Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Trẻ em béo phì - nguyên nhân, cách phòng ngừa và trị liệu

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7336 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Trẻ em béo phì - nguyên nhân, cách phòng ngừa và trị liệu
Florence Arnold Richez

Chương 1

Sự thật về sự lớn nhanh của trẻ
Đứa bé nếu bạ gì cũng ăn và ngốn thức ăn suốt ngày thì rồi đây nó sẽ mập tròn như củ khoai, suốt ngày nằm dài trên tràng kỷ, hết nhá món khoai rán lại đến món kem…
Từ khi sinh con, bạn vẫn thường chăm chú nhìn chiếc cân và cái thước đo chiều cao của bé và luôn e ngại một điều: con chậm lớn. Nhưng so sánh với cái gì và với ai chứ? Từ khi sinh ra, cháu đã được đánh giá gần như đối với một vận động viên thi đấu: nó đang tiến, nó chậm rồi, nó biết cách, nó không biết cách… Nhưng, từ vài tháng nay, bạn thường bỏ qua số cân nặng của cháu và mong sao biểu đồ tăng trưởng của cháu không vọt lên cao, nhất là về thể trọng. Tóm lại, bạn muốn cháu đừng rời bỏ những “con đường mòn” về mức độ bình thường được ghi trong y bạ của cháu. Nhất là ít lâu nay, cháu thường cáu kỉnh, u buồn, thiếu cởi mở, vì bọn trẻ trong sân chơi nhốn nháo thường giễu cháu là một “ thằng phệ” hoặc cái gì chẳng biết nữa… Hơn nữa, cháu chẳng còn muốn ra bể bơi vì sợ phải tự phô bày thân thể trong bộ đồ tắm. Do vậy, cháu càng ít tiêu hao số calo đã nhồi vào cơ thể dưới dạng các thanh chocolate, khoai tây rán và xúc xích!
Tóm lại, bạn muốn nhanh chóng “ chỉnh lại sinh hoạt” cho cháu và bạn làm như vậy là hoàn toàn đúng, dù bạn đã để sự việc kéo dài hơi lâu, giống như nhiều bậc cha mẹ khác, trước khi nhận ra và xác định rõ vấn đề phải giải quyết.
Giờ đây, bạn tự nhủ có thể giải quyết được vấn đề bằng cách giảm bớt lượng thức ăn của cháu, loại bỏ hẳn đường, chất béo, nước chocolate… như nhiều tạp chí thường nêu và nhiều người quen biết thường xuyên bảo với bao thiện ý: giảm bớt những thứ này đi, thứ kia thì bỏ hẳn, tăng thứ này nhiều vào… và cuối cùng thì cân nặng đã rút bớt được 4 kg một tháng!
Nhưng thiện ý vẫn có thể đưa đường tới địa ngục. Tốt hơn hết là bạn phải tìm hiểu về nguyên lý cân bằng năng lượng, những quy luật hoạt động của cơ thể, những nhu cầu đặc biệt ở độ tuổi của cháu. Tóm lại, bạn phải nắm vững những điều mà các thầy thuốc gọi là “sinh lý học của sự ăn uống”.
Bạn nên nhớ câu “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Cái ông Harpagon trong vở “Lão hà tiện” của Molière nói vậy chỉ cốt để khỏi phải móc tiền từ hầu bao ra, nhưng ông ta đã nói đúng và vô tình đã tóm lược được những quy tắc của sinh lý học con người, nghĩa là thực hiện phép “kế toán” giữa các “khoản thu và chi năng lượng” của cơ thể. Đó chính là sự khác nhau giữa cái vừa mức và cái dư thừa, giữa trọng lượng đúng mức và sự béo phì.
Sự chuyển hóa một quá trình “đo đếm được”
Nếu con bạn muốn ngốn thức ăn nhiều hơn mức cần thiết cho sự tiêu hao năng lượng và sự tăng trưởng của cháu thì lượng sư thừa sẽ tích lại thành những “cục” mỡ trong các “khu dự trữ”, nghĩa là hình thành những tế bào mỡ không những nhiều mà kích thước cũng to hơn.
Khi người ta còn nhỏ, tế bào chất béo đã có sự phát triển đặc biệt chứng tỏ trong cơ thể cháu bé thật ra đã hình thành sự dư thể trọng và béo phì trước khi ta biết được điều đó qua số cân: đúng là ngay năm đầu tiên, những tế bào này đã tích trữ các phân tử mỡ (hay phân tử lipid) tạo thành các mô mỡ hay khối mỡ có kích thước ngày càng tăng. Sau đó, kích thước đó giảm dần cho đến năm bốn tuổi, rồi lại tiếp tục tăng không rõ rệt kể từ năm cháu bé 6 tuổi (khi mới sinh, khối mỡ chiếm 14% thể trọng, nhưng sáu tháng sau tỷ lệ đó là 25%. Sau tuổi dậy thì, tỷ lệ đó ở nữ là 25% và ở nam là 12%). Còn về số lượng các tế bào chất béo thì tăng chậm cho đến năm 8 tuổi, sau đó nhịp độ tăng tiếp tục giữ vững.
Tất cả những điều đó cho các thầy thuốc chuyên trị bệnh béo phì thấy rằng, đối với một đứa trẻ béo tròn trong suốt một, hai năm mà biểu đồ thể trọng có sự tăng vọt đột biến muộn màng về sự tích mỡ thì gần như chắc chắn là có tế bào mỡ quá lớn; trong khi đối với một đứa trẻ thủa nhỏ có cơ thể gọn gàng mà lại sớm có biểu hiện tăng cao về sự tích mỡ thì có thể là số tế bào mỡ đã tăng gấp bội (trẻ em béo phì thường có tế bào mõ to hơn nhiều so với cỡ trung bình của các em cùng lứa tuổi và số lượng có thể gấp đôi. Ngoài ra, người ta có thể làm giảm thể tích của các tế bào mỡ, còn số lượng thì không giảm được).
Dù sao thì nếu muốn duy trì và nuôi dưỡng các tế bào đó., đương nhiên đứa trẻ cần tăng thêm “khoản thu” (các đồ ăn) nhiều hơn một đứa trẻ bình thường khác. Do vậy, định mức nhu cầu của đứa trẻ phải thay đổi không hẳn là chỉ do tính háu ăn của nó, mà còn do nó thường được ăn uống nhiều hơn so với một đứa bạn thân hình mảnh khảnh hay đứa em gái khảnh ăn của nó.
Quá trình tích tụ và tiêu hao năng lượng hình thành cái được gọi là “sự chuyển hoá”. Sự chuyển hoá cơ bản là năng lượng cần thiết nhằm duy trì thân nhiệt, nhịp đập của tim, hoạt động của phổi, sự đổi mới các tế bào và một số các chức năng cơ bản khác. Gan, não và tim - cả ba cơ quan này sử dụng hết một nửa những tiêu hao cơ bản, cơ bắp trong trạng thái nghỉ ngơi thì nam giới dùng hết 20%, nữ giới hết15%, riêng khối lượng mỡ chỉ dùng hết…5%!.
Sự tiêu hao cơ bản này chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng nạc (cơ bắp, rất quan trọng bởi vì sau khi đã phát triển đầy đủ, nó chiếm tới hơn hai phần ba số năng lượng tiêu hao hàng ngày.
Về phần khối lượng mỡ, nó có chức năng bảo vệ các cơ quan và các mô, duy trì nhiệt độ nội tạng và dự trữ năng lượng cho cơ thể (về điểm này, con gái cần một lượng lớn hơn con trai để đảm bảo sự tồn tại của giống nòi trong trường hợp ăn uống thiếu thốn. Một cô gái mà khối lượng mỡ quá ít thì khó mà có được tuổi dậy thì).
Ngoài sự tiêu hao cơ bản, dĩ nhiên cần kể thêm sự tiêu hao do các hoạt động thể chất có chủ định: đi xe đạp “ đốt cháy” từ 300 đến 600 calo/giờ (cal/h); chạy bộ hết 800 cal/h; trượt tuyết: 300-700 cal/h; đi bộ: 100- 200cal/h… nhưng nếu chỉ ngồi xem tivi thì hết 20-25 cal/h! Còn hoạt động không chủ định như trẻ hiếu động di chuyển hoàn toàn bằng giầy trượt lắp bi hay lò so sẽ tốn nhiều calo hơn những đứa trẻ hiền lành sống trầm mặc theo kiểu Anh. Mặt khác, những nhu cầu về năng lượng cho sự phát triển là rất lớn, nhưng lại trải dài ra nhiều năm tháng.
Sau cùng, ngay như khi ta không hoạt động gì cả, ta vẫn tiêu hao năng lượng dưới dạng nhiệt: đó là “sự đốt cháy” hay “sự sinh nhiệt” để tiêu thức ăn. Vậy là sự tiêu hoá thức ăn tiêu hao năng lượng dưới dạng nhiệt; các protein cần tiêu hao lớn hơn các glũit, còn mỡ cần ít hơn.
Chứng béo phì. Bản tổng kết năng lượng dương
Chứng béo phì hình thành khi bản tổng kết năng lượng là dương, nghĩa là khi đứa trẻ “ăn” và “uống” số calo nhiều hơn số phải tiêu hao cho các nhu cầu cơ bản, cho việc đốt cháy thông thường để tạo ra thân nhiệt, cho hoạt động thể chất và cho nhu cầu phát triển. Năng lượng dư thừa sẽ được dự trữ trong các mô chất béo.
Đứa trẻ có sự chuyển hóa cơ bản gia tăng
Nói tóm tắt, cháu bé béo phì là một đứa trẻ mà sự chuyển hoá cơ bản đã gia tăng vì cháu đã “xây dựng” cho mình khối lượng mỡ và nạc nhiều hơn các cháu khác: mỗi kilô thể trọng của cháu được tạo nên bởi 75% mỡ, còn 25% là cơ bắp. Do cháu phải cử động với khối lượng cơ thể lớn hơn các bạn nên cháu cũng tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Kết quả là trong thời gian đầu, cháu bé ăn nhiều hơn so với mức năng lượng chi dùng và đã tạo thành mô mỡ trong cơ thể. Cháu đã “béo ra” (đó là giai đoạn động của sự béo phì). Trong thời gian sau (là giai đoạn tĩnh) bảng cân đối trở nên cân bằng nhưng cháu vẫn bắt buộc phải ăn nhiều hơn các bạn, vì với số cân dư thừa, cháu phải thích ứng với sự cung cấp năng lượng nhiều hơn.
Xin bạn nhớ rằng, điều này cho thấy bạn không thẻ kìm hãm đứa con bạn một cách độc đoán, dù cháu quá mập hay béo phì nữa, bằng cách chỉ cho cháu lượng đồ ăn ngang mức với một cô bé “bình thường” vì cháu phải tự điều chỉnh nhu cầu về lượng ở mức cao hơn nhiều. Cháu phải được ăn nhiều hơn so với cô bạn… mà phải được ăn tốt hơn trước (xem phần III).
Sự thật là, chính trong giai đoạn đầu (giai đoạn động), khi hình thành số cân dư thừa và sự béo phì, phải quan tâm đến cháu nhiều hơn (xem phần II, sự dự phòng).
Trong khung cảnh của sự cân bằng mong manh về sinh lý giữa cung ứng và tiêu dùng năng lượng, chắc chắn có sự tham gia của tính di truyền, nhưng cũng có sự tham gia của cơ chế điều chỉnh hormon, đặc biệt là những hormon chi phối việc sản sinh ra insulin.
Một công trình nghiên cứu nhi khoa do Viện Inserm (Viện Y tế và nghiên cứu y học) chủ trì, từ năm 1992 đã đưa ra những thông tin về giai đoạn đầu của chứng béo phì, thời kỳ mà lạ thay còn ít được hiểu rõ: trái với người lớn thường có sức đề kháng tốt hơn đối với hormon của tuyến tuỵ, trẻ con béo phì quả là rất nhạy cảm với insulin, chất đóng vai trò then chốt trong việc điều chỉnh không những đường và prôtêin, mà còn cả chất béo nữa. Nó kìm hãm sự tiêu các mô mỡ. Người ta nhận thấy ở những đứa trẻ, ngay trong giai đoạn động đang tăng cân, vẫn khác với người lớn là có sự nhạy cảm đặc biệt với insulin. Chất đó dù với lượng rất nhỏ cũng đủ gây nên sự phong tỏa bất bình thường chất béo (50%) trong các mô mỡ và do đó tạo thuận lợi trực tiếp cho việc tích mỡ các đứa trẻ béo phì.
Điều cần xem xét tiếp là sự nhạy cảm đặc biệt đó là nguyên nhân hay là hậu quả của trạng thái dư thể trọng. Những quan sát thực hiện trên một con chuột béo phì cho thấy khi tiết dịch insulin tăng cao sẽ kích thích sự nhạy cảm đặc biệt của các mô mỡ, đó là một hiện tượng phụ nhưng là hiện tượng chuyển tiếp, trở thành bền vững khi đã hình thành chứng béo phì. Công việc nghiên cứu đã mở đường cho việc lựa chọn phương pháp chữa trị và phòng ngừa mới dựa trên sự mẫn cảm đối với insulin ở giai đoạn đầu, giai đoạn động của chứng béo phì.
Ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng thai nhi kém
Việc nghiên cứu con cái của những bà mẹ đã chịu cảnh thiếu đói hồi cuối thế chiến thứ hai tại Amsterdam (do người Đức thực hiện vịêc phong toả thực phẩm) là một thí dụ khá rõ về những ảnh hưởng này. Trải qua nhiều thế hệ, những biến đổi rất nhanh gần đây về mức độ và bản chất của môi trường thực phẩm đã tác động lên tình trạng dư thể trọng.
Quả vậy, những đứa bé đã phải chịu đựng sự hạn chế dinh dưỡng trong dạ con của mẹ suốt ba tháng cùng của thời kỳ bào thai, khi sinh ra thường nhẹ cân hơn các bé khác. Đó là do chế độ ăn uống của mẹ đã tác động trực tiếp lên bào thai.
Những đứa bé chịu đựng sự hạn chế nói trên trong 6 tháng đầu của thời kỳ bào thai, khi sinh ra vẫn cân nặng giống như bé khác, nhưng đến thế hệ con cái chúng, sự không dung nạp đường glucoza và tính kháng insulin phát triển thường xuyên hơn các bé khác, từ đó có nguy cơ cao về chứng béo phì và bệnh tiểu đường.
Nhưng điều kỳ lạ nhất là việc thiếu dinh dưỡng đã tác động lên sự không dung nạp glucoza còn kéo dài đến tận thế hệ thứ hai, mà không có tác nhân kích thích nào. Những biến đổi đó thể hiện ở thế hệ thứ hai có thể là do những biến đổi xuất hiện ở bào thai, trong các thể bào sinh dục và truyền lại.
Điều đó chứng tỏ sự thích nghi mau chóng của con người đối với môi trường thông qua biến đổi gen.
Loại thích nghi nhanh chóng đó cho phép tăng tuổi thọ của các cá nhân và của cả đàn con cháu nữa. Điều xảy ra chứng tỏ nếu bào thai bị thiếu dinh dưỡng trong những thời kỳ nhất định của quá trình phát triển, sẽ để lại dấu ấn chuyển hóa, một sự “chương trình hóa” ngắn hạn những tác động thuận lợi cho sự tồn tại, nhưng đặc tính quyết định của nó, xét về lâu dài trong suốt cuộc đời, khi đứa trẻ đã trưởng thành, lại dẫn tới những hậu quả bệnh lý như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường kháng insulin.
Cả quá trình giảm dần dần thức ăn trong một bữa cơm và trạng thái của một người hoàn toàn no đủ là biểu hiện của sự kiềm chế tính thèm ăn liên quan đến một loạt phản ứng phức tạp. Những phản ứng đó (về sinh lý, chuyển hóa, hóa thần kinh, tâm lý) được khởi động bởi tác động của đồ ăn và chất leptin (hormon gây ra sự chán ngấy), phụ thuộc chính vào nhiều phản ứng gây ra bởi mắt nhìn, mũi ngửi và miệng ăn thức ăn. Và chính những phản ứng đó lại “quyết định” những đáp ứng sinh lý và chuyển hóa.
Hãy xét thí dụ về một cậu bé đang yên lặng ngồi ăn hambơgơ. Ngay khi nó vừa chén bánh xong, nghĩa là còn lâu mới kết thúc quá trình tiêu hóa, bộ óc đã có thể quyết định xem với chiếc bánh trông ngon mắt, mùi thơm phức và ăn rất mềm kia, sự thèm ăn đã thỏa mãn chưa. Đó chính là sự chán về tâm thần giác quan: cậu bé đã có cái mà nó muốn. Nó bèn đứng dậy sẵn sàng chạy đi làm việc khác ngoài chuyện ăn uống.
Nhưng quá trình chán ăn chưa hẳn đã hoàn tất. Một khi các tố chất dinh dưỡng được hấp thụ qua ruột rồi lưu chuyển trong máu, chúng trở thành những thông điệp chuyển hóa được đưa tới não và được mã hóa như những tín hiệu hóa học thần kinh, sau khi não đã kết hợp những khái niệm về số lượng, chất lượng đồ ăn cũng như trạng thái chuyển hóa xảy ra sau khi ăn. Chính lúc này não sẽ truyền đi: “Dừng lại, hết đói rồi!” hay “Thêm nữa!” (đó là sự chán ngấy về chuyển hóa). Đứa trẻ sẽ đợi được tới tận bữa ăn chiều và một giờ sau đó cũng không đòi ăn thêm một chiếc kem hay một ít khoai rán nữa. Chính giai đoạn thứ hai này sẽ xác định một cách lý tưởng sự phân chia khoảng cách giữa các bữa ăn và nếu mọi sự đều ổn thoả thì chấm dứt được việc ăn vặt không đúng lúc.
Còn về sự điều tiết tính thèm ăn trong thời hạn lâu hơn, chính là do leptin, chất protein đặc sắc đó đã chuyển tín hiệu từ mô mỡ lên não thông báo về lượng dự trữ chất béo trong cơ thể (xem chương 5).Tất cả những thông tin đó chuyển đến não đã tạo nên những tín hiệu về sự chán ngấy, do vậy sẽ tham gia vào việc kiềm chế tính thèm ăn.
Mọi thức ăn không làm no bụng theo cách giống nhau
Ta vẫn biết rằng những chất dinh dưỡng lượng lớn trong nguồn thức ăn (gluxit, protit, lipit) không có cùng khả năng làm ta no bụng hay thỏa thuê. Chẳng hạn, 1 g thịt và 1 g đường cung ứng mỗi thứ 4 kcal, nhưng ăn thịt chóng no hơn ăn đường. Còn như dầu ăn, 1 g sản ra 9 kcal, nhưng dầu làm no bụng kém hơn protein và gluxit. Bạn hẳn thấy ngay rằng nếu thay một phần chất mỡ bằng thức ăn có xơ thì đạt hiệu quả hơn.
Điều đó đã được chứng minh và đo lường trong ba công trình kho học thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Nestlé. Những công trình đó cũng nêu rõ là khả năng làm no bụng của mỗi chất dinh dưỡng lượng lớn đối với nam giới và nữ giới không giống nhau.
Với những cơ chế rắc rối đó, bạn thấy rõ phải làm thế nào để thực hiện từng bước việc cải tạo thái độ ăn uống của con bạn, hẳn không phải chỉ để triệt bỏ và hạn chế số lượng và chất lượng đồ ăn theo lối cổ, mà phải quan tâm đến những nhu cầu riêng biệt của cháu bé, không nên đơn thuần dùng biện pháp tước bỏ.
Thật vậy, nếu đến bữa, cháu bé không muốn ăn những thức ăn dọn ra bàn, vì những nguyên nhân nào đó về tâm lý và quan hệ, thì cháu sẽ lấy bích quy hoặc khoai rán ăn ngấu nghiến. Bạn hãy tin rằng cháu chỉ làm thế cho bõ tức chứ không thích thú gì. Chỉ nhận được ít thôi thì phải làm sao để có nhiều hơn: tội gì không ăn thêm vài chiếc bánh nữa rồi thêm một gói khoai rán vàng rộm, ròn tan, và thêm một vại coca lớn nữa, và…?
Nhu cầu và sự thiếu thốn
Bạn dọn cho con một khay thức ăn nhẹ để cháu có thể nhấm nháp khi chơi đồ chơi, hay khi cháu ngồi trước máy vi tính, ti vi. Cháu sẽ ngốn thức ăn hẳn là qua miệng, nhưng cái chính là “màn ảnh nhỏ” sẽ làm đoản mạch sự kích thích tâm thần giác quan của cháu, khiến cháu không có được cảm giác cần thiết về sự no bụng. Thức ăn đó không thực sự khởi động được tín hiệu thứ nhất về cảm giác no. Hoặc mãi sau này, khi đã ăn được một lượng khá đầy bụng rồi, không còn cảm giác về mặt nhu cầu nữa, mà lại là một cảm giác thiếu hụt. Về cái gì nhỉ? Về sự hiện hữu; một sự lấp đầy bụng (và cả no mắt nữa) những chất đường, chất béo để được “đền bù”. Cơ thể và bộ não chưa có thời gian kết toán lượng thức ăn đã ăn thì sự tiêu hóa đã bắt đầu.
Con người thường chống lại sự thiếu ăn mà không chống lại sự ăn quá mức. Cơ thể cần có năng lượng thì mới hoạt động tốt được. Năng lượng đó được cung ứng bởi thức ăn, và có một hệ thống phức tạp các tín hiệu sinh học để điều hòa thói quen ăn uống sao cho cung ứng đủ nhu cầu. Nhưng thói quen đó cũng là kết quả của ý thức có phản ứng tùy thuộc những bó buộc của hoàn cảnh. Do vậy, con người có khả năng thay đổi thói quen ăn uống nhằm đạt một mục tiêu nhất định, ví như tuyệt thực vì lý do chính trị hay ăn kiêng để đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ. Ngược lại, sự phong phú thức ăn giàu năng lượng với hương vị dễ chịu dẽ kích thích ăn uống quá mức.
Những cơ chế điều hoà thường chống đối lại việc giảm bớt cung ứng năng lượng và gây ra cảm giác đói bụng và xung năng đòi ăn. Ngược lại, không hề có hiện tượng xung năng đòi hỏi ăn uống ít đi khi mà số calo cung ứng đã quá lớn. Con người thường có sự chống trả mãnh liệt với việc giảm thiểu ăn uống, nhưng lại chỉ có sự đáp ứng nhỏ nhoi với sự ăn uống quá nhiều.
Nhưng chất mỡ, món chủ lực trong bữa tiệc đó, không đủ làm thỏa mãn kẻ phàm ăn (vì mỡ không có khả năng tạo cảm giác “no đủ” mạnh) mà kẻ phàm ăn thì thường có nhu cầu “cơ bản” luôn gia tăng… Ăn thêm nữa sẽ đem lại cho cậu bé những protein làm no bụng và cũng thêm cả lượng chất béo dư thừa…
Để xài được mọi thứ đồ ăn, bao giờ cũng là đồ uống có đường. Như một ngọn roi tạo nên cú hích và mọi sự lại tiếp diễn, nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu. Rồi lại tiếp sau đó món “ăn nhẹ” thứ hai.
Cần phải bỏ cách ăn uống đó phải “phá bỏ” đi để xây dựng lại. Rõ ràng là trước mắt, bạn phải đảm đương một chương trình giáo dục dinh dưỡng, không chỉ đơn thuần là việc đề ra và áp dụng các chế độ tiết chế ăn uống, mà phạm vi được mở rộng hơn rất nhiều.
Môi trường cũng có tác động mạnh
Dù sao thì sự di truyền cùng những cơ chế về sinh lý và sinh học cũng không phải là những yếu tố duy nhất quyết định sự dư thừa thể trọng. Điều kiện sống, cách ăn uống, quan hệ với bố mẹ và thức ăn đều giữ vai trò rất quan trọng. Chứng cớ là với phần lớn trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 21, sự vạm vỡ của cơ thể thường có thay đổi: chỉ 41% trẻ em quá mập khi 1 tuổi vẫn giữ nguyên thân hình to béo khi lớn lên; và trong số những trẻ có thân hình gầy guộc hay trung bình thì 20% trở thành béo tốt năm 21 tuổi.
Kết luận: Đối với các em bé dư thể trọng lúc 1 tuổi thì khi đến tuổi trưởng thành, nguy cơ mắc chứng dư thể trọng hay béo phì cao gấp đôi so với các cháu bé khác dù cho trong số 10 cháu này thì 6 cháu khi lớn lên trọng lượng cơ thể sẽ được điều tiết lại.
Vậy không nên cho là tại số mệnh, mà phải quan tâm nhiều và đề cao cảnh giác ngay từ thời gian đầu. Nghĩa là bạn cần can thiệp ngay khi sự tích mỡ tăng vọt hay khi biểu đồ trọng lượng vượt lên cao so với tầm cỡ của cháu. Bạn phải dùng mọi cách trong khả năng của mình để điều chỉnh vịêc giữ gìn vệ sinh cho toàn thể gia đình, kể từ những vấn đề về thói quen ăn uống cho đến những hoạt động thể chất, cả thể thao nữa.

<< Chương 5 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 173

Return to top