HÀO QUANG VÀ MÔ HÌNH LUÂN XA CỦA CÁC CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH CHỦ YẾU
Cấu trúc đặc tính là thuật ngữ mà nhiêù nhà tâm lý trị liệu thường dùng để mô tả một số loại thể chất và tâm lý của con người. Sau nhiêù quan sát và nghiên cứu, Wilhelm Reich kết luận rằng số đông những người được ông điều trị có thể xếp thành năm loại chính. Ông thấy những người có trải nghiệm tuổi thơ và quan hệ con cái/ bố mẹ giống nhau thì có thân thể như nhau. Ông cũng thấy những người có thân thể như nhau thì có động lực tâm lý cơ bản giống nhau. Các động lực này không những tùy htuộc vào loại quan hệ con cái/bố mẹ mà còn tùy thuộc vào tuổi của đứa trẻ khi nó bắt đâù trải nghiệm cuộc đời bị chấn thương mạnh đến nỗi trẻ bắt đâù ngăn chặn cảm nghĩ, do đó ngăn chặn dòng chảy năng lượng và phát triển hệ thống phòng vệ về sau sẽ trở thành quen thuộc đối với nó. Một chấn thường trải nghiệm trong dạ con sẽ bị ngăn chặn năng lượng và bị chống lại một cách khác hẳn so với một chấn thương trải nghiệm trong giai đoạn học nói, học ăn mặc hay trong giai đoạn phát triển cá tính. Điều này là tự nhiên thôi, bởi vì cá thể cũng như trường năng lượng của anh ta ở mỗi giai đoạn một khác (Xem Chương 8)
Trong phần này, tôi sẽ đưa ra một vài mô tả cơ bản của từng cấu trúc đặc tính, bao gồm nguyên nhân, các hình dạng thân thể cùng những dung mạo hào quang của chúng. Tôi cũng sẽ luận bàn về bản chất nhiệm vụ bản ngã cao cấp và nhiệm vụ cuộc đời riêng của mỗi cấu trúc trong khi nó được thực hiện. Bản ngã cao cấp và nhiệm vụ cuộc đời của mỗi người là duy nhất, nhưng một vài dạng tổng hợp có thể được tạo nên.
Bản ngã cao cấp của con người được coi như tia sáng siêu phàm bên trong hay bản thân Thượng đế bên trong mỗi cá thể, là nơi ta làm thành một với Thượng đế. Có một tia sáng siêu phàm torng mỗi tế bào của con người thể chất cũng như con người tâm linh của ta vốn chứa đựng ý thức siêu phàm bên trong đó.
Nhiệm vụ cuộc đời có hai hình thái. Trước tiên, ở mức cá nhân, có một nhiệm vụ cá nhân mang mục đích học hỏi để biểu thị các phần mới mẻ của đặc tính con người. Những phần nào của linh hồn không làm thành một với Thượng đế thì giúp tạo ra hoá thân đặc hiệu nhằm mục đích học hỏi phương thức làm thành một với tạo hóa mà vẫn giữ được cá tính. Nhiệm vụ trần gian là một quà tặng mà mỗi linh hồn đi vào cuộc đời thể chất này mang đến cho thế gian. Nhiều khi nó cũng tựa như nhiệm vụ cuộc đời trước đây đã đến một cách tự nhiên. Nghệ sĩ mang nghệ thuật, thầy thuốc mang tài chữa trị, nhạc sĩ mang âm nhạc, người mẹ mang dưỡng dục và yêu thương, v.v. Vào những lúc khác , con người phải phấn đấu qua nhiêù đôổ thay trong công việc, bước vào cái mà người đó cuối cùng có thể thực hiện trong nhiệm vụ cuộc đời của mình. Tài năng và sự trong sáng khi gánh vác nhiệm vụ cuộc đời tùy thuộc nhiều vào việc hoàn tất nhiệm vụ học hỏi cá nhân.
Thân thể con người là kết tinh của các trường năng lượng bao quanh trong thế giới thể chất, chúng vốn là một phần của mỗi con người . Những trường năng lượng này chứa đựng nhiệm vụ của mỗi linh hồn. Vậy có thể coi cấu trúc đặc tính như là kết tinh của những vấn đề cơ bản hoặc nhiệm vụ cá nhân mà con người đã chọn để hoá thân và giải quyết. Vấn đề nhiêm vụ được kết tinh trong thân thể và được giữ tại đó để cá thể dễ nhìn thấy mà tiến hành công việc. Bằng cách nghiên cứu cấu trúc đặc tính của mình vì nó liên quan đến thân thể, ta tìm ra được chìa khóa để tự chữa trị và tìm ra nhiệm vụ cá nhân cũng như nhiệm vụ trần gian của mình.
Căn bệnh cơ bản mà tôi thấy ở số đông người được tôi chữa từ trước tới nay là căm ghét bản thân . Theo tôi, căm ghét bản thân là căn bệnh bên trong cơ bản của mọi người, duy chỉ có điều sự căm ghét bản thân và sự không chấp nhận các biểu lộ của bản thân hiện ra như thế nào là tùy theo cấu trúc đặc tính khác nhau. Do chỗ ta hoạt động để hiểu thấu các động lực của mình ở mức hằng ngày, ta có thể học chấp nhận bản thân qua quá trình này. Ta có thể được sống nhiều năm bằng ý chí Thượng đế (Thượng đế trong ta), bằng sự thật và bằng yêu thương – đây là toàn bộ các bước đi của quá trình nhận thức bản thân, nhưng đến khi ta có yêu thương vô điều kiện thì ta vẫn chưa về đến nhà. điều này có nghĩa là khởi hành cùng với bản thân mình. Ta có thể yêu thương bản thân vô điều kiện được không, kể cả khi ta thấy những khiếm khuyết của mình? Ta có thể tha thứ cho bản thân được không, khi ta làm cho bừa bộn mọi thứ? Liệu ta có thể, sau khi làm bừa bộn mọi thứ, đứng thẳng lên và nói “Tốt, tọi sẽ học hỏi từ cái này này”. Tôi là con người của Thượng đế” “Tôi tự xếp mình lên ngang hàng với ánh sáng và vẫn đi qua bất cứ cái gì nó đòi hỏi, để tìm đường trở về với Thượng đế bên trong của mình và trở về nhà” Cứ thế, với ý nghĩa đó, ta hãy trở lại với các cấu trúc đặc tính, biết rằng việc đối thoại với những vấn đề sâu sắc hơn liên quan đến lý do tại sao mỗi chúng ta trước hết lại là một dạng hoặc một dạng phối hợp của cấu trúc đặc tính, chắc hẵn sẽ trải qua cả một đời người.
Công trình nghiên cứu mà BS AL Lowan và BS John Pierrakos cùng tiến hành đã xếp loại những diện mạo chủ yếu của cấu trục đặc tính ở các mức thể chất và nhân cách. Joihn Pierrakos thêm vào đó các diện mạo tâm linh và năng lượng. Ông thay đổi định nghĩa cáccấu trúc đặc tính bằng cách thêm chiều tâm linh của nhân loại vào những yếu tố đơn thuần sinh học và bệnh tật mà Reich đã phát triển. Góp phần vào công trình naỳ, Pierrakos liên hệ chức năng luân xa với các cấu trúc đặc tính. Tôi nâng cao thêm công trình nghiên cứu ấy và phát triển các mô hình hào quang chung của từng cấu trúc đặc tính, như được trình bày torng các hình 13-5 tới 13-8, và các hệ thống hòng vệ năng lượng trình bày trong Chương 12.
Các hình 13-1. 13-2 và 13-3 trình bày các bảng cho thấy những đặc tính chủ yếu của mỗi cấu trúc. Các bảng này được sưu tập nhờ lớp huấn luyện về năng lượng sinh học của BS Jim Cos năm 1972 và lớp huấn luyện về năng lượng nòng côt của BS John Pierrakos năm 1975 mà tôi đã được học. Tôi thêm phần thông tin trường năng lượng rút ra từ công trình nghiên cứu bản thân.
Cấu trúc tâm thần phân lập,
Cấu trúc đặc tính đâù tiên đầu tiên với nghĩa là điểm ngắt chủ yếu của dòng năng lượng sống xảy ra trước nhất) được mệnh danh là cấu trúc tâm thần phân lập. Trong trường hợp này, trải nghiệm chấn thương đầu tiên xảy ra trước khi đứa bé chào đời, lúc mới lọt lòng hoặc vài ba ngày sau khi sinh: Chán thương thường tập trung xung quanh một vài thái độ thù nghịch nhận trực tiếp từ bố hoặc mẹ. chẳng hạn sự tức giận của bố mẹ, bố mẹ không muốn có con hoặc chấn thương trong quá trình sinh nở chẳng hạn như người mẹ bị phân cách với con về mặt cảm xúc và đứa trẻ cảm thấy bị bỏ rơi. Phạm vi những sự kiện như vậy rất lớn, một sự phân cách mẹ con không đáng kể có thể gây chấn thương mạnh cho đứa trẻ nhưng lại không mảy may ảnh hưởng đến đứa khác. Điều này có liên quan đến bản chất của linh hồn nhập và nhiệm vụ mà nó chọn cho bản thân trong cả cuộc đời.
NHỮNG DIỆN MẠO CHÍNH CỦA TỪNG CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH
BẢN CHẤT NHÂN CÁCH
Hình 13-2
NHỮNG DIỆN MẠO CHÍNH CỦA TỪNG CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH
HỘ THỐNG THỂ CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Hình 13
NHỮNG DIỆN MẠO CHÍNH CỦA TỪNG CẤU TRÚC ĐẶC TÍNH
QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI NHAU
Phòng vệ năng lượng tự nhiên dùng để chống lại chấn thương đó vào giai đoạn này của cuộc đời chỉ đơn giản là quay lui về thế giới tâm linh nơi linh hồn xuất phát. Phòng vệ được phát triển và sử dụng cho loại cấu trúc đặc tính này, cho đến khi người này dễ dàng rút lui vào một nơi nào đó “ở xa”, bên trong thế giới tâm linh (xem hình 12-3). Phòng vệ đó trở nên quen thuộc, và người này sử dụng nó trong bất cứ tình huống nào mình cảm thấy bị đe doạ. Để bù đắp cho phòng vệ của mình là bay đi xa, anh ta cố gắng giữ chặt bản thân lại ở mức nhân cách. Lỗi lầm căn bản của người naỳ là sợ - sợ mình không có quyền tồn tại. Trong khi tương tác với người khác, có thể là với thầy thuốc hay bạn bè, anh ta thường ăn nói bằng một ngôn ngữ đã phi nhân cách hoá, bằng những từ tuyệt đối và có khuynh hướng tri thức hoá. điều này chỉ dẫn đến thêm nhiều trải nghiệm tách mình ra khỏi cuộc đời và không thực sự tồn tại.
Khi người này tự mình đến xin chữa bệnh, lời than phiền ra mắt sẽ là nhiều nỗi sợ hãi và lo âu. Trong hoạt động chữa trị, lối thoát phải ở chỗ bệnh nhân cảm thấy mình tồn tại, anh ta phải cảm nhận sự hòa hợp, nhưng để sống sót anh ta tin rằng mình phải tách ra. Như vậy, anh ta có ý đồ tiêu cực là tách ra. Điêù đó tạo nên dâú nối kép “Tồn tại có nghĩa là chết” Để giải quyết vấn đề này trong điêù trị, anh ta cần tăng cường biến giới xác định con người thực của mình và cảm thấy được sức lực của mình trong thế giới thế chất.
Trong quá trình điều trị, sau khi bệnh nhân ngừng cố gắng tỏ ra cho thầy thuốc biết rằng mình là chàng trai dễ chịu, và bắt đâù hoạt động, lớp thứ nhất của nhân cách mà ta bắt gặp được sẽ là phần trách móc, đôi khi gọi là cái mặt nạ, nói: “Tôi sẽ bác bỏ anh trước khi anh bác bỏ tôi. “Sau khi tiến hành thao tác bới sâu vào nhân cách, các xúc cảm cơ bản, đôi khi được mệnh danh là bản nhã bậc thâấ hoặc bản ngã bóng ,sẽ nói: “Anh cũng không tồn tại” Sau đó, khi bắt đâù giải quyết vấn đề thì phần phát triển cao hơn của nhân cách. Đôi khi được mệnh danh là quyền lực bậc cao hay bản ngã cao cấp của nhân cách, nỗi bật lên và nói: “Tôi có thực” .
Những người có các đặc tính tâm thần phân lập có thể dễ dàng rời bỏ thân thể mình và làm như vậy hết sức đêù đặn. Ở mức thân thể, kết quả cho thấy một thân thể hiện ra như một kết hợp các mảnh không gắn chặt hoặc hợp nhất với nhau. Những người này thường cao và gầy, song một số trường hợp lại to béo. Sự căng thẳng bên trong có khuynh hướng thể hiện thành nhiêù quầng quanh thân thể. Các khớp thường là yêú, và thân thể thường ở trang thái mất phối hợp, tay và chân lạnh. Họ thường hoạt động quá mức và không liên kết với đất . Có một tắc nghẽn chủ yếu ở cổ, gần nền sọ, thường có màu xanh xám thẫm. thường có năng lượng vọt ra khỏi nền sọ. Nhiều khi có xoắn vặn trong cột sống, gây nên bởi thói quen vặn mình len lách để tránh thực tại vật chất khi người đó bay ra một phần khỏi thân thể. Cổ tay, mắt cá chân và vắp chân yếu ớt và thường không liên kết với đất. Một vai có thể to hơn vai kia (thậm chí khi người đó không chơi tennis). Nhiêù khi đâù nghoẹo về một bên , và ánh mắt nhìn mơ màng như thể một phần của người này nằ tận đâu đâu. Anh ta như vậy đấy. Có thể đôi khi anh ta nói chuyên “dễ bong ra từng mảnh”. Nhiều người trong số này bắt đầu thủ dân từ khi còn bé. Cho rằng con đường liên kết với sinh lực là qua bản năng sinh dục của họ. Điêù này giúp họ cảm thấy mình “đang tồn tại” trong khi họ không thể liên kết được với người khác ở xung quanh.
Cái mà người có đặc tính tâm thần phân lập tránh xa qua việc sử dụng hệ thống phòng vệ của mình là là nỗi khiếp sợ nội tâm, khiếp sợ bị hủy diệt. Cố nhiên anh ta không thể xử lý được điêù đó như đứa trẻ bởi vì anh ta hoàn toàn lệ thuộc vào những ai làm cho anh ta kinh hải hoặc những ai mà anh ta cảm thấy hoàn toàn bỏ rơi mình giữa giờ phút trọng đại khó khăn nhất là quá trình lọt lòng. Như một đứa trẻ, người có đặc tính tâm thần phân lập cản nhận sự thù nghịch trực tiếp của ít nhất là bố hoặc mẹ, những người mà anh ta dựa vào để sống sót. Trải nghiệm này khởi đâù cho nỗi khiếp sợ về sống còn của anh ta.
Người có đặc tính tâm thần phân lập có thể tìm được cách thoát khỏi nỗi khiếp sợ bị hủy diệt trong nội tâm mình khi mà anh ta, với tư cách người lớn, nhận ra rằng nỗi khiếp sợ của mình hiện tại có liên quan với cơn thịnh nộ nội tâm hơn là với cái gì khác. Cơn thịnh nộ bắt nguồn từ việc tiếp tục trải nghiệm thế giới như là một nơi lạnh lẽo, thù nghịch mào ở đó sự cô lập được áp đặt lên bất cứ người nào muốn sống sót. Một phần trong con người có đặc tính tâm thần phân lập hoàn toàn tin rằng điều đó là tính chất của thực tại vật chật. Bên dưới cơn thịnh nộ này là nỗi đau ghê gớm biết rằng cái mà anh ta cần là được người khác yêu thương, quan hệ đầm ấm và nuôi dưỡng nhiệt thành; nhưng nhiêù trường hợp anh ta đã không tạo nên được cái đó trong đời mình
Nỗi khiếp sợ của người này là ở chỗ cơn thinh nộ của chính anh ta thường làm cho anh ta thổi tung các mãnh vụn sẽ bay rắc vào vũ trụ. Chìa khóa cho người này là dần đần đối mặt với cơn thịnh nộ của bản thân mà không cần bay đi xa để phòng vệ. Nêú anh ta có thể đứng trên mặt đất và để cho nỗi khiếp sợ và cơn thịnh nộ đi ra ngoài, thì anh ta sẽ làm nhẹ bớt nỗi đau cũng như khát vọng được liên kết với người khác và sẽ tìm chỗ để cho lòng yêu thương bản thân đi vào. Yêu thương bản thân đòi hỏi thực hành. Tất cả chúng ta đều cần đến nó, không kẻ ta có thể thuộc loại kết hợp cấu trúcđặc tính nào. Yêu thương bản thân bắt nguồn từ chỗ sống theo cung cách nào đó để không tự phản bội. Nó bắt nguồn từ chỗ sống theo sự thật nội tại, cho dù sự thật đó là gì chăng nữa. Nó bắt nguồn từ chỗ không tự phản bội. Có thể thực hành nó qua các bài tập đơn giản về yêu thương bản thân đượcđề ra trong đợt chữa trị cuối cùng.
Trường năng lượng của cấu trúc tâm thần phân lập
Cấu trúc tâm thần phân lập được biểu thị chủ yếu bằng những điểm gián đoạn của trường năng lượng, tựa như những mất cân bằng và đứt gãy. Năng lượng chủ yếu của người này được giữ sâu trong cốt lõi của người đó và thường bị đông cứng lại cho đến khi liệu pháp và thao tác chữa trị được tiến hành để giải phóng nó. Hình 13-4 cho thấy ranh giới mõng manh và đứt đoạn của cơ thể etheric thuộc cấu trúc này cùngvới những chỗ rò năng lượng ở các khớp. Màu của nó thường là xanh rất nhạt. Vầng kế cận và các cơ thể tâm thần hiện ra, có lúc bị giữ chặt và đông cứng, có lúc chuyển động vòng quanh bừa bãi mà không có cân bằng năng lượng phải trái trước sau. Thường là trường sáng hơn với nhiều năng lượng hơn ở một nửa thân và ở phía sau đầu. Các cơ thể tâm linh của người cóđặc tính tâm thân2 phân lập thường khoẻ và sáng với những màu sắc chói lòa ở vầng hào quang thứ sáu hay cơ thể thượng giới. Hình thaí bầu dục hay vầng ketheric mẫu thường hiện ra rất sáng, với màu của bạc hơn là của vàng. Ranh giới của nó thường lan tỏa và không được bơm căng hoàn toàn, với hình quả trứng thu hẹp ở phía chân tại đây nhiêù lúc thấy ốm yếu.
Mất cân bằng hào quang, chủ yếu thấy được ở ba cơ thể bên dưới, lan tới các luân xa qua thao tác chữa trị; nhiêù luân xa xoay ngược chiều kim đồng hồ. Điều đó có nghĩa là chúng phân phát nhiêù năng lượng hơn là thu nhận vào. Luân xa bị nhiễu loạn tương ứng với những phẩm chất trongcấu trúc đặc tính đòi hỏi cải biến. những luân xa xoay thuận chiêù (khai mở) thường không cân đối, chứng tỏ rằng chúng cũng không hoạt động một cách cân bằng dù có “khai mở” chăng nữa. Năng lượng chảy quam ột phần của luân xa sẽ nhiều hơn ở phần kia. Mất cân bằng này thưởng xảy ra một bên; nghĩa là năng lượng chảy qua phía trái phía phải của luân xa có thể nhiều hơn phiá trái . Do vậy, người này thường có khuynh hướng trở nên hoạt bát hơn hoặcthậm chí có thể trở nên hung hăng hơn là dễ tiếp thu tại khu vực do mô tả ở Chương 10 bằng thuật ngữ “phân tách hoạt bát/ dễ tiếp thu” Một hình chéo hay elip ghi được bằng con lắc biêủ thị một luân xa mất cân đối xuất hiện trước mắt nhà thấu thị, như được trình bày trong Hình 13-4.
Các Luân xa thường khai mở là trung tâm sinh dục phía sau (luân xa 2), đám rối thái dương (luân xa 3), trán (luân xa 6) và đỉnh đầu (luân xa 7). Các trung tâm thứ saú và thứ bảy phối hợp với trí năng tâm thần và phi thể chất mà anh ta thường toàn tâm hướng tới trong cuộc đời mình. Người này cũng hoạt động thông qua ý chí (luân xa 2). Các dung mạo luân xa này biến thiên và thay đổi trong suốt công cuộc cải biến của con người, Khi cá thể khai mở sâu vào chiều thứ ba và cuộc sống thể chất thì càng có thêm luân xa khai mở. Nhiêù khi trung tâm sinh dục phía sau không khai mở lúc bắt đâù thao tác.
Phần dưới của Hình 13-4 cho thấy mức độ tương đối của năng lượng sáng hoạt động trong khu vực não. Sáng chói nhất, hoạt động mạnh nhất là vũng chẩm (vùng phía sau đầu), và kém nhất là vùng trán. hoạt động mạnh thứ nhì là con mắt thứ ba và vùng não thất ba, được liên kết với nhau bằng một nhịp câù sáng choí. rồi đến các thùy bên của não phối hợp với ngôn ngữ. Có những vùng não khá rộng hiện ra kém hoạt động.
Có thể thâý năng lượng thấp ở vùng trán biêủ lộ trong cái nhìn trống rỗng. “Không còn đấy”, thường gặp ở người có đặc tính tâm thầm phân lập. Anh ta thường hướng năng lượng của mình đi lên dọc theo cột sống và ra khỏi vùng chẩm (phía sau đâu) tạo nên một chỗ phình năng lượng về phía sau đầu. Đó là cách tránh né các tiếp cận tại-đây-và-bây-giờ trong bình diện thể chất.
Các hệ thống phòng vệ năng lượng được người có đặc tính tâm thần phân lập sửdụng chủ yêú là dạng con nhím, dạng rút lui và dạng ngay cạnh nó, như mộ tả ở Chương 12, Hình 12-3. Dĩ nhiên là người có bất cứ cấu trúc nào đêù có thể sử dụng các dạng phòng vệ khác nhau vào những thời điểm khác nhau.
Bản ngã cao cấp và nhiệm vụ cuộc đời của đặc tính tâm thần phân lập
Trong quá trình sinh trưởng của con người, điều quan trọng thường xuyên là phải hết sức trung thực đối với bản thân cũng như đối với những thiếu sót của bản thân để mà tác động lên nhằm cải biến chúng. Nhưng sẽ không có lợi cho sức khỏe nêú dừng lại quá lâu với những tiêu cực của bản thân. Luôn luôn phải cân bằng sự chú ý đến những phần cải biến đó, kèm theo quan tâm tìm ra bản hcất của bản ngã cao cấp, ủng hộ nó, đề cao nó và để cho nó tiến về phía trước. Sau rốt là sẽ tiến hành cải biến nào, phải không?
Những người thuộc đặc tính tâm thần phân lập hoặc có ít nhiều đặc tính này trong bản chất nhân cách của họ thường là những người rất tâm linh. Họ có cảm nhận sâu sắc về mục đích sâu xa của cuộc đời. Nhiều khi họ cố gắng tìm cách đưa thực tại tâm linh vào cuộc sống thế tục của những người xung quanh. Họ là những người rất sáng tạo có nhiêù tài năng và nhiêù ý đồ sáng tạo, có thể ví họ như một lâu đài dẹp có nhiều phòng, từng phòng được trang hoàng một cách trang nhã và phong phú theo một phong cách, một nền văn hóa và một thời đại riêng. Phòng nào cũng thanh lịch đúng cách của nó vì người có đặc tính tâm thần phân lập đã trải qua nhiều cuộc đời trong đó anh ta phát triễn một phạm vi rộng lớn các tài năng (những căn phòng được trang trí). Vấn đề là ở chỗ các căn phòng không có cửa thông nhau. để đi từ phòng nọ sang phòng kia, người có đặc tính tâm thần phân lập phải leo ra ngoài cửa sổ, xuống thang rôì lại theo thang bước lên cửa sổ mà vào phòng kế cận. Điêù này thật bất tiện. Người có đặc tính tâm thần phân lập cần hợp nhất bản chất của mình để tạo cửa thông thương giữa các căn phòng đẹp đẽ naà, như vậy anh ta mơi dễ dàng đi vào được tất cả các phần của bản chất mình.
Noí chung, người ta có thể nói rằng nhiệm vụ cá nhân của người có đặc tính tâm thần phân lập có liên quan đến việc đối phó với nỗi khiếp sợ và cơn thịnh nộ nội tâm vẫn ngăn cản anh ta cụ thể hóa những khả năng sáng tạo to lớn của mình. Hiện tại, nỗi khiếp sợ và cơn thịnh nộ giữ cho các phần của con người anh ta tách biệt ra, bởi vì anh ta sợ rằng mọi tài năng sáng tạocủa mình sẽ cùng ập đến mạnh mẽ. Nhiệm vụ anh ta cũng liên quan đến việc cụ thể hóa hay khắc hoạ tính tâm linh của anh ta trong thế giới vật chất. Có thể điều này được tiến hành qua sự sáng tạo của anh ta, chẳng hạn như viết văn, phát minh sáng chế, giúp đỡ mọi người, v.v. Nhưng những nhiệm vụ này rất riêng tư và không cần phải phổ biến ra.
Cấu trúc mồm miệng. Đặc tính mồm miệng được tạo ra khi sự phát triển bình thường bị ngưng lại trong suốt giai đoạn học nói. Nguyên nhân là sự bỏ rơi. Giữa tuổi thơ, anh ta trải nghiệm tình trạng mất mẹ bằng chết chóc, bệnh tật hoặc thoái bộ. Người mẹ ban phát cho con nhưng không đủ. Nhiều khi người mẹ "làm ra vẻ" ban phát - hoặc ban phát bất đắc dĩ. Đứa trẻ bù vào mất mát đó bằng cách trở nên "độc lập" quá sớm, nhiều khi bằng cách nói chuyện hoặc dạo chơi quá sớm trước tuổi. Như vậy, trẻ trở nên lẫn lộn về cảm thụ và sợ không dám đòi hỏi cái mà nó thực sự cần bởi vì từ sâu trong nội tâm nó đã chắc chắn là sẽ không được đáp ứng. Các cảm nghĩ về nhu cầu được chăm sóc dẫn đến tính lệ thuộc, khuynh hướng bám víu, lòng tham và tính hung hăng có mức độ. Đứa trẻ bù lại bằng một ứng xử độc lập, ứng xử này sẽ tan tành dưới tác dộng của stress. Tính dễ tiếp thu của nó sau đó trở thành tính tiêu cực hằn học, và tính hay gây gổ trở thành tính tham lam.
Người có cấu trúc mồm miệng về cơ bản là người bi tước đoạt, cảm thấy trống rổng và không muốn lãnh trách nhiệm. Thân thể thì không phát triển, bắp thịt dài, mỏng, nhẽo và suy sụp trong tình trạng ốm yếu. Người nầy không có vẽ người lớn và thành thực, ngực lép nhạt nhẽo, hơi thở nông, và có thể cặp mắt cứ hút lấy năng lượng của bạn. Về phương diện tâm lý động lực học, nhân cách này bám chặt và níu lấy người khác để chống lại nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Người này không thể sống một mình, trải nghiệm một nhu cầu cường điệu về nhiệt tình và sự ủng hộ của người khác. Anh ta tìm cách lấy những cái đó từ "bên ngoài " nhằm bù đáp cho cảm giác kinh khủng về nỗi trống trảI nội tâm. Anh ta nén những cảm nghĩ dữ dội; về khát vọng và gây gổ. Cơn thinh nộ của anh ta đối với sự bỏ rơi được kìm giữ. Anh ta sử dụng bản năng sinh dục để được tiếp xúc.
Người có cấu trúc mồm miệng đã trải nghiệm nhiều thất vọng trong đời, nhiều phen bị từ chối khi anh ta thử chìa tay ra. Do đó anh ta cay đắng thấy rằng mình có kiếm được cái gì chăng nữa cũng chẳng bao giờ đủ. Anh ta không thể thỏa mãn vì anh ta tìm cách thỏa mãn khát vọng nội tâm mà mình đã khước từ bằng cách bù lại bằng một cái gì đó. Ở mức nhân cách, anh ta đòi hối được cúc dục và đền đáp.Trong khi tương tác với người khác, anh ta thường phát biểu bằng những câu hỏi gián tiếp gợi ý sự chăm sóc của người khác. Nhưhg điều này không làm anh ta hài lòng bởi vì anh ta là người lớn chứ không phải trẻ con.
Lời than phiền ra mắt của anh ta khi bước vào điều trị là thụ động và mệt mỏi. Trong thao tác chữa bệnh, lối thoát là tìm ra được sự nuôi dưỡng trong cuộc đời. Nhưng để làm cho các nhu cầu của mình được đáp ứng, anh ta tin rằng mình có cơ phải chiu sự từ bỏ hoặc chịu sự giả vờ của người khác. Như vậy ý đồ tiêu cực của anh ta sẽ là “Tôi sẽ làm anh đưa cái đó cho tôi." hoặc”Tôi không cần đâu." Điều này lần lượt tạo nên một dấu nối kép Nếu tôi đòi hỏi thì không phải là yêu thương; nếu tôi không đòi hỏi thì tôi lại không được." Để giải quyết vấn đề nầy trong điều trị, anh ta cần tìm ra và thừa nhận các nhu cầu của mình và học cách sống cuộc đời của mình theo lối nào đó để các nhu cầu này được đáp ứng. Anh ta cần học cách dựa vào sức mình là chính.
Trong quá trình điều tri, lớp thứ nhất của nhân cách mà ta bắt gặp sẽ là cái mặt nạ. Nó nói "Tôi không cần bạn." hoặc Tôi sẽ không đòi hỏi." .Sau khi tiến hành thao tác đào bới sâu hơn vào nhân cách thì bản ngã bậc thấp hoặc bản ngã bóng sẽ nói: "Hãy chăm sóc tôi." Sau đó, khi bắt đầu giải quyết thì bản ngã cao cấp của nhân cách hiện ra để nói: "Tôi thỏa mãn, no nê."
Trường năng lượng của cấu trúc mồm miệng. Người có cấu trúc đặc tính mồm miệng (hình 13-5) có khuynh hướng có một trường năng lượng bị suy yếu phẳng lặng và yên tĩnh. Năng lượng chủ yếu khu trú ở đầu. Vầng etheric bị giữ sát mặt da và màu cũng nhạt. Cơ thể cảm xúc cũng bị giữ chặt, ít màu sắc và có đặc tính suy yếu toàn bộ. Cơ thể tâm thần sáng và thường có màu hơi văng. Các vầng bên trên của hào quang không thật sáng. Hình thái quả trứng ở ngoài cùng (vầng thứ bảy) không được bơm hoàn toàn, không sáng, có thêm một lớp sáng óng vàng ánh bạc thêm vào phần bên cạnh màu bạc, và suy yếu ở xung quanh vùng chân.
Các luân xa phần lớn có thể bị bịt hoặc mất năng lượng ở người có dạng đặc tính mồm miệng chưa được qua quá trình thao tác mấy. Chắc là anh ta thường hay có trung tâm đỉnh đầu và trán khai mở hơn cả, điều này giải thích tính trong sáng. tâm thần và tâm linh của anh ta. Nếu người này đã tiến hành thao tác phát triển của cá thể thì có thể anh ta có trung tâm tình dục phía trước cũng khai mở như vậy. Do đó anh ta quan tâm đến tình dục và có một số cảm nghĩ về tình dục.
Dung mạo hoạt động trong trường năng lượng của anh ta ở đầu được chỉ rõ ở cuối Hình 13-5. Điều đó cho thấy phần lớn năng lượng khu trú ở các thùy trán và thùy bên của não, và năng lượng thấp nhất ở phần sau của vùng chẩm. Do vậy mà người có đặc tính mồm miệng tập trung vào hoạt động trí óc và ngôn từ chứ không tập trung vào hoạt động thể chất.
Các cơ chế phòng vệ được người có đặc tính mồm miệng sử dụng chủ yếu là các dạng khước từ miệng, hút vào, và dạng mũi tên mồm có thể được dùng để gây chú ý hơn là kích động cơn thịnh nộ, nghĩa là không giống như phương thức mà những mũi tên mồm do ngườI có cấu trúc thống dâm sử dụng, như đã nói rõ trong chương 12.
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp
của cấu trúc mồm miệng. Người có đặc tính mồm miệng cần học hỏi lòng tin cậy vào sự phong phú của vũ trụ và đảo ngược quá trình tước đoạt. Anh ta cần cho . Anh ta cần từ bỏ vai trò nạn nhân và thừa nhận cái anh ta có được. Anh ta cần đối mặt với nỗi sợ phải sống một mình, đi sâu vào khoảng trống bên trong và thấy nó sóng đôi với cuộc đời. Khi anh ta thừa nhận những nhu cầu của chính mình và dựa vào sức mình là chính thì bấy giờ anh ta sẽ có thể nói: « Tôi có cái đó." và để cho năng lượng nòng cốt khai mở và tuôn chảy.
Viễn tượng bên trong của người có đặc tính mồm miệng giống như một dụng cụ âm nhạc tinh tế, như một cây đàn vĩ-cầm Stradivarius. Anh ta cần chỉnh âm một cách chính xác cho nhạc cụ của mình và sáng tác bản giao hưởng của chính mình. Khi anh ta chơi giai điệu duy nhất của mình trong bản giao hưởng của cuộc đời thì anh ta sẽ được đền đáp. Khi bản ngã cao cấp được giải phóng, người có đặc tính mồm miệng có thể sử dụng tốt trí thông minh của mình vào công việc sáng tạo trong nghệ thuật và khoa học. Anh ta sẽ là một nhà giáo có thiên tính vì quan tâm đến nhiều việc đến thế, và có thể liên kết thường xuyên điều anh ta biết với yêu thương đi thẳng từ trái tim.
Cấu trúc thái nhân cách Trong tuổi ấu thơ, người có cấu trúc thái nhân cách trải nghiệm sự quyến rũ kín đáo của bố (nếu là con gái) hoặc của mẹ (nếu là con trai) - khác giới. Người bố hay người mẹ này cần đến mọi điều ở trẻ. Người có cấu trúc thái nhân cách làm thành bộ ba cùng với bố mẹ và thấy khó mà nhận được sự ủng hộ của mẹ (nếu là con gái) hay cha bố (nếu là con trai) – cùng giới. Người nầy đứng về phía người khác giới, không thể có được cái mình cần, cảm thấy bị phản bội rồi bù lại theo lối vận động bố hoặc mẹ bằng mánh khóe.
Đáp lại tình thế đó, người này tìm cách kiểm soát người khác bằng bất cứ cách thức nào. Để làm việc ấy, người này phải chống chế, thậm chí nói dối nếu cần. Người này đòi hỏi sự ủng hộ và khuyến khích, nhưng trong khi tương tác với người khác lại thường hay áp đặt sự vận động ấy, như "Bố (mẹ) phải..." để gợi ý cho họ phục tùng mình. Cách ứng xử đó không thu hoạch được sự ủng hộ.
Trong diện mạo tiêu cực của mình, người có cấu trúc nói trên có xu hướng mãnh liệt vươn tới quyền lực và nhu cầu thống trị người khác. Người này có hai biện pháp để đạt tới quyền lực đó: bắt nạt và áp đảo hoặc đục khoét bằng quyến rũ. Nhiều khi giới tính của người nầy là thù nghịch với nhiêu ý nghĩ kỳ cục. Người đã đầu tư vào một bức tranh tưỏng tượng về bản thân và có những cảm nghĩ rõ rệt về sự hơn người của mình và khinh miệt kẻ khác, cái vẫn che đậy cho những cảm nghĩ sâu sắc về sự thấp kém của bản thân.
Lời than phiền ra mắt của anh ta lúc bước vào chữa bịnh là mình có những cảm giác thất bại. Người nầy muốn thăng cuộc. Nhưng được ủng hộ có nghĩa là đầu hàng, và người nầy tin rằng điều đó có nghĩa là thất bại. Như vậy ý đồ tiêu cực của người nầy là " Ý muốn của ta phải được thực hiện ». Cái đó tạo nên một dấu nối kép « Tôi phải đúng hoặc tôi chết ». Để giải quyết được vấn đề ấy trong điều trị, người nầy cần phải học tin cậy.
Trong quá trình điều trị, lớp thứ nhất của nhân cách mà ta bắt gặp thường là cái mặt nạ. Nó bảo : “Tôi đúng, bạn sai” . Sau khi đào bới sâu hơn vào nhân cách, bản ngã bậc thấp hay bản ngã bóng sẽ nói : «Tôi sẽ kiểm soát bạn». Khi bắt đầu quyết định thi bản ngã cao cấp của nhân cách hiện ra để bảo : “Tôi chịu thua”.
Nửa thân trên dường như nổ tung, và thiếu dòng chảy giữa nửa thân trên và nửa thân dưới. Vùng chậu của người nầy nạp thiếu năng lượng, lạnh và bị giữ chặt. Có căng thẳng nghiêm trọng ở vai, nền sọ và mắt ; chân yếu, và anh ta không có liên kết với đất. Người có cấu trúc thái nhân cách chống lại nỗi sợ hỏng việc và thất bại. Người nầy bị giằng xé giữa tình trạng lệ thuộc vào người khác và nhu cầu kiểm soát họ. Người nầy sợ bị kiểm soát và bị sử dụng, sợ bị đặt vào tư thế nạn nhân là điều sỉ nhục cho mình ghê gớm. Bản năng sinh dục được sử dụng vào trò chơi quyền lực ; niềm vui so với sự chinh phục chỉ là phụ. Người nầy tìm cách không biểu lộ nhu cầu bằng cách làm cho người khác cần đến mình.
Trường năng lượng của cấu trúc thái nhân cách. Năng lượng chủ yếu khu trú ở nửa thân trên. Mức năng lượng của người nầy lúc đầu là hoạt động quá mức và sau đó suy sụp. Người có cấu trúc thái nhân cách (Hình 13-6) có một trường hào quang chung bị suy yếu ở đáy tại tất cả các mức hào quang và được tăng lực ở chóp ; vậy là hình quả trứng cũng bị vặn vẹo như thế. Vầng etheric kém dầy dặn về phía chân và nhìn chung có màu sắc xanh sậm hơn và tông màu khỏe hơn là phía sau. Cơ thể cảm xúc ở chóp cũng dầy dặn hơn. Cơ thể tâm thần nhô về phía trước thân thể hơn là phía sau, trong khi cơ thể cảm xúc có thể hiện ra có chỗ phình ở trung tâm ý chí khu trú giữa hai xương bả vai thường giản rộng. Ở nửa trên, các vầng hào quang bên trên cũng khỏe hơn và sáng hơn.
Dung mạo luân xa ở cấu trúc thái nhân cách thường cho thấy các trung tâm ý chí khai mở tại vai và nền cổ, với những trung tâm ý chí nằm giữa hai xương bả vai cực kỳ rộng và sử dụng quá mức, trung tâm trán và trung lâm đỉnh đầu khai mở, còn phần lớn các trung tâm khác, đặc biệt các trung tâm cảm giác, đều bị bít. Trung tâm sinh dục phía sau có thể khai mở một phần. Như vậy là người này chủ yếuhoạt dộng bằng năng lượng tâm thần và ý chí. Hoạt động năng lượng ở não mạnh và sáng sủa trong các thùy trán, giảm về phía sau đầu, rất yên tĩnh và thường có màu tối trong vùng chẩm. Điều đó cho thấy người này quan tâm chủ yếu đến mục tiêu trí tuệ chứ không quan tâm đến hoạt động thân thể nào khác hơn nhằm phục vụ cho ý chí năng động. Trí tuệ cũng được sử dụng để phục vụ ý chí. Vấn đề là ở chỗ: Từ các thùy trán hoạt động mạnh mẽ, người thái nhân cách thò những cái ngoắc năng lượng ra hướng vào đầu người khác để tóm lấy họ, theo dạng phòng vệ chộp lấy. Người nầy cũng tiến hành một số lần dạng khước từ miệng; cũng có thể nổi trận lôi đình giống như cơn thinh nộ sử dụng trong dạng phòng vệ cuồng loạn, nhưng trong một hình thái năng lượng được kiềm chế, được cân bằng, không mang tính chất hỗn loạn như vậy.
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp
của đặc tính thái nhân cách – Người có đặc tính thái nhân cách cần tìm ra sự đầu hàng thực sự bằng cách xả dần và để cho nửa thân trên được thoải mái và xả dần khuynh hướng kiểm soát người khác, và bằng cách nhượng bộ con người sâu lắng bên trong cùng các xúc cảm tình dục của mình. Với cái đó,người này có thể thỏa mãn khát vọng được hiện hữu trong thực tại, tiếp xúc với bạn bè và cảm nghĩ như một con người. Viễn tượng bên trong của đặc tính thái nhân cách đầy những điều kỳ quặc phiêu lưu về danh dự. Tại đây, người chiến thắng là những ai có lẽ phải và trung thực nhất. Thế giới vẫn xoay quanh các giá trị cao quý được nâng lên bằng sự bền gan và lòng dũng cảm. Người này ao ước được mang điều ấy vào môi trường thể chất trong thế giới thực của mình bằng cách ấy. Một ngày nào đó người này sẽ làm được.
Khi những năng lượng bản ngã cao cấp của mình được giải thoát. người này rất trung thực và chính trực. Trí tuệ phát triển cao của người này có thể được sừ dụng vào việc giải quyết các bất đồng bằng cách giúp đỡ người khác tìm ra sự thật của họ. Qua tính trung thực của mình, người này có thể dìu dắt người khác trở nên trung thực. Người này có khả năng quản lý những dự án phức tạp và có trái tim lan
tràn ngập yêu thương.
Câú trúc thống dâm Trong tuổi thơ, yêu thương mà nhân vật có cấu trúc thống dâm nhận được là yêu thương có điều kiện. Mẹ anh ta thống trị và xả thân - thậm chí cho cả việc điều khiển các chức năng ăn uống và bài tiết của con cái. Đứa trẻ đi đến chỗ cảm thấy có lỗi mỗi khi nó tự khẳng định hay thử tuyên bố quyền tự do của mình. Mọi cố gắng của nó nhầm chống lại sức ép kinh khủng đè lên nó đều bị dẹp tan; bấy giờ nó cảm thấy mắc bẫy, thất bại và chịu sỉ nhục.Phản ứng lại tình huống này, nó tự kìm nén cảm nghĩ và sáng tạo. Thực tế là nó tìm cách tự kìm nén mọi thứ. Điều này dẫn đến tức giận và căm ghét. Nó đòi hỏi được tự do, nhưng khi tương tác với người khác, nó sử dụng những từ ngữ lịch sự biểu lộ ra cùng với một nỗi chán ghét rằn ri nhầm lui kéo người khác một cách gián tiếp. Điều này làm cho người khác trêu chọc nó. Rồi việc trêu chọc cho phép nó giận dữ. Đứa trẻ cũng từng nổi giận rồi, nhưng lúc này nó được quyền biểu lộ việc đó. Thế là nó bị mắc vào một chu trình làm cho nó lệ thuộc.
Về mặt tiêu cực, người này là người đau khổ rên rỉ và oán trách, bề ngoài vẫn đễ phục tùng, nhưng không bao giờ cam chịu. Người nầy ngăn chặn bên trong mình các cảm nghĩ mạnh mẽ về tức giận, tích cực, thù nghịch, trịch thượng và sợ hãi mà anh ta sẽ cho nổ bùng vào cơn thịnh nộ. Hoặc có thể liệt dương và quan tâm nhiều đến sách báo khiêu dâm. Nếu là nữ thì chắc là không có cực khoái và cảm thấy tình dục của mình bẩn thỉu.
Lòi than phiền ra mắt của người này khi đến chữa bệnh là tình trạng căng thẳng. Anh ta muốn được giải thoát khỏi căng thăng, nhưng lại tin tưởng một cách vô thức rằng việc giải tỏa căng thẳng và thừa nhận cái nằm trong nội tâm sẽ dẫn đến quy phục và sỉ nhục. Do vậy mà ý đồ tiêu cực vô ý thức của anh ta là vẫn duy trì tình trạng bị tắc nghẽn và „yêu thương tính tiêu cực". Điều này dẫn đến một cái dấu nối kép " Nếu tôi nổi giận, tôi sẽ bị sỉ nhục. Nếu tôi không nổi giận. tôi sẽ bị sỉ nhục." Để giải quyết vấn đề này trong điều trị. anh ta cần trở nên quyết đoán, được tự do và khai mở mọi liên kết tâm linh của mình.
Trong quá trình điều trị, lớp thứ nhất của nhân cách bắt gặp là cái mặt nạ. nó bảo: " Tôi sẽ tự tử (tự gây thương tích) trước khi bạn giết tôi (gây thương tích cho tôi." Sau khi tiến hành một số thao tác điều trị nhằm thăm dò viễn tượng bên trong này thì bản ngã bậc thấp sẽ trở nên hữu thức. Nó bảo: " Tôi sẽ chọc tức và khiêu khích bạn." Cuối cùng việc này giải thoát bản ngã cao cấp nó sẽ giải quyết tình huống với câu “Tôi tự do". Về thể chất, anh ta nặng và rắn chắc với các cơ bắp phát triển quá mức, cổ ngắn, thắt lưng ngắn. Căng thẳng nhiều ở cổ, hàm. họng và hẹp khung chậu ở phía dưới. Hai mông lạnh. Năng lượng của anh ta bị nghẹt trong khu vực họng. đầu thì nhô ra trước.
Về tâm lý động lực học, anh ta dằn mình lại và bị cấm chặt vào một bãi lầy trong đó anh ta rên rỉ, oán trách, kìm nén các cảm nghĩ và khiêu khích người khác. Nếu thành công trong việc khiêu khích, anh ta sẽ có lý do bào chữa cho sự nổi giận.Anh ta không có ý thức về việc khiêu khích của mình và nghĩ rằng anh ta đang cố gắng làm vui lòng
Trường năng lượng của cấu trúc thống dâm. Năng lượng chủ yếu của người có cấu trúc nầy được hướng nội. Anh ta hoạt động quá mức và bên trong còn sôi sục nữa. Trường của cấu trúc thống dâm (hình 13-7) phồng lên toàn bộ. Cơ thể etheric dậm đặc, dày, thô và sậm lên theo các màu sám hơn là màu xanh. Cơ thể cảm xúc đều đặn, nhiều màu và được phân bố một cách rõ ràng đều đặn như cơ thể etheric. Cơ thể tâm thần rộng và sáng cả ở phần dưới. Trí tuệ, xúc cảm hợp nhất hơn. Cơ thể thượng giới sáng xung quanh toàn bộ thân thể với các màu hoa cà, hạt dẻ và xanh. Hình quả trứng phồng lên đều đặn và có muà óng vàng thẫm.Hình trứng hơi nặng nề về phía đáy và tạo nên một hình bầu dục hơn là hình trứng. Rià ngoài cùng của nó được xác định rõ rệt với một cái gì đó quá căng thẳng và dày cộm.
Những luân xa thường khai mở ở người thống dâm trước khi bắt đầu quá trình thao tác nòng cốt là trán, đám rối thái dương và có thể trung tâm tình dục phía sau khai mở một phần. Người nầy hoạt động trong các diện mạo tâm thần, cảm xúc và ý chí của nhân cách. Mô hình hoạt động năng lượng của não cho thấy hoạt động « ở vùng trán, vùng đỉnh và vùng não thất, với một số hoạt động này lan tới một khu vực trung tâm nhỏ ở chẩm đưọc bao quanh bởi một khu vực kém hoạt động hơn. Các hệ thống phòng vệ thường được ngưòi thống dâm sử dụng là các dạng có vòi, làm thinh nghiền ngẫm và mũi tên mồm.
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp của đặc tính thống dâm Người có cấu trúc thống dâm cần giải phóng bản thân khỏi sỉ nhục bằng cách giải tỏa tính gây gổ của mình. Anh ta cần tích cực biểu lộ bản thân bằng bất cứ cách nào hợp với sở thích vào bất cứ lúc nào anh ta muốn.Viẽn tượng bên trong của đạc tính thống dâm tựa như bạc và vàng chạm lộng. Sức sáng tạo của anh ta tự nó biểu lộ bằng những phác thảo rối rắm tế nhị từng nét đặc biệt và thị hiếu riêng. Sắc thái nào cũng quan trọng. Khi anh ta bộc lộ tính sáng tạo phát triển cao này ra ngoài thì thế giới sẽ khiếp sợ.
Cấu trúc cứng nhắc Trong tuổi thơ, người có cấu trúc đặc tính cứng nhắc trải nghiệm sự chối bỏ của bố (nếu là con gái) hoặc của mẹ (nếu là con trai). Đứa trẻ traỉ nghiệm việc này như là sự phản bội lại yêu thương, bởi vì đối với nó thì thú vui thể xác, bản năng sinh dục và yêu thương đều như nhau. Để bù lại sự chối bỏ đó, đứa trẻ quyết định làm chủ mọi cảm nghĩ có liên quannỗi đau, cơn thịnh nộ và những cảm nghĩ tốt đẹp bằng cách ngăn chúng lại. Đầu hàng là chuyện kinh hãi đối với người này vì điều đó có nghĩa là giải phóng những cảm nghĩ đó một lần nữa . Do vậy, ngườI nầy sẽ không trực tiếp với tới cái anh ta cần, mà sẽ khéo léo vận động để có được cái đó.Kiêu hãnh kết hợp với cảm nghĩ yêu thương.Sự chối bỏ tình dục làm tổn thương niềm kiêu hãnh của anh ta.
Về tâm lý động lực học, ngưới cứng ngắc ngan chặn cảm nghĩ và hành động để không tỏ ra xuẩn ngốc. Anh ta có khuynh hướng trần tục, với nhiều tham vọng và hung hăng do cạnh tranh. Anh ta bảo : « tôi là bề trên và tôi biết mọi chuyện. » Bên trong anh ta ẩn náu nỗi khiếp sợ bị phản bội : bằng mọi giá, anh ta không cho phép mình dễ bị tổn thương. Người nầy sợ bị tổn thương. Anh ta ngẩn cao đầu, ươn thẳng cột sống với niềm kiêu hãnh. Anh ta có trình độ cao về làm chủ ngoại hình và đồng nhất hóa mạnh mẽ với thực tạo thể chất. Tư thế của cái tôi cường tráng được sử dụng như một biện hộ cho việc cấm buông thả. Người này sợ những quá trình không tự nguyện xảy ra bên trong con người mà không được cái tôi xác định. Bản ngã nội tâm của cá thể bị ngăn tường tách biệt ra khỏi sự thổ lộ và thu nhận cảm nghĩ. Anh ta có tình dục kèm theo khinh miệt, chứ không có tình yêu.
Trong khi ngăn chặn cảm nghĩ, người này chỉ tạo thêm nhiều kiêu hãnh. Anh ta đòi hỏi các cảm nghĩ yêu thương và tình dục của người khác, nhưng khi anh ta tương tác với họ thì lại sử dụng những người có đủ điều kiện một cách quyến rũ để vẫn không cam kết gì hết. Điều này dẫn đến cạnh tranh, không dẫn đến tình yêu. Anh ta nằm trong một vòng luẩn quẩn không mang lại cái mà anh ta mong muốn. Lời than phiền ra mắt khi bước vào điều trị (nếu một lúc nào đó anh ta đến) là anh ta không thấy có cảm nghĩ, Anh ta muốn đầu hàng cảm nghĩ, nhưng lại tin rằng cảm nghĩ sẽ chỉ gây tổn thương, cứ thế ý đồ tiêu cực của anh ta là Tôi không đầu hàng đâu." Người này chọn tình dục hơn là tình yêu, nhưng cái đó không thỏa mãn anh ta. Điều này dẫn đến cái dấu nối kép "Lựa chọn nào cũng sai . Đầu hàng sẽ gây tổn thương; cứ cố thủ trong kiêu hãnh sẽ ngăn chặn cảm nghĩ. Để giải quyết vấn đề đó trong điều trị, người này can liên kết trái tim với bộ phận sinh dục.
Trong quá trình điều trị, cái mặt nạ sẽ bảo: « Vâng, nhưng mà...". Sau một thời gian, bản ngã bậc thấp hay bản ngã bóng sẽ đi vào trong ý thức, sẽ bảo: Tôi sẽ không yêu thương bạn." Sau đó, vì các cảm nghĩ bắt đầu tuôn chảy do kết quả của thao tắc chữa trị, bản ngã cao cấp sẽ giải quyết tình huống bằng cách tuyên bố: Tôi cam kết, tôi yêu thương. " Thân thể được cân đối lại một cách hài hòa, được nạp nhiều năng lượng và hợp nhất. Nó có thể có hai loại tắc nghẽn: tắc nghẽn áo giáp tấm tựa như một tấm kim loại trên thân thể, hoặc tắc nghẽn áo giáp lưới giống một bộ quần áo bằng mạng mắt lưới phủ lên thân thể. Khung chậu nghiêng ra sau và lạnh. . .
Trường năng lượng của cấu trúc cứng nhắc Năng lượng chính được giữ lại ở ngoại vi và xa nòng cốt. Người có cấu trúc cứng nhắc (Hình 13-8) rất hoạt bát, có nét đặc biệt là cân bằng và hòa hợp, biểu hiện bằng một hào quang sáng chói khỏe khoắn trong phần lớn trường hợp được phân bố đều đặn trên khắp thân thể. Trường etheric mạnh mẽ, rộng và phẳng phiu, màu xám xanh và hơi thô. Cơ thể cảm xúc biểu lộ trạng thái cân bằng yên tĩnh và phân bố đều đặn. Thường nó không nhiều màu sắc như ở các cấu trúc khác nếu người này không hoạt động để khai mở cảm nghĩ. Ở sau lưng, nó có thể rộng hơn vì tất cả các trung tâm ở lưng đều khai mở. Cơ thể tâm thần phát triển và sáng. Cơ thể thượng giới có thể không sáng lắm nếu người này không khai mở nhiều cho yêu thương vô điều kiện hoặc cho tâm linh của anh ta. Vầng nhân quả hay ketheric mẫu thì khỏe khoắn, đàn hồi, rất rõ nét và có màu sáng của vàng-bạc mà chủ yếu là màu óng vàng.
Những luân xa của đặc tính cứng nhắc, thường khai mở trước khi bắt đầu thao tác theo quy trình, là các luân xa ý chí và sinh dục ở phía sau, cùng các luân xa tâm thần. Như vậy, người này sống chủ yếu bằng tinh thần và ý chí. Đám rối thái dương và đỉnh đầu có thể khai mở hoặc không. Khi anh ta bắt đầu quá trình thao tác và khai mở cảm nghĩ thì các trung tâm cảm giác phía trước bất đầu khai mở. Mô hình hoạt động của não cho thấy nhiều hoạt động ở các phía bên và đoạn trung ương phía sau của não. Trong một số trường hợp, các thùy trán cũng hoạt động mạnh như vậy, tùy thuộc vào khu vực cuộc đời mà người này quyết định tập trung vào. Nếu trước đó là những mưu đồ trí tuệ thì về sau khu vực này cũng sẽ sáng chói và hoạt động; nếu không thì nó là khu vực sáng xếp loại thứ nhì. Nếu người này theo đuổi việc phát triển về nghệ thuật, như hội họa hay âm nhạc hoặc một hình thức sáng tạo khác, tôi thấy rằng: nếu họ hoạt động trong các quá trình đó, trưởng thành và thông tỏ hơn thì các mô hình hoạt động của não trở nên cân bằng hơn với hoạt động ở phía bên, ở vùng trán và chẩm. Các nhịp cầu bắt đầu được
xây dựng trực tiếp qua đầu để hình thành một chữ thập khi được quan sát từ chỏm đầu. Khi một người bắt đầu phát triển tâm linh của mình và có các trải nghiệm tâm linh, đây là nói trong khi thiền định, thì tôi thấy có thêm nhiều hoạt động phát triển trong vòng não trung ương. Các hệ thống phòng vệ năng lượng được người cứng nhắc sử dụng nhiều nhất là dạng phô trung quyền lực-ý chí, ngăn biên giới và đôi khi cả dạng cuồng l()ạn (Hình 12-3).
Nhiệm vụ cuộc đời và bản ngã cao cấp của đặc tính cứng nhắc Người có đặc tính cứng nhắc cần khai mở các trung tâm cảm xúc, để cho cảm nghĩ tuôn chảy và được người khác nhìn thấy. Anh ta phải phân chia các cảm nghĩ của mình ra, dù đó là cảm nghĩ gì. Điều này cho phép các năng lượng chảy vào trong và chảy ra ngoài nòng cốt của con người và phóng thích tính duy nhất của bản ngã cao cấp.
Viễn tượng bên trong của đặc tính cứng nhắc chứa đựng phiêu lưu, đam mê và yêu thương. Có núi non để trèo, có chính nghĩa để bênh vực và có yêu thương để thi vị hóa. Như lcarus (nhân vật thần thoại Hy Lạp) - ND), anh ta sẽ bay tới mặt trời. Tựa Moses (nhân vật trong Kinh thánh - ND), anh ta sẽ dẫn dắt dân tộc mình tới Miền Đất Hứa. Anh ta sẽ truyền cảm hứng khởi cho người khác hàng yêu thương và đam mê đối với cuộc sống. Rồi anh ta sẽ là người lãnh đạo bẩm sinh trong phần lớn những nghề nghiệp mà anh ta mong ước. Anh ta sẽ có khả năng tiếp xúc sâu sắc với người khác và với vũ trụ.
Anh ta sẽ có khả năng vui chơi trong vũ trụ và được hưởng trọn vẹn cuộc đời.
Thật hữu ích khi bạn ghi nhớ được cấu trúc đặc tính chung của bệnh nhân qua việc tiến hành chữa trị. Ở cương vị thầy chữa của mình, điều này sẽ giúp bạn đi tới chỗ chữa trị riêng cho từng người và khiến cho việc chữa trị có hiệu quả nhất. Ngay như chuyện đưa việc chữa trị đến mức hiệu quả tối đa cũng đã là ích lợi lắm rồi.
Người có cấu trúc đặc tính tâm thần phân lập sẽ cần phải có các đường hiên giới xác định và tăng cường. Anh ta cũng sẽ cần phải có thực tại tâm linh xác định. Tri giác cao cấp giúp đỡ nhiều bằng cái đó Hào quang của người có đặc tính tâm thần phân lập cũng nạp đủ năng lượng, và anh ta cần được dạy cách tiến hành nạp. Cần chấm đứt những rè rỉ năng lượng.
Hào quang của đặc tính mồm miệng cần được nạp và các luân xa cần được khai mở. Biên giới cần được tăng cường. Người này cần được dạy cách cảm nhận thế nào là khai mở, có vậy thì mới học được cách giữ cho luân xa khai mở qua tập luyện và thiền định. Người có cấu trúc mồm miệng cần nhiều đụng chạm.
Người có cấu trúc thái nhân cách cần nạp năng lượng cho nửa dưới của trường hào quang, khai mở các luân xa phía dưới và học cách sống bằng trái tim nhiều hơn là bằng ý chí. Điều rất quan trọng là phải thật mềm mỏng với những vấn đục của người có cấu trúc thái nhân cách. Luân xa 2 phải được xử lý thận trọng, có hiểu biết và chấp nhận. Thấy chữa phải hết sức nhạy cảm và cẩn thận khi đụng chạm vào nửa dưới của thân thể. Người có trường năng lượng thống dâm cần phải học chuyển dịch và giải thoát toàn bộ năng lượng mà anh ta đã làm tắc nghẽn. Trước tiên là biên giới của anh ta phải được trọng . Đừng bao giờ đụng chạm không được phép. Thầv chữa càng làm tốt cho bản thân bao nhiêu thì càng chữa nhanh và tốt bấy nhiêu. Việc chữa trị luôn liên quang đến tính sáng tạo vốn giấu kín bên trong cần được mang ra hoặc bộc lộ.
Tường hào quang của đặc tính cứng nhắc cần được làm cho mềm dẽo lại. Người này cần phải khai mở luân xa tim và liên kết với yêu thương cùng các cảm nghĩ khác. Vầng thứ hai của hào quang cần được kích hoạt và hoạt động của nó cần được đưa vào ý thức. Việc này phải được thầy chữa tiến hành từ từ cho phép trải nghiệm các cảm nghĩ từng thời kỳ ngắn trong mỗi lần. Những năng lượng nòng cốt sâu hơn của nhân cách cần được vời tới bằng thao tác bàn tay. Điều quan trọng đối vời thầy chữa là chấp nhận nhân cách bằng cả tình thương yêu khi tay mình đặt lên thân thể.
Bên kia cấu trúc đặc tính Vì mỗi người tự thao tác tâm lý động lực học, sinh lý học và tâm lý học lên bản thân mình, cho nên hào quang thay đổi. Hào quang trở nên cân bằng . Các luân xa ngày càng khai mở hơn. Các hình tượng và nhận thức sai về thực tại bên trong hệ thống niềm tin tiêu cực của ta đều tan biến và làm cho ta nhẹ nhõm hơn, ít trì trệ hơn và làm cho các rung động trong trường hào quang có tần số cao hơn. Trường hào quang trở nên đàn hồi hơn, lỏng hơn. Tính sáng tạo phong phí thêm vì hiệu lực của hệ thống chuyển hóa năng lượng tăng lên. Trưòng hào quang lan rộng và những thay đổi sâu sắc hơn bắt đầu diễn biến.
Nhiều người bắt đầu có một điềm sáng đẹp màu óng vàng ánh bạc ở giữa đầu phát triển thành một quả cầu ánh sáng chói lọi. Con người mở mang thì quả cầu này cũng thành to hơn và vượt ra ngoài thân thể. Dường như nó là cái nhân của hạt giống mang lại ánh cho cơ thể thượng giới và phát triển nó thành một hào quang sáng hơn và cao cấp hơn đang bắt đầu cảm nhận thực tại, do vậy mà tương tác với thực tại ở bên kia thế giới thể chất. Vị trí của ánh sáng này dường như nằm trong vùng rễ của luân xa đỉnh đầu và luân xa con mắt thứ ba, nơi mà tuyến uyên và tuyến trùng khu trú. Vì cơ thể tâm thần phát triển thành sáng hơn cho nên tính nhạy cảm đốí với thực tại ở bên kia thế giới thể chất cũng phát triển. Đường đời của con người thay đổi theo sự trao đổi dòng chảy năng lượng tự nhiên và sự cải biến với vũ trụ. Ta bắt đầu quan niệm bàn thân như là diện mạo duy nhất của vũ trụ, hợp nhất hoàn toàn vì tổng thể. Hệ thống năng lượng của ta được coi như là một hệ thống cải biến năng lượng có nhiệm vụ thu năng lượng từ môi trường. bẻ vụn ra. cải biến đi rồi tổng hợp lại và gửi vào vũ trụ trong trạng thái tâm linh cao hơn. Như thế, mỗi chúng ta là một hệ thống cải biến .sống động. Vì năng lượng mà chúng ta cải biến mang ý thức, cho nên chúng ta đang cải biến ý thức. Chúng ta đang thật sự tâm linh hóa vật chất.
Cấu trúc đặc tính và nhiệm vụ cuộc đời Mỗi cấu trúc đặc tính là một mô hình của hệ thống cải biến bị hỏng. Thứ nhất là ta ngăn chặn năng lượng. Nó trở nên tắc nghẽn và trì trệ bên trong các hệ thống năng lượng của ta. Ta làm việc đó bằng cách sống theo những niềm tin tiêu cực. Ta thực sự đứng bên ngoài thực tại lâu lắm rồi vì ta sống và phản ứng lại vũ trụ như cái ta nghĩ chứ không phải như cái hiện hữu thật sự. Nhưng việc này không diễn ra lâu dài. Ta tạo ra nỗi đau trong cuộc dời mình bằng cách làm điều đó. Sớm muộn ta sẽ nghe được thông điệp nói rằng ta đang làm điều gì đó sai trái. Ta tự thay đổi bản thân và các hệ thống năng lượng của ta để làm dịu nỗi đau. Ta khai thông các hệ thống của mình và cải biến năng lương. Khi làm việc này, không những ta giúp thanh toán những niềm tin tiêu cực riêng tư mà còn tác động lên những niềm tin xung quanh ta theo hướng tích cực. Do vậy mà ta cải biến năng lượng.
Khi ta bắc đầu giải tỏa các tắc nghẽn là ta thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Việc này phóng thích năng lượng của ta đến mức ta có thể thực hiện cái mà ta hằng ao ước trong đời: khát vọng sâu lắng ấp ủ từ thuở ấu thơ. ước mơ thầm kín. nhiệm vụ mà cả một đời ta mới thực hiện được. Cái mà bạn ước ao làm hơn bất cứ cái gì trong đời mình, đó là nhiệm vụ cuộc đời của bạn. Nó là cái mà bạn tới đây để thực hiện bằng cách xua tan các tắc nghẽn riêng tư, bạn lát nền cho con đường thực hiện khát vọng thiết tha nhất của bạn. Hãy để cho nỗi khát vọng đó dẫn dắt bạn. Hãy đi theo nó. Nó sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn.
Bạn đã dành cho thân thể và trường năng lượng của bạn vai trò công cụ trong việc thực hiện nhiệm vụ cuộc đời của mình. Nó được tạo dựng nên bằng một kết hợp năng lượng-ý thức phù hợp nhất với cái mà bạn hóa thân xuống để thực hiện. Không một ai khác có kết hợp đó, và không một ai khác ao ước làm đúng y như cái mà bạn ao ước. Bạn là duy nhất. Khi bạn ngăn cản dòng chảy năng lượng trong hệ thống năng lượng đã do mình tạo ra cho nhiệm vụ của mình, thì bạn cũng ngăn cản luôn cả nhiệm vụ của bạn. Những mô hình chung của tắc nghẽn mà người ta thực hiện là các cấu trúc đặc tính và hệ thống phòng vệ.
Đó là tất cả những con đường mà bạn thường dùng để tách rời bản thân ra khỏi cái mà bạn tới đây để thực hiện ở mức nhiệm vụ trần gian. Đó cũng là những biểu hiện trực tiếp của cái bạn không biết về cuộc đời mà bạn tới đây để học hỏi. Vì vậy, bài học của bạn kết tinh vào trong thân thể và hệ thống năng lượng của bạn. Bạn đã xây nên và tạo hình phòng học của mình theo những chi tiết kỹ thuật của chính mình. Bạn sống trong đó.
Như bạn sẽ được biết, tắc nghẽn nặng lượng cuối cùng sẽ đẫn đến rối loạn thể chất. Ngược lại, những rối loạn đó có thể được định ra bởi cấu trúc đặc tính của bạn hoặc cung cách bạn ngăn chặn các năng lượng sáng tạo của mình. Do đó, bất kỳ bệnh tật nào của bạn cũng liên quan trực tiếp dẫn nhiệm vụ cuộc đời của bạn. Bệnh tật của bạn, qua hệ thống năng lượng của bạn, liên quan trực tiếp đến khát
vọng sâu sắc nhất của hạn. Cho nên tôi hỏi lại lần nữa rằng: Điều mà bạn mong ước thực hiện lâu nay trong đời bạn - hơn bất cứ điều gì khác trên thế giới - nó ỉà cái gì vậy? Hãy tìm ra cách dừng lại. Hãy thanh toán những tắc nghẽn đó. Hãy tiến hành điều mà bạn ao ước tiến hành, và bạn sẽ khỏe khoắn ra.
Bài tập phát hiện cấu trúc đặc tính của bạn
Bạn hãy soi gương. Thân thể của bạn trông giống loại thân thể nào ? Hãy đọc hết từng bảng và từng cấu trúc đặc tính. Sau đó hãy trả lời các câu hỏi 7- 10
.
Điểm lại Chương 13 1 . Hãy mô tả dung mạo chung trường năng lượng con người của mỗi một trong năm cấu trúc đặc tính chủ yếu.
2. Hãy mô tả những phẩm chất cao nhất của các cấu trúc đặc tính chủ yếu.
3. Theo hiện hình hào quang thì những khu vực nào của não hoạt động mạnh nhất
trong mỗi cấu trúc đặc tính khác nhau?
Để làm động não 4. Nhiệm vụ cuộc đời của mỗi cấu trúc đặc tính là gì ?
5. Cấu trú đặc tính liên quan đến nhiệm vụ cuộc đời như thế nào?
6. Bệnh tật liên quan đến nhiệm vụ cuộc đời của con người như thế nào?
7. Hãy liệt kê theo tỷ lệ từng cấu trúc đặc tính đã cấu tạo nên nhân cách/bản ngã của bạn. Ví-dụ:
50% tâm thần phân lập
20% mồm miệng
15% thái nhân cách
5% thống dâm
10% cứng nhắc
8. Hãy xem xét Hình 13-1. Hãy tìm những nét nhân cách của bạn cho từng mục được liệt kê.
9. Hãy xem xét kỹ Hình 13-2. Hãy tìm ra những nét thể chất và năng lượng của bạn
cho từng mục được liệt kê.
10. Hãy xem xét kỹ Hình 13-3. Hãy tìm ra cung cách liên hệ với người khác xuất phát từ cấu trúc đặc tính của bạn cho từng mục được liệt kê.
11. Từ những câu hỏi về ba mục trước, nhiệm vụ riêng tư của bạn có thể là gì? Nhiệm vụ trần gian của bạn?
12. Nếu bạn có những rối loạn thể chất nào đó thì hãy thuật lại theo câu hỏi 11 .
13. Bây giờ hãy thực hiện các mục 7- 12 cho từng bệnh nhân của bạn.