Tôi đi nạng ra đứng ngoài hành lang. Trong một phút giây bỗng quên hết hiện tại. Tôi nghe như quanh tôi có bọn Đạm, Thăng, Hưng, Tuấn… Chúng nó đang cãi nhau om sòm về hình học không gian. Tuấn bảo:
- Hai đường thẳng này không cùng nằm trong một mặt phẳng, thì làm sao chứng minh chúng song song?
Đạm không chịu, cãi lại:
- Tao cá rằng không cần ở trong cùng một mặt phẳng.
- Cá này!
Đạm đưa hai cánh tay làm hai đường thẳng, xoay qua xoay lại. Tuấn cười khanh khách:
- Chịu thua chưa bồ? Không chịu học bài kỹ. Để tao đem vở ra xem thì biết. Cuối cùng Đạm đã chịu thua.
Hình ảnh bốn năm trước hiện rõ trong trí như chưa hề phai một chút nào. Mắt tôi như có khói che ngang. Đạm ơi, Hưng ơi, tao và chúng mày như hai đường thẳng không cùng nằm trong một mặt phẳng. Đã ở hai không gian riêng biệt. Tao ở cõi sống, còn chúng mày ở trong cõi chết. Sống, chết là hai thứ riêng biệt.
Ở nơi của chúng mày không còn có thời gian: chẳng có hiện tại, quá khứ, tương lai gì hết. Chúng mày như vậy là khỏe. Còn tao ư? Một quá khứ tung hoành đi đôi với định mệnh ác nghiệt, một hiện tại phức tạp và một tương lai chưa biết ra sao. Tao chỉ biết gắng học vậy. Nhiều người vẫn chưa hiểu tại sao tao thích đi học. Tao chưa giải thích nổi ý tao. Nhưng tao tin rằng, chúng mày, ở cõi không gian vô hình đó, hiểu tao hơn ai hết. Nhé Tuấn! Nhé Đạm!...
Tôi đi dọc theo hành lang quen thuộc. Hai lớp Mười và Chín đang yên lặng học với phân nửa số học sinh- những học sinh “đã có biên lai”. Vài người trong lớp nhìn ra. Tôi lặng lẽ đi về cuối dãy. A! Căn phòng cuối thường dùng làm nơi tập văn nghệ của chúng tôi đây rồi! Cánh cửa hư ổ khóa vẫn không thay đổi, khép hờ. Tôi nhẹ đẩy cửa, bước vào. Một đống bàn ghế gẫy để giữa phòng. Bụi giăng khắp nơi. Tôi nhìn, và biết rằng bấy lâu nay không còn ai đến đây để tập văn nghệ nữa. Bởi trường này hầu như không còn những sinh hoạt nào khác. Trường đã biến thành nơi buôn chữ thì căn phòng văn nghệ biến thành nơi chứa đồ phế thải, thật dễ hiểu. Tôi bâng khuâng nhìn từng góc phòng, hình dung lại điệu múa của chị Mai, dáng ngồi của chị Hương, giọng đàn của Lam, tiếng vười của Tuấn… Ngày xưa thoáng qua như một cơn gió, và mong manh như những mạng nhện. Hết tìm lại được rồi!...
Tôi lách mình qua những chiếc bàn gẫy để đi qua phía đối diện. Ở đó có một chiếc cửa khác trổ qua hành lang bên kia, tức là phía mặt sau của trường. Tiếng cửa rít nghe khô. Tôi giật mình vì thấy sau cánh cửa đó là một khúc lan can đã gẫy. Khoảng sân bên dưới vắng. Tôi khẽ rùng mình, rồi quay trở lại để về lớp. Không biết Đồng đã đến chưa? Hay vẫn còn xách xe đi làm “xe ôm” để kiếm tiền đóng học phí?
Tôi gặp Phát đi ngược lại với tôi. Hắn cười mím với tôi rồi cắm cúi đi thẳng. Lúc nào cũng vậy, dáng điệu của Phát có vẻ mất tự nhiên. Tôi đã đến trước cửa lớp và nhìn lại rất vô tình. Tôi ngạc nhiên khi thấy Phát đi về phía lớp học bỏ trống. Hắn nhìn lại với vẻ lấm lét, dòm chừng. Tôi lẹ làng quay đi và kín đáo liếc về phía đó. Tôi thấy Phát đẩy cánh cửa phòng và đi vào mất dạng. Tôi lạ lùng như đang được xem một phim trinh thám. Tôi chưa biết phản ứng ra sao thì thấy ông Giám học đi lên cùng với một người lạ. Tôi vội đi vào lớp và về chỗ ngồi. Đồng đã có mặt ở đó.
Cả lớp đứng dậy khi ông Giám học và người lạ bước vào. Ông Giám học nói:
- Xin giới thiệu với các anh chị, giáo sư Trần Văn Hãn sẽ thay thế cô Nga dạy các anh chị môn Anh văn.
Thầy mới của chúng tôi là một người còn trẻ, trạc tuổi thầy Chung. Gương mặt cương quyết, càng nghiêm nghị hơn nhờ cặp kính trắng. Nhưng trông thầy Hãn có vẻ cởi mở hơn thầy Chung nhiều. Ông nói:
- Ông Giám học giới thiệu tôi còn thiếu. Tôi xin nói thêm để các anh chị rõ hơn. Tôi là giáo sư Trần Văn Hãn, tốt nghiệp Sư Phạm về môn … Công dân và Sử Địa. Các học sinh nhìn nhau ngạc nhiên.
Thầy Hãn mỉm cười:
- Nhưng tôi lại được ông Giám học mời dạy Anh văn trong khi tôi đang dạy Công dân và Sử Địa tại các trường công lập. Hai lý do dễ hiểu là lớp này đang thiếu người dạy Anh văn và… tôi là con trai của ông Hiệu trưởng.
- Còn nữa anh Nghiêm. Lén vào cái lớp học bỏ trống cuối hành lang để hút thuốc.
Tôi chợt nhớ ra một điều quan trọng:
- Đúng rồi! Tôi thấy Phát đi vào đó. Hắn nhút nhát, rụt rè, chắc hắn vào đó hút thuốc để đừng ai biết. Bây giờ tôi mới hiểu. À, còn khúc lan can phía sau lớp học đó nữa, tôi thắc mắc tại sao lại bị gẫy. Hồi tôi còn học ở đây thì đâu có như thế.
Thi nhíu mày như để cố nhớ:
- Để Thi nhớ lại coi… Hình như sau Tết Mậu Thân, thường xảy ra những vụ pháo kích. Xóm lao động sát trường mình bị trúng một quả. Một mảnh lớn văng trúng khúc lan can, phá như vậy đó anh.
- Sao trường không sửa lại?
- Người ta cho là không quan trọng, mới đầu còn bàn tán, về sau ông Hiệu trưởng lơ luôn vì cho rằng khúc đó học sinh không ai tới làm gì, lại ngay sau lớp học bỏ trống. Mấy năm rồi vẫn vậy.
Tôi ngao ngán thở dài:
- Trường này đang đi thụt lùi, cả hình thức lẫn tinh thần đều sa sút.
- Không riêng gì ở đây đâu anh Nghiêm. Nhiều trường khác cũng tệ hại như vậy. Hết năm lớp Mười một, nếu thi đậu chúng ta phải học trường khác, vì trường này không mở lớp Mười hai.
- Chỉ tội cho mấy em lớp nhỏ, lại tiếp tục như chúng ta. Nhưng mong rằng những người có thiện chí như Thi sẽ làm cho trường lớp khá hơn.
- Thi nhờ anh Nghiêm và Đồng nữa chứ!
Chúng tôi cùng cười.
***
Tôi bỗng có thói quen ra đứng ở hành lang trong giờ ra chơi - từ lúc nào không biết. Thường thì để hóng một chút gió mát, hoặc nói chuyện với Đồng, còn không thì đứng một mình nghĩ ngợi lan man. Tôi cũng thường nhìn về cuối dãy đàng kia, nơi có lớp học bỏ trống chứa đồ cũ. Một sức lôi cuốn lạ thường từ nơi đó. Không phải vì phía bên kia có một khúc lan can gẫy. Không phải vì trong phòng có một đống bàn ghế cũ. Cũng không phải điều lạ là Phát. Tôi đã biết Phát vào đó để hút thuốc. Một lý do dễ hiểu, là bởi hắn có tính e lệ hơn cả con gái, hắn là một tên con trai có mặc cảm kỳ khôi. Mà điều lạ, là mấy ngày nay tôi đã thấy Đĩnh cũng đi vào đó. Tính tình của hắn trái ngược hẳn với Phát, thì có lý nào hắn lại cũng sợ người khác trông thấy? Vả lại, tôi đã từng thấy hắn thản nhiên hút thuốc trong lớp mà!!!
Tôi thắc mắc vô cùng. Nhiều dấu hỏi đặt ra trong đầu. Cho đến hôm nay, khi tôi ra về, Đồng mới vừa dìu tôi đi xuống hết cầu thang, thì Phát đứng chờ sẵn ở đó. Phát nói lí nhí:
- Anh Nghiêm, em có chuyện … muốn nói riêng với anh…
Tôi đưa mắt nhìn Đồng. Đồng nói ngay:
- Em ra lấy xe rồi đợi bên ngoài. Chút nữa anh ra nghen.
- Thằng Đĩnh làm cho em phải mắc nợ nó. Nó bảo em đưa tiền, rồi nó cho hút thuốc.
Tôi nghĩ thầm “à ra thế !”. Nhưng tôi lại vướng vào một câu hỏi khác. Chẳng lẽ anh chàng đang đứng trước mặt tôi đây lại nhát gan đến nỗi không dám ra tiệm mua gói thuốc lá, để phải mua lại của Đĩnh? Tôi quay cuồng với những hồ nghi. Phát tiếp tục rền rỉ:
- Em hết tiền từ tuần trước, nó bảo cho em nợ… Đến hôm nay nó đòi. Em chưa xin được tiền của ba em.
- Bao nhiêu một gói thuốc lá?
Phát lắc đầu:
- Không phải thuốc lá anh ơi! “Thứ kia” kìa.
Tôi nghe như có một tiếng nổ lớn xé màng tai. Câu nói của Phát làm tôi chóng mặt. Gương mặt của Phát méo mó thảm hại. Hắn tiếp tục khóc. Tôi bỗng muốn khóc theo với hắn. Tôi hiểu ra tất cả. Trời ơi! Lớp học bỏ trống cuối đường… Đống bàn ghế gẫy… Phát đã đi vào đó. Đĩnh cũng đi vào đó. Một đứa con trai e lệ nhất lớp và một đứa con trai hung bạo nhất lớp. Hai đứa nó là một. Tôi nghe như mình đứng không vững trên chiếc nạng mỏng manh. Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh. Dù sao Phát cũng đáng thương hại. Tôi dằn cảm xúc, hỏi:
- Ba má của Phát làm gì?
Phát rắm rứt trả lời:
- Em không có má. Má em bỏ đi hồi em còn nhỏ. Ba em làm thầu khoán.
- Như vậy, nhà của Phát giàu lắm?
- Không giàu, nhưng dư ăn xài. Mỗi tháng ba em cho em năm ngàn để xài vặt. Em tiêu hết vì thằng Đĩnh. Em không dám xin ba em nữa. Ổng hay nóng giận, hễ giận là đánh em như chơi. Thằng Đĩnh xúi em bán xe, nhưng em không dám.
- Bán cả xe?
- Em muốn bỏ “thứ đó” nhiều lần rồi, nhưng em bắt đầu bị hành. Anh ơi, thằng Đĩnh nó cứ nhét cho em hoài…
Tôi chán nản quay đi, vừa nói:
- Thôi được, ngày mai tôi sẽ đem cho Phát mượn một ngàn.
Phát níu tôi lại:
- Anh Nghiêm, anh đừng có nói cho ai biết vụ này nhé! Nhất là Đồng, anh giấu dùm em nghen! Đồng nó sẽ khinh em nếu nó biết…
Tôi gật đầu. Tôi đi ra chỗ để xe và không nhìn lại Phát, vừa thấy ghét, vừa tội nghiệp con người ấy.
Thấy tôi buồn, Đồng cũng im lặng. Giờ ra chơi náo nhiệt như thường lệ. Cả một khúc hành lang rộn ràng. Đồng chợt thốt lên:
- Suýt nữa quên! Con nhỏ em của em hôm qua nó làm kẹo anh Nghiêm ạ. Em “xí” một miếng đem vô cho anh, nhưng để quên trong hộp đồ phụ tùng xe Yamaha. Để em xuống lấy nghen!
- Con để trong sân trường, khóa lại hẳn hoi rồi, bây giờ xem lại… mất.
- Có cho ông Giám thị biết chưa?
- Dạ rồi. Ông đã báo cảnh sát. Nhưng … cổng mở, nhiều người đã đi về nghỉ hai giờ sau. Không biết ai đã lấy.
Đồng lảo đảo về chỗ ngồi, gục mặt như mất hồn. Thầy Trần bảo tôi ghi tên những người “cúp cua” hai giờ sau. Trong số đó có cả Đĩnh và Phát.
Lớp học bỗng nặng trịch như không thể nào tiếp tục học nổi. Ai cũng xôn xao bàn tán về chiếc xe của Đồng. Thầy Trần mất cả hứng giảng bài, thầy lặng lẽ chép ngữ vựng lên bảng.
Đồng ngồi như pho tượng. Tôi không biết nói gì để an ủi Đồng. Những lời nói khó thốt ra làm cho không khí chung quanh bỗng như đặc lại.
***
Phát đi ngang mặt tôi. Tôi gọi giật hắn lại:
- Nhỏ Thi làm được gì cho em? Em không cần ai hết.
- Đồng không cần kỳ thi cuối năm luôn à?
- Không cần!
Đồng nói như gắt lên và chợt nín bặt. Âm thanh của câu nói rơi chửng nghe lạ kỳ. Tôi thấy mắt Đồng từ từ đỏ lên rồi nước mắt dâng tròng. Đồng cúi mặt nhìn xuống đất, không nói. Tôi nghe lòng nao nao. Liên sắp xong rổ khoai, kín đáo nháy mắt gọi mấy đứa em ra sau. Tôi thấy con bé cũng buồn bã như anh nó.
Đồng lặng lẽ đến bên chiếc bàn con, rót một ly nước lọc đưa cho tôi. Tôi đón lấy, không uống nổi. Ly nước như giá lạnh trong lòng bàn tay. Đồng chỉ cho tôi thấy mấy quyển sách để trên bàn, cười gượng:
- Mấy tối nay em tự học. Em đoán thầy giảng đến đâu thì em học tới đó, cũng không khó khăn gì. May phước trời cho mình một trí óc không quá ngu tối.
- Em chưa tới tuổi làm thí sinh tự do, làm sao bây giờ anh Nghiêm?
- Những người đến tuổi thi tự do là như tôi đây nè. Đi làm, đi lính, mỗi năm nộp một cái đơn, đi thi, phó mặc may rủi. Đồng muốn như vậy sao? Đồng là học sinh thuần túy, Đồng phải đi học, đi thi, để tiến lên.
- Em rất muốn tiến. Nhưng sự bất trắc mà em lo sợ… đã tới.
- Ba mẹ tôi không giàu, nhưng có thể giúp tôi …
Giọng Đồng như rắn lại:
- Nếu em chỉ có một mình, em sống cho em, thì em sẽ đi học như anh muốn. Nhưng anh Nghiêm cũng biết rồi, em còn một đàn em nữa. Con Liên, tội nghiệp, nó đã nghỉ học để đi bán khoai, bắp. Còn mấy đứa em sau, em vẫn phải cho chúng đi học. Ba em làm phu chỉ đủ tiền mua gạo. Chỉ có chiếc Yamaha giúp em chạy thêm đóng tiền học phí cho em và bốn đứa kia. Em nhận sự giúp đỡ của anh, em tiếp tục học để lũ em phải nghỉ học sao? Như thế em ích kỷ quá! Có gì cùng chịu cả nhà. Em không muốn tự dành một đặc ân.
Đồng thốt lên một câu cứng ngắc:
- Thà em đi lính… Tôi choáng váng. Tôi nghe giọng mình sũng ướt:
- Đồng hãy nhìn tôi nè. Tôi không phủ nhận rằng thời chiến tranh ai cũng phải đi lính. Có người đi sớm, có người đi muộn. Kẻ trốn tránh là hèn. Nhưng tôi vì sống cả thời thơ ấu ở ruộng làng, chạy loạn liên miên nên tôi trễ mấy năm học. Tôi đi sớm là phải. Tôi không than phiền gì hết. Ai cũng có một món nợ phải trả. Nhưng Đồng, Đồng đang có cả một tương lai, đừng bắt chước tôi. Đồng phải học, phải thi đậu, Đồng phải tiến đúng với tài năng xứng đáng của Đồng.
Đồng thở dài:
- Anh nói rất đúng. Nhưng chuyện của anh nói, toàn là chuyện tương lai. Em chỉ biết nhìn hiện tại, vì nó thực tế lắm. Hiện tại là cả nhà em đói. Xe của em mất rồi. Đôi chân em kể như cũng mất. Mất cả nồi cơm. Mất cả những tấm biên lai học phí. Anh Nghiêm hiểu em không?
- Đồng!...
- Anh đừng bận trí đến em. Anh tiếp tục học đi. Anh không có gì ràng buộc. Học như thế mới đúng nghĩa cao cả của sự học, học vì nhu cầu trí thức, vì cái chân, thiện, mỹ. Còn học vì nồi cơm trát cá như em, thì có đứng nhất nhì lớp, có đậu ưu, đậu bình cũng chẳng có gì đáng khen.
- Đồng nghe anh này!..
- Anh Nghiêm về đi! Em đi làm phu hồ, làm lơ xe kiếm sống, lo cho tụi nhỏ. Chỉ có mình mới làm Mạnh Thường Quân cho mình. Anh Nghiêm về đi!
Đồng đưa chiếc nạng cho tôi. Tôi trợn mắt to lên nhìn Đồng. Tôi không giận hắn một chút nào. Nhưng cổ họng tôi nghẹn lại. Tôi đứng dậy, đi ra cửa như một cái máy. Khi tôi bước qua ngưỡng cửa, Đồng kêu lên thảng thốt:
- Anh Nghiêm! Anh về bằng gì?
- Tôi đi tắc-xi.
Đồng tiến tới trước mặt tôi, nghẹn ngào:
- Em xin lỗi anh, anh có giận em không?
Tôi lắc đầu:
- Không. Tôi về nhé!
Tôi rời nhà Đồng, bước đi thẫn thờ. Khu xóm đông đúc chật chội lùi lại sau lưng. Mấy đứa bé chạy đùa tung cả nước vào chân, tôi không buồn để ý.