Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tập Truyện ngắn >> Mẹ tôi...và trần gian

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 14720 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mẹ tôi...và trần gian
Phan Cung Việt

Tước hiệu đàn ông
Tôi thế mà quê mùa cổ lỗ một cục, tưởng cứ gọi số máy điện thoại di động dài ngoẵng 091520909 là thế nào cũng nghe tiếng nói thân thiết tại ngôi biệt thự xinh xắn ở đường Tầu Bay hoặc giả một góc nào đó di động trong thành phố. Vậy mà bấm máy xong thì nghe tiếng sóng tiếng gió ầm ào từ một cửa biển xa lắm. Hóa ra bạn tôi tạm biệt ngôi biệt thự của mình, đưa phu nhân đi nghỉ biển. Thật đúng mốt và thành đạt, việc gì ra việc ấy. Tiếng nói rất vui trong tiếng sóng biển: “Vâng, tôi đây, Ngọc đây...”.

- Anh đang ở đâu đấy?

- Khách sạn Hương biển...

- Nói chuyện với cô nhà tôi chút nhé!...

- Vâng, cảm ơn. Anh sướng quá, làm việc gì cũng ổn, lại việc nào ra việc ấy.

Đúng thế. Nếu bàn đến việc phong tước thì anh Ngọc là một trong những người đàn ông thời nay được nhận “Tước hiệu đàn ông”. Cái thời buổi mà đa phần đàn ông biến thành đàn bà, một số á nam á nữ, số ít thì lại ra vẻ đàn ông quá, ranh ma mà ngu xuẩn chỉ biết tiền, chức, gái và thịt chó... Anh Ngọc không làm ra vẻ ta đây là đàn ông nhng lộ ra rõ ràng chất đàn ông. Thậm chí nhiều lúc anh lẫn vào chất ỏn ẻn dịu dàng của đàn bà, cuối cùng vẫn thòi ra một anh đàn ông chính hiệu. Thế mới là chuyện lạ!

Đã bảo chất đàn ông của anh là việc gì cũng ổn, lại việc nào ra việc ấy. Mới đây anh dựng dậy được “mối tình đã chết” mười mấy năm trời của tôi và em Lan. Dựng gì dậy không khó, cả việc dựng không thành có, dựng xấu thành tốt, dựng ngu dốt lên ghế này ghế nọ... Thời nay đều dễ như bỡn. Còn dựng “mối tình chết” thì chẳng dễ chút nào. Như đề tàiy học về phẫu thuật, về phẫu tích... Còn lạ hơn chuyện chú mèo ma nhảy qua thi hài thì thi hài đứng phắt dậy...

Tôi và em Lan yêu nhau mười mấy năm trời từ lúc em là cô gái xinh đẹp mười tám tuổi. Cuối cùng em nói: “Tình yêu của chúng mình đã chết. Xin anh coi như là em đã chết!”.

Vậy mà hôm qua sau cú điện thoại rất vui của anh Ngọc: “Mời anh trưa nay đến liên hoan món bún với vợ chồng tôi nhé, như ngày xưa ấy mà”, tôi đến ngôi biệt thự của anh ở đường Tầu Bay, thì từ ngoài cửa kính khổ rộng đã nhận ngay ra bóng dáng em Lan xưa ở đó. Từ cô gái mười tám, nay em đã là người đàn bà khép lại thời thiếu nữ của mình từ lâu rồi...

- Em có nhận ra anh không?

- Có.

- Anh có nhận ra em không?

- Có.

- Vậy thì anh chào em!

- Em cũng chào anh...

Trong căn phòng khách đẹp có mặt lúc này cả anh Ngọc và chị Lê, tôi và em đưa mắt nhìn nhau như người ma, người thiên thu. Đôi mắt ấy tôi vẫn nhận ra nét đẹp riêng, dù thời gian đã phủ lên như một tấm voan dày. Vẫn cảm thương, không hề có thù hận, dù người này đã “để chết” cho người kia. Cám ơn và phục tài anh Ngọc (có cả công chị Lê vợ anh nữa) bằng cách nào đó khiến cho tôi và em Lan gặp lại được nhau khi đã có “lời nguyền” không gặp lại nhau nữa, như lời nguyền trước dòng sông. Công đầu là của anh Ngọc. Tước hiệu đàn ông dành cho những người phả được cái hơi thở sự sống, làm cho “mối tình chết” sống lại chăng?

Lần lại “hồ sơ bệnh án” một chút.

Bấy giờ có chàng trai cao, mảnh khảnh, da ngăm đen nắng gió, vừa như anh thợ cày vừa như thi sỹ đồng quê. Về sau được biết, chàng vừa tốt nghiệp đại học ngành địa chất, đang đảm đương công việc kiến trúc xây dựng, lại là chàng trai mơ mộng làm thơ viết văn. Gần nữa thì biết chàng đã sớm hoàn thiện thiên chức người đàn ông, nghĩa là sớm có vợ, một tiểu thư Hà Nội có nhan sắc, có nhà, dù chỉ là gian cấp bốn hồi đó đã là oách lắm rồi, sớm có con, trai hay gái tôi không rõ. Tôi và em Lan bấy giờ thỉnh thoảng xuống căn nhà cấp bốn rất xinh của anh Ngọc và chị Lê, có dàn hoa trước cửa, dự thân mật bữa bún liên hoan hoặc một món gì đó. Ngoài “tình thơ” của tôi và anh Ngọc, chị Lê và em Lan còn có tình chị em gái Hà Nội xinh đẹp, rất khuê các cũng rất đời. Dấu ấn của họ là da trắng, mắt mở to như hiểu thấu tất cả, nụ cười vừa trữ tình vừa cao sang. Lần đầu anh Ngọc đọc cho tôi nghe bài thơ tình có thực trong căn nhà cấp bốn của anh, về cảnh một ngày mưa, giọt mưa tung tóe trước mái hiên, chị Lê ngồi rửa bát...

Tôi thì đang gặp khó khăn, không có được “mái tranh cấp bốn” như anh Ngọc chị Lê để đặt “hai trái tim vàng” vào đó. Từ đó sinh ra khối chuyện...

Một tối ở bờ đê đẫm ánh trăng:

- Hôm qua bố em đến thăm thủ trưởng cơ quan anh đấy. Cụ bảo thằng nào yêu con gái cụ bao năm nay mà cứ như áo gấm đi đêm, chẳng biết mặt ngang mũi dọc ra thế nào cả.

- Chết! Lại có chuyện đó?

- Vậy sao anh không lên nhà em?

- Anh chỉ có mỗi cái xe đạp mi ni cóc gặm này...

- Không sao! Anh cũng cứ lên. Để các cụ biết mặt, cho quen đi. Sau dễ thưa chuyện...

- Lại còn chuyện nhà cửa!...

Anh Ngọc “đón đầu” ngay được và trước đó đã chìa ra bàn tay từ thiện:

- Tôi sẽ tìm cho anh một hộp nhà ở trung tâm thành phố. Cốt để chàng trai ất ơ như anh có khả năng mua được.

Hôm sau anh đưa tôi đến phố Hàm Long, chỉ vào một khu đất mà thợ của anh đang đào bới ngổn ngang ở đó:

- Đấy, nó ở trong khu đất này đây. Cánh xây dựng địa chất chúng tôi chỉ cần có mảnh đất không lầm vào “căn bệnh huyền phù” là có thể dựng nhà, xây hạnh phúc ở đó được!

Rồi anh nói rất vui:

“Huyền phù” là từ địa chất. Nghĩa là tình trạng đất ương ương dở dở như tính tình người ta ấy, không trôi không lắng... Chúng tôi sợ nhất cảnh đó!

Hai từ “huyền phù” của anh chẳng ngờ từ đó ám vào tình yêu của tôi và em Lan. Từ địa chất về đất đai ấy như định mệnh, như ma quỷ thật đáng sợ. Khổ nhất là nó vận vào tình cảnh trai gái thương cảm nhau, vì lẽ vô hình và hữu hình nào đó, mà không lấy nhau được, cũng khôgn bỏ nhau được.

Anh Ngọc gặp và hỏi:

- Anh đã lên nhà thăm các cụ chưa?

- Chưa!

- Anh quyết tâm mua đất ở đấy chưa, dăm bảy mét cũng được?

- ...

Anh Ngọc im lặng lắc đầu, lộ nét thương cảm buồn giận xa vắng.

Ngẫm lại, mối tình “huyền phù” của tôi và em Lan, chỉ có những người như anh Ngọc mới thấu hiểu và ra tay cứu giúp. Tôi ân hận đã không làm đúng như hai điều anh Ngọc chỉ ra. Nếu làm đúng hai điều đó thì chắc chuyện tôi và em Lan đã nên cơm nên cháo rồi...

Cuối cùng, tôi chỉ còn cảm nhận được ở mối tình “huyền phù”, mối tình chết” của tôi và em một cái gì còn lại bi tráng.

Tôi lại ngơ ngẩn bắt gặp mối tình của mình trong một bài thơ của anh Ngọc xuất hiện ngày đó và sơms trở thành nổ tiếng. Cũng như ma quỷ vậy. Bài thơ ấy như sau:

Hai phía võng ru
Chúng tôi tìm thấy hài cốt của anh
Không phải dưới ba thước đất
Cũng không phải dưới tầng tầng lá mục
Hai dưới cỏ lấp vùi

Hài cốt của anh giữa lưng chừng trời
Trên chiếc võng dù nắng mưa bạc phếch
Thời gian thời gian đã đưa võng lên cao
Cùng với trăng sao và sức sống cây rừng...

Vân... vân

Vân... vân...

Tất nhiên đây là bài thơ anh viết về sự hy sinh của những chiến sĩ vô danh trong chiến tranh. Sau cơn sốt rét ác tính, người chiến sĩ nằm trên võng mà đi vào thiên thu. Bài thơ không phải thơ tình, mới đọc tưởng chẳng liên quan gì đến những điều riêng tư của mỗi người như tôi và em Lan. Nhưng dù sao đây cũng là bài thơ về cái chết, được cả giới thơ biết đến. Anh Ngọc là người đàn ông có tài phả hơi vào cái chết, làm cho nó được sống lại ở một thế giới khác. Vậy thì tôi có quyền bấu víu vào bài thơ mà suy tưởng những gì về mình, về tình duyên của mình. Phải chăng mối tình của tôi và em Lan cũng vậy, chỉ sau một “dơn sốt rét ác tính” của tình yêu rồi cứ thế mà tắt thở trên chiếc võng ru. Và chẳng phải mới đây anh có tài cất lời ru cho nó thức dậy. Nói anh Ngọc là người đàn ông có tước vị là vậy.
Đúng dịp đó, anh Ngọc lại làm tôi bất ngờ khi anh đưa cho tôi xem một thiên truyện ngắn của anh, cũng về cái chết. Cái tên rất rợn: không phải chết lâm sàng. Anh đa tài quá. Câu chuyện đầy vẻ ma quỉ nhưng lại rất thực. Một người đàn ông thời nay, giầu sang - chức tước, chết cứng trong tòa nhà kín cổng cao tường của mình, mắt cứ mở trừng trừng không khép lại được. Bà vợ đưa hết trí lực của người đàn bà bình tĩnh buông tấm màn xuống, như không có chuyện gì xảy ra, rồi đi mời bác sĩ đến chữa bệnh cho xác chết... Xác chết vẫn mở mắt trừng trừng, bởi cả âm lẫn dương. Thời ta đang sống rồi sẽ có nhiều cái chết không nhắm được mắt như vậy. Lâm sàng là một từ y học, đối nghịch có phi lâm sàng. Hóa ra anh Ngọc còn giỏi cả về y lý.

Đương nhiên, ăn mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi bệnh. Cái gã đàn ông chức tước giầu sang trong thiên truyện độc đáo của anh Ngọc, chết không nhắm được mắt, vì lẽ gì thì chắc bạn đọc thừa hiểu. Còn những ai đó thì có thể ngược lại, không nhắm được mắt vì nhớ thương vô vọng đến mòn mỏi.

Phần tôi, bây giờ lại đến lượt bị cái chết từ thiên truyện của anh Ngọc ám ảnh. Cũng như bài thơ trên. Thật tội, hỏng một mối tình đã là chuyện nước mắt buồn đau. Nhưng kỳ lạ là sau đó, thảy những gì xảy ra trong cuộc đời đều như vận vào mối tình đã chết. Từ đó sinh ra liêu trai chí dị, sinh ra tâm thần hoang tưởng...

Trong cuộc đời từ thuở nào người ta từng khuyên đôi lứa là dù thế nào thì cũng giữ lấy tình yêu, đừng để tình yêu tắt thở. Mọi cái chết, nhất là mối tình chết, càng về sau nó ám vào ghê lắm, không thể lường được. Cả lâm sàng và phi lâm sàng.

Còn anh Ngọc, người đàn ông làm việc gì cũng ổn đã lấy lại hơi thở cho “mối tình chết” của chúng tôi. Như những ngôi nhà, những trang văn trang thơ, anh đã xây lên, xin hãy coi đây như những huyền thoại.
Phần mình, tôi vốn không hám và chẳng tường những tước hiệu chức vị mà người đời bày đặt ra, cả ta và tây, xưa lẫn nay. Nhất là thời nay toàn danh hão. Dù biết mình có thể nhầm lẫn ngớ ngẩn, vẫn cứ mong tìm lại những danh hiệu đẹp như Công tước, Bá tước, Huân tước... thậm chí cao hơn nữa, để tặng cho những người đàn ông như anh Ngọc, bạn tôi./.


Xóm Hương Mổ, cực nóng 12/7/2001

<< Đi xe Giao Thủy | Võng mắc vào biển >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 755

Return to top