Sân khấu của gánh hát nhà họ Vạn dựng ngay trên khoảnh đất vuông vắn, rộng gấp đôi diện tích của gánh hát nhà họ Thạch. Xung quanh sân khấu treo đầy lĩnh the gấm đoạn, giữa sân khấu dựng một cái biển to, bên trên là hàng chữ lớn Vạn Gia Ban. Bên cạnh sân khấu còn có một tấm biển đề “Song kiếm tiểu hiệp Vạn Niên Thanh xin hầu giáo tại chỗ”. Bên cạnh hàng chữ lớn này còn có hai hàng chữ nhỏ ghi rõ: “Bất kể nam phụ lão ấu, nếu ai thắng được Song Kiếm tiểu hiệp Vạn Niên Thanh sẽ được thưởng hai mươi lạng bạc”.
Hai mươi lạng bạc đâu phải là nhỏ, số tiền ấy đủ để mua đất lập nghiệp. Cái gánh hát Vạn gia này thanh thế có vẻ không nhỏ, nghiễm nhiên dám bày trò chơi trội. Loán cái người xem ùn ùn kéo đến kín đặc cả đường, gánh hát Vạn gia lại thuê cả mấy tay trống chiêng, tiến gõ om sòm rộn rã, càng níu chân người đi đường đứng lại xem. Bởi vậy sân khấu của gánh hát Vạn gia mới dựng được ngày đầu, thì sân diễn của họ đã chật ních, còn bãi diễn trước cửa chùa Phổ Độ thì chỉ có vài ba chú mèo con lảng vảng.
Thạch Lựu đùng đùng nổi giận, sau bữa cơm trưa liền trương ngay lên sân khấu tờ cáo thị “Nghỉ một ngày”. Nàng cùng ba anh xông thẳng đến chỗ gánh hát Vạn gia. Ông Thạch Quang Tổ đã đến đấy từ trước, lẫn trong đám người xem, chỉ lẳng lặng đứng nhìn. Thạch Lựu chui vào giữa đám đông, ngước mắt nhìn lên sân khấu và bất giác giật mình kêu lên một tiếng:
- Hoá ra là anh ta.
Trên sân khấu, một chàng trai đang cầm kiếm đấu với một ông già. Rõ ràng vì tham hai mươi lạng bạc thưởng, ông già mới nhẩy lên sân khấu ứng chiến, nhìn kiếm pháp thấy ngay ông mới học được vài ba đường, người trong nghề chỉ cần liếc qua cũng biết còn lâu ông mới là đối thủ của chàng trai kia. Sở dĩ chàng trai chưa đánh bại ngay, chẳng qua vì muốn kéo dài thời gian cho ông già đỡ mất thể diện, và để khán giả xem cho sướng mắt mà thôi. Người làm cho Thạch Lựu giật mình thốt lên không phải là ông già mà là anh chàng có tên Vạn Niên Thanh kia.
Hóa ra Vạn Niên Thanh chính là chàng trai đứng xem ba ngày liền ở góc đông bắc sân diễn. Thoạt đầu, anh ta tỏ ra hào phóng, không giống kẻ giang hồ mà giống những đại công tử. Lúc này, chàng ta nai nịt gọn gàng, từ đầu đến chân là một màu xanh lục: áo màu lục, quần màu lục, thắt lưng cũng màu lục nhạt. Tay cầm hai thanh trường kiếm, cùng một loại với hai thanh của Thạch Lựu, dáng điệu ung dung, nhà nhã. Ông già múa may loạn xạ, mồ hôi đầm đìa lưng áo. Sau đó, qua mấy đường chém đỡ, Vạn Niên Thanh cảm thấy thời cơ đã đến liền vặn tay một cái, mũi kiếm sượt qua bên thắt lưng ông già, cái khăn buộc lưng của ông rơi tọt ngay xuống. Ông già nhẩy ra khỏi vòng tròn gặp người cúi chào Vạn Niên Thanh, mặt đầy bẽn lẽn. Vạn Niên Thanh thu kiếm, chàng cũng cúi ngưòi hào lại, mặt mày rạng rở, nhưng không đỏ mà cũng không thở hổn hển. Sau khi ông già rời khỏi sân khấu, chàng nắm hai tay đứng tại chổ, lưng cao và thẳng, hai hàng lông mày như hai lưỡi kiếm, hai mắt long lanh như hai ngôi sao, thần thái hào sảng, phong độ khác thường.
- Còn vị nào bằng lòng lên đây chỉ giáo tại hạ vài chiêu không?
Thạch Lựu đặt tay lên chuôi trườn kiếm gài trong áo khoác, đang định nhẩy lên sân khấu thì bị kéo ngay lại. Nàng quay đầu nhìn, hoá ra anh ba Thạch Báo.
- Em khoan hãy lên, chờ xem mấy đường nữa đã, người ta nghiên cứu kiếm pháp của em ba ngày liền cơ mà! Anh không nói chơi đâu, Thạch Lựu, không biết anh chàng này lai lịch thế nào mà như cố ý chọc tức chúng ta ấy. Em mặc mầu đỏ, anh ta mặc mầu lục, em tên là Thạch Lựu, anh ta tên Vạn Niên Thanh, em múa kiếm, anh ta cũng múa kiếm. Chỉ sợ anh ta cố ý nhử em lên đấu thôi.
Thạch Hổ tiếp lời ngay:
- Vả lại, em nhìn kỹ kiếm pháp của anh ta mà xem, rất giống kiếm pháp của nhà mình.
- Mặc anh ta nhử hay không nhử, - Thạch Lựu chau mày, nghiến răng nghiến lợi, nói. – Hôm nay em không đấu với anh ta không được. Em không tin là em thua anh tạ Nếu không làm cho anh ta bái phục, thì sau này sống kiếp giang hồ, em sẽ không đặt chân lên các bến cảng nữa.
- Đừng có to tiếng. - Thạch Long hầm hầm mắng. - Bố đã nói rồi, Lai giả bất thiện, thiện giả bất lai, đường kiếm của anh chàng này quả có lạ đấy.
- Anh cả, đừng đề cao người ta và hạ thấp uy phong nhà mình. - Thạch Lựu tức tối quát to và lại muốn nhẩy lên sân khấu. Nhưng lúc này một ông trung niên đã lên trước mất rồi. Nàng đành nín nhịn đứng xem. Người trung niên này giỏi hơn ông già lúc nãy nhiều. Trận đấu bắt đầu được một lúc đã đạt tới cao trào, anh chàng Vạn Niên Thanh mấy lần suýt bị đối thủ đánh cho bị thương. Người xem hò reo tiêp1 sức, cả sân diễn nồng nhiệt hẳn lên. Thạch Lựu tặc lưỡi lẩm bẩm:
- anh chàng Vạn Niên Thanh này giỏi vờ vĩnh thật, trông kìa, anh ta cứ như trêu chọc người ta để làm trò cười ấy. Ba ông trung niên cỡ này cũng không làm gì được hắn ta.
- Em cũng thấy thế à? - Thạch Báo nói luôn. - Nếu em muốn lên đấu thì phai? cẩn thận đấy! Bố đã dạy em bài liên hoàn kiếm, lúc cần, thì cứ giở đường kiếm hiểm ấy ra.
- Bố dặn bài Liên hoàn kiếm là để phòng thân, không phải để biểu diễn. Bố đã bắt anh thề không bao giờ đưa nó ra trên sân khấu.
- Đến lúc cần thiết mà cũng phải đắn đo thế kia à?
- Không cần dùng tới bài Liên hoàn kiếm đó, em cũng có thể đánh bại anh ta, anh tin không?
- Cứ phải đợi xem sao đã!
Mấy anh em rì rầm trò chuyện với nhau, trong khi đó cục diện trên sân khấu đã thay đổi hẳn, ông trung niên không chống đỡ nổi nữa, đã chịu thuạ Vạn Niên Thanh chắp tay vái khán giả, cất giọng trong trẻo:
- Mời các vị nghỉ một lát rồi tiểu sinh lại xin hầu giáo.
Nói xong, anh ta rời sân khấu, đồng thời xuất hiện bóng dáng một cô gái mặt áo ngoài mầu phấn hồng, áo trong bằng đoạn trắng, váy hoa mầu hồ thuỷ; hoá ra đấy là nàng thiếu nữ mặc y phục mầu ngó sen hôm quạ Cô ta đứng giữa sân khấu cười tươi tắn, mặt hoa da phấn, trông càng thanh tú lộng lẫy. Cô cúi chào duyên dáng rồi cất giọng mềm mại:
- Nô gia là Ngân Cô, tuy cũng biết chút ít quyền kiế, nhưng không đáng kể, không dám hiến dâng các vị, Ngân Cô chỉ xin hát hầu các vị vài bài cho đỡ buồn, và cũng để làm dịu bớt sự căng thẳng của đường dao mũi kiếm.
Thạch Báo khẽ thốt lên:
- Ăn nói cũng khá đấy chứ!
Thạch Lựu hầm hầm trợn mắt nhìn anh, không nói gì.
Một môn đệ đẩy cái ghế ra sân khấu, rồi một người khác bê ra một cây đàn, thế là Ngân Cô ngồi xuống ghế bắt đầu biểu diễn. Tiếng đàn réo rắt dồn dập như thác reo suối chảy với một nhịp điệu hào sảng, với nhửng âm thanh trong vắt. Qua đoạn dạo đầu, Ngân Cô bắt đầu vừa đàn vừa hát, thanh điệu không mượt mà uỷ mị như các ca nữ cùng thời mà là khảng khái bi hùng:
Đủ sức vật ngã trâu
Dương Châu lòng vương vấn
Không nhà, dân lành phẫn chí
Chọc họng, hùng anh hết cả cười.
Lúc nhỏ nhà giầu quen uống rượu
Lớn lên sương khói chẳng vương sầu
Trước cửa tán hoè đuổi thu đi.
Qua một khúc nhạc dạo nữa, Ngân Cô lại hát:
Mây gió phong sương đều nếm trải
Hiền nhân rong ruổi tốn ngàn vàng
Võ nghệ bao đường đều biết ca?
Ngô Sở tung hoành há sợ chăng
Quan trường nửa đoạn màng chi nhi?
Tiếng bấc tiếng chì chỉ rát tai
Bực mình trăm nỗi sao đành chịu
Tức khí từ quan cố hương lai
Lại một đoạn nhạc dạo, càng về cuối lời lẽ bài ca càng hào sảng:
Tỉnh cảnh này nếu truy gốc rễ
Hận trời xa khéo đổ rượu nồng
Khi lá rụng mới biết thu vừa đến
Sợ mưa sa ầm ập đổ xuống đầu
Mấy năm trời ngựa phi không nghi?
Luận tri tâm hào kiệt đối sầu
Gặp tri âm anh hùng giải sầu.
Nghe đến đây, Thạch Báo bất giác trầm trồ:
- Câu “Luận tri tâm hào kiệt đối sầu, gặp tri âm anh hùng giải sầu” thật là tuyệt! Tuyệt lắm!
Thạch Lựu lại trợn mắt nhìn anh:
- Anh ba, nếu anh còn khen nữa, em cho là anh đã bỏ gánh hát nhà họ Thạch chúng ta để nhập vào gánh hát nhà họ Vạn đấy.
- Nói gì lạ thế! - Thạch Báo cụt hứng sầm mặt lại. – Em đừng làm ra vẻ nhỏ nhen thế, sống giữa đám nam nhi cũng phải có khí khái của người anh hùng chứ. Bất kể họ có đối địch với mình không, hay thì phải khen hay, dở thì phải chê dở, ăn nói phải có lương tâm chứ!
- Thôi, thôi, anh đúng, anh đúng. - Thạch Lựu nói liền một mạch. - Người ta nói một, anh nói lại mười trong mấy người anh, anh là người lắm lời nhất. Thạch Báo nhìn em gái, không nhịn được cười.
- Kìa, em. Nhờ mấy ông anh mà em mới lớn được chừng này đấy.
Thạch Lựu bĩu môi, nhưng không cãi nữa. Trên sân khấu Ngân Cô đã hát hết bài và đã rút vào hậu trường giữa tiếng vỗ tay của người xem. Một hồi chiêng trống inh ỏi cất lên, Vạn Niên Thanh lại lên sân khấu, hai tay nắm vào nhau, cất giọng vang trầm:
- Các vị nghe Ngân Cô hát, tiểu sinh lại xin ra hầu giáo, mời các vị anh hùng hào kiệt trong thiên hạ lên thử một phen. Tiểu sinh Vạn Niên Thanh này lưu lạc các chống iang hồ, biết rõ thiên địa bao la, đã từng đọ sức với nhiều hảo hán, thậm chí những anh hùng nữ phụ, không chịu thua kém bậc mày râu, đời này, thực tâm thỉnh giáo, mong các vị đừng tiếc công chỉ giáo dùm cho.
Thạch Lựu lại giậm chân tức tối nói ngay:
- Thế này thì có khác gì khiêu khích ta!
Cởi áo khoác, vứt cho Thạch Báo, nàng ấnt ay vào thanh trường kiếm gài ở thắt lưng, đang định lao lên thì bị một giọng nói sắc lạnh phía sau gọi giật:
- Thạch Lựu, đứng lại!
Nàng bất ngờ đứng sững và quay mặt nhìn lại, hoá ra là cha nàng. Ông Thạch Quang Tổ không biết đến đứng sau nàng lúc nào, vẻ mặt nghiêm trang song vẫn hiền dịu như mọi ngày. Nhìn Thạch Lựu, ông lắc đầu bảo:
- Hay nhất con chớ có lên đấy.
- Kìa bố! - Thạch Lựu bồn chồn nôn nóng. - người ta chỉ không gọi đích danh chon thôi! Bố định để cho giới giang hồ chê cười con suốt đời hay sao?
- Vậy con lên đi. – Ông Thạch Quang Tổ hất đầu một cái, giọng đầy quyết tâm. – Nhưng hãy nghe bố nói, thắng bại vẫn là lẻ thường trong binh nghiệp, thắng không được kiêu, bại không nên nản. Con bại bố không trách. Nhưng con nhất quyết không được giở bài Liên hoàn kiếm ra đấy nhé!
- Bố! - Thạch Lựu bực bội. – Hình như bố và các anh đầu thấy con có thể đánh bại đưọc anh chàng ấy, sao còn cho anh ta là tay lợi hại? Bố chờ xem sẽ biết!
Chưa dứt lời, nàng tung người nhẩy thẳng lên sân khấu. Người xem chỉ thấy một quầng đỏ nhẹ nhàng đáp xuống, rồi tiếp đó là hai luồng kiếm sáng loáng loé lên và một cô gái đỏ rực như lửa tay cầm đôi trường kiếm đứng trước Vạn Niên Thanh, quát lớn:
- Thạch Lựu có mặt!
Không cần giữ lễ, không làmvẻ khiêm nhường, Thạch Lựu xuất hiện với tư thế hùng dũng và đằng đằng sát khí. Đa phần khán giả đã xem Thạch Lựu biểu diễn mấy hôm trước, lúc này đều reo mừng ầm ĩ. Thạch Lựu đấu với Vạn Niên Thanh, chuyến này chắc chắn phải đặc sắc lắm, cả bãi diễn ồn ào tiếng gào thét. Lúc này, Vạn Niên Thanh mới chú ý nhìn kỹ Thạch Lựu, mày nhướn cao, mắt mở to, má phồng lên, răng nghiến chặt, tuy mặt đầy tức khí nhưng vẫn xinh đẹp mê hồn, trông như một vầng lửa, một quần giáng đỏ, một vầng thái dương đang bốc cháy. Chàng thầm thảng thốt, bất giác nói với mình:
- Hy vọng nàng không phải là...
Thạch Lựu cầm kiếm đứng im, nàng cũng liếc nhìn Vạn Niên Thanh. Một chàng trai cao ráo, anh tuấn, đầy hào khí, dáng đứng như cây xanh trước gió. Nàng hít thở, đang định nói gì, thì Vạn Niên Thanh bước lên trước chắp hai tay vái lậy:
- Cô nương, tiểu sinh xin lãnh giáo!
- Vậy hãy xem đây!
Thạch Lựu cất giọng đáp, đồng thời mũi kiếm của nàng phóng thẳng vào ngực Vạn Niên Thanh. Chàng trở tay không kịp, suýt bị đâm trúng, vội vàng né tránh và quặt tay ra sau rút song kiếm, nhưng vừa kịp tuốt khỏi vỏ thì nhát kiếm thứ hai của Thạch Lựu đã nhằm mặt chàng chém xuống. Vạn Niên Thanh thốt kêu lên:
- Khá lắm!
Giơ kiếm lên đỡ, hai thanh kiếm chạm nhau toé lửa. Thạch Lựu thấy chùn tay, nàng biết đối phương chưa dốc sức, so về thể lực, nàng không thể bằng, nên phải nhờ vào sự linh hoạt, khéo léo mới mong giành được phần thắng. Nghĩ thế, nàng tung người quặt ra phía sau Vạn Niên Thanh, quát lớn:
- Xem đây!
Mũi kiếm phóng đi, không ngờ Vạn Niên Thanh nhanh hơn đã quay ngoắt người lại, tay này gạt mũi kiếm của nàng còn tay kia cầm kiếm lao thẳng về ngực nàng cùng với tiếng thét lớn:
- Trông đây!
Thạch Lựu cúi người né tránh, đồng thời vung kiếm phạt ngang chân Vạn Niên Thanh. Chàng nhảy lên tránh được, nhưng mũi kiếm phía trên đã sỉa tới, làm chàng lại phải thốt lên:
- Tuyệt vời!
Chàng bắt chéo hai thanh kiếm giá đỡ mũi kiếm của Thạch Lựu, và chỉ cần một cú hất, Thạch Lựu đã cảm thấy người loạng choạng đứng không vững nên vội thu kiếm về và lùi hai bước ra phía sau. Bất chợt cảm thấy có luồng khí lạnh tạt ngang cổ, nàng kịp thời né sang bên, tránh được đường kiếm nguy hiểm của Vạn Niên Thanh. Nàng tung người trở lại, càng đấu càng hăng, lưỡi kiếm của nàng loang loáng, Vạn Niên Thanh chốc chốc lại thốt lên:
- Khá lắm!
Hai người trên vũ đài, thoắt tiến thoắt lui, bốn lưỡi kiếm giơ lên chém xuống vù vù, trông thật sướng mắt. Người xem hò hét, tán dương ầm ĩ. Cuộc đấu mỗi lúc một quyết liệt, một nam một nữ, một đỏ một xanh, bốn cánh tay, bốn lưỡi kiếm. Cuối cùng, chỉ còn thấy một bóng đỏ, một bóng xanh lấp loáng trên sân khấu và bốn thanh kiếm quay tít kín bưng, như bốn đường lửa vây quanh hai cái bóng ấy. Cuộc đấu hay đến nỗi ai cũng trầm trồ xuýt xoa, nhưng tạm thời chưa phân thắng bại.
Tuy vậy, với cái nhìn của người trong cuộc, thì sự cao thấp đã rõ ràng. Vạn Niên Thanh vẫn di chuyển một cách ung dung, nhưng Thạch Lựu đã có phần rối loạn. Trong khi chàng vẫn điều hoà hơi thở thì nàng đã mồ hôi ướt đẫm lưng áo và thở hổn hà hổn hển. Càng đấu, nàng càng tức khí, càng nôn nóng. Đúng lúc mũi kiếm của Vạn Niên Thanh đâm thẳng vào ngực, nàng quên cả lời cảnh cáo của bố, quát to một tiếng và thoắt tránh sang bên. Nàng đổi ngay kiếp pháp bằng cách sử dụng bài Liên hoàn kiếm, hia thanh kiếm quay vù vù như gió xoay và xông thẳng vào Vạn Niên Thanh. Ông Thạch Quang Tổ đứng dưới sân khấu thấy thế biến ngay sắc mặt, giậm chân bành bạch và thở dài thườn thượt.
- Thế là hết, đã cảnh cáo nó không được dùng bài Liên hoàn kiếm, con này đáng chết!
Bài kiếm vừa được tung ra, thì Vạn Niên Thanh hình như đã rối chân tay, vấp liền mấy cái, không chống đỡ được. Người xem càng hò hét như điên như dại. Đấu tiếp lúc nữa, Vạn Niên Thanh hoang mang, tay chùng hẳn xuống, lưỡi kiếm của Thạch Lựu đã phóng thẳng vào cánh tay chàng, chỉ nghe “soạc” một tiếng, đoạn tay áo của chàng đã bị Thạch Lựu đâm thủng, chàng vội vàng nhảy ra khỏi vòng đấu, thu kiếm về, cúi rạp người chào Thạch Lựu:
- Kiếm pháp của cô nương quả tuyệt vời, Vạn Niên Thanh này xin thua, hai mươi lạng bạc sẽ được đưa ra ngay!
Một đồ đệ lập tức bưng ra một cái khay, trên đặt hai thỏi bạc mười lạng, dâng lên trước mặt Thạch Lựu. Khán giả dưới sân khấu vỗ tay tán tụng ầm ầm. Thạch Lựu vênh mặt, dương dương tự đắc. Nàng thu ngay hai thỏi bạc không chút khách sáo và liếc mắt nhìn Vạn Niên Thanh. Chàng đứng bên sân khấu khẽ nhíu mày, trợn mắt tự ngắm mình, vẻ buồn bực. Dù sao ta cũng làm cho nhà ngươi bớt hung hăng đi. Thạch Lựu nghĩ bụng và không khỏi tủm tỉm cười. Trước nụ cười ấy, Vạn Niên Thanh cúi gầm mặt xuống, trông càng buồn bã. Hà tất phải hạ nhục người ta như thế, Thạch Lựu có phần bất nhẫn, bị đánh bại trước mặt mọi người là nỗi nhục mà bất cứ người anh hùng nào cũng không chịu nổi. Quay người bước xuống sân khấu, Thạch Lựu đầu hơi cúi, niềm vui thắng lợi đã phai nhạt rất nhiều trước vẻ mặt buồn bã của Vạn Niên Thanh.
Vừa đặt chân xuống đất, Thạch Lựu đã bị một người chặn lại.
- Kiếm pháp của Thạch cô nương thật tuyệt vời, xin cho phép tại hạ được bày tỏ lòng cảm phục.
Người ấy cúi đầu vái lậy, Thạch Lựu ngây người ngước mắt lên nhìn mới biết đấy là Hắc Sát Tinh hùng đại điệt. Nàng hơi bực mình đứng lại, hỏi:
- Chuyện gì thế?
- Kiếm pháp của cô nương đáng thưởng hai mươi lạng bạc. Được xem những đường kiếm ấy, có mất hai trăm lạng bạc cũng xứng đáng! Bởi vậy, tại hạ cho người mang năm mươi lạng bạc biếu cô nương coi như món lễ làm quen. - Hắc Sát Tinh vừa cười khì khì vừa dùng mắt ra hiệu cho người hầu đứng phía sau. Tức thì một gã đàn ông tướng mạo hung dữ mang cái túi đựng bạc ra đưa cho Thạch Lựu.
- Thật nực cười! - Thạch Lựu sầm mặt lại. – Tôi lên sân khấu là để thi tài đọ súc, chứ không phải biểu diễn cho ông xem để lấy thường. Nếu muốn thưởng thì hãy thưởng cho gánh hát nhà họ Vạn có công dựng sân khấu kia kìa.
- Mong cô nương chiếu cố nhận cho! - Hắc Sát Tinh vẫn cười khì khì vừa nhìn thẳng vào mặt Thạch Lựu.
- Không có công, không nhận thưởng! Xin ông lùi ra cho tôi đi! - Thạch Lựu cất giọng lạnh lùng, né người đi vòng qua bên cạnh Hắc Sát Tinh. Ông không chặn nàng lại mà chỉ mỉm cười nhìn theo nàng chen lẫn vào đám khán giả.
Nàng tìm đến chỗ các anh trai, nhưng ông Thạch Quang Tổ không còn đứng ở đấy. Thạch Long đưa áo khoác cho em gái, vẻ mặt nặng nề:
- Bố bảo em về ngay, ông đợi em về có chuyện cần nói.
Thạch Lựu nhìn các anh với vẻ nghi ngờ, Thạch Báo tiếp luôn:
- Vì Liên hoàn kiếm của em mà bố giận lắm!
- Nếu không giở bài kiếm đó ra... chả lẽ anh muốn em thua hay sao? - Thạch Lựu trề môi.
- Cứ về đi đã! Hay dở thế nào đã có các anh nói đõ chọ Đằng nào cũng chót nhỡ rồi, biết đâu bây giờ bố bớt giận rồi cũng nên. - Thạch Hổ an ủi.
Thạch Lựu cắn môi im lặng, nàng đưa hai mươi lạng bạc cho các anh rồi cúi đầu theo họ về. Về tới nơi, họ thấy ông Thạch Quang Tổ mặt mày tím tái đang ngồi trên ghế. Vừa thấy Thạch Lựu, mắt ông như nẩy lửa, ông gầm lên một tiếng:
- Thạch Lựu! Qùy ngay xuống!
Mọi ngày chưa thấy bố tức giận thế bao giờ và cũng chưa lần nào bị bố mắng chửi, Thạch Lựu sợ quá vội quỳ thụp xuống, nàng ấm ức cất giọng run rẩy:
- Bố!
- Bảo mày không được dùng bài Liên hoàn kiếm, tại sao không nghe hở? – Ông Thạch Quang Tổ quát lạc cả giọng.
- Bố ơi! Con không muốn bị thuạ - Thạch Lựu ấm ức, nàng cảm thấy mắt mình nong nóng.
- Thuả Mày là đứa không biết xấu hổ. Tao đã phí công dạy dỗ mày từng ấy năm. Mày vẫn tưởng mày thắng hả? Lại còn lấy bạc nén của người tả – Ông Thạch Quang Tổ càng giận. – Mày thua từ lâu rồi con ạ.
- Thuả - Thạch Lựu ngẩn người ra. – sao thế ạ?
Ông Thạch Quang Tổ chưa kịp đáp thì Toàn đã vào thưa:
- Thưa ông, bên ngoài có một người tự xưng là ông hai Vạn Chi Thanh, chủ gánh hát họ Vạn muốn gặp.
Ông Thạch Quang Tổ biến sắc, cúi đầu giây lát rồi uể oải đứng lên.
- Thạch Lựu đứng dậy đã! Toàn, cậu ra mời ông Vạn Chi Thanh vào đây.
Toàn ra ngoài. Vạn Chi Thanh lập tức bước vào, anh em Thạch Lựu đều nhận ra ông tạ Ông ta chính là ông già râu đen cùng đúng xem với Vạn Niên Thanh hôm trước. Ông ta đĩnh đạc bước qua cửa, tay cầm cái khay, trong khay có cái lập lắc vàng buộc dây đeo bằng tơ mầu đỏ. Thạch Lựu nhận ra ngay cái lập lắc ấy là của mình, nàng giật mình đưa tay lên sờ cổ, nhưng không thấy gì cả. Nàng nhớ đến cảm giác thoáng lạnh ở cổ lúc đang thi d;dấu, hoá ra là lúc ấy cái lập lắc vàng đã lọt vào tay người khác, giở thủ thuật này ra, anh ta thật chẳng nể mặt mình, đầu óc mình để đâu nhỉ. Thảo nào bố chẳng bảo mình thua từ lâu rồi. Thạch Lựu dương mắt nhìn tấm lập lắc vàng, bất giác lùi lại ba bước. Để cho chủ gánh hát nhà họ Vạn mang lập lắc đến trả, nàng còn mặt mũi nào nữa? Dù có bị đánh bại ngay lúc ấy cũng không nhũc nhã bằng lúc này, vậy mà mình còn hí hửng hạ nhục người ta! Hoá ra từ đầu chí cuối, người ta chỉ mang mình ra làm trò cười, có khác gì con khỉ trong tay cha nàng nữa. Thế mà còn dám giở bài Liên hoàn kiếm ra. Càng nghĩ, nàng càng xấu hổ, càng nghĩ, nàng càng hối hận, càng nghĩ, nàng càng tức giận, càng nghĩ, nàng càng khổ tâm, càng nghĩ, nàng càng đau xót... Đúng lúc ấy nàng nghe Vạn Chi Thanh nói với ông Thạch Quang Tổ:
- Tại hạ đến đây có hai việc. Một là trả cái lập lắc này cho lệnh ái, kẻo đồ tư trang của cô nương thất lạc ra ngoài...
Thạch Lựu không buồn nghe Vạn Chi Thanh nói nốt phần cuối; vừa căm phẫn vừa xấu hổ, nàng không còn biết chui vào đâu, nên chỉ giậm chân kêu to một tiếng, rồi quay người lao ra cửa. Ông Thạch Quang Tổ gọi theo:
- Thạch Lựu, đứng lại, mày định đi đâu hở?
Nhưng như mũi tên đã bay khỏi nỏ, nàng biến đi mất tích.
- Báo nhi, mày đuổit heo lôi cổ nó về đây cho tao! – Ông Thạch Quang Tổ bảo Thạch Báo.
Thạch Báo cũng tức tốc chạy đi.
Lúc này, Thạch Quang Tổ và Vạn Chi Thanh đang đối mặt nhau. Thạch Long đỡ lấy cái khay trong tay Vạn Chi Thanh. Vì Thạch Lựu bỏ chạy nên ông ta chưa nói ra “việc thứ hai”. Lúc này, hai ông chủ gánh hát đứng trước mặt nhau, người này gườm gườm nhìn người kia rất lâu, không ai nói năng gì. Không khí trong phòng hết sức nặng nề, hai anh em Thạch Long, Thạch Hổ không rỡ sự thể, cũng thõng tay đứng kèm hai bên bố. Cuối cùng, vẫn là ông Thạch Quang Tổ nói trước. Ông chắp tay vái Vạn Chi Thanh và cất giọng trầm lặng, từ tốn, mạch lạc từng từ ngữ:
- Ông hai Vạn, tôi hoàn toàn hiểu rõ mục đích đến đây của ông, trước mặt người ngay thẳng, không thể giấu giếm được. Tôi giấu tên hơn hai mươi năm, cuối cùng hôm nay để lộ tung tích. Ông hai Vạn, chắc hẳn ông là em ruột của đại ca Vạn Chi Lan của tôi, phải không?
- Đúng thế! Tôi chính là em ruột của Vạn Chi Lan. Đồgn thời Vạn Niên Thanh cũng là con trai của Vạn Chi Lan, một đứa con nằm trong bụng mẹ, Vạn Chi Lan chết được sáu tháng mới ra đời. - Vạn Chi Thanh cất giọng trong trẻo rõ ràng, hai mắt lấp lánh chiếu thẳng vào mặt Thạch Quang Tổ.
- Trời! - Thạch Quang Tổ thốt lên. Ông nhìn ra cửa sổ, lẩm bẩm như nói với chính mình. - Hổ phụ sinh hổ tử! Có được đứa con ấy, đại ca tôi nhắm mắt cũng yên lòng. – Ông quay lại nhìn Vạn Chi Thanh với ánh mắt thẳng thắn và kiên quyết. – Thôi được, oan có gốc, nợ có chủ. Ông hai Vạn, ông đã nhận ra tôi và tìm được tôi, ông tính thế nào xin cứ cho biết.
- Ông cũng là người thẳng thắn, tôi nghĩ chỗ này không phải là nơi trò chuyện. - Vạn Chi Thanh vừa đáp vừa nhìn ra cửa sổ.
- Được, ta ra ngoài vậy! - Thạch Quang Tổ đáp, giọng thoải mái. Ông đứng dậy, dẫn khách ra ngoài. Theo bản năng, Thạch Long, Thạch Hổ cũng đi theo và cất tiếng gọi:
- Bố!
Ông Thạch Quang Tổ quay đầu lại, sẵng giọng bảo Thạch Long, Thạch Hổ:
- Đứng lại! Cấm hai đứa đi theo! Nghe không?
Hai anh em Thạch Long ngạc nhiên đứng lại, vẻ ngơ ngác, khó nghĩ, lo lắng nhìn theo bố! Ông Thạch Quang Tổ tần ngần như định nói gì với hai con, nhưng cuối cùng không nói, chỉ lắc đầu và bước theo Vạn Chi Thanh. Vừa ro khỏi cửa, cả hai ông già đều lao như bay, loáng cái đã biến mất.
Còn lại hai người, Thạch Long, Thạch Hổ chỉ biết nhìn nhau không ai biết đấy là chuyện gì, điều gì đang xảy ra và sắp xảy ra. Họ ngây người đứng trước cửa sổ chờ đợi, bên ngoài màn đêm đang trùm xuống.