Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> BÀN TAY ÁNH SÁNG

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26850 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

BÀN TAY ÁNH SÁNG
Barbara Ann Brennan

CHƯƠNG 8

"Ánh sáng óng vàng của ngọn bạch lạp ngự trên chiếc ngai tối tăm của mẫu bấc đèn"
The Zohar
Nhập Đề

Trải nghiệm chữa bệnh
Trong khung cảnh tâm lý trị liệu, lần đầu tiên tôi bắt đầu thấy lại các hào quang một cách hữu thức với tư cách người lớn. Đây là một khung cảnh trong đó tôi hổ không những “được phép" quan sát kỹ lưỡng mọi người mà còn được khuyến khich làm đìều đó. Suốt trong nhiều giờ thực hành, tôi quan sát động lực của nhiều người.
Đây là một đặc ân thực sự, bởi lẽ nền đạo đức của xã hội bình thường định ra những biên giới rõ ràng trong cách ứng xử như thế. Tôi tin chắc rằng bạn đã từng kinh qua chuyện chú ý đến một nguời khách nước ngoài đặc biệt trên xe buýt hay trong quán cà phê, khi mà chỉ trong giây lát quan sát, người đó bắt gặp cái nhìn của bạn và, bằng những lời lẽ không phải là thiếu chắc chắn trong ánh mắt, anh ta cho bạn biết rằng bạn nên thôi nhìn anh ta thì tốt hơn.
Lúc ấy, trườc hết, bằng cách nào mà anh ta biết được là bạn đang nhìn? Anh ta thấy bạn qua trường năng lượng.
Thứ nữa, tại sao anh ta bảo bạn thôi? Nhiều người dễ bực mình khi bị người khác nhìn. Phần đông chúng ta không muốn người khác biết về động lực của riêng mình. Phần đông thấy xấu hổ về chuyện có cái gì đó sẽ bị nhìn thấy nếu có ngưòi khác nhìn mình chăm chú quá. Tất cả chúng ta đều có những vấn đề; tất cả chúng ta đều tìm cách ít nhất là tránh mặt một số người. Trong phần này, tôi muốn luận bàn về những trải nghiệm riêng tư, kể cả những vấn đề của chúng ta, lộ ra trong hào quang như thế nào. Tôi sẽ liên hệ chuyện đó với tâm lý trị liệu và với cấu trúc cá tính, như đã được xác định bằng năng lượng sinh học. Nhưng trước hết chúng ta hãy bắt đầu trên cơ sở tâm lý trị liệu với sự phát triển tuổi thơ.
Đã có nhiều nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của con người. Erik Erikson nổi tiếng vì công trình của ông về các giai đoạn phác hoạ của sinh trưởng và phát triển có liên quan đến tuổi.
Các giai đoạn khác nhau này đã trở thành một phần của ngôn ngữ thông thường, như giai đoạn học nói, tuổi thiếu niên, tuổi dậy thì, v.v. Không một nghiên cứu nào trong số này nói đến hào quang, vì phần đông những người làm việc trong lãnh vực tâm lý học không biết đến nó. Tuy nhiên, khi được quan sát, thấy hào quang cung cấp rất nhiều thông tin về bản chất tâm lý và quá trình sinh trưởng riêng của người đó. Cái phát triển trong hào quang ở giai đoạn sinh trưởng nào thì trực tiếp liên quan với sự phát triển tâm lý ở giai đoạn đó. Tóm lại là khi được nhìn từ quan đìểm hào quang, sự phát triển ở đó có thể được thấy như là hậu quả tự nhiên của cái đang xảy ra trong các trường hào quang. Hãy nhìn xem trường năng lượng của ta thường phát triển như thế nào từ khi ta lọt lòng đến khi ta chết.
Sinh trưởng và phát triển của con người trong hào quang
Để băng qua phạm vi trải nghiệm của con người từ khi lọt lòng đến khi qua đời và vượt xa hơn, tôi sẽ sử dụng cả hai truyền thống tâm lý học và siêu hình học như những phương sách. Nếu siêu hình học làm bạn lo âu, xin hãy lấy nó làm phép ẩn dụ.
Hóa Thân
Quá trình hóa thân chiếm cả cuộc đời. Nó không phải là cái gì đó xảy ra lúc lọt lòng rồi chấm dứt. Để mô tả nó, ta phải dùng các thuật ngữ siêu hình. Hóa thân là chuyển động có tổ chức của linh hồn trong đó những rung động cao hơn, tinh tế hơn, hay những diện mạo linh hồn, không ngừng bức xạ xuống qua các cơ thể hào quang mịn hơn mà đi vào những cơ thể hào quang khác đậm đặc hơn và cuối cùng vào thân thể. Những năng lượng kế tiếp này được cá thể sử dụng trong sinh trưởng suốt cả cuộc đời.
Mỗi giai đoạn chủ yếu của cuộc đời tương ứng với những rung động mới cao hơn và sự hoạt hoá của các luân xa khác nhau. Vì thế, tại mỗi giai đoạn, năng lượng mới và ý thức mới sẵn sàng được sử dụng cho việc phát triển nhân cách.Mỗi giai đoạn đưa ra những phạm vi trải nghiệm và học hỏi. Được nhìn từ quan điểm này, cuộc đời đầy khám phá lý thú và thách thức đối với linh hồn.
Quá trình hóa thân được bản ngã cao cấp chỉ đạo. Mô hình cuộc đời được giữ tại vầng thứ bảy của hào quang, mức ketheric mẫu. Nó là mẫu động lực luôn thay đổi vì cá thể tự nguyện lựa chọn trong quá trình sống và sinh trưởng. Do có sinh trưởng, cá thể khai mở khả năng chịu đựng những mức cao hơn của rung động / năng lượng / ý thức đi vào và qua các phương tiện truyền đạt của anh ta, các cơ thể hào quang và luân xa. Như vậy là có thể lợi dụng những thực tại mở rộng lớn hơn trong khi anh ta tiến triển trên đường đời. Vì từng cá thể tiến triển, toàn nhân loại cũng vậy. Mỗi thế hệ thường có khả năng chịu đựng cao hơn thế hệ trước, do đó toàn nhân loại chuyển dịch trong sơ đồ tiến hóa tới những tần số cao hơn và những thực tại mở rộng hơn. Nguyên lý tiến triển này của loài nguời được nói đến trong nhiều văn bản tôn giáo như Kabbalah, Bhagavad Gita, Upanishads và các văn bản khác.
Quá trình hóa thân trước lúc thụ thai đã được bà Blavatsky luận bàn, và gần đây hơn là Alice Bailey, Phoebe Bendit và Eva Pierrakos. Theo Pierrakos, linh hồn hóa thân gặp gỡ các hướng đạo tâm linh để dự kiến cuộc đời sắp tới. Trong cuộc gặp gỡ này, linh hồn và hướng đạo xem xét những nhiệm vụ mà linh hồn phải hoàn thành trong quá trình sinh trưởng của nó, cái mà nghiệp (căn) đòi hỏi được đáp ứng và quan hệ, cùng những hệ thống niềm tin tiêu cực mà nó phải thanh lọc qua trải nghiệm. Nhiệm vụ cuộc đời này thường được quy là nhiệm vụ cá nhân.
Chẳng hạn, con người có thể cần phát triển khả năng lãnh đạo. Người đó, khi đi vào cuộc sống thể chất, sẽ tìm thấy bản thân trong những tình thế mà ở đó khả năng lãnh đạo là lối thoát then chốt. Hoàn cảnh từng người sẽ hoàn toàn khác nhau, nhưng trung tâm vẫn là khả năng lãnh đạo. Một người có thể sinh vào một gia đình kế thừa nhiều khả năng lãnh đạo, như một dòng dõi lâu đời các chủ tịch hội được kính trọng, hoặc các nhà lãnh đạo chính trị, trong khi người khác có thể sinh vào một gia đình không ai có khả năng lãnh đạo và tại đó các nhà lãnh đạo bị coi là những nhà chức trách tiêu cực cần đánh đổ hoặc cần nổi lên chống lại. Nhiệm vụ con người là học hỏi để chấp nhận lối thoát đó bằng biện pháp cân bằng và thoải mái.
Theo Eva Pierrakos, số lần các hướng đạo chỉ bảo cho linh hồn trong việc xác định cuộc đời sắp tới tùy thuộc vào sự thành thực của anh ta. Cha mẹ được chọn làm người cung cấp trải nghiệm cần thiết về môi trường và thể chất. Những lựa chọn này định rõ hỗn hợp năng lượng rốt cuộc sẽ tạo thành cỗ xe thể chất mà linh hồn sẽ hóa thân vào để thực hiện nhiệm vụ của nó. Những năng lượng này rất chính xác và trang bị cho linh hồn đúng cái mà nó cần để thực thi nhiệm vụ. Linh hồn đảm nhiệm cả nhiệm vụ cá nhân là học hỏi ( như khả năng lãnh đạo ) lẫn “ nhiệm vụ trần gian „ đem lại một tài năng cho đời. Phác họa này duy nhất đến nỗi khi hoàn tất nhiệm vụ cá nhân, con người cũng được chuẩn bị để hoàn tất nhiệm vụ trần gian.
Thêm vào ví dụ kể trên về khả năng lãnh đạo, cá thể sẽ cần phải học hỏi đức tính hoặc kỹ năng đó trước khi chuyển dịch vào vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực công việc đã chọn. Cá thể có thể cảm thấy e sợ trước dòng dõi lâu đời của tổ tiên là những nhà lãnh đạo xuất sắc; phản ứng trước di sản đó có thể lại là một hứng khởi toàn diện muốn tiến lên phía trước trong khả năng lãnh đạo của chính mình. Mỗi trường hợp một khác và rất riêng tư tùy theo tính duy nhất của linh hồn đang đi học hỏi.
Dự kiến cuộc đời chứa đựng nhiều thực tại có khả năng xảy ra, cho phép lựa chọn rộng rãi một cách tự nguyện. Hòa trộn vào trong kết cấu cuộc đời này là tác động nhân quả. Ta sáng tạo ra thực tại của riêng mình. Sáng tạo này nảy sinh từ nhiều phần khác nhau trong bản chất của ta. Sáng tạo không phải lúc nào cũng dễ hiểu từ một mức nhân quả giản đơn, mặc dầu phần lớn trải nghiệm của ta có thể được hiểu theo quan niệm đó. Bạn sáng tạo ra theo đúng nghĩa của từ, cái mà bạn muốn. Cái mà bạn muốn sẽ được giữ trong ý thức, vô thức, siêu thức và ý thức cộng đồng. Tất cả các lực sáng tạo này hòa trộn lại để sáng tạo ra trải nghiệm tại nhiều mức tồn tại của ta khi ta tiến triển qua cuộc đời. Cái được mệnh danh là nghiệp ( căn ) đối với tôi là nhân quả dài lâu, cũng từ nhiều mức tồn tại khác nhau của ta. Do đó ta sáng tạo từ nguồn gốc cá nhân và nguồn gốc nhóm, dĩ nhiên là có những nhóm nhỏ giữa các nhóm lớn, tất cả cộng thêm vào kết cấu to lớn trải nghiệm sáng tạo về cuộc đời. Từ quan điểm này sẽ dễ dàng nhìn vào tính phong phú của cuộc đời bằng nỗi ngạc nhiên trẻ thơ.
Sau khi “đặt kế hoạch", linh hồn đi vào một quá trình mất dần ý thức của thế giới tâm linh. Lúc thụ thai, một mắt xích năng lượng hình thành giữa linh hồn và trứng đã thụ tinh. Vào lúc đó, một dạ con etheric cũng hình thành, bảo vệ cho linh hồn nhập khỏi bị ảnh hưởng từ bên ngoài ngoại trừ ảnh hưởng của người mẹ. Trong khi thai lớn lên trong bụng mẹ, linh hồn dần dà bắt đầu cảm thấy nó “ lề mề „ và dần dà trở nên liên kết có ý thức với thân thể. Tới một thời điểm nào đó, đột nhiên linh hồn nhận thức được mối liên kết này; có một tia năng lượng ý thức rất mạnh lóc xuống đi vào thân thể đang hình thành. Lúc nầy linh hồn lại mất ý thức lần nữa , và chỉ tỉnh lại từ từ vào trong thế giới thể chất. Tia sáng mạnh ấy của ý thức phù hợp với thời điểm người mẹ thấy thai đạp trong bụng.
Chào đời
Chào đời diễn ra vào một thời điểm duy nhất cho linh hồn nhập. Lúc bấy giờ, linh hồn mất dạ con etheric bảo vệ nó và lần đầu tiên nó phải chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Lần đầu tiên nó đơn độc giữa đại dương năng lượng vẫn bao quanh tất cả chúng ta. Nó bị trường năng lượng này đụng chạm đến. Những trường lớn hơn, mạnh hơn của các thiên thể cũng lần đầu tiên ảnh hưởng đến trường năng lượng mới của linh hồn vào lúc chào đời. Và tất nhiên ở thời điểm này, đại dương năng lượng cũng chịu ảnh hưởng của một trường mới khác cọng thêm vào làm cho phong phú thêm. Cứ như thể có một nốt nhạc khác vang lên bổ sung vào bản giao hưởng đã có của cuộc đời.
Thơ ấu
Quá trình tỉnh lại từ từ vào trong thế giới thể chất tiếp tục sau khi lọt lòng. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều trong thời gian này; linh hồn làm chủ các cơ thể năng lượng cao cấp của nó. Nó rời bỏ các cơ thể thể chất và etheric đã tách ra, và để cho chúng bận rộn với công việc tạo dựng thân thể.
Trong những giai đoạn đầu của cuộc đời, công việc của đứa bé là quen dần với những mặt hạn chế của cảm giác thể chất và với thế giới ba chiều. Tôi đã nhìn thấy nhiều sơ sinh vật lộn với quá trình này. Chúng vẫn còn có một vài nhận thức trong thế giới tâm linh, và Tôi thấy chúng vật lộn để những hình bóng tâm linh của các bạn chơi và bố mẹ cũ ra đi, và để chuyển tình cảm sang bố mẹ mới. Những trẻ sơ sinh tôi quan sát được đều có luân xa đỉnh đầu khai mở rất rộng ( Hình 8-1 ). Chúng vật lộn để tự ép mình vào những giới hạn tù túng của một thân thể hài nhi bé xíu. Khi tôi thấy chúng rời thân thể dưới dạng những cơ thể cao hơn, nhiều khi trông chúng tựa như những thần linh cao khoảng 12 feet ( 3,6 m – ND ). Chúng chịu đựng một cuộc vật lộn gay go trong việc khai mở luân xa nền bên dưới và liên kết với đất.
Một ví dụ về điều này là một cháu trai ra đời muộn hơn một tháng so với dự kiến. Lọt lòng rất nhanh, sau đó cháu bị sốt. Các bác sĩ tiến hành chọc tủy sống để kiểm tra bệnh viêm não. Chọc tủy ở vùng của luân xa xương cùng. Cháu đang vật lộn để hai ban chơi và một nữ thần linh ra đi, nhưng họ không muốn thế. Trong cuộc vật lộn này, cháu thường khai mở và liên kết với đất mỗi khi có mặt hướng đạo của nó. Sau đó, việc tiếp xúc của cháu với hướng đạo thường bị đứt quãng, cháu thường thấy các bạn chơi của mình và người đàn bà, cháu vật lộn dữ dội giữa hai thế giới. Những lần như thế, cháu cảm thấy nữ thần linh hấp dẫn hơn mẹ ruột. Trong cuộc vật lộn để không hóa thân, cháu thường phát năng lượng ra khỏi luân xa xương cùng và sang phải để không cho các rễ phát triển thẳng xuống luân xa nền ( luân xa 1 ). Cháu có thể phần nào làm được điều đó vì có lỗ thủng hào quang do chọc tủy sống để lại. Sau một thời gian vật lộn, cháu lại liên kết được với hướng đạo của nó và dịu dần, khai mở nền và bắt đầu lại quá trình nhập.
Tôi thử chữa trị cho cháu. Lần đầu, cháu hơi chấp thuận, nhưng sau đó lại từ chối. Mỗi lần tôi tìm cách đưa năng lượng vào hào quang của cháu là cháu cứ nhặng xị lên. Cháu biết tôi định làm gì và không cho tôi tới gần. Điều tôi định làm là vá lỗ thủng ở luân xa xương cùng trên vầng hào quang thứ bảy của cháu và điều khiển năng lượng cho đi trở lại xuống dưới. Cháu thường không cho tôi làm việc này. Tôi còn tới gần khi cháu ngủ say. Khi tôi đến cách khoảng 1 fut là cháu thường thức giấc và gào thét dữ dội. Rõ ràng đây là một cuộc vật lộn sâu kín, và cháu không muốn ai giúp đở cả. Một trong những vấn đề thể chất thứ yếu nảy sinh ra từ cuộc vật lộn căn bản này thuộc về đường tiêu hóa của cháu, do chỗ sử dụng liên tục quá mức luân xa đám rối thái dương kèm theo gào thét khóc lóc. Cháu được chữa trị về vấn đề nầy sau khi cháu cuối cùng đã lựa chọn, không ra khỏi bình diện thể chất. Sơ đồ chiêm tinh học cho thấy cháu sẽ là một nhà lãnh đạo có năng lực.
Như thế, linh hồn nhập thường đi vào và rời bỏ thân thể qua luân xa đỉnh đầu khi nó bắt đầu công việc khai mở luân xa nền để phát triển các rễ vào trong bình diện thể chất. Ở giai đoạn này, luân xa nền trông như một cái phễu rất hẹp, còn luân xa đỉnh đầu giống một cái phễu rất rộng. Các luân xa khác trông tựa như cái chén uống trà Trung Quốc nóng nhỏ, với một vạch năng lượng dẫn trở vào thân thể đến tủy sống ( Hình 8-1 ). Toàn bộ trường hào quang của trẻ nhỏ thì vô định hình, không có dáng vẻ rõ rệt và màu hơi xanh hoặc hơi xám.
Khi trẻ nhỏ chú ý đến một đồ vật trong bình diện thể chất thì hào quang căng ra và sáng lên đặc biệt xung quanh đầu. Sau đó, khi trẻ giảm chú ý, hào quang cũng nhạt đi; tuy nhiên nó giữ lại một ít trải nghiệm trong hình thù của màu ở hào quang. Mỗi lần trải nghiệm thì lại thêm một ít màu cho hào quang và nâng cao cá tính của nó. Như vậy, công việc kiến tạo hào quang cũng tiếp tục và cứ như thế kéo dài suốt cuộc đời, đến mức mà mọi trải nghiệm cuộc đời con người có thể tìm thấy ở đó.
Sau khi sinh nở, vẫn còn liên kết năng lượng chặt chẽ giữa mẹ và con. Liên kết nầy đôi khi được quy cho là Plasma phôi, mạnh nhất giữa mẹ và con lúc lọt lòng và sẽ tồn tại suốt đời, mặc dù người ta sẽ không tuyên bố như thế khi đứa trẻ lớn lên. Cái rốn tâm linh này là liên kết qua đó con cái duy trì tiếp xúc với bố mẹ qua nhiều năm tháng. Nhiều khi người này nhận biết được người kia bị chấn thương mặc dù họ sống rất xa nhau ở thể chất. Trường hào quang của trẻ em hoàn toàn khai mở và có thể bị bầu không khí xung quanh tác hại. Dù có gì hay không có gì “ ở ngoài trời ”, trẻ vẫn cảm nhận cái đang diễn ra giữa bố mẹ nó. Trẻ thường xuyên phản ứng với môi trường năng lượng xung quanh một cách phù hợp với tính khí của nó. Nó có thể có những nỗi lo sợ mơ hồ, những ý nghĩ kỳ quặc, cơn tam bành hoặc bị ốm đau. Các luân xa của trẻ khai mở toàn bộ, có nghĩa là không có màn bảo vệ phủ lên luân xa để che chắn những ảnh hưởng tâm lý đi vào. điều này làm cho trẻ dễ tổn thương và dể xúc cảm. Do đó, mặc dù các luân xa của trẻ chưa phát triển như của người lớn và năng lượng đi vào người nó kinh qua một con đường mơ hồ, nhưng năng lượng vẫn đi thẳng vào trường hào quang của nó, và trẻ phải xử lý bằng cách nào đó. ( Xem Hình 8-2 để so sánh luân xa người lớn và trẻ em ).
Tới khoảng bảy tuổi, một màn chắn bảo vệ được hình thành trên những chỗ khai mở của luân xa, lọc bỏ được nhiều ảnh hưởng từ trường năng lượng vũ trụ đi vào. Nhờ đó trẻ không còn dễ tổn thương như trước. Cần thấy rõ giai đoạn này khi trẻ lớn lên và định hình cá tính, gần đến lúc lý tính hé rạng.
Nhiều khi ta có thể thấy một cháu bé ngồi tựa lưng và nép mình trong vạt áo của bố hay của mẹ như thế nào. Trẻ được bảo vệ chống lại những ảnh hưởng bên ngoài nhờ trường hào quang của bố mẹ. Do chỗ trẻ dễ tổn thương, tôi luôn bảo lưu ý kiến của mình đối với việc để trẻ ở cùng nhóm chữa với người lớn. Người lớn không hình dung được cái mà trẻ cảm nhận, trừ phi họ lùi trở lại trạng thái dễ tổn thương đó. Tôi đã thấy nhiều ông bố bà mẹ vô tình bắt con cái chịu đựng những tổn thương tâm lý không cần thiết bằng cách bắt chúng chữa bệnh theo nhóm, nghĩ rằng đó là điều tiến bộ, hoặc chịu thua những áp lực của nhóm. Cơn thịnh nộ của người lớn gây sốc cho hệ thần kinh của trẻ như một chấn thương thể chất, trong khi đau buồn và chán nản tràn ngập nó tựa đám sương mù.
Cộng với dinh dưỡng thể chất, việc cho bú mang lại năng lượng etheric cho trẻ. Có một luân xa nhỏ ở mỗi núm vú cung cấp năng lượng cho trẻ. Nhớ rằng các luân xa của trẻ chưa phát triển và không chuyển hóa được tất cả các năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ cần thiết để giữ vững sự sống.
Tuổi nhỏ
Trong khi trẻ lớn lên và luân xa 2 bắt đầu phát triển, đời sống của trẻ trở nên phong phú. trẻ tạo ra những thế giới tưởng tượng để sống trong đó, trẻ bắt đầu cảm thấy mình là người không dính dáng đến mẹ, và những thế giới kia giúp trẻ hình thành phân ly này. Bên trong những thế giới tưởng tượng ấy là tài sản của trẻ. Trẻ sẽ gửi các hình chiếu tựa amip từ trường etheric của nó ra xung quanh các đồ vật này. Đồ vật càng quan trọng trong việc xây dựng thế giới tưởng tượng thì càng có nhiều năng lượng – ý thức được lấy từ trường hào quang ra mà trẻ dùng để bao quanh đồ vật. Đồ vật trở thành một phần của bản thân. Khi nó bị tước đoạt thô bạo khỏi tay trẻ, sẽ làm rách trường hào quang và gây đau đớn cho trẻ cả về thể chất lẫn cảm xúc.
Bắt đầu sang khoảng hai tuổi, trẻ thấy như bố mẹ thuộc về nó, “em, bố của em, mẹ của em, v.v." . Màu da cam ngả đỏ, màu hồng trở nên dễ thấy hơn trong hào quang. Trẻ học hỏi cách liên hệ với người khác, học hỏi tính chất cơ bản của yêu thương. Trong những giới hạn của hào quang, trẻ có khả năng tách mình ra khỏi trường hào quang của mẹ, với rốn etheric vẫn còn đang liên kết hai người. Do vậy mà bắt đầu quá trình phân ly và độc lập cá tính. Trẻ tạo ra một không gian tưởng tượng, sống trong đó, song vẫn còn mẹ vốn được liên kết với trẻ qua rốn etheric. Trẻ có thể vẫn thường nhìn lại và thấy rằng mẹ không ở quá xa. Nơi nhà thấu thị. Không gian này hiện ra như gồm có năng lượng phần lớn từ mức màu xanh, hay mức etheric. Đấy là không gian trong đó trẻ thích chơi một mình, hoặc nếu có bạn chơi nào được phép vào thì bạn này được trông chừng cẩn thận để không có quá nhiều nhiểu loạn trong đó.
Ở giai đoạn nầy, trẻ chưa có một bản ngã đủ mạnh để duy trì sự minh bạch thực sự giữa bản thân và người khác. Trẻ vật lộn để tìm tính duy nhất của mình, và còn hay cảm thấy liên kết chặt chẽ với mọi vật. Những đồ vật riêng trở thành những phương tiện xác định sự cá tính hóa. Không gian năng lượng riêng này giúp cho việc xác định đó. Vì thế mà khi có đứa trẻ khác đến thăm căn phòng cũ đã có năm bảy năm về trước, thì chủ nhà vật lộn giữa ý muốn liên hệ với cháu này và ý định bảo toàn hình ảnh bản thân. Cứ thế, trẻ vật lộn để kiểm tra các đồ vật riêng giúp xác định nó là ai, những đồ vật mà trẻ đã đặt năng lượng ý thức của chính mình ra xung quanh. Vật lộn ở đây là để thừa nhận và duy trì sự cá tính hóa bản thân và còn cảm nhận mối liên kết với một “cá thể" khác.
Khoảng lên bảy, trẻ bắt đầu bày ra nhiều năng lượng quý giá vào không gian nói trên. Không gian nầy trở nên tự do hơn, thoáng đảng hơn, ít liên kết với mẹ hơn và mở rộng hơn cho khách khứa. Trẻ lúc này đã có ý thức rõ rệt hơn về bản thân và bắt đầu thấy những điểm tương tự giữa mình và người khác. Trẻ đã có thể cho phép “người khác" tự biểu hiện rõ nét hơn giữa không gian riêng của nó. Khách được phép tạo ra các loại hình năng lượng giữa không gian riêng này.
Điều nầy làm cho mọi vật trở nên “ngộ" hơn, “giống thật" hơn và đề cao cuộc sống đầy tưởng tượng.
Trẻ đi vào giai đoạn “đàn đúm".
Một trong những điều làm cho mọi chuyện có thể xảy ra được là ở chỗ: Vào khoảng bảy tuổi, tất cả các luân xa bấy giờ có một màn chắn bảo vệ đậy lên, lọc bỏ những ảnh hưởng năng lượng do trường năng lượng bao quanh trẻ. Trẻ cảm thấy “an toàn hơn” vì nó đã thực sự hiện hữu trong các cơ thể hào quang của mình.
Tập cảm nhận các không gian tâm lý
Người lớn cũng rót đầy không gian của mình bằng năng lượng bản thân. Những không gian tâm lý nầy là chỗ ẩn náo an toàn, nơi họ sống và có được bản chất. Bạn hãy thử cảm nhận những không gian tâm lý mà người ta tạo ra. Từ những không gian nầy, bạn có thể học hỏi được nhiều điều về chính mình và về chủ nhân của chúng.
Bạn hãy thử bắt đầu hòa đồng vào những không gian mà bạn lui tới. Bạn hãy đi bách bộ trong căn phòng của người thân. Bạn thấy thế nào ? Có thích căn phòng không ? Bạn muốn ở lại, hay bạn muốn bỏ đi ?
Nếu bạn có con, hãy đi vào từng căn phòng của chúng. Hãy cảm nhận sự khác nhau trong năng lượng ở mỗi nơi. Căn phòng cân xứng với con bạn ở chỗ nào ? Nó biểu hiện cái gì của con bạn ? Căn phòng có màu sắc thính hợp với con bạn, hay là màu của bạn đã áp đặt ? Bạn hãy suy nghĩ về căn phòng.
Bạn hãy thử làm như trên với những cửa hàng bách hóa khác nhau mà bạn đi vào. Tôi thấy không thể nán lại trong một số cửa hàng, nguyên nhân do năng lượng phát ra tại đó.
Bây giờ bạn hãy thử nghiệm với đồ vật. Trong một nhóm người không đông lắm ( những người mà bạn không biết gì nhiều thì hay hơn), bạn hãy đặt các đồ vật cá nhân của họ ở giữa và chọn cái nào hấp dẫn bạn. Hãy cầm nó trong tay. Nó thế nào ? Nặng trĩu, ấm áp, thân thiện, thù nghịch, rầu rĩ, vui sướng, an toàn, nguy hiểm, khỏe mạnh, ốm yếu ? Bạn có vớ được tranh ảnh gì không ? Hãy dành thời gian hòa nhập vào những tranh ảnh đó. Hãy kiểm tra lại cho rõ cùng với chủ nhân của đồ vật. Tôi đánh cuộc là bạn sẽ nhận xét đúng về những đồ vật vớ được. Hãy thực hành đi, và bạn sẽ làm tốt hơn lần trước.
Phát triển cá tính
Trong khi trẻ lớn lên vào vai đoạn phát triển cá tính giữa bảy tuổi và tuổi dậy thì, thêm nhiều khả năng trí tuệ được mở mang, theo sự phát triển của luân xa 3. Nhiều màu vàng tâm thần hơn được bổ sung vào hào quang ở thời gian này. Mặc dầu luân xa này khai mở các năng lượng tâm thần và trẻ đã đi học, các năng lượng tâm thần được sử dụng chủ yếu để làm nổi bật cuộc sống đầy tưởng tượng của trẻ. Tại đây, những thôi thúc thâm trầm về mục đích và những liên kết sâu sắc với sự phát triển lâu dài đã qua của nhân loại bắt đầu hoạt động. Trẻ trở thành thủ lĩnh người da đỏ, công chúa, nữ thần đồng. Đó là những thôi thúc tâm tưởng sâu sắc bộc lộ khát vọng của linh hồn và phần lớn chắc có liên quan đến nhiệm vụ trần gian của nó. Giữa những hình thái nguyên mẫu này, còn thấy những khao khát tâm linh sâu sắc của cá thể, những mục tiêu và ước vọng được biểu lộ bởi những tính cách thể hiện ra trên sân sau nhà hoặc sân trường. Lúc này ta thấy ba trung tâm đầu tiên – các trung tâm thể chất, cảm xúc và tâm thần của bình diện trái đất – cùng nhau hoạt động để thể hiện giai đoạn hóa thân thứ nhất của linh hồn.
Vị thành niên
Sự thách thức của tuổi vị thành niên, cũng như trong mọi giai đoạn sinh trưởng, là tìm thấy bản thân và vẫn chân thực với bản thân trong toàn bộ hỗn loạn những đổi thay thể chất và cảm xúc, những mong ước ngọt ngào và những loại trừ đau đớn.
Khi trẻ gần đến tuổi dậy thì, nhiều thay đổi lớn xảy ra trong toàn bộ thân thể và trường năng lực bao quanh. Thêm nhiều màu lục được bổ sung vào hào quang và không gian riêng của cá thể. Không gian này thấm đầy những “làn sóng viba” của bạn bè. Trong khi luân xa tim khai mở tới những mức mới của cảm tính và buổi sơ khai của ái tình cùng với yêu thương nảy sinh từ trong sâu thẳm tâm hồn, thì màu hồng rực rỡ cũng chan hòa trường năng lượng. Tuyến yên (luân xa con mắt thứ ba) được hoạt hóa, và thân thể bắt đầu trưởng thành bằng người lớn. Tất cả các luân xa đều bị những thay đổi đó làm ảnh hưởng. Những rung động mới cao hơn lắm lúc đi đôi với trạng thái kích thích của cá thể và vào lúc khác lại bị ghét bỏ vì chúng mang theo khát vọng mới vá tính dễ tổn thương mới mà cá thể chưa trải nghiệm. Đôi khi toàn bộ trưóng hào quang bị phá vỡ và các luân xa sau đó hoàn toàn mất cân bằng, vào lúc khác mọi vật lại nhịp nhàng trôi chảy. Vậy là cá thể trải qua qua những thay đổi lớn lao của thực tại cảm xúc, và hành động của cậu ta biểu hiện rối loạn ấy. Lúc cậu là trẻ con, lúc khác cậu lại là người lớn.
Cá thể lúc nầy lặp lại tất cả các giai đoạn trưởng thành đã trải nghiệm nhưng với một điều khác biệt. Ba giai đoạn đầu tiên bao hàm cả bản thân như là trung tâm vũ trụ. Đó là tớ, bố của tớ, mẹ của tớ, bạn của tớ v.v. Bây giờ là mối quan hệ "Tớ - cậu". "Tớ“ không tồn tại đơn độc, và hạnh phúc của tớ lúc nầy tùy thuộc vào những điều chỉnh riêng cho quan hệ ‚ "không-Tớ". Nguyên nhân một phần do chỗ cá thể không còn là "chủ“ của đồ vật mình yêu thích. Như cái kiểu ứng xử với hố, mẹ hoặc với đồ chơi trước đây. Bây giờ hạnh phúc của cá thể túy thuôc vào sự cân nhắc hành vi của bản thân nhằm "thuyết phục“ đồ vật mình yêu thích cũng yêu thích lại mình hoặc cũng tin theo cái mà mình tin.
Điều nầy nói lên tình trạng tâm hồn bị căng ra giữa người mà nó nghĩ là nó và người mà nó nghĩ rằng phải là nó (y theo điều nó nghĩ là nàng muốn nó như thề và ngược lại). Dĩ nhiên, chuyện nầy đã từng có trong khi ứng xử với bố, mẹ. Nhưng giờ đây được bộc lộ ra bên ngoài nhiều hơn, bởi lẽ một con người uđuợc yêu thươngthì bất cứ lúc nào cũng có thể chọn lựa người khác. Và nhiều khi chọn lựa một cách công nhiên.
Khôn lớn
Cuối tuổi vị thành niên, các luân xa và các mẫu năng lượng do cá thể sử dụng trở nên ổn định. Tất cả luân xa đều đã có hình thái của người lớn. Vào thời điểm nầy,cá thể có thể cốgắng ổn định, không thay đổi nữa. Một số có khả năng hoàn tát việc nầy và nếu được như thế, họ sẽ làm cho đời sống của mình trở nên tù hãm trong két bạc, máy thu hình là những mô hình xác định và hạn hẹp của thực tại. Phần đông thì bị lay chuyển mạnh bởi những trải nghiệm của họ về cuộc đời. Lại thấy không thể dễ dàng xác định thực tại đó, và họ suốt đời tìm kiếm cái ý nghĩa đáng giá dẫn dắt họ qua thử thách thường xuyên tới những trải nghiệm sâu sắc hơn về việc hoàn tất nhiệm vụ.
Khi đã thành thục, quan hệ „Tớ-cậu „ mở rộng ra để bao gồm gia đình của cá thể. Diều nầy tạo nên những hình thái năng lượng mới của chính anh ta. Thêm nhiều năng lượng chảy qua luân xa họng, giúp anh ta cho và nhận. Cùng với thời gian, quan hệ „Tớ-cậu „ có thể mở rộng đẻ bao gồm cá thể và nhóm. Luân xa tim có thể khai mở để không chỉ bao gồm tình thương yêu vợ, chồng, con cái mà còn bao gồm cả tình yêu thương nhân loại. Trong hào uang lúc nầy có màu hoa cà rất đẹp. Điều nầy ăn khớp với việc hợp nhất bản thân, ý thức về người khác và ý thức về nhóm. Khi con mắt thứ ba khai mở cho những ruing động cao hơn thì cá thể bắt đầu nhin thấy tính đồng nhất của mõi vật và có thể nhận ra qự quý giá vô song của mỗi linh hồn cá thể bên trong sự đồng nhất ấy.
Thành thục
Khi cá thể gần tới tuổi già và từ giã cõi đời thêm nhiều loại rung động cao hơn có thể là bổ sung cho các co thể năng lưọng. Tóc chuyển bạc trong khi dòng ánh sáng trắng chạy xuyên qua người làm tăng ái lực của tóc đối với thế giới tâm linh. Bây giờ thi quan hệ "Tớ-cậu" được bổ sung thêm một quan hệ riêng rất sâu sắc với Thượng Đế.
Năng lượng ở tháp của đất được chuyển hóa qua các luân xa phía dưới, giảm xuống vá được thay thế đều đặn bằng nhũng năng lượng tinh tế cao cấp hơn làm được nhiều việc với thế giới tâm linh hơn là với cuộc đời trong bình diện thể chất. Con người chuẩn bị trở về lại thế giới tâm linh. Khi các quá trình tự nhiên nấy được hiểu và được phép bộc lộ ra từ bên trong tâm hồn thì cuộc đời riêng tư của cá thể dào dạt yên bình và yêu thương.
Mọi vật lại rơi về chỗ mà từ đó toàn bộ quá trình sinh trưởng đã diễn ra qua bao năm tháng. Luân xa ắm rối thái dương trở nên hài hòa hơn. Mặc dù khả năng thể chất bị suy giảm, con người có khả năng tăng độ sâu tri giác làm cho cuộc đời thành nơi thường xuyên nuôi dưỡng niềm vui và là làm giàu thêm trải nghiệm.
Điều đáng tiếc là nền văn hóa của chúng ta không quan tâm và sử dụng phương sách vô cùng khôn ngoan và sáng tỏ nầy như các nền văn hóa khác, nền văn hóa của thổ dân da đỏ Bắc Mỹ chẳng hạn, trong đó các ông già, bà cố nắm quyền quyết định công việc của cộng đồng.
Qua đời
Theo Phoebe Bendit thì lúc chết có một tia sáng lóe lên đi ra khỏi đỉnh đầu lúc con người lìa bỏ bình diện trái đất qua luân xa đỉnh đầu. Trải nghiệm về việc ra khỏi đỉnh đầu nầy thường được mô tả như là đi theo con đường hầm giữa cuộc đời và cõi chết. Người ta thấy một đường hầm dài tối tăm với ánh sáng chói chang ở tận cuối. "Trải nghiệm đưòng hầm cũng có thể được diễn đạt như là việc linh hồn đi lên theo dòng năng lượng chủ yếu của thân thể dọc cột sống và ra đi tại điểm sáng chói của luân xa đỉnh đầu.
Khi chết, những bạn cũ đã quá cố vá các hướng đạo tâm linh tới gặp linh hồn. Lúc bấy giờ, linh hồn nhìn thấy toàn bộ cuộc đời mình trôi qua rất nhanh vá rõ ràng đến nỗi có thể không thấy lỗi lầm gì trong những việc như: vừa xẩy ra chuyện gì, đã lựa chọn những gì, đã học được những bài học gì và còn lại bài học nào cho cuộc hóa thân sắp tới, tiếp đến một thời gian chúc tụng kỷ niệm nhiệm vụ đã hoàn tất và linh hồn lưu lại một thời gian trong thế giới tâm linh trước khi tiến hành cuộc hóa thân mới.
Trong những trường hợp tử vong vì bịnh tật kéo dài, tôi thường thấy họ yên nghỉ một thời gian sau khi chết giữa vầng ánh sáng trắng, dường như họ đang được trông nom trong vài lọai bịnh viện ở phía bên kia.
Tôi đã quan sát hai người hấp hối trong hai ngày tước khi chết. Cả hai đều chết vì ung thư và cùng bị ốm một thời gian.
Ba cơ thể hào quang bên dưới bị vỡ và đi ra khỏi thân thể như những đóm mây màu trắng sữa.
Điều nầy làm cho họ cómột vẻ bề ngoài máu tráng sữa. Ba luân x bên dưới cũng bị vỡ, với nhiều sợi dài năng lượng đi ra khỏi đám rối thái dương. Bốn luân xa bên trên hiện ra rất khai mở, phần lớn như những lỗ thủng toan hoác. Không còn màu chắn bên trên các luân xa. Họ đang qua nốt chặng đường, phần lớn thời gian nầy họ ở bên ngoài và cách xa thân thể mình. Rõ ràng là họ đang ở với các hướng đạo tâm linh tại một nơi nào đó. Khi họ nằm trong thân thể của mình thì có nhiều thần linh xung quanh căn phòng. Một lần tôi thấy Azrael đang canh cổng. Khi thấy người kia đau ghê gớm, tôi hỏi Azrael tại sao Ngài không giúp họ chết đi thì Ngài nói: "Tôi chưa nhận được lịnh“ (Azrael là Thần Chết, theo tôi, trông Ngai cường tráng và rất đẹp chứ không kinh khủng như một số nguồn mang hàm ý nầy).
Heyoan nói về cái chết
Hướng đạo của tôi đã thuyết trình về quá trình chết, và tôi muốn trích dẫn Người ở đây. Đầu tiên, Người nói rằng chết không phải cái mà chúng ta thường hiểu, mà là một chuyển tiếp từ trạng thái ý thức nấy sang trạng thái ý thức khác.Heyoan nói răng khi ta quên con người thực của mình thì lúc đó ta đã chết. Những phần bị quên lãng đó của ta được dựng thành bức tường phân cách với thực tại và ta đã đi vào hóa thân để thu hồi chúng. Vì thế, mặc dù ta vốn sợ chết, Người vẫn nói rằng ta đã chết, và trong quá trình hóa thân thể để tái hợp nhất với bản chất lớn lao của mình, ta thực sự thấy sống được nhiều hơn. Người nói rằng cái duy nhất chết đi là cái chết.
Trong cuộc đời mình, ta dựng một bức tường phân cách gồm những trải nghiệmmà mình muốn lãng quên.
Ta làm việc đó có kết quả đến nỗi không còn nhớ lại được bao lăm.
Ta sớm bắt đầu quá trình dựng tường phân cách nầy tứ khi còn thơ ấu. Và suốt đời tiếp tục làm việc đó. Những mảnh ý thức của ta đã dựng thành tường phân cách đó có thể nhìn thấy được lại trường hào quang với tên gọi là tắc nghẽn : Vấn đề nầy sẽ được luận bàn trong chương nói vế tâm lý động lực học. Heyoan nói răng cái chết thực sự xẩy ra trong hình thái của bức tường nội tâm đó.
Như bạn đã biết, cái duy nhất tách bạn ra khỏi mọi thứ lại chính là bản thân của bạn. Và điều quan trọng nhất là : cái chết đã xẩy ra trong những phần đã dựng thành tường phân cách đó của bản thân bạn. Nhìn từ lợi thế của bạn, có lẽ đó là định nghĩa rõ ràng nhất của cái mà nhân loại gọi là cái chết. Nó là dựng tường phân cách. Nó là lãng quên. Nó là lãng quên con người thực của bạn. Và điều đó chính là cái chết. Bạn đã chết rồi. Bạn đã thực sự hóa thân để mang lại cho đời những mảnh của bản thân là nơi bạn đã đứng trong đó để gọi cái chết, nếu như chúng ta thậm chí phải dùng từ nầy. Những phần đó đã chết.
Quá trình chết, mà ta vẫn thường gọi là sự chuyển tiếp lên nhận thức cao hơn, có thể được coi như một quá trình trong trường năng lượng. Chúng tôi sẽ mô tả điều nầy ngay bây giờ để giúp bạn hiểu được quá trình chết, từ quan điểm trường hào quang. Trường hào quang lúc nầy được rữa ráy, tất cả các luân xa được thanh lọc, đưọc khai mở. Khi bạn chết, bạn sẽ đi theo một chiều khác của không gian. Ba luân xa bên dưới bị phân hủy. Ba cơ thể hào quang bên dưới bị phân hủy. Và bạn hãy lưu ý rằng chúng tôi nói "phân hủy".
Một số trong các bạn đã quan sát người chết và nhìn thấy tay, mặt, da của họ có màu trắng sữa. Khi cá thể chết, có một màu trắng xà cừ và có những đám mây sữa rất đẹp lãng đãng thoát ra. Những đám nây đó là những cơ thể năng lượng ở thấp dùng để cấu trúc thân thể. Chúng đang tan rã. Chúng lãng đãng thoát ra. Các luân xa ở đó khai mở và có những sợi dây năng lưọng đi ra ngoài. Các luân xa bên trên là những lỗ rộng mở vào những chiều khác của không gian. Đó là những giai đoạnmở đầu cái chết khi mà tường năng lượng bắt đầu tách ra. Những phần dưới của trường năng lượng tách ra khỏi những phần trên. Sau đó, trong khoảng ba tiếng đồng hồ, thân thể được tắm gội, được rửa tội, một lễ rửa tội tâm linh cho thân thể lúc nầy đang để cho nang lăuợng phun ra như suối dọc theo dòng năng lượng thẳng đừng chú ( ?).
Một suối ánh sáng óng vàng phun ra và tất cả những tắc nghẽn được thanh toán. Và hào quang có màu vàng nhạt. Cá thể đag chết sẽ trải nghiệm việc nầy như thế nào, trong những giới hạng của ký ức ? Các bạn đã nghe nói điều nầy. Con người nhìn thấy toàn bộ cuộc đời mình được những giới hạn nầy rửa sạch. Đúng như vậy. Có hiẹn tượng trường năng lượng song hành trong việc rửa sạch hào quang. Mọi tắc nghẽn đều được cho qua. Mọi trải nghiệm cuộc đời bị lãng quên đều được khai thông. Tất cả đều chảy theo ý thức. Như vậy, mọi chuyện trên đời nầy chảy theo ý thức. Và khi con người ra đi thì ý thức cũng ra đi. Đó là sự phân hủy các bức tường được tạo ra trước đó để bước vào qú trình cải biến trong cuộc đời đặc biệt nầy. Đó là một sư hợp nhất dữ dội. Với sự phân hủy các bức tưòng của lãng quên trong nội tâm bạn, bạn nhớ lại được rằng bạn đích thực là ai. Bạn trở nên hợp nhất với bản ngã tolớn của mình vá cảm nhận tình thoáng đạt và bao la của nó. Vậy thi cài chết, trái với quan niệm dân gian, là trải nghiệm hết sức kỳ diệu. Nhiều bạn đã xem những mô tả các trường hợp gọi là chết lâm sàng sau đó sống lại. Tất cả những người ấy đều nói đến một đường hầm mà ở tận cùng ció ánh sáng chói chang. Họ nói về cuộc gặp gỡ với một con ngưới kỳ lạ ở cuối đường hầm đó. Phần đông đều xem xét lại cuộc đời và luận bàn về cuộc đời đó với con người nói trên. Phần đông bộc lộ rằng họ đã tự mình quyết định trở lại cuộc đời thể chất để hoàn thành việc học hỏi dù rằng nơi họ đến rất đẹp. Phần đông không còn sợ cái chết, má nhìn về hưóng cái chết phía trưóc như một sự giải thoát vào trong yên bình.
Bức tường phân cách bạn với sự thật nầy là như vầy : Cái mà bạn gọi cái chết thực ra là sự chuyển tiếp vào trong ánh sáng. Cái chết mà bạn hình dung bạn sẽ trải nghiệm, bạn có thể tìm thấy nó bên trong bức tường của bạn. Mỗi lần, bằng cách nào đó, bạn tách bản thân mình ra, là lần đó bạn chết đi một ít. Mỗi lần bạn ngăn cản sinh lực kỳ diệu của mình không cho nó chảy, là lần đó bạn tạo ra một ít cái chết. Do đó, khi bạn nhớ lại những phần tách ra của con người bạn và tái hòa nhập chúng vào trong bản thân mình, là bạn đã chết. Bạn trở về lại với cuộc đời. Khi bạn mở rộng nhận thức thì bức tường đứng giữa thế giới, bức tường đúng giữa thực tại tâm linh và thực tại thể chất cũng tan rã. Như vậy , cái chết tan rã không phải là cái gì khác ngoài sự giải tỏa búc tường ảo ảnh nầy vào lúc bạn sẳn sàng tiến lên. Và con người thật của bạn được tái định nghĩa là thực tại vĩ đại. Bạn vẫn là bản ngã cá thể của mình ; khi bạn buông rơi thân thể mình, bạn sẽ giữ lại tinh chất của bản ngã. Bạn có thể cảm thấy tinh chất ấy trong những suy ngẫm vị lai/quá khứ (sễ đưọoc trình bài ở chương 27 nói về tự chữa trị). Thân thể của bạn chết, nhưng bạn chuyển dịch vào một bình diện khác của thực tại. Bạn giữ lại tính chất ấy của bản ngã bên ngoài thân thể, bên ngoài hóa thân. Và khi bạn từ giã thân thể mình, bạn có thể cảm thấy bản thân là một điểm ánh sáng vàng óng, nhưng bạn sẽ vẫn cảm nhận được bản thân.
Điểm lại Chương 8
1. Khi nào linh hồn đảm đương thân thể ?
2. Ý nghĩa của giờ phút lọt lòng đối với trường năng lượng con người ?
3. Hai chỗ khác nhau chủ yếu các luân xa của trẻ nhỏvà các luân xa của người lớn ?
4. Hào quang phải lém những gì cho sự phát triển tuổi thơ ?
5. Tại sao, về phương diện hào quang, một đứa trẻ khóc thét lên đau đớn khi có người giật lấy lại vật gì khỏi tay nó ?
6. Tại sao trẻ thích ngồi vào trong hào quang của người lớn ?
7. Những phát triển chủ yếu xẩy ra trong hào quang ở các giai đoạn phát triển sau đây : trước khi sinh, lọt lòng, sơ sinh, ấu thơ, tiềm tàng, dậy thì, thành thục, trung niên, tuổi già, chết ?
8. Quá trình hóa thân hoàn thành vào tuổi nào ?
9. Hãy mô tả trải nghiệm cái chết mà các nhà quan sát bằng tri giác cao cấ đã chứng kiến.
Để làm động não
10. Hãy luận bàn về mối quan hệ của trường năng lượng con người với không gian riêng của con người.
11. Hãy luận bàn về mối quan hệ của những biên giói cá nhân với trường năng lượng của con người.

<< CHƯƠNG 7C | CHƯƠNG 9 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 968

Return to top