Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> Những Quận Chúa Nổi Loạn

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 43123 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những Quận Chúa Nổi Loạn
Alexandre Dumas

Phần II - Chương 10

Sau khi thấy Canolles bị áp dẫn đi, De Cambes phu nhân cùng với Pompéc trở về chỗ công chúa phu nhân.
Ông lão tùy tùng quen thói khoác lác này đã cố chứng tỏ cho cô chủ biết rằng sở dĩ bọn Cauvignac không dám bắt nàng, cũng không yêu sách tiền chuộc, chính là vì lão đã từng đi lính, có nhiều kinh nghiệm trong trận mạc. Nhưng De Cambes phu nhân đã báo thẳng cho lão biết rằng, lúc mình lâm nguy thì lão biến mất, tuyệt nhiên không còn thấy hồn vong bóng vía lão đâu nữa. Lão vẫn gân cổ cãi rằng lúc đó đang ở phía hành lang và đã tìm được một cái thang để chuẩn bị cho cuộc chạy trốn của nữ tử tước, ác một nỗi ở đó lại có hai tên lính, và chúng nó cũng tranh nhau cái cầu thang ấy, đôi bên cãi cọ, thành thử mới lằng nhằng lâu vậy.
Nhưng thực tế lại khác hẳn.
Pompéc chắc đã không ngờ mình thoát khỏi một hiểm nguy ghê gớm. Cauvignac vốn không ưa gì Pompéc, nhất là khi thấy lão vênh váo, ngực phưỡn ra như để ra vẻ ta đây là dân lính chiến. Với Cauvignac, chỉ riêng cái tội đó thôi Pompéc cũng đáng lột hết quần áo quẳng xuống sông, rồi muốn tới đâu thì tới.
Nhưng nhờ có Nanon mới dúi cho hai trăm Pistoles, coi như tiền thuê để canh chừng nam tước Canolles, cho nên Cauvignac không thèm để ý tới lão lính quèn ấy nữa, đồng thời cũng buông tha luôn cả nữ tử tước De Cambes cho trở về Bordeaux. Có điều dưới mắt Nanon, Bordeaux hãy còn quá gần đối với Canolles. Nàng muốn nữ tử tước đi sang tận Perou, Ấn Độ hay ở ngaòi cái đảo Georges gì đó.
Dù sao mặc lòng, Nanon cũng coi như mình đã ở thế thượng phong. Nàng đã dựng lên được một bức tường để ngăn cách Canolles với nữ tử tước, tình địch đáng sợ của mình. Canolles bị cầm chân ở trên đảo để phục vụ quyền lợi của nhà vua, còn Claire thì bị giam cầm vì sự nổi loạn của mình khi đứng về phe các bà quận chúa. Và Nanon vui mừng một cách hồn nhiên như những đứa trẻ, như những người tình chỉ biết có mình trên trái đất.
Tất cả sự việc đó nó đã giải thích cuộc gặp gỡ giữa Canolles và Nanon trên đảo Saint Georges.
Này xin nhắc lại sự về Bordeaux của De Cambes phu nhân.
Mặc dầu Pompéc luôn luôn khoác lác những chiến công này chiến công nọ những kinh nghiệm của một người lính già, nhưng nàng vẫn chẳng thấy an tâm chút nào, nhất là vào một chiều kia khi nàng nhìn thấy trên một con lộ xiên ngang một toán kỵ sĩ đang đi tới.
Cũng vẫn chính là những nhà quý tộc ấy: Họ trở về sau khi dự tang lễ công tước De La Rochefoucauld. Có điều De Cambes phu nhân và nhất là Pompéc không khỏi ngạc nhiên: Trong số các kỵ sĩ ấy, đã có những người bị băng bó ở chân, tay, hoặc trên trán, cần phải để cho họ tiến gần thêm chút nữa mới có thể nhận ra rằng trong số những nhà quý tộc ấy, đã có những người từng tham dự cuộc đi săn ở Chantilly.
- Đám ma hẳn đã có chuyện gì trục trặc rồi. - Pompéc nói - Phu nhân nhìn coi: Một là họ ngã ngựa, hai là bị người ta đánh.
- Tôi cũng nghĩ như vậy.
Pompéc nói một cách hãnh diện:
- Cái đó làm cho tôi nhớ lại lúc trở về sau chiến trận tại Corbie, chỉ có điểm khác là tôi không ở trong số người dũng cảm trở về mà thuộc số người dũng cảm được người ta mang về.
Claire cảm thấy lo âu trước sự việc mang những triệu chứng không mấy tốt lành ấy. Nàng hỏi Pompéc:
- Nhưng họ không có một ai chỉ huy ư? Phải có một người cầm đầu chứ? Hay là người chỉ huy đã tử trận? Pompéc thử nhìn kỹ coi!
- Thưa phu nhân, không có gì dễ hơn để nhận ra người chỉ huy trong số họ. Thông thường, trong một binh đoàn, sĩ quan cầm đầu đi ở giữa cùng với các hạ sĩ quan, lúc lâm trận, ông ta đi ở đằng sau hay ở phía sườn đạo quân. Phu nhân hãy nhìn về những phía tôi chỉ và phu nhân sẽ đoán ra được.
- Tôi không trông thấy gì hết, nhưng hình như họ đang đi theo chúng ta, thử quay lại mà coi...
- Hừm! Hừm! Không, không, thưa phu nhân. - Pompéc ho lên sù sụ và không dám quay cổ lại - Không có ai hết, nhưng kìa, cái đường de thành gươm mạ vàng... người dắt trên mũ một cái lông chim màu đỏ... mà còn ai trông giống như ngài De Turenne?... Không, kỳ cục thiệt. Lúc này có chi nguy hiểm nữa đâu mà không thấy ông xếp ló đầu ra, thật khác xa với cái lần ở Corbie...
- Ngài nhầm rồi, thưa ngài Pompéc! - Một giọng nói đầy vẻ giễu cợt vang lên từ phía sau khiến Pompéc tá hỏa tinh, suýt tí nữa thì té xuống ngựa - Ngài nhầm mất rồi, còn tệ hại hơn trận Corbie nhiều.
Claire quay phắt người lại và nhận thấy cách mình mấy bước, một kỵ sĩ dáng dấp tiều tụy đang nhìn mình đăm đăm bằng đôi mắt ti hí và sáng long lanh giống như mắt của loài cáo.
- Hoàng thân De Marsillac! - Claire xúc động kêu lên - Ngài vẫn được mạnh giỏi.
- Thưa phu nhân, hãy gọi tôi là quận công De La Rochefoucauld, bởi vì bây giờ phụ thân tôi mất rồi, cho nên tôi được thừa kế danh hiệu của ngài, dù tốt hay xấu tôi cũng phải mang nó suốt đời.
Claire ngập ngừng nói:
- Ngài trở về...
- Chúng tôi trở về từ trận địa và đã bị đánh bại, thưa phu nhân.
- Thua trận? Ngài?
- Thưa phu nhân, tôi vốn không hay khoe khoang và tôi đã nói thật về tôi cũng như về những người khác, tôi có thể nói rằng chúng tôi trở về trong vinh quang, nhưng thực tế chúng tôi đã thất trận, bởi vì kế hoạch của chúng tôi ở Saumur đã không thực hiện được. Tôi tới chậm quá do sự đầu hàng cuả Jarzé, chúng tôi dã bi mất cứ điểm quan trọng ấy. Từ nay, giả thử như công chúa phu nhân giữ được Bordeaux như đã tiên liệu, chiến cuộc sẽ tập trung vào Guyenne.
- Nhưng thưa ngài, theo sự hiểu biết của tôi, nếu Saumur đã đầu hàng thì tại sao tất cả những nhà quý tộc ấy lại bị thương như vậy?
Marsillac ngẩng câu đầu, hãnh diện nói:
- Bởi vì chúng tôi đã đụng độ với một vài toán quân của hoàng gia.
- Và ngài bị đánh bại?
- Ồ! Lạy Chúa! Vâng, thưa phu nhân.
Nữ tử tước hạ giọng:
- Như vậy, máu người Pháp đã đổ do chính bởi những người Pháp. Và thưa quận công, ngài là một ví dụ.
- Tôi, thưa phu nhân.
- Ngài rất trầm tĩnh, lạnh lùng và sáng suốt. Nhưng ngài không bị thương đấy chứ?
- Lần này tôi có may mắn hơn lần ở Lignes và Paris. Tôi đã ngỡ mình chán ngán cuộc nội chiến này rồi, và chẳng muốn dấn thân vô đó nữa, nhưng tôi đã sai lầm. Mình tính một đường nhưng cuộc đời lại lôi cuốn đi một lối khác, và nó làm đảo lộn tất cả.
De Cambes phu nhân mỉm cười, nàng nhớ tới một câu nói của De La Rochefoucauld: Vì đôi mắt đẹp của De Longuevilles phu nhân, ta có thể gây chiến với các vị vua chúa, và cả với các thánh thần nữa.
Nụ cười ấy không lọt qua đôi mắt cáo của quận công Marsillac. Ông ta không để cho nữ tử tước có thì giờ suy nghĩ thêm, bèn nói:
- Nhưng thưa phu nhân, trên thực tế, chính phu nhân mới là kiểu mẫu của sự anh dũng. Xin phu nhân nhận lấy lời khen ngợi của tôi.
- Tại sao vậy?
- Phu nhân đi một mình với một người hầu duy nhất, riêng điều đó cũng đủ để nói lên rồi. Ồ! Tôi lại còn được nghe người ta nói về thái độ cao đẹp của phu nhân ở Chantilly. Phu nhân, người ta đoán chắc với tôi đã hạ được cái anh chàng sĩ quan khốn khổ trong quân đội hoàng gia... Chiến thắng dễ dàng, có phải không thưa phu nhân? - Marsillac thêm vào câu nói ấy một nụ cười, một cái nhìn, nó chứa đựng biết bao nhiêu điều không tiện nói ra.
- Thế là sao?
- Tôi nói dễ dàng, bởi vì để đương đầu với ông ta, phu nhân đã sử dụng một thứ vũ khí đặc biệt của mình. Tuy nhiên, điều tôi phục nhất, theo như câu chuyện người ta kể lại...
Cặp mắt ti hí của Marsillac lại như xoáy vào người nữ tử tước.
Đối với De Cambes phu nhân, nàng không thể để cho mình lâm vào thế rút lui trong danh dự. Và nàng chuẩn bị một cuộc phản kháng:
- Nói đi, thưa quận công, hãy nói điều ông phục nhất.
- Thưa phu nhân, đó là cái khôn khéo cực kỳ của phu nhân trong việc diễn xuất một vai trò trào lộng. Vâng, nếu tôi tin vào những lời người ta nói thì viên sĩ quan ấy hình như đã gặp người hầu của phu nhân và cả phu nhân nữa.
Nhưng câu nói ấy cũng chẳng gây được một tác động gì đối với De Cambes phu nhân. Nàng thản nhiên hỏi lại:
- Ngài bảo rằng ông ta đã từng gặp tôi?
- Xin phu nhân hãy lưu ý cho một điểm như thế này: Đó không phải là tôi nói mà do một nhân vật mơ hồ nào đấy thường được gọi là "người ta", và một khi đã sử dụng đến từ ngữ ấy thì ngay đến nhà văn cũng đành chịu thôi.
- Thế ông ta đã gặp tôi ở đâu?
- Người ta nói trên đường đi Libourne đến Chantilly, trong một ngôi làng tên là Jaulnay. Có điều cuộc hội kiến không lâu: Nhà quý tộc ấy đã nhận được lệnh của D Epernon phải đi ngay về Mantes.
- Thưa quận công, nếu nhà quý tộc ấy đã từng gặp tôi, tại sao ông ta lại không nhận ra tôi?
- A! Cũng chính lại là cái người ta như tôi vừa nói với phu nhân đã trả lời hết mọi sự, người ta bảo rằng cuộc hội kiến đã diễn ra trong bóng tối nên hai người không rõ mặt nhau.
- Thưa quận công, lần này chính tôi cũng không hiểu, thực ra ngài muốn nói gì?
Marsillac giả bộ thực thà đáp:
- Có lẽ là những tin đồn sai lạc. Vả lại, cuộc gặp gỡ lần đầu chỉ diễn ra trong chốc lát không nhẽ lại ảnh hưởng tới lần thứ hai?
- Sao lại có thể thế được, một khi chính ngài đã nói ra, đó là một cuộc hội kiến trong bóng tối.
- Thưa phu nhân đúng vậy. Tôi đã lầm, trừ phi trước khi có cuộc hội kiến ấy, viên sĩ quan nọ đã để ý tới phu nhân, và chuyến đi Jaulnay của phu nhân sẽ không còn là một cuộc...
- Và sẽ là cái gì? Thưa quận công, xin ngài hãy thận trọng trong lời nói của ngài.
- Cho nên, phu nhân thấy đó, tôi đã ngừng lại ngay, tiếng Pháp của chúng ta nghèo nàn quá, đến nỗi tôi tìm mãi cũng không ra một từ ngữ nào thích hợp với ý nghĩ của tôi. Nó sẽ là... một "oppuntamento" như người Ý nói, hoặc một "assignation" như người anh nói.
- Nhưng thưa quận công, nếu tôi không lầm, hai từ ngữ ấy dịch ra tiếng Pháp đều có nghĩa là "hò hẹn".
- Hóa ra tôi đã rơi đúng vào người giỏi cả hai sinh ngữ. Thưa phu nhân, xin tha lỗi cho tôi, hình như tiếng Ý và tiếng Anh cũng nghèo như tiếng Pháp vậy.
Claire thấy tưng tức ở phía trái tim. Nàng phải vuốt mạnh vào ngực một cái để cho dễ thở. Nàng vừa chợt nhớ ra một điều nàng vẫn thường nghi ngờ: Marsillac nêu lên chuyện đó chẳng qua chỉ vì ghen tuông, đã có một thời gain, mặc dù vẫn còn đeo đẳng bà De Longuevilles, ông ta cũng cứ bám theo nàng để tán tỉnh. Tuy nhiên, đối với một người có nhiều thế lực như ông ta, nàng không muốn công kích một cách quá đáng.
- Thưa ngài, trong những tình huống như chúng ta hiện tại, nếu ông Mazarin ở vào địa vị ngài, hẳn là ông ấy sẽ không đứng vững.
- Thưa phu nhân, hình như giữa ông tể tướng thân mến ấy và tôi có một vài điểm tương đồng, thành thử tôi cũng chẳng thấy có một lý do nào để gây chiến với ông ta. Cho nên tôi chỉ cố sao không tỏ ngọn ngành được đủ mọi chuyện.
- Ngay cả những bí mật của các đồng minh của ngài, nếu họ có?
- Phu nhân vừa phát biểu một câu để suy diễn một cách sai lạc đi nếu người ta hiểu đó là một bí mật của phụ nữ, chuyến đi ấy và cuộc gặp gỡ ấy không lẽ là một bí mật sao?
- Thưa quận công, những lời phát biểu của ngài mới chỉ đúng có một nửa. Cuộc gặp gỡ là một tình cờ, nhưng chuyến đi là một bí mật và hơn nữa, sự bí mật của chuyến đi lại chỉ có tôi và công chúa phu nhân biết được mà thôi.
Quận công cười tủm tỉm trước sự nhanh trí của nữ tử tước.
- Ngoài phu nhân và công chúa phu nhân, còn cả một số người khác cũng biết nữa chứ: Ông Lenet và ông Richon, bà Tourville và còn ông bá tước De Canolles nào nữa mà như ông ấy là anh của phu nhân, chắc phu nhân sẽ nói rằng bí mật sẽ không từ trong gia đình lọt ra ngoài.
Thấy ông ta hơi cau mày, Claire cười để ông ta khỏi nổi giận.
- Thưa quận công, có một điều thú vị ngài biết không?
- Không, hãy cho tôi biết đi, thưa phu nhân, nếu đó là một bí mật, tôi xin hứa sẽ giữ kín và chỉ nói cho ban tham mưu của tôi biết thôi.
- Trong chuyến đi công cán ấy, ngài có biết công chúa phu nhân đã chỉ định ai cùng đi với tôi không?
- Không.
- Chính ngài đó.
- Phải. Tôi nhớ ra rồi. Công chúa phu nhân có hỏi tôi nếu tôi có thể tháp tùng một nhân vật đi Paris.
- Và ngài đã từ chối.
- Tôi phải ở lại Poitou vì những công việc cần thiết.
- Vâng, ngài đã nhận ở đó.
Ông ta lại gần nàng và hỏi:
- Thưa phu nhân, đó là một sự trách cứ?
- Không phải, thưa công tước, trái tim ngài đã đặt đúng chỗ, và thay vì trách móc, đó là những lời khen ngợi đối với ngài.
- Hừ! Giá tôi được đi cùng với phu nhân trong chuyến đi ấy!
- Thì sao?
- Thì tôi đã không đi Saumur. Dù sao tôi cũng chẳng phàn nàn gì về sự không may của mình một khi nó đem lại cho một cái may chung.
- Ngài muốn nói gì, thưa công tước, tôi không hiểu.
- Tôi muốn nói nếu tôi đi cùng với phu nhân thì phu nhân đâu có gặp viên sĩ quan ấy, và rõ ràng là trời đã phù hộ cho chính nghĩa của chúng ta khiến cho Mazarin lại cử chính anh chàng ấy tới Chantilly.
Claire nói với một giọng nghẹn ngào bởi một niềm đau và những kỷ niệm mới đây:
- Xin ngài đừng đùa cợt trên nỗi đau khổ của người sĩ quan ấy.
- Tại sao? Phải chăng đó là một nhân vật khả kính?
- Vâng, bởi vì những nỗi đau thương lớn thường chỉ đổ xuống đầu những người có tâm hồn cao quý. Có thể trong giờ phút này người sĩ quan ấy đã chết và ông ta đã trả giá cho sự sai lầm hay sự tận tụy của đời mình.
- Chết vì tình? - Marsillac hỏi.
- Chúng ta nên nói một cách nghiêm túc, thưa công tước ngài hẳn biết nếu tôi trao trái tim cho người nào, sẽ không phải là những hạng người gặp gỡ ở giữa đường giữa chợ. Tôi xin nói để ngài biết con người đau khổ ấy đã bị bắt giữ ngay hôm nay do lệnh của Mazarin.
- Bị bắt! Sao phu nhân biết? Lại do một cuộc gặp gỡ...
- Ô! Lạy Chúa! Vâng. Tôi đi qua Jaulnay... ngài biết Jaulnay chứ?
- Biết rõ, tôi đã bị một mũi gươm vào vai tại đó... Jaulnay có phải chính là ngôi làng mà câu chuyện đã nêu ra không?
- Hãy bỏ qua cái gọi là "câu chuyện" thưa công tước. - Claire đỏ bừng mặt đáp - Tôi đi qua Jaulnay và tôi nhìn thấy một toán người vũ trang bắt giữ tôi rồi dẫn đi một người đàn ông, người đàn ông ấy chính là viên sĩ quan đó. Ông ta là một người đáng thương xót.
- Thương xót! Tôi, ô thưa phu nhân, tôi đâu có thì giờ để xót thương, nhất là đối với những người tôi không quen biết.
Claire liếc mắt nhìn bộ mặt xanh xao của De La Rochefoucauld và cặp môi mỏng dính mỗi khi cười lại nhăn nhúm của ông ta, nàng khẽ rùng mình.
- Thưa phu nhân tôi muốn có hân hạnh được tiếp phu nhân xa hơn một chút, nhưng tôi phải đưa một đội binh đến Montrond, hai mươi nhà quý tộc có diễm phúc hơn tôi sẽ bảo vệ phu nhân đến tận chỗ quận chúa phu nhân. Xin phu nhân cho tôi gởi lời chào tôn kính của tôi tới quận chúa phu nhân.
- Thế ra ngài không đi Bordeaux? - Claire hỏi.
- Không, tôi đi Turenne để tiếp xúc với Bouillon.
Nói đoạn, ông ta nghiêng mình từ giã nữ tử tước.
Claire nhìn theo ông ta thầm nói:
"Tình thương của ông ta? Và ông ta đã thốt ra một câu tôi đâu có thì giờ để thương xót".
Nàng nhìn thấy một toán kỵ sĩ tách khỏi để tiến về phía nàng, số còn lại tiến sâu vào khu rừng bên cạnh.
Hai ngày sau, De Cambes phu nhân mới về đến chỗ bà quận chúa phu nhân.

<< Phần II - Chương 9 | Phần II - Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 711

Return to top