Mẹ biết tin gì chưa?
Mai Phương lao vào như cơn lốc, mặt cô bừng sasng, miệng gọi mẹ um sùm cả lên.
Bà Hoàng Thịnh đang ngôi coi ti vi nơi phòng khách, khẽ nạt đùa con gái:
– Cháy nhà hay có việc gì hệ trọng lắm hay sao mà con la um sùm như còi báo động vậy Phương? Lớn rồi, không phải còn nhỏ dại đâu, nên ý tứ một chút.
Con gái gì mà ...
Mai Phương phụng phịu:
– Con gọi mẹ đàng hoàng, đâu dám la ai. Chưa gì mẹ đã gắp lửa bỏ bàn tay con rồi. Con không thèm kể cho mẹ nghe một tin cực kỳ quan trọng nữa.
Bà Thịnh tủm tỉm:
– Điều quan trọng con định kể cho mẹ nghe là chuyện gì, có liên quan đến gia đình nhà mình hay không, để mẹ biết, rồi xem có nên ngồi để nghe con kể không.
Mai Phương chu môi, dọa dẫm:
– Bây giờ mẹ lại thay đôi cả với con gái của mẹ nữa hả. Con sẽ không kể nữa, mà đi ngay bây giờ cho mẹ vừa lòng.
Nghe Mai Phương nói vậy, bà Thịnh tưởng con gái nói thật, nên vội vàng nói:
– Con gái gì mà tệ quá đi, hở chút là nhõng nhẽo, mè nheo đủ thứ! Con không thay đổi tính tình của con đi, sẽ làm thằng Quốc Trung khó chịu đấy.
Muốn nói gì thì nói ra đi, mẹ sẵn sàng ngồi đây để nghe con nói.
Mai Phương ngậm ngùi nước mắt:
– Mẹ còn hỏi nữa! Không phải ba mẹ hứa với con là sau khi anh Trung thi xong, mẹ sẽ thu xếp cho tụi con đính hôn mà?
Bà Hoàng Thịnh ngỡ ngàng:
– Thế ... nó đã thi chưa con?
– Anh ấy có kết quả rồi. Còn có hình chụp ảnh trên báo nữa. Anh Trung đậu tốt nghiệp vào loại tú đó mẹ.
Bà Hoàng Thịnh nhìn sang con gái:
– Thiệt không đó con gái?
Mai Phương cong môi nói:
– Mẹ không biết à? Thật đó?
Bà Hoàng Thịnh xuýt xoa:
– Vậy à! Cái thằng nhìn bề ngoài suốt ngày cứ lầm lầm lì lì, lạnh lùng như tảng băng vậy mà học giỏi quá nhỉ. Con gái mẹ đúng là có con mắt tinh đời khi chọn nó.
Mai Phương ôm cổ mẹ:
– Trời! Mẹ nhận xét bề ngoài của anh Trung sao mà dữ dằn quá vậy. Người ta dù sao cũng là dược sĩ đàng hoàng, trái tim giàu lòng nhân hậu. Con gái chưa có chồng mà nghe mẹ quảng cáo kiểu này, hết dám gần anh Quốc Trung.
Bà Thịnh đỏng đảnh:
– Càng tốt chứ sao?
Mai Phương nhìn mẹ:
– Sao lại tốt hả mẹ?
– Chứ con thích đằng sau thằng Trung là một dãy dài các bóng hồng ư? Còn ngăn tim nào nó dành cho con. Khờ vừa thôi chứ con gái.
Mai Phương cười rúc rích:
– Tại con chưa nghĩ ra chớ bộ. Ai dại gì để anh Trung quen thêm cô gái nào khác ngoài con gái của mẹ được.
Rồi cô hối:
– Đi, mẹ.
Bà Thịnh ngẩn ngơ:
– Đi đâu giờ này, con gái. Định khao mẹ ăn cơm nhà hàng về chuyện thằng Trung thi đậu Mai Phương cong môi:
– Mẹ thích ăn ở đâu, con chiều mẹ chỗ đó. Nhưng sau khi ăn xong, mẹ mỡ bóp,òn con ra xe-đề máy sẵn chờ mẹ ra.
Bà Hoàng Thịnh mắng yêu con gái:
– Chó con! Miệng mồm với mẹ cứ như tép. Còn lúc đang nói chuyện với người ta thì ngồi im như thóc vậy.
Mai Phương cười mỉm:
– Trời! Vậy là mẹ có phước lắm. Con gái nhu mì hiền thục, ăn nói nhẹ nhàng, xứng đáng dâu hiền, vợ đảm mà mẹ còn chê nữa. Me mà có thêm con trai thì khó ai dám làm dâu của mẹ được.
– Câu này cần phải xét lại đã nghe con gái. Chưa chắc như con nói đâu. Bây giờ không đãi mẹ, thế hối mẹ đi đâu vội vậy?
Dù đã đoán được câu nói và ý của con gái, nhưng bà Thịnh vẫn làm bộ tỉnh bơ.
Mai Phương nũng nịu:
– Mẹ quên đã hứa gì với con rồi hả?
– Công việc nhiều quá, đôi khi mẹ cũng còn quên công việc. Hôm nay mẹ đã ăn cơm chưa nữa, huống chi là hứa với con điều gì.
– Thì bây giờ ba mẹ sang gặp bên nhà anh Trung để bàn bạc với ba và dì của anh Trung về việc của tụi con.
Bà Hoàng Thịnh nhìn con đăm đăm:
– Vậy à! Té ra là chuyện này! Nãy giờ mẹ đâu biết con muốn nói chuyện này. Vì hôm rồi mẹ thấy con đi với anh chàng nào đó trông cũng bảnh bao ngon lành, mặt mày cũng được. Mẹ và ba con cứ tưởng con quên vụ thằng Trung rồi chứ.
Mai Phương trề môi:
– Mẹ nghĩ gì kỳ vậy. Chỉ cặp chơi cho vui thôi, mẹ ơi. Đàn ông cỡ anh chàng Thế Phong mà mẹ thấy hôm bữa nhan nhản nơi vũ trường, quán bar đầy. Trao đời mình vào tay những kẻ đó có nước đời con gái mẹ thê thảm cả tình lẫn tiền luôn. Con đâu có ngu đến mức đó, chi vui chơi thôi.
Bà Thịnh cau mày:
– Con biết nghĩ vậy là tốt đấy. Nhưng con cũng chớ nên sa đà quá. Vì dù sao con vẫn là con gái. Cho dù có khôn ngoan lọc lõi cỡ nào thì vẫn có những phút yếu lòng, không thể kiềm chế nổi bản thân là coi như chết cả đời. Chưa kể đến dư luận ngoài đời độc địa vô cùng.
– Bởi vậy, con mới chọn anh Quốc Trung. Anh ấy tuy nghèo nàn và quê mùa hơn những kẻ theo con, nhưng anh Trung biết trọng danh dự, tình cảm, có lòng tự trọng cao. Chỉ cần ba mẹ cho con một số vốn kha khá, đảm bảo với ba mẹ là ảnh đủ khả năng làm nên sự nghiệp.
Bà Thịnh thở dài:
– Chuyện này chờ ba con giải quyết. Một mình mẹ không thể nào giải quyết được chuyện hệ trọng này đâu con gái.
Mai Phương giận dỗi:
– Đợi ba về chắc anh Trung có người khác tới rước mất, mẹ có biết không vậy? Mới vừa rồi, con gái lớn của ông bà Gia Phát là Thùy Trang muốn đưa anh Trung đi học cùng hai chị em nó.
– Có chuyện đó nữa à?
Mai Phương gật đầu và nói:
– Chứ không phải mẹ đã nuốt lời hứa với anh Trung rồi.
– Về chuyện gì, con gái?
Bà Thịnh lo lắng. Chả lẽ con bé đã biết chuyện của vợ chồng bà làm ...
– Con đâu còn bé bỏng nữa mà nay ba mẹ che giấu. Rồi để mẹ thì lại
tung lên, còn ba thì hứng. Con thật thất vọng về ba mẹ nhiều. Chuyện dì Loan của anh Trung nhẫn tâm ăn cắp giấy tờ nhà của chồng đem đi cầm cho mẹ. Lẽ ra trước mối quan hệ trong sáng của con và anh Trung, mẹ không nên tiếp tay bao che cho việc làm của dì Loan, để gia đình của anh Trung khỏi cắn đắng nhau, nhưng mẹ lại làm ngược lại. Mẹ thử nghĩ lại đi, nếu không có anh Trung cứu con thoát chết bữa đó, thì bây giờ ba mẹ còn con nữa không?
Mặt mũi Mai Phương đỏ bừng và giận dữ. Thì ra con bé đã biết hết mọi chuyện của ba mẹ mình.
Bà Hoàng Thịnh thở dài:
– Con trách mẹ không sai. Nhưng việc làm ăn, dù là chị em ruột thịt cũng chẳng tin được nhau huống chi là người ngoài như bà Loan. Mà đâu phải bà Loan vay một triệu, hai triệu đâu, bà vay bảy, tám cây vàng lận, buộc lòng mẹ phải cầm giấy tờ nhà thôi. Con không thấy ngân hàng khi cho vay nếu con không có thế chấp, đâu ai cho vay.
Mai Phương bực bội:
– Đúng ra, mẹ không nên cho bà tay vay nhiều tiền như thế. Mẹ biết rõ bà ta vay không ngoài việc là để đánh bài, vậy mà mẹ còn đưa cho bà ta.
Bà Hoàng Thịnh gắt lên:
– Mọi chuyện không muốn cũng đã xảy ra rồi. Bây giờ chúng ta có ngồi đây cắn đắng nhau hoài thì có được gì nữa. Đúng là trong chuyện này mẹ có lỗi thật.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu như mẹ không giúp bà ấy, sau này lỡ con quay lại trách mẹ, thì mẹ phải làm sao đây. Quốc Trung cũng đâu dính dáng gì tới căn nhà đó đâu mà con phải lo lắng vậy. Sau khi ra trường, nó đi ở chỗ khác kia mà.
Bà Hoàng Thịnh tươi cười:
– Trước sau gì nó cũng thuộc về con thôi. Nếu thật sự con quan tâm và lo lắng yêu nó chân thật.
Mai Phương nhếch môi:
– Mẹ đừng tự tin quá và mẹ nên nhớ Quốc Trung rất có hiếu với cha mẹ mình. Có được đứa con rể như thế, ba mẹ chẳng còn sợ con gái của ba mẹ phải khổ khi về làm vợ anh Trung. Nhưng bây giờ thì khác đấy, ba mẹ đẩy ba ảnh rơi vào cảnh không cửa không nhà thì con của mẹ có dát trên mình đầy vàng ngọc kim cương để mong được ảnh để mắt tới, chuyện đó nghe xa vời quá.
Bà Thịnh hoang mang:
– Con nói vậy tức là con đã biết chuyện căn nhà của ba Quốc Trung ... rồi hả Mai Phương?
Mai Phương tím mặt:
– Hừ! Mẹ đã bán cho người khác với một cái giá cao hơn để ăn lời. Trong khi đó, ba mẹ đã hứa với Quốc Trung sẽ chờ vài bữa nữa, ảnh sẽ tới chuộc lại số giấy tờ đó. Vậy mà ... chỉ vì một ít tiền lời cao hơn số bà Loan cầm không bao nhiêu mà ba mẹ đã không giữ đúng lời hứa của mình. Anh Quốc Trung sẽ nghĩ gì khi biết việc này.
– Mẹ nghĩ nó không có tiền, nên ...
– Mẹ đã hứa với con rồi, bây giờ con tùy vào ba mẹ. Cuộc đời này, chính ba mẹ là người đã cướp mất niềm tin của con.
Mai Phương ôm mặt khóc òa. Cô chạy lên lầu với tất cả nổi giận không thể tả được.
Rầm ... Xoảng ...
Tiếng đồ đạc Mai Phương đập phá làm bà HoàngThịnh điếng người. Bà luống cuống ra kêu người làm. Vừa lúc đó Quốc Trung dẫn cô anh tới nhà bà Thịnh.
Quốc Trung chưa kịp cất tiếng chào bà Hoàng Thịnh đã quýnh quáng chạy tới kéo Quốc Trung:
– Ơn trời! Cháu đã đến thật đúng lúc. Mau tới giúp bác với Trung. Con Phương nó đang đập phá đồ đạc trong phòng nó, bác sợ quá. Con giúp bác nghe Trung!
Quốc Trung ngần ngại:
– Mai Phương? Nhưng có chuyện gì mà làm cho cô ấy xúc động và giận dữ mạnh đến nỗi phá đồ đạc vậy bác?
Bà Hoàng Thịnh buông thõng:
– Chuyện ...liên quan đến cháu.
Bà Nga nãy giờ đứng ngẩn ngơ, không hiểu gì cả. Giờ nghe bà Hoàng Thịnh nói thế, bà Nga khẽ khàng:
– Bà nói sao? Con gái của bà giận dữ đập phá đồ đạc thì kệ nó, sao bà lại nói liên quan đến Quốc Trung cháu tôi?
Bà Thịnh quắc mắt nhìn sang người đứng cạnh Quốc Trung, định nạt bà Nga.
Quốc Trung vội nói:
– Đây là cô Nga cháu, vừa từ trên Buôn Mê Thuột xuống.
Bà Thịnh nghe nói vậy, vội thay đổi nét mặt, bà giả lả:
– Xin lỗi chị nghen. Tại tôi nóng ruột quá, nên không nói rõ đầu đuôi câu chuyện. Chị thông cảm cho tôi.
– Bà chủ! Cô Phương đóng chặt cửa lại, không cho tui vô. Cô ấy dữ quá!
Người đàn ông trên tuổi tứ tuần đang từ trên lầu chạy xuống, vội vã thưa với bà Thịnh.
Quốc Trung bặm môi:
– Cô ngồi dưới này đợi con nghe, con lên trển coi thử sao.
Dứt lời, Quốc Trung chạy lên lầu. Đã từng tới đây vài lần, anh không còn lạ gì căn biệt thự cũng như người làm trong gia đình bà Hoàng. Có tiếng khóc nho nhỏ của Mai Phương vọng ra, không còn đập phá đồ đạc nữa mà chỉ có tiếng hét từ bên trong phòng vọng ra.
– Con hận ba mẹ. Con ghét sự giả dối của chính bản thân mình.
Quốc Trung đưa tay lên cánh cửa kiếng màu xanh ngọc. Anh không nhìn được gì phía bên trong của căn phòng. Nhưng Mai Phương thì có khả năng nhìn thấy anh.
– Mai Phương! Mở cửa ra!
– Quốc Trung! Phải anh không? Em không phải nằm mơ chứ.
Tiếng Mai Phương mừng rỡ và liền đó cánh cửa được mở tung ra.
Quốc Trung trợn mắt nhìn. Gần như toàn bộ đồ đạc trong phòng đã bị Mai Phương phá nát. Căn phòng sạch sẽ, gọn gàng đã trở thành một bãi chiến trường hỗn độn. Ngay cả chiếc ti vi màu 21 inch cũng nằm chơ vơ dưới nền nhà vỡ tan.
Áo quần bị cô giật liệng tứ tung, tủ đồ bị cô đập vỡ toang những miếng kính rơi xuống nền gạch. Mai Phương bỗng hét lớn lên đau đớn.
Quốc Trung nhìn cô, bối rối và lúng túng. Hình như Mai Phương đã giẫm phải những mảnh vụn của chiếc kính bị vỡ. Chân cô chảy máu.
– Đau quá! Giúp em với anh Trung ơi. Mau lên!
Trong cơn giận đến phát điên được, Mai Phương không tự kiềm chế được bản thân mình, đã tự hành hạ chính mình.
Bà Hoàng Thịnh thấy vậy bật khóc:
– Trời ơi! Con tôi, đừng làm mẹ sợ Phương ơi Quốc Trung, cháu cứu nó giùm bác với.
Không còn cách nào khác, Quốc Trung đành bước vô phòng:
Cii chừng Thủy tinh đấy!
Mai Phương sợ hãi. Cũng may Quốc Trung đi giày anh lướt trên đồ vật đổ vỡ tới bên chỗ cô.
Qước Trung dìu cô tới giường, vì chiếc ghế cũng đã bị cô đập gãy luôn.
– Em dại quá Phương. Có chuyện gì từ từ giải quyết, ai lại tự hại bản thân mình kiểu này.
– Quốc Trung nhăn nhó.
Mai Phương cứng đầu:
– Bây giờ em chỉ thích chết mà thôi, em không muốn sống trên đời này nữa.
Phương chán hết mọi thứ xung quanh mình.
– Điên vừa thôi cô nhỏ. Sống làm người khó lắm, biết không? Trời đã không cho chết thì em cố tìm đến cái chết cũng khó lắm. Chưa chừng không chết được mà ngược lại mang thêm tật nguyền nữa còn khổ hơn.
Mai Phương buồn bã:
Cuộc sống giờ đây đâu còn ý nghĩa gì với em nữa.
– Tại sao lại thất vọng vì những chuyện cỏn con như vậy?Anh không bảo giờ nghĩ Mai Phương anh biết ngốc đến thế.
Mai Phương chua chát:
– Anh chẳng cần phải an ủi và kích động em đâu. Nếu thật sự không có anh trong cuộc đời này, thà anh cứ để em chết còn sướng hơn là sống đó.
Quốc Trung gượng cười:
– Anh thật sự quan trọng với em nhiều như vậy sao Mai Phương? Trên đời này thiếu gì đàn ông hơn anh về tất cả mọi mặt. Đừng nên nghĩ dại Phương ạ.
Mai này anh không sống ở đây đâu mà anh trở về Cao nguyên. Cuộc sống nơi Cao nguyên ấy không phù hợp với em đâu, em khó lòng mà thích nghi được với sự thiếu thốn, buồn bã trên đó. Chúng ta hãy xem nhau anh em như trước giờ là được rồi.
Mai Phương kêu lên thảng thốt:
– Anh đừng gạt em, công sức anh cố gắng học hành bao năm trời, nay lại trở về nơi ấy, thật uổng phí tài năng của anh. Ở đó anh sẽ không có tương lai, sự nghiệp như ở đây đâu anh Trung. Em không chịu nổi đâu.
Cô đột nhiên vòng tay ôm lấy cổ anh, giọng cô ngọt ngào đằm thắm:
– Quốc Trung! Đừng bỏ em mà đi. Hãy ở lại đây với em!
Quốc Trung chỉ còn biết thở dài. Anh ân cần, nhẹ nhàng nặn hết máu ở lòng bàn chân cho Mai Phương. Khi bà HoàngThịnh đem bông băngvà cồn lên để rửa, thì Mai Phương đã ngủ ngon lành. Trong giấc ngủ, cô vẫn thỉnh thoảng nấc lên thành từng tiếng, và vòng tay cô không chịu rời khỏi người Quốc Trung.
Lúc ngủ, nhìn Mai Phương thật tội nghiệp. Nhưng Trung không biết làm sao hơn để giúp cô. Phải cố gắng nhẹ nhàng lắm, Quốc Trung mới đặt cô trở lại giường.
Nhìn cảnh ngổn ngang của căn phòng vừa trải qua một trận đập phá, Quốc Trung trầm tĩnh nói với bà Hoàng Thịnh:
– Mai Phương vừa bị kích động một chuyện gì đó Bác cần phải quan tâm theo dõi và để ý tới cô bé nhiều hơn nữa, tránh tình trạng xảy ra những chuyện đáng tiếc khác.
Bà Hoàng Thịnh im lặng, không nói lại câu gì Bà cho gọi người làm lên phòng của Mai Phương dọn dẹp lại đâu vào đấy, bà mời Quốc Trung trở xuống dưới phòng khách.
Bà Nga hỏi Quốc Trung, giọng không tránh được sự bất mãn:
– Cô gái ấy đã chịu nghe lời con rồi phải không Trung? Cô nghĩ, có lẽ con nên chuyển sang nghề khác phù hợp là nghề bác sĩ của con đấy.
Bà Hoàng Thịnh tỏ vẻ biết lỗi:
– Xin lỗi đã để chị ngồi đợi lâu mong chị thông cảm cho gia đình tôi. Cháu Trung đã từng một lần cứu con gái của tôi. Từ đó, gia đình tôi đã coi cháu như người thân trong gia đình. Bây giờ mỗi khi con bé có chuyện phiền muộn, đau khổ đều muốn có Quốc Trung bên cạnh nó để tâm sự, chia sẽ.
Bà Nga nhếch môi:
– Bởi vậy, tôi mới khuyên cháu trai yêu quý của tôi nên đổi nghề đi là vừa.
Rồi bà điềm tĩnh:
– Thôi! Chuyện đó tôi không muốn nói nữa. Vả lại, tôi cũng không có nhiều thời gian để tới đây nghe và chứng kiến những chuyện không hay ho gì của gia đình. Tôi tới đây là muốn thưa với chị một chuyện, mong chị sẽ giúp đỡ cho cô cháu tôi.
Bà Hoàng Thlnh dè dặt khi hỏi:
– Dạ. Có chuyện gì chị cứ nói ra, nếu giúp được chị và cháu Trung đây tôi xin sẵn lòng giúp đỡ. Ngồi xuống đây đi Trùng!
Quốc Trung ngồi xuống cạnh bà Nga. Giọng anh ôn tồn:
– Cô à! Muốn mắng gì con, về nhà con sẽ để cho cô mắng cho đã. Bây giờ, cô cháu ta đừng tốn thời gian đôi co nữa, mã hãy nói rõ mục đích của cuộc viêng thăm này, cô nhỉ.
Bà Hoàng Thịnh hớt lời:
– Lâu lâu chị mới xuống thành phố chơi, tiện dịp tôi mời chị ở lại dùng cơm với gia đình tôi Quốc Trung trước sau gì cũng là thành viên trong gia đình chúng tôi, phải vậy không Quốc Trung?
Quốc Trung bối rối:
– Bác Thịnh à! Cháu đến đây với cô cháu là vì chuyện ...
Bà Hoàng Thịnh xua tay:
– Trước sau rồi cũng tới phần thưa gửi cho đủ lớp đủ đàng. Chị cũng biết và chứng kiến mọi chuyện vừa xảy ra đó, con gái của tôi thương thằng Quốc Trung lắm. Nó không chịu quen ai cả ngoài thằng Trung cháu của chị. Thôi thì đó cũng là phúc đức ông bà để lại cho con gái tôi, nó biết chọn mặt gởi vàng. Chị nên nán lại vài ngày ở đây, tôi dẫn chị đi coi phần mặt bằng, nơi vợ chồng tôi định làm quà cưới tặng hai đứa nó. Khi đã chính thức nên vợ nên chồng, tụi nhỏ mở cửa hàng thuốc tân dược ở đó là hốt bạc đó chị. Con Mai Phương sẽ phụ thằng Trung trông coi và bán thuốc.
Bà Nga nhăn mắt:
– Chị nói gì nghe xa xôi vậy. Tôi không có thời gian nán lại thành phố để cùng chị đi được đâu, công việc đang chờ tôi ở trên nhà. Mong chị hiểu.
Mụ già này thuộc hạng bản lĩnh đây. Hèn chi mụ dạy được thằng cháu ngon lành cũng phải rồi. Nhìn mặt mà coi thường mụ thì lầm chết. Phải cẩn thận với mụ ta, không khéo bị mụ ta lật tẩy mọi chuyện.
Bị dì Nga nói móc họng, bà Hoàng Thịnh giận run người, bà chỉ dám nghĩ thầm trong bụng chứ đâu dám nói thẳng ra. Bà Thịnh biết nếu chọc giận bà Nga là mọi chuyện con gái bà và Quốc Trung sẽ không đi đến đâu, vì bà biết Quốc Trung rất thương và nghe lời cô mình.
Quốc Trung thấy tình hình trở nên căng thẳng, vội nhìn thẳng vào bà Hoàng Thịnh, thưa chuyện:
– Cháu và cô cháu tới đây không ngoài việc là mong bác cho cháu chuộc lại số giấy tờ nhà của ba cháu mà trước đây không lâu dì Loan của cháu đã cầm lấy cho bác.
Gương mặt bà Thịnh thoáng biến sắc. Điều đó không qua khỏi mắt bà Nga.
Dù gì, bà đã nắm chắc số giấy tờ ấy trong tay. Song bà Như Nguyệt đã gợi ý cho bà cứ thử đến bà Thịnh, coi bà ta sẽ nói sao khi bà và thằng cháu của bà muốn chuộc lại số giấy tờ nhà.
Bà Nga thong thả tiếp lời Quốc Trung:
– Chị Thịnh à! Tôi cũng đã đến đây rồi thì không có gì phải giấu chị. Tôi là em ruột của ba thằng Trung, cũng là người thay ba mẹ nó nuôi nó lớn khôn.
Mấy năm nay vì tương lai của cháu Trung, tôi buộc phải gởi nó về thành phố ăn học và cũng muốn nó ở với ba nó cho có cha có con. Nhưng cách đó một tuần, cháu Trung gọi điện thoại về cho tôi hay tình trạng gia đình và nhờ tôi giúp đỡ ba nó vượt qua khó khăn này. Nói thật với Chị, tôi không giàu bằng ai cả nhưng không thể bỏ mặc anh tôi lâm vào cảnh mất cửa, mất nhà trong tình trạng đau bệnh. Tôi đã phải chạy vạy, gom góp khắp nơi để đủ số tiền đưa về hòng chuộc lại số giấy tờ mà bà Loan đã cầm cho chị, chắc chị cũng không lạ gì về hoàn cảnh của anh trai tôi rồi. Nếu như chị cũng thật lòng thương thằng Quốc Trung như con trong gia đình, tôi mong chị cho cô cháu tôi được gởi lại số tiền chị đưa cho bà Loan, xin lấy lại giấy tờ nhà. Ngoài ba thằng Trung ra, nó còn có hai đứa em nữa. Mặc dù tụi nó đều khôn lớn hết cả, nhưng chị cũng hiểu tuổi trẻ dễ buồn, dễ tự ái khi biết mọi chuyện rồi dẫn tới những chuyện đau lòng. Tôi sợ lắm, mong chị hiểu cho tôi và gia đình cháu Trung mà giúp đỡ.
Bà Hoàng Thịnh than trong bụng. Cơ khổ rồi đây. Trời xui, ma đẩy sao không biết, tự dưng bữa đó ông Thịnh chồng bà một hai buộc bà bán lại căn nhà cho vợ chồng kia. Ừ! Lạ nhỉ? Bữa trước bà kia nói, mua để làm lại nhà cho vợ chồng bà chị dưới quê lên ở. Sao đến nay vẫn thấy vợ chồng bà vẫn im re vậy cà?
Bà Hoàng Thịnh gượng cười:
– Chị đã nói vậy, tôi nỡ nào chối từ khi đích thân chị và cháu Trung. Tiền bạc chi tôi hứa cho sắp nhỏ là cho mà. Kẹt nỗi, ông nhà tôi ổng cất vô tủ rồi, phải hai bữa nữa ổng mới đi công tác về. Chị ở lại được tới bữa đó thì tốt quá. Còn không, tôi trao lại cho Quốc Trung cũng được.
Bà Thịnh nói mà trong lòng lo sợ. Trong khi ấy bà Ngà và Quốc Trung đưa mắt nhìn nhau. Trời phật ơi! Thời buổi này, cái gì to lớn khó khăn cỡ đồ cổ thời xưa, họ còn làm ra để lừa thiên hạ được, liệu số giấy tờ ấy đã bị vợ chồng bà Thịnh đã biến hóa ra thành bao nhiêu bản nữa đây?
Bà Nga hoang mang lo lắng. Quốc Trung nghe bà Thịnh hứa chắc như đinh đóng cột vậy cũng hoang mang lo lắng không kém gì cô của mình.
Bà Nga chép miệng:
– Chắc tôi phải ở lại chờ xong việc rồi mới yên tâm về trên nhà được. Thôi vậy, xin phép chị tôi về.
Bà Hoàng Thịnh vội vã kéo tay bà Nga lại:
– Kìa chị! Về bên ấy chị cũng ở không, đâu làm gì, ở lại vui với tôi một bữa cơm nghen chị.
Bà Nga từ tốn:
– Xin phép chị để dịp khác. Ba thằngTrung đang nằm bệnh viện. Tôi cũng còn có chuyện riêng cần phải giải quyết nên không thể ở lại fùng cơm với chị và gia đình được.
Bà Thịnh quay sang Quốc Trung:
– Mai Phương nói cháu đã thi đậu rồi hả Trung? Không ngờ cháu giỏi quá.
Vì vậy, ba con Phương có nhã ý rất muốn giúp cháu mở một cửa hàng thuốc tây cho cháu. Cháu nghĩ sao về lời đề nghị của bác trai vậy Trung?
Quốc Trung tỉnh bơ:
– Cháu cám ơn lòng tốt của hai bác đã quan tâm đến cháu. Có lẽ cháu đành để cho hai bác và em Mai Phương thất vọng. Vì cháu sẽ theo cô về Buôn Mê Thuột cho gần nhà. Cô cháu cũng già rồi, cháu không thể sống chỉ biết bản thân mình mà để cô cháu sống một mình trên ấy. Bình thường không sao, lúc đau yếu một mình, cô làm sao xoay xở.
Bà Thịnh ngỡ ngàng:
– Thật ư? Về trên đó, làm sao cháu phát triển được sự nghiệp? Chưa kể tương lai của cháu khi về đó.
Quốc Trung cười cười:
– Với cháu ở Buôn Mê Thuột mới đích thực là miền đất lý tưởng cho cháu phát triển những gì mà cháu đã học suốt mấy năm qua. Sau này, ngoài thuốc tây, cháu sẽ mở thêm xưởng chế biến các loại thuốc nam. Núi rừng ở đó chính là kho thuốc quý vô tận đang cần tìm tòi để chữa bệnh cho con người.
Bà Hoàng Thịnh gượng gạo:
– Trên ấy đâu được như ở đây, thiếu thốn mọi thứ kể cả vật chất lẫn Phương tiện. Chưa kể trên đó còn có căn bệnh sốt rét nguy hiểm. Bác nghĩ cháu hãy suy nghĩ cho thật kỹ đi, ở đây cháu sẽ có tất cả không thiếu thứ gì.
Bật cười, Quốc Trung đáp:
– Buôn Mê Thuột giờ đây không như những gì bác nghĩ đâu. Vùng đất Cao nguyên ấy đang trên đà phát triển để trở thành một thành phố của trung tâm thương mại, thành phố công nghiệp và du lịch. Khi nào có dịp, bác và gia đình hãy thử ghé lên vùng đất Cao nguyên ấy một lần cho biết.
Bà Hoàng Thịnh gật đầu:
– Chắc chắn rồi có dịp bác và Mai Phương sẽ lên đó.
Tiễn cô cháu Quốc Trung, trở vào nhà bà Hoàng Thịnh đi tới đi lui. Bà bồn chồn lo lắng không yên. Chưa gì Mai Phương đã chống đối quyết liệt rồi. Nếu Quốc Trung không chấp nhận lấy con bé như những gì vợ chồng bà dự định thì điều gì xảy ra cho gia đình bà nữa đây? ôi! ước gì bà biết được người đàn bà ấy, bà sẽ tìm đến họ để mua lại với giá trị cao hơn cũng chẳng sao. Bà rất sợ ngày mai, ngày mốt hay có khi ngay đêm nay, biết đâu cha con Quốc Trung bị mời ra khỏi nhà thì sao. Sự ra đi của họ cũng đồng nghĩa với tai họa sẽ ập xuống gia đình bà. Tại sao bà lại u mê như thế? Tiền bạc, bà đâu có thiếu. Đã hứa với con đàng hoàng rồi, còn đem đi bán, bà không biết phải tính sao nữa. Chịu không nổi bà chạy đến bên điện thoại và bấm số lia lịa.
Phải một lúc sau phía đầu dây bên kìa mới nghe tiếng ông Thịnh vang lên:
– Alô!
Bà vội vã:
– Là em đây.
– Có chuyện gì à?
– Nguy to rồi! Mai Phương nó vừa làm um sùm, đập phá đồ đạc trong nhà.
Nó không chừa một thứ gì trong phòng nó. Con gái mình như một người điên khi biết rõ mọi chuyện của chúng ta đã làm, nó giận dữ đến nỗi bị thương và đập phá đồ đạc. Và thêm vụ thằng Trung dẫn bà cô nó tới nhà mình đòi chuộc lại giây tờ nhà ngay lúc con gái của chúng ta đang quậy tưng bừng.
Bà nói lớn và gấp gáp. ông Thịnh nóng nảy:
– Cái gì? Con Phương nó biết hết hả? Ai nói cho nó biết vậy? Rồi em trả lời thế nào với cô cháu của thằng Trung?
– Thì em nói đại với cô cháu nó là anh đang giữ, chờ hai ngày nữa anh mới đi công tác về. Anh còn nhớ tên vợ chồng người mua lại số giấy tờ ấy của vợ chồng mình không?
– Chi vậy?
Bà Thịnh chán nản:
– Thì mình tìm tới họ, năn nỉ họ đưa lại giá cao hơn cũng không sao, hoặc mình đổi cho họ miếng đất khác.
Ông Thịnh gắt:
– Họ đâu có xa lạ gì với anh. Em không nhận ra họ thật hả? Tổng giám đốc công ty Minh Hoàng.
– Hả! Dương Minh Hoàng. Là họ à?
– Ủa! Nhưng sao nghe giọng nói của em không được ổn vậy? Em làm sao thế?
Bà Thịnh thở dài:
– Anh lạ gì tính con gái mình, muốn gì là làm cho bằng được. Nó vừa hăm, nếu không lấy được thằng Trung nó sẽ tự vẫn cho chúng ta vừa lòng. Con bé luôn hành động nông nổi. Em sợ ....
Dù trong bụng bất an, ông Thịnh vẫn trấn an vợ:
– Căn nhà và thằngTrung là hai việc khác nhau. Anh nghĩ em đừng lo lắng quá mà hại đến sức khỏe của mình. Thật ra, trước khi đồng ý bán cho vợ chồng Dương Minh Hoàng, anh đã kịp làm thêm một bản khác rồi.
Bà Thịnh trợn mắt:
– Ý anh muốn nói, anh đã sao thêm một bản ư?
Ông Thịnh cười tự tin:
– Đảm bảo giống không thua gì bản gốc. Em yên tâm đi.
– Anh lại định làm gì nữa? Cái chung ta cần là bản chính.
– Ờ! Thì nếu cần quá chúng ta cứ giao đại số giấy tờ ấy cho Quốc Trung là xong, mọi chuyện lại sẽ phải đâu vào đấy.
Bà Thịnh bất mãn:
– Không được đâu anh ơi. Như thế là nhẫn tâm quá. Dù sao thằng nhỏ cũng là ân nhân của con gái và gia đình mình, làm như vậy coi sao được. Anh nghĩ cách khác đi, ông bà Minh Hoàng dư sức đưa mọi chuyện ra ánh sáng. Em không muốn um sùm vì chuyện đó. Lúc đấy danh dự gia đình mình sẽ không còn nữa, huống chi nó lại liên quan đến hạnh phúc tương lai của con Phương nhà mình ...
Ông Thịnh lắc đầu, quên mất cả mình đang nói chuyện qua điện thoại:
– Thì tìm cách khác. Như tìm một căn nhà khác rồi kêu cha con thằng Trung đến ở. Nhà ông Triệu cũng xập xệ hết rồi. Được đổi một căn nhà mới tốt hơn, ai ngu gì mà từ chối. Chuyện đó em cứ an tâm để anh thu xếp.
– Nếu vậy anh lo gấp đi. Nói chuyện của con Phương thôi, em đã muốn điên lên rồi chẳng còn tâm trí đâu mà giải quyết chuyện gì nữa.
Ông Thịnh hỏi:
– Bây giờ con bé đâu rồi?
– Đang ngủ trên lầu. Cũng may, Quốc Trung đến đúng lúc, chứ nếu không em chẳng biết điều kinh khủng gì xảy ra nữa.
Ông Thịnh thở dài:
– Con bé này cứng đầu mà còn ngược ngạo chưa từng thấy. Bao nhiêu đứa ngon lành, bảnh bao nhà lầu xe hơi thì không ưng, chê lên chê xuống. Một hai cứ đòi lấy thằng nghèo kiết xác với hai bàn tay trắng.
Bà Thịnh kêu lên:
– Anh chớ nên than thở nữa. Tại anh chưa nghe con gái mình phân tích mọi chuyện đấy. Nó có cái lý của nó khi chọn thằng Trung. Với lại, Quác Trung là một chàng trai tốt, có cá tính tuy hơi cao ngạo. Gả con cho một người biết làm ăn mặc dù nghèo còn yên tâm hơn gả con gái mình vào tay kẻ chỉ biết xài tiền mà không biết làm.
– Thôi được rồi. Bây giờ anh bận họp hội đồng quản trị rồi, không có thời gian nói nữa đâu. Có gì sáng mai, anh sẽ cố gắng về sớm.
Bà Thịnh gác máy, mặc dù đã nghe chồng nói vậy nhưng lòng bà vẫn chẳng nhẹ nhõm, thanh thản chút nào. Đâu phải ai nói giàu có là sung sướng bà thì nghĩ ngược lại.