Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Đạo Ma Nhị Đế

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 208871 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đạo Ma Nhị Đế
Trần Thanh Vân

Hồi 65

Đào Duy Ngã được Triệu Sĩ Mẫn chấp thuận chủ trì cuộc lễ truy hồn Triệu Sĩ Nguyên.
Lão lấy nhân nghĩa của Triệu Sĩ Mẫn đạt giấy mời thêm một số quần hùng còn lại, thành thử hầu như toàn thể võ lâm đã được thông tin, và lẽ tất nhiên là những người khó tính nhất cũng không thể khước từ tham dự, bởi có người trong họ Triệu đăng đàn chủ tế.
Và vì nhiều người ở xa, không thể đến kịp trong thời gian cấp bách, cuộc lễ phải dời ngày khai diễn đúng nửa tháng.
Những ai đến trước phải ở lại chờ, do đó Mịch La hết sức nhiệt náo với số quần hùng tụ hội.
Trong thời gian đó, Võ lâm nhất quái Cổ Kim Đồng đã chánh thức nhậm chức Phó lệnh chủ Vô Tình cung, và mọi công việc trên nguyên tắc đều do lão điều hành.
Nhưng bên trong Tào Duy Ngã âm thầm thực hiện kế hoạch của lão.
Cổ Kim Đồng không hề hay biết chi cả.
Đang lúc Tào Duy Ngã lợi dụng triệt để cái tánh cương trực của lão, thì lão lại cố gắng tìm tung tích Triệu Sĩ Nguyên, lão còn khuyến khích Triệu Sĩ Mẫn phải liên lạc với Triệu Sĩ Nguyên, để gọi chàng đến nơi kịp ngày hành lễ.
Nếu Triệu Sĩ Nguyên có mặt kịp thời thì cuộc lễ truy hồn sẽ biếnt hành đại hội liên quan, mừng chàng sống lại.
Làm được việc đó, lão sở trở nên một sứ giả hòa bình, chính lão cởi mở hận thù giữa hai nhà, lão vừa tự hài lòng, mà cũng vừa mừng cho võ lâm thoát khỏi bị lôi cuốn vào vòng sát hại hãi hùng.
Lạ thay Triệu Sĩ Nguyên như cái bóng ma, chẳng ai hay biết chàng hạ lạc ở phương nào.
Cổ Kim Đồng vô cùng khẩn trương, càng khẩn trương càng tức bực, không nơi phát tiết niềm phẫn uất, lão đổ lên đầu Võ Lâm Tứ Khuyết.
Triệu Sĩ Nguyên đi đâu mà người của Cổ Kim Đồng sai phái đi khắp sông hồ lại tìm không gặp?
Không, chàng không thất tung như Cổ Kim Đồng đã tưởng.
Và hiện hại chàng liên lạc thường xuyên với Triệu Sĩ Mẫn. Chàng hiểu rõ Cổ Kim Đồng đang bị Vô Tình lệnh chủ Tào Duy Ngã mê hoặc, do đó chàng ẩn mặt không muốn tiếp xúc với lão vội.
Bất cứ cuộc lễ nào, nếu người ta có tiền là có thể tổ chức long trọng, càng có tiền thì càng long trọng.
Cho nên, cuộc lễ truy niệm Triệu Sĩ Nguyên do Tào Duy Ngã có long trọng thì chẳng có gì lạ.
Có lạ chăng là các vị chủ trì hai đàn pháp sự và phật sự. Các vị đó là những bậc đạo, đức trọng, vời được họ là một sự khó khăn, chẳng phải ai cũng làm được.
Vào lúc đó, nếu chẳng phải là vua là chúa thì trong dân gian, ngoài Tào Duy Ngã ra, chẳng một nhân vật nào thỉnh được những vị phật sống, tiên sống chấp chưởng đàn tràng.
Nơi hướng Đông, tại pháp đàn, cao tăng Thiếu Lâm chuyên lo Phật sự.
Nơi hướng Tây, các đạo trưởng Võ Đang phụ trách Pháp sự.
Thời gian ấn định cho cả Phật sự lẫn Pháp sự, là hai mươi mốt ngày.
Ngày kết thúc cuộc lễ, các cao thủ võ lâm cử hành cuộc tế, tất cả mọi người được mời tham dự phải cung tiến ba tuần rượu, tưởng niệm vong linh vị niên thiếu anh hùng từng nêu gương sáng khắp sông hồ.
Bên ngoài thì cuộc lễ xem như có cái quy mô đạo đức lắm, song bên trong lại là một cuộc đại hội quần hùng, định phân cao thấp giữa chánh và tà.
Máu sẽ rơi, thây sẽ ngã, để cuối cùng bao nhiêu người sống sót phải cúi đầu khuất phục trước quyền uy của một người.
Những người xu hướng Vô Tình lệnh chủ biết rõ sự việc sắp bày đã đành, mà hầu hết cao thủ trong cánh đối lập cũng thấy được mưu cơ của lão ta.
Chỉ riêng Cổ Kim Đồng thì như người nằm mộng, cứ đinh ninh Tào Duy Ngã có hảo ý rõ rệt đối với gia đình họ Triệu.
Phần chủ lễ được giao phó cho Bang chủ Cái Bang.
Trước một ngày cử hành hôn pháp sự, trong vùng phụ cận đàn tràng, bỗng nhiên có một số cao thủ võ lâm xuất hiện, họ thuộc từng lớp tuổi cổ bì trở lên.
Không ai biết họ từ đâu đến, và cũng chẳng ai hiểu lai lịch của họ.
Rồi ngày hành lễ lại đến, hằng ngàn người phân ra từng toán từng toán, phổ trí thần vị của Triệu Sĩ Nguyên lên đàn xong rồi, tất cả trở lại ba đài cao dựng trên đất rộng.
Hòa thượng và đạo sĩ hai bên đàn bắt đầu tụng kinh nơi trung ương đàn tràng, ngọn lửa thiêng bừng lên, sáng rực, những giàn liển, trướng, đều được nêu cao quanh ngọn lửa thiêng đó.
Tiếng chuông thứ nhất vang lên, các hòa thượng đạo sĩ đi vòng quanh ngọn lửa.
Tiếng chuông thứ hai tiếp nối, Tào Duy Ngã cùng một thiếu niên bước ra.
Các hòa thượng và đạo sĩ cùng phân thành hai đội đứng lại hai bên tả hữu.
Phần đông cao thủ đều nhận ra thiếu niên bên cạnh Tào Duy Ngã là Triệu Sĩ Mẫn, nhị công tử của lão Long Phụng lệnh chủ.
Triệu Sĩ Mẫn cầm lấy một bức giản, quăng vào ngọn lửa, lửa bốc bừng lên, thoáng mắt bức giản cháy thành tro.
Đến lượt Tào Duy Ngã cũng lấy một bức trong số giản và lụy, quăng vào lửa.
Cả hai thay phiên nhau, mỗi người một lượt, đốt cháy hết hằng trăm, hằng trăm bức giản, lụy, trương ra quanh ngọn lửa tại trung ương.
Tiếng chuông thứ ba vang lên.
Triệu Sĩ Mẫn suất lĩnh quần hùng tiến lên cao đài.
Đạo sĩ Võ Đang và hòa thượng Thiếu Lâm lại đi vòng vòng quanh ngọn lửa như trước.
Họ bước đi rất nhanh, họ đi như vậy đến lúc ngọn lửa hạ xuống hầu như tắt, họ cùng rập nhau hô to ba lượt:
- Thiếu lệnh chủ tinh thần bất tử!
- Thiếu lệnh chủ tinh thần bất tử!
- Thiếu lệnh chủ tinh thần bất tử!
Mọi người tại hội trường đều tiếc cho số phận của Triệu Sĩ Nguyên, tài cao chí lớn, song lại thọ yểu.
Trên đài cao trung ương, Tào Duy Ngã ngồi lại chánh vị, Triệu Sĩ Nguyên ngồi ghế thứ hai.
Ngoài xa xa một chút, có một hành ghế mười cao thủ hình dánh bất đồng chiếm trọn dãy ghế đó.
Điều đáng chú ý nhất là mười cao thủ đó gồm đủ nho, tăng, đạo tục, có cả người của Cái Bang.
Bên tả đàn là nơi dành tiếp đón tân khách của các môn các phái lớn.
Bên hữu đài dành cho các nhân vật trong Vô Cực phái.
Bỗng một lão nhân xuất hiện nơi cửa chánh của tòa cao đài.
Liền theo đó có người cao giọng giới thiệu là tân nhậm Phó lệnh chủ Vô Tình cung, họ Cổ tên Kim Đồng, ngoại hiệu là Võ lâm nhất quái.
Cổ Kim Đồng đảo mắt xuống phía dưới đài, nhiền quanh một vòng.
Biển người đang nhôn nhao bàn tán vụt im lặng.
Lão dỏng dạc thốt:
- Các vị hãy chú ý!
Âm thinh của lão vang lên sang sảng như chuông gióng.
Khi thấy mọi người lắng tai nghe, lão tiếp:
- Hiện tại, tại hạ xin giới thiệu với các vị mười trang hiệp sĩ, mười người này vốn là đệ tử Long Phụng lệnh chủ ngày trước.
Mười cao thủ ngồi nơi hàng ghế cùng đứng lên, bước tới.
Một tiếng soạt vang lên, do nhiều người cùng phát xuất một lượt.
Thì ra Vô Tình lệnh chủ Tào Duy Ngã vốn tuyển một người trong số đó để kế vị Long Phụng lệnh chủ.
Nhưng dù Triệu Sĩ Nguyên chết rồi thì còn Triệu Sĩ Mẫn kia, ngôi vị Long Phụng lệnh chủ làm gì về tay những người đó?
Bất giác mọi người lại nhìn Triệu Sĩ Mẫn.
Cổ Kim Đồng tiếp:
- Người thứ nhất xuất thân từ Thiếu Lâm tự, pháp hiệu Phổ Độ đại sư.
Phổ Độ đại sư vòng tay hướng xuống dưới đài, vái chào hào kiệt bốn phương, miệng luôn luôn niệm phật hiệu.
Cổ Kim Đồng tiếp tục giới thiệu các vị kia:
- Người thứ hai là Thiên Nhất đạo trưởng phái Võ Đang.
- Người thứ ba là Triển Thanh Vân, phái Hoa Sơn.
- Người thứ tư là Trình Chí Cao, phái Chung Nam.
- Người thứ năm là Nhất giới đại sư phái Nga My.
- Người thứ sáu là Giang Nguyên phái Không Động.
- Người thứ bảy, là Nhất Hạc đạo trưởng, phái Thanh Thành.
- Người thứ tám, là Khưu Vĩnh Tuấn, thuộc Cái Bang.
- Người thứ chín, là Quách Nhạc Sơn.
- Người thứ mười là Tân Văng Long.
Cổ Kim Đồng giới thiệu đến người nào là người đó nghiên mình chào quần hùng bên dưới.
Bên dưới đàn, mọi người vỗ tay, tiếng vang chuyển động cả một góc trời.
Mười đại hiệp lại cúi đầu chào lượt nữa, rồi trở về chỗ, ngồi xuống.
Cổ Kim Đồng cao giọng:
- Bây giờ xin Vô Tình lệnh chủ giải bày cái hảo ý phù trì Long Phụng lệnh chủ cho toàn thể anh hùng hào kiệt được rõ!
Tào Duy Ngã điểm một nụ cười, đứng lên, từ từ bước tới.
Bên dưới đài hoan hô vang lên.
Từng câu tán tụng được tuông ra, toàn là những lời tâng bốc, đưa Tào Duy Ngã lên tận mây xanh.
Lão cứ giữ nụ cười khi m.i người dưới đài bắt đầu lắng dịu reo hò, lão ngưng trọng sắc mặt.
Đồng thời lão cũng phát hiện ra có mấy người mới đến trà trộn trong quần hùng.
Thay vì hoan hô thì họ cười lạnh.
Lão cứ lờ đi, tiếp tục sự việc đúng theo phương trình hoạch định. Nhìn quanh bốn phía đài một lượt, lão thốt với giọng xúc động:
- Long Phụng lệnh chủ Triệu đại hiệp, Âm Dương lệnh chủ Lý đại hiệp và lão phu đồng được toàn thể võ lâm suy tôn ở ngôi vị cao nhất, tạo thành cái thế chân vạc, hiệp lực bảo trì chánh nghĩa, giờ đây Triệu lão đại hiệp bất hạnh qua đời, mà tân lệnh chủ Triệu thiếu hiệp cũng tạo nạn, thân vong, ngôi vị Long Phụng lệnh chủ thành khuyết lịch, không người thừa kế. Cái thế chân vạc vì đó mà kéo hiệu lực, rồi lại Âm Dương lệnh chủ đại hiệp cũng thất tung luôn, khiến cho lão phu trở nên đơn độc, phàm một cây thì không thể thành rừng, một mình lão phu không làm sao chiếu quản toàn thể võ lâm chu đáo...
Lão khóc!
Những giọt lệ đó có cái nghĩa hoài niệm đến cố nhân, một ra đi không hề trở lại, một biệt dạng ở phương trời mờ mịt chưa tỏ sống chết ra sao?
Có kẻ buột miệng than:
- Người ta đồn ba vị lệnh chủ tương khắc nhau như nước với lửa, chẳng hề dung nhau.
Bây giờ mới biết Tào lệnh chủ là người có đức độ đáng kính! Con người như vậy, ai dám cho là Vô Tình?
Lắng cơn xúc động, Tào Duy Ngã tiếp:
- Lần cuối cùng gặp nhau, Long Phụng lệnh chủ Triệu huynh cầm tay lão phu, thành khẩn cầu hôn, đưa Triệu thiếu lệnh chủ về làm rể nhà họ Tào, đồng thời cũng là một đệ tử của lão phu. Tình sư đệ cộng với tình nhạc tế, tất phải thắm đượm như thế nào, hẳn các vị cũng hiểu. Ngờ đâu Triệu thiếu lệnh chủ lại nhẹ dạ, tin người, lầm kế ly gián, chẳng những gây tiếng oan cho lão phu mà tự Triệu thiếu lệnh chủ cũng chuốc lấy họa diệt vong. Thật là một sự kiện ngàn thu còn di tận!
Bỗng lão cao giọng hơn:
- Ngày nay, trước mặt chư vị bằng hữu khắp sông hồ, lão phu tuyên thệ là còn một hơi thở nào, lão phu quyết dành hơi thở đó báo thù cho lão đồ đệ và cũng là con rể!
Lão lại đổi sang giọng trầm:
- Bất quá Long Phụng lệnh không thể khuyết người chấp chưởng quá lâu, lão phu là người có liên quan mật thiết với nhà họ Triệu, không thể tọa thị điềm nhiên, nên cố công tìm khắp chốn, được mươi truyền nhân của Triệu Bồi Nhân, để tuyển chọn một trong mười vị đó, kế thừa Long Phụng lệnh. Vị tân lệnh chủ sẽ cùng hiệp sức với lão phu, gánh trọng trách lãnh đạo võ lâm...
Bỗng từ trong đám đông có người cười lạnh mấy tiếng, rồi chận lời:
- Hay cho kẻ ngụy tạo sự tình để che miệng thế gian, tạo thời cơ thực hiện mưu sâu!
Đừng tưởng thiên hạ giang hồ đều đui hết.
Tào Duy Ngã trầm lặng gương mặt, cao giọng nói:
- Vị nào nói đó? Xin ra mặt đối thoại với lão phu!
Trong lúc đó có bốn năm người lao mình đến một lão nhân vừa lùn, vừa nhỏ đứng lẩn trong đám đông, đồng thời quát:
- Hay cho ngươi to gan, dám nhiễu loạn cuộc đại lễ, ngăn trở tân lệnh chủ tiếp nhậm trọng vị! Có lẽ ngươi là hung thủ để sát hại Triệu thiếu lệnh chủ ngày trước. Vì công đạo, chúng ta quyết không dung tha ngươi!
Nhiều người phụ họa:
- Đánh chết lão ấy, báo thù cho Triệu thiếu lệnh chủ.
Số người ào đến lão nhân càng lúc càng nhiều.
Một tiếng quát phát vang lên như sấm nổ ngang trời do lão nhân phát xuất.
Theo tiếng quát, lão lao vút mình, chận đầu năm người đó.
Không ai thấy rõ lão giở thủ pháp gì, chỉ nghe năm người đó rú thảm hãi hùng, rồi tất cả lộn nhào trở lại, máu tươi trào ra khỏi miệng ồng ộc.
Thì ra lão ấy dùng thuật sư tử hống, tạo tiếng vang gây chấn động nội phủ của năm người đó.
Tất cả đều thọ thương quá nặng.
Mọi người trông vào cảnh tượng đó cùng hét lớn:
- Lão ấy tàn nhẫn cực độ! Nhất định là Triệu thiếu lệnh chủ bị lão sát hại, chứ chẳng còn ai khác! Phải bắt lão cho kỳ được, đừng để lão chạy thoát.
Báo thù cho Triệu Sĩ Nguyên là một nghĩa cử, ai lại không thích làm?
Cho nên một người cổ võ, trăm người theo, nhân tâm sôi động cao độ.
Nhưng kẻ hô hào ở xa, người hưởng ứng cũng ở xa, chứ những ai ở quanh nhìn lão nhân cũng đều thấy rõ tài nghệ của lão rồi.
Khi họ biết là mình còn kém xa, thì có ai dại gì lao đầu vào cái chết.
Mặc bên ngoài hò hét, bên trong vẫn bất động, những người đứng gần lão nhân vờ như chẳng nghe gì cả.
Bên ngoài càng hò hét càng tràn vào, bên trong tránh họa lại ào ra, hai đợt sóng người xô đẩy dần dần tạo một khoảng trống quanh lão nhân.
Bây giờ Tào Duy Ngã nhìn xuống nhận ra lão nhân, đúng lúc lão nhân quắc mắt nhìn Tào Duy Ngã.
Tào Duy Ngã thoáng biến sắc, song lấy ngay bình tĩnh, bật cười ha ha, thốt:
- Tưởng ai! Không ngờ lại chính là Thiên ngoại thần ngao Phan đại hiệp. Lão phu xin nhận tội thất lễ không kịp tiếp đón từ xa! Mong Phan huynh thứ cho!
Đoạn lão hỏi:
- Phan huynh có thể để cho lão phu trần tình tiếp nối chứ?
Thiên ngoại thần ngao Phan Lãng Nhật là một nhân vật viễn cư vùng hải ngoại, hơn ba mươi năm trước đây từng dẫm bước trên giang hồ khắp mười ba tỉnh Trung Nguyên, tạo nên những thành tích phi thường.
Người trong võ lâm phần đông không biết mặt, song vẫn nghe danh.
Bị Vô Tình lệnh chủ phát hiện lai lịch, Thiên ngoại thần ngao Phan Lãng Nhật giật mình, vội đề cao cảnh giác, lạnh lùng đáp:
- Đừng khách khí, lão phu chỉ hỏi ngươi một câu thôi, nếu ngươi đáp hữu lý thì lão phu sẽ bất động, để mặc ngươi muốn làm chi thì làm.
Tào Duy Ngã cười vang:
- Trước mặt đông đủ quần hùng, Phan huynh muốn hỏi chi cứ hỏi, lão phu giải thích rành rẻ, cởi mở mọi hiềm nghi!
Phan Lãng Nhật cao giọng:
- Long Phụng lệnh chủ Triệu Bồi Nhân còn hai vị công tử, sự thừa kế phải về hai người đó, đâu đến lượt người ngoài, ngươi làm thế là nghĩa gì?
Tào Duy Ngã bật cười ha hả:
- Hỏi rất hay! Câu hỏi đưa ra đúng lúc quá! Dù Phan huynh không hỏi lão phu cũng phải giải thích cho thiên hạ võ lâm bằng hữu hiểu rõ.
Lão quay mình qua một bên gọi Triệu Sĩ Mẫn:
- Triệu nhị công tử hãy hồi đáp cho lão phu đi!
Triệu Sĩ Mẫn đứng lên, bước đến diễn đàn.
Phan Lãng Nhật vội hỏi:
- Có đúng ngươi là Triệu nhị công tử thật sự chăng?
Triệu Sĩ Mẫn nghiên mình:
- Tại hạ là Triệu Sĩ Mẫn, con trai thứ hai của gia phụ Triệu lệnh chủ!
Phan Lãng Nhật lại hỏi:
- Nghe nói ngươi còn một vị đại ca tên gì đó, vậy người ấy hiện ở đâu?
Triệu Sĩ Mẫn đáp:
- Gia huynh tên là Sĩ Luân, hiện không rõ hạ lạc ở địa phương nào!
Phan Lãng Nhật cau mày:
- Có thật vậy không?
Triệu Sĩ Mẫn mỉm cười:
- Tại hạ đâu dám lừa dối tiền bối.
Phan Lãng Nhật vụt nghiêm sắc mặt:
- Ngươi có biết lão phu giao tình với lệnh tôn như thế nào chăng?
Triệu Sĩ Mẫn thoáng đỏ mặt:
- Tại hạ rất hổ thẹn, không được am tường.
Phan Lãng Nhật lộ vẻ bất mãn:
- Chẳng lẽ lệnh tôn không hề đề cập đến lão phu lần nào?
Từ ngày võ công tán thất, Triệu Bồi Nhân không hề luận đến võ thuật, thì khi nào lão lại nhắc nhở đến bằng hữu võ lâm? Tự nhiên Triệu Sĩ Mẫn không hề nghe thân phụ nói đến bất cứ ai, chứ chẳng riêng gì một Thiên ngoại thần ngao Phan Lãng Nhật.
Y lắc đầu.
Phan Lãng Nhật vụt cao giọng:
- Không có lý! Lệnh tôn chẳng bao giờ quên bằng hữu đâu! Chắc là bên trong sự tình có uẩn khúc chi, ngươi cứ nói thật đi, lão phu bảo đảm là chẳng ai dám làm gì ngươi đâu!
Vô Tình lệnh chủ Tào Duy Ngã hừ lạnh một tiếng.
Phan Lãng Nhật quắc mắt nhìn lão, tinh quang sáng ngời.

<< Hồi 64 | Hồi 66 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 384

Return to top