Ngoài sự thiệt thòi quá lớn về mặt tâm lý và xã hội (giảm giá con người, trầm uất…) do những lời đùa tếu chế giễu, béo phì còn liên quan đến những rối loạn trong cơ thể, nhất là khi béo phì đã trở nên nghiêm trọng.
Đoản hơiCó thể bạn cũng đã nhận thấy: con bạn bị đứt hơi, tức thở, và có một loạt những thiểu năng nho nhỏ về hô hấp không nghiêm trọng lắm, nhưng thật bất tiện. Trong trường hợp nặng hơn, cháu có thể bị ngừng thở nhất thời trong khi ngủ.
Huyết áp và bilan máuQuả nhiên, nếu đo huyết áp và trích máu ở các cháu béo phì, sẽ thấy được những điều bất thường chưa phát lộ thành triệu chứng bệnh. Dù sao thì từ 10 đến 20% trẻ em béo phì bị huyết áp cao, chứng này sẽ giảm dần cùng với sự giảm cân.
Những bất thường về chuyển hóa đó (lượng cholesterol và triglyxerit trong huyết tương tăng lên) cùng với áp lực động mạch và cả những vấn đề khác về hormon (tuyến nội tiết) là những yếu tố chính gây nguy cơ về tim mạch khi còn nhỏ tuổi.
Khung xương bị tổn thương
Sự dư thừa thể trọng khiến bộ xương của đứa trẻ béo phì bị quá tải dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần có sự chỉnh hình: 80% số trẻ em bị vẹo đầu gối hay vẹo xương chày là những trẻ béo phì; đối với các cháu bị hoại tử dần đầu xương đùi, chủ yếu ở các bé trai, thì tỉ lệ đó là từ 50 đến 70%.
Những trường hợp bệnh lý này đòi hỏi phải làm cho các cháu gầy bớt đi.
Sỏi mậtChứng béo phì cũng là nguyên nhân sinh ra từ 8 đến 33% trường hợp bị sỏi mật ở trẻ em.
Những rối loạn về chuyển hóa và cân bằng hoóc môn Những cơ chế tinh vi này rối loạn bởi chứng béo phì của đứa trẻ, với những hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (vóc dáng lớn nhanh cho đến tuổi dậy thì, dậy thì sớm, hoặc kinh nguyệt không đều hay không có kinh nguyệt). Sự tiết insulin gia tăng nhưng hiệu quả tác động lên tế bào lại bị giảm sút.
Dáng vẻ và tâm lýLẽ tất nhiên, thanh thiếu niên béo phì rất xấu hổ về dáng vẻ bề ngoài của chúng. Vì nhận thấy điều đó ở con mình nên bạn đã vội vàng dẫn cháu đến gặp thầy thuốc: Trọng lượng dư thừa của cháu thường phân bố không đều, nhất là ở thân mình và đầu các chi. Da cháu có những vết rạn không? Lông cháu có mọc nhiều hơn mức bình thường không? Trường hợp đó là của cháu trai hay cháu gái?
Những đặc điểm về thể chất đó không phải là triệu chứng gây nên sự bất thường nào khiến ta phải lo lắng, mà chỉ là hiện tượng “bình thường” ở phần đông những người béo phì. Tuy nhiên, cũng không phải là không quan trọng, mà bạn nên để ý đến những hiện tượng đó, giống như bạn đã quan tâm đến biểu đồ trọng lượng và sự mập ra của con mình.
Thật ra, những hậu quả tâm lý xã hội (như thiếu tự tin, học hành sút kém và nhất là sự xa lánh của xã hội) của hình ảnh đáng buồn về bản chất có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Chẳng hạn, các cô gái béo phì thường có thời gian theo học ở nhà trường ít hơn các cô khác; khi đến tuổi trưởng thành số cô lấy chồng ít hơn và khả năng tài chính cũng kém hơn.
Trong hoạt động thể thao, con trai và con gái béo phì đều khó khăn hơn nhiều so với những người khác (cái đó còn làm tăng bệnh thêm) do phải phô bày cho mọi người thấy một thân hình không đẹp, cử động khó khăn hơn, ít khêu gợi hơn. Để tìm được quần áo vừa với khổ người, các cháu thường không tìm được mẫu nào và kích cỡ nào phù hợp với thân hình béo mập của mình và dĩ nhiên khó có được thứ phù hợp với xu hướng thời trang.
Tất cả những điều đó góp phần loại trừ trẻ béo phì ra khỏi cộng đồng những trẻ “bình thường”, càng củng cố thêm niềm tin là chúng không còn khả năng giao tiếp với những trẻ khác nữa. Sự cô lập ấy làm bệnh chúng tăng lên. Những đứa trẻ này thực sự phải chịu đau khổ về tinh thần, thể chất và về xã hội, khiến chúng trở nên trầm uất, lệch lạc trong sinh hoạt (ăn uống vô độ, phàm ăn, uống rượu và dùng các chất kích thích…) và có thái độ bi quan. Vậy là vấn đề về dáng vẻ bề ngoài cũng quan trọng không kém gì sự toàn vẹn của các mạch máu và chất lượng của hơi thở bởi vì hậu quả của sự dư thừa thể trọng và chứng béo phì là như nhau thôi.
Cản trở cho sự phát triển sức khoẻ sau nàyKết quả thu được từ sự quan tâm sớm và toàn diện đến con bạn chắc chắn sẽ giúp cháu vượt qua được thời kỳ thiếu niên và thanh niên. Ngay cả khi đứa trẻ cũng không thể tự hình dung được từ trước 30-40 năm và tưởng tượng xem sau này những tác động dài hạn của cơ thể béo tròn đến sức khoẻ là thế nào. Ngay cả khi bạn chưa thật sự cảm nhận được dáng vẻ sau này trong cuộc đời con bạn, thì chính bạn vẫn phải để tâm xem xét điều đó.
Bạn làm mọi điều cho con bạn kết quả tốt trong học tập ở một trường học tốt, cháu có được định hướng thuận lợi cho tương lai trong xã hội của nó, nghĩa là như xưa kia người ta thường nói: cháu không bị rơi vào cảnh túng bấn. Bạn cũng sẽ làm mọi điều sao cho thân thể và cái đầu của cháu phải giúp cháu thực hiện thành công các dự án mà không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đến cuộc đời nó.
Hẳn là bạn nghi ngờ rằng đứa trẻ béo phì nếu không phát hiện được căn bệnh, chăm sóc cẩn thận và kịp thời thì lớn lên sẽ gặp nhiều rủi ro. Trước hết, vì phần lớn các cháu đó lớn lên vẫn to béo (theo tài liệu của y học quốc tế chỉ có từ 8 đến 13% trường hợp béo phì có cơ may tránh được khi lớn tuổi nếu được chữa trị từ hồi nhỏ).
Do vậy, khả năng đứa trẻ béo phì vẫn giữ nguyên trạng thái đó dao động từ 20 đến 50% trước tuổi dậy thì, từ 50 đến 70% sau tuổi đó và tỉ lệ còn tăng cao phụ thuộc và mức độ nghiêm trọng của chứng béo phì và vào các bậc tiền bối trong gia đình.
Sau nữa, nếu chứng béo phì được hình thành ngay từ tuổi niên thiếu, thì khi lớn lên các hậu quả càng thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, các cuộc điều tra ở đối tượng là người lớn đã chứng tỏ rằng phần lớn những người này không hay biết gì về những phức tạp sinh ra bởi dư thể trọng.
Tuy nhiên, ở Pháp mỗi năm có khoảng 100.000 người chết vì bệnh đó! Bản tổng kết thật không vui và nếu chẳng có gì thích thúc khi phải đắm mình vào những dự báo như vậy thì tốt hơn là hãy tìm hiểu một lần cho xong để có thể tránh được và rồi quên hẳn chúng đi! Mặt khác, đầu đề đặt ra ở đây chỉ cốt chỉ để ghi nhớ bởi vì chắc hẳn bạn sẽ không để cho con mình trở thành một người lớn béo phì.
Quá nhiều bi kịch quá sớmNhững nghiên cứu dịch tễ học chứng tỏ rất rõ ràng là số tử vong ở người béo phì cao hơn nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi và cùng giới tính, từ đó khẳng định tỉ lệ tử vong cao.
Thật vậy, những nghiên cứu dịch tễ học đều trùng hợp trong việc tính ra tỉ lệ tử vong cao ở người lớn là từ 50 đến 80%, ở phái nam cao hơn phái nữ, do những nguy cơ về tim mạch ở nam giới cao hơn (đặc biệt là béo phì ở phần bụng, hay chính xác hơn là béo phì nội tạng) trong khi phụ nữ được bảo vệ cho đến tuổi mãn kinh bởi những hormon nữ.
Những nguyên nhân sinh ra cái chết liên quan đến dư thể trọng là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, những chứng bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư (ung thư tiền liệt tuyến ở đàn ông; ung thư màng trong tử cung, buồng trứng, dạ con, vú ở đàn bà).
Thí dụ: một công trình nghiên cứu hơn 115.000 phụ nữ từ 30 đến 55 tuổi đã cho thấy nguy cơ tai biến mạch vành gia tăng 3,1% đối với mỗi kg tăng trọng.
Những biến chứng từ sự dư thể trọngNgoài những căn bệnh là nguyên nhân tử vong đã nêu ở trên (ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường), chứng béo phì gây nên những rối loạn trong hệ hô hấp, thường xuyên nhất là hội chứng ngừng thở tạm thời khi ngủ, với tiếng ngáy ban đêm và ngủ gà gật ban ngày. Điều đó làm giảm đi sự tiết hormon tăng trưởng vì giấc ngủ bị nhiễu loạn, tạo thuận lợi cho sự dự trữ chất mỡ.
Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây còn cho thấy mối quan hệ giữa chỉ số khối lượng cơ thể (KCT) với bệnh hen suyễn ở các cô gái, ở những thanh nữ và phụ nữ còn trẻ, mà không thấy ở nam giới.
Do lối sống và cách ăn uống, người ta sớm mắc phải chứng xơ vữa động mạch (mạch máu bị xơ cứng, đường kính bị thu nhỏ vì có một lớp mỡ cứng bám vào…), điều đó đã được biết đến từ lâu rồi. Những công trình nghiên cứu quan trọng về dịch tễ học đã chứng tỏ rằng bệnh béo phì lúc còn ít tuổi là một nhân tố gây ra nguy cơ tim mạch, kể cả trường hợp đã hết béo phì khi lớn tuổi.
Một công trình nghiên cứu tại Harvard thực hiện từ năm 1922 đến 1935, đã điều tra 508 thanh niên, với tuổi ban đầu từ 13 đến 18. Trong thời kỳ đó, chứng béo phì ở tuổi thanh thiếu niên thường đi liền với một nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao: gấp 7,3 lần đối với bệnh xơ vữa động mạch, gấp 1,8 lần đối với bệnh viêm mạch vành, gấp 2,3 lần đối với tử vong do động mạch vành và gấp 13,2 lần đối với tử vong do tai biến mạch máu não, không phụ thuộc vào sự dai dẳng của chứng béo phì ở tuổi thanh niên.
Boyd Orr đã thực hiện một nghiên cứu tương tự ở nước Anh, sau đó chừng 60 năm, trên 2500 trẻ em ít tuổi hơn (từ 2 đến 15 tuổi). Đối với những trẻ bị béo phì khi nhỏ tuổi thì nguy cơ tử vong do tổn thương mạch vành tăng gấp 2 lần.
Cuộc điều tra của Bogalusa tiến hành từ năm 1973 đối với 20.000 trẻ em và thanh niên đã khẳng định có sự liên quan giữa chứng béo phì lúc trẻ tuổi với những nhân tố gây ra các bệnh như chứng loạn chuyển hóa mỡ (tỉ lệ lipit tỏng máu không bình thường).
- Chứng tăng insulin huyết (trong máu thừa insulin, hormon làm giảm lượng glucoza trong máu).
Cuộc điều tra đó cũng chứng tỏ rằng có mối liên quan giữa lớp mỡ ở phần bụng với chứng tăng insulin huyết có thể xuất hiện rất sớm và khi mổ tử thi của những người trẻ tuổi (bình quân 18 tuổi) đã cho thấy trong động mạch chủ và động mạch vành có những vệt lipit và cả những mảng sợi nữa.
Bệnh đau lưng, bệnh viêm khớp gối, hư khớp háng là những bệnh thường gây ra và nặng thêm bởi sự dư thừa thể trọng.
Ngoài bệnh tiểu đường, còn có những rắc rối khác trong chuyển hóa như: bệnh thống phong, bệnh tăng axit uric huyết, bệnh sỏi niệu.
Chứng béo phì đôi khi cũng liên quan với những rối loạn phụ khoa và phụ nữ quá mập thường có kinh nguyệt không đều, bị vô sinh, u nang buồng trứng. Ngoài ra, những phụ nữ này khi chữa trị chứng vô sinh thường ít có cơ may thành công vì sự rụng trứng kém và tỷ lệ sảy thai cao rõ rệt.
Mặt khác, những phức tạp về sản khoa còn nhiều hơn nữa và rất nghiêm trọng đối với phụ béo phì (bệnh tiểu đường khi mang thai, huyết áp cao khi mang thia, nhiễm độc huyết, thời gian chuyển dạ kéo dài, thai quá to khiến phải mổ để lấy thai…)
Những vấn đề về tiêu hóa liên quan đến béo phì thường là sỏi gan, gan nhiễm mỡ với hậu quả là sự kháng insulin, thoát vị khe thực quản (một phần dạ dày bị đẩy lên thực quản, từ đó sinh ra hồi lưu dạ dày thực quản và cảm giác nóng rực ở thực quản).
Da thường có những vết rạn, viêm tế bào nặng, rậm lông, hãm kẽ (phát ban đỏ, ngứa ngáy ở kẽ da).
Những “Loạn năng tâm lý xã hội” (lo lắng, tự đánh giá thấp, cho mình là xấu, xa lánh mọi người…) đã chớm có từ lúc còn nhỏ, cứ tồn lưu mãi và có thể ngày càng nặng hơn.
Những phí tổn trực tiếp (chi phí cho sức khoẻ) và gián tiếp của căn bệnh này (liên quan đến năng suất lao động giảm sút: nghỉ việc do bệnh tật, trợ cấp ốm đau) thường là rất lớn. Do vậy, người ta đã ước tính tổng chi phí để chống béo phì và các biến chứng kèm theo tới 17 tỉ, tức là 3% toàn bộ chi phí cho ngành y tế.