Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Trẻ em béo phì - nguyên nhân, cách phòng ngừa và trị liệu

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7298 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Trẻ em béo phì - nguyên nhân, cách phòng ngừa và trị liệu
Florence Arnold Richez

Chương 5

Có nhiều người ngốn ngấu thức ăn mà vẫn không làm sao lên cần được; những người khác lại “lớn lên” nhờ cách hầu như lúc nào cũng vét sạch các đĩa thức ăn. Tại sao vậy?
Chứng béo phì là kết quả của sự tác động qua lại giữa những nhân tố di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền thay đổi tuỳ từng người nên tuỳ trường hợp, thường quyết định từ 30 đến 80% sự biến đổi thể trọng. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đã được định lượng và các chuyên gia đều thống nhất với các con số sau đây: nếu vợ chồng bạn có cân nặng “bình thường” hoặc có thân hình mảnh dẻ, thì nguy cơ để con bạn trở thành béo mập chỉ ở mức dưới 10%. Nếu một trong hai vợ chồng dư thể trọng thì nguy cơ thừa cân ở đứa con tới khoảng 40%. Và nguy cơ đó “leo lên” đến mức 80% nếu cả hai vợ chồng đều béo mập!
Tại sao vậy và làm sao biết được điều đó? Ngày nay, những hiểu biết về phương diện di truyền của căn bệnh đó, một mặt tập trung vào chứng béo phì gọi là đơn gene, nghĩa là chỉ phụ thuộc vào một geê thôi, một chứng bệnh rất hiếm những việc nghiên cứu kỹ đã đem lại những bước tiến rõ rệt về sinh lý bệnh học của chứng béo phì và nhất là vai trò của leptin; mặt khác, người ta cũng nghiên cứu chứng béo phì di truyền gọi là đa gene, nghĩa là phụ thuộc nhiều gene, chính là căn nguyên của phần lớn bệnh béo phì thông thường.
Béo phì năm mới lên ba!
Anna-Marie – Martinez ở Tân Mê xi cô (Mỹ) cân nặng 54 kg lúc mới 3 tuổi! Điều đó khiến các quan chức ngành y tế chuyển em ra khỏi sự “chăm sóc” ở nhà của bố mẹ; bố mẹ em bị chỉ trích là đã nhồi nhét cho em quá nhiều khoai rán, côca, mặc dù người ta đã chỉ định cho em một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
Đối với các chuyên gia Pháp về dinh dưỡng và chống béo phì, có thể bố mẹ em đã mắc một số sai lầm nhưng đúng ra là Anna-Marie mắc phải một dạng di truyền khá nặng về bệnh béo phì, với sự thiếu hụt hormon khiến cơ chế điều chỉnh cảm giác no, đói của em bị rối loạn hoàn toàn.
Ở đâu có gen thì không có…
Theo quan điểm này thì thông thường những nghiên cứu về trẻ song sinh nói lên nhiều điều: đối với trẻ song sinh “đích thực” hay đồng hợp tử (khi một trứng kết hợp với một tinh trùng nhưng lại sinh ra hai bào thai) thì hai đứa bé sẽ có vóc dáng gần như nhau, khác với trường hợp song hợp tử nghĩa là hình thành từ hai trứng phân biệt, mỗi trứng kết hợp với một tinh trùng thì hai đứa bé được thụ hưởng tính di truyền khác nhau.
Mặt khác, bạn cũng biết rằng “có những người ăn uống rất đủ chất mà vẫn gầy gò còn những người khác dù ăn uống có thiếu thốn mà vẫn trở nên béo mập”
Và bạn cho rằng như thế là không công bằng! Đúng vậy, có những gia đình toàn người “béo” và những gia đình toàn người “gầy”, rất hiếm khi sinh ra được một đứa con béo tốt.
Điều phân biệt giữa một đứa trẻ phàm ăn với một đứa trẻ ăn uống nhỏ nhẻ chính là cảm giác chán ăn: tính háu ăn của đứa trẻ liên quan đến gen, do tính di truyền tác động đến sự điều tiết ăn uống. Nói cách khác, có một số cơ thể luôn phát ra không đúng lúc tín hiệu “Thôi đủ rồi!”
Trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một lớp nucleotit (những yếu tố cấu thành phân tử AND hay ARN là nhiễm sắc thể của chúng ta) quyết định lượng mỡ dự trữ. Lẽ tự nhiên là cơ thể có xu hướng đạt tỉ lệ cao nhất về lượng dự trữ, là điều rất dễ dàng trong xã hội khá dồi dào thức ăn của chúng ta.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có bố mẹ béo mập, thì năm 4 tuổi cháu đã có sự chuyển hóa cơ bản (tiêu hao năng lượng liên quan với hoạt động của các cơ quan, với sự tái tạo các tế bào, không kể tiêu hai cho các hoạt động có chủ định) ít hơn 10% so với các cháu có bố mẹ “hợp chuẩn”. Mức chuyển hóa cơ bản thấp đó khiến nguy cơ đứa trẻ béo mập tăng cao bởi việc lập trình quá trình tiêu hao năng lượng làm cho chúng thành ít nhiều quan trọng.
Một cơ thể tiêu hao ít năng lượng ắt hẳn cần lượng thức ăn ít hơn. Nhưng có những gen đặc biệt trong cơ thể quyết định tỉ lệ các tế bào tạo mỡ trong đó năng lượng thừa được dự trữ dưới dạng triglyxêrit, khiến cho mỗi người có sự tăng thể trọng khác nhau. ở đứa trẻ béo mập, như ta đã biết, kích thước của những tế bào tạo mỡ bao giờ cũng lớn hơn so với các đứa trẻ khác và số lượng có thể nhiều gấp đôi. Chúng có nhu cầu tương đối ít hơn, nhưng lại có khả năng dự trữ lớn hơn. Đó chính là chỗ khập khiễng chủ yếu. Điều phải tiếp tục xem xét là cần bao nhiêu gen, bao nhiêu sự đột biến để tạo ra tố chất di truyền về chứng béo phì.
Để làm việc đó, cần dựa vào hàng loạt gia đình mắc chứng béo phì rõ rệt, để có thể so sánh gen của những thành viên có thân hình quá mập với gen của những người trong các gia đình có thân hình mảnh dẻ. Đó là cả một núi công việc nghiên cứu mà nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đang theo đuổi.
Vai trò của leptin
Năm 1994, bác sĩ Jeffrey Fridman, nhà nghiên cứu tại trường Đại học Rockefeller ở New York, đã khám phá ra sự đột biến một gene gọi là Ob ở một loại chuột đặc biệt vốn rất béo mập. Nó diễn ra trong mô mỡ bằng cách tổng hợp protein gồm 146 axit amin, một hormo chính điều chỉnh thể trọng, chất leptin (từ tiếng Hy Lạp leptos nghĩa là mảnh dẻ), truyền lên não thông tin về lượng dự trữ chất béo trong các tế bào tạo mỡ, rồi lại truyền lệnh về sự đủ hay chưa đủ thức ăn. Vài tháng sau đó, cũng nhóm nghiên cứu ấy đã xác định được gen tương ứng ở con người, gọi là OB, tồn tại ở nhiễm sắc thể 7. Sự thiếu leptin, một loại hormon về sự no đủ, hay sự suy giảm những thụ thể của não về cảm giác đó (ở vùng dưới đồi) có thể giải thích hiện tượng béo mập quá cỡ hoặc chí tí cũng chỉ rõ cơ chế của nó.
Đúng là ở hầu hết những người mắc chứng béo phì, leptin thường có lượng tăng cao, tỷ lệ thuận với sự gia tăng khối lượng chất béo. Điều đó chứng tỏ có tồn tại một “sự kháng” leptin ở bệnh nhân bởi vì mặc dù có sự tích tụ cao nhưng cảm giác thèm ăn ở họ vẫn không hề bị ức chế.
Dù sao, mãi đến năm 1997, người ta mới khẳng định được vai trò của leptin trong việc điều chỉnh cảm giác no, với việc phát hiện ra sự đột biến đồng hợp tử dẫn truyền lặn của gene mã hóa nó ở hai anh em cùng cha khác mẹ, cùng sớm mắc chứng béo phì quá mức: họ lần lượt cân nặng 29 kg lúc 2 tuổi và 89 kg lúc 8 tuổi!
Một năm sau, một nhóm nghiên cứu người Pháp đã làm sáng tỏ thêm sự đột biến đồng hợp tử dẫn truyền lặn ở gene của thụ thể của leptin ở ba chị em có cha mẹ là anh em cùng huyết thống và lần lượt cân nặng 159 kg lúc 13 tuổi, 133 kg lúc 19 tuổi và 166 kg lúc 29 tuổi.
Từ đó có nhiều thí dụ khác về chứng béo phì đơn gene nghĩa là chỉ phụ thuộc vào một gene, liên quan gián tiếp đến leptin, đã được mô tả, trong đó có một trường hợp liên quan đến sự đột biến của một gene đưa tới một dạng đơn gene trội, sinh ra từ 2 đến 4% trường hợp béo phì bệnh hoạn.
Nhưng tóm lại, đối với những chứng béo phì đó thì việc “giải mã” cũng “đơn giản”, đặc biệt là những trường hợp liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến leptin là rất hiếm xảy ra. Vậy nên chúng không thể cắt nghĩa được phần lớn các dạng béo phì thông thường mặc dầu chúng đã cung cấp những kiến thức quý báu về cơ chế điều chỉnh sự thèm ăn sau này được dùng làm cơ sở cho sự phát triển các phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc.
Từ đó, việc nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền béo phì, cũng như trong toàn bộ lĩnh vực về hệ gen người không ngừng phong phú thêm bằng những bước tiến mới đây trên thị trường của quyết định luận sinh học. Chúng mang những “biệt danh” không phải là tên các giống chim, mà là những mã số, chứng tỏ nguồn gốc của chúng: Uncoupling protein 2 (UCP2) định vị ở nhiễm sắc thể 11 trong con người, một khu vực liên hệ với chứng calo dư thừa của thức ăn; uncoupling protein 3 (UCP3) cũng thuộc họ các protein có khả năng “đốt mỡ” tồn tại ở các vi thể bên trong các tế bào và là động cơ của chúng…
Trên thực tế, phải có chừng 200 gene mà người ta cho rằng có liên quan đến chứng béo phì.
Điều chắc chắn rằng là chứng béo phì thông thường có tính di truyền phức tạp, nghĩa là có tính đa gene. Quả vậy, nó được quyết định bởi tác động qua lại của nhiều thể biến dị gene gọi là gene mẫn cảm mà nếu tách biệt ra thì không có mấy tác dụng đối với sự tăng cân. Ngược lại, nếu chúng phối hợp với nhau, lại được những nhân tố ngoại cảnh (sự ở yên một chỗ, thói quen ăn uống không tốt, trạng thái căng thẳng thần kinh…) tăng cường lên gấp bội thì tác động lên sự tăng cân là đáng kể. Ngoài ra, cũng phải nói rõ thêm là những thói quen như cách ăn uống, khẩu vị, cũng có khả năng mang tính di truyền. Do vậy, có vẻ như tất cả các gene chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong sự xuất hiện và tồn tại dai dẳng bệnh béo phì thông thường.
Người Pimass ở Arizona, người Pimas ở vùng núi Andes không cùng một kích cỡ! Dù sao thì đây cũng không phải là một quá trình bí hiểm về sự đột biến nhằm tạo ra trong một thời gian ngắn (vài thập kỷ) sự bùng nổ ghê gớm về dịch béo phì trên toàn cầu. Hãy xét một trong hàng nghìn thí dụ: những người thổ dân Pimass vùng Arizona bị ép buộc dồn vào một khu vực, được trợ giúp cho một cuộc sống ít hoạt động, nhưng được nuôi ăn đầy đủ và uống rượu theo kiểu Mỹ. Rất nhiều người đã mắc chứng béo phì và bệnh tiểu đường trong khi những người anh em Pimas của họ ở vùng núi Andes gần gũi với họ về mặt di truyền thì trong thực tế vẫn là những người mảnh khảnh. Như vậy, một lần nữa, cần chỉ rõ cặp nhân tố quỷ quái rõ ràng là nguyên nhân của căn bệnh: sự tĩnh tại thụ động và việc ăn uống quá nhiều thức ăn có quá nhiều chất béo và chất đường.

<< Chương 4 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 199

Return to top