Anh Sang ngóc đầu lên, nhìn bụng mình. Y tá đè đầu xuống.
Bác sĩ nói: "Đừng nhìn. Để bác sĩ làm tốt."
"Bác sĩ mò cái gì mà đau quá vậy?" Anh hỏi.
Bác sĩ nói: "Đừng hỏi. Để bác sĩ khám phá."
Thỉnh thoảng, anh Sang nói: "Muỗi cắn chân phải."
Y tá gãi chân phải
Anh Sang lại nói: "Muỗi cắn gò má."
Y tá gãi gò má.
Anh Sang cứ nói muỗi cắn hoài. Không biết muỗi ở đâu kéo đến nhiều thế. Có lẽ nó đánh hơi được mùi máu.
Bác sĩ ngó ra cửa sổ, nói: "Có anh nào đấy, chạy xuống phòng vệ binh, xin hộ cây nhang muỗi."
Một người trong chúng tôi chạy đi. Lúc sau đem đến một bó nhang hơn mười cây. Y tá thắp nhang, đặt dưới gầm giường mổ. Từ đó trở đi, anh Sang hết kêu muỗi cắn.
Nửa giờ đồng hồ trôi quạ Bác sĩ ngẩng lên, nhè nhẹ lắc đầu thất vọng, trán lấm tấm mồ hôi.
"Chả thấy gì!"
Anh Sang lại ngóc đầu, nhìn bụng. Y tá đè đầu xuống.
"Không thấy gì thì may lại giùm tôi." Anh lo lắng.
Bác sĩ an ủi: "Yên chí. Chúng tôi cố gắng làm tốt cho anh."
Rồi tất cả bác sĩ y tá kéo đến một chiếc bàn cuối góc phòng, ngồi thì thầm thảo luận. Để lại một người y tá bên giường với anh Sang. Bụng anh được đậy lại bằng một chiếc khăn lông màu trắng, dính đầy máu đỏ. Anh nằm im lặng. Không biết ngủ hay thức.
Trời đã khuya lắm. Ngoài cửa sổ, vài người lặng lẽ trở về chỗ ngủ. Đôi ba anh em còn lại, ngồi xuống thềm hiên. Ngó lên khoảng trời mênh mông. Con trăng xế về bên kia mái trường học cũ. Mùa trăng tháng Chạp, lạnh đục màu sương.
Trong phòng. Thảo luận một lúc lâu, Bác sĩ y tá quay lại giường mổ. Loay hoay bơm thuốc vào ống tiêm.
Anh Sang hỏi: "Bây giờ làm gì nữa?"
Bác sĩ nói: "Tiêm thêm thuốc tệ Thuốc cũ sắp hết công hiệu rồi."
Tiêm thuốc xong. Lại cầm lưỡi dao lam.
Anh Sang: "Mổ nữa hả, bác sĩ?"
"Thêm tí nữa thôi. Đừng sợ." Bác sĩ trả lời.
ông rạch vết mổ dài ra. Thò tay bụng mò tìm.
"Nhè nhẹ. Đau quá, bác sĩ ơi." Anh rên lên, và ngóc đầu nhìn.
Bác sĩ nói: "Không được nhìn. Tôi phải che mắt anh."
Một người y tá cầm chiếc khăn nhỏ vắt ngang qua mắt anh Sang.
Mọi người im lặng theo dõi bác sĩ. Ông làm việc chăm chú và tận tâm. Có lúc, ông nghiêng đầu, lim dim đôi mắt như lắng nghe một âm thanh vo ve nào đó, có thể tiếng muỗi, hoặc một tín hiệu khác thường từ những ngón tay truyền đạt. Dù không nhìn thấy bàn tay, nhưng ai cũng biết rằng, những ngón tay của ông đang động đậy, rà mò tìm kiếm trong bụng anh Sang.
Bỗng ông reo lên mừng rỡ: "Đây rồi. Đây rồi."
"Cái gì vậy, bác sĩ?" Anh Sang hỏi.
"Khám phá ra rồi. Chính nó."
"Nó là cái gì?"
"Sau này sẽ biết. Mọi chuyện sẽ xong ngaỵ Yên chí đị"
Bác sĩ ngẩng lên, thở phào, mặt rạng rỡ. Dường như cơn mệt mỏi từ đầu hôm đến giờ, bỗng chốc tiêu tan.
Thấy chúng tôi đang đứng lố nhố ngoài cửa sổ, ông nói: "Các anh không được thức khuya quá. Hãy về chỗ ngủ, để giữ sức khoẻ."
Chúng tôi trở về phòng. Đồng hồ chỉ đúng ba giờ khuya. Không biết chuyện gì xảy ra sau đó.
Sáng ra. Vài người muốn vào phòng mổ thăm anh Sang.
Y tá không cho: "Anh ấy còn mệt lắm. Phải để anh ấy nghỉ ngơi. Mai thăm cũng không muộn."
Chúng tôi đứng ngoài nhìn vào. Mặt anh Sang tái mét. Hai mắt nhắm nghiền. Anh được đắp bằng chiếc Poncho Light của anh, mang theo từ ngày đầu đi cải tạo.
Hai ngày sau, anh Sang được đưa về nằm chung phòng với chúng tôi. Cả tháng trời, anh chưa ngồi dậy được. Mọi sự đại tiện của anh đều do y tá trực giúp đỡ. Nâng anh lên, đặt anh đặt ngồi vào cái bô kế bên giường. Đổ và rửa bô cũng do y tá đảm trách. Nhiều lần, chúng tôi ngõ ý muốn phụ với anh y tá trong việc đỡ đần chăm sóc anh Sang, hoặc thay anh làm công việc vệ sinh, đổ cứt rửa bộ Nhưng anh từ chối.
"Các anh đang bệnh, không nên làm việc này. Đây là nhiệm vụ của tôi."
Hàng ngày, bác sĩ xuống phòng thăm bệnh. Ông ngồi cả buổi bên giường, nói chuyện và an ủi anh Sang. Ông cho biết, anh ăn phải một mảnh kim khí nhỏ, phải mổ dạ dày để lấy ra. Chúng tôi biết mảnh kim khí này từ đâu. Anh em nhà bếp thường dùng bùi nhùi bằng kim khí của một xưởng tiện sắt thép nào đó, để lau chùi chảo nấu ăn. Vì sơ ý, làm sót lại một mảnh vụn lẩn trong cơm. Một sơ ý nhỏ, nhưng đã để lại một tai hoa. lớn cho đời anh Sang.
Trong khi ngồi nói chuyện với chúng tôi, ông thường kể về những ngày gian khổ trên đường Trường Sơn, làm việc trong điều kiện vô cùng thiếu thốn. Từ đó, ông sang qua vấn đề anh em trong bệnh xá.
ông nói: "Đứng trên quan điểm cách mạng, các anh là kẻ thù. Nhưng dưới mắt một người thầy thuốc, các anh là những bệnh nhân. Chúng tôi phục vụ bệnh nhân theo lương tâm của người thầy thuốc."
Cái quan điểm và lương tâm của ông, làm chúng tôi ngạc nhiên thực sự.
Còn ở đây, các bác sĩ y tá đều là người của chế độ cũ, được lưu dụng làm việc cho bệnh viện. Không biết họ đứng trên quan điểm nào, và lương tâm gì đối với bệnh nhân?
Thấy tôi cứ mãi đặt những vấn đề vớ vẫn, không thực tế chút nào, vợ nói: "Anh phải đứng ngoài. Bác sĩ mà nhìn thấy cái mặt nhăn nhó của anh, thì con mình sẽ lâm nguỵ"
Tôi dặn:" Em phải cho ổng biết, thằng nhỏ bị sốt."
"Đừng xía vô chuyện này, để em lọ"
Tới phiên, vợ tôi ẳm con vào gặp bác sĩ. Tôi đứng ngoài. Nhìn.
"Hôm nay thế nào?" Bác sĩ hỏi.
Vợ nói: "Dạ thưa. Nó lên cơn sốt trong đêm."
"Sao biết?"
"Dạ, sờ thấy nóng."
"Y tá sẽ đo nhiệt độ. Nếu nóng thật, phải truyền nước biển."
ông liếc nhìn thằng nhỏ trước khi cúi xuống ghi những nốt nhạc.
Vợ ẳm con ra, trao mảnh giấy cho tôi, hỏi: "Anh coi thử, bác sĩ có thay đổi thuốc không?"
Tôi nói: "Có đọc được chữ gì đâu, mà biết hôm qua khác với hôm này?"
Gần trưa, cô y tá (không phải y tá trực trong đêm) vào phòng. Cô cho cái nhiệt lượng kế vô miệng con tôi, rồi đi kiểm soát từng giường bệnh. Cô vừa hướng dẫn cách săn sóc em bé, vừa la lối mọi người về sự ăn ở thiếu vệ sinh. Muốn thực hiện vệ sinh, phải có điều kiện tiện nghị Nhưng chúng tôi thiếu thốn mọi bề. Chẳng hạn, trong nhà cầu chỉ có duy nhất một vòi nước giặt giũ, mà người giặt thì quá đông. Mỗi người đem đến một đống tã lót. Nhiều người chen nhau. Người trước, kê tấm tã vào sát vòi nước mà vò. Người sau, cũng đang vò một tấm tã phía dưới, hứng nước từ tấm tã phía trên đổ xuống. Con vi trùng ỉa được dịp luân lưu từ em này sang em khác qua những tấm tã.