Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Gót sen ba tấc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 31341 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Gót sen ba tấc
Phùng Ký Tài

Hồi thứ chín

Con người bé nhỏ méo mó vẹo vọ đó đội mũ quả dưa hai lần vải có hai tai may bằng lông thỏ đã cũ, trông chẳng khác nào hai con chuột chết đeo hai bên má, nách kẹp một bọc dài dài bằng vải. Rét căm căm làm hắn so vai rụt cổ, co ro tay chân, chốc chốc lạt lấy tay áo quệt nước mũi. Chân hắn líu ríu nhưng đi rất nhanh, cứ như có con chó dữ đuổi đằng sau. Hắn quay người chạy tọt vào đám nhà bên con sông đào ở trong cửa Nam môn, ngoặt ba lán về phía tay trái, ngoặt hai lấn về tay phải rồi đi xuyên chéo vào một ngõ nhỏ. Người vẹo vọ đi đường đường ngay thì thành vẹo, đường vẹo lại thành ngay, cho nên con người vẹo vọ đó vào đến cái ngõ xiên xẹo này thấy thẳng thớm hẳn lên. Hắn dừng lại trước một cảnh cửa gỗ đã hư nát gõ ba tiếng gấp, một tiếng khoan, ba lần như thế, cửa liền mở ra. Người mở cửa là Ngưu Phượng Chương. Thấy hắn, lão nói:
- Ô, Hoạt Thụ đấy à! Sao bây giờ mày mới đến, tao tưởng mày lộn cổ xuống sông đào rồi kia! Cụ Ba Đằng chờ mày đến nửa ngày rồi đấy!
Hoạt Thụ thở hào hển, cổ họng khẽ rít lên, miệng mở ra mà chẳng thốt nên lời. Ngưu Phượng Chương bảo:
- Đừng đứng đây mà thở mãi thế, cẩn thận kẻo người ta lại trông thấy.
Nói rồi lão dẫn Hoạt Thụ vào nhà. Trong nhà, trên bếp lò đặt một chảo gang lớn đang hấp tranh. Hơi nước bốc lên khiến Ngưu Phượng Chương mặt mũi đỏ bừng, cứ y như món sỏ bò ở hàng lão Trương Quan Nhi dưới lầu treo trống vậy. Bên chiếc bàn bát tiên có một người beo béo đang ngồi, thoạt trông biết ngay là được ăn uống tốt. Mắt, miệng, ngón tay, móng tay, chỗ nào cũng vừa múp míp vừa bóng nhẫy. ăn mặc cũng lịch sự, giải dây tơ buộc túi đựng điếu hít thêu hoa ở thắt lưng bỏ thõng, trên bàn đặt cải điếu hít chạm hoa màu lam to tướng, nắp ngọc viền vàng, lại một cái đĩa đựng thuốc lá bằng sứ, trên đã có nhúm thuốc lá để ngửi. Hoạt Thụ hé mắt nhìn thấy ngay cái đã ấy làm bằng mảnh sứ đời Tống, không phải đồ tốt.
Ông Ba Đằng thấy Hoạt Thụ, tỏ vẻ không bằng lòng. Hoạt Thụ mồm miệng ngọng nghịu nhưng nói cứ liến thoắng:
- Cửa hên (hiệu) có quây (quy) định, thớ (thật) giả không được nó (nói). Bi (bây) giờ mí nó thớ (mới nói thật), mí (mấy) lần mua trước đều là đồ giả... - Nói đến đây hắn nổi hen, vừa thở vừa nói tiếp. - ông chẳng oán ấy (ai) được, thớ (thật) giả phải do mớ (mắt) mình, hễ giao tiền đem hàng ra khỏi cớ (cửa), dù có mất đầu cũng đành phải chịu. Hôm nay nể mí (mặt) ông Năm Ngưu, ông bỏ hây (hai) trăm lạng nữa ra đây, cầm cuộn tranh này về, bảo đảm hàng loại một...
Nói rồi hắn mở bọc vải, lại giở cuộn tranh ra, chính là bức tranh của Trương Thạch Đào vẽ mà hiệu Dưỡng Cổ Trai mua vào cách đây hai năm.
Hai con mắt ông Ba Đằng cứ ngó xuôi ngó ngược mãi trên bức tranh, chỉ sợ lại mua phải của giả. Ông ta bèn liếc Ngưu Phượng Chương, ra ý nài lão đoán định giúp thật giả. Ngưu Phượng Chương chỉ thạo làm tranh giả, không hiểu biết mấy về tranh thật nên hỏi lại Hoạt Thụ:
- Bức này quả cụ Đồng bảo là thật à? Thôi đừng hại ông Ba Đằng nữa đi! Ông Ba có tiền nhưng không thể cứ làm kẻ bị bịp mãi. Từ khi ông khách Sơn Tây Lã Hiển Khanh giới thiệu ông Ba đến cửa hiệu nhà mày mua đồ cổ đem về đưa cho người trong nghề xem, ai thoạt thấy cũng lắc đầu. Như thế chẳng phải cố ý làm người ta khuynh gia bại sản là gì? Hoạt Thụ này, tục ngữ có câu "hại người một lần, hao mười tuổi thọ" đấy!
- Coi ông nó (nói) kìa... Nếu là giả, đã, chẳng bá (bán) từ lâu rồi sao? Bức này cất ở trong co (kho), tôi coi dứ (giữ) nó vừa đúng hây (hai) năm rưỡi rồi...
- Mày lấy trộm bức tranh ấy đem đến đây, không sợ cụ Đồng nhà mày biết à? - ông Ba Đằng hỏi.
- Việc ấy thu xếp dế (dễ) lắm... Tôi nghĩ kĩ rồi, nhờ ông Năm làm bí (bức) tranh giả, thay vào chỗ tranh thớ (thật) này...
Ngưu Phượng Chương cười nhạt:
- Tính toán dễ nghe nhỉ! Tiền hai ông con nhà mày đút túi, vạ thì vạ mình tao. Đã ai thoát khỏi hai con mắt cụ Đồng? Ông ấy không những thấy ngay là giả mà còn biết do tao làm giả nữa kia! - Lão xua tay. - Lớn bé ba đời nhà tao đều sống nhờ cậy vào tao, mày chớ có hại xong ông Ba Đằng quay lại hại tao nữa!
- Việc ấy dế (dễ) lắm! Tôi có... cá (cách)... - Mặt Hoạt Thụ ánh lên vẻ tươi cười.
- Cách gì? - Ngưu Phượng Chương vội hỏi. Lão nhìn chằm chằm vào mắt Hoạt Thụ, nhưng không cách nào thấy được hai con ngươi của hắn.
Hoạt Thụ không đáp. Ngưu Phượng Chương chỉ vào Ba Đằng bảo hắn:
- Người ta mất tiền, mày phải cho người ta biết rõ ràng, ví dù có chết cũng khỏi chết oan chứ!
Hoạt Thụ ngẩn ra giây lát, vẫn chỉ đáp:
- Công việc của nghề đồ cổ, có nói (nói) chưa chắc ông ấy đã hiểu. Chẳng biết cửa hiệu nhà họ Đồng có hại khách hàng hay không, còn Hoạt Thụ này bảo đảm không hại ông Ba Đằng là được rồi...
Nghe nói Ngưu Phượng Chương biết hắn muốn giấu Ba Đằng điều gì đó, bèn chuyển câu chuyện:
- Bức tranh này muốn làm giả, ít nhất cũng phải để ở chỗ tôi cả tháng, nếu cậu chủ tìm không thấy ở nhà, lại chẳng hỏng việc hay sao?
Hoại Thụ lại cười, đôi mắt nhỏ không còn trông thấy đâu nữa:
- Cậu chủ đâu cò lò (còn lòng) dạ nào trông nom đến tranh nữa.
- Làm sao? - Ba Đằng là người ngoài, không biết chuyện.
- Cụ cứ hỏi ông Năm Ngưu, ông ấy biết hế (hết) chuyện nhà họ Đồng. Từ cái bữa thi chân ngày hội hoa đăng ấy, mợ Cả được nước, mợ Hai hế thờ (hết thời). Nhà họ Đồng bi (bây) giờ là thiên hạ của mợ Cả. Chẳng những bọn hầu gái đổ xô về phòng mợ Cả mà cả cụ Đồng cũng chạy đến phòng mớ Cả nữa cơ, hì hì... Cậu Hai không được thơm lây, chân bế (bết) những cứ (cứt). Vợ chồng cậu Hai mợ Hai ngày nào cũng cá (cãi) nhau, nắm tó (tóc) nhau, đánh gỡ (gấy) cả răng nhau...
- Nghe cư sĩ họ Lã nói, mợ Cả nhà ấy vốn là con gái nhà nghèo, vậy mà đảm đương được một nhà đại gia như vậy sao? - Ba Đằng hỏi.
Ngưu Phượng Chương đáp:
- Ông Ba nói như thế e chưa ổn. Tài năng con người có chia theo giàu nghèo đâu? Theo tôi, cái cô nàng ấy nếu là nam giới; có thể làm tới quan đại thần Bắc dương ấy chứ! Vả lại... còn có cụ Đồng nâng đỡ cho nữa chứ, ai dám không vâng lời, không phục?
- Chuyện nhà họ Đồng kì quặc thật, chỉ nhờ đôi chân mà cũng xưng vương được! Ba Đằng nghe đang say sưa, luôn tay đưa thuốc lá lên mũi ngửi.
Ngưu Phượng Chương cười:
- Ông đã biết gì về chuyện đôi chân bó? Nếu ông muốn mở rộng tầm mắt, hôm nào đó tôi sẽ dẫn ông đi xem sự đời. Đôi chân bó ấy thật là tuyệt thế vô song, cứ nhọn như mũi thương của Thường Sơn Triệu Tử Long ấy chứ lị! À mà này, cái hôm cư sĩ họ Lã lần đầu tiên đưa ông đến Thiên Tân, câu chuyện bọn chúng nói với nhau ở nhà hàng Nghĩa Hợp Thăng, ông chẳng đã nghe cả rồi còn gì? Cư sĩ họ Lã cũng phục lăn, thừa nhận chân bó nhà họ Đồng là Thiên Tân nhất tuyệt đấy!
Ai ngờ Ba Đằng vừa nghe đã giẩu mồm ra, lé mắt nói:
- Ông cư sĩ họ Lã phục từ trong lòng ra tới ngoài miệng, chứ tôi không khi nào như thế cả. Nói thật với ông nhá, cư sĩ họ Lã mà bàn về đôi chân bó với tôi ấy à, tôi như ở trong nhà, còn ông ấy ở ngoài cửa. Nếu không thế thì dù cái hôm thi chân ấy, các ông có mời, tôi cũng chẳng đi. Tôi dám nói, tôi đánh đổ được mợ Cả nhà các ông đấy!
- Sao! ông á? Chân của ông to bằng hòn gạch, bằng cả con vịt, cả cái thuyền! Thôi đừng đem thân ra làm trò cười nửa.- Ngưu Phượng Chương ngoác miệng cười lớn.
- Ai đùa với ông? Tôi nói thật đấy! Hôm nay ông hẹn trước với nhà họ Đồng, ngày mai tôi đưa con gái tôi đến! - Ba Đằng nghiêm mặt nói.
- Sao, sao, con gái ông à? ở đâu đấy? Sao tôi chẳng nghe nói?
- Cháu ở nhà trọ, tôi đưa cháu đến Thiên Tân chơi mà! Ông cứ lên Kinh hỏi thăm xem, hai tấc hai nhé! Ở Kinh, con gái tôi đứng thứ nhất đấy!
- Hai tấc hai, là kích thước của bàn chân? Bằng chứng nào? - Ngưu Phượng Chương tròn xoe mắt.
Ba Đằng lấy ngón tay chọc đổ cái điếu hít, đáp:
- Bằng chừng này này? Chân mợ Cả nhà các ông đọ được chăng?
- Ái chà chà! Trong thiên hạ lại còn có bàn chân bằng chừng ấy? Chưa từng nghe nói bao giờ. Lát nữa tôi phải xin xem trước mới được. Hay dở gì tôi cũng kể được là dân nghiền gót sen. Ông muốn tôi mở rộng tầm rnắt, tôi cũng muốn ông được như vậy. Tôi có trữ được một vài đồ cổ thật đây!
Ngưu Phượng Chương nói xong đứng dậy mở tủ, lấy ra một tấm gương bằng đồng có chạm thú biển, chim lành và nho, một lò hương bằng gốm đen, một cái nghiên mực Hấp Khê hình quả bầu, nửa bộ tượng bát tiên bằng ngọc, chỉ còn lại có bốn vị tiên là Lã Động Tân, Lâm Thái Hòa, Hán Chung Li và Tào Quốc Cữu, cùng một kiểu chân trổ, người nào cũng mặt mày tay chân quần áo sinh động như thật. Ông Ba Đằng vừa trông thấy đã hoa cả mắt, mừng rỡ cứ xát hai lòng bàn tay vào với nhau. Hoạt Thụ đứng bên cạnh không lên tiếng nhưng thấy ngay trong mấy thứ đó chỉ có tấm gương đồng là gương đời Đường, còn lò với nghiên đều là của dỏm. Bốn vị tiên bằng ngọc kia cũng chỉ là thứ đồ chơi, không gọi được là cổ. Rồi hắn nói:
- Ông Ba ạ, nếu thớ (thật) ông đưa ra được đôi chân hây (hai) tấc hây (hai), chèn được mợ Cả nhà chúng tôi xớ (xuống), tôi đảm bảo cậu chủ tôi thế nào cũng biếu ông cái đỉ (đỉnh) nhà Chu để tạ ơn.
- Việc ấy dễ ợt. Mày về nói trước đi, ngày mai tao sẽ đến tận nhà bái kiến. - Ba Đằng nói.
Hoạt Thụ mừng rỡ đứng dậy cáo từ. Ngưu Phượng Chương đưa chân hắn ra ngoài cửa, khép cửa lại, hỏi:
- Vừa nãy chú em bảo có cách gì? Làm tranh giả loại ấy tớ ngán lắm, sợ không giống, cố lắm cũng chỉ giống được năm phần... Mà chớ có nói năm phần, chỉ ba phần thôi cũng khá lắm rồi!
Hoạt Thụ đến sát bên, nhón gót đứng bằng mấy đầu ngón chân, miệng chõ vào cái tai to như tai voi của Ngưu Phượng Chương thì thào một hồi, khiến miệng lão chành ra như muốn rách, kinh ngạc thốt lên:
Tay nghề của chú em còn giỏi hơn cả tớ!
Lão ngơ ngẩn ngắm Hoạt Thụ, bộ dạng lão chẳng biết giống người gặp ma hay gặp thần. Lão không hiểu cái thằng dở sống dở chết này làm sao lại biết được tuyệt kĩ làm tranh giả. Thế mới gọi là người thực sự tài không lộ mặt. Quả là người tài thực sự không lộ mặt. Hoạt Thụ nói:
- Sau này chá (cháu) với ông cùng cộ (cộng) tác, ông chỉ biết làm giả thôi hay sao? Kiểu cháu làm là nửa giả nửa thớ (thật), có thớ (thật) có giả, muốn nhợ (nhận) cũng nhợ (nhận) chẳng ra.
- Tuyệt thì tuyệt thật đấy, nhưng trống ngực tớ cứ đánh thình thình, tớ sợ cụ Đồng lắm!
- Sợ gì cụ ấy! Cụ Đồng đặt hết tâm trí vào chân bó, chẳng còn ai ngó ngà (ngàng) đến cửa hêu (hiệu). ông thử gẩy bàn tí (tính) mà xem, chỉ một tờ tranh kiểu này ăn đứt tra (trăm) tờ của ông trước kia chứ chẳng chơi...
Đôi mắt như mắt trâu của Ngưu Phượng Chương lóe sáng. Lão đã có gan làm, chỉ dặn:
- Đến lúc ấy chú mày chớ có cắn lại tao đấy nhé! - Lão lại thỉ thào. - Chú em phải để ý, cái tranh to như thế này mang ra mang vào dễ gây chú ý lắm đấy!
Khuôn mặt nhỏ vừa bệch vừa méo vừa bóng vừa lạnh của Hoạt Thụ nở một nụ cười khinh thường. Hắn không tiếp lời, chỉ nói:
- Ông để mắt đến ông Ba Đằng nhé! Ngày mai thế nà (nào) cũng bảo ông ấy đưa con gái đến. Chỉ cần đôi chân hây tấc ấy đè bẹ (bẹp) được mợ Cả, thì nhà họ Đồng lại lộn tùng phèo lần nửa, ông có dọn cả cửa hếu (hiệu) về đây cũng chẳng ai ngó ngà (ngàng) đến đâu...
Ngưu Phượng Chương dựng đứng hai mắt lên, thì thào:
- Còn cái việc làm tranh giả để tráo tranh thật ấy, tớ vẫn chưa nắm thật vững đâu đấy!
Nhưng Hoạt Thụ đã quay lưng đi rồi.

<< Hồi thứ tám | Hồi thứ mười >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 961

Return to top