Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Thủy Chung

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 632 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thủy Chung
Trần Thành Mỹ

Từ làng quê lên, Ky cảm thấy bỡ ngỡ trước thành phố xa lạ, Saigon hoa lệ mà Ky đã nghe bao người quê mình ca tụng chứ chưa bao giờ có dịp nhìn thấy dù theo như nghe kể, quê Ky không xa Saigon lắm.

Lần đầu tiên ngồi trên xe xích lô, Ky e ngại ngượng ngùng khó tả. Mười sáu tuổi, khoẻ mạnh, to con, vai u thịt bắp thế nầy mà để cho người phu xe gầy còm gò lưng nhấn mạnh bàn đạp. Nhớ lại thời quân đội đồng minh sang Việt nam, nhiều lính ngoại quốc đã mướn xích lô và thích thú lái xe để người phu xe làm khách. Thấy thế các bạn đừng tưởng lái xích lô là dễ, lắm lúc các chú lính xa quê hương to lớn dình dàng cũng phải cúi đầu trước tài lèo lái điều khiển của người phu xe trông như ốm yếu mà tài ba nầỵ

Bến xe lục tỉnh bấy giờ nằm gần con đường chính ngày xưa từ Saigon vô Chợ lớn tên Pháp là Galliéni nôm na gọi là ‘đường xe lữa giữa’ vì hằng ngày có tàu hỏa điện chạy qua ga Cuniac tức ‘Bùng binh Saigon’ vào Chợ lớn và ngươc lại, nay là đại lộ Trần Hưng Ðạọ Bấy giờ hai bên đường còn nhiều nơi hoang vu lắm, chưa có nhà cửa san sát, building nhìn mỏi cổ như hiện nay nhưng đối với người con trai quê lần đầu mới đến, tất cả đều có vẻ uy nghi, cao sang.

Ngẩn ngơ nhìn Saigon, Ky có cảm tưởng như mình bắt đầu đi vào một thế giới xa lạ, “ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Quanh anh không tìm thấy điều gì quen thuộc từ cây cối nhà cửa đến con ngườị Khác hẳn với quê anh, bước ra đường là gặp người quen, có đi đâu chơi khuya lắc khuya lơ về cũng không bao giờ sợ lạc đường dù trời tối mờ tối mịt tối đen như mực.
“ Tới nơi rồi xuống xe đi cháu, tiếng ông Tư cắt đứt tư tưởng của Ky, mình vào nhà luôn nha”.
Nhìn cách trang hoàng bày biện bàn ghế, Ky đoán đấy là tiệm ăn.  Vậy là nơi mà từ đây mình sống, và không biết đến chừng nào mới được trở về đoàn tụ với mẹ cha”, Ky thẩn thờ lo âu nghĩ.

Bà chủ nhà vừa thấy Ky là có vẻ bằng lòng ngay, không trả giá mướn kèo nài lên xuống gì cả, bà còn biếu tiền thưởng công ông tự Ông Tư mừng rỡ cám ơn rồi lật đật xin phép ra về sợ lở chuyến xẹ Ông vổ vai Ky thân mật dặn dò đôi lời và bảo sẽ báo với gia đình Ky mọi việc đã xong xuôị Ky định đi theo từ giả cám ơn nhưng chú tư ngăn lại : “ Khỏi đưa chú đi cháu”. Ky đứng ngây người ra, người thân quen cuối cùng vừa khuất sau cánh cửa mở rông, Ky chưa kịp buồn vui gì thì đã nghe tiếng bà Ba: “ Vào cất đồ đạc đi cháụ Cháu tên gì, Ky à. Vậy từ nay trở đi Ky nghe theo lời anh sáu nầy học việc nhạ” Ky gật đầu “dạ” ồ ồ làm bà phì cười có cảm tình hơn với cậu trai đang bể tiếng nầỵ

Mười sáu tuổi mà Ky khá to con vặm vỡ, dù ở quê nhưng không đen đúa cục mịch, gương mặt tươi vui, nhanh nhẹn. Bà ba dẫn Ky giới thiệu với mọi người trong nhà, phần đông là các bà nên ai cũng ngạc nhiên nói đùa là ‘ thằng nầy nhà quê mà cao ráo mặt mày sáng sủa như Tây’.

Tiệm ăn nầy cũng rất nổi tiếng thời bấy giờ do bà Ba làm chủ. Ông làm công chức khá cao cấp ở Sở Hỏa xa nên mọi việc trong ngoài đều do bà quán xuyến. Ông bà không con nên nuôi hai cháu gái ruột, cô Hai kêu bà bằng dì, 16 tuổi, cô Ba kêu ông bằng chú 12 cái xuân xanh.

Bà rất hảnh diện về hai cô con gái hiền dịu ngoan xinh. Bà giáo dục con cái theo lối xưa, công dung ngôn hạnh.. Chỉ dạy từng li từng tí, cử chỉ lời nói đều phải râm rấp tuân theo bà. Không những bà chỉ là chủ tiệm ăn mà thôi việc giao tiếp với bạn bè của ông, một tay bà đảm nhận. Khéo cư xử, đảm đang, chìu chồng rất mực, bà được lòng mọi người từ gia đình bên chồng đến bạn bè thân quen. Không thể tưởng tượng một ngưòi quán xuyến hoạt đông như bà lại theo nề nếp ‘chồng chúa vợ tôi’:
“Dầu cho lúc đứng khi ngồi,
Chồng là chúa cả, thiếp là gia nộ”
(Ðoàn thị Ðiểm)


Thời bấy giờ, các công sở đều nghỉ làm từ 12 đến 14 giờ vì khí hậu Saigon nóng bức. Bà luôn luôn túc trực lúc ông về, chuẩn bị sẵn nước ấm khăn tay để ông rửa mặt. Rồi người làm công bưng mâm cơm còn bốc hơi ‘nóng hổi vừa thổi vừa ăn’ lên, bà ngồi bên tự bới cơm dẻ cá chan canh gắp món ăn hầu ông. Phần tráng miệng, tùy mùa trái cây, lột nhản., xẻ vú sữa, bóc vỏ cam quít, bóc từng múi mít,…Xong lại pha trà cho ông nhâm nhi thơm miệng. Ông đi nghỉ trưa, bà vội lo việc buôn bán vì giờ nầy thường đông khách. Gần đến giờ đi làm, bà lại lên gọi ông dậỵ Mỗi ngày ba lần, sáng điểm tâm, trưa chiều không sai sót cho đến ngày ông qua đờị

Bà còn tích cực trong việc xã hội, hội viên ban Khánh tiết của các đình chùa miếu, hổ trợ các đoàn hát bội như Bầu Thắng nổi danh lúc bấy giờ, gia đình của các nghệ sĩ Khánh Hồng, Minh tơ sau nầy Bạch Lê, Bạch Liên…Bà rất bải buôi, mềm mỏng trong biệc giao tế, xử thế. Khéo tay, rộng rãi lại giỏi tổ chức tiệc tùng, đi đâu bà cũng được các bà lớn thân tình đón mời làm nở mày nở mặt ông.

Bổn phận dâu con, bà lo rất chu toàn. Không bao giờ quên ngày tảo mộ chẳng hạn, thường ở tỉnh xa Saigon. Bà cũng tổ chức đám giỗ hằng năm. Còn nói gì đến việc tiếp đãi bà con, bạn bè, ai có dịp đến thăm là bà mừng rỡ tiếp chuyện đãi đằng thân tình. Tiệm ăn nhờ vậy mà đông khách và hơn thế nữa có nhiều món ăn đăc biệt và cả cơm phần bình dân.

Riêng đối với Ky, bà rất hài lòng vì tính hiền lành trung thực, vui vẻ siêng năng nên bà thường để cho Ky lo hầu ông chủ đặc biệt khi nào bà bận việc vắng nhà.

Từ ngày có Ky, không khí làm việc trong tiệm cũng có vẻ sinh động hơn. Ít còn các cuộc cãi vã to tiếng giữa các bà vì bây giờ Ky là hồng tâm để họ nhầm vào đùa phá hả hệ Ky ở quê lên còn khờ khạo chưa biết đối đáp trả treo, cũng không lẻo mép nói nhăng nói cuội, thèo lẻo, ba hoa tráo trở. Ai nói gì không hiểu thì từ tốn hỏi lại, làm điều sai thì cố gắng sửa chữạ Làm bồi bàn được khách cho tiền thưởng, lúc đầu cũng không dám lấy, trao cả cho bà chủ luôn. Thấy Ky thật thà, bà giữ dùm rồi cuối ngày đưa lại cho Ky để vào “con heo đất” để dành. Dần dà quen việc, bà bảo Ky tự cất giữ, muốn dùng gì thì dùng. Càng ngày Ky càng được tín nhiệm chẳng những người trong tiệm mà cả với thực khách quen thuộc nữạ Riêng bà chủ thấy Ky “ nhổ giò” thật nhanh, càng lớn càng khoẻ mạnh hồng hào, bà thường hay nói đùa : “ Rán làm giỏi đi con, có tiền kha khá, bà kiếm vợ chọ” Mấy bà bếp lại thì thào to nhỏ : “Bà chủ mở đèn xanh cho chú mầy rồi đó Kỵ May cho mầy được bà chủ thương. Biết đâu, mầy tốt số …” không ai dám nói thêm nhưng họ chỉ nhìn Ky rồi nhìn qua cô Hai đang lui cui làm việc quanh đấỵ

Thật ra, câu nói khuyến khích được lập đi lập lại nhiều lần không biết chỉ là lời nói đầu môi chót lưỡi của những người giàu sang hay là do lòng thành thật mến và đánh đúng giá trị con người Ky, chịu thôi miễn bàn. Tuy nhiên, đối với cậu con trai đang lớn, điều hứa hẹn nửa đùa nửa thật nầy cũng mang đến cho Ky bao hy vọng ngầm dù hảo huyền, mong manh cũng là ước mơ, nghĩ đến không thôi là thấy ngọt lịm đỏ mặt rồi .

Thời gian qua nhanh chóng, mới gì mà đã hai năm rồị Ky nhớ lại cái nhìn của mẹ lần Ky về quê sau Tết.: “ Thằng Ky đó à, mau lớn quá, diện thế này là biết dân Saigon về ngay rồị” Các em trai Ky cũng vây quanh trầm trồ rồi chạy ra khoe với các bạn: “Anh tao vừa mới ở Saigon về, mặc đồ tây, đi giày, đẹp trai bảnh bao lắm. Anh còn mang bánh trà về nhà ăn Tết mà còn lì xì cho tụi tao nữạ”, Ky nghe mát lòng thương cha mẹ và các em còn nhỏ, dù biết rằng số tiền mình dành dụm đó cũng chẳng thắm gì bao nhiêu .

Ngày xưa đi làm công, người chủ thường trả tiền công trước từ năm một, gồm cả ăn uống, áo quần. Do đó được chủ tốt bụng đở thân, ngược lại không dễ sống với những người khắc nghiệt. Thương cho những cô con gái nghèo đi ở mướn để trừ nợ. Cô nào có chút nhan sắc mặn mòi cũng là muc tiêu cho các ông chủ sẵn có máu 35 háo sắc hoặc các công tử cậu ấm ‘ chỉ thích ghẹo nguyệt trêu hoa’ cho ‘đáng đồng tiền bát gạo’ thỏa thích. Ðối với các bà chủ có máu Hoạn Thư trong người, cô cũng là cái gai nhọn trong mắt các bà, cô sẽ là cái ống xu báp để bà hà hơi rầy rà, sỉ vả, ngắt véo, đánh đập, không bằng cớ, tiếc thương. Tươi cười cũng bị lên án lẳng lơ, lã lơi, đỏng đảnh, không đàng hoàng, chậm một tí là ‘nghèo mà học thói làm sang’, mặt buồn buồn là mặt mày bùng thụng, bí xị, ở trong nhà có gương mặt như vậy làm ăn không khá nổi .

Phải công nhận làm công cho người thật khổ, trong xứ mà còn phải chịu bao tủi nhục đau buồn rồi huống hồ ‘lao động ở nước ngoài’ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn bất ngờ phủ phàng ác độc bất nhân không lường được. Hoàn cảnh của các cô gái Phi nghèo được xuất cảnh đi làm ở Á rập trước đây đã làm cho thế giới sững sờ vì tính ích kỷ tham lam tàn nhẫn của giai cấp giàu có không có lương tâm tình ngườị Còn các thiếu nữ trong nước ta hiện nay, nếu gặp phải tình huống nầy thì thật thảm thương gấp bội .
Tuy nhiên câu nói vui miệng của bà ba không những chỉ gợi ở Ky một thứ tình cảm mới mà vô tình cũng mang lại cho cô con gái nuôi lớn của bà một cái mỉm cười thèn thẹn vu vợ Cô hai cũng đến tuổi ‘cập kê’, xinh xắn dễ thương , hiền hậụ Các bà bếp thường chọc Ky trưóc mặt cô:
“ Ky ơi, mầy càng lớn càng đẹp trai ra, má mầy có kiếm cho mầy chỗ nào chưả Lù khù quá ở giá đó con.”.

Chú Tư vừa mang thức ăn lên cho khách vừa chêm vào:
“ Mầy đặt tiền tổ đi, tao bói cho mầy một quẻ, chừng nào lấy vợ. Tao còn biết xem tay, xem tướng bói bài nữa, thật đó.”

Thím Tư gạt ngang: “Tôi hổng là thầy bói thầy tướng gi hết, tôi chỉ nhìn sơ mặt nó là tôi cũng đoán được hậu vận rồị Thằng nầy mũi cao, “đàn ông miệng rộng thì sang”. Môi dầy hồng, tai to, mặt mũi sáng láng, tiếng nó bể… khó nói quá, nhưng rõ ràng là ngay thật rồi, thế nào cũng khá hoặc… có vợ khá giả không nghèo đâụ”
Chú Sáu vừa xuống bếp nghe thấy thế liền bảo; “Ðừng nghe các bà thầy bói đoán mò mà khổ thân đó con.”
Các bà nhao nhao: “Ơ cái chú nầy, sao biết không trúng? Tôi dám đánh cá đó, nó không làm thầy thì cũng làm ông.”
- Thấy chưa lại nói tào lao trật quẻ rồị
- Sao lại trật, nếu nó không làm thầy thông
thầy ký, “ tối rượu sâm banh sáng sữa bò”, thì làm thầy “hù” hớt tóc chơi trên đầu trên cổ người ta, hay làm ông chồng vậy, chứ chú không nghe người ta nói ‘chồng chúa vợ tôi’ sao ?

Chú Tư lắc đầu ‘hứ’ một cái tiếp tục công việc hằng ngàỵ

Thật ra, bà ba cũng vô tình vô tâm ‘ghép’ hai người trẻ vào nhaụ Không bao giờ họ nói với nhau nửa lời, nhưng nếu ai để ý thì thấy hai người đã có cái nhìn khác lạ rồị Dù biết thân phận nghèo ở mướn của mình nên Ky cũng sợ lắm đâu dám đèo bồng nhưng ‘con tim có những lý lẽ của nó’ “ le coeur a ses raisons que la raison ne connait pas”. Vả lại theo thần thoại phương Tây, tình yêu do Thần bé con Cupidon bắn, tim ai bị trúng tên thì đành chịu thôi .

Còn cô hai thì thấy dì mình nói thế, tuy biết rằng cái bức tường ‘môn đăng hộ đối’ khó san bằng nhưng ‘lữa gần rơm’ mà. Tuy nhiên, cô gái ‘khuê môn bất xuất’ nầy cũng như bao thiếu nữ bình thường khác, cảm thấy tự ái được vuốt ve, thích thú vui sướng được người con trai để ý đến. Một thứ tình cảm mới lạ len lén vào lòng làm cô như đẹp trẻ rạ Cô lại có cảm tưởng dường như Ky nhìn trộm mình nhiều hơn trước, lâu hơn khi chẳng có ai chung quanh, lúc lại lúng túng ngượng ngùng như điện giật khi vội vàng lỡ chạm nhẹ vào người cộ Rồi âm thầm “tình trong như đã mặt ngoài còn e” dù hai cô cậu vẫn biết cái hàng rào giai cấp vẫn còn hằn sâu trong giai đoạn 30 nầy và quan niệm “áo mặc sao qua khỏi đầu” thật khó vượt qua .
Một hôm, có bà khách sang trọng đến tiệm ăn. Bà ba như thường lệ niềm nở chào vì đó còn là một hội viên trong Hội Tương tế đình quen biết của bà. Câu chuyện xoay quanh việc tổ chức lễ rồi sau đó bà khách trực tiếp vào vấn đề khác:
“Hôm nay tôi đến để thưa với chị chuyện nầy nữạ Chuyện vui thôị Số là thằng cháu con ông anh tôi vừa mới được đi làm ở nhà Giây thép (Bưu diện) Saigon. Cháu nó 21 tuổị Không biết cô hai ở nhà đã có hứa chỗ nào chưa ?
Tuổi của hai cháu tôi thấy hạp lắm. Nếu không có gì trở ngại, tôi sẽ dẩn cháu đến cho chị xem mặt trước. Nó có học mà tướng tá cũng coi được lắm. Hai bên mà làm suôi thật là xứng suôi xứng gia, mà hai trẻ cũng xứng đôi vừa lứa nữạ Thằng cháu tôi cũng có vài chỗ muốn gả nhưng tôi để ý đến cô hai từ lâu nên bàn với chị để chị quyết định”.

Bà ba nghe như mở cờ trong bụng vì thấy bà bạn khen con mình nên vui vẻ trả lời: “Ðể tôi thưa lại với nhà tôi rồi bàn ngày nào chị dẫn cậu ấy đến, được không chị?”.
- Chị đừng lo gì phía đàng trai cả, tôi làm mai mát tay lắm. Chừng nào hai bên đồng ý rồi là anh chị tôi sẽ đến xin xem mắt cô dâu rồi định ngày đám hỏi đám cưới luôn.

Tin bà ba sắp gả cô hai bắt rể không làm một ai sửng sốt bất ngờ ngay cả Kỵ Riêng Ky, từ lâu Ky cũng nơm nớp lo sợ tình huống nầy xảy ra dù trong thâm tâm luôn biết rằng ở trong cái xã hội phong kiến nầy, không bao giờ Ky có thể vào gia đình bà được. Với bao hy vọng ấp ủ đổi đời, mộng mơ tràn đầy, Ky cảm thấy như mình bị một bức tường giai cấp quá nặng nề đè bẹp không tài nào chống đỡ nổị Càng khổ hơn là anh tưởng tượng từ ngày ấy đôi mắt cô hai càng buồn hơn tránh nhìn anh khi chỉ có hai người, cô càng ít mỉm cười hơn trước. Anh còn nghĩ anh là con trai nghèo, sức chịu đựng đã quen, chứ còn cô, anh cảm thấy thương cô làm sao!

Ðám cưới được cử hành trọng thể. Chú rể lịch sự bảnh bao vừa ở rể vừa đi làm. Ky tưởng mình cứng cỏi, chịu đựng nổi nỗi bất hạnh của mình bằng cách nghĩ đến hạnh phúc của cô haị Ky không muốn cho ai biết mối tình thầm kín vô vọng của mình nên luôn luôn gắng gượng làm vui trong công việc hằng ngày và nhất là trong công việc chuẩn bị cưới hỏi rình rang.

Sau đó không may cho Ky là Ông ba qua đời thình lình. Từ đây Ky sẽ trở thành người phục vụ đặc biệt cho ‘dượng hai’. Một giọt nước làm tràn ly đầỵ Ky như không còn sức nữa, anh chịu thua số mạng rồị Anh cảm thấy mệt mõi như người bệnh nặng, nằm liệt giường liệt chiếu, không ăn không ngủ. Có lần anh lơ mơ nghe tiếng ai nghèn nghẹn, đằng hắng: “ Cố ngồi dậy ăn miếng cháo đi anh Ky”. Anh “dạ,…cám ơn” mà không thốt ra lời, bất động. Nước mắt ứa ra, rồi anh khóc như chưa bao giờ được khóc, … khoẻ dần.

Ðiều mà không ai ngờ được là khi bắt đầu ngồi dậy được, anh xin phép nghỉ vài ngày về quê thăm nhà. Rồi từ đó anh không trở lại đây nữạ Bà ba cũng không biết lý do vì sao Ky ra đi không lời từ biệt, không mang gì theo trừ giấy “thuế thân”(căn cước), cả nhà ai cũng mến Ky còn bà thì tin cậy Ky hết lòng. Không bao giờ bà có chút nghi ngờ đến mối tình thầm kín của Ky do ảnh hưởng lời hứa vô tình của bà.

Hơn một năm trôi quạ Bà cũng nhờ người về quê thăm dò tin tức và một khi nghe phong phanh Ky ở đâu là bà cho người đi tìm dùm. Vẫn không thấy tăm hơị Trong lúc ấy chú rể, dù được cưng chìu hết mực lại có ý xin ra riêng viện lý do ở tiệm cơm quá đông người nhiều tiếng động không thích hợp với cuộc sống lứa đôi riêng tư của thầy ký. Dượng hai muốn mẹ vợ mua cho vợ chồng một căn phố gần đấy nên nằn nì với vợ luôn. Cô hai biết mình chỉ là cháu, con nuôi thôi nên lần lựa không dám đòi hỏi gì với bà bạ Dượng hai càng ngày càng quyết liệt hơn, kiếm chuyện giận hờn đi sớm về trể, đi chơi với bạn bè có khi về đến nhà say mèm, ói mửa, la lối om sòm luôn cả ban đêm ban hôm. Bà ba có can có khuyên gì cũng không thấy đổi .
Buồn quá, một hôm cô hai mới thố lộ cùng chồng: “ Hai đứa em đều là cháu, con nuôi của ba má thôị Má đã gả bắt rể tức là muốn cho vợ chồng mình ở đây luôn với má. Anh cũng đã bằng lòng rồi sao bây giờ anh lại đổi ý? Ở riêng bây giờ cũng bất tiện lắm. Ðể thủng thẳng rồi tính sau cũng không muộn” Cô chưa nói rõ ý cô vì nghi mình đã mang thai, mất kinh hơn tháng rồi .

Tưởng chuyện đã qua sau khi trần tình căn nguyên cặn kẻ, thế mà không đầy tuần sau, viện lý do đi công tác thình lình cậu ta ra đi không bao giờ trở lạị Bà ba vội sang bên đàng trai thì cũng được cho biết là cậu cũng không có về nhà. Ðến sở làm cậu đã xin nghỉ việc. Thương cho bà ba không ngờ bà gặp phải thằng rể “đào mỏ” vô lương tâm đã bỏ con bà đang bụng mang dạ chửa .

Nhưng bây giờ làm sao cứu vản danh dự gia đình đâỷ Bà ăn làm sao nói làm sao với gia đình của bà và bên chồng ? Bà có kinh nghiệm trên thương trường còn con đường tình muôn hồng nghìn tía, trăm phương ngàn lối “ có trăm lần vui có vạn lần buồn”, mấy ai mà không lạc lối! Bà thấy thương cho con bà làm gì nên tội đâu mà bị chồng bỏ vô lý như vậỵ

Phần cô hai, buồn đau nầy không biết tả làm sao, chông chênh thay cuộc đờị Mối tình đầu đã bị bức tử từ trong trứng nước, trong cái xã hội đầy thành kiến câu nệ chấp nê đẳng cấp. Hàng rào vô hình chia rẽ nầy đã lấp dưới hố sâu bao mảnh tình chân thật. Khó có lối thoát cho giai cấp nghèo thuộc hạ dù họ có kiên trì ý chí để vươn lên. Ngay cả những học trò trai thuộc thành phần dân giả vừa mới đổ đạc là được mua gả và biến chú rể thành công cụ cho giới vọng tộc giàu sang. Vòng lẩn quẩn đó là giây thòng lọng siết cổ dân ‘thấp cổ bé miệng’ làm sao chống nổi kẻ miệng ‘có thép có gang’.

Cô hai như không còn nước mắt để khóc, cô như bao cô khác thời bấy giờ chỉ biết chịu đựng vâng lời, tùy theo số mạng, khung son tam tùng tứ đức. Ðối với chồng dù không có chút tình yêu nào, nhưng một ngày sống chung với nhau cũng nghĩa đạo phu thệ Còn cái bào thai vô tội kia nữả Dù sao cũng là máu huyết của mình mà, là mầm sống con ngườị Phá thai ư, không thể vô nhân đạo như thế được. Sợ lời dị nghị của người đời, nhục bị chồng chê ruồng bỏ, mình có sức chịu nổi không? Mẹ mình có bằng lòng giữ đứa nhỏ bất cần dư luận? Bà có giận thằng rể bất nghĩa mà vứt bỏ thai nhi còn trong trứng nước? Bao câu hỏi khó trả lời xoay vần trong tâm trí làm cô hai mất ăn biếng ngủ, làm bà ba càng khổ tâm vô cùng, “ Làm chi lỡ dịp cho đàn ngang cung”! (Nguyễn Du)

Một tay bà lập nên sản nghiệp, biết điều, luôn cố gắng làm bổn phận mình, trọn đạo với chồng cho đến ngày ông qua đờị Những tưỏng không con bà thương rể như con ruột đâu ngờ lại gặp trường hợp oái oăm nầỵ Cũng vì không con bà càng quí trẻ. Chuyện lỡ làng như thế nầy có cứu vản cũng không được nữa nhưng bà nhất quyết không cho con bà phá thaị Cần dấu nhẹm chuyện nầy chờ thời gian thiên hạ nguôi ngoai rồi …’nước chảy xuôi giòng ‘. Hay là bà đem cô hai về nhà cha mẹ lánh mặt một thời gian chờ sinh nở? Sau đó sẽ gởi con cho ai nuôi để cô hai còn có thể lập gia đình khác? Thời gian như ngưng đọng lại nặng nề cho hai mẹ con không tiết lộ “bí mật phòng the” nầy cho ai biết hết.

Trong lúc lòng rối như tơ vò nầy, bà trực nhớ đến Kỵ Phải có Ky lúc nầy bà có thể nhờ Ky nhiều việc, cai quản tiệm chẳng hạn hoặc thay bà trong lúc cần thiết. Trong thâm tâm bà cũng không bao giờ nghĩ là chính mình vô tình đã góp phần vào việc ra đi của Kỵ Hy vọng loé lên, bà vội thuê xe về quê Ky hỏi thăm tin tức. Gia đình Ky cũng buồn rầu cho biết là từ lâu Ky cũng không có trở về nhà, chỉ nghe phong phanh có người đã gặp anh trên núi miền Hậu giang nào đó. Bà vội cho người đi tìm Kỵ Khi biết chính xác nơi Ky ở, đích thân tự mình lặn lội đến gặp mặt.

Trước khi đi, bà gọi riêng cô hai hỏi xem cô có biết rõ ngọn ngành nguyên nhân nào mà dượng hai dứt khoát ra đi và Ky trước đó cũng thế. Cô hai khóc lóc kể rằng:
“ Con cũng chẳng biết tại sao nữa, nếu biết con đã thưa với má rồị Nhưng nếu con nhớ không lầm là có lần trong lúc ngà ngà say, nhà con bảo anh ấy bị gạt vì ảnh ngỡ con là con ruột của ba má. Chừng rõ ra, phẩn uất anh ấy đòi má mua nhà ra riêng. Má không bằng lòng, ảnh đi luôn để cho mình mang tiếng xấu
“ - Chắc con còn thương nó phải không?Vậy con định thế nào với cái bào thai trong bụng?
- Má đặt đâu con ngồi đấỵ Trước đây má gả con, con vâng theo ý má. Bây giờ má định thế nào, con cũng vâng theo thôị Nhưng nếu má cho con nói ý con, thì thiệt là thất đức nếu mình vì lầm lỗi của cha mà giết con khi nó vừa mới tượng hình. Ảnh cưới con đàng hoàng, miệng đời khen chê mình làm sao bịt được, mình cứ xử sự phải đạo làm người thôi .
- Má không con nên thương các con lắm. Ba lại qua đời rồi, có các con bên cạnh thật có phúc vô cùng. Thấy con khổ má bức rức không an. Con không sợ, sao má lại sợ. Con mình mình nuôi, cháu ngoại mẹ mẹ giữ. Con phải cố gắng nguôi ngoai đừng để ảnh hưởng đến bào thaị Ốm nghén có khi cũng hành hạ các bà bầu lắm. À, còn chuyện nầy nữạ Má định đi tìm thằng Ky về…

Nghe đến đây cô hai buột miệng hỏi:
- Chi vậy má? Má đâu biết chỗ ảnh ở, tìm ảnh như tìm chim thôị Ảnh đã cố tình đi rồi là chắc không trở lại nữa đâu .
- Má muốn gặp nó lại để hỏi nó có gì buồn giận má không mà ra đi bặt vô âm tín như vậỷ Thật ra cũng khó mà kiếm được một người thân tín ngay thật như nó, đỡ đần má nhiều việc lắm. Trước kia hy vọng chồng con dần dần thay má, nào ngờ…Có người cho biết chỗ ở của Ky nên má mới đi gặp trực tiếp, mặc may nó nể má nó chịu trở lạị “Còn nước còn tát” con à. - Con không dám can ngăn nhưng con thấy khó lắm má ơị Má có bao giờ nghĩ là má có phần trách nhiệm trong việc ra đi của anh Ky không ?
- Trời đất! Con biết má thương tin nó thế nào chứ? Má đâu có keo kiệt khinh khi chê bai nó gì đâủ Bộ nó nói gì với con à?
Cô hai cười buồn thì thầm như trách nhẹ mẹ:
- Má quên là má cứ vô tình hứa gả con cho ảnh nên theo con dần dà ảnh hy vọng ngầm chứ thật ra ảnh cũng biết phận mình làm công ở mướn nên đâu dám trèo leo .

Như chợt tỉnh, bà ba lại hoảng hốt nghĩ đến chuyện khác:
- Bộ thằng hai chồng con nó nghi ngờ con có tình ý gì với ai khác trước nên nó mới dứt khoát đi luôn đó à?
- Má lại hiểu sai nữa rồị Giữa hai người nầy không có vấn đề gì cả. Ðối với chồng con, anh Ky chỉ là tên bồi bàn, hầu hạ phục vụ chủ thôị Phần anh Ky, thấy anh nhẫn nhục làm việc hết mình, con đoán ảnh thương con ngầm nên con cũng tội nghiệp ảnh quá. Nhưng con biết má chỉ nói cho vui miệng thôi chứ sự thật đời nào xảy ra được. Con cũng biết, dù là con nuôi nhưng trên danh nghĩa con cũng là con nhà danh giá tiếng tăm, con đâu dám vượt qua lễ giáo dù anh Ky chỉ phải có cái tội nghèo thôị Chẳng bao giờ anh Ky dám thố lộ tình cảm sâu kín của anh đâu .
- Mà con có chắc là con đoán trúng không?
- “ Nước chảy đá mòn” mà má. Má cứ tưởng tượng người nghiện đị Ðâu phải uống một vài ly rượu, hít một vài hơi thuốc phì phào là ghiền.Trí nhớ cũng thế, phải luyện mới tốt. “Cố công mài sắt” mới “có ngày nên kim” được. Má càng lập đi lập lại, vô tình tiếp sức hy vọng của anh Ky dù anh cố gắng chống lại tình cảm mình thế nào đi chăng nữa, ảnh lại là người thật thà, hiền lành, tin người, thật đáng thương làm sao .
- Má bậy quá. Con đừng nói với ai là má đi tìm Ky hết nhạ Má phải tìm nó cho bằng được để xin lỗi nó.

Thình lình thấy bà ba xuất hiện trên sơn lâm cùng cốc, Ky ngạc nhiên đến cùng độ. Ky nghi có chuyện chẳng lành xảy ra cho gia đình bà khi trông thấy vẻ mặt suy tư tiều tụy của bà. Vừa gặp mặt Ky là bà cảm động thật sự, khóc ròng xin lỗi đã làm Ky buồn khổ bấy lâu nay mà không biết. Ky an ủi bà là từ lâu Ky có ý định học thuốc Nam, bây giờ trưởng thành, có chút ít tiền rồi nên nghỉ việc đi tìm thầy trên núị Ky cũng thành thật bày tỏ là vì biết bà không bao giờ để cho Ky đi nên đành trốn không một lời từ giả .
Sau hồi xúc động, bà bình tĩnh ngắm Ky, lực lưỡng già dặn hơn, giọng nói vẫn hiền lành như xưạ Bà định nói gì nhưng ngài ngại, khựng lại, Ky lo lắng:
- Thưa bà, bà định đi chùa trên nầỷ
Ky cũng lấy làm lạ là bà sao nay lại đi viếng chùa trong ngày thường nhưng chỉ hỏi lấy lệ.
- Không, bà lên chẳng những để xin lỗi con thôi mà còn cầu cứu con nữa đâỵ

Ky tưởng mình nghe lầm, sao mà lổ tai lùng bùng quá! Bà nhờ mình việc gì mà phải đích thân lên tận đâỷ Bà giàu có sang trọng như thế mà cần chi đến thằng làm công nghèo như mình? Mình cũng đâu có nợ tiền bà để bà phải nhọc công gặp mình cho được? Hay là mất gì quí giá nên nghi mình lấy trộm ? - Bà thật có lỗi với con rất nhiều, nhưng bà biết con tốt bụng thương người nên đến đây tìm con nói hết mọi chuyện cho con nghe, sau đó tùy con định liệu .

Rồi không dằn được nữa, bà kể rõ chuyện đau buồn của gia đình kể cả lời lẽ của cô hai về KỵCuối cùng bà nói chậm rãi để thấm vào lòng Ky:
- “ Nói gần nói xa không qua nói thật”. Con hai cũng đã cấn thai một hai tháng gì đó rồi, dù chưa ai biết cả, nhưng bà cũng nói cho con nghe để con dễ quyết định. Nếu con không chê, bà gả con hai cho con luôn. Bà không sợ lời đàm tiếu gì hết. Bây giờ bà phải về đây kẻo trể chuyến xe cuốị Con cũng đừng vị nể bà, nếu con thương con hai thật, bằng lòng cứu vớt nó thì con trở về với bà, trái lại thì xem như không có chuyện gì xảy rạ Bà biết chuyện nầy vượt quá sức con, nhưng vì quá thương con hai và cũng để chuộc lại lỗi lầm khó dung của bà. Thôi bà về đây, cám ơn con trước.

Bà quay lưng đi nhanh không dám quay lại nhìn Ky cũng khống dám hẹn ngày Ky trả lời. Còn Ky đứng như trời trồng giữa núi rừng thầm lặng sâu kín như mối tình vô vọng của anh. Ky muốn thét to lên cho vỡ lồng ngực tình yêu nguyên vẹn của anh không hề sứt mẻ: “Sao khổ thân cô hai quá vậy cô hai ơi!”. Ky không thấy giận cô chút nào hết mà trái lại càng đau xót, thương cô nhiều hơn. Anh đã yêu cô bằng tấm chân tình của người con trai quê mới lớn nhẹ nhàng câm nín mà sâu lắng thiết thạ Anh vui với cái vui của người anh yêu, đau buồn âm thầm với cái bất hạnh “tam tòng” của người con gáị Khi biết người yêu vì bổn phận lập gia đình, anh không chút oán giận mà càng thương cô hơn mới kỳ. Anh luôn mong cho cô hạnh phúc vì trong ánh mắt cử chỉ anh tin rằng cô cũng có cảm tình đặc biệt đối với anh nhưng áo mặc không qua khỏi đầu đành thôị Và nếu bảo là tình yêu có thật thì tình yêu của anh chỉ trao cho một người đến suốt cuộc đờị Cuối cùng anh bật khóc, ôm gốc cây mà khóc, khóc để vinh danh lòng chung thủy hay khóc cho chính mình!
- Trời đất, thằng Ky, chú mầy đi đâu mà bặt tin lâu quá vậỷ Chú tư mừng rỡ kéo Ky vào nhà trong. Ai cũng nhớ chú mầy hết .

Cả nhà nghe tiếng nói rùm beng đổ xô ra, bà ba cảm động nói:
‘Ky về đó hả con. Bà trông con quá chừng thôị”
Ky vui vẻ chào hỏi mọi người như không có chuyện gì xảy rạ Cô hai cũng rời bếp ra xem. Thấy Ky cô khựng lại, nước mắt như ứa rạ Ky nhìn cô, chớp mắt lúng túng không nói nên lờị Chỉ một thoáng thôi, không ai nhìn thấy cảnh tượng trên, nhưng đó quả là phút cảm động nhất giữa hai tâm hồn thông cảm nhau mà không được gần nhaụ Cô hai vội lấy lại bình tĩnh mỉm cười chào anh rồi lẳng lặng quay đi .

Tháng sau, Ky về nhà mời cha mẹ lên xin cưới cô haị Một buổi tiệc nho nhỏ kết hợp hai tâm hồn tưởng như mãi mãi xa nhau .

Từ ngày Ky trở lại, bà ba giao phó tất cả cho vợ chồng Ky để rảnh tay lo việc xã hội và du lịch đó đâỵ Ky không bao giờ làm phật lòng bà, thái độ vẫn từ tốn hiền lành như xưạ Ðể tỏ lòng chân thành minh bạch của mình, ngày ngày tối đến Ky đều tổng kết sổ sách mang đọc cho bà nghẹ Bà biết mình có phúc có một đứa con rể chí hiếụ Về già, có những lúc bệnh nặng, Ky đã tự tay săn sóc ẳm bồng bà đưa bà đi trị bịnh cùng khắp. Bà đã sống với con cháu trong vòng yêu thương đến cuối đờị Bà còn vui hơn khi thấy Ky thương đưa cháu đầu lòng của bà như con ruột của mình dù sau đó Ky còn có thêm vài đứa con nữạ Ky thường ôm con dỗ dành nói thì thầm vào tai vợ mỗi lần cô nóng giận la con cứ đeo theo ba nhõng nhẽo: “ Không có cục cưng nầy, mình không có ngày nay đâu, làm sao‘châu về hiệp phố’ được. Nó là cứu tinh, nguồn hạnh phúc của chúng mình đó.”Chị Ky nhìn chồng tràn đầy ân tình và nhận chân rằng hạnh phúc không ở đâu xa mà chính ở tại lòng ta vậỵ
Cao đẹp thay tâm hồn thủy chung!

 

 




Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 879

Return to top