Lời ghi trong tim cho bạn bè vói số phận
mình trong cuộc chiến tương tàn nồi da xáo
thịt. Hãy rũ bỏ tất cả, xây dựng lại dân tộc. -Trung sĩ Nguyễn-vũ-K.
-Có mặt.
-Trung sĩ nhận lệnh với một toán bẩy người tảo thanh vùng X.....!
Người sĩ quan cấp tá ngồi trong cái ghế quay của Mỹ, cái bụng tựa cái thúng úp dưới ngực, một cái bụng đầy rượu bia thịt thà, một khối thịt nặng nề như không đứng lên nỗi khỏi mặt ghế. Một thứ sĩ quan dốt, cấp tá ngu, ở lâu lên lão làng, vừa nói và chỉ lên tấm bản đồ ra lệnh cho toán chúng tôi đi kiểm tra thuộc khu vực vườn tược cây ăn trái của một số hộ dân vùng gần đường cái lớn.
Vừa rời nhà giam cải hối, thất đại đội tổng hành dinh tại bộ tổng tham mưu, nơi nhốt giam tôi và những binh lính bị kỉ luật. Tròn ba chục ngày, tôi thất thểu về sam, được tắm rửa và nghỉ ngơi đúng hăm bốn tiếng. Tôi lơ lửng nộ xung với sự bị phạt giam vì tội binh sĩ viết bài phản chiến, tôi không muốn mị thời hay nịnh ai ra mặt lúc này.
Thực tâm hồi đó bản thân tôi thường hay phản kháng tất cả những gì không vừa ý, dù ngay cả với cấp trên, và bạn bè thường hay khuyên nhủ, với cái tính khí thất thường, tôi vẫn bỏ ngoài tai, lơ đãng, nên mình đã hại mình. Tôi nhớ cái tật mình thường hay nghêu ngao:
- “Tôi sung sướng được làm dân đất Việt. Chiến thắng nào bằng chiến thắng điện biên”. Hay là ”Em ơi đừng ham đô la, lấy chồng ngoại quốc làm chi, còn ngửi được mùi rạ non, hơi ngái đất, hay hương đồng nội, đêm đêm còn nghe được tiếng súng ak ru vọng thì còn được thấy đất tổ quê nhà”.
Tôi không thể nào quên được, những câu thơ của loại thơ phản chiến và khối chiến tranh chính trị khoác cho loại thơ ca tụng chiến thắng của Việt cộng.
oOo
Vùng X là một vùng miền cây trái ngọt lành của miền đông nam đất nâu mướt, vùng bưởi thanh, sầu riêng, và mít tố nữ. Quân đội Mỹ chiếm cứ khu vực để lập tiền trạm, và dùng nơi xả đổ rác rưởi. Ngay gần ngã tư đường, là cửa ngõ giao thông về phố. Trên thực tế là nơi giao lưu, mua bán đổi chác, đủ mọi thứ vật dụng trên đời giữa dân và bọn lính mũi lõ.
Chúng tôi có nhiệm vụ hầu hạ canh chừng những ông lính vua, sợ bị bắn sẻ, cài lựu đạn, sát hại hay bị đầu độc, hoặc tấn công bất chợt.
Phân công xong bốn điểm tuần vòng ngoài, tôi và hai anh em còn lại chậm chạp đi sâu vào bãi rác.
Một vườn cây đã được khai hoang trắng dăm sáu mẫu làm thành bãi đổ rác. Một cái hố sâu dài như một đoạn mương lớn đào bằng một loại xe cơ giới đặc biệt. Phía trên bờ hố không xa, hàng chục chiếc cà gô nhà binh Mỹ đang xả đổ rác, lính Mỹ đi theo cũng nhiều điệu lấy cớ tiếp giáp với dân mua bán trao đổi những thứ cần thiết.
Sau này tôi mới biết những rác rưởi này đã có những người thầu mua lại hết. Những gỗ ván, thùng súp dư, thực phẩm quá hạn, hoặc những gì có thể dùng được đã có sẵn những xe tải đậu sẵn chuyên chở.
Đến gần hơn tôi thấy nơi đây người đông và thật sống động. Chung quanh khu rác đã được phát quang cả một khoảng rừng chồi, sát những lùm cây, những hàng quán di động hay loại hàng gánh, không thiếu một loại thứ gì, từ cơm phở cho đến kẹo bánh, thuốc lá, nước uống, lon chai, các dịch vụ như hớt tóc, giặt ủi, rửa xe, lau mặt đồng hồ, đánh giầy, hớt tóc, đổi quần áo, bán nước đá cây, bán bài lá, hình khỏa thân, hình sex kiểu, thuốc lá được dồn sẵn bạch phiến, kiếng mắt, mũ, lược, thậm chí cả bao cao su.
Sinh hoạt khu sở rác nhộn nhịp như một khu du lịch, tất cả vật dụng cần thiết sử dụng thường ngày đều có thể đem bán hay đổi chác với bọn lính đồng minh, quần tụ chung quanh khu đổ rác, chen trong những bụi cây tránh nắng.
Những nhân vật chủ chốt tham gia đấu thầu thu mua rác có cả cấp tướng tá.
Những chuyện lạ có thể như vật dụng trong túi sách đổ bỏ của một lính Mỹ chết trận như súng con, tiền đô, súng gẫy hư, thùng rác có một chiếc đùi người, một cái thùng sắt kín không biết ở trong có vật gì khi về nhà mở ra toàn là súng con địa bàn, một vài chiếc xe jeep móp méo bỏ nằm ngổn ngang, những ngần ấy thứ đã đủ lôi cuốn biết bao người. Tôi nghĩ những vật dụng đổ bỏ phí phạm do lính Mỹ sử dụng thuộc vào tiền viện trợ của một quốc gia mà người dân được viện trợ sau này phải gánh chịu món nợ này. Trẻ con xúm xít lăn xả vào dành giựt những thứ mà nhà thầu phế bỏ, như quần áo, mùng mền của những binh lính chết trận, hoặc chúng vớ được một hộp lon quá hạn nhưng chưa phồng nắp, chúng chẳng ngại ngần mở ra ngửa cổ dốc thẳng vào bụng, hoặc dành dụm mang về nhà, vật dụng còn tận dụng được sau đó đem về giặt rửa sạch chỉ vài ngày sau những món hàng này bày bán đầy ngoài đường góc phố.
Đối đầu với công việc, tôi không biết phải khởi đầu từ đâu. Tôi cúi đầu xuống suy nghĩ về sự nghèo đói cùng khổ. Chậm rãi tiến sâu vào trong lùm cây tránh nắng.
Vườn măng cụt và chôm chôm trước đây cây trái xum xuê nay biến thành vườn hoang xơ xác nhìn thấy mà đau lòng, bị chiếm dụng thành nơi trú nắng người qua lại dầy xéo tan tác không phát triển nỗi. Tôi đưa mắt nhìn khắp. Vườn cây tan hoang vì đám đông, vì bãi rác, vì sự xâm nhập của quân đội đồng minh.
Tôi ra dấu cho hai người bạn theo đội hình tiến sâu theo tiếng động trong lùm.
Sau tiếng quát :
-Tất cả đứng im giơ hai tay lên.
Một cảnh tượng trắng dã trước họng súng. Thằng Mỹ đứng trần trụi tồng ngồng trên người như cưỡi ngựa. Tôi lấy làm lạ không biết nó có hiểu tiếng tôi nói nhưng cũng vội vàng giơ hai tay lên khỏi đầu. Một cô gái trần truồng đang nằm dưới đất ngồi bật dậy gập người cũng giơ tay về phía trước, để lộ đôi vú trắng nõn rất đẹp.
Một người bạn thủ canh quay hướng ngoài ngoắc tay ra hiệu một người tiến sát ra lệnh cho phép mặc quần áo. Miệng thằng Mỹ lầm bầm gì không rõ, ra dáng van xin. Mặt tôi nóng bừng. Một ý thức có thể là ý thức dân tộc hảo xộc đến như người điên. Tôi quật thật mạnh một báng súng trường vào mặt thằng Mỹ, nó kêu la ầm ĩ, qụy xuống ôm mặt, nhưng nó chợt nhớ còn đang trước họng súng, nó đứng phắt dậy tay vẫn giơ cao khỏi đầu, nó khóc. Mặt nó sưng vù, máu miệng tràn xuống ngực làm tôi bớt giận phần nào.
Tôi quyết định đến lượt cô gái. Tôi không cảm thấy một chút tiếc thương nào. Tôi nói giọng gằn như khít chặt hai hàm răng:
-Lại đây.
Thấy thằng Mỹ bị đánh. Cô gái đang mặc quần áo run lập cập, mặt tái mét, đôi môi nhỏ xinh vô cùng ngả mầu khói tim tím, nói lắp bắp, giương đôi mắt não nùng nhìn tôi, hai bàn tay khum khum tròn ôm vào nhau hướng về phía tôi người cúi xuống, như đang cầu khẩn một vị thần:
-Em xin lỗi thầy, thầy tha cho em.
-Cô đâu có lỗi gì với tôi. Cô đẹp như một bông hồng. Người con trai nào nếu được nhìn thấy cũng đều mơ ước, cô không tạo tìm được việc làm nào khác sao? Mà phải ra nông nỗi này?
-Nhà em nghèo mãi tận Lộc-ninh, Đồng-xoài, xứ em đã bị bom đạn tan tác, nhà cửa bị san bình địa không hòn đá nào trên hòn đá nào, tất cả mọi người và gia đình em chạy loạn và rồi bị dồn dân trong trại tiếp cư ở chùa gần đây.... không kiếm được việc nào làm, buộc em phải kiếm sống phụ giúp cha mẹ già và một lũ em....tại chiến tranh đã đẩy em, mọi người ra nông nỗi này.
Tôi gật gù mắt hoa lên. Cơn nóng giận lên tột đỉnh vì những lời bào chữa.
Tôi ra lệnh cho bạn thu giấy tờ thằng Mỹ. Phần tôi, tôi nhìn cô gái thật kỹ để cố tin những gì vừa nói. Đây là hậu quả của chiến tranh. Hai bên dù chính hay tà đều phải nhận phần lỗi về mình và trả lời với dân tộc. Tôi nói nhỏ hơn với cô gái:
-Còn cô đưa giấy tờ....Cho người gọi cái anh chàng chở cô.
Một lát sau . Tôi đọc kỹ:
-Nguyễn-thị-ngọc-Hạnh, mười chín tuổi, cha Nguyễn-văn-Bắc, năm mươi tư , mẹ Võ-thị-Nam.
Đối diện với anh chàng ma-cô chở gái. Tôi hỏi trịch thượng:
-Giấy tờ...? Nhà mày ở đâu? Sao không lính tráng gì? Đây là khu quân sự mày biết không?
-Dạ biết, em ở Long thành, đang đi học.
-Đang đi học ?
Tôi nhìn quét thật nhanh. Cơn giận tràn lên, nhanh như một tia chớp, tôi dộng báng súng lên mu bàn chân nó, nó hét lên như bị thọc tiết, lăn lộn trên đất ôm lấy mu bàn chân sưng phồng to như chiếc bánh tiêu. Ý định của tôi cho nó về làm ruộng :
-Bỏ nghề đi nghe mày.
Cô gái thấy tiền đồ không sáng sủa, bám chặt lấy tôi van lậy. Bạn tôi cũng lên tiếng khuyên nhỏ:
-Thôi anh, vậy được rồi.
Bản năng thú vật trong tôi nó trổi dậy. Cơn uất tràn lên ngực làm tôi muốn ngưng thở. Tôi biết tôi sẽ bị trả giá sư việc này. Tôi nói như muốn nói vơí chính đứa em gái:
-Bây giờ mày có vĩnh viễn từ bỏ nghề này không?
Tôi biết rất rõ, dù đây không phải là phận sự. Phần việc của ngày hôm nay là bảo vệ khu vực cho khỏi bị tấn công, đặt mìn, giết Mỹ, chứ không phải chúng tôi được quyền xử lý tính chất xã hội. Vậy là tôi đã lạm dụng quyền hạn xâm phạm đời tư người khác, cố ý đả thương gây thương tích.
Không biết hư hay thực, cô gái trả lời:
-Dạ, dạ .. em bỏ.. xin tha cho em lần này. Em hứa, .. em hứa, hiện tại em không nơi sinh sống lại không thể về quê, em trốn bỏ nhà chưa được một tuần lễ, nếu không tin anh cứ đến trại tiếp cư, có cả gia đình em và ba mẹ em chưa biết em...
Có lẽ vì sợ quá, cô gái nói thành một chuỗi dài không kịp thở.
Làm sao tôi tin được trong một thoáng đời. Tôi hỏi, thật sự như một đứa em gái:
-Vậy thì tao đánh dấu lời nói ngày hôm nay được không?
Cô gái không hiểu ý tưởng khốn nạn của tôi, chằm chặp giương đôi mắt đẹp to nhìn thẳng, tôi thoáng thấy nét đau khổ thánh thiện của con sóc con, dại dột gật đầu. Tôi như con trâu điên. Một nháy mắt. Tôi dã man quật ngược báng súng từ phía dưới đi lên thật mạnh lọt hẳn vào giữa hai chân. Cô bụm chặt lòng ngồi bệt gục xuống, một vài giọt máu rơi trên đất.
Tôi lẩm bẩm vơí sự từng trải đời quá ít ỏi và thậm chí quá khắt khe, phiến diện hẹp hòi, tôi nghĩ đơn giản rằng ít ra thì cũng bỏ nghề nửa năm.
Tôi định đưa thằng Mỹ về phòng xử lý, nhưng lòng riêng tôi quá ân hận đã tàn nhẫn với cô gái. Từ lực trong đôi mắt cô gái lúc van xin vẫn lẩn quẩn trong óc. Lòng tôi rũ xuống. Bao nhiêu hung hăng chuyển hoá thành ăn năn. Tôi dồn hết căm giận, của sự nóng nẩy ngu muội sang thằng Mỹ. Tôi gọi một người đàn bà.
-Bà giúp tôi lục tất cả những gì cô bé có đưa cho tôi, xong đưa cô ta khuất trong lùm, băng bó giúp cho cô ấy dùm.
Tôi thoáng tin phần nào lời cô gái. Trên gương mặt còn thoáng nhiều nét e lệ.
- Thưa anh bị động, những đám kia rút trốn hết rồi.
Tiếng nói của bạn lôi tôi về thực tại.. Nhìn về phía trước.
Theo hướng tay người bạn, hàng chục xe chở gái chơi rần rật chạy ngoài đầu đường như bị ma đuổi. Tôi thấy đã sai lầm với công việc và sự non nớt của mình, tôi không tưởng nỗi một bầy buôn bán ê chề. Một khốn nạn của một quốc gia.
Tôi là một con én không làm nên mùa xuân, một con én đơn độc. Bùi ngùi dâng lên. Tôi cảm thấy dồn ứ nơi cằm, nơi ngực. Tôi cúi xuống tránh đôi mắt khi cô gái được người đàn bà dìu trở lại. Quay qua cám ơn người đàn bà, ra dấu cho người đàn bà và chàng thanh niên. Cô gái khóc.
-Xin tha cho em, em tìm việc khác làm ăn?
Bà già đi khỏi. Tôi nói với người thanh niên:
-Hôm nay tôi để chú về lần sau tôi gặp, tôi băm chú mày ra từng mảnh.
Người con trai rối rít cám ơn, khập khiễng nhưng cũng mừng rỡ ra mặt:
-Xin cám ơn anh, em về.
Lời cám ơn thật khó chịu. Lẽ ra không nên nói lời cám ơn này. Tôi nói với chàng trai:
-Nhưng còn tiền đưa hết cho cô này, tình nguyện không bắt buộc.
-Vâng, vâng.
Người thanh niên gật đầu đưa tiền xong mở hết bóp như xum xoe chứng minh, vội vàng nổ máy xe, gác cái chân đau lên trước rồi phóng đi gửi lại nụ cười tài nhăn nhó. Tôi hỏi và nhìn trân vào cô gái, ánh mắt có từ lực:
-Bây giờ cô hãy ráng giữ những lời gì cô vừa hứa? Và đi đi.
Tôi chờ người bạn giao thằng Mỹ cho MP xong trở lại. Chúng tôi đi sâu vào thánh địa, nơi mà cả bọn chấp nhận mua bán đã tháo chạy vì chúng tôi ngáo ngác lần đầu nhận việc.
Những đứa thanh niên chúng tôi chỉ là những nghệ sĩ nhạt mầu trong hỗn độn trơ tráo của cuộc sống đậm đặc vật chất, mang theo những mơ ước vá trời tưởng tượng rằng mình đã đủ sức khuynh loát ảnh hưởng, nhưng thực tế là những hời hợt bồng bột xung quanh một cuộc sống hoàn toàn vật chất, luôn tạo ra những âm vực quá lý tưởng, những tơ màu hồng xanh không chân thiết với sáng tối, lềnh bềnh dập dìu tạo sóng mơ màng, chưa can đảm ngồi yên nghe âm thanh thinh không rúc rỉa khớp gối, mắc mớ với những đong đưa cánh bóng dao động, phảng phất ngọn gió mạng không gian, rung rinh với thiên nhiên tự truyện, nào ngờ cuộc đời biến thiên tục tằn buôn bán đầy dẫy cả những sâu kín, nhân sinh quan trực nhật.
Hệ thống suy nghĩ thánh thiện của tôi đã lung lay. Tôi nghĩ về cô gái. Không lẽ mình lại tin một con đĩ mất rồi? Tôi không nghĩ mình nghĩ sai. Ở khoé mắt cô gái tôi thấy một cảm quan thật giữa người và người. Tôi thẩn thờ nghĩ về mẹ và những đứa em gái ở nhà, một vùng quê xa xôi, hằng ngày với những bữa cơm dưa mắm.
Tôi bừng tỉnh hẳn khi đi sâu thật sâu vào phía trong đám rừng cây. Một cảnh tượng thủa đầu đời đến nay mới gặp. Có thể dù bây giờ hay bao nhiêu năm qua đi nếu khi nào nhớ đến vẫn không bao giờ xóa mờ .
Ôi lạy chúa. Trên những cây chanh, cây xoài trụi lá của cánh vườn xưa kia mật ngọt, dưới những đám cỏ hôi bên cạnh đường đi, những lối mòn đầy những vết chân người, những đám lau hay bụi cỏ đuôi chồn, hầu như khắp nơi vất vưởng chi chít những bao cao su, ca pốt. Những cái đấy ném vất lên khắp cành thấp ngọn cao như điểm thật nhiều hoa mầu trắng. Thật khủng khiếp. Nó vừa cho ta một con số vượt tầm mức trí óc non nớt của tôi làm cho tôi hiểu thêm những nhu cầu cần thiết của con người.
Đảo một vòng cạnh những đứa bé gái khoảng mười ba mười bốn tuổi lăn lộn vấy bẩn thân mình trong hố rác để dành giựt thu nhặt. Tay trần giũ những chiếc bao cát bám những chất lỏng nhầy nhụa hôi hám, gấp gọn lại. Trong lòng chợt nẩy sinh những ý nghĩ không trong sạch nhưng chân thật. Khi những bé gái mai đây trở thành những thiếu nữ với hoàn cảnh tội nghiệp?
Tôi thông cảm cho cô gái.
Ngồi trên chiếc xe jeep. Tôi có ý định đuổi theo cô gái. Tôi sẽ đưa cô về trại tiếp cư, tôi sẽ gặp cha mẹ nàng và nhất định tìm giúp một công việc làm, để bù đắp lại những sai sót do nóng nảy của mình.
Tới gần trạm kiểm soát. Vẫn không thấy bóng dáng.
Chợt một người quân cảnh giơ tay chào quân kỷ:
-Trung sĩ Nguyễn-vũ-K...Số quân... bị bắt với tội danh: Cố ý đả thương gây thương tích.
Tôi không phản ứng lấy một chút, cũng không ngạc nhiên, điều này tôi biết trước sẽ phải đến nhưng mau lẹ hơn ngoài dự tưởng của mình.
Tôi thầm xin lỗi cô gái cộng chung với niềm nuối tiếc không xây dựng cho một người.
Đầu óc tôi lúng túng mãi với vườn xưa kia là quả ngon trái ngọt.
Dưới đất những dấu vết chân người len lỏi trao đổi thỏa mãn cần thiết.
Trên những cành xơ xác lá treo vất như những bông hoa trắng, như những mái đầu đầy trứng chấy phiền muộn.