Một người Việt Nam lớn lên vẫn không quen với rất nhiều lời răn dạy về cách sống, cách cư xử ở đời...
Thôi thì chịu chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự lành, thôi thì đóng cửa bảo nhau, thôi thì dĩ hoà vi quý...
Tất thảy đều mang một tấm lòng khoan nhượng.
Nhưng những tính tốt ấy có phải lúc nào cũng là một cách sống tích cực?
Nếu nhìn vấn đề ở góc độ lịch sử, những cái đang trở thành nhược điểm của người Việt Nam hiện nay chủ yếu được hình thành trong thế kỷ 20.
Một thế kỷ đầy biến động, chúng ta kế thừa một thứ chủ nghĩa phong kiến để chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, và quy luật chiến tranh đè bẹp, lấn át mọi quy luật kinh tế xã hội. Ở miền Bắc hình thành cơ chế bao cấp . Nhưng bao cấp, nhất là bao cấp kéo dài sau năm 1975 lại làm nảy sinh hai đứa con tệ hại là
thói đạo đức giả và
thói vô trách nhiệm.
Báo “Ong đất” của Bungari nhìn lại thời kỳ này của chính họ, đã tổng kết nên 6 nghịch lý mà ta có thể tham khảo :
- Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
- Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
- Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
- Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
- Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
- Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".
Bây giờ cơ chế thị trường lại sinh ra hai đứa con là
nóng ruột kiếm tiền và
cắm đầu hưởng thụ.
Mọi nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường của
bốn thói xấu này.
Một câu nhịn, tốt quá. Nhưng nếu tôi vô trách nhiệm, đó là sự biện hộ cho thói vô trách nhiệm của tôi.
Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh
(Sưu tầm)