Chợt nghe một bàn tay nắm chân mình lay nhẹ, Mỹ Dung giật mình quay ra thì thấy bà Nam Phát vừa ghé ngồi nơi cạnh giường.
Bà vuốt tóc con gái, ôn tồn hỏi:
− Con khỏe hôn?
Nàng chỉ đáp bằng cái gật đầu.
Mẹ nàng tiếp bằng giọng hàm âu lo:
− Khỏe rồi mà sao con không ráng dậy ăn chút cháo? Con nằm dã dượi suốt ngày, cơm cháo con không biết tới, mà má biểu con đi bác sĩ, con đi được một lần rồi thôi, thuốc men con bỏ luôn không thèm uốn. Như vậy, con làm sao hết bịnh được Con đau kỳ này nặng lắm đó chớ không phải cãm gió, cãm nắng gì đây mà con coi thường.
Bà luồn tay dưới cô? Mỹ Dung và tiếp:
− Nè, má đỡ con dậy, con gượng dậy chải gở, thay quần áọ.. cho bớt bơ phờ, hốc hác đi, đặng bác sĩ xem mạch cho con. Nghe lời má, dậy con!
Nàng giãy nảy:
− Thuốc còn đầy đó mà má bắt con đi bác sĩ chi mà đi hoài.
− Con khỏi đi đâu hết, bác sĩ tới tận nhà mà. Chồng con tới thăm thấy con đau dây dưa như vầy nó nóng ruột nên nó mới lấy xe đi rước bác sĩ đó.
− Bác sĩ nào?
− Chồng con nói bạn của nó mà không biết bác sĩ vào. Con hay chóng mặt, con đừng bước đi rủi té thì nguy, con cứ ngồi đây rồi má lau mặt, chải tóc cho con.
Con ở vừa đem lên hai chiếc khăn tay nhúng nước ẩm tẩm thơm. Bà Nam Phát chu đáo săn sóc cho Mỹ Dung như thuở nàng còn bé, bà lau mặt, lau tay cho con.
Thế mà Mỹ Dung không ngớt cau có:
− Con đã dặn má, ông Bửu Châu có tới thăm hỏi gì về con, thì má cứ nói là con sắp mạnh rồi, mà má nói sao để cho ổng đi kêu bác sĩ nữa?
− Giấu giếm nó sao được, con. Má muốn cho nó biết rõ về bịnh tình của con, đặng nó tiếp tay lo chạy thuốc men với ba má.
− Người ta chưa cưới con, con không muốn nhờ cậỵ..
Bà chận lời con gái:
− Con nói gì kỳ vậy? Dầu chưa làm lễ cưới, nhưng Bửu Châu đã là vị hôn phu của con, thì nó có bổn phận làm chồng đối với con rồi, đâu phải là bạn bè hàng xóm mà con nghĩ là con nhờ cậy. Là vợ chồng, khi ốm đau, lúc vui buồn, phải có nhau chớ.
− Ông Bửu Châu tới thăm con hồi nào?
− Mới tới, nó lên đây thấy con nằm nhắm mắt, tưởng con ngủ, nó không dám làm động con giật mình, nó liền trở xuống lấy xe đi rước bác sĩ. Nó đi có chừng vài mươi phút rồi, sắp về tới à.
Mỹ Dung lại chuồi nằm xuống:
− Tại sao má cho Bửu Châu tự do xông xáo lên phòng con?
Bà cười gằn:
− Con nhỏ kỳ khôi à! Chồng con chớ bộ ai xa lạ sao mà con cấm không cho nó lên phòng.
Nàng nhăn mặt:
− Con không muốn ai ra vô quấy rầy con hết.
− Bửu Châu có quấy rầy gì con đâu mà con cằn nhằn. Chồng con vừa lên tới cửa phòng thì nó lật đật lột giày, nhón gót, khôgn dám bước mạnh nữa mà. Con đau sao con khó tánh quá. Ngồi dậy để má chải tóc cho.
Nàng gạt phăng:
− Thôi, sáng dậy, con đã chải rồi.
− Con nằm một hồi nó đã rối nhằng rồi.
Nàng mệt mỏi đập tay xuốn nệm:
− Muốn liệt giường mà còn điểm trang làm gì.
− Thôi thì con ráng ngồi một chút đặng má thay áo cho con.
− Con thay đồ ngủ rồi mà còn thay gì nữa. Má xuống dưới đón, hễ Bửu Châu trở lại mà có bác sĩ theo, thì má biểu Bửu Châu đưa bác sĩ về đi, con không cần...
Bà Nam Phát lộ vẻ băn khoăn:
− Bộ con giận hờn chồng con về vụ gì hả con?
Những tiếng chồng con mà bà Nam Phát thốt ra càng làm cho Mỹ Dung khó chịu thêm:
− Con không có giận hờn ai hết.
− Vậy chớ sao nó rước bác sĩ tới khám bịnh cho con mà con không chịu?
− Con còn ở với ba má, con muốn riêng ba má săn sóc cho con thôi. Con cũng không bằng lòng đê? Bửu Châu lui tới ngày hai ba lần, và tự do ra vào phòng riêng của con.
Bà cau mày, tắc lưỡi:
− Con nói vậy mà con không biết nghĩ. Chồng con nó thương yêu con, nên khi con đau ốm nó đứng ngồi khôgn yên, chạy đi chạy về ngày đôi ba lần là để thăm viếng con, theo dõi bịnh tình của con mà. Con đừng gay gắt làm chồng con buồn.
Nàng trở mình quay mặt vào trong, vừ a xua tay:
− Thôi, má xuống dưới nhà đi và ngăn cản đừng cho bác sĩ lên đây. Nay đổi bác sĩ, mai đổi bác sĩ, cả mấy chục thứ thuốc chất đống đó bắt con uống, rủi con bị phạm thuốc thì... trời cứu à.
− Con đi bác sĩ trước, thuốc men con có chịu uống đúng liều đâu. Cả tuần lễ rồi mà bịnh không giảm thì phải đổi thầy khác chớ.
Bà vừa dứt lời thì con ở chạy lên:
− Thưa bà, ông rước bác sĩ về tới còn ngồi đợi dưới sa lông. Ông biểu con lên xin phép bà và cô haị..
Bà Nam Phát vụt đứng lên chận hỏI:
− Bửu Châu về tới phải hôn?
đạ!
Bà gắt nhỏ:
− Này kêu cái gì kỳ cục vậy? Bửu Châu là chồng cô hai, hay thầy hai, chớ sao kêu bằng ông. Mày phải biết tôn ti trật tự một chút nghe.
Con ở cười mỉa:
− Bị.. con thấy cậu hai xấp xỉ với ông chủ nên con không biết phải kêu sao cho đúng, kêu cậu thì thấy ngượng ngượng miệng...
Bà vừa đi ra, vừa nạt ngang:
− Tao dạy sao phải nghe vậy, ngượng nghịu nổi gì.
Mỹ Dung quay ra lớn tiếng nói với theo mẹ:
− Con đã nhất quyết rồi, con không chịu khám bịnh à.
Không nghe bà Nam Phát nói gì nữa hết, nàng chỉ nghe tiếng dép lê xa dần. Nàng bực dọc nhảy xuống giường ra đá mạnh cánh cữa đóng ập lại cái rầm. Nàng tìm chìa khóa định khóa lại luôn, nhưng tìm mãi không được, nàng chán chường ném mình xuống giường.
Nàng nằm chưa yên thì bên ngoài có tiếng giày rón rén kèm theo giọng của ông Bửu Châu:
− Vợ con thức dậy, mợ thấy nó khỏe hôn?
Bà Nam Phát đáp nhanh:
− Khỏe, mà nó đau, nó hay quạụ
Tiếp theo là tiếng gõ cửa nhè nhẹ:
− Mỹ Dung ơi!
Nàng vội vàng kéochăn trùm kín từ đầu chí thân không thèm đáp. Bà Nam Phát mở cửa tiến vào trước, bà giở chăn ôn tồn bảo nhỏ:
− Bác sĩ tới kìa, con!
Bửu Châu đến sờ trán, rờ tay Mỹ Dung, vừa ngọt ngào:
− Bộ lạnh hay sao mà em trùm mền?
Liếc thấy ông bác sĩ đứng bên cạnh Bửu Châu, nàng dằn dỗi hất tay Bửu Châu rồi quay mặt vào trong, không buồn thốt nửa lờị Thái độ xua đuổi của nàng không làm sao Bửu Châu buồn phiền chút nà hết. Mà trái lại, ông ta vẫn còn vuốt ve với vỗ về:
− Nè em! Sao vậy ha?? Em nghe trong người thế nàỏ
Giọng nàng xẵng đắng:
− Không có thế nào hết.
Bà Nam Phát tất tả lấy chiếc ghế mây có lót nệm bắc gần cạnh giường:
− MỢ nói, nó đau, với ai nó cũng quạu vậy đó. Dạ kính mời bác sĩ tạm ngồi đây, bác sĩ.
Bửu Châu cúi xuống bưng mặt Mỹ Dung:
− Quay ra đây, em! Nằm thoải mái để anh Bửu xem mạch cho em. Ngoan ngoản ha!
Nàng giãy chân, đập tay, càu nhàu:
− Tôi uống thuốc rồi, có bác sĩ săn sóc cho tôi rồị Còn mời bác sĩ tới chi nữả Tôi đã nói, không cần... không cần... Để cho tôi yên một chút.
Tưởng Mỹ Dung giận mẹ hờn em sao đó, ông Bửu Châu nói nhỏ bên tay bà Nam Phát:
− Mợ xuống dưới nhà đi để con dỗ ngọt cho vợ con hết giận.
Bà hăm hở quay gót:
− Ừ! Hai dỗ ngọt nó. Nó khỏe mạnh, nó không có khó khăn như vậỵ Hai đừng buồn nghe hai!
Đạ, đâu có gì mà buồn mợ.
Bà Nam Phát đi khuất rồi, ông Bửu Châu tiếp tục tỏ cử chỉ ây yếm với nàng:
− Nè em, hãy nghe lời anh, em nên ngưng dùng tất cả thuốc cũ đi, để anh Bửu xem mạch cho toa mớị Anh Bửu đây là bạn thân của anh, ảnh sẽ tận tâm chữa trị Cho em chóng lành bi.nh. Mợ nói, em đau nặng lắm, em đừng xem thường.
Ông bác sĩ già cắm cúi bày đồ nghề ra tápđdờ-nuy, vừa nghiêm giọng tiếp theo lời ông Bửu Châu:
− Chị không nuôi bịnh trầm kha mà thành ra khó trị. Thôi hứa, nội trong vòng một tuần lễ thôi, sau khi dùng thuốc của tôi cho, chị sẽ trở lại sức khỏe bình thường như xưạ Tôi với anh Châu là chỗ thân thích, xin chị đừng ngại và nên đặt hết tin tưởng vào sự chữa trị của tôị
Dứt lời, ông bác sĩ già thận trọng đeo Stéthoscope lên taị Khi ông vừa mở chiếc nút áo của Mỹ Dung, không hiểu nàng nghĩ sao, mà nàng khoát tay lia lịa cua đuổi già Bửu Châu:
Đdi đi! Đi ra ngoài đi! Xuống dưới sa lông ngồị
Chuyện gì mà không chìu nàng, già Bửu Châu bưới lui ra khỏi phòng, vừa dặn dò bác sĩ:
− Cho moa biết kết quả, moa đợi dưới nhà nghẹ
Bác sĩ Bửu nhẹ gật thay lời đáo, đoạn cau mày lắng nghe nhịp thở của bịnh nhân phát qua chiếc Stéthoscopẹ Nghe mạch xong, ông đứng thẳng người mà tươi cười:
− Không có gì đáng ngại hết chị!
Nghe ông già gọi mình bằng chị hoài, Mỹ Dung phát ớn lạnh, lạnh luồn trong tủy xương. Nàng vội vàng cài nút áo lại:
− Tôi biết, tôi chỉ cãm sơ thôi mà.
Vị bác sĩ gở ống nghe bỏ lên bàn:
− Không phải cãm, mà là triệu chứng... đáng mừng!
Mỹ Dung sửng sốt:
− Bác sĩ nói triệu chúng gì mà đáng mừng?
Không đáp ngay, bác sĩ gạn lại nàng:
− Lúc trước, chị có hay bị nhức đầu, chóng mặt, bải hoải tay chân hay không?
− Dạ có!
− Bây giờ, chị hay nằm dã dượi suốt ngày và thêm chứng nôn mữa, sợ cơm cháọ..
Đạ phải! Thỉnh thoảng hơi mệt.
Đdó là triệu chứng của thai nghén.
Mỹ Dung chồm dậy, thảng thốt:
− Bác sĩ bảo saỏ
− Chị đã có thai chừng ba tháng rồị
Nghe như sét đánh bên tai, nàng bưng mặt, tái môi kêu lên sảng sốt:
− Tôi có thai ba tháng? Không lẽ... không lè....
− Chắc chắn trăm phần trăm! Vậy mà ông bác sĩ trước xem mạch cho chị vẫn chưa biết à?
Nàng lắc đầu ngoày ngoạy:
− Tôi không tin... tôi không tin...
Bác sĩ Bửu kéo ghế ngồi thảa toa thuốc, vừa cười ý nhị:
Bây giờ, chị không tin, thì chừng vài tuần nữa chị cũng phải tin. Thai yếu lắm, chị cần phải dưỡng... Uống hết phần thuốc mà tôi kê trong toa này, sức khỏe của chị sẽ trở lại bình thường. Sang tháng thứ tư, tôi sẽ cho chị biết bào thai trai hay gáị Hiện giờ, tôi cũng đoán biết là trai, nhưng chưa thể quả quyết... Chắc chị mong muốn được con traỉ
Nàng gắt gỏng với bác sĩ:
− Tôi không muốn con trai gái gì hết bác sĩ ơi! Tôi cũng không cần uống thuốc dưỡng....Bác sĩ bảo má tôi trả tiền coi mạch rồi bác sĩ về đị
Bác sĩ Bửu sững sốt:
− Chị không vui mừng saỏ
− Tôi biết trong người tôi mà, tôi không có thai nghén gì hết mà. Tôi đau gần chết mà bác sĩ bảo tôi vui mừng sao được.
Vị bác sĩ già vẫn ôn tồn:
− Tôi dám cam đoan với chị, nếu tôi nghe mạch không đúng, th`i tôi thề sẽ hạ bảng phòng mạch, không hành nghề y sĩ nữạ Có lẽ vì thai lần đầu tiên nên chị sợ..
Bác sĩ Bửu dừng lời tại đó, toa thuốc cũng vừa thảo xong đúng lúc bên ngoài có tiếng dép lê lẹp xẹp.
Mỹ Dung vội vàng bỏ chân xuống giường, với tay giật phăng tờ toa trên tay bác sĩ:
− Má tôi lên! Tôi yêu cầu bác sĩ đừng cho má tôi biết gì về... chuyện thai nghén hết. Bác sĩ hãy nói, tôi chỉ bị cãm xoàng thôi, không có gì đáng ngại hết. Tôi không muốn để má tôi đã lo lắng. Bác sĩ biết hôn? Bác sĩ nhớ hôn?
Bác sĩ nhẹ gật đầu thay lời đáp.
Nàng gấp tờ toa nhét giấu dưới nệm. Bà Nam Phát lên ghé mắt nhìn vào phòng con gái thấy bác sĩ Bửu còn ngồi trầm ngâm trong lúc Mỹ Dung vừa nằm lại, bà tưởng bác sĩ coi mạch chưa xong nên bà liền quay lưng.
Mỹ Dung thở ra nhẹ nhõm:
− Bác sĩ biên thêm cho tôi một toa thuốc trị cãm sốt nữa đị
− Chi vậỷ
− Đặng tôi đưa chọ.. mọi người xem, Bác sĩ thảo ngay đị
Bác sĩ nghiêm giọng:
− Tôi chiều ý chị, nhưng chị không đu8ợc dùng toa thuốc thứ hai này à! Chị phải hứa với tôi đị
− Dạ! Tôi xin vâng lời bác sĩ.
Bác sĩ Bửu vừa viết, vừa liếc nàng bằng tia mắt dò xét:
− Dường như chị muốn giữ bí mật chuyện chị có mang?
Nàng nhổm đầu lên:
− Dạ phải!
− Tại sao phải giấu giếm?
− Bác sĩ không cần tìm hiểu lý dọ
− Chừng nào ông bà làm lễ cướỉ
Nàng đáo cộc lốc:
− Còn lâu!
− Chị không muốn tiết lộ chuyện thai sản trước ngày vu qui phải hôn?
Nàng cau mày:
− Bác sĩ hiểu như vậy là được rồị
− Riêng đối với anh Bửu Châu, tôi tưởng chị nên cho anh ấy biết để ảnh mừng!
Mỹ Dung khoa tay lia lịa:
− Không! Không! Tôi yêu cầu bác sĩ, tôi tha thiết van lơn bác sĩ đừng nói gìvơi chồng tôi hết, đừng cho chồng tôi biết gì hết. Bác sĩ làm ơn kín miệng dùm tôi nghe bác sĩ.
Bác sĩ Bửu Châu trao tờ toa thứ hai sang tay nàng:
Được rồi, chị hãy yên tâm. Tôi có bổn phận, ngoài việc trị bịnh, là luôn luôn phải chiều chuộng bịnh nhân nữạ
− Trong toa thứ nhứt, bác sĩ cho to6i những thứ thuốc trị về bịnh gì dó?
− Nhiều thứ thuốc bổ cho chị ăn ngon, ngủ yên, không còn chóng mặt, không còn buồn nôn nữạ Chị được khỏe thì bào thai mới ma.nh. Chị hãy nhớ, chị không dược uống một viên thuốc nào của toa thứ hai hết nghẹ Thai nghén có gì... trắc trở thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, chị hiểu hôn.
Đạ! Bác sĩ dặn sao, tôi phải nghe vậỵ
Đdúng một tuần sau, tôi sẽ đến xem mạch lại và đổi thuốc cho chị
− Thôi, bác sĩ không cần trở lại nữạ
− Tôi cần theo dõi tình trạng sức khỏe của chị lắm, vì bào thai hoàn toàn chịu ảnh hưởng nơi thuốc men của chị dùng. Chị đừng ngại gì hết.
Nàng tắc lưỡi như khó chịu:
− Nhưng, tuần sau, tôi không còn ở Sàigòn nữạ Bác sĩ đừng đến, mất công.
− Chị theo anh Bửu Châu ra đồn điền hả/
− Tôi ra đồn điền làm quái gì.
Bác sĩ tươi cười:
− Hay ông bà định đi đổi gió ở đâu đó?
Nàng lắc đầu:
− Không, tôi về quê chơi vài tuần...
− Chừng nào chị về? Chị cho biết đặng tôi đến thăm thai cho chị
− Cũng chưa biết chừng nào tôi về.
− À! Hay là chừng nào chị về, chị điện thoại cho tôi haỵ Trên toa thuốc, có số điện thoại của tôi đó.
− Cám ơn bác sĩ.
Không nghe tiếng động mà đột ngột Bửu Châu thò mặt vào cửa phòng:
− Thế nàỏ Bịnh trạng ra sao đó, toa?
Mỹ Dung kín đáo nháy mắt và lẹ miệng hớt trước:
− Cãm...! Cãm xoàng, có đáng gì đâu mà làm phiền bác sĩ, bắt bác sĩ phải đến tận nhà.
Bửu Châu bước thẳng vào trong cười xóa âu lo:
− Không có gì đáng lo hả toả
Ông bác sĩ già lắc đầu, ngập ngừng:
− Ừ...! Nay maị.. Chị sẽ khỏị
− Vì thấy bà đầm nằm liệt, mà không cơm cháo gì hết, moa mới rối lên. Rồi toa cho thuốc gì đó?
Mỹ Dung liền trao cái toa thứ hai cho già Bửu Châu:
Đây nè! Anh đi mua ngay cho Dung uống đị
Bửu Châu lướt mắt kiểm điểm từng tên thuốc:
− Mấy thứ này chẳng bao nhiêu tiền mà.
Lại đến bà Nam Phát bước vô rối rít:
− Sao, bác sĩ? Con nhỏ tôi đau sao đó, bác sĩ? Tim phổi của nó có sao hôn, bác sĩ? Theo tôi nghĩ, bác sĩ nên cho nói đi rọi kiến...
Ông bác sĩ già khoa tay, hệch miệng cười:
− Thưa cụ, bịnh của bà chị tôi không có gì đáng ngại, cụ hãy yên tâm, sau khi uống hết một toa thuốc, bà chị tôi khỏi ngaỵ Rồi đây bà chị tôi sẽ khỏe mạnh, hồng hào hơn xưa nữa à cụ
Bà Nam Phát ngơ ngác:
− Tôi hỏi về con nhỏ tôi, mà bác sĩ nói bà chị.. bà chị nàỏ
Già Bửu Châu lẹ miệng đỡ lời:
− Thưa mợ, bác sĩ Bửu với con là bạn bè thân thích nhau lắm, coi nhau như anh em ruột thịt vậy, cho nên ảnh kêu vợ con bằng chị Ảnh cho biết, vợ con chỉ cãm xoàng thôi chớ không phải bịnh gì trầm trọng như mình thấỵ
Bà Nam Phát tươi cười:
− Vậy ha! Bác sĩ kêu con Dung bằng thím... là thím vai em cũng được rồị Nó còn ít tuổi mà bác sĩ kêu chi tới bằng chị
Thấy toa thuốc trên tay Bửu Châu, bà Nam Phát hỏi sang con rể:
− Bác sĩ cho toa rồi hả, haỉ
Đạ, mợ tiếp chuyện với bác sĩ, để con đi mua thuốc cho vợ con.
− Thôi, con ở đó với vợ con đi, để mợ nhờ đứa nào đi mua thuốc cũng được.
Vừa nói, bà Nam Phát vừa giật lấy toa thuốc đi mau xuống dưới nhà. Có ý muốn để Bửu Châu được tự do an ủi vợ, bác sĩ Bửu dặn dò thêm vài lời, đoạn bắt ay Bửu Châu và chào kiếu từ Mỹ Dung.
Già Bửu Châu theo đưa bạn ra đến đầu cầu thang.
Ông bác sĩ già ngoảnh lại cười mỉa:
− Bà nhạc của toa còn trẻ quá! Chắc bà ấy nhỏ tuổi hơn toa nhiềụ Thế mà bà ấy gọi toa bằng... con ngọt hà! Toa tốt phúc nhất thiên hạ đó nghe!
Già Bửu Châu còn khoe khoang:
− Vị hôn thê của moa cũng hết mực thương yêu moạ
Ông bác sĩ già khựng bước, quay lại nhìn thẳng mặt ông Bửu Châu dường như định nói chuyện quan trọng lắm, nhưng sau một phút đắn đo, ông lại thôị Ông đưa tay bắt tay già Bửu Châu lần nữa kèm theo một câu ngắn ngủi mà nhiều ý nghĩa:
− Chúc toa nhiều hạnh phúc trong cuộc tình về chiều!
Chỉ tiễn chân bạn tới đó thôi, già Bửu Châu vội vàng trở lại phòng ve vuốt Mỹ Dung:
− Cục cưng của anh nè! Bây giờ, cưng nghe trong mình thế nào ha??
Nàng cáu kỉnh gạt trên, đá dưới:
− Không có thế nào hết.
− Em có muốn ăn gì hôn?
− Không!
− Lưỡi đắng lắm ha??
− Hổng biết.
− Sao mà xẵng đắng với anh vậỷ
Nàng đập tay xuống nệm:
− Hỏị.. hỏi hoài mệt quá mà! Đi xuống dưới đi, để cho em nằm yên một chút. Cái gì mà hai ba phút một người chạy lên hỏi, hai ba phút, một người lên xốc em dậy, không cho em nghỉ ngơi gì hết, bịnh của em làm sao bớt được chớ.
Già Bửu Châu muốn cho nàng thấy chút săn sóc với âu lo của mình, ông ta vói kéo chăn đắp lại cho nàng:
− À thôi, anh không hỏi gì nữa đâụ Cưng ngủ đi!
Nàng lại dằn dỗi kéo chăn vứt bên trong:
− Em biểu đi ra ngoài đị
Không dám trái ý nàng, già Bửu Châu cúi xuống định hôn lên trán Mỹ Dung, nhưng nàng lẹ làng lăn vào trong, úp mặt dưới gối trốn tránh làm cho ông ta cụt hứng, ông ta đành quay lưng rón rén bước ra khỏi phòng.
Mỹ Dung liền chồm dậy chạy đi khóa cửa, đoạn lấy giấy bút viết mấy chữ để báo tin khẩn cấp cho Bình:
Anh yêu,
Cho anh hay, bác sĩ vừa cho em biết, em đã,.... có thai ba tháng. Chắc chắn lắm chớ không có nghi ngờ gì nữa hết. Xin anh đừng bận tâm lo nghĩ gì nữa hết. Chúng mình đã trót liều rồi, thì cứ liều luôn, đến đâu hay đó. Mình cứ đeo mang cái tâm trạng lo sợ hoài cũng không sống nổị Cứ vui vẻ như thường nha anh. Hôm nào em khỏe, chúng mình sẽ gặp nhau nói chuyện nhiều hơn. Em sẽ tin cho anh hay saụ
Hôn anh
27-3....
Viết xong, nàng xếp mảnh giấy, cuộn tròn lại, nhét vào tuýp thuốc đà lấy ruột, chờ tối sẽ thả xuống bờ tường cho Bình.
Thình lình, quả nắm cửa phòng lắc lia:
− Mỹ Dung ơi! Con ơi! Bộ con khóa cửa ha??
Nàng luống cuống ném ống thuốc lên gối, chạy ra mở cửa cho bà Nam Phát:
− Ngoài má ra, con hổng muốn ai ra vô phòng con nữa hết, con mới khóa cửa lại đó. Má kêu chỉ
Bà lách vào trong và để mắt theo dõi sắc diện của con gái:
− Bộ con lạnh ha??
Đạ.. đâu có.
− Sao mặt con hơi thất sắc?
− Con bịnh, không ăn uống được nên da con mét đó chớ.
− Bộ con mới gây với chồng con trên nầy ha??
− Ai nói với má?
− Thằng nói!
− Con bực quá mà ảnh hỏi hoài nên con quạu chớ có gây gỗ gì đâu mà ảnh đi méc má.
Bà mắng yêu:
− Con nhỏ thiệt vô duyên! Con bịnh thì chồng con phải theo săn sóc, thăm hỏi chớ saọ Con gắt gỏng với chồng con hoài nó buồn.
Chợt thấy cái ống thuốc nằm trên nệm, bà Nam Phát đâm hoang mang. Bà đi thẳng lại giường lượm lấy mở nắp xem xét:
− Con uống thuốc gì đâỷ Nhét giấy gì trong nàỷ
Nàng lẹ tay giật phăng đi:
− Ống thuốc không.
− Con phải chờ thuốc của bác sĩ cho, đừng uống gì bậy bạ à nghe con.
− Con uống gì bậy bạ đâụ
Thế là bà Nam Phát không để ý tới cái tuýp thuốc đựng bức mật thư nữạ Bà kéo tay con gái bắt ngồi xuống giường, vừa đổi giọng nghiêm trọng:
− Nè, con! Chồng con biểu má lên hỏi lại ý kiến của con...
Mỹ Dung băn khoan chận hỏi:
− Gì đó, má?
Bà chẫm rãi nói:
− Chồng con muốn đem con về Đà Lạt đặng dưỡng bịnh một thời gian....
Không để mẹ nói dứt lời, Mỹ Dung gạt ngang:
− Thôi má ơi! Con hổng đi đâu hết má ơi! Đâu có phải con mắc chứng bịnh gì ngặt nghèo mà phải lên Đàlạt dưỡng bi.nh. Hơn nữa, người ta chưa làm đám cưới, con không thể đi xa với vị hôn phu như vậy được.
Bà Nam Phát chau mày:
− Có phải trai gái tình tự gì đâu mà con ngạị Trước hay sau đám cưới cũng vẫn là vợ chồng rồi mà.
Mỹ Dcung vật mình:
− Mà con nhứt định con không đị Chết sống gì, con cũng ở nhà hà. Má nói với chồng con rằng, con không có mắt bịnh tim, bịnh phổi chi đâu mà bắt con rời khỏi đô thàng đặng dưỡng bi.nh.
− Con không chịu đi thì thôi, có gì đâu mà con nói gaỵ
Nàng rắn giọng:
− Kể từ phút này, bất cứ là ai, không phải là người trong nhà mình, con cấm không được tự do vào phòng riêng của con. Má đừng để người ta xông xáo lên lầụ
Thừa biết con gái có ý ám chỉ ai rồi, bà Phát tắc lưỡi:
− Tại sao khi không mà con đổi tánh kỳ lạ vậy con. Chồng con chớ bộ ai xa lạ hay sao mà con ngăn cấm....
− Con muốn được yên tĩnh.
Bà thở dài:
− Theo như người ta đau ốm, người ta cần có chồng con ở bên cạnh săn sóc cho mau ma.nh. Đằng này, con cấm không cho chồng con thăm viếng, nghĩa là saọ Tánh ý của con ngược đời hơn ai hết.
Nàng lại nủng nịu với mẹ:
− Con sắp xa ba má và các em, con phải rời bỏ tất cả những gì thân yêu trong ngôi nhà này để đi theo chồng. Bây giờ, con lại thấy luyến tiếc tuổi học trò của mình, còn luyến tiếc tất cả những gì thuộc về dĩ vãng củạ.. cô bé Mỹ Dung thuở còn sống trong vòng tay nâng niu của cha mẹ
Má đã hiểu ý con chưả Hơn lúc nào hết, con đang khát khao được sống lại thời thơ dại đó, cho nên con không muốn ai ngoài ba má săn sóc cho con. Con chỉ muốn được mẹ vỗ về trong lúc con buồn. Con muốn trở thành cô bé Mỹ Dung mười một, mười hai tuổi, chớ không thể là cô Mỹ Dung sắp lấy chồng.
Bà Nam Phát tươi cười:
− Ừ, thôi, má biết ý con rồị Đứa con gái nào cũng vậy, khi sửa soạn về nhà chồng thì lo sợ đủ điều hết, không muốn nghĩ đến chuyện tình duyên nữạ Con tính là con còn bé bỏng được nhỏng nhẻo với má vài ngày nữa phải hôn?
Nàng siết tay mẹ mà cười gượng:
− Má nói con nhỏng nhẻo, con hổng chịu đâụ
Triệu chứng phát hiện nơi người đàn bà có thai càng ngày càng rõ rệt hơn. Thấy Mỹ Dung luôn luôn hôi cơm, tanh cá, bà đâm hoang mang, bà theo gạn hỏi hoài mà Mỹ Dung không chịu thú thật.
Bà bắt đầu theo dõi từng hành động, từng cử chỉ của con gáị Mỹ Dung vừa đi xuống thang lầu thì bà liền đột nhập vào phòng nàng. Bà lục soát hết mọi nơi, từ trong tủ aó, đến dưới nệm, từ trong bao go6 i, đến dưới drap, bà cố tìm một bằng chứng...
Mỹ Dung uống thuốc như uống nước lã, mà đổi bác sĩ khác đến khám bịnh cho nàng, nàng lại quyết liệt phản đối, không cho bác sĩ thấy mặt nàng. Như vậy, bà không thể tin con gái mình cãm sương, cãm gió được. Mà hễ bà nói chuyện thai nghén thì Mỹ Dung giảy đỏng, chối phăng.
Không phải bà cố ý tra gạn để mà rầy la Mỹ Dung, mà bà chỉ muốn biết rõ tình trạng thai nghén của Mỹ Dung như thế nào để bà lo liệụ Bà đinh ninh rằng, nếu quả thật Mỹ Dung có mang, thì là con của già Bửu Châu, chớ bà đâu có thể ngờ được cái bào thai mà Mỹ Dung đang mang mểnh kia lại là con của anh chàng sinh viên nghèo nàn, sống chui rúc trong một căn nhà tồi tàn bên bờ tường, dưới chân tòa cao ốc sang tro.ng.
Sau cùng, Bà Nam Phát lục đến đồ đạc, thuốc men trên tápđdờ-nuý. Kéo cái ngăn nhỏ, bà chợt bắt gặp những miếng xoài tượng, vài trái mận, với một gối muối ớt giấu trong đó.
Không còn nghi ngờ gì nữa cả, bà đã tin chắc Mỹ Dung có thai rồi chớ không phải bịnh hoạn gì đáng ngại hết. Bà lôi xoài mận bày ra trên mặt (tápđdờ-nuy) đúng nhằm lúc cô bé Mỹ Trang lên tớị
Cô bé trố mắt:
− Má đừng ăn cái đó, của chị hai à!
Với tâm trạng nửa mừng, nửa lo, bà phải cười thầm trong bụng vì cây nói ngây dại, thật thà của con gái út. Bà nghĩ rằng, mình chưa tra gạn, mà nó đã khai hết.
Bà hỏi Mỹ Trang:
− Chị hai con đâủ
Cô bé chỉ tay:
− Chị hai mữa ồ ồ dưới buồng tắm á. Má gói cất cái đó cho chị hai đị Má ăn hết là chĩ khóc à!
Bà bật cười:
− Bộ tao là con nít như tụi bây hay sao mà ăn vu.ng. Má thấy gói gói lục cục lòn hòn trong ngăn kéo, má mới lôi ra coi cái gì. Trái chua của chị hai con đây ha??
Cô bé nhẹ gật:
− Hồi nảy, chị hai biểu chị Mỹ Hương lén đi mua đó. Chị hai dặn, đừng đứa nào lấy ăn của chị Hổm nay, chị hai ăn xoài, ăn ổi không hà! Chị Haị..
Không biết Mỹ Hương ở đâu xông vô, bịt miệng em mình không cho nói và Hương khéo lẻo mép:
− Của con đó à, hổng phải của chị hai đâụ Chị hai bịnh mà đâu có dám ăn đồ chuạ
Bà Nam Phát nghiêm giọng:
− Bộ con Mỹ Dung dặn con nói trớ như vậy ha?? Mỗi lần con đi mua đồ chua cho nó, con lấy của nó bao nhiêu tiền công?
Mỹ Hương bai bải:
Đạ.. đâu có, chị hai đâu có mướn..., con đâu có ăn tiền công...
Bàdóa tay ngắt ngang:
Đdừng có lẽo lự, tao vã rớt răng bây giờ.
Mỹ Hương né đầu và cười bỡn cợt với mẹ:
− Con nói thiệt mà! Thì dụ có mua hai miếng xoài thì chỉ một miếng, phần con một miếng...
Mẹ nàng gạn tới:
− Con Mỹ Dung nó ăn chua như vậy từ hồi nàỏ
Bây giờ, Mỹ Hương lại lia miệng khai hết:
− Lâu rồi! Chỉ thường ăn đồ chua từ hôm chĩ bịnh lận mà. Chĩ nói, chĩ ăn cơm, ăn cháo không được, thì chĩ ăn trái chua để... giữ sức khỏe khỏi bị suy giảm, vì trái chua rất bổ, có nhiều loại vi ta min....
Bà Nam Phát cười gằn...
− Hứ! Vi ta min gì? Nó đau nó ăn đồ chua trừ cơm cháo, là nó... nó tới số nó rồị..
Nói đến đây, bà xua tay:
− Hai đứa đi xuống dưới nhà chơi, hay coi lại bài vở đi, có gặp con Mỹ Dung ở dưới thì biểu nó lên đây cho má hỏi chút chuyện.
Trước khi đi ra khỏi phòng, cô bé Mỹ Trang còn lén chộp một trái mận giấu trong vạt áọ
Mỹ Hương thì ngoái lại dặn dỏ:
− Má đừng... liệng cái gói đó, chị hai lên giãy đỏng à nhạ Má cũng đừng ăn của chĩ bắt đền con à nhạ
Bà nghiến răng mắng yêu:
− Mẹ cha bây! Bộ tao hay ăn vụng như bây hay sao mà bây nói vậỵ Hai đứa đi kêu con Mỹ Dung lên cho tao mau đị
Bà Nam Phát đợi đến ga6`n năm phút sau mới thấy Mỹ Dung lên thập thò ngoài cửạ Bà bước ra nắm tay con gái kéo vào trong chỉ gói trái chua, hỏi bằng giọng ôn tồn, mà nghe như gay gắt:
− Mỹ Dung! Trong mình con làm sao mà dám ăn những thứ nàỷ Con thèm lắm nên con lén mua, giấu nhét vào trong ngăn kéo đó phải hôn? Má đã biết rồi, con đừng nói dối má nữạ Sự thật.. ra làm saỏ Con hãy nói hết cho má nghe đị
Mỹ Dung liếc nhìn mấy thứ... trái hồi sinh, mấy loại vi-ta-min... bảo mẫu, dưỡng thai của mình mà phải tái xanh mặt màỵ Đôi môi nàng mấp máy mà thốt chẳng ra lờị
Bà Nam Phát tiếp tục dịu ngọt vỗ về:
− Hả con? Có gì đâu mà con phải giấu má? Con cứ nói thiệt đị Ở đây chỉ có hai mẹ con thôi, con đừng mắc cở gì hết, đời con gái, làm thân đàn bà, có chồng rồi, mấy ai tránh khỏị.. chuyện đó đâụ
Nàng bẻn lẻn cúi mặt:
− Má!
Bà lại vuốt ve:
− Ừ! Có làm sao, con cứ nói thiệt cho má biết, nói hết má nghe, để má lo liệu cho con.
Nàng lui lại, ghé ngồi nơi cạnh giường, vừa ấp úng:
− Má...! Má đã biết...
Bà gật đầu:
− Biết chớ! Từng tuổI này mà không biết sao được con. Con đã ... mâý tháng rồi, con cho má biết đặng má mừng với coi nà.
Mỹ Dung bấm móng tay xuống mặt nệm, vừa lí nhí:
− Dạ... ba tháng!
Đôi mắt bà Nam Phát bỗng dưng rực sáng
− Ba tháng rồỉ
− Bác sĩ có cho toa dưỡng thai mà con không dám uống.
Mẹ nàng chau mày:
− Coi! Sao mà dại vậy, con? Bác sĩ coi mạch cho con biết con có thai, sao con không cho má haỷ Bác sĩ cho toa dưỡng thai, sao con không chịu uống thuốc? Chuyện thai nghén là chuyện thông thường của đàn bà con gái, mà con giấu là giấu cái gì?
Nàng để nước mắt rưng rưng tuôn dài xuống má, lặng câm không đáp.
Bà Nam Phát bấm đốt tay tính toán, đoạn đổi sắc diện vui tươi:
− Như vậy thì con có mang từ tháng mà... mà con đi Vũng Tàu đổi gió một tuần lễ đó chớ gì? Con nhớ kỹ lại coi phải hôn, để má tính coi tháng nào con sanh.
Mỹ Dung thẹn đỏ mặt, nàng cắn moi, dọn miệng một lúc mới nhỏ nhẻ đáp:
Đạ.. phải!
Đột ngột, bà đổi giọng trách mát:
− Má tin tưởng con lắm, nên má mới để cho con được tự dọ.., muốn đi đâu thì đi, má không ngăn cấm, kềm chế khắc khe như người tạ Má không ngờ con lại quá dễ dãị... về chuyện yêu đương ngoài vòng hôn nhân...
Mỹ Dung ngước mặt van lơn:
− Con lỡ dạị.., xin má tha thứ cho con. Vì hai con đã... yêu nhaụ..
Bà Phát hớt ngang:
− Má biết... Má biết... Má nói đây là nói cái hơn thiệt của con gái cho con nghe chớ không phải má rầy la quở mắng gì con. Dầu gì chuyện cũng đã rồi, con còn ở với ba ma, thì ba má phải lo cho con. Chừng nào con theo chồng, thì chồng con lọ Con có cho nó biết chưả
Đạ có...
− Nó mừng lắm phải hôn?
Đạ.. nửa mừng, nửa lọ..
− Nó sợ ba má trách chớ gì phải hôn?
Đạ!
− Trước sau gì cũng là vợ chồng, trách nổi gì.
− Ảnh sợ ba má lắm! Thú thật với má...
Nghe con gái ngập ngừng rồi nín lặng luôn, bà Nam Phát sốt ruột:
− Con muốn nói gì? Cứ nói đi!
− Xin má rộng lượng thứ dung cho hai con....
− Má có bắt tội, bắt lỗi ai đâu mà con xin thứ dung. Còn chuyện gì nữa, con cứ nói mau cho má nghẹ
Lời nàng vướng vấp:
− Thú thật với má..., sau khi ảnh được tin con có thai, ảnh bối rối lắm. Vì ba má không bằng lòng... tác hợp cho hai con...
Bà Nam Phát cau mày, chận ngang:
− Con còn đòi tác họp gì nữa bây giờ?
− Má cho con nói hết.
− Ừ! Sao nữả
− Má đừng giận, đừng rầy con nữa nha má.
− Tự nảy giờ, má có giận, có rầy con đâụ Sau khi nó biết con có thai rồi, nó muốn xin làm đám cưới trước ngày dự định phải hôn?
Nàng lắc đầu:
Đạ... hổng có! Hai con dự định.. dắt nhau đi thật xạ Khi con sinh nở cứng cáp rồi, hai con sẽ trở về lạy thú phạt.
Bà Nam Phát trố mắt, sảng sốt:
− Vợ chồng con tính cái gì lạ đời vậỷ Bộ hai đứa thầm lén gái trai hay sao mà tính ly khai gia đình rồi thú phạt. Sắp làm đám cưới tới nơi rồi mà thú phạt cái gì? Ông Bửu Châu lớn tuổi rồi chớ đâu phải là con trai mười tám, đôi mươi, mà ổng không biết lễ giáo, gia phong.
Nói đến đây, bà lộ vẻ giận dữ:
Đdể má cho ba con hay, rồi ba má kêu Bửu Châu tới đây để bắt buộc Bửu Châu trả lời cho ba má biết lý dọ.. vì sao mà ổng tính dắt con trốn đị Ổng trả lời không xuôi tai thì ổng đừng trách sao ba má không nghĩ tình...
Chưa dứt lời, bà Nam Phát hậm hực quay lưng.
Mỹ Dung vội vàng níu tay mẹ kéo lại:
− Má! Má ơi! Má đi đâủ
− Má xuống gọi điện thoại kêu ba con về tức tốc.
Nàng ôm choàng ngang lưng mẹ:
− Không! Đừng, má ơi! Con nóị.. không phải ông Bửu Châụ
− Saỏ
− Khổ quá! Không phảị.. của ông Bửu Châu!
Mẹ nàng thêm ngơ ngác:
− Con nói gì... không phải của ông Bửu Châu! Cái gì không phải của Bửu Châủ
− Má chưa hiểu câu nói của con saỏ Sao má bảo là má đã.. biết hết rồỉ Anh ấỵ.. chớ đâu phải Bửu Châụ
Bà vừa kinh ngạc, và hoang mang:
− Ủa! Tự nảy giờ, con nói gì...? Anh ấy là anh nàỏ
− Người cno trai mà con... chọn lựạ..
− Trời đất ơi! Mỹ Dung! Con... con ngoại tình phải hôn?
− Không phải con ngoại tình, hai con yêu thương nhau từ lâu rồi và cùng hẹn ước sau ngày thàng tàị..
Bà nóng nảy chận ngang:
− Nghĩa là con có thai vớị.. thằng đó?
Đạ! Con đã giải bày với má bao nhiêu lần rồi, con không thể yêu ông già Bửu Châu, con không thể làm vợ Bửu Châu, thà rằng ba má giết con chớ đừng chôn vùi con trong tủi nhục mà được ông già Bửu Châu bọc vỏ bằng vàng son nhung lụạ
Bà Nam Phát tức tối:
− Bộ con mắc bùa ngãi gì của thằng kia hả, Mỹ Dung? Hồi nào con nói, con ưng, con chịụ.., con đi đây, đi đó khắn khít với Bửu Châu, rồi ngày nay con lại giở chứng...
Mỹ Dung bật khóc:
− Ba má bức bách con bằng mọi áp lực, ba cầm súng toan tự tử, còn má thì đay nghiến con ngày đêm, mà con không xuôi thuận theo ý muốn của ba má sao được chớ. Trong những ngày gần đây, con bằng lòng đi chơi với Bửu Châu, không phải con sống khắn khít bên ông già đó đâu, mà chính là con tạo cơ hộị.. để được gần gũi với người con thương.
Mẹ nàng thở dài:
− Trời ơi là trời! Con làm khổ cha mẹ nè! Bửu Châu mà phát giác vụ này, rồi ba má mới biết ăn làm sao nói làm sao với người ta đâỵ Ba má còn mặt mũi nào ngó người ta nữạ Con gái sắp tới ngày vu vi mà mang thai hoang chửa lạnh như vầy, có nhục cho tông môn hay không chớ!
Giọng Mỹ Dung đầy cương quyết:
− Con đã thú thật hết rồi, ba má không thương con, ba má giết con, con cam chịu, chớ con không thể làm vợ Bửu Châụ Nếu ba má còn cố dồn con vào ngõ cụt, thì con liềụ..
Bà chớp mắt lia:
− Liều gì?
− Khi người ta tuyệt vọng rồi, người ta không còn ham sống nữạ Con nói thiêl.t với má, kể từ ngày có cái tên Bửu Châu xen vào gia đình này, không có một phút, một giây nào mà con vui được hết. Đã bao nhiêu lần rồi, con cầm chai dầu nóng kề lên miê.ng.
Bà Nam Phát sảng hoàng:
− Trời đất...! Con ực một cái thì con còn gì!
− Nhưng, con kịp nghĩ suy, con cố bám lấy hy vọng mong manh cuối cùng. Còn hy vọng cuối cùng nên con mới còn sống gượng tới ngày naỵ Nay, mai, lúc nào đó, khi xét thấy cần, chỉ một ống thuốc thôi cũng đủ... xoa dịu hết khổ đau cho con rồị
Mẹ nàng rối rít lên
− Trời ơi! Con ơi! Con đừng nghĩ dại nữa, con ơi!
Giọng nàng hàm căm uất:
− Con liều thân con, để cho hai em con sau này khỏi phải khóc cho cảnh bẽ bàng như con hôm nay.
Bà Nam Phát vuốt ngọt:
− Con tính như va6.y, rủi con có bề nào, thì má cũng không sống nổi à. Mà con tự tử chính là con giết con của con à.
Nàng nói nhanh:
− Con biết...! Con giết nó bằng thuốc độc, cũng như ba má giết con bằng cách hủy diệt hết mọi ước vọng trong đời con. Hai mẹ con cùng chết cho mát thân, sống làm gì mà phải chịu mọi thứ roi vọt của tình cảm.
Bà ôm con gái:
− Bây giờ, con muốn gì, con cứ nói đi, rồi má sẽ chiều con. Má sẽ chiều hết thảy cho con vui lòng.
Nàng cứng rắn:
− Con không muốn thấy mặt ông già Bửu Châu nữa.
− Mỹ Dung! Con nói vậy nghĩa là....
− Nghĩa là không còn chuyện bán duyên, ép nợ. Ba má nên chấm dứt mọi liên hệ với ông Bửu Châu.
Bà Nam Phát lặng thinh, trong lòng bà rối rắm như tơ vò. Đứng trước hoàn cảnh này, bà cũng muốn chiều con, nhưng còn ông Nam Phát, chuyện gã Mỹ Dung cho ông Bửu Châu là do quyết định của ông chớ đâu phải do ý kiến của bà.
Sau một lúc dò xét thái độ của mẹ, Mỹ Dung giãy nãy:
− Sao má làm thinh? Vấn đề gì thì má chiều con được, còn chuyện đó, má không thể nghe con được phải hôn? Con vần biết trước như vậy mà. Tài sản của ông Bửu Châu lớn lao quí trọng hơn sinh mạng của con mà!
Bà tắc lưỡi, chau mày:
đdể thủng thẳng rồi má tính. Con đừng gay gắt với má quá như vậy.
− Má còn tính toán gì nữa? Má định bảo ông Bửu Châu cấp tốc làm lễ cưới là yên phải hôn? Đám cưới không có xe hoa, mà chỉ có xe tang thôi má ơi?
Mẹ nàng mủi lòng, sụt sịt.
− Má không có bức éo con nữa đâu. Má khổ tâm lắm mà! Con đừng nói chuyện như trối trăn với má nữa mà. Con hãy yên tâm, để á bàn lại với ba con. Con đừng buồn rầu nữa, nghe hôn.
Mỹ Dung làm thinh, trong lòng nàng khấp khởi vui mừng. Nàng thầm tin tưởng nàng sẽ hoàng thắng trong cuộc... Phản công cuối cùng để quyết định số phận tương lai cho nàng.
Bà Nam Phát càng dịu ngọt:
− Má hỏi nhỏ con điều này nghe. Con trót dại thầm lén đi lại với thằng nàọ..
Nàng hớt nhanh bằng câu bắt bẻ:
− Bộ người ta dụ dỗ con hay sao mà má nói con trót dạị.. Người ta nghèo, nhưng người ta sạch, thanh cao, biết trọng tình nghĩa. Ý con chọn thì lòng con thương... chớ không phải người ta có ý nhảy vô đào mỏ như má tưởng đâu.
− Ừ má biết vậy rồi! Con thương yêu đứa nào đâu con nói thiệt với má đi.
− Chỉ cho ba má biêt người ta, đặng ba sai người ám hại người ta hay sao.
− Ám hại cái gì. Ba má cần biết thằng đó là ai đặng ba má tính tới, tính gấp cho con đây nè!
Nàng lắc đầu.
Bà Phát sửng sốt.
− Sao mà con lắc đầu?
− Con không thể cho má biết bây giờ được
− Tại sao vậy?
− Người ta không có tội tình gì hết, con cần phải bảo vệ cho người ta sống yên lành.
− Ba má có... làm khổ làm dễ gì ai đâu mà con sơ.
− Con đã chứng kiến lắm cảnh đời trái ngang, tàn nhẫn như tình cảnh hiện tại của con, nên con phải dè dặt...
− Con không tin má hay sao mà con nói vậy?
− Con tin má, nhưng còn ba con thì sao. Má cạy miệng con, con cũng không nói nữa. Chừng nào ông già Bửu Châu thật sự... rút lui và ba má bằng lòng cho cha mẹ anh ấy bước tới nhà này, thì chừng đó con sẽ cho ba má biết anh ấy là ai, con nhà ai, thuộc thành phần nào trong xã hội.
Bà Nam Phát thầm tức bực:
− Con nhỏ thiệt kỳ.
Cô Hạnh đưa đường cho chàng, từ nông trại băng qua một quãng rừng chồi, có lưa thưa cây trâm, cây sim, qua hai lần vượt suối, một suối sâu, một suối cạn thành đường truông chằng chịt các thứ cỏ dây, mới đến ngọn đồi nơi mà Mỹ Dung bị.. lưu đày.
Vệt nắng úa còn vấn vương trên đỉnh đồi, trên mái nhà tranh, mà dưới khu rừng đã sầm tối.
Cô Hạnh dừng lại dưới chân đồi, ngoảnh lại hỏi chàng:
− Mệt hôn, cậu hai?
Chàng ngước nhìn lên đồi tìm một hình bóng thương yêu:
đạ không!
− Cậu leo lên tới cái nhà có nổi hôn?
đư sức! Mỹ Dung còn lên xuống được, tôi lại yếu đuối hơn đàn bà con gái hay sao. Mỹ Dung ở trong cái nhà thấy thấp thoáng đó hả cô?
Hạnh hăm hở tiến lên trước:
đạ!
Chàng nhìn quanh lo âu:
− Chỗ rừng rú hoang vu như thế này mà Mỹ Dung dám ở một mình hay sao?
Hạnh thở phào, nói nhanh:
− Bởi vậy tôi mới nói với cậu hồi nảy, vợ chồng ông Nam Phát... Ý! Xin lỗi! Xin lỗi cậu hai! Trước mặt cậu mà tôi dại miệng, dại mồm nói tên ông chủ, bà chủ...
− Không sao, Nam Phát th`i cô cứ kêu Nam Phát.
− Tôi đâu dám hổn...
− Cô cứ tiếp.
− Ông chủ, bà chủ đưa cô hai lên đây đặng... giấu cái bụng bầu, mà tôi kể như cô hai bị đày. Ban ngày, tôi chạy ra, chạy vô đem cơm nước cho cô hai, trò chuyện với cô hai cho cổ giải khuây. Còn ban đêm thì má tôi phải ở ngoài này vói cô hai. Ngoài tôi với bà già ra, không ai được phép đặt chân lên đồi này.
Bình nửa đùa, nửa thật:
− Cô phải kể tôi nữa chớ.
Nàng chậm bước chờ Bình, vừa ngoái lại nhoẻn cười:
− Cậu thì khác, cũng như ông chủ, bà chủ, là những người có quyền lui tới thăm viếng cô hai. Từ ngày cô hai lên đây, tôi nghe cô hai nhắc tới tên cậu chừng trăm lần mỗi ngày vậy đó.
Bình tiến lên ngang Hạnh và gạn hỏi:
− Mỹ Dung nhắc sao?
− Cô hai thường nói, trong lúc này, chỉ có mỗi mình cậu biết thương xót cho cô hai thôi. Cô hai với cậu cùng cha khác mẹ mà yêu thương nhau còn hơn anh em cùng mẹ sinh ra.
Chàng chúm chím cười, chẳng nói sao hết.
Hạnh tiếp bằng giọng hơi hằn học:
− Cái ông nào gạt gẫm cô hai, thiệt đúng là sở khanh à hả cậu hai? Lấy người ta có chửa, rồi bỏ người ta bơ vơ, thiệt là quân tàn nhẫn. Đàn ông, con trai khốn nạn vậy đó.
Bình sượng người:
− Cô chửi tất cả đàn ông, con trai à?
đạ không! Không! Tôi tức, tôi nóị.. cái ông nào mà lấy cô hai đó. Cậu hai biết mặt cái thằng lưu manh đó hay không?
Tưởng là Hạnh đã khám phá ra sự thật nên chửi xéo mình, Bình thầm lấy làm nhột nhạt. Chàng tự bào chửa:
− Tôi biết người đó, người vẫn còn tha thiết thương Mỹ Dung, nhưng vì... thành kiến khắc khe của cha mẹ trong vấn đề hôn nhân và còn nhiều trở ngại lớn lao khác nên hai người phải sống cách ngăn như vậy đó chớ. Cô đừng nói gì... sở khanh..., sở khanh, Mỹ Dung nghe được, Mỹ Dung buồn lắm à.
− Vậy hả, cậu! Không phải người ta bỏ cô hai hả cậu?
đdôi bên vẫn vẹn tròn chung thủy.
− Tôi đâu có biết. Hèn chi, hôm trước, tôi có nói một tiếng sở khanh, cô hai giận tôi, mà tôi đâu có ngờ. Hai người còn yêu thương nhau, mà sao cậu không đưa chồng của cô hai lên đây thăm cổ cho cổ đỡ nhớ...?
− Người ấy tạm lánh mặt một thời gian, chờ cô hội thuận tiện mới ra mặt.
Lên gần tới nơi, Hạnh chậm bước lại, nàng tò mò hỏi:
− Còn vụ ông Bửu Châu hiện giờ ra sao cậu ha ?
− Cô nghe vụ đó nữa sao?
− Hầu hết công nhân đều biết cậu hai ơi!
đdó là một trở ngại lớn lao mà hai người đang quyết tâm san bằng... Thằng cha già đó sẽ là kẻ thảm bại!
đạ, phải rồi! Đời nào cô hai chịu lấy ông già đáng tuổi cha. Dầu cô hai có bằng lòng về làm vợ ông Bửu Châu, cũng chỉ được đầm ấm trong đôi ba năm, rồi ông Bửu Châu chết, cô hai phải chịu cảnh góa bụa, chịu tàn một đời hoa đang xuân.
Vì quá nôn nóng muốn gặp Mỹ Dung, chàng rảo bước qua sân:
− Mỹ Dung đi đâu mà bế cửa?
Hạnh phân giải:
− Có ở trong nhà, suốt ngày, cổ bế cửa như vậy đó.
Vừa nói, Hạnh vừa chạy vô trước, nhẹ đẩy cửa:
− Cô hai ơi! Cậu hai lên tới nè, cô hai ơi!
Đang nằm đọc sách trên ghế vải, Mỹ Dung bật dậy lẹ làng:
đdâu? Cậu hai đâu?
Hạnh mở rộng cáng cửa, nép qua một bên cho Bình bước thẳng vào trong. Hai người mừng nhau muốn ôm lấy nhau, nhưng còn phải dè dặt trước cặp mắt của cô Hạnh. Chàng và nàng chỉ gọi nhau thật nhỏ:
− Em!
− Anh!
− Em vẫn khỏe mạnh?
Nụ cười trên môi nàng tươi thắm hơn.
− Như anh thấy! Em tưởng phải đến sáng mai anh mới lên.
− Vừa được tin em, anh vội vàng sửa soạn đi ngay. Anh sốt ruột quá mà chờ đến ságn mai thế nào được
Mỹ Dung nhẹ hất hàm bảo Hạnh:
− Cám ơn Hạnh! Hạnh về đằng nhà đi.
− Cô cậu có cần chi hôn?
Mỹ Dung lắc đầu. Hạnh nhẹ gật đầu chào cả hai người, đoạn quay gót. Nhưng, cô ta vừa ra khỏi cửa thì Mỹ Dung chạy theo dặn vói:
− Hạnh ơi! Chừng nào rảnh, Hạnh mang ra cho tôi đủ bộ rê sô, ấm nước, cà phê, đường...
đdể tôi pha sẵn đem ra cho cô có phải tiện hơn không. Đem cho cô hai cái cà phê phin ha ?
đdừng pha sẵn, Hạnh cứ mang đủ dụng cụ, phụ tùng ra đây cho tôi, rồi chừng nào anh tôi muốn uống, tôi sẽ tự tay nấu nước pha lấy cho vừa ý ảnh.
− Bánh ngọt hôn cô?
− Có càng tốt. Đây nè, Hạnh vô lấy tiền...
đạ thôi cô ơi! Tôi về mang đồ ra cho cô liền bây giờ.
Như môt. sơn nữ, chưa dứt lời, Hạnh đã tuông cây chạy đường tắt xuống chân đồi.
Mỹ Dung quay vào nhà đem bao nhiêu thương nhớ của mình vào giữa vòng tay đam mê của chàng. Như là nghi lễ triều đình cố hữu từ bao nhiêu đời tiên đế không thể thiếu xót được, cuộc tiếp đón rất long trọng... bằng những nụ hôn nồng cháy, quá tưng bừng... với những ánh mắt si mê!
Mỹ Dung trở thành cô gái bé bỏng nằm trên cánh tay chàng mà nũng nịu:
− Nhớ em hôn anh?
Chàng tập trung tất cả yêu thương vào những ngón tay làm lược chải nhẹ cho hết rối tâm tình trên tóc mây:
− Nếu không nhớ em thì giờ này đâu có mặt anh ở đây.
− Nhớ nhiều ít?
đdêm nào anh cũng nằm mơ thấy em thì em đã biết...
Những ngón tay tháp bút mân mê từng chiếc nút áo của chàng:
− Mơ thấy sao, kể cho em nghe đi.
− Nhiều lắm, phải mấy đêm liền, anh mới kể hết chuyện chiêm bao. Lắm mơ hoa, mà cũng nhiều ác mộng.
Nàng trầm trọng:
− Em cũng như anh. Đêm đêm, em thường thấy anh đến với em, bên gối chăn, anh cho em những lời mật ngọt tình yêu, những cây son sắt ân tình! Đêm nào em không có chiêm bao thấy anh thì hôm sau buồn cả ngày không muốn ăn uốn. Chỉ xa nhau, vắng tin nhau một tuần thôi, mà em thấy bằng một năm dài anh ơi!
− Sao em không sớm cho anh biết tin...?
− Vì không biết nhờ ai mang thư về cho anh. Hơn nữa, ba má đưa em lên đây rồi ở lại chơi, thật ra thì ba má ở lại đặng sắp đặt nơi ăn chốn ở cho em, đến sáng thứ sáu ba má mới về dưới. Em sợ anh lên đụng đầu ba má rồi sinh chuyện lôi thôi cho chúng mình nữa. Em đắn đo mãi, cuối cùng, em phải nhờ ông sáu Ngưu mang về cho anh. Ông sáu Ngưu gặp anh tại đại học phải hôn?
Bình nhẹ gật:
− Ông ấy đón anh tại cổng trước. Thú thật với em, trọn một tuần anh phải mất ăn, mất ngủ. Hôm nọ, nhận được mảnh giấy với mấy chữ vắn tắt báo tin em xa Saigon một thời gian, mà em không cho anh biết là em đi đâu, chừng nào về, làm anh lo sợ quá!
− Lo sợ gì, anh?
− Anh sợ ba má em đưa em ra nước ngoài để cắt đứt mối tình, để ngăn chia hai đứa hai nơi. Và anh nghi là em đi với già Bửu Châu. Anh tưởng rằng, vì không nở để buồn khổ thêm cho anh, nên em không muốn cho anh biết rõ về cuộc ra đi đó. Những ngày qua, chiều chiều, anh không thấy xe của già Bửu Châu đậu trước nhà em, không còn nghi ngờ nữa, anh đinh ninh rằng em đã đi ngoại quốc với già Bửu Châu rồi.
Nàng cười rúc rích:
đdời nào có chuyện đó, anh! Em thả lá mật thư xuống cho anh vào lúc tám giờ tối thứ sáu, đến bảy giờ rưởi sáng thứ bảy, em mang hàng trang bước lên xe mà chính em cũng chưa được biết mình đi đâu nữa. Ba má đưa em đi, không cho tài xế lái, không cho mấy em theo, làm cho em hoang mang với cảm tưởng như mình bị bắt cóc. Lên tới nông trại, em mới biết mình bị cấm cố tại đây.
Chàng hỏi nhanh:
đdến chừng nào?
Nàng rúc mặt trên vai Bình:
đdến chừng nào em ra đường mà thiên hạ không biết em là... đàn bà!
− Già Bửu Châu có biết em ở đây không?
− Ba má bắt em phải trốn Bửu Châu mà biết sao được.
− Rồi ngày cưới sắp tới, ba má em giải quyết thế nào?
− Ba má em xin dời lại năm sau.
− Hắn bằng lòng?
− Ba má hoãn hôn với lý do là em phải du học một năm mà ông ta không bằng lòng sao được. Dù muốn, dù không, mọi dự định của ông ta đều bị lệ thuộc nơi em. Đến hôm nay, chúng mình đã thành công trong giai đoạn thứ nhứt.
− Còn giai đoạn hai? Giai đoạn hai như thế nào?
Nàng rắn giọng:
− Là loại hẳn thằng cha già đó ra khỏi mọi liên hệ với ba má em.
Bình phăng tới:
− Bằng cách nào? Là phải làm sao?
− Anh kém thông minh.
− Em chưa nói mà làm sao anh hiểu được dự tính của em.
Mỹ Dung nghiêm mặt, chẫm rãi nói:
− Là mảnh bằng tốt nghiệp, là địa vị xã hội của anh đó. Giai đoạn hai là giai đoạn hoàn toàn do anh hành động... Khi thành tài rồi, không còn sợ ai nữa hết, anh phải xuất đầu lộ diện nhìn nhận... dứa con của anh.
Bình tươi cười:
− Và đường hoàng đến xin cưới em?
Giọng nàng nửa đuà, nửa thật:
− Chừng đó, ai dám gọi anh bằng thằng Bình này, thằng Bình no, nữa, mà người ta phải kêu anh bằng... ông dược sĩ! Ông dược sĩ Bình muốn đi cướị... mười con Mỹ Dung hơn con Mỹ Dung này cũng còn được chớ đừng nói chi một đứa con gái của ông bà Nam Phát. Rồi đây, anh sẽ thấy, chỉ một mảnh bằng thôi nó sẽ biến đổi hẳn một đời người, cũng như con bướm vừa cắn kén bay ra, bay tít lên caọ.. Bây giờ, người khinh khi anh bao nhiêu thì sau này người ta phải kính trọng anh bấy nhiêu.
Bình khéo anh ủi nàng:
− Ngày đó không còn xa nữa hở em?
− Em nghĩ vậy cho nên em bị lưu đày ở đây mà em không biết buồn là gì hết, trừ khi em nhớ đến anh. Niềm tin đang lớn dần trong lòng em!
Bình đặt tay lên bụng nàng mà cười trêu:
− Anh thấy lớn mau đó chớ!
Nàng thúc vào hông chàng chàng và lườm thật dài:
− Hé! Quỉ nà! tại ai đó mà cười ngạo em?
đdâu có ngạo em, anh nói thật mà! Đây không phải là niềm tin yêu của hai đứa kết tinh hay sao? Nếu không có... nó, chúng mình làm sao thay đổi được cuộc diện. Nếu không có nó, làm sao có chuyện hoãn hôn một năm.
− Ừ... hứ...!
− À... há...!
Với cử chỉ nuối tiếc, Mỹ Dung nhẹ gở tay Bình:
− Tối rồi, để em đi đốt đèn!
Như sợ nàng biến mất đi, chàng vội vàng trói Mỹ Dung lại:
− Chư cần đốt đèn, trên đỉnh đồi còn nắng mà đốt đèn chi.
− Anh uống nước lọc, nhá. Trong nhà chỉ có nước lọc chớ không có thứ gì khác hết. Muốn uống nước ngọt hay bia thì phải chờ cô Hạnh ra.
Chàng say sưa lặn hụp trên giòng tóc thơm tho:
− Anh không khát!
− Coi bộ anh mệt mà sao không khát?
− Anh vừa uống xong!
− Uống gì đâu?
Chàng đặt ngóng tay lên môi hồng bỡn cợt:
đdây nè! Anh uống đã chến choáng...! Còn mời mọc nữa phải hôn?
Nàng vội úp mặt lên ngực Bình mà trốn, vừa giãy đỏng:
− Ai mời mọc gì đây! Làm người ta chết ngộp mà cũng chưa vừa lòng sao? Anh... kỳ ghê vậy đó!
− Lúc nào cũng vậy! Anh kỳ sao đâu?
− Anh tham lam ghê vậy đó!
Chàng nghịch ngợm dúi mặt vào gáy Mỹ Dung:
− Anh không tham lam thì có người khóc!
− Lảng! Còn lâu em mới khóc.
− Thiệt hôn nè! Anh sẽ làm mặt lạ trong một tháng...
Nàng khẻ rít giọng:
− Thì khó sống à chàng!
Trong nhà tranh tối, tranh sáng. Cô Hạnh xách giỏ bước trờ vô cửa đúng nhằm lúc Bình cắm Mỹ Dung và hôn Mỹ Dung một cái thật kêu. Mỹ Dung la oai oái. Hạnh giựt mình khựng ngay lại. Nhìn kỹ trước mặt thì Hạnh chợt thấy hai người đang trói lấy nhau, bất chấp ngoại cảnh với người ngoại cuộc!
Thấy người ta âu yếm với nhau mà Hạnh nghe thẹn thùa bừng nóng cả mặt mũi. Nàng run rẩy như mất bình tỉnh khi chứng kiến cảnh tình tứ đó, nàng rón rén bước lùi dần ra cửa. Nàng luống cuống làm sao mà cái giỏ va vào cánh cửa làm chiếc nắp ấm rơi xuống đất lăn lóc leng keng.
Tiếng động cắt đứt giòng cảm giác kỳ diệu, hai người giật mình buông nhau, đứng phắt dậy với bộ mặt bẻn lẻn.
Mỹ Dung khỏa lấy chửa thẹn:
− Thỉnh thoảng, em bị chóng mặt như vậy là thường anh ơi.
Bình cũng lia miệng trớ"
− Anh tưởng em bị cãm chớ. Lúc này trời trở gió, từ hôm qua đến nay, anh nghe nặng đầu và nghẹt mũi khó chịu nên.... khịt khịt, hít hít hoài!
− Anh uống thuốc chưa? Em lấy cho anh nhá.
− Uống rồi! Uống rồi!
− Anh cứ nằm giường em nghỉ đi.
Núp bên ngoài, cô Hạnh phải cắn lưỡi, bụm miệng nén cười. Nàng thầm nghĩ rằng:
− Bộ người ta tưởng mình là con nít không biết gì hết. Nàng nằm trong lòng chàng mà nói là chóng mặt. Còn chàng là... mèo mẹ tha con mà cho là nghẹt mũi. Hai người khéo trớ quá, dễ tin quá! Anh em gì mà loạn như vậy được
Bên trong, Mỹ Dung vừa sửa áo, vừa cất tiếng gọi:
− Hạnh ơi! Hạnh ra tới đó phải hôn?
Cô Hạnh dạ một tiếng, vừa lật đật vào lượm cái nắp đậy ấm nước trong giỏ lại, đoạn cúi mặt đi thẳng ra đằng sau.
Mỹ Dung nhìn theo sau lưng ngầm dò xét cử chỉ của Hạnh:
− Hạnh coi chỗ nào làm bếp nấu nướng được, Hạnh đặt rê-sô ở đó cho tôi nha.
đạ! Nấu nước ngay bây giờ hả cô hai?
− Không! Hạnh bỏ đó mặc tôi, chừng nào anh tôi muốn uống, tôi đi nấu. Có bánh nữa ha? Hạnh?
đạ! Bông lan dòn!
− Hạnh mua bao nhiêu vậy? Hạnh cho tôi biết đặng tôi trả tie6`n lại cho Hạnh.
− Bà già làm chớ hổng có mua cô ơi!
Bình vừa khều Mỹ Dung thì cô Hạnh bưng dĩa bánh bông lan chạy lên đặt giữa bàn làm chàng lở trớn. Mỹ Dung sượng sùng khi thấy Hạnh tủm tỉm cười mà chẳng nói gì hết.
Hạnh xuống lấy gói thuốc thơm và chạy trở lên lần nữa:
− Ông già biểu đem gói thuốc thơm ra cho cậu hai hút.
Bình cười xã giao:
− Cám ơn cô!
− Cậu có cần gì nữa, cậu cho biết nghe cậu hai.
đạ!
− Tôi dọn phòng sẵn cho cậu hai rồi đó nha.
Mỹ Dung nghiêm giọng:
− Phòng nào ở đâu?
đạ.., trong nhà, chỗ cậu hai ngủ hôm nọ.
Mỹ Dung rắn giọng nghe như hơi khó chịu:
đdêm nay, cậu hai ngủ ngoaì này vì... chúng tôi có chuyện cần bàn luận với nhau.
Cô Hạnh làm thinh đưa mắt xoi mói liếc qua chàng và nàng, cũng còn túm tím cười, dường như đã khám phá được sự thật về mọi liên hệ giữa chàng và nàng rồi.
Mỹ Dung thêm khó chịu vì nụ cười ranh mảnh của Hạnh, nàng cau mày, gắt gỏng:
− Gì mà Hạnh cười?
đạ.. đâu có gì.
Nàng đuổi khéo:
− Hạnh đổ nước vô ấm sẵn cho tôi đi. Coi kìa! Bộ tôi lạ lắm hay sao mà Hạnh ngó tôi hoài vậy?
Hạnh bẻn lẻn quay gót.
Mỹ Dung đến kề miệng bên tai Bình hỏi nhỏ:
− Chưa ăn cơm chiều phải hôn? Mừng quá em quên lửng vụ cơm nước đi.
Chàng đáp gọn một tiếng:
− Rồi!
− Cơm đây mà ăn rồi? Để em biểu cô Hạnh...
Chàng khoa tay chận ngang:
− Không! Đừng sai cô ta chạy ra, chạy vô nữa. Anh đã ăn rồi, ngoài chợ, thật à! Đến đây với em, anh không muốn làm phiền ai ở trong nông trại hết.
Bình chưa kịp dứt lời thì hai người lại phải bước dang ra xa nhau. Cô Hạnh xách cái giỏ không xăm xăm đi thẳng chẳng biết dè dặt né tránh gì ai hết:
− Xong rồi, cô hai!
− Thì Hạnh về đi. Hạnh nói với bác gái, đêm nay bác cứ ngủ trong nhà, khỏi ra đây, nhá.
Hạnh hỏi nhanh:
− Cô hai muốn tôi ra thay thế một đêm phải hôn?
Mỹ Dung gạt phăng:
− Hổng có thay thế gì hết! Có đêm nào tôi bắt Hạnh ở ngoài này với tôi đâu mà Hạnh hỏi vậy. Ở đây có hai chỗ ngủ, thêm người thứ ba nữa rồi nằm đâu. Cái giường của bà sáu phải nhường cho anh tôi.
− Giường của bà già không có nệm...
Mỹ Dung tắc lưỡi, cắt lời Hạnh:
− Tôi sắp đặt sao xong thôi. Hạnh khỏi lo mà. Tối rồi, Hạnh về mau đi. Con gái không nên đi một mình trong đêm tối rừng hoang.
Cô Hạnh ra khỏi cửa rồi, Mỹ Dung liền cài kín cửa lại đoạn lấy nến đốt lên.
Bình cởi áo ngoài đi kiếm chỗ mắc:
− Có đèn dầu hôi đây mà sao em lại đốt nến? Thắp nến hao lắm à!
Nàng xòe tay cho ngọn nến cho bớt chao, vừa phân giải:
− Biết vậy, một cây nến cở này đổi bằng một lít dầu hôi, một lít dầu thắp đèn được hơn nữa tháng, còn một cây nến lớn chỉ đốt có một đêm thôi, mà càng khó ngủ, lại càn hao nến. Nhưng, anh có biết tại sao em thích dùng nên hay không?
− Ánh sáng dễ chịu hơn hả?
Nàng xé bao thuốc rút lấy một điếu cắm lên môi, kề vào ngọn đèn mồi lửa.
Bình sửng sốt:
− Coi kìa! Bộ lúc này em hút thuốc ha? Mỹ Dung?
Nàng bị sặc khói, vừa ho, vừa lắc đầu:
đdâu có! Em mồi thuốc cho anh nè!
Và nàng đem thuốc ân cần cài lên môi chàng, đoạn dụi mắt nũng nịu với chàng:
− Em đã quen khói thuốc của anh mà em còn sặc muốn chết đây nè, ho tới chảy nước mắt, nước mũi đây nè!
− Tại em hít khói đó
− Chắc em phải mữa tới mật xanh quá.
Chàng lo lắng:
− Sao vậy? Trong mình em làm sao hả?
− Hông có sao hết mà tại cái tật hay ụa ọe, nghe hơi cá kho, thịt kho thì mữa, bị sặc khó thuốc nó cũng muốn... đem cơm cháo ra hết rồi đó.
Chỉ mới hít được một hơi, nghe nàng nói vậy, Bình liền vứt điếu thuốc, dầm nát đi, vừa vuốt ngực Mỹ Dung:
− Ráng dằn xuống! Dầu đâu, lấy thoa cổ, thoa bụng đi.
Nàng trố mắt"
− Ủa? Sao kỳ vậy anh?
Chàng đâm cuống, rối rít hỏi:
− Sao? Sao mà kỳ? Trong mình em làm sao? Em hãy nói thật cho anh biết anh liệụ..
Nàng nhoẻn cười:
− Xuống rồi!
− Cái gì xuống rồi?
− Hết buồn mữa rồi.
Bình thở phào nhẹ nhõm:
− Vậy mà em làm anh hết hồn! Không ai sao bảo, đừng có tày khôn nữa nghe hôn.
Nàng bỡn cợt:
− Trong tay anh như có phép tiên, anh vuốt... vuốt mấy cái thì hết liền hà! Tội nghiệp! Quýn lên nên quâng điếu thuốc, không kịp rút hả? Để em lấy điếu khác cho nha!
− Thôi! Để mặc anh! Coi bộ mệt rồi đó, hãy đi nằm nghỉ đi.
Vừa dứt lời, với lắm khát khao như kẻ đi trên sa mạch không mang nước, chàng lại cúi mặt uống tất cả thơm tho, ngọt ngào trên nét môi son của người tình.
Nàng giãy giụa trong đê mê:
− Hoài hà!
− Chưa đủ bù lại những ngày xa cách!
− Buông em đi.
đdi đâu?
− Nấu nước pha cà phê cho anh. Hôm nay, em bắt đầu tập là... nội trơ.
− Nội trợ cho ai?
− Cho ai yêu mình.
− Em nói vậy không được à nghen. Biết bao nhiêu người yêu em...
Mỹ Dung càng lả lơi trong vòng tay âu yếm, vuốt ve của chàng:
− Em ghét nói bậy à nha! Người đàn bà chỉ làm nội trợ cho một người là chồng của mình thôi.
− Mà già Bửu Châu là vị hôn phu của em, được cả gia quyến em nhìn nhận.
Nàng dí nắm tay ngay mũi chàng và xịu mặt bất bình:
− Cũng vậy nữa! Còn lặp lại câu đó nữa, em đấm cho sặc máu mũi à! Muốn cho hai đứa trọn vui, thì đừng ai nhắc tới tên Bửu Châu nữa hết.
− Anh nói chơi mà giận.
− Nói chơi cũng đừng để cho em phải tủi.
− Thôi, anh xin lỗi!
Chàng lại đem những nụ hôn ngột ngạt, nóng bỏng mà tạ lỗi với nàng. Trong lúc này, nàng nhận thấy Bình càng yêu nàng say đắm hơn buổi ban đầu. Thế mới hay, tình lắm sóng gió, lại lắm thắm thiết!
Nàng khéo khôn đáp lễ đầy đủ:
− Là vợ chồng mà xin lỗi gì. Thôi, buông em ra để em đi làm nội trợ, đặng em khoe tài với anh một chút chớ.
− Bộ em tính tiếp cà phê để đêm nay trở thành đêm không ngủ của hai đứa hả?
− Không uống cà phê, hai đứa mình cũng không ngủ được.
Bình liền bế bồng nàng lên tay đem đặt nàng nằm trên ghế vải:
− Em phải nằm nghỉ, không có nội trợ, ngoại trợ gì hết. Để lát nữa, anh đi đốt lò nấu nước cho. Trong thời kỳ có mang, em không được làm việc nặng nhọc.
Thình lình, nghe tiếng ai cười khúc khích bên ngoài, Mỹ Dung bật dậy lẹ làng và kéo tay Bình thì thầm:
− Anh! Ai vậy?
Bình dớn dác:
− Ai đâu?
Tiếng cười vụt tắt và tiếp theo là tiếng chân dẫm lá khô.
Mỹ Dung đứng phắt dậy:
− Rõ ràng tiếng người con gái.
− Ở đâu? Sao anh không nghe?
Không đáp, nàng đẩy Bình qua một bên và đi mở cửa sau, chạy ra ngoài. Đứng đảo mắt quan sát một lúc, nàng mới thấy bóng người thấp thoáng tuông cây chạy xuống chân đồi.
Bình đón nàng ở cửa sau hỏi nhỏ:
− Có thấy gì lạ hôn?
Nàng đóng cửa lại, vừa lẩm bẩm:
− Mình đinh ninh rằng cô ta về rồi, không ngờ...
− Cô Hạnh hả?
− Chớ ai! Tự nảy giờ, nó rình rập bên ngoài, nó nghe trộm chuyện mình và chắc nó vừa thấỵ.. nên nó phát cười đó à.
− Trời đất! Con gái gì mà tò mò, tọc mạch quá vậy.
− Bởi con gái nên mới tò mò.... Như vậy là hai đứa mình nói gì với nhau, nó nghe hết rồi và anh làm gì, nó cũng thấy hết rồi, đâu có che giấu nó được nữa. Hồi nảy, nó chạy lên, chạy xuống lăng xăng là có ý phá đám mình đó, nói cho anh biết.
Bình lo lắng"
− Vậy rồi có gì bất lợi cho chúng mình hay không?
Nàng ngồi nhìn thẳng ngọn nến ra vẻ suy tư:
− Vợ chồng ông sáu Ngưu và con Hạnh đã biết chuyện bí ẩn của mình từ lâu rồi, nhưng họ không dám nói ra. Theo nhận xét của em, em thấy rõ gia đình ông sáu Ngưu đứng hẳn về bên em, có ý che chở, bênh vực cho em, nên em không còn lo ngại gì nữa hết. Em chỉ bực mình vì con Hạnh hay phá phách chúng mình.
Bình đi mở hé cửa trước nhìn ra sân:
− Cô ta về chưa?
− Cút rồi! Mặc kệ nó! Gió lớn thổi tắc đèn à. Anh đóng cửa lại đi.
Chàng quay vào lấy cây tăm khêu tim cho nến cháu tỏ hơn:
− Em thắp nến khiến cho anh tưởng nơi đây là chốn thảo lư, chỗ gặp gỡ đêm đêm của chàng thư sinh nghèo với một giai nhân tuyệt sắc trong một truyện liêu trai huyền hoặc nào đó.
Nàng gật nhẹ!
− Em cũng chưa giải thích cho anh biết tại sao em chịu thứ ánh sáng ngầu ngầu này.
Nàng đổi giọng trầm buồn:
− Trong những đêm lạnh lẽo, cô đơn, em thường ngồi đây thâu canh mà đếm từng giọt sáp chảy để tưởng rằng đó là nước mắt rưng rưng, là lệ nến khóc dùm cho cái kiến con gái bẽ bàng của em.
đdêm nay, em không còn cô đơn nữa phải hôn?
− Anh đến với em, cũng như là mùa xuân đến với trẻ con. Anh có nhớ không, hồi mình còn thơ ấu, không có gì cho mình vui mừng bằng Tết đến. Đến khi qua xuân, hếtTết, lòng mình buồn vời vời như mất mát cái gì.
Bây giờ, em đang mang tâm trạng đó. Sau những ngày chờ mong, anh đột ngột đến với em mừng vui bao nhiêu thì chừng anh ra về, em buồn bấy nhiêu. Không biết đến bao giờ chúng mình mới sum họp một nhà.
Đang nằm bên nhau mà tính chuyện tơ tóc trăm năm, bỗng nghe bên ngoài có tiếng động như ai đạp cửa, hai người giật mình buông nhau và cùng bật ngồi đậy lẹ làng.
Bình băn khoăn:
− Ai ra đây giờ này?
Mỹ Dung vội vàng đưa tay bịt miệng chàng, vừa thì thầm bảo:
đdể em lắng nghe coi tiếng động gì vậy, đừng nói chuyện, đừng lên tiếng hỏi.
Chàng kề miệng sát bên tai nàng:
− Không lẽ cô Hạnh dám đi một mình ra đây.
− Nửa đêm, không có ai trong nông trại ra đây đâu.
− Hình như có tiếng động ở cửa sau nữa, em ơi.
− Ừ!
Thấy Mỹ Dung lết lùi vào sát vách, Bình càng hồi hộp lo sợ:
− Ở vùng này có trộm cướp gì hôn?
− Không.
− Em có đeo nữ Trang bằng hột xoàn hay không?
− Không! Má lấy lại hết rồi. Anh sợ cướp hả?
Chàng gật nhẹ không nói.
Mỹ Dung có vẻ bình tĩnh hơn:
− Lại có tiếng gõ cửa đó. Chắc không phải trộm cướp gì đâu. Em nghi là ông sáu Ngưu ra kiếm anh.
− Em lên tiếng hỏi coi ai.
Trong lúc người bên ngoài gõ cửa gấp rút hơn, Mỹ Dung lớn tiếng:
− Ai đó?
Giọng đàn ông văng vẳng:
− Mở cửa mau con.
− Ông sáu phải hôn?
− Ba!
Nàng giật mình gọn gàng nhảy ngang qua đầu giường phía dưới"
− Ai?
Rõ ràng ông Nam Phát"
− Ba đây nè!
Sợ điếng trong lòng Mỹ Dung kéo cánh tay Bình:
− Chết rồi! Ông già ra anh ơi!
Bình cũng tái mặt, chàng bo theo đà lôi kéo của nàng:
− Nghe tiếng là anh biết rồi. Hình như hai đứa mình đã bị theo dõi, rình rập từ lúc đầu hôm nên trong lòng anh bồi hồi mãi không yên. Bây giờ, anh phải làm sao đây? Cứ can đãm ra mặt nghe em.
− Không được anh ra mặt lúc này không có lợi cho mình chút nào hết mà còn trái lạị..
Bên ngoài, ông Nam Phát thúc giục:
− Mở cửa mau đi, Mỹ Dung.
− Dạ! Dạ! Con ra liền đây ba.
Nàng luýnh quýnh đẩy Bình một mạch ra cửa buồng:
− Anh hãy nhanh chân thoát ra ngõ hậu, núp trốn đâu đó để nghe ngóng tình hình, rồi mình sẽ tùy cơ ứng biến. Nhanh lên!
Nghe lời nàng, Bình chạy xuống dưới nhưng vừa tới cửa thì chàng dội ngược lại. Chàng chạy theo níu Mỹ Dung:
− Nguy rồi em ơi!
Nàng thêm cuống lên vì tiếng gõ cửa, tiếng vỗ cửa dồn dập ngoài trước:
− Sao anh còn trở lại?
Giọng chàng run run:
− Nhìn qua kẽ hở, anh thấy có bóng người. Có người chận ở cửa sau. Như vậy là ba em dắt người đến đây bao nhà bắt anh. Thôi thì anh phải liều ở đây, có ra sao cũng được
Ông Nam Phát hét vang lên:
− Sao mà lâu quá vậy, Mỹ Dung? Con làm gì ở trỏng mà không chịu mở cửa?
Nàng ấp a ấp útng:
đạ! Con... con đốt đèn.. Con đốt đèn rồi con ra.
Nàng lại đẩy ngược Bình trở vào buồng:
đdừng liều mà nguy hại cho cả hai đứa. Cơ hội thuận lợi chưa đến với mình. Chịu khó chui xuống giường....
Chàng gạt phăng:
− Thôi đi! Ông độ mạng người ta lớn lắm mà bắt người ta chui dưới sàn, người ta nhức đầu chết.
Mỹ Dung nhăn mặt:
đđã đến nước này rồi mà còn tin dị đoan. Ông độ mạng là ông gì? Chịu khó chui vô đo trốn một chút, có chết thì em thường mạng cho. Tội nghiệp em quá! Lẹ đi ông tướng ơi!
Chàng đảo mắt quanh:
− Không được đâu! Ba má anh nóị...
− Ở nhà dưới có chum kìa! Ông độ mạng của anh có kỵ chỗ đó hôn?
Đôi mắt Bình rực sáng lên:
− Ừ, được rồi, ngồi trong lu mới an toàn hơn.
− Chạy cuống như gà máy mắc đẻ!
Nhưng, nàng giở nắp chum lên, Bình cũng chưa chịu leo vào, chàng lằm bằm:
− Có nước mà....
− Bộ anh là con nít hay sao mà anh sợ chết ngộp trong nửa chum nước?
− Ướt quần áo đây chớ.
− Em sẽ kiếm quần áo khác cho thay.
Chàng cúi mọp xuống xem xét trong chum:
− Nước này là nước gì?
Mỹ Dung ấn vai chàng:
− Nước của em tắm...
− Trời đất á!
− Còn ở đó chần chờ, giễu cợt, đám bộ hạ của ông già phá vô được thì chết bây giờ.
Nghe ông Nam Phát không ngớt thúc giục với giọng giận dữ, Bình mới buộc lòng leo vào chum ngồi thu mình, mực nước lên đến quá nửa ngực chàng làm chàng phát rùng mình:
− Nhốt anh trong này chừng hai mươi phút thì anh chết cóng luôn à nghe.
Mỹ Dung ấn đầu chàng xuống, nhè nhẹ đậy nắp:
− Ông già đi rồi, em giở cho ra liền. Đừng có quậy khua nước trong đó nghe hôn.
Chàng đội nắp chum hé lên"
− Nếu ông già ở luôn đây thì sao?
Mỹ Dung vội vàng chạy ra cửa trước rồi, nàng không nghe gì hết.
Chàng cứ đội hé nắp chum như vậy để nghe ngóng tình hình diễn biến bên ngoài, vừa cằn nhằn:
− Lạnh thấy mẹ! Thằng cha già đó không về thì Mỹ Dung gài mình thành mắm luôn! Ông già gần xuống lỗ mà còn làm nhiều chuyện thất nhân tâm, vô nhân đạo, thiệt mà!
Trong lúc chàng đang than thở trong chum nước thì Mỹ Dung run run mở khóa cửa:
− Ba ra đây chi giờ này hả ba?
Cánh cửa vừa hé thì ông Nam Phát liền xông ngay vào trong đảo mắt quanh như tìm kiếm vật gì:
− Tao đi rình bắt ăn trộm.
Nàng đặt cây nến giữa bàn:
− Ba nói gì?
− Thằng ăn trộm đó đâu?
Nàng giả bộ ngơ ngác:
− Trộm đạo gì đâu, ba?
Ông già đi lục lạo khắp nhà
đdốt thêm đèn sáng lên cho tao mau đi.
Mỹ Dung đốt thêm cái đèn bát đặt ở đầu bàn, đoạn nàng cầm nến xoắn theo bên gót cha:
− Ba kiếm gì vậy, ba?
Đi quanh một vòng bên ngoài rồi, ông Nam Phát xông vô buồn:
− Tao bắt cái thằng ăn trộm ở trong nhà này nè!
Nàng giả giọng sản sốt:
− Ba nói ăn trộm vô nhà hả?
Ông Phát ngồi hụt xuống:
− Tao nghe nó thì thầm trong này nè! Rọi đèn dưới gầm giường coi.
đdâu có gì, ba.
Ông vụt đứng lên xoáy tia mắt nhìn con gái, hỏi gằn từng tiếng:
− Cửa sau còn khóa mà nó biến đàng nào?
− Ba thấy bóng gì thấp thoáng bên ngoài chớ đâu có ăn trộm vô nhà. Trong nhà đâu có mất mát vật gì.
− Rõ ràng tao nghe nó nói chuyện với mày lâu lắm rồi tao mới kêu cửa.
Nàng gượng cười:
− Ba nói gì kỳ vậy? Ăn trộm nào dám nói chuyện với chủ nhà. Ông sáu Ngưu nói, vùng này không có trộp cướp gì hết ba ơi.
Ông Nam Phát gầm gừ:
− Nó không ăn cắp đồ đạc, tiền bạc, mà nó ăn trộm tình yêu, nó chuyên môn leo tường, trổ nóc vô buồng con gái, lấy vợ người ta. Nó trốn ở đâu? Mày phải chỉ cho tao.
Mỹ Dung trố mắt:
− Ba nói gì...? Con hổng hiểu gì hết hà!
Ông hạ thấp giọng, rít răng:
− Tao nói, thằng ăn trộm tình là thằng đáng yêu đã tới lui dan díu với mày, ăn ở với mày có thai đó. Mày đừng làm bô ngơ ngác. Nó trốn ở đâu thì phải chỉ mau đi. Có ý che chở cho nó thì nát thây à con.
Nàng lắc đầu ngoày ngoạy:
đạ hổng có! Đâu có ai trốn trong nhà mà ba lục soát.
− Mày còn bai bải chối nữa hả?
− Ba đã xét nhà rồi mà ba còn nghi ngờ gì nữa.
Ông điểm mặt con gái:
− Chết nghe con! Không có nó ơ trong nhà, vậy chớ vu8`a rồi ai thì thầm nói chuyện yêu đương trong buồng?
− Con đâu có nói chuyện với ai. Có lẽ ba nghe tiếng radio với tiếng nói chuyện bên ngoài hay sao.
Nói đến đây, thình lình, ông Nam Phát vụt chạy vô chụp lấy đôi giày đàn ông dựng trong góc buồng, đem ra ném trước mặ con gái:
− Tao bắt quả tang mà còn chối. Cái gì đây, Mỹ Dung?
Nàng nhìn đôi giày mà cứng họng không đáp được. Từng giọt sáp nến chảy dài xuống tay nàng nóng bỏng mà nàng không hay biết. Nàng đã chết điếng trong lòng rồi.
Ông Phát thêm tức giận, hét vang lên"
− Mỹ Dung!
Nàng giật mình buông rơi cây nến xuống gạch:
đạ! Bạ..
− Hứ! Mày biểu dao dạ hả?
Nàng cúi lượm cây nến, vừa phụng phịu:
− Ba nạt lớn làm con hết hồn hà!
Ông đá đôi giày văng vào chân nàng:
đdừng làm giọng nhỏng nhẻo với ta. Tao hỏi mày, giày của ai đây? Trả lời mau!
đạ... củạ..
− Của ai?
Nàng ấp tay lên ngực:
− Con hay hồi hộp, ba đừng la lớn.
Ông cố dằn cơn thịnh nộ, hạ giọng nghiến ngầm:
đdừng kiếm chuyện lảng ra đặng né tránh câu hỏi của ta. Tao hỏi giày vớ của ai nè?
Nàng lí nhi trong miệng:
đạ, của ông sáu Ngưu.
− Ông sáu Ngưu cả đời không dám mang đôi giày bố, mà ông sáu Ngưu nào lại có giày da bóng? Giày sáu Ngưu sao lại để đây?
Nàng khéo nói trớ:
− Bà sáu Ngưu xách đôi giày đó ra phân bua với con hồi trưa rằng, lúc này ông sáu chưng diện lắm, ổng sắm quần áo giày vớ theo thời Trang của thanh niên. Bà sáu nghi ổng có bà nhỏ.
Không biết bà sáu Ngưu ra tới hồi nào, Mỹ Dung vừa dứt lời th`i bà lách mình qua cửa rón rén tiến vào trong. Mặt bà lộ vẻ lo lắng khi thấy sắc diện ông Nam Phát bừng bừng thịnh nô.
Bà vừa cúi đầu chào thì ông Phát quay ra, tay chỉ đôi giày, truy gạn bà liền:
đdôi giày này của ai đây, chị sáu?
Đã trộm nghe câu nói của Mỹ Dung vừa rồi, bà sáu Ngưu lẹ miệng đáp xuôi chẳng chút vướng vấp:
đạ thưa, của cha con Hạnh, tôi đem giấu ngoài này không cho ổng mang. Lúc này, cha con Hạnh sanh tật... kỳ cục lắm, ông chủ ơi! Tôi nói vậy thì ông chủ đủ biết.
Mỹ Dung thở ra nhẹ nhõm.
đdó! Ba nghe hôn? Ba cứ tưởng con nói láo với ba không hà. Lúc nào ba cũng nghi ngờ con hết hà.
Không thèm nghe con gái, ông Nam Phát tiếp tục tra gạn bà sáu Ngưu:
− Ban đêm, ai có trách nhiệm giữ ở nhà này?
Bà sáu khép nép:
đạ thưa, tôị..! Ban đêm, tôi ở đây với cô hai.
− Mà sao đêm nay bà để một mình con Mỹ Dung ở nhà. Con Mỹ Dung đã sắp đặt trước rồi phải hôn? Bà phải lánh mặt để cho chúng nó được tự dọ.. phải hôn?
Bà sáu ngẩn ngơ, lắc đầu:
− Có sắp đặt gì đâu, ông chủ. Tôi đâu có lánh mặt, ông chủ.
Ông Nam Phát lớn tiếng mà Bình ngồi trong chum nghe vang vang:
− Vậy chớ bà đi đâu tới giờ này mới ra?
Bà sáu làm tĩnh cười cười:
− Thưa thiệt với ông chủ, xin ông đừng cười, từ đầu hôm tới giờ tôi đi rình..., tôi quyết bắt tại trận...
Đột ngột, ông Phát hạ thấp giọng:
− Bà rình ai? Bà bắt ai?
đạ.., cha con Hạnh!
− Anh sáu làm gì mà chị đi rình?
đạ thưa, tôi nghe người ta nói, ổng có bà nhỏ.
− Mà có thật vậy hay không?
− Tôi chỉ nghi thôi chớ chưa nắm được bằng cớ, chưa bắt được quả tang, ông chủ. Hồi đầu hôm, tôi giả bộ ra đây, rồi quay trở về liền đặng rình coi ổng có đi đâu hôn. Thấy ổng ngủ nhà, tôi mới yên bụng. Sớm hay muộn gì tôi cũng phải ra đây với cô hai, chớ đâu có dám bỏ cô hai một mình.
Ông Nam Phát hậm hực bỏ đi ra ngoài, vừa lẩm bẩm:
− Tôi tức là vì tôi không bắt được thằng ăn trộm.
đạ, ông chủ nói chi? Ăn trộm vô nhà hả, ông chủ?
− Tôi nghe chúng nó nói chuyện thì thầm trong này, mà tôi vô lục soát thì không thấy nó đâu hết. Bộ nó là ma quỉ biết tàng hình hay sao chớ.
Mỹ Dung đi kề bên bà sáu Ngưu và nhẹ bấm tay bà bảo nhỏ:
− Khéo trớ cho tôi.
Bàsáu giả bộ ngơ ngác:
− Ông chủ nghe có tiếng nói chuyện thì thầm trong này?
− Chớ sao! Tiếng con Mỹ Dung vớị.. một người đàn ông.
Bà sáu phì cười:
− Tôi không có ở nhà mà cô hai nói chuyện với ai. Ông chủ nghe lầm, tôi biết ra rồi.
− Bộ tôi điếc sao, chi.
− Không có ai lén vô đây được đâu, ông chủ ơi! Ở trên cây sim bên đầu hông nhà này có cặp chim.... chim rù rì. Ban đêm nó hay kêu rù rì... rù rì... Nếu ông chủ ở dưới gió, thì ông chủ nghe y nhự... cặp trai gái nói chuyện. Có khi nghe như có tiếng cười khúc khích. Đêm đầu tiên ngủ đây, cô hai tưởng là nhà này có ma, cô hai xanh mặt hết.
Ông Phát rắn giọng lại:
− Có thật là chim rù rì hôn?
đạ thiệt à, ông chủ. Ông ra đứng bên hè một hồi lâu thì nghe y là tiếng con gái thỏ thẻ với con trai.
− Chim rù rì bao lớn?
đạ.. lớn lắm, ông chủ!
− Lớn bằn con ó hôn?
− Khó thấy được nó lắm, ông chủ. Mà hễ ông chủ thấy được con chim rù rì, thì ông chủ có sạt nghiệp, có tội tù!
Ông Name Phát sảng sốt:
− Trời đất! Chị nói gì kỳ vậy chị?
đạ thiệt à, ông chủ. Ai thấy chim rù rì thì xui mạt kiếp ông chủ ơi. Bởi vậy cho nên người ta nghe nó kêu hướng nào thì phải tránh hướng đó, không nên tìm kiếm nó.
Ông Phát lộ vẻ nao núng:
− Nó kêu rù rì... rù rì...?
đạ!
− Nó cười khúc khích...khúc khích...?
đạ! Tiếng kêu nghe như tiếng cười đó là... tiếng con trống kêu con mái!
− Kỳ lạ ha! Từ ngày cha sanh mẹ đẻ tới giờ, tôi mới nghe tiếng chim rù rì à! Tôi nghe nó thì thầm... thì thầm không khác gì gái trai tư tình.
Mỹ Dung xen vào:
− Nên người ta kêu tên là chim rù rì đó ba. Chim chóc gì đâu mà báo hại ba nghi oan cho con, ba la rầy con.
Ông Nam Phát lo lắng hỏi bà sáu Ngưu:
− Cặp chim đó luôn ở trên cây sim này hả, chị sáu?
đạ!
− Tôi để con Mỹ Dung ở đây vậy mà có sao hôn?
Bà sáu lắc đầu:
đạ thưa, không sao, mình đừng đi kiếm, đi tìm nó thì thôi, mình vẫn bình yên.
− Không có xui xẻo gì hả, chị sáu?
đạ!
− Chị biết thì lo liệu dùm tôi nghe. Tôi với mẹ nó tin cậy vợ chồng chị lắm nên mới dám gởi gắm nó ở trên này.
đạ! Ông chủ yên tâm.
Bây giờ mới thấy ông Nam Phát tươi cười:
− Chị còn đi đâu nữa hôn?
− Thưa không, khuya quá rồi, tôi phải ở nhà với cô hai.
− Chị không đi rình anh sáu nữa hay sao?
Bà nhìn về Mỹ Dung mà cười:
đạ... thôi! Tôi giấu hết quần áo giày vớ của ổng là yên.
− Anh sáu già rồi mà chị còn nghi ngờ gì nữa. Tôi dặn chị có đi đâu thì phải có cháu Hạnh thay thế chị ở đây với con Mỹ Dung. Chị bỏ nó ở nhà một mình tới nửa đêm chị mới về, rủi có gì bất trắc thì làm sao?
đạ, tôi không dám hời hợt như vậy nữa đâu, ông chủ.
− Thôi, tôi về. Chị đóng cửa, khóa cẩn thận nghe. Còn con Mỹ Dung đi ngủ đi, không nên thức khuya à.
Mỹ Dung khấp khởi vui mừng:
− Ba về đằng nông trại hay về Sàigòn?
− Về thẳng Sàigòn đặng ba sửa soạn ngày mai đi Đà Lạt thăm sở trà.
Ông Nam Phát ra khỏi nhà rồi, Mỹ Dung và bà sáu Ngưu hé cửa theo dõi thì thấy có bóng ba người đàn ông cao lớn, vạm vỡ, từ phía sau nhà kéo theo sau ông Nam Phát.
Bốn bóng người dần khuất dưới lưng đồi, nhưng ánh đèn bấm thỉnh thoảng còn quét nhanh qua cây cỏ.
Bà sáu Ngưu quay vào thở phào một hơi trút nhẹ băn khoăn:
− May phước! Nếu không lanh trí trở xuôi thì e sinh nhiề rắc rối cho cô. Không biết có ai đi mạch với ông mà nửa đêm ông kéo cả đám bộ hạ lên đây bao nhà.
Mỹ Dung phát cười:
− Tôi đang cuống cuồng mà nghe bà sáu nói chim rù rì kêu rù rì, tôi tức cười muốn chết vậy đó. Tôi phải băm môi, cắn lưỡi mới nén cười đưo8.c.
Bà sáu cũng hệch miệng:
− Vậy mà ông tin chớ. Nếu tôi không đem chuyện chim rù rì mà nhát ông, thì chưa chắc ông chịu ra về à.
− Bà trớ chuyện đôi giày cũng thật là hay.
− Tình cờ, tôi nghe cô nói đôi giày kia là của cha con Hạnh, tôi liền đưa xuôi theo. Tôi với cô nó năng ăn khớp quá hả cô.
− Sao bà biết chuyện gì xảy ra ở đây mà bà đến kịp thời, đúng lúc quá vậy?
Bà sáu phân bua:
− Cái gì cũng may mắn cho cô hết. Tôi với con Hạnh đi múc nước giếng sau nhà mới thấy chiếc xe của ông đậu bên dãy kho mà không biết ông lên tới hồi nào. Tôi vô hỏi cha con Hạnh, cha con Hạnh nói không thấy ông chủ đâu hết. Tôi với ổng sanh nghi rồi. Một mặt, cha con Hạnh đi tìm ông chủ ở mấy trại. Một mặt, tôi chạy ra đây coi có gì lạ hay không. Tôi nghi thì quả đúng như vậy hà. Không biết ai chỉ chọc với ông à, cô hả?
Mỹ Dung lắc đầu:
− Chắc không có ai chỉ chọc hết. Ba tôi muốn lên bất thần như vậy coi có gì lạ hay không vậy mà.
Bà sáu Ngưu ra hé cửa quan sát bên ngoài lần nữa rồi mới khóa cửa lại:
− Ông với mấy người kia về luôn rồi à cô.
− Ba tôi trở lại rình lần nữa thì... khó sống.
− Không có đâu, ông tin tôi lắm rồi.
Đến đây, bà sáu Ngưu đảo mắt quanh, vừa hỏi nhỏ:
− Cậu ấy đâu rồi, cô?
Chợt nhớ lại Bình, nàng cụt chạy vô bếp:
− Trời ơi! Như mất hồn, mất vía, tôi quên kêu ảnh ra nữa. Bà sáu không hỏi, thì tôi để ảnh chết cóng trong lu luôn! Anh Bình ơi! Ra đi anh!
− Bộ cậu trốn trong lu hả cô?
đạ! Người ta kêu mà sao chưa chịu ra.
Mỹ Dung giở nắp chum ném xuốn đất, đoạn lay vai, kéo cổ chàng:
− Anh Bình! Ra đi! Ông già về mất rồi. Còn sợ gì nữa mà không chịu ra?
Bình cứ gục đầu mà rên hừ hừ.
Kéo BÌnh không lên, gọi Bình không trả lời, Mỹ Dung đâm hoảng, rối rít lên"
− Trời đất ơi! Anh Bình sao vầy nè, bà sáu? Bà sáu ơi! Sao ảnh không nói năng gì hết, ảnh rên bà sáu ơi! Làm sao đem ảnh ra đây, bà sáu? Mau mau kéo ảnh chết lạnh bây giờ, bà sáu ơi!
Bà sáu Ngưu cũng quýnh:
− Sao cô để cho cậu ngồi trong lu có nước?
đdâu có chỗ nào kín đáo hơn để mà trốn.
− Cậu ngồi trong này bao lâu rồi?
− Từ lúc ông già kêu cửa, có chừng nửa tiếng đồng hồ rồi à. Bà tiếp với tôi một tay, bà xốc nách ảnh bên đó, tôi bên này. Trời ơi! Khổ quá vầy nè.
− Chắc cậu bị lạnh cóng chưng cứng hàm nên nói không được.
Hai người vừa hì hục kéo Bình lên khỏi miệng chum, nghe bà sáu Ngưu nói vậy, Mỹ Dung liền bật khóc:
− Có sao hôn, bà sáu? Phải làm sao đây, bà sáu?
− Cô cõng cậu đem vô giường rồi lo thay quần áo, thoa dầu cạo gió, đốt lửa hơ hám cho cậu ấm lại.
Nàng bối rối:
− Trời ơi! Tôi cõng ảnh đâu có nổi.
Tôi với cô kè cậu đi. Cậu không có sao đâu mà cô khóc. Cô khóc làm tôi thêm rối ruột rồi không có làm gì được hết. Cô có sẵn dầu gió, dầu cù là hôn?
− Tôi không có xài mấy thứ đó.
− Vậy thì tôi phải chạy về nhà lấy dầu với gừng mới được. Ở ngoài này, cô chịu có đi đốt lửa hơ tay chân cậu đi nghe.
Nín khóc, mà nàng còn mếu máo thêm:
− Chạy mau nghe, bà sáu! Để một mình tôi ở ngoài này, ảnh có làm saọ..., tôi sợ lắm nghe, bà sáu.
đạ! Tôi ra liền à! Cô cứ bình tỉnh đốt lửa hơ cho cậu, một lát thì cậu tĩnh lại chớ không có gì đâu.
Đê? Bình an(`m dài trên giường Mỹ Dung rồi bà sáu Ngưu hấp tấp mở cửa tuông chạy bất chấp đêm khuya, rừng vắng. Còn lại một mình Mỹ Dung, nàng càng rối thêm.
Nàng chạy xuống nhà dưới, nhưng chưa kịp đốt lửa, nàng liền chạy trở lên giật lấy bộ quần áo ngủ của mình bỏ lên giường. Sau một hồi đắn đo, do dự, nàng đánh bạo mở dây nịt của Bình:
− Anh ơi! Anh Bình ơi!
Bình liền co rúm người lại như con tôm kho, càng run rẩy rung chuyển cả giường. Mỹ Dung cố kéo chân chàng ngay ra, chàng cứ rút lại như cái xác chết đã cứng không thể bẽ sửa tay chân được.
Mỹ Dung cũng phải run theo chàng:
− Anh ơị..! Anh ơị..! Anh để em thay quần áo ướt ra cho.
Bình lại rên lớn hơn:
đdốt... lửạ..! Đốt... lửạ..!
− Ừ! Em thay đồ cho rồi em đi đốt.
đdốt... mau! Không hợ.. anh chết...
Không có thì giờ, không còn tâm trí đâu nữa để nghĩ ngợi, nàng lại chạy tuông trở xuống nhà dưới. Nàng luống cuống đến nổi làm tắc nến đến ba bố lần, ba bốn lượt mồi lại, mà vẫn chưa tìm được than củi.
Trong buồng, Bình hấp tấp vuột quần áo ướt ra và mặc bộ đồ ngủ của Mỹ Dung vào Nhằm bộ đồ mới may theo kích thước hiện tại của nàng, rộng bề ngang, nên chàng mới xỏ tay, xỏ chân được. Nhưng, ống quần ngắn ngủn, vì Mỹ Dung, vì Mỹ Dung có lớn bề ngoài, mà không cao thêm được chút nàọNgắm từ trên xuống dưới, thấy mình dị tướng quá, chàng vội vàng lên giường lấy chăn trùm kín mặt mũi lại mà sặc cười.
Vì nhà không có nấu nướng nên chẳng than, chẳng củi chi hết, mà Mỹ Dung không dám ra sau rừng kiếm củi khô. Nàng định chờ bà sáu Ngưu trở ra rồi sẽ hay.
Nàng chạy lên buồng:
− Anh ơi! Khổ quá, anh ơi! Nhà không bếp núc nên không biết lâý gì mà đốt lửa, anh ơi! Thế nào cũng phải chờ bà sáu ra. Bây giờ, để em thaỵ..
Chợt thấy bộ quần áo ướt của Bình vắt trên lưng ghế Mỹ Dung trố mắt ngạc nhiên:
− Ủa! Ai thay cho anh...?
Nàng buông mình xuống giường, giở chăn:
− Anh ơi!
Chàng úp mặt xuống gối, vừa rên, vừa cười:
− Lử...! Hợ..
Mỹ Dung kéo mí chăn xuống khỏi mặt chàng:
đdời chút nữa đi anh. Anh lạnh lắm phải hôn?
− Ừm!
Nàng liền ngã sấp, vắt mình ngang mình chàng, dang tay ôm chàng y như cái thế... gà máy ấp con và nàng kề môi truyền hơi ấm sinh lực qua mặt mũi chàng:
− Hồi nảy, tại sao anh không nói được? Trong người anh làm sao? Anh cho em biết đi:
Mắt chàng trợn trắng:
− Chết...!
Nàng úp mặt lên mặt Bình:
− Anh! Anh đừng làm em sợ..
− Không có thuốc.., không cứu kịp, anh... anh chết...! Lạnh... chết nửa thân dướị.. là máu động, rồi tim... ngừng đập.... Có thuốc gì... cho anh... cho anh uống, mau đi!
Mỹ Dung òa khóc:
− Anh ơi! Anh có bề nào, em cũng chết theo anh! Anh ơi! Anh ráng đợi bà sáu ra sẽ có thuốc, có dầụ..
− Không! Bác sĩ...
− Anh bảo đưa anh đi bác sĩ phải hôn?
− Ừ!
− Trời ơi! Giờ này, xe cộ đâu mà đưa anh đi. Anh gắng gượng bước theo em để em dìu anh về nhà ông sáu Ngưu, rồi nhờ ông ấy kiếm xe đưa anh đi bác sĩ được hôn?
Chàng không ngớt rên rỉ:
− Chết nửa thân dưới mà bước đi sao được. Kêu người ta cõng anh...
Nàng ngoái đầu nhìn ra:
đdâu có ai ở gần đây mà nhờ, mà cậy. Bà sáu Ngưu vô nhà nảy giờ mà cũng chưa ra. Chỉ có một mình em...
Bình đeo cổ nàng đổi giọng cầu cứu:
− Ráng cõng anh đị..! Cứu anh mau đị..!
Nàng quệt nước mắt:
− Em làm sao cõng anh cho nổi. Đường đi th`i lên đồi, xuống dốc, lội suối, băng truông...
Bình từ từ nhắm mắt:
− Vậy thìmình đành... bỏ xác tại nơi này! Mỹ Dung ơi! Cho anh gởi lại em.. những lời cuối cùng.. Đêm nay là đêm ly biệt... âm dương đôi ngả... đời đời xa nhaụ..!
Mỹ Dung nức nở:
− Anh Bình! Anh đừng nói biệt lỵ.. Em sợ lắm anh ơi!
Chàng nhướng mắt lờ đờ, mất thần, trông như bệnh nhân hấp hối:
− Cầu xin.. xin trời phật phò hộ cho em được bình an, đủ nghị lực vược qua những cơn bão tố của cuộc đời, để nuôi dưỡng con chúng mình đến ngày lớn khôn.
Mỹ Dung hấp tấp luồn tay dưới cô? Bình, cố sức đỡ dựng chàng dậy:
đậy đi, anh! Em cõng anh đi! Nếu phải chết thì chết cả hai chớ không bao giờ có chuyện cách biệt âm dương... Em không thể bó tay ngồi chờ bà sáu Ngưu nữa được.
Nàng ngồi xoay lưng vào mặt Bình vàtiếp:
− Nè, anh! Đeo cổ em đi!
Chàng tủm tỉm cười và bỏ tay choàng cổ nàng:
− Anh đang mặc đồ của em.
Nàng hì hục, theo cái thế phu kéo xe, kéo hai chân Bình cặp hai bên hông mình, cố sức đứng dậy:
− Vái dọc đường gặp bà sáu Ngưu tiếp tay với em. Nếu một mình em, chắc em phải chết ngất giữa rừng.
Chàng chống một tay cho Mỹ Dung lấy đà nhổm lên:
− Hay là thôi đi em, cứ để anh ở nhà, phó mặt số mệnh cho trời đất.
− Bậy nà! Đeo cổ em cả hai tay đi. Nặng quá anh ơi!
Nàng vừa nhồm lên được thì chàng liền rút tay chống, cả hai tay đeo cứng lấy nàng. Sức nặng 55 kí-lô của chàng dồn trọn vẹn lên lưng của nàng mất thăng bằng ngã ngửa, vật chàng ngã theo.
Vậy mà Bình chưa chịu buông nàng ra. Chàng phát cười ngặt nghẽo:
− Hai ngườị.., hai mẹ con mà cõng anh không nổi, thì còn làm ăn gì.
Đang thúc thít khóc, Mỹ Dung nín ngang. Nàng nằm trên ngực Bình mà ngọ ngoạy, sửng sốt:
− Anh Bình! Bộ anh giởn hả?
− Yếu quá!
Nàng gở tay chàng:
− Buông ra! Ngẹt cổ thấy mồ nè!
Bình théo vònhg tay và đỡ nàng ngồi dậy:
− Gì mà khóc bù lu bù loa vậy hổng biết nữa! Ai chết đâu mà khóc.
Ngồi dậy được, Mỹ Dung nghiến răng, phát mạnh vào đùi chàng một cái khá giá:
− Quỉ ơi! Yêu ơi! Chơi giỡn vậy đó hả?
Chàng lăn trên giường mà cười nôn:
− Khóc kể một hồi nữa coi!
Nàng bò theo cấu vai, véo vế:
− Chơi ác vậy mà còn cười được nữa hả? Khi không mà cóng tay, cóng chân, lưỡi đớ...
Chàng quật nàng ngã xuống gối:
− Bị dồn vô lu làm mắm cả nửa tiếng đồng hồ chớ khi không sao được. Lạnh rút ruột, rút gan vậy đó. Chính em mới ác!
Nàng nhanh nhẹn cắn lên má Bình:
− Rồị.. giả chết đặng trả thù hả? Trời đất ơi! Em phải lóc từng miếng thịt anh ra mới vừa lòng em. Thấy người ta khóc mà làm bộ.. trối chết cho người ta điếng trong lòng.
− Cũng như ngồi trong bồn tắm mà chết chóg gì.
Nàng hất mặt:
− Thấy con nhỏ này ngu dại quá nên muốn gạt nó chơi hả? Nhưng, anh đừng tưởng nó ngu, nó cũng vì ai, thương ai, nên nó không nghĩ rằng người ta lừa gạt nó.
Bình tắc lưỡi:
− Gì mà gạt! Anh muốn thử coi em có can đảm cùng sống, cùng chết với nhau hay không, có khóc khi anh sắp chết hay không vậy mà.
Nàng quệt nước mắt lia lịa, vừa nhoẻn cười:
− Còn thử gì nữa? Ông gia vừa khủng bố tinh thần em, lại đến anh chơi dọa em bằng cách đó, chắc em phải giảm ký quá. Em nói thật, hồi anh nóị.. nghe như trối trăn, là em hết hy vọng gì rồi đó, em chết điếng trong lòng. Em tính trước rồi, nếu anh... có bề nào, Thì em cũng quyết.... đem con theo anh chớ em không thể nào sống nổi khi đã mất anh trên đời! Anh đùa chơi thật là độc vậy đó. Bây giờ, em mới thấy thấm thía, em tức ghê!
− Tức cái gì?
Nàng nắm mũi Bình mà vặn mạnh, vừa nghiến răng:
− Anh giởn kiểu đó, rủi em có đau tim, em ngất đi rồi làm sao? Đừng có chơi giởn vô duyên như vậy nữa nha! Giận anh lắm rồi à!
Chàng nghiêng đầu, kề môi hôn khắp mặt mũi người yêu, vừa vỗ về:
− Thôi cưng! Anh vuốt giận cưng đó! Lau nước mắt đi!
Nàng giãy đỏng:
− Không thèm lau, em khóc chọ.. bà Sáu biết... Chết được thì chết đi, không ai thương tiếc đâu! Khó ưa!
Chàng ây yếm chặm nước mắt còn đọng trong khóe hố thu bằng đôi vành môi bỏng ân tình, vừa cười mơn:
− Thôi mà! Anh vuốt giận rồi mà.
Bước trở vô cửa buồng chợt thấy hai con trăn đang quấn lấy nhau, bà sáu Ngưu liền dội ngược trở ra, bà bước thụt lùi một mạch cho đến khi lưng đụng mách mới dừng lại.
Bên trong, Mỹ Dung rít lên:
− Quỉ à!
Bà sáu Ngưu lắp bắp lên tiếng:
− Cô hai ơi! Cô đốt lửa hơ cho cậu chưa? Có dầu, thuốc rồi đây nè!
Hai người giật mình vội vàng buông nhau ra, Mỹ Dung lồm cồm ngồi dậy cười ngặt nghẽo:
− Ảnh chết rồi bà sáu ơi! Khỏi hơ hám, khỏi thoa dầu, uống thuốc gì nữa hết. Bà bước vô đây coi.
Bà sáu Ngưu e dè từng bước tiến vào buồng Mỹ Dung. Nàng chi? Bình, vừa tiếp:
− Ảnh ngay đơ rồi đó. Bà thấy hôn?
Bình làm bộ run rẩy trong chăn:
− Chậm trễ chừng vài phút nữa thì trời cứụ..!
Bà sáu sửng sốt:
− Cô hai có cho cậu uống gì hay không mà cậu tỉnh lại vậy?
Mỹ Dung vẫn chưa hết cười:
− Có uống gì đâu. Tôi mới đấm ảnh mấy cái nên ảnh mới tỉnh lại đó. Ảnh giả đò đặng nhát tôi chơi đó bà sáu ơi!
Bà sáu Ngưu thở ra nhẹ nhõm va1 vui vẻ hệch miệng cười:
− Cậu làm tôi hết hồn, hết vía! Tôi chạy bất kể sống chết. Tôi có cho cha con Hạnh hay đặng ổng ra tiếp tay, phụ lực với tôi cho cô hai đỡ bối rối, mà vì ổng đang kẹt hầu chuyện với ông chủ nên ổng ra đây không được.
Bình bật dậy lẹ làng trong lúc Mỹ Dung trố mắt nhìn bà Sáu và sảng sốt:
− Trời ơi! Bộ ba tôi còn ở trong nông trại hay sao?
đạ! Không biết ông chủ đang thì thầm bàn tính gì với cha con Hạnh, thành ra cha con Hạnh bỏ đi không được.
Bình lộ vẻ lo lắng hỏi nhanh:
− Bà thấy tình thế ra sao? NẾu không êm thì tôi tìm chỗ lánh mặt.
Mỹ Dung cũng băn khoăn:
− Ổng trở ra khám xét lần nữa thì chết à! Bà Sáu! Bà bước ra ngoài nghe ngóng coi có gì lạ hay không, bà Sáu!
Bà sáu Ngưu lắc đầu trấn an hai người:
− Cô cậu yên tâm, ông chủ không có trở lại lần nữa đâu mà lo sợ. Hồi to6i lẻn ra cửa sau, cha con Hạnh có chạy theo nói nhỏ cho tôi biết rằng, bàn chuyện của cô hai xong rồi, ông chủ sẽ về Sàigòn liền, đặng mai đi Đà lạt như ông chủ đã nói với cô hai khi nảy.
Mỹ Dung cau mày:
− Sao bà không hỏi ông Sáu coi ba tôi bàn tính chuyện gì về tôi?
− Tôi có hỏi, nhưng cha con Hạnh nói để sáng ra sẽ cho cô hai biết. Bây giờ, vấn đề tính toán chưa đến đâu hết.
Với sắc diện đậm nét suy tư, nàng lẩm bẩm:
− Ba tôi toan tính chuyện gì nữa đây? Thật là khổ cho tôi ghê vậy đó. Ba má tôi hổng có thương tôi chút nào hết, nuôi con gái chẳng khác nào người ta nuôi heo. Khi heo thịt lớn rồi, lái nào mua cao giá được tiền thì bán cho lò cạo da xe? Thịt, miễn sao ba má tôi được lợi to thì thôi, chớ không ai nhớ tiếc đến con vậy hy sinh.
Bà sáu Ngưu hạ thấp giọng rầu rầu:
− Thấy tình cảnh của cô, tôi với cha con Hạnh lấy làm đau xót lắm. Vì thương cô, tôi nói xin lỗi cô hai, cũng như thương cô hai ở nhà, nên vợ chồng tôi nguyện hết lòng che chở cho cô, giúp đỡ cô đến khi nào không cần nữa thôi. Ngày nào cô còn ẩn náu chỗ này là cô có thể đặt trọn tin tưởng nơi vợ chồng tôi và con Hạnh, cả nhà tôi nguyện binh vực cô tới cùng.
Nàng nhìn bà Sáu bằng tia mắt đầy cảm kích:
− Tôi biết ông Sáu, bà Sáu thương tôi lắm nên tôi với anh Bình mới gặp nhau đây. Ơn sâu, nghĩa nặng kia, tôi nguyện khắc cốt, ghi xương. Ngày nào chúng tôi thoát khỏi cơn gió, chúng tôi sẽ đền đáp...
Bà sáu Ngưu hớt nhanh:
− Cô hai đừng nói vậy. Chíng gia đình tôi có bổn phận phải bảo bọc cô hai trong lúc này, cô hai đừng nói chuyện đền ơn đáp nghĩa.
Nàng nắm lấy tay người tớ già:
− Khi quốc biến mới thấy tôi trung! Tôi không biết nói gì hơn là cám ơn bà sáu.
Bình tiếp theo:
− Khi chúng tôi xa nhau, mà có bà Sáu và cô Hạnh ở bên cạnh Mỹ Dung, thì tôi yên tâm, nhẹ lo nhiều lắm. Trong những ngày sắp tới, chúng tôi còn phải nhờ vả nơi gia đình bà Sáu nhie6`u hơn nữa, nhứt là lúc Mỹ Dung sanh nở...
Bà sáu tươi cười cố làm vui cho Mỹ Dung:
− Cậu đừng lo. Tôi nuôi đẻ rành lắm cậu ơi!
Nàng lắc đầu, chép miệng:
− Tôi nhận thấy, ở đây, tôi cũng chưa được yên thân... Và chưa chắc anh Bình có cơ hội gặp gỡ tôi thường được
Bà sáu hỏi nhanh:
− Sao ha, cô hai?
Nàng quay sang Bình:
− Em biết chắc, ba em còn đưa bộ hạ đến rình rập nhà này, theo dõi em thường xuyên hơn nữa chớ chưa thôi đâu. Anh tới lui thăm viếng em, ắt có ngày anh phải sa bẫỵ..
− Em sợ anh bị tù tội phải hôn?
− Tù tôi thì chắc không có, em chỉ sợ anh bị... ba em mượn tay người khác ám hại anh. Tình thế chưa cho phép mình công khai chống đối, thì anh không nên xuất đầu, lộ diên.. Theo ý em, em muốn trốn đi nơi khác...
Bà Sáu Ngưu buột miệng:
− Cô tính trố? Mà đi đâu, ở đâu?
Bình xuôi theo nàng:
− Anh cũng không muốn em ở chỗ này. Em tội tình gì mà ông già đày em ở giống như là trong truyện thần thoại nào đó có một nàng công chúa bị vua cha đày le6n chốn dã sơn sống với muôn thú trong rừng.
Nàng hỏi sang bà sáu:
− Tôi muốn nhờ bà sáu một việc... Tôi ở đây nguy hiểm lắm, phải hôn, bà sáu?
đạ! Cô muốn nhờ cậy chi, dầu khó khăn mấy đi nữa, tôi cũng ráng giúp cô toại nguyện.
Nàng thận trọng:
− Bà đi coi lại cửa trước, cửa sau, khóa dùm tôi đi, rồi trở vô tôi nói cho bà nghe.
− Tôi đóng kín, khóa kỹ rồi cô hai.
Nàng chẫm rãi với giọng thì thầm cho Bình và bà sáu Ngưu vừa đủ nghe:
− Tôi muốn nhờ bà tìm thuê dùm tôi một căn nhà nho nhỏ ở xa xa vùng này, nhà tranh, vách đất cũng được, miễn có chỗ đụt mưa, đụt nắng sống qua ngày thôi, tôi không cần phải đủ tiện nghi.
Bà sáu chép miệng:
− Chà! Ở đây mà tìm nhà mướn nhà thuê thì... hơi khó vì đâu có ai ở phương xa tới đa6y mướn nhà như ở thị thành. Tốt hơn hết là mình coi chỗ đất nào vừa ý, mình mướn chỗ đó rồi mình cất nhà.
Mỹ Dung gật lia:
đdược rồi! Mình đi tìm một chỗ đủ cất một căn nhà nho nhỏ thôi. Ông sáu, bà sáu lo dụ đó dùm tôi, được hôn?
Hao tốn bao nhiêu, tôi cũng chịu hết.
đạ! Để tôi nói cha con Hạnh đi kiếm chỗ cho cô. Ở trên này, mình mướn đất nhà chắc không hao tốn bao nhiêu đâu. Cha con Hạnh biết làm mộc là khỏi tốn về công thợ rồi đó.
− Xúc tiến gấp nghe bà sáu.
đạ!
Thình lình, bên ngoài có tiếng gõ cửa nhè nhẹ kèm theo giọng đàn ông gọi nhỏ:
− Bà ơi! Bà à!
Bình và Mỹ Dung giật mình đứng phắt dậy với bộ mặt tái xanh sợ sệt.
Nàng lập cập:
− Chết chạ..! Ông già... trở lạị..
Chàng luống cuo6 ng:
− Làm saọ..? Có chỗ nàọ.. leo lên nó nhà được hôn?
Tiếng gọi bên ngoài càng rõ hơn:
− Mẹ con Hạnh ơi! Cô cậu ngủ chưa?
Cả ba người đều thở phào ra nhẹ nhỏ. Bà sáu Ngưu liền chạy ra ngoài:
− Không phải ông chủ, cha con Hạnh ra mà. Cô cậu vẫn còn thức đây ông ơi. Ông chờ tôi mở cửa.
Mỹ Dung cầm nến đi trước, Bình theo sau, cùng nối gót bà sáu Ngưu ra ngoài.
Vừa lách mình qua khỏi cánh cửa. Ông Ngưu nói nhanh để trấn anh Mỹ Dung và Bình:
− Ông chủ lên xe về Sàigòn rồi. Đợi ông chủ đi được một lúc lâu, tôi mới dám ra đa6y cho cô cậu hay để cô cậu vững bụng ngủ yên.
Mỹ Dung sốt ruột hỏi nhanh:
− Ba tôi đã bàn bạch chuyện gì với bác sáu vậy ?
Ông sáu Ngưu ra dáng ưu tư đăm đăm nhìn ngọn lửa nhỏ lệ rưng rưng như đôi mắt ngập sầu khổ của nàng con gái chịu lắm cảnh bẽ bàng. Ông ngao ngán lắc đầu và đổi giọng trầm trầm:
− Ông chủ biểu tôi phải tìm cách bắt cậu cho bằng được. Hễ tôi bắt được cậu thì ông thưởng năm chục ngàn đồ.
Bình trố mắt sảng sốt:
− Ông Nam Phát treo giải thưởng năm chục ngày đồng cho ông sáu bắt tôi?
Ông sáu Ngưu liếc sang Bình:
− Chưa bao giờ tôi được cầm trong tay tới hai chục ngàn, thì đối với tôi, con số năm chục ngày là to tác lắm. Không như ông chủ phải kéo tới cả đám bộ hạ, tôi không cần một ai tiếp tay hết, chỉ một mình tôi thôi, tôi muốn trói cậu lại lúc nào cũng được hết. Tôi muốn bắt cậu ngay bây giờ cũng không chút khó khăn.
Mỹ Dung lắp bắp:
− Bác sáụ..! Ông sáụ...!
Bà Ngưu nghiêm giọng:
− Ông nên suy nghĩ kỹ, ông đừng để tiền bạc xui giục ông làm chuyện... bất nhơn thất đức. Ông có nghe người ta nói, gái nhờ đức cha hôn? Ông ám hại người ta thì trời trả báo nhãn tiền à ông. Ông nên nhớ mình còn đứa con gái kia kìa. Bao nhiêu tội lỗi của ông đều đổ dồn cho con Hạnh gánh chịu hậu quả à.
Ông sáu Ngưu phì cười:
− Bộ bà tưởng tôi ham năm chục ngàn đó mà làm chuyện phi nhân nghĩa hả bà? Thử hỏi ông chủ bỏ ra mười lần năm chục ngàn coi có mua chuộc được tôi hôn mà. Bề ngoài thì tôi làm bộ hăng hái lãnh nhiệm vụ bắt cậu Bình để được lãnh thưởng, nhưng bên trong tôi đã sẵn mưu kế để che chở cậu với cô tới cùng. Dù có nghèo đói, tôi cũng ráng chịu chớ không thể nghe theo ông chủ được.
Bà sáu tươi cười:
− Phải vậy chớ.
Mỹ Dung nắm tay Bình tỏ ra khắn khít:
− Chúng tôi nguyện thà cùng chết chớ không thể sống xa nhau. Ông sáu, bà sáu là người hiểu rõ tình cảnh của chúng tôi hơn hết. Xin ông sáu, bà sáu thương xót cho chúng tôi.
Bình cúi đầu, tiếp theo lời nàng:
− Công ơn của hai bác, cháu với Mỹ Dung nguyện khắc ghi đời đời.
Ông sáu Ngưu cười pha trò:
− Không có ơn nghĩa gì hết. Bây giờ, tôi xin trói tay cậu để lãnh năm chục ngàn được hôn?
Bà Ngưu khều chồng:
− Ông đừng nói chơi như vậy, cậu giận, cô buồn à!
Bình cũng phì cười, chìa đôi tay:
− Nếu bác sáu cần năm chục ngàn, tôi xin sẵn sàng....
Mỹ Dung lẹ miệng thêm:
− Tôi đề nghị ông sáu nên trói cả hai đứa mới có thể gọi là bắt quả tang..., rồi đem giao cho ba tôi, để đòi tăng thêm khoảng tiền thưởng là sáu chục ngàỵ.., bảy chục ngàn... hay trăm ngày!
Bà Ngưu đổi giọng nghiêm trọng:
− À! Cô hai thấy ở đây đã động ổ rồi, sợ việc lui tới của cậu gặp nhiều nguy hiểm...
Ông hớt nhanh:
đdể tôi tính lại.
− Cô hai muốn cậy mình kiếm chỗ khác đặng dời đi, tạm trốn tránh một thời gian...
− Tính như vậy, e ông chủ, bà chủ làm khó, làm dễ mình, vì mình lãnh trách nhiệm gìn giữ cô hai đây nè. Cô dời đi nơi khác là không tiện à cô hai. Cô cứ yên tâm ở đây cũng không có gì nguy hiểm xảy ra cho cậu đâu. Đã có tôi vo( i mẹ con Hạnh che chở cho cậu, mà cô cậu còn lo sợ gì nữa. Ông chủ toan tính chuyện gì là tôi biết trước hết, tôi báo động cho cô cậu hay liền:
Bình khuyên nàng:
− Bác sáu nói đúng đó em. Hễ em trốn đi nơi khác, thì hai bác phải gặp nhiều rắc rối, lôi thôi. Em cứ yên tâm ở đây đi, đừng tính tới, tính lui gì nữa hết. Mỗi khi anh lên thăm em, lúc nào cũng có hai bác với cô Hạnh giữ... an ninh cho anh rồi.
Ông sáu Ngưu nhẹ gật:
− Cậu ở đây thì đã có con Hạnh canh đường trong kia. Từ nay trở đi, tôi sẽ bố phòng cẩn mật hơn.
Bình lật đật đi bưng ghế đặt trước mặt ông sáu Ngưu:
− Mời bác sáu ngồi đây, bác sáu.
− Thôi, cám ơn cậu, tôi phải về đằng nhà để cho cô cậu nghỉ chớ. Đã khuya quá rồi, còn chuyện gì cần phải bàn tính với nhau nữa, sáng mai, tôi ra gặp cô cậu rồi sẽ tính sau ha.
Đến đây, ông quay sang bà:
− Bà về luôn hả bà?
Bà gật thật tế nhị:
− Ừ đã có cậu Bình ở đây với cô hai rồi, tôi phải về đằng nhà chớ ở ngoài đâu có chỗ ngủ.