Suốt buổi tối hôm ấy mãi đên mười giờ Xvidrigailov la cà hết tiệm nầy đến quán khác. Hắn lại tìm đâu ra được Katia, cô ta lại hát một bài hát của hạng bồi bếp, trong đó có trách ai là "đồ hèn mạt và bạo chúa".
Hắn quay ra hôn Katia.
Xvidrigailov thết rượu cả Katia, cả thằng bé quay phong cầm, cả bọn phường hát, cả bọn hầu bàn, lại cả hai viên thư lại quèn nào đấy nưã. Lão kết bạn với hai viên thư lại nầy cũng vì cả hai đều lệch mũi: một anh thì mũi quẹo sang bên phải, một anh thì mũi quẹo sang bên trái. Điều đó gây cho Xvidrigailov một ấn tượng rất mạnh. Cuối cùng hai viên thư lại rủ lão đèn một khu vườn du hý nào đấy; lão mua vé vào cửa và trả tiền cho cả bọn. Trong vườn nầy có một cây tùng mảnh dẻ trồng được ba năm và ba bụi cây nhỏ. Ngoài ra còn có một cái "Vauxhall" (tiệm trà có ca nhạc), thật ra 1à một tiệm bán bia, nhưng cũng bán cả nước trà nữa. Trong vườn có đặt những chiếc bàn con sơn xanh và mấy chiếc ghếê. Một phường hát rất tồi và một người Đức ở Munkhen ăn mặc theo kiểu hề rơm, say rượu, mũi đỏ chót, nhưng không hiểu sao trông lại có vẻ hết sức chán chường, đang mua vui cho công chúng. Hai viên thư lại cái nhau với mấy viên thư lại khác nữa và đã đã sinh sự đánh nhau. Xvidrigailov được họ chọn làm người phân xử, hắn phân xử đã được mười lăm phút rồi nhưng họ cứ thi nhau gào to đến nỗi không sao hiểu được một tí gì.
Đâu hình như có một người trong bọn họ ăn cắp một cái gì và thậm chí đã có đủ thì giờ đem bán cho một lão Do Thái tình cờ ghé vào đây; nhưng bán xong lại không chịu chia tiền cho bạn. Cuối cùng mới vỡ nhẽ ra rằng vật đem bàn là một cái thìa trà của Vauxhall. Người ta đã nhận ra cái thìa, và chuyện bắt đầu đâm ra lôi thôi to. Xvidrigailov liền xuất tiền đền cái thìa rồi đứng dậy ra khỏi vườn. Lúc ấy khoảng mười giờ tối. Suốt thời gian qua hắn không uống lấy một giọt rượu nào, chỉ gọi trà cho có lệ mà thôi.
Tối hôm ấy trời u ám và oi bức. Khoảng mười giờ có những đám mây đen ngòm ở đâu ùn ùn kéo đến; sấm chuyển ầm ầm, rồi mưa trút xuống như thác. Nước mưa không rơi từng giọt, mà lại đổ xuống từng mảng quất đen đét lên mặt đất. Phút phút lại có ánh chớp, và mỗi đợt chớp như vậy kéo dài đến nỗi có thể nhẩm đếm đến năm. Người ướt như chuột lột, Xvidrigailov về nhà, khoá cửa lại, mở ngăn kéo bàn lấy hết tiền ra và xé vụn hai ba tờ giấy gì đấy. Đoạn hắn đút tiền vào túi, toan thay quần áo nhưng rồi nhìn ra cửa sổ và lắng nghe tiếng sấm, tiếng mưa ở bên ngoài hắn khoát tay một cái, cầm lấy mũ và đi ra, không đóng cửa phòng.
Hắn đi thẳng đến gặp Sonya. Nàng đang ở nhà.
Trong phòng không phải chỉ có một mình nàng, quanh nàng có bốn đứa con nhỏ của ông Kapernaumov.
Sofia Xemionovna đang cho chúng uống nước trà. Nàng im lặng và kính cẩn đón chào Xvidrigailov, ngạc nhiên nhìn bộ quần áo ướt sũng của hắn, nhưng không nói lấy một lời. Bọn trẻ con thì lập tức bỏ chạy: sợ khiếp vía đi. Xvidrigailov ngồi xuống cạnh bàn và mời Sonya ngồi bên cạnh. Nàng rụt rè lắng tai chờ nghe hắn nói.
- Cô Sofia Xemionovna ạ, có lẽ tôi sắp đi Mỹ, - Xvidrigailov nói, - và vì lần nầy tôi gặp cô có lẽ là lần cuối, cho nên tôi muốn đến dặn có mấy việc. Sao, hôm nay cô đã gặp phu nhân chưa? Tôi biết phu nhân đã nói với cô những gì, không cần kể lại nữa. (Sonya phác một cử chỉ, và đỏ mặt) hạng người ấy họ có một nề nếp riêng. Còn về các em cô thì quả thật bây giờ đã thu xếp ổn thoả, và số tiền dành cho chúng thì tôi đã ký quỹ có lấy biên lại cho từng đứa, toàn vào tay người tin cẩn cả. Vả chăng cũng xin cô giữ lấy mấy tờ biên lại, phòng khi nhỡ có việc gì chăng. Đây, cô cầm lấy! Thôi, bây giờ thế là xong. Đây tà ba tờ ngân phiếu năm phân, trị giá cả thảy là ba nghìn. Xin cô giữ lấy để dùng riêng cho cô, tiền nầy là tiền của cô. Việc nầy chỉ có tôi với cô biết thôi đấy, dù sau nầy cô có nghĩ nói chuyện gì, cũng đừng cho ai biết. Cô cần số tiền ấy vì, cô Sofia Xemionovna ạ, sống như trước kia thì xấu lắm, vả lại bây giờ cô chẳng việc gì phải sống như thế nữa.
- Tôi đã chịu ơn ông quá nhiều, cả lũ trẻ mồ côi và người mẹ quá cố, - Sonya nói hấp tấp, - Cho nên, nếu lâu nay tôi ít có lời cảm tạ ông, thì… xin ông đừng cho rằng…
- Thôi… được rồi, được rồi.
- Còn số tiền nầy, ông Arkadi Ivanovich ạ, tôi rất đội ơn, nhưng bây giờ tôi không cần tiền. Tôi cũng đủ sức làm lấy mà ăn, xin ông đừng nghĩ là tôi vô ân: ông đã có lòng như thế thì số tiền nầy…
- Ấy, cô cứ cầm lấy, cô Sofia Xemionovna ạ, tôi xin cô, và cô cũng đừng nhiều lời làm gì nữa, vì tôi cũng đang vội. Cô cần tiền đấy. Rodion Romanovich chỉ có hai con đường: cho một viên đạn vào óc, hai là đi Vladimirka(l).
Sonya ngơ ngác nhìn lão và bắt đầu run cầm cập.
- Cô đừng lo, tôi biết hết, và do chính cậu ấy nói ra, mà tôi không phải là người bẻm mép, tôi không nói cho ai biết đâu. Hôm ấy cô bảo cậu ấy ra tự thú là rất phải. Như thế có lợi cho cậu ấy hơn nhiều. Ấy, thế là cậu ấy đi Vladimirka, còn cô thì đi theo cậu ấy. Đúng thế phải không? Có đúng không nào? Ấy, đã thế thì cô phải cần đến tiền. Cần tiền cho cậu ấy, cô hiểu không? Tôi cho cô cũng như cho cậu ấy thôi, hơn nữa cô có hứa trả nợ cho mụ Amalya Ivanovna tôi có nghe nói. Cô Sofia Xemionovna, sao cô lại đi nhận lấy những công nợ ấy một cách thiếu suy nghĩ như vậy? Vì Katerina Ivanovna mắc nợ cái con mẹ người Đức ấy, chứ có phải cô đâu, thế thì cô nhổ toẹt vào. Ở đời như thế không được đâu. Đây, nếu sau nầy có ai hỏi gì tôi. - ngày mai hay ngày kia gì đấy thế nào họ cũng hỏi cô, cô đừng nói là tôi có đến đây và tuyệt nhiên không được nói với ai hoặc để lộ cho ai biết là tôi có cho cô tiền. Thôi bây giờ thì xin từ biệt.
Hắn rời ghế đứng dậy.
- Tôi gửi lời chào cậu Rodion Romanovich. À, tạm thời cô hay gửi số tiền nầy cho ai giữ hộ… cho ông Razumikhin cũng được. Cô có biết ông Razumikhin không? Chắc cô phải biết. Một tay cũng khá. Cô cứ mang lại đằng ông ngày mai hay khi nào đến lúc. Còn từ bây giờ đến lúc ấy, thì cô cất đi cho kỹ.
Sonya cũng vụt đứng dậy, hoảng hốt nhìn hắn. Nàng rất muốn nói một điều gì, hỏi một câu gì, nhưng mấy phút đầu nàng không dám, vả lại cũng không biết mở đâu ra sao.
- Ông làm thế nào, bây giờ trời mưa thế nầy… ông đi sao được.
- Ấy định đi sang Mỹ mà lại sự mưa ư. Hê - hê. Thôi chào cô Sofia Xemionovna rất mến? Cô hãy sống đi, và sống cho trọn vẹn, cô sẽ có ích cho nhiều người. À cô nói với ông Razumikhin là tôi có gửi lời chào. Cô cứ nói thế nầy: Arkadi Ivanovich Xvidrigailov có lời chào ông. Thế nào cô cũng phải nói đấy.
Hắn đi ra, để mặc Sonya ngồi lại với nỗi ngạc nhiên, sợ hãi và một mối nghi ngờ mơ hồ, u uất.
Về sau người ta mới biết là ngay tối hôm ấy, khoảng mười hai giờ Xvidrigailov lại còn tiến hành một cuộc thăm viếng khá kỳ quặc và bất ngờ nữa. Mưa vẫn không tạnh. Khoảng mười hai giờ kém hai mươi, người ướt sũng, hắn bước vào căn nhà chật hẹp của cha mẹ cô vợ chưa cưới, trên đại lộ thứ ba của đảo Vaxili, đại lộ Maluy. Hắn đấm cửa sầm sầm và lúc đấu làm cho cả nhà cuống lên; nhưng Arkadi Ivanovich khi cần cũng biết có những phong độ rất hoà nhà dễ ưa, cho nên từ lúc đầu hai bậc cha mẹ rất khôn ngoan ấy có phỏng đoán (vả chăng đây cũng là một điều phỏng đoán sắc sảo) rằng Arkad Ivanovnovich có lẽ đi uống rượu ở đâu về say khướt không còn biết mô tê gì nữa, nhưng về sau gia thiết ấy đã tự nó sụp đổ ngay.Bà mẹ đa cảm và khon ngoan đẩy chiếc ghế bành có bánh xe của ông bố tàn tật ra gặp Arkadi Ivanovich và lập tức theo thói quen bắt vào những câu hỏi xa xôi nào đấy. Người đàn bà nầy không khi nào hỏi thẳng, lúc đầu bao giờ cũng huy động những nụ cười và những cái xoa tay ra đã, rồi sau đó mới hỏi loanh quanh một hồi, chẳng hạn, nếu cần biết, thật chắc chắn và chính xác Arkadi Ivanovich định đến bao giờ thì tiến hành hôn lễ, thì bà ta bao giờ cũng bắt đầu hỏi han một cách hết sức tò mò và hầu như háo hức nữa về thành phố Paris, về sinh hoạt cũng định ở đấy và hoạ chăng mãi về sau mới dần đã tuần tự lái về đại lộ thứ ba của đảo Vaxili. Vào những lúc khác thì dĩ nhiên cái lối đó được tôn trọng rất mực, nhưng lần nầy Arkadi Ivanovich không hiểu sao tỏ ra nôn nóng lạ thường và đường đột ngỏ ý muốn gặp vị hôn thê, mặc dầu người ta đã cho hắn biết ngay từ đầu là vị hôn thê đã đi ngủ. Lẽ dĩ nhiên cô vị hôn thê bèn ra mắt, và Arkadi Ivanovich nói thẳng cho cô ta biết ngay rằng có một việc rất quan trọng buộc hắn phải đi khỏi Petersbung trong một thời gian, cho nên hắn mang lại cho cô ta một vạn rưỡi rúp bạc gồm nhiều loại ngân phiếu khác nhau, xin cô nhận làm quà, vì từ lâu hắn đã định biếu cô món tiền nhỏ ấy trước khi cưới. Qua những lời giải thích nầy chẳng thấy có một mối liên hệ gì logic cho lắm giữa món quà ấy với chuyến đi gấp gáp kia, cũng khó lòng hiểu nổi tại sao lại phải mang quà đến vào lúc nửa đêm trong khi trời mưa như trút, tuy vậy, mọi việc đều diễn ra một cách khá êm thấm. Ngay cả những tiếng ồ à, những câu hỏi dồn dập và những nỗi ngạc nhiên cũng bỗng dưng đâm ra vừa phải và dè dặt khác thường; ngược lại lòng biết ơn được bày tỏ ra một cách nhiệt thành và còn được xác mình thêm bằng những giọt nước mắt của bà mẹ rất khôn ngoan kia nữa. Arkadi Ivanôvich đứng dậy cười lớn, ôm hôn vị hôn thê, vỗ vỗ lên má cô ta, quả quyết rằng chẳng bao lâu nữa sẽ trở lại. Nhận thấy trong khoé mắt cô ta có một nỗi tò mò tuy thơ ngây nhưng cũng bao hàm cả một câu hỏi thầm lặng mà trang nghiêm, hắn ngẫm nghĩ một lát, hôn cô bé một lần nữa và trong thâm tâm chợt thấy bực mình một cách thành thật khi nghĩ rằng món quà kia sẽ lập tức được đem khoá kỹ vào chiếc rương của bà mẹ khôn ngoan nhất đời.
Hắn ra đi, để mọi người ngồi lại với một tâm trạng phản khích khác thường. Nhưng bà mẹ đa cảm đã lập tức giải quyết một số thắc mắc quan trọng nhất, giọng thầm thì, liến thoắng, bà nói Arkadi Ivanovich là một nhân vật trọng yếu một con người có lắm công việc, giao thiệp rộng rãi, giàu có. Có trời mới biết trong đầu óc ông ta có những gì, chắc ông nảy ra một ý gì, thế là bèn ra đi, lại nảy ra một khác, thế là mang tiển đến biếu, cho nên chắng có gì phải lấy làm lạ cả. Lẽ dĩ nhiên: ông ta ướt như chuột lột trông cũng kỳ quặc thật, nhưng người Anh chẳng hạn họ còn kỳ quặc gấp mấy, vả lại những người thượng lưu như ông ta thì sợ gì ai dị nghị, họ không cần kiểu cách. Thậm chí có lẽ ông ta có làm như vậy để chứng tỏ rằng mình chẳng sợ ai cũng nên. Cái chính là không được nói gì với ai về việc nầy vì có trời biết sự việc rốt cục sẽ ra sao, còn tiền bạc thì phải cho vào rương khoá ngay lại, và lẽ dĩ nhiên, may mắn sao con Fedioxia lúc bấy giờ lại đang ngồi dưới nhà bếp. Nhất là tuyệt nhiên, tuyệt nhiên không được hở tí gì với cái con mẹ Resslich kia cả, vân vân, vân vân. Họ ngồi nói chuyên rì rầm mãi đến hai giờ khuya. Cô vị hôn thê thì đi ngủ sớm hơn nhiều, lòng băn khoăn và hơi buồn.
Trong khi đó, đúng mười hai giờ đêm, Xvidrigailov qua cầu X, đi về khu Petersburg cũ. Mưa đã tạnh, nhưng gió vẫn thổi ào ào, hắn bắt đầu run, và trong khoảng một phút đưa mắt nhìn xuống giòng nước tối đen của nhánh Neva Con một cách đặc biệt tò mò, thậm chí còn có vẻ băn khoăn nữa. Nhưng chẳng mấy chốc hắn cảm thấy đứng trên mặt sông lạnh quá; hắn quay trở lại và đi vào đại lộ X, hắn bước trên đại lộ X, dài vô tận một hồi lâu, đi đến nửa giờ, trong bóng tối mấy lần vấp chân vào bờ lề bằng gỗ: nhưng vẫn không ngừng tò mò tìm kiếm một cái gì ở mé bên phải đại lộ. Đâu vào khoảng cuối đại lộ, nhân có lần đi qua cách đây ít lâu, hắn đã để ý đến một khách sạn làm bằng gỗ nhưng khá rộng, và lão nghe đâu như tên khách sạn là Adryanopol thì phải. Hắn tính không sai: giữa nơi vắng vẻ nầy, toà khách sạn ấy là một điểm nổi bật nên không thể không tìm ra được, dù trong bóng tối cũng vậy. Đó là một toà nhà dài bằng gỗ đã đen xỉn lại. Tuy đã khuya, trong nhà vẫn có ánh đèn và không khí vẫn khá nhộn nhịp. Xvidrigailov vào hành lang thì gặp một người ăn mặc rách rưới ra đón. Hắn hỏi thuê một căn buồng. Người kia nhìn hắn từ đầu đến chân, rũ mình một cái cho tỉnh rồi lập tức dẫn hắn vào một căn buồng riêng chật chội và ngột ngạt, đâu ở tận cuối hành lang, trong góc, bên dưới một cái cầu thang. Nhưng không còn phòng nào khác. Người ăn mặc rách rưới nhìn khách có ý dò hỏi.
- Có trà không? - Xvidrigailov hỏi.
- Có thể được ạ!
- Còn có gì nữa không?
- Có thịt bê, có vodka, có thức nhắm ạ…
- Đem thịt bê và nước trà ra đây!
- Ngài không cần gì thêm nữa ạ! - Người hàu hỏi, hơi ngỡ ngàng.
- Không, không cần gì nữa hết.
Người hầu lui ra, hoàn toàn thất vọng.
"Chắc đây phải là một chỗ tốt - Xvidrigailov tự nhủ, - thế mà mình không biết. Có lẽ mình trông cũng giống một người vừa ở tiệm ca vũ về, nhưng dọc đường đã có chuyện lôi thôi. Mà kể cũng lạ thật, không biết những người ngủ trọ ở đây là hạng người nào".
Hắn thắp nến nhìn gian buồng cho kỹ. Đó là một cái chuồng nhỏ đến nỗi hầu như không chứa nỗi khổ người của Xvidrigailov, vẻn vẹn chỉ có một cửa sổ; giường thì rất bẩn; cái bàn gỗ sơn và chiếc ghế choán gần hết cả phòng. Tường trông như làm bằng những mánh ván đóng đinh lại với nhau, giấy dán tường sờn rách và bụi bặm đến nỗi tuy còn có thể đoán được nó màu vàng, nhưng không còn trông thấy hình vẽ gì nữa. Vách và trần đều bị cắt chéo qua, như trong các gian gác xẻ vẫn thường thấy, nhưng ở đây phía trên không phải là mái nhà, mà là một cái cầu thang. Xvidrigailov đặt cây nến xuống, ngồi vào giường và bắt đầu suy nghĩ. Nhưng một tiếng thì thào kỳ dị ở phòng bên, một tiếng thì thào không ngớt, đôi khi lại to dần lên suýt thành tiếng thét, cuối cùng khiến hắn chú ý. Từ khi hắn vào đến giờ, tiếng thì thào không lúc nào gián đoạn. Hắn lắng tai nghe: có ai đang chửi rủa và trách móc một người nào khác, giọng thì thào nghe gần như khóc, nhưng mãi vẫn chỉ nghe giọng một người mà thôi. Xvidrigailov đứng dậy lấy tay che ngọn nến. trên vách lập tức lóe len một khe hở nhỏ. Hắn 1ại gần dòm sang. Trong một căn buồng rộng hơn buồng hắn một chút, có hai người khách trọ. Một trong hai người không mặc áo ngoài, tóc xoăn tít, mặt đỏ và sưng phị, đang đứng với tư thế một nhà diễn thuyết, hai chân chạng ra để giữ thăng bằng, vừa đấm lên ngực vừa làm giọng thăm thiết trách mắng người kia là đồ bần hàn không có lấy một địa vị xã hội, đã được hắn ta vớt từ chốn bùn lầy và hễ hắn ta muốn thì hắn có thể đuổi ngay, và chỉ có đấng tối cao thấy rõ điều đó. Người bạn bị trách mắng ngồi trên ghế và trông như một người đang muốn hắt hơi vô cùng mà không sao hắt hơi được. Thỉnh thoảng hắn lại ngước đôi mắt đục ngầu và đờ đẫn như mắt cừu lên nhìn diễn giả, nhưng rõ ràng là hắn không hể hiểu lấy một tí gì và thậm chí chắc cũng chẳng nghe thấy gì nữa. Trên bàn có một ngọn nến đã sắp tàn, một bình rượu đã gần cạn, mấy cái cốc, một mẩu bánh mì, mấy quả đưa chuột và mấy cái chén trà đã uống cạn từ lâu. Sau khi nhìn kỹ cảnh tượng nầy, Xvidrigailov dửng dưng rời cái khe hở trên vách và trở về ngồi trên giường như lức nãy.
Người hầu ăn mặc rách rưới đem nước trà và thịt bê vào. Hắn không sao nhịn cho khỏi hỏi lần nữa: "Có cần gì nữa không ạ?" - và sau khi lại nghe một câu trả lời phủ định, hắn lui ra hắn, không trở lại nữa.
Xvidrigailov vồ lấy chén trà uống cho ấm người lên, nhưng ăn thì không sao ăn được lấy một miếng, vì miệng cứ nhạt phèo ra. Hình như hắn bắt đầu sốt. Hắn cởi áo khoác ngoài, áo vét-tông, trùm chăn nằm xuống giường.
Hắn thấy bực mình: "Dù sao, giá lần nầy mà khoẻ mạnh vẫn hơn" - hắn nghĩ thầm rồi cười nhạt. Trong phòng rất ngột ngạt, ngọn nến cháy leo lét, bên ngoài gió thổi ào ào, đâu đây trong một xó, có tiếng chuột gặm sồn sột, mà khắp phòng hình như cũng thoảng có mùi chuột và mùi đồ da. Xvidrigailov nằm yên, mơ mơ, màng màng: ý nghĩ nầy cứ kế tiếp theo ý nghĩ nọ, hình như hắn cùng rất muốn cho trí tưởng tượng bám hẳn vào một cái gì nhất định. "Chắc ở bên dưới cái cửa sổ kia là một khu vườn gì đấy, - hắn nghĩ. - Cây cối cứ rì rào; ban đêm mình không ưa nghe tiếng lá rì rào trong bóng tối, trong mưa bão một tí nào, cái cảm giác thật khó chịu!" Và hắn sực nhớ ra rằng lúc đi ngang qua công viên Petrovxki, hắn còn thấy ghê người lên khi nghe đến cảm giác ấy. Nhân đấy hắn lại nhớ đến cầu X và nhánh sông Neva Con, và lại thấy lạnh như lúc nãy, khi đứng trên giòng nước. "Trong đời ta chưa bao giờ thích nước, ngay trong những bức tranh phong cảnh cũng vậy, Xvidrigailov lại tự nhủ, rồi bỗng một ý nghĩ kỳ dị lại khiến hắn bật cười: - Lẽ ra bây giờ ta phải dửng dưng đối với những vấn đề thẩm mỹ và tiện nghi ấy mới phải, thế nhưng đằng nầy lại đâm ra tủn mủn, khó tỉnh, cứ như một con thú quyết chọn cho bằng được một chỗ thuận lợi… trong một trường hợp như thế nầy. Lúc nãy mình cứ muốn rẽ về phía công viên Petrovxki cho kỳ được. Lúc ấy có lẽ mình thấy tối, thấy lạnh, hê- hê! Cứ như thế mình cần những cảm giác dễ chịu ấy? À, sao mình lại không tất nên đi nhỉ?" - Hắn thổi tắt cây nến. "Ở phòng bên họ đã đi ngủ. - hẳn thì thầm, không thấy ánh sáng chiếu qua cái khe hở ban nãy - Bà Marfa Petrovna ạ, đây, bây giờ bà có thể đến than phiền được đấy, chỗ nầy thích hợp lắm, phòng lại tối om, mà giờ phút nầy lại khá đặc sắc, thế mà chính vào lúc nầy thì bà lại chẳng đến…".
Không hiểu tại sao Xvidrigailov chợt nhớ ra rằng lúc nầy, một giờ trước khi thì hành ý định cưỡng hiếp Dunia, hắn có khuyên Raxkonikov giao nàng cho Razumikhin bảo vệ. Thật ra, có lẽ mình nói thế phần lớn là để tự kích thích, đúng như Raxkonikov phỏng đoán. Mà cái thằng cha Raxkonikov ấy bợm thật hắn cả gan lắm. Sau nầy, dần đã hắn có thể thành một tay đại bợm, khi nào đã bớt vớ vẩn, chứ bây giờ thì hắn thèm sống quá đỗi. Về điểm nầy thì bọn ấy hèn nhát lắm. Mà kệ xác hắn, hắn muốn thế nào mặc hắn, việc gì đến mình!
Hắn nằm mãi vẫn không ngủ được. Dần dần hình ảnh Dunia lúc nãy bắt đầu hiện lên trước mắt hắn, và hắn bỗng rùng mình. "Không, cái đó thì bây giờ phải gạt đi, - hắn sực tỉnh, tự nhủ thầm, - phải nghĩ đến một cái gì khác. Thật kỳ lạ và buồn cười: ta chưa bao giờ căm thù ai sâu sắc, thậm chí cũng không bao giờ thấy thèm trả thù cho lắm, mà đó là một triệu chứng chẳng lành? Ta cũng không thích tranh luận và không hay nổi nóng - Cũng là một triệu chứng không hay! Mà lúc nãy ta hứa với nàng bao nhiêu chuyện… xì, quỷ! Thế nhưng đáng lẽ nàng có thể làm cho ta trở thành một con người khác hẳn…" Hắn lại im lặng, răng nghiến chặt lại: hình ảnh Dunia lại hiện lên trước mặt hắn, đúng hệt như khi nàng vừa bắn phát thứ nhất, hoảng sợ hạ súng xuống, lặng người đi đứng nhìn hắn: lúc ấy hắn thừa thì giờ ôm chầm lấy nàng. Và nàng cũng không giơ tay lên để tự vệ đâu, nếu chính hắn không nhắc nàng, hắn sực nhớ ra rằng trong khoảnh khắc đó dưòng như hắn thấy thương hại nàng: tim hắn cứ se lại…"Cha! Mẹ kiếp lại những ý nghĩ ấy rồi. Hãy gạt hết những thứ ấy đi, gạt hết!" hắn đã bắt đầu thiêm thiếp: cơn run vì sốt đã ngớt; bỗng hắn có cảm giác như một vật gì chạy dưới làn chăn, dọc theo tay chân hắn, hắn rùng mình. "Chà, quỷ thật, chắc là chuột! - hắn nghĩ thầm - tại mình cứ để miếng thịt bê ở trên bàn". Hắn thấy ngại quá, không muốn giở chăn đứng dậy: lạnh lắm; nhưng bỗng lại có một cảm giác buồn buồn rất khó chịu ở chân, hắn tung chăn dậy thắp nến lên. Người run cầm cập vì sốt rét, hắn cúi xuống xem xét mặt giường - Chắng thấy gì hết. Hắn rũ chăn, thì bỗng một con chuột, nhảy ra tấm vải lót giường. Hắn chồm lại bắt con chuột; nhưng con chuột không chịu rời giường bỏ đi nơi khác, mà cứ chạy loạn xạ trên giường, nó luồn qua ngón tay hắn, leo qua cánh tay và chui tọt xuống đướt gối; hắn ném chiếc gối đi, nhưng trong nháy mắt hắn cảm thấy cái gì nhảy lên bụng hắn, bò bò trên người và luồn ra sau lưng, dưới lần áo sơ-mi. Hắn rùng mình và tỉnh dậy. Trong phòng tối om, hắn đang nằm trên giường, vẫn trùm chăn kín như cũ. Ngoài cửa sổ, gió vẫn rít lên.
"Khỉ thật?" - hắn bực dọc nghĩ thầm. Hắn vùng dậy ngồi ở mép giường, quay lưng về phía cửa sổ. "Tốt hơn là đừng ngủ nữa" - hắn tự nhủ.
Từ cửa sổ lùa vào một luồng không khí lạnh và ẩm; vẫn ngồi nguyên, hắn kéo chăn trùm lên người. Hắn không thắp nến. Hắn không nghĩ gì hết, mà cũng chẳng muốn nghĩ; nhưng những giấc mơ cứ thi nhau chớm hiện lên, trong đầu cứ loáng thoáng những mảng ý nghĩ không đầu không đuôi và chẳng có mạch lạc gì cả. Tuồng như hắn đã chìm vào một trạng thái nửa mê, nửa tỉnh. Không biết vì khí lạnh, vì bóng tối, vì ấm ướt, hay là vì những trận gió đang rít dưới cửa sổ đã gây nên trong tâm trí hắn một ý muốn, một xu thế gì quái đản và kiên trì, song hắn chỉ thấy hiện lên những bông hoa lại toàn những bông hoa, hắn mường tượng thấy một phong cảnh kỳ diệu: một ngày lễ Ba Ngôi sáng sủa, ấm áp gần như nóng bức, một ngày hội. Một ngôi biệt thự sang trọng ở thôn quê kiến trúc theo kiểu Anh, giữa những khóm hoa thơm ngát, chạy thành những bồn dài vây khắp bốn phía; thềm nhà phủ kín những cây leo, hai bên viền những bồn hoa hồng; một cầu thang gác sáng sủa, mát mẻ, trải một tấm thảm sang trọng, hai bên đặt nlừng chậu lung Trung Quốc trồng những thứ hoa quý. Hắn chú ý đặc biệt đến những chậu hoa có nước đặt trên các bậu cửa sổ: đựng những giò thuỷ tiên trắng muốt, mềm mại, đài trĩu trên những cành hoa xanh tươi mọng và dài, toả ra một mùi thơm ngào ngạt, hắn cứ tần ngần không nỡ rời chân, nhưng rồi cùng leo lên thang gác va bước vào một gian phòng khách rộng rãi, cao ráo. Ởđây lại cũng thế: liền các cửa sổcạnh các cửa lớn mở ra sân thượng: ngay trên sân thượng, đâu đâu cùng thấy hoa. Sàn nhà rải một lớp cỏ thơm mới cắt và còn tươi. Các cửa sổ đều mở rộng, một làn không khí mát mẻnhẹ nhàng, thơm tho bay vào phòng, chim chóc ríu rít dưới cửa sổ và ở chính giữa phòng, trên một cái bàn phủ tấm khăn liệm bằng xa tanh trắng, có một cỗ quan tài. Cỗ quan tài có đệm tơ Napoli và viền đăng-ten kiểu tổ ong. Những chùm giây hoa kết khắp bốn phía. Trong quan tài, giữa những đoá hoa, thấy đặt một cô bé mặc áo dài tuyn trắng, hai tat như chạn bằng cẩm thạch chắp thành hình chữ nhật để trên ngực. Nhưng mái tóc buông loà xoà của cô bé. một mái tóc vàng nhạt, lại ướt sũng. Những đường nét nghiêm khắc và đã cứng lại trên mặt cô bé cùng như được khắc bằng cẩm thạch nhưng nụ cười trên đôi môi nhợt nhạt của cô chan chứa một niềm tủi hổ không bờ bến và như chứa đựng một lời than thở thống thiết không phù hợp với tuổi thơ. Xvidrigailov biết cô bé nầy. Bên quan tài không thấy có tượng thánh, bạch lạp, và không nghe thấy tiếng cầu kinh. Cô bé là một kẻ tự tử, một kẻ đã trầm mình. Có mới mười bốn tuổi, nhưng đã có một cõi lòng tan nát, cô đã tự hãm hại mình vì một nỗi sỉ nhục đã làm cho trí óc ngây thơ non nớt của cô ngạc nhiên và hoảng sợ, đã dội vào tâm hồn trong trắng như thiên thần của cô một nỗi hổ thẹn không đáng phải chịu, và đã giật phắt từ đáy lòng cô ra tiếng kêu tuyệt vọng cuối cùng, không ai nghe thấy bị báng bổ một cách tráng trác trong bóng đêm dày đặc, trong mưa lạnh, trong tiết băng tan ẩm ướt, trong tiếng gió gào…
Xvidrigailov sực tỉnh, đứng dậy và bước ra cửa sổ. Hắn sờ soạng tìm chốt cửa và mở cửa ra. Gió điên cuồng lùa vào căn buồng chật hẹp và dường như phả sương giá vào màt lão, vào ngực: lão bấy giờ chỉ phủ một lần vải sơ mi, bên dưới cửa sổ chắc phải có một khu vườn gì đấy có lẽ là một khu vườn du hý; chắc ban ngày cũng có phường hát, cũng có những người hầu đem trà ra dọn ở các bàn con. Còn bây giờ thì từ các cành cây, các khóm lá, những giọt nước mưa băng vào cửa sổ; trời tối như mực, thành thử hoạ may chỉ phân biệt được lờ mờ những vệt sâm sẫm cho biết chỗ những vật trong vườn.
Xvidrigailov cúi xuống, chống khuỷ tay lên bậu cửae sổ, nhìn đăm đăm vào khoang không tối mịt khoảng mươi phút. Giữa đêm tối vang lên một tiếng đại bác rồi một tiếng khác.
"À súng hiệu! Nước song Neva dâng lên, - hắn nghĩ thầm, - sáng mai, ở những chỗ thấp, nước sẽ tràn lên phố, chảy vào những căn nhà hầm, chuột ở dưới hầm sẽ bơi lên, và giữa mưa gió sẽ có những người ướt như chuột lột vừa chửi rủa vừa khuân những mở giẻ rách của mình lên các tầng trên… Bây giờ mấy giờ rồi thế nhỉ?". Và hắn vừa tự hỏi như vậy thì gần đâu đây bỗng có một chiếc đồng treo tường đánh ba tiếng rè rè vội vã "Chà chỉ còn một tiếng nữa là sáng! Còn đợi gì nữa? Ta sẽ đi ngay, đi thẳng ra công viên Petrovxki. Ởđấy ta sẽ chọn lấy một bụi rậm rướt đầm nước mưa, chỉ cần lấy vai ấy một, cái là hàng triệu giọt nước dội lên khắp đầu…". Hắn lùi người xa cửa sổ, đóng cửa lại, thắp nến lên, mặc áo gi-lê, khoác áo ngoài, đội mũ và cầm nến ra hành lang để đi tìm người hầu rách rưới chắc đang ngủ đâu trong một cái buồng xép dùng làm kho chứa, giữa những mở đồ bỏ và những mấu nến, trả tiền trọ cho hắn và ra khỏi khách sạn. "Đây là giờ phút thuận lợi nhất không thể chọn lúc nào thuận lợi hơn nữa?
Hắn đi lại hồi lâu suốt dọc dãy hành lang dài và hẹp, nhưng chẳng thấy một ai, và đã toan gọi to lên, thì bỗng nhiên trong một xó tối, giữa một cái tủ cũ kỹ và cánh cửa lớn, hắn nhận ra một vật gì kỳ dị, dường như sinh động, hắn cầm nến cúi xuống thì thấy một đứa trẻ - một đứa con gái lên năm là nhiều, mặc một chiếc áo ướt sũng như miếng giẻ lau nhà, đang khóc và run cầm cập, hình như nó không sợhài khi trông thấy Xvidrigailov, chỉ đưa đôi mắt to và đen láy nhìn lão với một vẻ ngạc nhiên ngây dại, thỉnh thoảng mới nắc lên một tiếng, như những đứa trẻ đã khóc lâu và đã nín, thậm chí cùng đã nguôi nguôi, nhưng rồi nghĩ sao lại muốn khóc nữa. Mặt con bé tái mét và phờ phạc: nó lạnh cóng đi rồi, nhưng "làm sao nó lại ở đấy? Hẳn là nó trốn ở đây và suốt đêm không ngủ", lão lên tiếng hỏi. Con bé bỗng hoạt bát hẳn lên và trả lời liến thoắng một hồi với cái giọng trẻ con nói đớt. Nó nói những gì, nào là "mẹ đếnh", nào là nó đã "đếnh gèy" (đánh vỡ) một cái chén gì đấy. Con bé nói không ngớt mồm; qua những chuyện nó kể cũng có thể đoán được phần nào rằng đó là một đứa con không được nuông chiềêu, mẹ nó, chắc là một mụ đầu bếp say rượu nào đấy; có lẽ làm ở khách sạn nầy, đã đánh đuổi làm cho nó hoảng sợ; con bé đã làm vỡ một cái chén của mẹ nó, sợ quá đã bỏ trốn đi từ chập tối; có lẽ nó đã ngồi ngoài mưa khá lâu, mãi sau mới lẻn được vào đây, nấp sau tủ và ngồi suốt đêm trong xó, vừa khóc vừa run vì lạnh, vì tối và vì sợ lại bị mẹ đánh vì đã đi trốn như vậy.
Xvidrigailov bế nó về buồng, đặt nó ngồi lên giường và bắt đầu cởi áo quần cho nó. Đôi giầy thủng của nó, không có tất, ướt sũng như thể đã ngâm suốt đêm trong một vùng nước. Cởi áo quần cho nó xong, Xvidrigailov đặt nó nằm lên giường, lấy chăn trùm kín cả đầu cho nó. Nó lập tức ngủ thiếp đi. Làm xong đâu ấy, hắn lại lầm lì suy nghĩ miên man "Tự nhiên lại đi rước nợ về? - hắn bỗng nghĩ với một cảm giác hằn học khó chịu - thật vớ vẩn!" Hắn bực bội cầm nến lên để đi tìm cho bằng được người hầu và và ra khỏi nơi nầy cho nhanh. "Chà, con be nầy!", hắn thần rủa và mở cửa ra ngoài nhưng lại quay lại lần nữa xem con bé thức ngủ ra sao. Hắn thận trọng giở chăn ra. Con bé ngủ rất say, một giấc ngủ ngon lành.
Được đắp chăn kín, con bé đã ấm người lại và đôi má nhợt nhạt của nó bắt đầu ửng hồng. Nhưng lạ thay, màu hồng ấy mới lúc một rõ và đậm hơn màu hồng bình thường trên má một đứa trẻ. "Nó sốt đây" - Xvidrigailov nghĩ thầm, nó đỏ mặt lên như uống rượu, cứ như thể ai cho nó uống hết cả một cốc. Đôi môi đỏ thắm như đang nóng bừng lên, nhưng cái gì thế nầy.
Hắn bỗng ngỡ chừng như hai hàng mi đen và dài của con bé hơi chớp chớp, và qua hai hàng mi ấy một đôi mắt hầu như chẳng còn gì thơ ngây đang ném ra một cái nhìn sắc sảo, tinh quái cứ như thế con bé không ngủ, mà chỉ giả vờ. Phải, đúng thế thật: đôi môi nó nhoẻn ra thành một nụ cười, hai bên mép run run như đang cố nhịn. Nhưng rồi con bé không buồn nhịn cười nữa: nó cười thật sự, rõ ràng; có một cái gì trâng tráo, khiêu khích ánh lên trong gương mặt chẳng có gì là thơ ngây ấy; đó là một bộ mặt dâm dục, bộ mặt của gái mãi dâm, của một con đĩ Pháp. Bây giờ, bây giờ nó đã mở cả hai mắt ra không kiêng dè gì nữa: đôi mắt ấy nhìn Xvidrigailov, cái nhìn trơ trẽn, nồng nàn như một ngọn lửa, đôi mắt cười cợt, kêu gọi hắn… có một cái gì xấc xược, quái gở vô cùng trong cái cười,trong đôi mắt ấy, trong tất cả cái vẻ đồi bại của khuôn mặt trẻ con ấy. "Sao, một con bé lên năm? - Xvidrigailov thì thào trong một cơn kinh hoàng thực sự - Cái gì thế kia?" Nhưng kìa, con bé đã quay hẳn về phía hắn, khuôn mặt nóng bừng như lửa, nó dang tay ra. "A, đồ khốn kiếp!" " Xvidrigailov hoảng hốt kêu lên, giơ tay lên toan đánh. Nhưng vừa lúc ấyhắn bừng tỉnh.
Hắn vẫn nằm trên giường, chăn vẫn trùm kín; nến vẫn không thắp lên, ngoài cửa sổ trời đã sáng.
"Suốt một đêm đày những cơn ác mộng!" hắn hằn học nhổm dậy, cảm thấy người rời rã hẳn ra; các khớp xương nhức buốt. Bên ngoài, sương mù dày đặc không trông thấy gì hết. Đá sắp đến năm giờ; hắn đã ngủ quên! Hắn đứng dậy mặc chiếc vét-tông và chiếc áo khoác hãy còn ướt. Hắn nắn túi tìm khấu súng tay: lấy súng ra, chữa lại đầu đạn; đoạn hắn ngồi xuống, rút trong túi ra một cuốn sổ tay, và ngay ở tờ đầu, tờ dễ trông thấy nhất, hắn viết mấy dòng chữ thật bé, hắn đọc lại một lượt, rồi chống khuỷu tay lên bàn ngẫm nghĩ.
Khâu súng và quyển sổ nằm ngay bên khuỷu tay. Mấy con ruồi thức giấc bâu vào miếng thịt bé còn nguyên vẫn để trên bàn. Hắn nhìn mấy con ruồi một hồi lâu, và cuối cùng lấy tay phải thử bắt một con. Hắn ra công hồi lâu, nhưng không sao bắt được. Cuối cùng, bắt chợt thấy mình đang làm cái công việc thú vị ấy. Hắn sực tỉnh, rùng mình đứng dậy và quả quyết ra khỏi phòng.
Một phút sau hắn đã ra đường.
Một làn sương mù dày đặc màu sừa đang trùm lên thành phố. Xvidrigailov bước trên lề đường bằng gỗ nhớp nháp lầy lụa, đi về phía sông Neva Con, hắn mường tượng thấy làn nước sông Neva đã dâng lên cao trong đêm qua, đảo Petrovxki những lối đi ướt át, lớp cỏ ướt át những khóm cây, nhưng bụi bờ ướt át, vả cuối cũng là cái bụi rậm kia… hắn bực dọc đưa mắt xem xét các số nhà để nghĩ đến một cái gì khác. Trên đại lộ không có lấymột bóng người qua đường, một cỗ xe ngựa. Mấy ngôi nhà gỗ sơn màu vàng tươi, cửa sổ đóng kín mít, trông ủ rũ và bẩn thỉu. Khí lạnh và ẩm ướt thấm khắp người hắn, hắn bắt đầu rùng mình. Thỉnh thoảng, gặp những cái biển cửa hiệu, hắn tẩn mẩn đọc kỹ từng cái hắn. Hắn đã đi hết đoạn viả hè bằng gỗ. Hắn đang đi ngang một toà nhà đá lớn Một con chó bẩn thỉu, ưòt mèm, cúp đuôi chạy ngang qua mặt hắn. Một gã mặc áo ca-pốt say bí tỉ, nằm ngang giữa vỉa hè, mặt úp xuống đất, hắn nhìn gã say rượu một lát rồi tiếp tục đi. Một cái tháp canh cao hình tròn tháp thoáng bên tay trái hắn. "thôi - hắn nghĩ thầm, - Chỗ nầy được rồi, việc gì phải ra đến đảo Petrovxki? Ít nhất ở đây cũng có một nhân chứng chính thức…" Hắn suýt bật cười vì cái ý nghĩ mới mẻ nầy và rẽ sang phố X. Ở đấy có một tòa nhà lớn có tháp canh. Bên cái cổng lớn đóng kín, có một thằng người nhỏ bé đứng tì vai vào cổng, mình khoác chiếc áo ca-pốt xám của binh sĩ, đầu đội chiếc mũ đồng kiểu như mũ của anh hùng Asin(2). Đôi mắt ngái ngủ của hắn đang lạnh lùng liếc về phía Xvidrigailov đang đi lại, trên gương mặt hắn thấy lộ rõ mối hận ngàn năm đã để lại một dấu ấn chua xót lên tất cả các khuôn mạt Do Thái, không trừ một trường hợp nào. Cả hai, Xvidrigailov và Asin, im lặng nhìn nhau một lát. Cuối cùng Asin thấy rằng một người không say mà lại chẳng nói chẳng rằng đứng nhìn trừng trừng, cách mình có ba bước, là một việc phi pháp.
- Ê, ông kia có việc gì thế hả? - hắn hỏi, người vẫn không nhúc nhích và vẫn không thay đổi tư thế.
- Thì có gì đâu, anh bạn, chào anh. - Xvidrigailov đáp.
- Đây không phải chỗ!
- Tôi sắp ra nước ngoài anh bạn ạ.
- Ra nước ngoài à?
- Đi sang Mỹ!
- Đi sang Mỹ?
Xvidrigailov rút khẩu súng tay ra và lên cò. Asin nhướn cao lông mày.
- Ê nầy, đây không phải chỗ đùa những trò ấy đâu!
- Sao lại không phải chỗ.
- Tại vì không phải chỗ.
- Thôi, anh bạn ạ, cũng thế thôi. Chỗ nầy tốt rồi; nếu họ có hỏi anh, anh cứ nói là tôi đi sang Mỹ…
Hắn chìa nòng súng vào thái dương bên phải.
- Kìa! Không được ở đây không phải chỗ! - Asin cuống cuồng lên, mắt mỗi lúc một giương to thêm.