Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> BÀN TAY ÁNH SÁNG

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26876 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

BÀN TAY ÁNH SÁNG
Barbara Ann Brennan

Chương 15
TỪ TẮC NGHẼN ĐẾN BỊNH TẬT
 
Kích thước của năng lượng và ý thức.
Nhìn vào bản thân vói một viễn tượng khoáng đạt hơn trước đây, ta thấy rằng ta có nhiều hơn là chỉ có thân thể mình. Chúng ta gồm nhiều vầng năng lượng và ý thức chồng lên nhau. Có thể chúng ta cảm nhận được điều đó từ bên trong. Một miêu tả rõ rằng đồ thị về tự trải nghiệm cảm giác và tư tưởng được trình bày trong chương nầy.


Tia sáng siêu phàm bên trong của ta tồn tại ở một bình diện thực tại và ý thức tiên tiến cao hơn nhiều so với bình diện ý thức thông thường. Ý thức cao cấp nầy có thể tuôn chảy vào bằng thực hành. Một khi đã tìm ra nó thì nó không còn gây ngạc nhiên. Ai cũng có cảm giác: “Ôi, vâng  Tôi biết cái đó ngay từ đầu mà" Tia sáng siêu phàm của ta khôn ngoan tuyệt vời; ta có thể sử dụng nó để hướng dẫn cuộc sống thường ngày của ta, hướng dẫn sự trường thành và phát triển của ta.
Do chỗ hào quang là trung gian qua đó các thôi thúc sang tạo từ các thực tại cao cấp của ta bị dồn xuống mà đi vào thực tại thể chất, cho nên ta thường sử dụng hào quang để đưa ý thức của mình quay ngược lên (bằng rung động) qua các vần hào quang mà đi vào thục tại của bản ngã Thượng Đế. Để làm điều đó, ta cần biết một cách chính xác bằng cách nào mà những lời thôi thúc sáng tạo ấy được truyền đi từng vầng hào quang nọ sang vầng hào quang kia để đi vào thế giới thể chất nhằm giúp tạo nên trải nghiệm của ta về cuộc đời.
Thứ nhất, ta hãy xem xét lại lần nữa háo quang là cái gì. Hào quang còn hơn  một môi trường hay một một trường. Nó chính là bản thân cuộc đời. Mỗi vầng hào quang là một cơ thể, đúng là có thực, đang sống và hoạt động như thân thể chúng ta. MỗI cơ thể hào quang tồn tại trong thực tại hữu thức mà một phần nào giống và một phần nào đó không giống như thực tạI thể chất. Mỗi vầng, về một nghĩa nào đó, ở trong thế giới của chính nó, hơn nữa nhũng thế giới nầy liên kết với nhau và tồn tại chìm ngập trong cùng không gian nơi ta trải nghiệm thực tại thể chất của mình.


Hình 15-1 liệt kệ những bình diện thực tại nơi ta tồn tại, nó tương quan với từng vầng hay cơ thể hào quang được trình bày  trong Chương 7. Bình diện thể chất gồm có bốn mức: thân thể, etheric, cảm xúc và tâm thần. Bình diện tinh tú là nhịp cầu giữa bình diện tâm linh và bình diện thể chất, còn bình diện tâm linh thi ở trên nó vá có các cấp độ soi sáng nằm bên trong nó. Như đã nói ở chương 7, ta có ít nhất ba vầng trong các cơ thể tâm linh của mình - mức etheric mẫu, mức thương giới và mức etheric mẫu.


Sáng tạo hoặc biểu hiệu diễn ra khi một khái niệm hoặc một niềm tin được truyền từ nguồn của nó ở các mức bên trên xuống đi vào nhũng mức đậm đặc hơn của thực tại cho đến khi nó kết tinh trong thực tại thể chất. Ta sáng tạo theo các niềm tin của ta. Dĩ nhiên cái đang xảy ra ở các vùng bên dưới cũng tác động với các vùng bên trên. 

 


 


Nhằm mục đích tìm hiểu quá trình tạo nên sức khỏe hay bịnh tật, ta hãy nhìn lần nữa thật cẩn thận vào cung cách biểu hiệu của ý thức tại mỗi vầng của trường hào quang.
Hình 15-2 liệt kê cung cách biễu hiện của bản thân ý thức trên mỗi vầng háo quang và sự bày tỏ của ý thức đó. Ở mức thân thể, ý thức mang hình thái bản năng, các phản xạ tự-động và hoạt động tự động của các nội tạng. Ở đây ý thức tạo ra diễn đạt "Tôi tồn tại" . Ở mức etheric , ý thức biểu hiện trong nhũng giới hạn của các cảm giác như lạc thú thể chất hoặc nỗi đau thể chất. Những cảm giác khó chịu như lạnh và đói là những dấu hiệu đôi khi cần dùng để lấy lại cân bằng năng lượng của ta nhằm làm cho năng lượng lại tuôn chảy hài hòa. Ở mức cảm xúc, ý thức biẻu hiện bằng những xúc cảm cũng như phản ứng căn bản như sợ hãi, giận dữ và yêu thương. Phần lớn những xúc cảm nầy liên quan đến bản ngã. Ở mức tâm thần, ý thức biểu hiệu trong giới hạn của tư duy có lý trí. Đó là bình diện của óc phân tích tuyến tính.


Ở mức tinh tú, ý thức được trải nghiệm như những xúc cảm mạnh vượt ra khỏi bản ngã và những xúc cảm khác để bao gồm nhân loại. Bình diện tinh tú, một thế giới hoàn toàn khác là bình diện mà ở đó diễn ra cuộc hành trình tinh tú và, như được những người đã trải ngiệm nó mô tả, bình diện nầy khác bình diện thể chất về các mặt sau đây : các vật thể có hình thái lỏng ; ánh sáng do các vật thể bức xạ hơn là phản chiếu trước tiên từ các vật thể ; và để thực hiện hành trình đó, chỉ cần mỗi người tập trung vào nơi mình muốn đi và luôn tập trung chú ý vào vị-trí đó. Phương hướng thay đổi theo tiêu điểm đến mức nếu bạn thay đổi tiêu điểm là bạn thay đổi cả phương hướng của mình. Khả năng tập trung ở bình diện nầy rất quan trọng !


Những khác biệt và tương tự giữa hình diện thể chất và tinh tú sẽ không làm cho nhà vật-lý ngạc nhiên bởi vì những định luật chi phối bình diện tinh tú bao giờ cũng dựa trên quy luật tự nhiên chi phối một môi trường có chất mịn hơn,năng lượng cao hơn, rung động nhanh hơn.

 


Tất nhiên, những định luật nầy tương quan vớI những định luật mà ta biết trong thế-giới thể chất. Tôi đề-nghị hãy coi các định luật vật-lý của chúng ta về thực tế chỉ đơn giản là những trường hợp đặc biệt của các quy lật chung, các quy luật vũ trụ hằng chi phối toàn vũ-trụ.


Ở bình diện tâm linh, còn có một thế giới khác với thực tại riêng của nó, một thế giới mà theo tầm nhìn hạn hẹp của tôi, nó hơn hẳn thế giới của chúng ta: đẹp hơn nhiều, tràn đầy áng sáng và yêu thương hơn. Ở vần thứ năm, vầng etheric mẫu, ý thức tự nó biểu hiện như là một ý chí cao cấp mà với ta nó sẽ đưa sự vật vào hiện hữu nhờ khả năng định danh và định nghĩa các sự vật. Ở mức thượng giới, ý thức tự nó biểu hiện bằng những cảm nghĩ cao cấp như yêu thương tất cả, nghĩa là yêu thương vượt xa hơn đồng loại và bạn bè để đi tới chỗ yêu thương mọi cuộc đời. Ở mức thứ bảy, ý thức biểu hiện bằng những khái niệm hiểu biết và các hệ thống niềm tin. Đây là nơi mà xung lực sáng tạo sơ khởi bắt đầu từ hiểu biết của bạn hoàn toàn không phải hiểu biết tuyến tính, mà là hiểu biết hợp nhất.
Lực sáng tạo chủ yếu cơ bản được khởi xướng trong cơ thể tâm linh cao cấp nhất và sau đó chuyển dịch vào cơ thể tinh tú. Hoặc từ một quan điểm khác người ta có thể nói rằng vật chất và năng lượng mịn hơn trong các cơ thể tâm linh cảm ứng sự cộng hưởng họa âm trong cơ thể tinh tú, sau đó có cơ thể tinh tú cảm ứng sự cộng hưởng họa âm trong ba cơ thể hào quang bên dưới. Quá trình này tiếp tục trên suốt con đường đi xuống vào trong mức tần số của thân thể (hiện tượng cảm ứng họa âm là hiện tượng xảy ra khi bạn gõ vào một âm thoa và một âm thoa khác trong phòng sẽ vang lên. MỗI cơ thể hào quang biểu hiệu xung lực này trong giới hạn của thực tại hữu thức ở mức riêng của nó. Chẳng hạn một xung lực sáng tạo từ cơ thể tâm linh chuyển dịch vào trong cơ thể tinh tú sẽ biểu hiện trong giới hạn các cảm nghĩ khoáng đạt. Vì nó chuyển dịch vào trong các vầng tần số bên dưới, nó sẽ biểu hiện đầu tiên trong giới hạn của tư duy, sau đó là cảm nghĩ đặc thù rồi đến cảm giác thể chất, và thân thể sẽ tự động đáp lại qua hệ thần kinh tự trị . Nó sẽ chùng ra nếu đưọc một xung lực dương tính hoặc sẽ co lại nếu nhận được một xung lực âm tính.
Quá trình sáng tạo sức khỏe
 
Sức khỏe duy trì khi lực sáng tạo từ thực tại tâm linh con người hướng theo quy luật vũ trụ. Khi cơ thể etheric liên kết với thực tại tâm linh vĩ đại thì nó biểu thị hiểu biết siêu phàm của thực tại đó. Tuyên bố được tạo ra là « Tôi biết tôi làm thành một với Thượng Đế”.

 


 

Đó là trải nghiệm của con ngưởi với tạo hoá, cùng lúc ấy nó lại được cá thể hoá. Sau đó, thực tại nầy cảm ứng đến cảm giác yêu thương vạn vật trong cơ thể thượng giới. Cảm giác làm thành một với Thượng Đế lần lượt tạo nên liên kết của ý chí cá thể trong mức etheric mẫu với Ý chí siêu phàm. Việc nầy lần lượt biểu hiệu trong mức tinh tú dưới dạng yêu thương nhân loại. Trải nghiệm yêu thương nhân loại nầy sẽ ảnh hưởng đến vầng tâm thần và thông tin các nhận thức thực tại trong cơ thể tâm thần. Rồi rung động trong cơ thể tâm thần này, tuân theo các định luật cảm ứng họa âm và cộng hưởng giao cảm, được truyền xuống để đi vào vật chất và năng lượng của cơ thể cảm xúc, cơ thể nầy sau đó tự biểu hiệu bằng các cảm nghĩ. Nếu nhận thức thực tại phù hợp với quy luật vũ trụ thì các cảm nghĩ sẽ hài hòa được con người chấp nhận , để cho tuôn chảy và không bị tắc nghẽn.

 


 

Sau đó, dòng chảy này được truyền xuống để đi vào cơ thể etheric, được cơ thể này đáp ứng một cách hài hòa tự nhiên. Kết quả là cơ thể có những cảm giác dễ chịu tăng cường chuyển hóa tự nhiên của năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Năng lượng này cần thiết cho việc dinh dưỡng cơ thể etheric và duy trì cấu trúc cũng như chức năng của nó. Cân bằng tự nhiên của các năng lượng âm dương trong cơ thể etheric cũng được duy trì. Với cân bằng đó, tính nhạy cảm tự nhiên trong cơ thể, xuất phát từ dòng chảy cảm nghĩ tự nhiên, dẫn tới nhận thức phong phú thêm về các cảm giác của cơ thể, cảm giác này lần lượt dẫn tới việc tuân thủ chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp. Cơ thể etheric khoẻ mạnh lại kích thích và duy trì một thân thể khoẻ mạnh trong đó các hệ thống hóa lý được giữ cân bằng và hoạt động bình thường. làm cho sức khỏe thể chất được bền vững. Trong hệ thống sức khoẻ, các năng lượng ở từng cơ thể được giữ cân bằng và trợ lực cho sự cân bằng trong các cơ thể khác.  Do đó sức khoẻ được duy trì , nghĩa là sức khoẻ thu hút thêm sức khoẻ.

 

Các quá trình động của bệnh tật

 


Quá trình suy giảm tương tự hoạt động trong hệ thống bị bệnh (hình 15-4) Tuy nhiên, sau khi lực áng tạo chủ yếu chuyển dịch ra khỏi thực tại tâm linh con người thì nó trở nên méo mó rồi tác động ngược với quy luật vũ trụ. Méo mó này xảy ra khi xung lực sáng tạo chủ yếu chạm phải một tắc nghẽn năng lượng hoặc một méo mó trong hào quang. Xung lực chủ yếu vừa mới trở nên méo mó trên đường nó đi vào những vầng đậm đặc hơn của các cơ thể hào quang, thì nó tiếp tục tục bị méo mó khi truyền sang các lớp kế tiếp. Tôi đã nhìn thấy những méo mó chủ yếu nằm ở cao lên tận vầng thứ bảy của hào quang, tại đây chúng hiện ra với vết rách hay những vệt sám rối rắm. Những “méo mó tâm linh” này bao giờ cũng liên quan đến hệ thống niềm tin thu được trong cả cuộcđời này hoặc trong các cuộc đời khác, và vì vậy nguyên nhân là do nghiệp (căn). Tôi coi nghiệp (căn) chỉ đơn giản là trải nghiệm cuộc đời được tạo nên từ những hệ thóng niềm tin vốn đã được mang theo suốt cuộc đời này sang cộc đời tiếp theo cho đến khi chúng được thanh lọc và tái liên kết với thực tại vĩ đại.
Một vầng hào quang thứ bảy méo mó có liên quan đến một hệ thống niềm tin méo mó. Có thể lấy ví dụ như “Tôi tin rằng tôi hơn người Méo mó này tác động lên vầng thượng giới bằng cách ngăn chặn yêu thương thượng giới và làm cho nó méo mó. Bây giờ có thể người này thích được hơn người. Ánh sáng ở mức thượng giới có thể hiện ra rất yếu ớt. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến vầng thư năm của trường hào quang, và vầng này cũng sẽ méo mó. Người này cố gắng để hơn người . mức tinh tú sẽ đáp ứng lại mong ước được hơn người, điều sẽ gây nên tắc nghẽn hoặc những đốm màu tối của năng lượng ứ đọng trong cơ thể tinh tú. Cơ thể tâm thần sẽ đem lại cho người này ý nghĩ cho rằng anh ta hơn người, May mắn thay, không một ai lúc nào cũng tự lừa phỉnh được mình, sớm muộn rồi điều trái ngược cũng sẽ đi vào đầu óc anh ta. Nếu tôi không hơn được người thì tôi phải thua kém người. Một ngỏ cụt tâm thần được tạo nên trong người này, nó cũng là một méo mó trong cấu trúc của cơ thể tam thần. Có một sự phân tách của sinh lực thành hai luồng trực tiếp ngược chiều nhau, và người này rơi vào một tình trạng nhị phân. Một ví dụ khác về xung đột này là “Tôi không thể làm nổi việc đó”, ấy thế mà “Tôi làm được việc đó”. Do vậy ta có một  ngỏ cụt tâm thần được dựng lên trong cơ thể tâm thần. Ngõ cụt này biểu hệin bằng năng lượng và rung động. Nếu cá thể không thanh toán được ngõ cụt, nó có thể trở thành một hình thái tư tưởng phân ly và rơi vào vô thức. Điều này tác động lên cơ thể cảm xúc (qua rung động cảm ứng mô tả ở trên) và gây nên sợ hãi, bởi vì người này không thể giải quyết được vấn đề. Nỗi sợ hãi đó dựa trên tính hão huyền và không được người này chấp nhận. Do đó nó bị nghẽn và một thời gian sau cũng có thể trở thành vô thức. Vì không còn dòng chảy cảm nghĩ tự do như trước trong cơ thể cảm xúc, nơi mà thêm nhiều đốm màu tối của năng lượng ứ đọng hoặc năng lượng rất yếu sẽ xuất hiện, cho nên tình trạng gãy vỡ này sẽ bị dồn xuống để đi vào cơ thể etheric trong hình thái các vạch rối rắm hoặc bị rách của lực sáng. Do chỗ những vạch này là những đường l ực hoặc là cấu trúc kẻ ô trên đó các tế bào của thân thể sinh trưởng, cho nên vấn đề của cơ thể etheric sẽ được truyền vào thân thể và trở thành bệnh tật trong thân thể.

 


Trong ví dụ của ta (hình 15-4), nỗi sợ hãi đó có thể phá vỡ tầng etheric tại đám rối thái dương, gây nên trạng thái âm thịnh trong khu vực đó và nếu cá thể không đủ khả nănggiải quyết tình trạng khó xử đặc biệt đó. Tình trạng gãy vỡ này,nếu cứ để cho tiếp tục,  sẽ gây nên gãy vỡ về chuyển hóa năng lượng hóa học trong thân thể, làm cho các hệ thống của thân thể nên mất cân bằng và cuối cùng là mắc bịnh. Trong thí dụ của ta, âm thịnh tại đám rối thái dương có thể gây ra trạng thái tăng axit trong dạ dày (bao tử) vá cuối cùng gây ra các ổ loét.
Như vậy, trong hệ thống bị bịnh, năng lượng mất cân bằng tại các cơ thể bên trên được tuần tự truyền xuống đi vào các cơ thể bên dưới, cuối cùng gây nên bịnh tật trong cơ thể. Trong hệ thống bị bịnh, tính nhạy cảm đối với những cảm giác của cơ thể lúc nầy suy giảm và có thể dẫn đến mất nhạy cảm đối với nhu cầu của cơ thể, biểu hiệu qua chế độ ăn không thích hợp chẳng hạn, điều nầy có thể tạo ra một mạch feedback tiêu cực của nhiều năng lượng mất cân bằng hơn. Mỗi cơ thể bị phá vỡ hoặc mất cân bằng cũng có tác động phá vỡ đối với cơ thể ngay bên trên nó. Căn bịnh nầy có khuynh hướng tạo thêm căn bịnh khác.


Các quan sát bằng tri giác cao cấp của tôi cho thấy : Trên các vầng số chẵn của trường hào quang, bịnh tật mang hình thái các tắc nghẽn mô tả trước đây trong cuốn sách nầy- năng lượng màu tối nạp thiếu, nạp thừa hoặc bị bít. Trên các vầng cấu trúc của trường hào quang, bịnh tật mang hình thái biến dạng, gãy vỡ hoặc rối rắm. Có thể có những lỗ thủng trong cấu trúc kẻ ô ở bất cứ vầng số lẽ nào của hào quang. Thuốc men có tác động mạnh đến hào quang. Tôi đã nhìn thấy những hình thái năng lượng màu tối còn lại trong gan do thuốc men dùng chữa một số bịnh trước đó. Viêm gan để lại màu da cam trong gan nhiều năm sau khi bịnh được cho là chữa khỏi. Tôi đã nhìn thấy thuốc cản quang mà trước đó mười năm người ta bơm vào cột sống để chẩn đoán vết thương, mặc dầu đã dự kiến là sau một vài tháng sẽ được thân thể tải ra hết. Hoá trị liệu làm tắc nghẽn toàn bộ trường hào quang, đặc biệt là gan, lúc này có nặng lượng tựa như chất nhầy màu nâu hơi lục. Xạ trị liệu cọ sờn các vầng cấu trúc của trường hào quang như chiếc Bít tất ni lông bị đốt. Phẩu thuật gây nên những vết sẹo trong vầng hào quang thứ nhất và đôi khi suốt dọc đường đi tới vầng thứ bảy. Những vết sẹo, biến dạng và tắc nghẽn nầy có thể chữa khỏi bằng cách giúp đỡ thân thể tự chữa lấy ; nếu chúng vặn vẹo thì thân thể tự chữa trị khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Khi một cơ quan bị cắt bỏ, thì thường cơ quan etheric có thể được tái tạo và phục vụ cho việc giữ hài hòa trong các cơ thể hào quang bên trên thân thể. Tôi vẫn thường hình dung rằng một ngày nào đó, khi có thêm kiến thức về trường hào quang và về hóa sinh học, có thể sẽ có khả năng làm cho những cơ quan đã cắt bỏ mọc lại được.
Vì luân xa là những điểm nhận năng lượng vào tối đa cho nên chúng là những tiêu điểm cân bằng rất quan trọng bên trong hệ thống năng lượng. Luân xa mất cân bằng sẽ dẫn đến bịnh tật. Luân xa càng mất cân bằng thì bịnh tật càng nghiêm trọng.  Như đã trình bày trong chương 8, Hình 8-2, các luân xa hiện ra như những cuộn xoáy năng lượng  tạo nên bởi một số hình chóp xoắn ốc năng lượng nhỏ hơn. Luân xa người lớn có màn chắn bảo vệ bên trên. Trong một hệ thống lành mạnh, những hình chớp xoắn ốc nầy xoay tròn nhịp nhàng đồng bộ với những cái khác, thu hút năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ vào trong các trung tâm của chúng để cho thân thể sử dụng. Mỗi hình chóp được « điều chỉnh » theo tần số đặc trưng mà cơ thể cần để hoạt động một cách lành mạnh. Nhưng trong một hệ thống bị bịnh, những cuộn xoáy nầy không hoạt động đồng bộ. Các hình chóp xoắn ốc năng lượng tạo nên các cuộn xoáy nầy có thể xoay nhanh hay chậm, xóc nảy lên hoặc không cân xứng. Đôi khi có thể quan sát thấy những đường gãy trong mô hình năng lượng. Một hình chóp xoắn ốc có thể xẹp hoàn toàn hoặc một phần, hay lộn ngượvc lại. Những rối loạn  này liên quan đến một số rối loạn chức năng hoặc bệnh lý của thân thể  trong khu vực đó. Ví dụ, ở một trường hợp rối loạn chức năng của não, Schafica  Karagulla nhận xét trong công trình đi sâu vào tính sáng tạo rằng một trong các cuộn xoáy nhỏ của luân xa đỉnh đầu thay vì đứng thẳng đã rũ xuống như thế nào đó mà bà đã tưởng nó bình thường. Ma trận bên trong não của người nầy cho thấy những « lỗ hổng » mà tại đó năng lượng phải nhảy qua. Cái « khoảng đánh lửa « ấy tương ứng với phần não đã đuợc phẫu thuật cắt bỏ trước đó. John Pierrakos trong công trình Trường hợp vỡ tim thuật lại rằng ông đã quan sát thấy rồi loạn trong luân xa tim ở những bịnh nhân bị chứng đau thắt ngực và bịnh ở động mạch vành tim. Các luân xa nầy, đáng lẽ gồm những cuộn xoáy xoay tít sáng chói, thì lại hiện ra bị tắc nghẽn bởi một chất lờ đờ màu tối.

 


 

Một số ví dụ đặc trưng trong các quan sát của tôi về những luân xa biến dạng được nêu lên trong Hình 15-5. Hình 15-5A cho thấy dung mạo của mọi thoát vị khe má tôi đã quan sát thấy. Luân xa đám rối thái dương có tám cuộn xoáy nhỏ hơn. Cuộn xoáy nhỏ khu trú ở nửa trái người, tại góc phần tư trên trái, trông tựa như một cái lò xo bật mạnh ra. Biến dạng nầy hiện ra trên suốt chặng đường đi ra tới vầng thứ bảy của hào quang. Hình 15-5B cho thấy đỉnh của một trong những cuộn xoáy nhỏ bị rứt ra. Tối đã chứng kiến hiện tượng nầy ở nhiều luân xa. Nó xuất hiện tại luân xa 1 sau khi bị một số chấn thương ở xương cụt. Nó xuất hiện tại luân xa đám rối thái dương sau khi xảy ra một chấn thương tâm lý nghiêm trọng. Nhiều lần nó xuất hiện như một chấn thương sau mổ tại luân xa nằm ở vùng tiến hành phẫu thuật. Hình 15-5C là một luân xa bị bít. Những người bị viêm họng đều có năng lượng tắc nghẽn màu tối tại luân xa tim. Ở ba ngưởi bị AIDS mà tôi quan sát được, luân xa 1 và luân xa 2 bị bít, và có trường hợp toàn bộ trường hào quang bị tắc nghẽn, kể cả vầng thứ bảy, tùy theo thời gian bịnh tiến triển. Một luân xa bị rách, như trình bày ở Hình 15-5D, xuất hiện trên các bịnh nhân ung thư mà tôi quan sát được. Một lần nữa, các dung mạo liệt kê ở đây đi tới được vầng thứ bảy. Một luân xa có thể bị rách, và ung thư có thể không hiện ra trong cơ thể cho đến hai năm sau hoặc hơn. Màn chắn được bảo vệ hoàn toàn bị rứt ra khỏi luân xa nầy. Ở những người bị thể ung thư nặng, tôi nhìn thấy vầng thứ bảy bị rách từ chân trên suốt chặn đường đi qua các luân xa 1,  2 và 3 và đi vào luân xa tim. Tác động  của vầng thứ bảy bị rách là làm thất thoát nhiều năng lượng qua trường hào quang. Thêm vào việc mất năng lượng, bịnh nhân còn là mục tiêu cho tất cả các loại ảnh hưởng bên ngoài làm tổn thương không chỉ về tâm lý mà còn cả về thể chất. Trường hào quang không có khả năng đẩy lùi sự đột nhập của những năng lượng không lành mạnh đối với hệ thống hấp thu. Hình 15-5E trình bày một ví dụ trong đó toàn bộ luân xa bị kéo sang một bên. Tôi thường hay gặp hiện tượng nầy tại luân xa 1, nơi mà người ta đã liên kết năng lượng của mình với đất chủ yếu qua một chân, trong khi chân kia bị yếu. Điều nầy thường phối hợp với tình trạng xương cụt trước đó đã bị ép sang một bên.
Bước đầu tôi cho rằng mỗi cuộn xoáy của luân xa cung cấp năng lượng cho một cơ quan đặc trưng. Tôi đã chú ý thấy  rằng mỗi lần có rối loạn ở tuyến tụy thì cũng có rối loạn tại một cuộn xoáy nào đó bên phiá trái của luân xa đám rối thái dương, ngay ở dưới cái có phối hợp với thoái vị khe, cỏn khi rối loạn xảy ra trong gan thì một cuộn xoáy khác trong  cùng luân xa bị tổn thương, cái nằm ở gần gan.
Hình 15-5F cho thấy một biến dạng xảy ra do sử dụng liệu pháp maratông quá mạnh. Sau một tuần điều trị theo nhóm cùng với cậu con nghiện ma túy, một bà trở về nhà với một cuộn xoáy bỏ ngỏ hình nêm. Nó nhợt nhạt, hầu như không xoay và không còn màn chắn bảo vệ. Từ khi tôi thấy ra vấn đề, một tuần sau khi thử nghiệm, tôi đã phục hồi được hào quang trước khi có thêm những thương tổn khác xảy ra. Giả thử trưóc đó tôi không làm như thế thì cuối cùng chắc chắn bà này đã có những vấn để ở gan, cơ quan liên quan đến cuộn xoáy bị suy yếu, hoặc là bà ta đã tự chữa trị bằng cách nào đó.
Có thêm nhiều dung mạo nữa có thể xảy ra. Như bạn có thể thấy, nhiều khi chỉ là những trường hợp lệch lạc cấu trúc đơn giản. Tôi đã nhìn thấy những luân xa rốt cuộc bị lộn trái từ trong ra ngoài, kích thước bị rộng ra hoặc thu hẹp lại rất dử. Tất cả cuối cùng đều dẫn đến bệnh tật và tất cả đều liên quan đến năng lượng ý thức hoặc biểu hiện hệ thống niềm tin và trải nghiệm của cá thể, như đã được luận bàn trên đây. Nói cách khác, bệnh tật ở vùng nào của trường hào quang thì sẽ tự biểu hiện ở mức ấy của ý thức. Mỗi biểu hiện là một hình thái nào đó của đau đớn, dù là thể chất, cảm xúc, tâm thần hay tâm linh. Đau đơn là cơ cấu gắn liền báo động cho ta chú ý có chuyện trục trặc để ta làm điều gì đó về chuyện này. Nếu ta không nghe bản thân trước , nếu ta cứ tiếp tục phớt lờ cái ta biết là mình muốn hoặc cần làm, thì cuối cùng bệnh tật sẽ giúp ta lắng nghe. Đau đớn dạy cho ta biết yêu cầu sự giúp đỡ và chữa trị, và vì thế nó là chìa khoá của việc giáo dục linh hồn.
Tập tìm ý nghĩa riêng của bệnh tật của bạn.
Câu hỏi chỉa khóa trong quá trình chữa trị rèn luyện là “Bệnh này đối với tôi có ý nghĩa gì? Nội dung thông điệp của thân thể gởi cho tôi? Tôi đã quên con người thực của mình như thế nào? Bệnh tật là câu trả lời đặc trưng cho câu hỏi: “Đau đớn này phục vụ tôi ra sao ?  
Ai cũng tạo ra bệnh tật ở chừng mực nào đó trong thân thể mình. Nếu bạn nhìn lại căn nguyên bạn sẽ thấy bao giờ bệnh tật cũng dựa trên chuyện ta quên con người thực của mình. Chừng nào mà ta còn tin rằng mình phải phân cách ra để cá thể hóa, thì ta còn tiếp tục tạo nên bệnh tật. Một lần nữa ta trở về điểm ta xuất phát - từ quan điểm toàn đồ về vũ trụ.
Điểm lại chương 15
1. Mối quan hệ giữa bệnh tâm thể và hào quang là gì?
2. Theo quan điểm trường năng lượng con người htì căn nguyên của mọi bệnh tật là gì?
3. Hãy mô tả cung cách mà bệnh tật được tạo nên qua trường năng lượng của con người.
Để làm động não.
4. Hãy dành một ít phút để chiêm nghiệm về cung cách mà quá trình bệnh tật có thể diễn ra trong thân thể bạn. Hãy mô tả nó.
5. Những niềm tin của ta đã định hướng các trải nghiệm của ta như thế nào, và trường năng lượng con người của ta giữ vai trò gì trong việc sáng tạo này? 

<< Chương 14 | Chương 16 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 990

Return to top