề cập đến cái tên này thôi cũng khiến cho bất cứ một quan chức nào trong CIA cũng phải lo mất mật. Với việc hơn một trăm điệp viên CIA đang làm việc ở đó, các nhân viên nhóm đặc nhiệm phải mất hàng năm trời để cố gắng sàng lọc ra một kẻ trong số họ là gián điệp. Dựa trên những báo cáo nhận được, Phó giám đốc CIA khi ấy là Robert Gates đi tới kết luận rằng những tổn thất của CIA trong thời gian đó là do những sai sót trong hệ thống liên lạc của CIA. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, ông ta nói. Thế nhưng thực chất của vấn đề nằm ở chỗ giới chức tinh hoa trong cái cơ quan điệp báo ngầm ấy không chịu chuẩn bị tinh thần để đối phó với khả năng rằng một người trong số họ là do Moscow trả lương. Đã có một người, đó là Howard. Nhưng ông ta không phải là người thích hợp với toàn bộ những gì đã xảy ra; ông ta nghiện rượu, ma túy. Và ông ta cũng rời bỏ cuộc chơi rồi. Vụ việc xung quanh ông ta đã khép lại. Cái bóng ma của James Jesus Angleton vẫn còn lơ lửng bao phủ lên mọi hoạt động của CIA.

***

Dần dần, những mối lo ngại về các chiến dịch bị thất bại lắng xuống. Không có thêm bất cứ một sự đổ vỡ nào nữa và CIA tiếp tục phát triển thêm   một số nguồn tin khác mà không xảy ra sự cố nào. William Webster, người kế thừa chức vụ Giám đốc CIA thay cho William Casey, lệnh cho nhóm đặc nhiệm chuyển sang công tác khác. Tuy vậy, để đối phó với tình huống những điều tồi tệ lại tiếp tục tái diễn, Webster muốn thành lập một cơ cấu mới được gọi là Trung tâm phản gián.

Trong khi những sự việc này đang diễn tiến thì một nhân viên phản gián trong nhóm điều tra (chỉ có duy nhất một người) được giao nhiệm vụ truy tầm điệp viên xâm nhập bỗng nhiên để ý thấy rằng có một sĩ quan trong Ban Liên Xô-Đông Âu thường gặp phải rắc rối với những cuộc kiểm tra định kỳ trên máy phát hiện nói dối. Thêm, nữa, có những lời đồn đại rằng cũng chính người này đã sinh hoạt theo lối vung tiền qua cửa sở, một việc khá lạ lùng nếu như xét đến nguồn tiền lương hàng tháng của ông ta. Điều này gây nên một sự thắc mắc nào đó, nhưng rồi nó được lý giải, cũng bởi những tin đồn. Vợ của người này được thừa kế một gia sản lớn. Mặt khác, văn phòng FBI Washington bắt đầu đặt dấu hỏi về những cuộc gặp gỡ của Rick với Sam - Sergei Chuvakhin.

Sau khi máy quay video ghi lại được cảnh Rick đi vào sứ quán Liên Xô lần thứ nhất, các nhân viên FBI tại văn phòng, thông qua Tổng hành dinh FBI, đã tiến hành tìm hiểu về Rick. Qua kênh CIA, họ được Langley thông báo rằng Ames đang cố gắng tiếp cận Chuvakhin với hy vọng moi được một số thông tin. Bởi vậy mà cuộc viếng thăm sứ quán lần thứ hai của Rick theo lời mời của Chuvakhin - chính là lần mà Rick đã gặp viên sĩ quan KGB trong căn phòng cách ly - cũng không gây nên một sự nghi ngờ nào. Rick đã báo cáo tất cả sáu cuộc gặp với Chuvakhin. Nhưng khi kiểm tra lại băng ghi lén các cuộc nói chuyện điện thoại, các nhân viên FBI nhận thấy rằng một số cuộc nói chuyện chứng tỏ Rick và Chuvakhin có hẹn gặp nhau, thế nhưng lại không thấy Rick làm báo cáo về những cuộc gặp này. Sự việc cũng không có gì đáng phải báo động khẩn cấp. Chuvakhin đã được chuyển giao cho một nhóm phản gián giám sát khi ông ta chuyển từ phái bộ Liên Xô tại Liên Hiệp quốc ở New York về sứ quán Liên Xô ở Washingtơn. Đã xác định được rằng ông ta không phải là điệp viên của cả KGB lẫn GRU mà là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, theo như lời giới thiệu là một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Tất cả đều đã được kiểm chứng, chính xác đến từng ly từng tý. Ở Langley, Rick bị cật vấn về chuyện không báo cáo một số cuộc gặp mặt với Chuvakhin. Ồ, đó là sơ suất, ông ta thừa nhận ngay. Nhưng quả thực là cũng không có gì nhiều để báo cáo. Có vẻ như Chuvakhin ngày càng chứng tỏ ít giá trị để có thể tiến hành việc tuyển mộ. Ông ta đang tìm cách xác định để đi tới một quyết định chắc chắn về chuyện này.

Để có được một lời giải đáp chắc chắn hơn, một nhân viên của nhóm phản gián FBI bèn liên hệ với văn phòng FR Washington của CIA để tìm hiểu thực hư về các cuộc gặp mặt này. “Ồ, cũng không có gì - người phụ trách FR   Washingtơn trả lời về trường hợp của Rick - Ông ta không phải là người thuộc biên chế văn phòng chúng tôi. Ý tôi muốn nói ông ấy chỉ là một TDY - tức là người được biệt phái về chỗ chúng tôi làm công việc tạm thời trong một thời gian thôi. Ngay cả chúng tôi cũng ít khi gặp ông ta. Theo như chổ tôi hiểu thì ông ấy là một nhân viên tự do. Tôl đang quản lý một nhân viên tự do. Kể ra, giá như ông ấy báo cáo cho chúng tôi thường xuyên thì tốt hơn. Ông ấy có đôi lần báo cáo về những cuộc gặp gỡ với người Liên Xô và tôi hỏi rằng có những ai ở đó. Ông ấy nói sẽ báo cáo lại, nhưng chẳng bao giờ thấy ông ấy làm cả. Tôi có tự nhủ là thôi thì mặc mẹ ông ấy, cũng chẳng phải chuyện to tát gì.” Giọng nói thao thao của viên phụ trách FR Washington đột ngột chấm dứt khi ông ta được người nhân viên phản gián FBI cho biết là Rick đã hai lần vào trong sứ quán Liên Xô. Cái gì? Ông ta không hề biết gì về chuyện đó cả. Nếu biết, ông ta đã không để yên. Một sĩ quan phản gián mà lại công nhiên đi vào trong sứ quán như thế à! Không thể hành động như vậy được Thế là thông qua tổng hành dinh FBI, văn phòng FBI tại Washington liền gởi một bức điện với lời lẽ cứng rắn hơn cho CIA. Các báo cáo về những cuộc gặp của Rick đã được xử lý thế nào? Khi đó, Rick đã ở Roma rồi. CIA liền gởi cho ông ta một bức điện tín, yêu cầu giải trình rõ hơn về những báo cáo ấy. Rick xé bức điện đi. Không phải là lúc ông ta quan tâm đến nó, ít nhất là vào thời gian đó

***

Tháng 3- 1986, Rick nhận được thêm 30.000 USD tiền mặt nữa từ Sam.

Trước khi rời Washington đi nhận công tác tại Trạm CIA ở Roma, ngày 2-5-1985, Rick phải chịu một cuộc kiểm tra trên máy phát hiện nói dối, lần kiểm tra đầu tiên đối với ông ta trong vòng 10 năm trời. Hồi ở Bogotá, Rick đã từng hỏi Vlad là liệu KGB có loại thuốc đặc hiệu nào để giúp vượt qua được các kỳ kiểm tra trên máy phát hiện nói dối hay không. Vlad nói rằng không có loại thuốc nào như thế, nhưng đừng lo lắng gì cả Bí quyết chủ yếu để qua mặt được máy phạt hiện nói dối - anh ta nói - là đêm trước đó có một giấc ngủ ngon và giữ cho tinh thần hoàn toàn thư giãn, thoải mái. Cố gắng thiết lập một mối liên hệ thân thiện với người điều khiển máy. Thế thôi. Rick cố gắng tuân theo chỉ dẫn của người nhân viên ảnh báo Nga, nhưng khi bước vào phòng kiểm tra, ông ta vẫn cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Đúng một   năm trước đó, ông ta đã bước vào cổng sứ quán Liên Xô trên phố 16 sau khi đã tự trấn an mình bằng những ly vodka.

Máy kiểm tra nói dối cho kết quả bình thường khi Rick bị tra hỏi về việc liệu có tiếp xúc bất hợp pháp với. cơ quàn tình báo nước ngoài hoặc có tiết lộ những tài liệu mật mà không được phép hay không. Ngay câu hỏi về khả năng rắc rối về tài chính mà Rick gặp phải trong cuộc sống cũng được Rick trả lời trơn triu. Nhưng khi câu hỏi liên quan đến việc liệu Rick có bị một cơ quan tình báo nước ngoài tiếp xúc tuyển mộ hay không thì máy đã phát tín hiệu câu trả lời của Rick dường như có dấu hiệu “lừa dối.” Đối với người điều khiển máy phát hiện nói dối, điều này khá lạ lùng bởi vì đó chỉ là câu hỏi phụ sau khi những câu hỏi liên quan đến vấn đề phản gián đã cho kết quả tốt. Bản thân người bị tra hỏi cũng có cặp mắt phản ứng bình thản với các câu hỏi, không có biểu hiện giận dữ hay căng thẳng. Bởi vậy mà trái với quy tắc khi kiểm tra, anh ta yêu cầu Rick giải thích: Rick nói rằng cái ý tưởng bị kẻ thù nhắm vào để móc nối luôn đè nặng lên tâm trí ông ta. Khi hầu hết mọi người đều bị nhồi vào đầu cái ý tưởng rằng “những người Xô viết lươn ở đâu đó ngoài kia” thì quả là rất khó khăn khi không lo lắng về điều đó. Bản thân ông ta là một nhân viên tình báo công tác trong lĩnh vực tuyển mộ các điệp viên của đối phương và rất có thể là những người Xô viết biết rõ điều đó. Mới chỉ một thời gian không lâu trước đấy, chính ông ta đã từng chịu trách nhiệm giám sát một điệp viên KGB đào thoát rồi sau đó lại tái đào thoát và KGB hoàn toàn có khả năng có được một chân dung tâm lý của ông ta. Hơn thế nữa, ông ta lại càng cảm thấy lo ngại hơn khi sắp được bổ nhiệm đi công tác ở hải ngoại và có thể trở thành mục tiêu săn đuổi của KGB.

Rất khó để giải thích, Rick nói, nhưng ông ta cảm thấy nhẹ nhõm vì đã bộc lộ được tất cả những nỗi lo lắng đó ra cho người điều khiển máy phát hiện nói dối. Ông ta cảm thấy tinh thần khá hơn nhiều. Thế là Rick được phép trải qua một vòng kiểm tra nữa trên máy phát hiện nói dối. Lần này thì ông ta dễ dàng vượt qua được. Đèn hiệu trên máy đều báo “đúng”, hoặc “chính xác”, Điều đó có nghĩa Rick là người trong sạch.

Khoảng một tháng sau khi tới Roma, Rick thám dự một buổi tiếp tân ngoại giao. Khi ông ta đang nhấm nháp ly Scotch và quan sát đám đông thì một người đàn ông tiến lại gần. Đó là Sam II. “Xin chào - anh ta nói - Tên tôi là Khrenkov. Tôi đã từng nghe nói nhiều về ông. Chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau.”

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 821

Return to top