Cái đêm ghê rợn trước khi các trò vui man rợ sắp diễn ra ở đấu trường trôi qua và cuối cùng người ta thấy loé lên tia sáng đầu tiên của một ngày mới. khí trời nặng nề và yên tĩnh, một đám sương mù tỏa khắp các đồi núi và thung lũng rộng lớn của xứ Campanie. Người đánh cá sửng sốt nhận thấy, dưới bãi cát yên tĩnh, són gbiển cuồng gâng dữ dội. trên lớp sương mù tỏa xuống rất thấp, người ta thấy lờ mờ những mái nhà lợp ngói đỏ, những cột trụ uy nghi của những ngôi đền, và những cổng thành của Viện Nguyên Lão và Khải Hoàn Môn. Xa xa, xung quanh những quả núi, hơi khí bốc lên, bao giờ trùm lấy chúng, pha lẫn với màu sắc luôn thay đổi của nền trời. Đám mây, từ lâu đã bao giờ phủ đỉnh Vésuve, bỗng tan đi và cái đỉnh cao chót vót và trần trụi của ngọn núi đó hình như mỉm cười cùng với cánh đồng xanh tươi trải rộng dưới chân nó.
Cổng thành đã mở, từ sớm tinh mơ. Từng đoàn xe ngựa phóng nhanh trên đường. Phố xá chật ních những người dân từ vùng ngoọai ô vội vàng tiến về sân đấu trường.
Đêm đó tên Ai Cập ngủ say hơn thường lệ, nhưng lúc gần sáng, một giấc mơ kinh khủng đã làm cho hắn chồm dậy bất thình lình, hắn hét lên một tiếng tức giận, đau đớn, tuyệt vong. Trán hắn đẫm mồ hôi, cả người hắn run lên. Nhưng rồi hắn tỉnh lại. Hắn đưa mắt nhìn xung quanh, rồi mỉm cười. Nhưng bất thình lình, khi cúi xuống, hắn nhận ra bộ mặt ma quái của mụ phù thuỷ núi Vésuve đang ở bên cạnh hắn.
- A! – Hắn hét lên, tay bịt mắt như không muốn nhìn thấy mụ ta. Hắn tự hỏi, ta vẫn còn mê ư? Phải chăng ta đang ở với người đã chết?
- Không thưa ngài Hermès cao cường, ngài đang đứng cạnh hình bóng của cái chết chứ không phải ở cạnh kẻ đã chết. Ngài có nhận ra người bạn, người đồ đệ của ngài không? Tôi đến để báo tin cho ngài.
- Báo tin cho ta? Về điều gi?
- Một mối tai hoạ lớn đang đe dọa thành phố. Ngài hãy trốn đi, trong khi hãy còn đủ thời gian. Ngài rõ là tôi vẫn còn ở trong hang núi đó, mà theo truyền thuyết, con sông lửa Phlégéthon chảy bên dưới nó. Trong hang của tôi có một vực thằm, và ít lâu nay tôi nhận thấy ở đó một dòng nước đỏ lòm đang từ từ trào lên. Tôi thuờng nghe thấy có những tiếng rít, tiếng gầm gừ gào thét trong bóng tối. Đêm qua tôi đến xem dòng nước đó, nó đỏ rực lên. Trong khi tôi mãi nhìn, con cáo cứ run rẩy bên cạnh tôi, nó rít lên khàn khàn rồi lăn quay ra chết, mõm sùi bọt. Tôi trở ra phía ngoài, nhưng suốt đêm tôi không nghe thấy gi. Tuy không khí nặng nề và tĩnh lặng, thế mà có cái gì chuyển động như tiếng xe cộ chạy ngầm dưới đất. Sáng hôm nay, tôi lại vào xem vực thẩm. Rất nhiều tảng đá đen nổi lềnh bềnh trên dòng suối lửa lúc này đỏ rực hơn đêm trước. Bấy giờ tôi ra ngoài và trèo lên đỉnh núi. Ở đó tôi thấy một khe đá rộng mà từ trước không có. Từ cái khe đó bốc lên một luồng khói đen và nhẹ. Khói đó rất độc có thể gây chết người. Tôi vội quay về hang, lấy hết tiền nong và bùa, rồi từ biệt nơi ở mà tôi đã sống bao nhiêu năm nay, vì tôi còn nhớ lời sấm truyền của Etrusques: “Khi ngọn núi lửa nứt ra, thành phố sẽ sụp đổ; khi khói đen bao giờ trùm lên cành đồng cháy xém, những đứa con của biển cả sẽ nhìn thấy nước mắt và đau khổ”. Ngài Hermès, trước khi rời những bức tường này đi xa tìm nơi ẩn náu, tôi tìm đến ngài. Tôi tin rằng trận động đất xảy ra cách đây sáu mươi năm lật nhào thành phố đến tận nền móng, đó là điềm báo hiệu một tai họa kinh khủng. Tường thành Pompéi đã xây trên đất đai của tử thần và ngay trên bờ địa ngục. ngài đã được báo tin rồi, xin ngài trốn ngay đi.
- Mụ phù thuỷ, ta cám ơn mụ! Ta không phải là kẻ vong ân. Trên cái bàn đó, có chiếc cốc vàng. Mụ hãy cầm lấy đi. Nó là của mụ. Những dấu hiệu mà mụ nhìn thấy trong lòng đất chắc chắn là sự báo hiệu một mối nguy hiểm ghê gớm, có thể là một trận động đất kinh khủng. Đó là một lý do nữa để ta rời bỏ thành phố này. Ngày mai ta sẽ đi khỏi Pompéi. Còn mụ, mụ tính đi về đâu?
- Hôm nay tôi sẽ đến Herculanum, và tôi sẽ tìm một chỗ ở dọc bờ biển. Tôi không còn bạn bè: Những con vật cưng của tôi đều đã chết. Ngài Hermès, ngài đã hứa sẽ ban cho tôi sống thêm hai chục năm nữa.
- Phải. – Tên Ai Cập nói. – Ta đã hứa với mụ như vậy. Nhưng, mụ cho ta biết, tại sao mụ lại còn muốn sống thêm nữa? Mụ còn mong ước gì ở cuộc đời này?
- Sống chẳng có gì êm đẹp, nhưng chết lại càng đáng sợ hơn.
Arbacès rùng mình về câu trả lời đó. Y không muốn tiếp mụ phù thuỷ nữa.
- Thôi giờ khai mạc đấu trường đã đến. – Hắn nói. – Ta còn phải sửa soạn để đi dự các trò vui. Vĩnh biệt mụ.
Đi dự trò vui ở đấu trường phải ăn mặc đẹp đó là tập quán chung. Arbacès ăn mặc chải chuốt hơn ngày thường. Ngày hôm đó, Glaucus sẽ bị giết, có nghĩa là hắn trừ khử được kẻ tình địch và không sợ âm mưu của hắn bị phát giác nữa, hắn phải ăn diện thật đẹp để mừng thắng lợi.
Những nhân vật cao quý mỗi khi ra đấu trường đều có lũ nô lệ đi theo. Bọn nô lệ của Arbacès cũng đã xúm quanhchiếc cáng của hắn.
- Callias. – Arbacès nói riêng với tên nô lệ. – Ta chán ngấy thành Pompéi rồi. Nếu thuận lợi, ba hôm nữa ta sẽ rời thành phố này. Ngươi biết chiếc thuyền của ông Narsès người Alexandrie đang đậu ngoài bến. Ta đã mua nó rồi. Ngày mai ngươi sẽ cho chuyển tải tất cả đồ đạc ở đây xuống chiếc thuyền đó.
- Vâng. Thế còn nàng Ione?
- Nàng sẽ đi theo ta. Sáng nay trời đẹp không nhỉ?
- Trời nặng nề khó chịu lắm. Chắc về trưa sẽ rất nóng.
- Khổ thân bọn đấu sĩ và bọn tội phạm. Ngươi xuống xem bọn nô lệ đã chuẩn bị xong chưa?
Còn lại một mình. Arbacès đi sang căn phòng rồi ra đứng ở cửa sổ. Hắn nhìn thấy những hàng người dài dằng dặc kéo về đấu trường. Hắn nghe tiếng reo hò vang dội. Chợt một tiếng động kỳ lạ vang lên bất thình lình trong bầu không khí rồi im ngay. Đó là tiếng gầm của con sư tử. Đám đông người im bặt nhưng một chuỗi cười vang lên tiếp theo sự im lặng đó. Họ thích thú trước sự hùng hổ của vị chúa sơn lâm bị bỏ đói.
- Lũ vật man rợ. – Arbacès khinh bỉ lẩm bẩm.
Rồi hắn lo ngại nhìn về phía ngọn núi Vésuve. Cây cối ở sườn núi lấp lánh dưới ánh mặt trời. Trong đám sương mù, đỉnh núi vẫn im lìm.
•
• •
Theo lời Sosie kể lại khi trở về, bức thư đã được trao tận tay Salluste, Nydia còn một hy vọng cuối cùng: chắc Salluste không để mất thời giờ, chắc ở sẽ đến quan toà trình bày mọi việc, người ta sẽ đến khám nhà tên Ai Cập; người ta sẽ giải thoát cho cô; người ta sẽ mở cửa cho Calénus và đến đêm Glaucus sẽ được tự do.
Than ôi! Đêm qua đi… trời đã sáng, cô vẫn chỉ nghe thấy những bước chân nhộn nhịp của bọn nô lệ đang chuẩn bị đi dự hội. thỉnh thoảng tiếng nói của Arbacès ra lệnh cho bọn chúng lại lọt vào tai cô. Dân chúng đã đổ xô đến đấu trường. Ai cũng muốn nhìn tận mắt cảnh chàng trai Athène bị hành hạ cho đến phút cuối cùng.
Đám rước Arbacès tiến đi uy nghiêm đến tận nơi mà những ai đi xe hay đi cáng đều phải xúông đi bộ. Arbacès đi về phía khán đài dành cho những nhân vật có danh giá được trọng vọng. Bọn nô lệ của hắn len vào trong đám đông, đứng giữa dân chúng. Từ chỗ ngồi, Arbacès đưa mắt quan sát đám người sốt ruột ngồi kín cả đấu trường rộng lớn.
Phụ nữ ngồi trên các bậc cao nhất của khán đài, ngăn cách với đàn ở . Đó là nơi ồn ào nhất.
Một hồi kèn trận vang lên báo hiệu các đấu sĩ ra mắt công chúng. Họ tiến vào võ trường, như một đám rước loè loẹt. Họ chậm rãi hãnh diện đi một vòng quanh võ trường để cho khán giả ngắm nghía hình dáng và vũ khí của họ và cũng để cho khán giả có thì giờ đặt cuộc với nhau.
- Ô! - Mụ goá Fulvie nói với mụ vợ lão Pansa trong khi cả hai đang cúi mình trên chiếc ghế cao. – Bà có thấy tên đấu sĩ to lớn đó không? Sao mà nó ăn mặc lạ lùng thế?
- Vâng! - Vợ lão Pansa trả lời, tỏ vẻ thành thạo, vì mụ biết hết tất cả tên tuổi lẫn tài năng của từng đô vật. – Bà ta nói tiếp. – Bà thấy đấy, nó chỉ dùng mỗi cái đinh ba và một cái áo lưới. Áo giáp thì không, chỉ có áo lót. Nó là đứa khoẻ mạnh. Nó phải đấu với Sporus, cái tên đấu sĩ to lớn mập mạp có cầm một cái mộc hình tròn và một thanh kiếm. Cả nó cũng vậy, không mặc giáp, bây giờ nó chưa đội mũ để cho bà nhìn rõ mặt nó. Trông nó gớm ghiếc không? Tí nữa, khi đấu nó sẽ đội mũ hạ tấm che mặt xuống.
- Nhưng một cái lưới với một cái đinh ba sao bằng được một cái mộc với một thanh kiếm?
- Như vậy chứng tỏ bà chưa hiểu gì cả. Bọn sử dụng đinh ba bao giờ cũng lợi thế hơn.
- Còn tên đấu sĩ cường tráng cởi trần trùng trục ấy là đứa nào thế?
- Đó là Lydon, một tên mới vào nghề, nó dám liều chọi với Tétraidès theo lối đấu bằng bao giờ tay sắt kiểu Hy Lạp. - Rồi mới dùng vũ khí.
- Chắc nhiều người đặt cuộc vào hắn.
- Bọn đánh cuộc có kinh nghiệm lại không suy nghĩ như vậy. Claudius đánh cuộc hắn sẽ thua với ba ăn một đấy.
- Thần Jupiter ơi, đẹp quá! - Mụ goá kêu lên khi nhìn thấy hai đấu sĩ vũ trang từ đầu đến chân, cưỡi trên những con ngựa dạo quanh võ trường. Chúng mang giáo, đeo mộc tròn có chạm trổ. Áo giáp làm bằng nẹp sắt che kín đùi và tay phải chiếc áo giáp ngằn rủ xuống tận yên ngựa, chân đến không, trừ đôi dép buộc chặt đến tận mắt cá.
- Ai đấy? - mụ goá hỏi.
- Một đứa tên là Berbix. Nó đã thắng mười hai trận rồi, còn tên kia là Nobilior. Cả hai đều là người xứ Gaule!
Thông lệ mở đầu bằng một cuộc đấu giả bằng kiếm gỗ giữa từng cặp đấu sĩ. Hai đấu sĩ La Mã được mời đến, đặc biệt làm cho mọi người chú ý về tài năng của họ. Rồi đến Lydon là đấu thủ tài hoa nhất. Cuộc đấu đó kéo dài không đầy một giờ và cũng không làm cho mọi người quan tâm, trừ những kẻ thành thạo võ nghệ đang bàn tán về các thế võ.
Khán giả vui mừng khi thấy cuộc đấu đó kết thúc. Các đấu sĩ lại xếp từng đôi như đã định trước. Vũ khí được kiểm tra lại. Các trò vui ghê rợn bắt đầu, mọi người im phăng phắc. lúc này tiếng nhạc binh đã nổi lên giục giã.
Thường thì bao giờ cũng bắt đầu bằng cuộc đấu dã man, nhất là cuộc đấu giữa người với thú dữ để làm lễ khai mạc. Nhưng trong dịp này, lão Pansa đã tỏ ra là người có kinh nghiệm, ông xét nên sắp xếp các cuộc đẫm máu theo một tiến trình và làm thế nào để tập trung sự chú ý của mọi người càn lúc càng thêm rùng rợn, vì vậy ông quyết định cho bọn đấu sĩ cưỡi ngựa đấu trước, rồi đến các đấu sĩ đấu bộ. Sau đó sẽ đến Glaucus và con sư tử. Cuối cùng con hổ và Olythus sẽ là màn kết thúc ngày hội đẫm máu.
Đối với các trò vui ở đấu trường Pompéi, nó không như những cuộc trổ tài tuyệt mỹ, những chuyện giết người hàng loạt mà Néron hay Caligoula tổ chức cho dân chúng ở kinh đô thưởng ngoạn. Trong các trò vui La Mã, bao giờ đấu sĩ lừng danh phải bỏ mạng, biết bao giờ thú dữ bị giết hại, vì thế ở các tỉnh kém quan trọng, các trò vui ít hơn, nhân đạo hơn. Pompéi như một La Mã thu nhỏ lại. Cảnh tượng trông kinh khủng ghê rợn. Trên đấu trường, chật ních mười mấy ngàn con người, họ không cần để ý tới cảnh bi thương sầu thảm, họ chỉ cần xem ai thắng ai bại.
Hai kỵ sĩ mỗi người đứng một đầu võ trường, Pansa ra lệnh, cả hai cùng lao vào nhau, như sắp đè nghiến nhau, mỗi người giơ chiếc khiêng tròn ra phía trước, tay lăm lăm chiếc giáo dài cứng chắc. Còn cách địch thủ ba bước, Berbix đột ngột ghìm ngựa dừng lại né sang bên, Berbix phóng luôn chiếc áo giáp vào địch. Chiếc khiên của Nobilior bỗng nâng lên một cách khéo léo, chặn ngay mũi giáo.
- Tài đấy, Nobilior! – Pansa vừa kêu lên vừa ra hiệu cho đám dân chúng cổ vũ.
- Đâm hay lắm, Berbix! – Claudius nói.
Mọi người hoan hô sôi nổi.
Cái khiên che mặt đã hạ xuống, nhưng đầu của đối thủ vẫn là mục tiêu chính. Nobilior lại trả đòn rất nhanh, đâm mũi giáo vào đầu Berbix. Berbix giơ khiên lên đỡ, nhưng đối thủ của hắn đã nhanh như chớp, đột ngột quay mũi giáo xuống, đâm vào giữa ngực. Berbix loạng choạng ngã lăn xuống.
- Nobilior! – Dân chúng la hét lên.
- Thế là mất mười đồng! – Claudius nghiến răng.
- Thế là xong. – Pansa lạnh lùng nói.
Đám khán giả chưa đến lúc nóng tiết, ra hiệu cho tha, nhưng những người phục vụ, khi lại gần, thấy chẳng cần thiết nữa. Berbix đã bị đâm trúng tim. Mắt hắn đã mãi mãi nhắm nghiền, máu hắn vọt ra làm cho cát và mạt cưa rải trên võ trường đen thẫm lại.
- Chán quá, sao cuộc đấu không kéo dài thêm chút nữa? - Mụ Fulvie nói. - thế mà cũng bắt mọi người phải xem.
- Đừng… Tôi chẳng thương tên Berbix chút nào. Tại sao nó lại không thấy tên Nobilior lừa miếng như vậy. Người ta rắc thêm cát vào võ trường. Pansa chỉ còn tiếc không có nhiều tiền để tung lên đấu trường như Borax, Cinebre, néron đã làm.
- Nếu trận đấu này kết thúc nhanh quá, thì sẽ có trận đấu khác tiếp ngay. Kìa, Lydon đang đi vào đấu trường với tên cầm lưới. Và bọn khác dùng gươn.
Lúc này trên võ truờng có ba trận đấu: Niger với chiếc lưới đứng dựng trước, Sporus với chiếc khiên và thanh đoản đao, Lydon và Tétraidès mỗi người mang một đội bao giờ tay Hy Lạp nặng nề, và hai đấu sĩ mang giáp sắt cùng chiếc khiên lớn và gươm nhọn.
Cuộc đấu giữa Lydon và Tétraidès kém phần khủng khiếp hơn các cuộc đấu kia. Bọn đấu sĩ, sau khi Lydon và Tétraidès tiến ra võ trường, lùi lại phía sau như đã cùng nhau thỏa thuận, xem cuộc đấu đó và chờ họ dùng đến vũ khí kinh khủng hơn trước khi đến lượt mình. Họ tì lên vũ khí, mắt chăm chăm nhìn vào cuộc đấu, tuy không đẫm máu và đủ sức thỏa mãn tính hiếu kỳ của dân chúng, nhưng cũng không kém phần sôi nổi và hào hứng.
Thoáng nhìn, hai đấu sĩ có vẻ không tương xứng. Tétraidès tuy không cao hơn Lydon nhưng to béo hơn. Đối với con mắt thường, cánh tay gân guốc của hắn càng có vẻ to lớn. Vì người ta cho rằng càng to béo càng lợi thế trong đấu bao tay nên từ lâu Tétraidès ra sức ăn cho béo đẩy. Vai hắn u lên, đùi, bắp chân to như cái cột và hơi vòng kiềng. Thân hắn xệ ra, tất cả làm cho cơ thể hắn trông đầy mãnh lực nhưng không thanh nhã. Lydon rắn chắc trông như có vẻ gầy, nhưng người rất cân đối. Những người thành thạo nhận thấy bắp thịt của chúng tuy nhỏ hơn của địch thủ nhưng lại rắn chắc, những đường dân nổi lên trông như cuộn chão. Và vì thon người, nên chàng có vẻ nhanh nhẹn hơn. Trên mặt chàng nở một nụ cười kiêu hãnh, trái hẳn với khuôn mặt thô lỗ, ngô nghê của đối thủ, làm cho ai thấy chàng đều tin tưởng và mến phục.
Ai đã từng được dự một trận đấu quyền Anh trong thời đại chúng ta, chắc đã hiểu những cú nốc ao kinh khủng mà quả đấm và sức mạnh của con người có thể gây ra, nhất là khi nó được sử dụng một cách công phù thủy và điêu luyện, đều có thể hình dung được các mức độ công phù thủy như thế nào khi các bao giờ tay được đính thêm một mảnh sắt, hay đôi khi, một thỏi chì. Nhưng đáng lẽ làm tăng thêm phần hào hứng của trận đấu như người ta tưởng, có lẽ nò còn làm giảm đi nữa. Vì lẽ đơn giản, trận đấu sẽ kết thúc quá nhanh. Vài cú đấm chính xác đủ để kết thúc và hạ gục đối thủ.
- Chú ý! – Tétraidès hét lên, tiến lại gần đối thủ. Lydon không lùi bước, đứng giữ thế thủ, đưa con mắt tinh nhanh nhìn Tétraidès với vẻ khinh bỉ. Tétraidès tung một quả đấm thật mạnh về phía trước như người thợ rèn đập búa lên chiếc đe. Lydon chùn thấp người xuống tránh, cú đấm lướt qua đầu chàng. đứng vụ lên, chàng phóng ngay quả đấm sắt vào giữa ngực địch thủ. Tétraidès lạng người đi. Dân chúng reo hò cỗ vũ.
- Hôm nay anh không gặp may rồi. – Lépidus nói với Claudius, vừa thua cuộc ván trước. – Anh sắp lại thua thêm ván nữa.
- Thần linh ơi! Nếu mà như vậy, tôi phải đem các đồ đồng của tôi đến nhà cầm đồ mất. Tôi đã đặt cuộc hơn trăm đồng vào Tétraidès. A! kìa nó đã trấn tĩnh lại, kìa, một cú hay… nó vừa đập vào vai Lydon. Hoan hô Tétraidès.
- Nhưng Lydon chẳng chút nao núng. Thần Pollux ơi, nó vẫn giữ tinh thần. Kìa, trông nó tránh rất khéo léo đôi tay như búa bổ, lúc ngã bề bên này, lúc nghiêng về bên kia. A! khổ thân Lydon chưa, nó lại bị cú nữa rồi.
- Ba đồng ăn một đây! – Claudius hét lên. - Thế nào, cuộc không Lépidus?
- Được. Ba đồng ăn chín. Sao! Lydon lại lấy thế… nó thở… thần thánh ơi, nó ngã rồi… nhưng không, nó vùng dậy được… Lydon dũng cảm! Tétraidès điên lên rồi… nó cười… nó lao vào chàng…
- Đồ ngu! Thắng lợi làm nó mù rồi… nó phải vẩn thận chứ… mắt Lydon như mắt cú kìa. – Claudius nghiến răng nói.
- A! Claudius, xem kìa, người của anh loạng choạng… lại một cú nữa… nó sắp ngã… nó ngã rồi…
- Nó sẽ hồi tỉnh lại… kìa nó đứng dậy được rồi, nhưng máu chảy đẫm cả mặt nó.
- Lydon thắng đến nơi rồi. Xem nó dồn địch thủ kìa… cái đòn trúng thái dương, đến con bò mà bị như vậy cũng phải lăn quay… nó áp đảo Tétraidès, Tétraidès lại ngã rồi… nó không động đậy nữa rồi. thua rồi! thua rồi!
- Thua rồi! – Pansa nhắc lại. – Đưa chúng vào, rồi cho chúng mặc giáp và vũ khí.
- Thưa ngài chủ toạ! - Bọn phục vụ đấu trường nói. – Chúng tôi sợ Tétraidès chưa kịp hồi sức lại.
Vài phút sau, bọn phục vụ đã khiêng tên đấu sĩ bị ngất đi, lại quay trở ra. họ cho rằng Tétraidès không đấu nổi nữa.
- Nếu như vậy. – Pansa nói. – Lydon sẽ thay tên đấu sĩ đầu tiên bị thua, để đấu với tên thắng trận.
Dân chúng hoan nghênh lời tuyên bố đó. Kèn trống lại nổi lên. Bốn đấu thủ lại chuẩn bị xuất trận.
- Anh có biết bọn La Mã không, anh Claudius? Đó là bọn đấu sĩ có tiếng tăm hay bọn đô vật bình thường?
- Eumolpus là một tay kiếm loại hai, anh Lépidus ạ, còn Nepimus, đứa nhỏ con trong hai đứa, tôi chưa thấy bao giờ cả. Nhưng nó là con của một người trong bọn đấu sĩ do Hoàng Đế nuôi. Nó cũng được huấn luyện khá đấy. Nhưng tôi chẳng còn tâm địa nào mà đánh cuộc nữa. Không bao giờ tôi lại kiếm được đủ số tiền mà tôi đã thua. Tôi bị khánh kiệt. Chỉ tại thằng Lydon thôi. Ai ngờ nó lại nhanh nhẹn và may mắn thế?
- Thôi, Claudius, trông anh mà tôi thương hại quá. Tôi nhận đánh cuộc với anh về hai tên La Mã.
- Nếu vậy tôi cuộc 10 đồng và lấy tên Eumolpus.
- Sao! Nepimus mới vào nghề, ai lại cuộc như vậy.
- Tám ăn mười vậy.
- Được, tôi nhận.
Trong khi cuộc đấu đã bắt đầu, trên cái bậc cao nhất của khán đài, có một khán giả đau xót theo dõi các cuộc đấu đó. Người ấy chính là lão Mèdon, cha Lydon, tuy kinh tởm cái cảnh tượng đó, cụ không thể bỏ không theo dõi trận đấu. Nó quyết định số phận của cụ. Ẩn mình trong đám người xa lạ của lớp cùng đinh, cụ cố gắng nhìn bóng dáng con trai mình. Không một tiếng kêu thoát khỏi miệng cụ khi cụ nhìn thấy Lydon hai lần quỵ xuống. Chỉ thấy gương mặt cụ trở nên tái hơn, môi cụ run lên. Nhưng cụ đã kêu lên sung sướng, khi con cụ chiến thắng, nhưng than ôi, cụ không rõ, chiến thắng đó chỉ là mờ ảo cho một trận đấu khủng khiếp hơn.
- Đứa con anh dũng của tôi! - Cụ nói rồi đưa tay run rẩy lau nước mắt.
- Con cụ đấy à? – Một người đúưng cạnh hỏi. – Anh ta đấu rất hay… tí nữa xem anh ta sẽ chống đỡ ra sao? Cụ có nghe thấy không? Anh ta sẽ đấu với kẻ thắng trận đầu tiên. Bây giờ cụ nên cầu kẻ thắng trận không phải là một trong hai tên La Mã, và cũng không phải là tên hộ pháp Niger.
Cụ già ngồi phịch xuống, tay ôm lấy đầu, cụ không quan tâm đến các trận đấu mới. Lydon không dự ở đó. Tuy vậy một ý nghĩ thoáng qua óc cụ. Các trận đấu này vẫn còn liên quan đến cụ. Kẻ thua trong trận này sẽ do Lydon thay thế? Nghĩ vậy, cụ rùng mình. Người gục suống, mắt mở to, bàn tay nắm chặt, cụ theo dõi các động tác của bọn đấu sĩ.
Niger và Sporus đứng cách nhau khá xa. Cái mũ lạ lùng mà Sporus đội, cái mạng che mặt đã hạ xuống. Niger vẫn để lộ mặt làm mọi người chú ý hơn. Sau khi thăm dò nhau một lúc, Sporus bắt đầu từ từ tiến lên, thận trọng, chĩa mũi gươm vào ngực kẻ địch. Niger lùi dần khi thấy địch thủ tiến lên, thu gọn cái lưới trong tay phải, con mắt tiếng hí, nảy lửa không bỏ qua một hành động nào của đối thủ. Bất thình lình, khi Sporus đã lọt vào tầm tay, Niger lao lên, tung chiếc lưới. Sporus né người nhanh như chớp, thoát khỏi cái bẫy ghê gớm. hắn hét lên một tiếng sung sướng và điên cuồng nhảy xổ vào Niger. Nhưng Niger đã kéo được chiếc lưới về, quàng lên vai, hắn chạy vòng quanh võ trường nhanh như ngựa phi làm, cho địch thủ của hắn cố đuổi mà không kịp.
Đám dân cũng cười vang, vỗ tay khi thấy tên đấu sĩ vai u thịt bắp cố bám theo tên đấu sĩ khổng lồ đang chạy phía trước.
Lúc này mọi người quay về phía hai đấu sĩ La Mã. Chúng đứng đồi diện nhau, thận trọng trước khi đấu nên chúng ta để cho khán giả có thỉ giờ xem trận đấu giữa Niger và Sporus.
Hai tên La Mã tấn công, thủ thế, tiến lên, lùi lại, chắc chắn, vững vàng. Nét đặc biệt của những kẻ giàu kinh nghiệm và ngang tài ngang sức. Eumolpus, tên đấu sĩ già dặn hơn, bằng một miếng võ rất khó trành, vừa làm cho Nepimus bị thương ở phía sườn đã làm cho dân chúng hò reo cổ vũ. Lépidus tái mặt.
- Ồ! – Claudius nói. – Coi như thế là xong. Bây giờ Eumolpus chỉ cần khéo léo thôi. Cứ để cho tên kia mất hết máu.
- Phải, nhưng nó có giảm nhuệ khí đi đâu. Xem nó dồn Nepimus kìa… thần Mars ơi! Nepimus đâm trúng nó rồi, cái mũ lại văng lên nữa đấy, Claudius tôi được cuộc rồi.
- Thật là dại, ta chỉ nên chơi xúc xắc thôi. – Claudius nghĩ. - Tại sao không bịp được trong việc đánh cuộc ở đấu trường?
- Hoan hô Sporus! Hoan hô Sporus! – Đàn ông hét lên khi thấy Niger dừng lại tung chiếc lưới một lần nữa nhưng không hiệu quả. Lần này nó không chạy trốn được nhanh như lần trước nữa và lưỡi gươm của Sporus đã đâm vào chân phải hắn một nhát khá mạnh. Không lẩn tránh được, hắn bị địch thủ tấn công tới tấp. Tuy vậy, nhờ có tay dài, người to lớn, hắn vẫn chống trả rất mãnh liệt. Chiếc đinh ba của hắn cứ nhắm vào trán địch thủ mà đâm làm cho Sporus phải lùi lại nhiều lần. Sporus bèn định dùng thế bất ngờ, hắn chạy vòng quanh Niger, nhanh như cắt, Niger vì đã bị thương nên xoay trở một cách khó nhọc để chống cự. Nhưng Sporus vì nôn nóng, đã tiến lại quá gần tên hộ pháp. Hắn giơ cây đoản đao lên định bổ xuống, thì chiếc đinh ba, ngay lúc đó xiên trúng giữa ngực hắn. Sporus quỵ xuống. Chiếc lưới tai họa cùng lúc chụp xuống. Hắn cố gỡ để thoát khỏi chiếc lưới, nhưng vô ích. Chiếc đinh ba tới tấp đổ xuống. Máu hắn chảy ra như suối làm đỏ lòm cả cái lưới và lớp cát. Hắn khoanh tay xin chịu thua. Niger đắc thắng kéo lưới về, chống cây đinh ba, đưa mắt nhìn khán giả chờ đợi. Tên đấu sĩ bị thua, đảo lộn con mắt nhìn lên khán đài. Khán giả nhìn hắn không chút xót thương.
Tiếng hoan hô đó đã chấm dứt. cả đấu trường im lặng. Không một chút tình cảm, không một bàn tay phụ nữ ra hiệu, tỏ vẻ thương xót. Trên võ trường Sporus không được ai ưa. Máu như có ma lực đã làm dân chúng nóng tiết lên. họ muốn phải có máu chảy, phải có chết chóc. Tên đấu sĩ hiểu số phận hắn đã được quyết định. Không tiếng thở dài, không lời van xin. Dân chúng ra hiệu xử tử. Sporus nhẫn nhục, đau đớn và can trường đưa đầu ra để nhận cái chết. Nhưng vì chiếc đinh ba không phải là một vũ khí thuận tiện để kết thúc số phận của hắn và nhanh như chớp, một bóng người ghê rợn vung chiếc dao ngắn sắc bén, bước ra, mặt che kín, từng bước chân thong thả, uy nghi. Tên đao phủ rùng rợn đó lại gần đấu sĩ, tay trái nắm tóc nạn nhân, tay phải kề lưỡi dao lạnh lẽo vào cổ, rồi đưa mắt nhìn khán giả như hỏi một lần cuối cùng, không một tiếng nói, không một cử chỉ phản đối, chiếc đoản đao vung lên lấp loáng, đầu tên đấu sĩ rơi ra, lăn trên cát, thân thể co quắp lại rồi im lìm. Xác hắn được lôi qua cửa tử rồi bị vứt vào hố. Trận đấu giữa hai đấu sĩ kia cũng đã kết thúc, lưỡi kiếm của Eumolpus đã gây một vết tử thương cho tên đối thủ kém kinh nghiệm hơn hắn. Một nạn nhân nữa lại vào lò sát sinh, cái hố xác lại thêm một mạng người nữa.
Tiếng hoan hô nổi lên! Dân chúng bằng lòng khoái chí. Sự thỏa mãn của họ tựa một làn nước thơm phun ra như mưa bụi để giải nhiệt cho khán giả đang ốn ào bàn tán. Eumolpus lột bỏ chiếc mũ, lau trán, bộ tóc xoăn, bộ râu ngắn, nét mặt La Mã, đôi mắt đen láy làm cho mọi người khen ngợi. Hắn vẫn bình thản, không bị một vết thương. Hình như hắn cũng không mỏi mệt.
Viên chủ toạ tuyên bố, vì Niger bị thương không dự đấu được nữa. Lydon sẽ thay Nepimus vừa bị giết chết, để đấu với Eumolpus.
- Tuy vậy, - Ông nói tiếp. – Lydon, nếu ngươi không muốn đấu với một người can trường và giàu kinh nghiệm như vậy, ngươi vẫn có quyền từ chối! Vì Eumolpus không phải là đấu thủ dự định cho ngươi, chắc ngươi biết hơn ai hết, ngươi có đủ sức lực đấu với nó nữa không. Nếu ngươi bị bại trận, cũng không phải là không vinh quang. Nếu ngươi thắng, ta sẽ lấy tiền của ta thưởng cho ngươi gấp đôi số tiền được trao giải.
Dân chúng hoan hô ầm ầm. Lydon đang đứng trong võ trường. Chàng đưa mắt nhìn xung quanh và nhận ra nơi cái bậc cao, người cha già mặt tái nhợt, mắt nhìn chàng chăm chăm. Chàng lưỡng lự một lúc. Tiền thưởng cho trận thắng vừa rồi chưa đủ để chàng chuộc lại tự do cho cha. Chàng có đủ số tiền mà chàng cần, cha chàng hãy còn bị nô lệ.
- Bốn ăn một. – Claudius nói với Lépidus.
- Một ăn hai mươi tôi cũng không cuộc, Eumolpus như là Achille còn Lydon thì mới tập sự.
Bấy giờ cả hai, áo giáp đã mặc xong, kiếm đã rút khỏi vỏ, mạng che mặt đã hạ xuống. Đó là hai đấu thủ cuối cùng trước khi tội nhân phải nộp mình cho thú dữ. Cả hai đang tiến lại.
Ngay lúc đó, một người hầu đưa một bức thư cho quan toà. Ông mở ra, đưa mắt nhìn qua, nét mặt ở lộ vẻ sửng sốt và bối rối. Ông vừa đọc lá thư vừa lẩm bẩm.
- Sao lại như vậy? Cái lão này lại say rượu bí tỉ mới viết những điều điên rồ thế này.
Ông bỏ cái thư sang bên cạnh, ngồi ngay ngắn lại để xem trận đấu mới.
Dân chúng chăm chú nhìn Eumolpus người mà mới đầu được mọi người mến phục nhưng tính can trường của Lydon và vì danh dự cho Pompéi đã khiến Lydon chiếm được cảm tình của tất cả mọi người.
- Thế nào cụ? – Người đứng cạnh Médon nói với người chàng khốn khổ. – Con trai cụ lại nhận đấu. Nhưng cụ đừng lo ngại, ngài chủ toạ sẽ không cho phép đối thủ của chàng giết chàng đấu, dân chúng cũng vậy. Anh ta thật xứng đáng là con người cương nghị. A, đòn vừa rồi hay qua. Thần Pollux ơi! Trả đòn, Lydon! Họ dừng lại để thở. Cụ lẩm bẩm cái gì thế?
- Tôi cầu nguyện. – Médon trả lời, giọng bình tĩnh hơn, chứng tỏ đã yên tâm.
- Cầu kinh… chuyện vớ vẩn. Bây giờ có phải thời đại mà thần linh đưa người ta lên trời nữa đâu. A! Thần Jupiter! Vừa rồi mới ghê gớm chứ. Lydon … đề phòng bên cạnh.
Dân chúng rùng mình sợ hãi. Một nhát kiếm rùng rợn của Eumolpus bổ lên đầu Lydon làm chàng quỵ xuống.
- Thế là đi đời! – Tiếng một phụ nữ hét lên. Chính là tiếng của cô gái đã ước được xem tội nhân nộp cho thú dữ.
- Im! - Mụ Pansa nói như ra lệnh. – Nó chưa bị thương.
Trong lúc đó, Lydon vẫn bình tĩnh chống cự lại một cách nhanh nhẹn. Nhưng chàng đã bắt đầu phải lùi dần trước sự tấn công quyết liệt của tên đấu sĩ La Mã giàu kinh nghiệm.
Tay chàng đã mỏi, mắt chàng đã hoa, hơi thở nặng nhọc. Hai địch thủ dừng lại một lúc để thở
- Lydon. – Eumolpus khẽ nói. – Hãy nhường đi, ta sẽ làm cho người bị thương nhẹ thôi, ngươi sẽ hạ tay xuống, ngươi đã gây được cảm tình của ngài chủ toạ và dân chúng; nguơi sẽ thoát khỏi cái chết không chút nhục nhã.
- Và cha tôi vẫn là nô lệ? – Lydon nói. – Không! Hoặc chết hoặc cha tôi tự do!
Nghĩ đến đó và biết được rằng sức lực của mình không sao bằng được tên La Mã, và chàng chỉ còn trông mong vào sức lực bất ngờ như một phép lạ để chiến thắng. Lydon lao vào Eumolpus. Tên La Mã đỡ ngay được. Lydon thử xông vào lần nữa. Eumolpus né sang một bên, lưỡi gươm sạt qua chiếc giáp. Ngực Lydon bị hở, Eumolpus đâm luôn, tuy không có ý định gây một đòn tử thương. Lydon rã rời, cạn sức ngã ngay vào mũi gươm của địch thủ và bị xuyên suốt người. Eumolpus vội rút kiếm lại. Lydon loạng choạng cố đứng lên, thanh kiếm rời khỏi tay chàng. Viên chủ tọa cùng công chúng đồng loạt ra hiệu khoan thứ. Bọn phục vụ đấu trường xúm lại. Họ lột cái mũ của kẻ chiến bại ra. Lydon vẫn còn thở, đôi mắt dữ tợn nhìn chằm chằm vào kẻ thù. Sự man rợ do cái nghề nghiệp đó sinh ra, in trên nét mặt chàng mà bóng ma của tử thần đã làm nó xuất hiện. Thở dốc, cố ngóc dậy, Lydon đưa mắt về phía khán đài. Trước khi ngất đi, chàng vẫn kịp nhận thấy một bộ mặt tái ngắt, đau khổ. Giữa tiếng cổ vũ hoan hô của đám cùng đinh, người ta chỉ nghe thấy tiếng kêu tuyệt vọng của một trái tim nát tan. Mặt chàng trông dịu lại. Tứ chi cứng đờ, chàng lăn ra đất.
- Cho người chăm sóc nó. Nó đã làm tròn bổn phận! – Viên chủ tọa nói.
- Thật là một điển hình về lòng dũng cảm. – Arbacès lẩm bẩm, đưa con mắt khinh bỉ khắp đấu trường.
Mọi người gặp cặp mắt của hắn đều bị xúc động.
- Cho sư tử và Glaucus vào võ trường. – Pansa ra lệnh.
Im như tờ, khủng khiếp cao độ lan ra ngay khắp đấu trường. Mọi người như nín thở để chờ đợi.
Đã ba lần Salluste thức dậy trong giấc ngủ và ba lần đó, ông nhớ người bạn thân của mình phải chết, ông thở dài sườn sượt, cố úp mặt và ngủ cho quên đi. Trong đời mình, Salluste cố tránh mọi khổ đau, và khi không thể nào tránh được thì cố tìm cách lãng quên.
Cuối cùng, không sao nhãng quên điều đau khổ đó được, Salluste nhổm dậy và thấy người hầu cận đang ngồi bên cạnh như thường lệ. Vì Salluste thích những vần thơ hay nên thường mỗi sáng, trước khi trở dậy, ông bắt người hầu đọc thơ cho mình nghe.
- Hôm nay không đọc sách và cũng không đọc thơ của Tibulle. Đấu trường đã khai mạc chưa? Các cuộc đấu bắt dầu chưa?
- Từ lâu rồi, ông không nghe tiếng kèn và tiếng dân chúng xôn xao ở đấu trường ư?
- Có, nhưng thề có thần linh, ta mệt quá. Rồi ông lại hỏi tiếp:
- Chắc bọn đấu sĩ đã đấu với nhau từ lâu. Không đứa gia nhân nào của ta đi dự xem chứ?
- Không ạ. lệnh của ông rất nghiêm.
- Tốt. Sao cho ngày hôm nay chóng qua đi! Thư của ai để trên bàn kia?
- À! Người ta mang thư đó cho ông ngày hôm qua.
- Lúc ta đang quá say chứ gì, nên không đọc lá thư đó được. Chẳng sao, chắc nó cũng không quan trọng.
- Ông Salluste, tôi bóc thư đó ra nhé?
- Mở ra xem! Khổ thân cho Glaucus!
Người hầu cận mở bức thư.
- Sao! Lá thứ viết bằng tiếng Hy Lạp… - Người hầu nói, chắc là của một phu nhân có học thức.
Người hầu đọc lá thư, và phải mất nhiều thời gian mới xem nổi các dòng nghệch ngoạc do cô gái mù viết. Bỗng mặt người hầu lộ rõ xúc động và sửng sốt.
- Thần linh ơi, ông Salluste, sao chúng ta lại không xem ngay bức thư này từ đêm qua? Ông nghe tôi đọc:
“Nô lệ Nydia kính gởi ông Salluste, bạn thân của ông Glaucus. Tôi đang bị giam trong nhà của Arbacès. Ông đi tìm ngay ông quan toà để giải phóng tôi và chúng ta sẽ cứu được Glaucus khỏi bị nộp mình cho sư tử. Trong căn nhà này còn có một tù nhân khác. Hắn sẽ đứng ra làm chứng để minh oan cho chàng trai Athène. Một người đã trông thấy vụ mưu sát, một người có thể chứng minh thủ phạm là một tên khốn nạn mà không ngờ tới từ trước đến nay. Ông nhanh chân lên. Ông đưa theo nhiều người có vũ trang vì tôi sợ chúng sẽ chống cự lại… thêm một thợ khoá giỏi nữa vì căn phòng giam người đó khó phá cửa lắm. ông đừng để mất thì giờ”.
- Thần Jupiter ơi! – Salluste kêu lên nhảy bổ từ trên giường xuống đất. – Vào giờ này, vào phút này có thể Glaucus bị chết rồi. Làm thế nảo bây giờ? Ta đến nhà quan toà ngay.
- Đừng. Quan toà và cả ông Pansa nữa, là những người hùa về phía đám cùng đinh. Bọn cùng đinh thì không múôn phải chờ đợi. Với lại nếu biết tin này, tên Ai Cập sẽ đề phòng, chắc có điều gì bí ẩn trong việc này. Chúng ta phải hành động cách khác. May mà gia nhân của chúng ta đều ở nhà cả.
- Ta hiểu ý ngươi rồi. – Salluste ngắt lời. – Cho gia nhân của ta vũ trang ngay. Phố xá đều vắng vẻ. Tự bản thân của chúng ta phải đến nhà Arbacès để giải phóng các tù nhân. Này Dave, ngươi đưa mảnh giấy này cho quan toà ngay. Yêu cầu ông hãy tạm hoãn vụ hành hình Glaucus, chỉ trong vòng một giờ thôi.