Trước mặt tòa nhà bằng gạch xám ở Mã Gia Khẩu, người đông như kiến. Tuy số người đến xem cho vui không ít, nhưng nhiều hơn vẫn là tín đồ của hai phái Thiên Túc và Triền Túc. Họ muốn xem thủ lĩnh của mình và thủ lĩnh của người ai mạnh ai yếu, ai thắng ai bại, ai có tài cao, ai là đồ bỏ. Tín đồ đụng đầu tín đồ, ắt có liều mạng. Việc đời là như vậy, lúc hăng lên lấy cái chết làm trò chơi. Thủ lĩnh hai bên chưa tới, đám đông khó tránh khỏi cọ nhau, cãi nhau, nhăn mặt quỷ, văng tục, níu kéo xô đẩy, ném vỏ dưa, hột lê, quả cắy, đất đá vào nhau, lại còn phô chân ra chọc tức đối phương. Đám con gái bó chân cho bó là đẹp, phô ra chỉ khiến đám con gái để chân tự nhiên cười ầm ĩ; đám con gái chân to cho chân để tự nhiên mới đẹp, giơ chân lên khiến đám con gái bó chân phải bịt mắt, bịt mũi, che mặt. Ai cũng cầm thước đo chân người, làm rối tinh lên, cùng túm chặt vạt áo, cửa tay, cổ áo, thắt lưng nhau; có mấy người co kéo nhau, dùng sức quá mạnh, từ bậc thềm lăn lông lốc xuống. Thủ lĩnh chưa đọ sức, thủ hạ đã cà nhau, bên dưới náo nhiệt hơn cả bên trên, đó cũng là việc thường có.
Một hồi thanh la mở đường vang lên làm người ta như thấy mình trở lại thời nhà Đại Thanh, có quan phủ quan huyện đến vậy. Từ phía xa quả có một đội khiêng kiệu, theo sau là một đám đông nam nữ, nữ nhất loạt bó chân, nam nhất loạt tết bím. Lúc ấy trên đường cái, người cắt bím, người để bím, người tóc ngắn, người cắt bằng, người cắt vừa, bó chấn, cởi chân bó, bó lại chân, chân tự nhiên, chân tự nhiên dởm, chân bó dởm, nửa bó dởm, nửa bó nửa không... chen lẫn với nhau, thích kiểu nào có kiểu ấy, nhưng nếu muốn tụ tập những đàn ông tết bím, những phụ nữ bó chân lại với nhau cũng không dễ. Những người này đều là môn đồ cốt cán của Bảo Liên nữ sĩ, nhiều người bó lại chân đã chịu ơn Hương Liên. Hôm nay thấy nữ sĩ xuất trận cùng Hội Thiên Túc, họ đúng dọc hai bên lề đường cầm hương chờ đợi. Kiệu vừa đến họ đi nối ngay vào đằng sau để trợ oai cho thủ lĩnh. Trên đường đi, số người gia nhập ngày một nhiều, khói hương cuồn cuộn, bụi đất tung bay đến tận Mã Gia Khẩu. Lúc này số người đó đã lên tới vài ba trăm người, lập tức khiến cho những người thuộc phe Thiên Túc đứng trước đại giảng đường cớ vẻ thế cô lực mỏng. Nhưng họ ít người mà rất hăng, có người gào hết cỡ:
- Quỷ trong quan tài ra hết cả rồi kìa!
Phe Thiên Túc đồng thanh cười ha hả.
Không đợi phe Triền Túc kịp trả đũa, một hàng kiệu đã đổ xuống. Rèm kiệu vén lên. Qua Hương Liên bước ra trước tiên. Nhiều người lần đầu tiên mới được thấy nhân vật tiếng tăm bao trùm một đời này. Khuôn mặt nữ sĩ sao mà lạnh lùng mà lãnh đạm, mà thanh tịnh, mà xinh đẹp, ngay lập tức áp đảo cả một quảng trường hàng trăm ngàn người đến mức im lặng như tờ. Xuống kiệu tiếp theo sau là Bạch Kim Bảo, Đổng Thu Dung, Nguyệt Lan, Nguyệt Quế, Mĩ Tử, Đào Nhi,Hoa Nhi, Thảo Nhi, lại còn cả đống nhân vật bó chân tuyệt đỉnh ở Thiên Tân được mời tới như Nghiêm Mĩ Lệ, Lưu Tiểu Tiểu, Hà Phi Yến, Khổng Mộ Nhã, Tôn Giảo Phong, Đinh Thúy Cô và bà già họ Uông. Dân nghiền gót sen và dân say chân bó đứng xung quanh đến mức chỉ được người, đọc được cả tên của họ. Nghe người ta kháo thì đám nữ tướng này hầu như đủ mặt, nhất là bà già họ Uông bằng vai với Đồng Nhẫn An, coi như bể trên, không mấy khi ra phố, không lộ mặt nhưng ngày nào cũng xưng đanh chửi mắng thậm tệ bọn để chân tự nhiên lả "chân chẳng ra chân" trên Báo Bạch Thoại. Vậy mà hôm nay bà cũng chống gậy đến đây, mặt trắng bệch, mắt trống rỗng, đứng như một cái bóng dưới ánh nắng chói chang. Điều đó chứng tỏ sự việc ngày hôm nay vô cùng quan trọng, cao hơn liều mạng cả một bậc, phải gọi là quyết từ mới đúng.
Khi nhìn đến cách phục sức của đoàn người này thì ai nấy mắt tròn mắt dẹt ngó nhau, cả đến lỗi kinh ngạc, thán phục cũng không thốt lên được. Kiểu trang phục trước đời Thanh bao nhiêu năm không nhìn thấy, hôm nay cũng được đem trưng hết ra. Sự cầu kì kĩ lưỡng của các kiểu cũ, người ngày nay quyết không thể đạt tới. Chỉ riêng mái tóc đã có bao nhiêu kiểu bới khiến cho các cô gái có mặt nhìn đến ngây cả người. Chẳng hạn tóc bới kiểu đọa mã (ngựa rơi), kiểu song bàn (hai cái khay), kiểu nhất tự (chữ nhất), kiểu nguyên bảo (đĩnh bạc), kiểu bàn biện (bện quấn hình khay), kiểu hương qua (dưa bở), kiểu biển bức (cánh dơi), kiểu vân đầu -(áng máy), kiểu phật thủ, kiểu ngư đầu, kiểu bút giá (giá để bút), kiểu song ngư, song thước (đôi chim khách), song phượng, song vưu (hai nét đẹp), tứ long (bốn con rồng), bát long, bách long, bách điểu triều phượng (trăm chim chầu phượng hoàng), bách điểu triều dương (trăm chim chầu mặt trời), nhất nhật đương không (vầng dương giữa trời), v.v... Kiểu đầu "thẻ gỗ" Tô Châu như bà già họ Uông bới cũng là kiểu xưa, có từ những năm Gia Khánh, Đạo Quang triều Thanh (1796-1850), một món tóc sau ót không cần dùng dây buộc chỉ do kĩ thuật chải mà dựng đứng lên như đuôi con chim khách. Mấy bà già nhìn thấy cảnh cũ triều xưa thì mủi lòng, chót mũi cay cay, thế là nước mắt cữ rơi lã chã.
Chân nhỏ nhà họ Đồng, tuyệt kĩ trong thiên hạ. Trước đây chỉ nghe đến, bây giờ mới thấy tận mắt. Ai cũng bảo thấy cảnh không bằng nghe nói về cảnh, nhưng ở đây cảnh trông thấy tuyệt diệu hơn nghe nói trăm lần! Những đôi chân năm sắc mười màu thấp thoáng dưới gấu váy, chợt ra chợt vào, chợt ẩn chợt hiện, chợt có chợt không, nhìn đến hoa cả mắt, đang định chú mục nhìn cho kĩ thì lại chẳng thấy đâu nữa. Thì ra đoàn chân nhỏ này đã bước vào trong đại giảng đường. Ai nấy như tỉnh mộng vội vàng bước vào theo, lập tức chen chúc chật cứng cả một tòa đại giảng đường.
Hương Liên bước vào nhìn ngay xung quanh, trên dưới. Căn phòng lớn này dài như cái ống, chẳng khác nào một kho chứa hàng của nhà buôn tạp hóa, từ nền tới mái cao đến năm trượng, tít trên cao là một dãy cửa sổ lắp kính, thõng từ đấy xuống những sợi dây dài dùng để kéo cánh cửa. Trước mặt là lễ đài cao dựng bằng gỗ, có để bàn ghế, trên tường treo hai lá cờ ngũ sắc bắt chéo nhau, phía trên treo một biểu ngữ "Muốn làm người văn minh, hãy để chân văn minh". Trên tường bốn xung quanh dán đầy khẩu hiệu của hội Thiên Túc, chữ viết rất đẹp. Hội Thiên Túc quả có người tài.
Hai nam giới tay đeo băng Hội Thiên Túc đi như bay vào dừng trước mặt Qua Hương Liên, thái độ cũng kính mời họ lên lễ đài. Hương Liên dẫn đầu cả đại đội binh mã đi lên. Trên đài, bàn ghế xếp thành hai dãy hình chữ bát. Chỉ nhìn cách sắp xếp cũng đã thấy trận thế của cuộc đọ chân hôm nay. Phe Hương Liên ngồi một dãy phía bên phải. Đào Nhi đứng đằng sau Hương Liên nói:
- Đến bây giờ vẫn chưa thấy Kiều Lục Kiều đến. Lúc Tiểu Ô đưa thư, ông ấy hẹn đúng giờ đến. Ông Sáu xưa nay ủng hộ nhà mình cương quyết đến như thế, lẽ nào run không dám đến?
Hương Liên như không nghe tiếng, sắc mặt vẫn thản nhiên lạnh lùng. Một lát sau mới nói:
- Mọi việc thường đều là như thế cả!
Đào Nhi cảm thấy tim Hương Liên như một khối băng. Cô thật không ngờ. Có cứ tưởng Hương Liên có chí quyết đấu thì lòng như lửa đốt mới phải.
Lúc ấy trong đảm đông có người đàn ông nhỏ nhắn đội mũ, đằng sau gáy buông một bím tóc, nhảy lên nói:
- Thủ lĩnh hội Thiên Túc đâu rồi? Thối rồi à? Hay sợ vãi đái ra quần nên chưa ló mặt ra được thế?
Một trận cười nổ ra. Tiếng cười vừa cất lên thì cánh cửa nhỏ bên lễ đài bật mở. Mấy thanh niên hội Thiên Túc bước ra, bước ra rồi quay người lại như đằng sau có nhân vật lớn nào đó sắp xuất hiện. Lập tức một toán con gái tân thời bước ra. Thoạt nhìn lóa mắt tưởng là họ mang đèn, nhìn lại hóa ra người không. Dẫn đầu là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, hớn hở tươi cười, mặt trắng hồng, môi đỏ chót, mắt đen lay láy như hai hạt trân châu màu đen, nhìn ai như chiếu sáng người đó. Tóc cô dài rủ vai, đầu đội mũ mềm rộng vành màu ánh bạc, vành mũ gài ba cái lông gà đỏ, mặc váy đầm liền thân màu vàng óng ánh, trên tà váy dính hai vòng hoa hồng tết bằng vải vàng. Áo cổ tròn để hở cổ, không tay để lộ tay. Trên cái cổ mỡ màng đeo một giây chuyền vàng, trên cổ tay nõn nà đeo một cái xuyến vàng, khảm đầy kim cương. Váy ngắn chỉ đến đầu gối, bên dưới đùi để trần, đôi bí tất tơ bóng có mà như không nên muốn nghĩ là đùi để trấn cũng vẫn được; chân đi đôi giầy cao gót đỏ chót chẳng khác nào dẵm trên hai ngọn lửa, khiến người ta mở mắt không được mà nhắm mắt cũng không xong. Nhiều người lần đầu tiên mới được thấy cô Hội trưởng Hội Thiên Túc tiếng tăm lừng lẫy này. Có điều cách ăn vận rất đầm này li kì quá, quái lạ quá, khoa trương quá, phóng túng quá và thách thức quá, song cái nét dũng cảm, hồ hởi và xinh đẹp của cô đã áp đảo đám đàn ông đàn bà phái Triền Túc toan gây chuyện làm ồn dưới đài kia. Chẳng một ai ho he, ai nấy mở to mắt nhìn chằm chằm vào những phần để lộ ra bên ngoài là cổ, tay và đùi của Ngưu Tuấn Anh như những kẻ mất trí. Phe Thiên Túc nhìn thấy thế không nhịn được cười khanh khách, ha hả ầm cả lên. Bên này ngược lại đã lấn át bên kia.
Đội ngũ bên Qua Hương Liên đứng cả dậy, họ chào nhau. Chỉ riêng bà cụ Uông cảm thấy minh là bề trên không nên đứng dậy nên vẫn ngồi nguyên chỗ. Mọi người đứng cả, thành thử cụ bị che lấp, chẳng ai trông thấy cụ nữa. Đào Nhi bước lên trước, giới thiệu Qua Hương Liên cùng từng người một bên phía mình.
Hương Liên lãnh đạm nói:
- Hân hạnh, hân hạnh!
Ngưu Tuấn Anh hất cằm về phía trước giống như con nít. Cô ngắm nhìn Qua Hương Liên rồi mỉm cười vui vẻ nói:
- Té ra bà là Bảo Liên nữ sĩ. Chúng tôi thường được đọc văn chương của bà. Được làm quen với bà, chúng tôi rất vui. Bà xinh đẹp thật.
Mấy câu này làm cho phe Triền Túc lấy làm lạ quả, không biết bọn con gái này định giở trò ma quỷ gì. Phe Thiên Túc thì hiểu, cảm thấy thủ lĩnh của mình vừa oách, vừa đáng yêu nên đều vui mừng hớn hở. Qua Hương Liên đề nghị:
- Ngồi nói chuyện có hơn không?
Ngưu Tuấn Anh phảy tay, xổ câu tiếng tây "OK" rồi nguẩy mình ngồi xuống.
Phe Triền Túc thấy cô gái này phóng đãng như vậy thì bốc hỏa tam tinh, đùng đùng nổi giận, người ngỏ ý phẫn uất, người chửi vung lên. Nguyệt Quế khẽ nói với Nguyệt Lan ngồi bên cạnh:
- Trường em học cũng không có ai đẹp như vầy! Nhìn cô ấy xinh không kìa, chị bảo sao?
Nguyệt Lan ra sức ngắm, lúc cảm thấy đẹp xinh, lúc cảm thấy kì quặc, không tiện nói nên ngồi im. Qua Hương Liên bảo với Ngưu Tuấn Anh:
- Cuộc đọ chân ngày hôm nay đọ cách nào cũng được. Cô cứ nói, chúng tôi xin theo.
Ngưu Tuấn Anh nghe xong nhoẻn cười, hai lúm đồng tiền thoáng hiện, đoạn chân phải gác lên chân trái, một bàn chân trời sinh đi giầy đỏ như chọc vào mũi phe Triền Túc bên kia, khiến cho người trên đài, dưới đài của phe ấy giật mình kêu ầm ĩ, chẳng khác nào gặp phải con chó lạ.
Qua Hương Liên không hề hoảng hốt, cũng gác chân phải lên chân trái, đồng thời tay phải lén kéo vạt váy, một gót kim liên ba tấc lồ lộ phơi bày ra ngoài vạt váy. Bàn chân ấy muốn tròn được tròn, muốn vuông được vuông, thích hẹp có hẹp, thích nhọn có nhọn, có cạnh có góc, có thẳng có cong, vừa mềm lại cứng, vừa chặt lại lơi. Phái Triền Túc có nhiều người cũng lần đầu tiên được thấy bàn chân nhỏ của Qua Hương Liên, bàn chân ấy lại chẳng che đậy, cứ nhìn bắng thích, cứ ngắm kì no. Trong số đó có người vẫn nghi ngờ danh không khớp với thực nên đã nhìn bằng con mắt có gai có góc, xét nét, xoi mói, vậy mà lịnh không moi ra được một chút thiếu sót nào. Vả lại, từ đế cho tới cổ giầy, vòng nọ áp vòng kia, nào kiểu "hồ lô vạn đại", "triền chi mẫu đơn", nào kiểu "phú quý vô biên", "cẩm lãng tường vân", chẳng kiểu nào không đến nơi đến chốn, không có cách nào sang trọng hơn nữa... Vì đôi giầy ấy lại ăn ý với ống quần đen thêu hoa màu hồ thuỷ, thật là từ xưa đến nay, môn nghệ thuật trang sức gót sen mới được thi thố bằng hết. Cách phô chân đó cổ vũ sĩ khí phe Triền Túc, tiếng hoan hô khen ngợi như muốn tung nóc nhà, các của sổ trên cao rung bần bật. Chỉ riêng Đào Nhi thấy tim nhói một cái. Cô chợt nhận ra, tử nguyên liệu khâu giầy cho đến chỉ thêu, ngoài màu lam là màu trắng, màu xám, màu ánh bạc, chẳng phải đó là giầy tang sao? Tuy tất cả chất liệu và màu sắc ấy đều đo Qua Hương Liên yêu cầu đích danh, nhưng khi thêu cô làm sao lại không phát hiện ra cơ chứ! Thật là điều không cát lợi.
Bên kia Ngưu Tuấn Anh đang lim dim mắt, toét miệng cười, để lộ hàm răng trắng đều chằn chặn, đôi má lúm đồng tiền tròn xoe. Nụ cười ấy khiến ai cũng phải yêu. Cô nói với Qua Hương Liên:
- Bà lầm rồi!
- Sao?
- Như thế là bà đọ giầy, chứ đâu phải đọ chân! Đọ chân phải như thế này này, bà trông đây!
Nói xong, cô tuột ngay giầy ra, đôi giầy da màu đỏ vất đánh tạch trên sàn, lại xoàn xoạt cởi đôi bít tất lụa bóng như lột một lớp da vất sang một bên, để lộ đùi trần, chân trần, đùi và chân những thịt là thịt. Phe Triền Túc sợ hết hồn.
Con bé này dám để chân cẳng trần trụi cho người ta nhìn kìa! Người chửi, người kêu, cũng có người nhìn không chớp mắt.- Có dịp ngắm đôi chân trần của một cô gái lạ, thật là một cơ hội tốt, ngàn lần chớ có bỏ lở. Người của phe Thiên Túc thì ra sức vỗ tay bôm bốp để trợ hửng, trợ chiến. Họ thích chí thấy thủ lĩnh Ngưu Tuấn Anh ngoáy cổ chân, vẫy bàn chân, chào hỏi người dưới đài bằng bàn chán của mình. Bà cụ Uông vụt đứng lên, mặt nhợt ra, môi trắng bệch kêu lên:
- Chóng mặt quá! Chóng mặt quá!
Bà cụ lảo đảo đứng không vững. Đào Nhi vội vàng gọi người đỡ bà cụ, đưa cụ ra ngoài lên kiệu về nhà.
Hương Liên mặt tỉnh khô nhưng tim thì đập thùm thụp. Cô gái để chân tự nhiên này khiến bà nhìn mà sững người, ngẩn người kinh ngạc, mất trí. Bộ đùi trần, đôi chân trần, da láng như lụa, ngón chân như đầu chim sẻ, vừa bóng, vừa láng, vừa nõn nà, vừa sống động, từ mu bàn chân đến gan bàn chân mềm mại cong cong, tất cả đều tự nhiên như hoa như lá, như cá như chim, muốn dáng nào có dáng đó, hình vốn thế nào để nguyên như thế, muốn để trần thì để trần, thích xem thì cho xem. Còn chân mình làm sao có thể phô trần ra? Vả nếu để trần mà so sánh thì chân mình lại chả khác củ khoai môn nướng?
Nhưng phe Thiên Túc có kẻ cứ thách đố:
- Có dám cởi giầy để chân trần cho chúng tôi thấy không? Bọc kín lại thì đọ cái nỗi gì?
- Bảo Liên nữ sĩ, xem chân bà thế nào nào! Bà có chân hay không đấy?
- Nếu không cởi giầy thì chịu thua cho rồi?
Càng gào càng dữ dôi. May sao phe Triền Túc có kẻ lanh trí, bẻ lại đối phương:
- Gà mái, vịt cái mới không đi giầy chứ! Thương phong bại tục, không biết xấu hổ lại tưởng vẻ vang. Không mau xỏ chân vào cái sọt da kia còn đợi gì nũa!
Thế là hai bên chửi bới lẫn nhau. Người bị chửi không ngoài thủ lĩnh hai phe. Qua Hương Liên mặt giật giật liên hồi, ngón chân tê dại, ngón tay lạnh giá. Còn cô gái Ngưu Tuấn Anh thủ lĩnh hội Thiên Túc kia cứ cười ha ha như chẳng có chuyện gì xảy ra; chẳng những thế còn thấy vui là đằng khác, rút ngay thuốc lá trong túi quần ra châm lửa, cắm vào mép hít hai hơi, đột ngột thổi ra từng vòng khói tròn từ từ nhè nhẹ cuốn lên cao, một vòng to, một vòng nhỏ, một vòng chậm, một vòng nhanh. Vòng khói nhỏ mà nhanh vừa vặn luồn qua vòng khói to mà chậm kia bay lên: Mọi người, bất kể phe Thiên Túc hay phe Triền Túc đều nhất loạt "ồ" cả lên, không còn ai làm ồn, chửi mắng hay nói năng gì nữa, chỉ muốn xem cô gái kia giở trò gì. Rồi vòng khói nhỏ thong thả hạ xuống, lồng ngay vào ngón chân cái cô gái đang giơ lên, lặng lẽ đứng ở đấy không tan. Trò nây thực sự làm người xem đứng cả mắt. Tiếp đó cô gái vẩy ngón chán một cái làm tuột vòng khói ra, tan thành khói trắng bay đi. Khói đã lạ, chân càng kì. Phe Triền Túc cho là Ngưu Tuấn Anh biểu diễn kĩ xảo, họ biết rõ bên mình không ai có được công phu đó nên đều mím miệng mở to mắt ra xem. Lại thấy một vòng khói nữa hạ xuống lồng vào ngón chân, lại vẩy cho tan, lại hạ xuống lồng vào, cứ thế đến mấy lần, cuối cùng một vòng khói to lừng lững hạ xuống, không nghiêng không chệch, vừa vặn lồng vào bàn chân. Cô gái nguẩy cổ chân, bàn chân trời sinh trắng ngần lượn mấy vòng cùng với vòng khói, rồi gan bàn chân hất lên một cái, khói trắng tan đi, gan bàn chân cô gái dừng ngay trước mắt Qua Hương Liên.
Qua Hương Liên vừa nhìn vào điểm chính giữa gan bàn chân ấy, mắt liền sáng lên, sáng đến phát khiếp, tiếp theo người đổ về phía trước, đầu vật xuống, ngã đánh "bụp" trên mặt đất. Một cậu thanh niên mau miệng kêu ầm lên:
- Bảo Liên nữ sĩ sợ ngất đi rồi!
Thế là phe Triền Túc binh mã tán loạn như núi lở, còn phe Thiên Túc chẳng hề ra tay. Đám phụ nữ bó chân sợ quá chạy túa ra ngoài như có đám giết gà mổ dê, có cô kêu thét lên hơn còi. Nhưng nào họ có chạy được, chẳng qua cô nọ đẩy bà kia, bà kia giúi cô nọ, dồn lại cả cục, đổ đống. Đến khi thấy phe Thiên Túc không động thủ, chỉ đứng một bên xem rồi cười thì ai nấy mới theo thứ tự người trên trước, người dưới sau, bò dậy lủi mất.
Người nhà họ Đồng nhốn nháo kéo đi, về đến nhà là đóng chặt cổng lại. Vẫn không tránh khỏi có những kẻ hiếu sự, sinh sự, thích gây sự theo về đến trước cổng, lấy gạch đất ném vào, chọi vào, khiến cửa trong cửa ngoài bị vở tung ra. Hội Triền Túc thế là tan, mà lại tan đến cùng, tan triệt để, mất tiêu luôn.
Ngày hôm sau trên đường, phố chẳng còn nhìn thấy một phụ nữ bó chân nào, khắp nơi là phụ nữ chân to vui mừng hớn hở, phấn khởi đến mức hận không có cách lộn ngược đôi chân to lên trời mà đi nữa thôi. Thiên hạ thực sự ngả hẳn về một bên rồi! Nhưng khi sự việc đã lắng xuống, ai suy nghĩ xem xét lại cũng lấy làm quái lạ, chẳng hiểu tại sao cái con nhóc hội Thiên Túc vừa giơ chân ra mà thủ lĩnh phe Triền Túc có tiếng tăm, có bản lĩnh đến vậy cũng chịu đổ ngay lập tức?