Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> Sự khốn cùng của triết học

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8066 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Sự khốn cùng của triết học
Karl Marx

Nhận xét thứ ba

Những quan hệ sản xuất của bất cứ xã hội nào cũng họp thành một thể thống nhất. ông Proudhon coi mỗi quan hệ kinh tế là một giai đoạn xã hội, giai đoạn này đẻ ra giai đoạn kia, giai đoạn này là kết quả của giai đoạn kia như phản đề là kết quả của chính đề, và trong trật tự lô-gích của chúng, những giai đoạn xã hội ấy thực hiện lý tính phi nhân cách của loài người.
Mặt kém duy nhất của phương pháp ấy, đó là khi nghiên cứu chỉ một giai đoạn nào đó trong các giai đoạn ấy, ông Proudhon không thể giải thích được nó, nếu không viện đến tất cả những quan hệ khác của xã hội, nhưng ông ta lại chưa làm cho sự vận động biện chứng của ông ta sản sinh ra những quan hệ sau này. Sau đó, khi ông Proudhon, nhờ lý tính thuần túy, chuyển sang việc sản sinh ra những giai đoạn khác thì ông lại làm như thể những giai đoạn khác ấy là những đứa trẻ mới đẻ, ông ta quên rằng những giai đoạn khác ấy cũng có cùng một tuổi với giai đoạn thứ nhất.
Chẳng hạn, để đi đến cấu thành nên giá trị, cấu thành mà ông ta coi là cơ sở của tất cả những sự tiến triển kinh tế, ông ta không thể bỏ qua được sự phân công lao động, sự cạnh tranh, v.v.. Thế nhưng, những quan hệ ấy còn hoàn toàn chưa tồn tại trong cái chuỗi, trong lý tính của ông Proudhon, trong cái trật tự lô-gích.
Khi dựng lên cái giàn dáo của một hệ thống tư tưởng, bằng những phạm trù của khoa kinh tế chính trị, người ta cắt rời những bộ phận của hệ thống xã hội ra. Có bao nhiêu bộ phận khác nhau của xã hội, thì người ta đem đổi thành bấy nhiêu xã hội riêng biệt, xã hội này nảy sinh ra sau xã hội khác. Thực vậy, làm thế nào mà chỉ riêng công thức lô-gích của vận động, của thứ tự, của thời gian, lại có thể giải thích được cơ thể của xã hội, trong đó tất cả những quan hệ cùng tồn tại đồng thời và ủng hộ lẫn nhau?

<< Nhận xét thứ hai | Nhận xét thứ tư >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 215

Return to top