Ngày xưa khi khen ngợi sắc đẹp của phụ nữ, người ta thường dùng thành ngữ "chim sa cá lặn" - nghĩa là người con gái đẹp tới mức chim đang bay trên trời cũng phải ngẩn ngơ vì nhan sắc mà sa xuống chân người đẹp. Cá đang bơi trong hồ cũng thấy cô gái đẹp ra giũ lụa cũng ngượng ngùng xấu hổ mà lặn ngay xuống đáy nước.
"Chim sa" là điển nói về Vương Chiêu Quân, tức Vương Tường. Thực ra trong sách của Trang Tử viết: Vương Tường, Ly Cơ là những người đẹp, cá nhìn thấy mà phải tránh lặn sâu đáy nước, chim nhìn thấy phải tránh bay vút đi. Dần dần dùng ngược lại hóa ra "Chim sa".
Nàng là con gái của Vương Trung, Tri phủ châu Việt (Chiêu Quân từ nhỏ đã xinh đẹp, thông minh. Có người miêu tả: Miệng cười nước đổ thành nghiêng…, đà giỏi như Bá Ấp Khảo (đời Chu), viết chữ vẽ tranh đẹp như Vương Duy đời Đường.
Thời Nguyên đế nhà Hán, Chiêu Quân phải tiến cung. Cung nữ thì nhiều, do đó đặt lệ sai họa sĩ vẽ tranh các cung nữ để dâng vua. Nhà vua ưng ai thì người đó được hầu đêm. Lúc ấy có một trong những thợ vẽ là Mao Diên Thọ người Đỗ Lăng, vẽ truyền thần chân dung rất giỏi trông như người thật. Bởi vậy có nhiều cung nữ tranh nhau đem vàng bạc hối lộ Diên Thọ để được vẽ chân dung mĩ miều hấp dẫn. Riêng có Chiêu Quân không chịu. Vì thế nên Diên Thọ vẽ hơi buồn và lại chấm một nốt ruồi trên gò má (theo quan niệm cũ, nốt ruồi ở gò má có tính chất làm cho chồng hoặc người đàn ông bị hại).
Thời nhà Hán (từ Cao Tổ) vẫn có việc giao hảo với các nước Hồ (Hung Nô, Thiền Vu…), cụ thể là một công chúa nhà Hán được gả làm vợ vua Hồ. Bấy giờ vua nước Thiền Vu là Hô Hàn Tà sai sứ sang nước Hán xin cưới một công chúa làm "Yên Chi" (hoàng hậu), Hán Nguyên đế sai gả Vương Tường (được phong danh là công chúa Vĩnh An). Trước khi đi đưa dâu, Hán Nguyên đế cho vời Chiêu Quân vào gặp mặt. Lúc gặp nàng, vua Hán mới biết Chiêu Quân là một tuyệt thế giai nhân, nhưng việc đã lỡ rồi nên vẫn gả cho vua Hồ (dã sử có chép tối hôm đó vua gặp Chiêu Quân, muôn vàn ân hận, kể cả chuyện có lần nằm mơ thấy Chiêu Quân. Hai người từng thề thốt sẽ lấy nhau…). Chiêu Quân gạt nước mắt ra đi.
Sau khi Chiêu Quân ra khỏi cổng thành thì vua sai bắt tên thợ vẽ Mao Diên Thọ đem chém đầu bêu chợ. Vua thân chinh đi tiễn nàng tới tận Nhạn Môn Quan. Tới đây, nàng vửa gảy tì bà vừa đọc mấy câu:
Vọng quân vương hề hà kỳ Chung vu tuyệt hề dị vực Tạm dịch:
Mong gặp nhà vua chừ bao giờ Cuối cùng rồi lại vùi thân chừ đất lạ Chiêu Quân sang Hồ, được ít lâu thì Hồ Hàn Tà chết, con trai là Phục Chu lên ngôi. Tục ở Hồ, vợ cha lại lấy con. Lúc đầu nàng không ưng, nhưng vua Hán cho người bảo ở đâu thì theo tục đó.
Tục truyền khi Chiêu Quân mất, cỏ ở các ngôi mộ khác đều màu trắng (vì lạnh quá) riêng cỏ ở mộ Chiêu Quân sắc xanh. Chuyện này mấy nghìn năm sau luôn trở thành đề tài cho văn chương thơ phú…
Đời Tấn (cách Hán Nguyên đế mấy thế kỷ), Thạch Sung viết một bài hát về Chiêu Quân. Tuy vậy, do kiêng tên Tư Mã Chiêu (tức Tấn Văn đế) nên đã đổi tên Chiêu Quân thành Minh Quân hoặc Minh Phi cho người thiếp yêu là Lục Châu hát múa.
Tạm dịch:
Nhà ta vốn nề nếp Sắp sang đất Thiền Vu Chưa hết lời Phía trước đã bay cờ Hầu tớ dàn dụa lệ Ngựa xe cũng ngẩn ngơ Thương nhau quặn gan ruột Vạt lụa hoen lệ mờ Ngày lại ngày dầu dãi Rồi đến cõi Hung Nô Lều vải làm cung điện "Yên Chi" đổi xưng hô đất lạ luôn đau đáu Giàu sang mà chi giờ Cha con cùng làm nhục Vừa sợ lại vừa dơ Muốn chết không phải dễ ẩn nhẫn kiếp sống thừa sống thừa càng tủi cực Phẫn uất rối tơ vò Muốn nhờ cánh hồng nhạn Cưỡi vút nẻo mây mờ Hồng nhạn cũng hờ hững Đứng ngồi đều thẫn thờ Xưa là hộp ngọc quý Nay là hóa phân khô Hoa sớm không thỏa dạ Đành dầu như cỏ thu Nhắn nhủ người hậu thế Chớ có lấy chồng xa Về sau, như để tạ lỗi với Chiêu Quân, vua Hán cho tuyển em gái Chiêu Quân là Thụy Chiêu Quân vào cung.
Ở ta cũng có nhiều thơ từ về Chiêu Quân. Trong tập "Hồng Đức quốc âm thi tập" có mấy chục bài vịnh các cảnh ngộ Chiêu Quân đã trải qua.
Cao Bá Quát cũng viết nhiều, trong đó có những câu thơ nguyên văn chữ Hán, tạm dịch như sau:
Hà cớ mày ngài lệ tủi thân Thành Hồ sương gió Hán trời xuân Năm xưa hứa gả Thiền Vu chúa Đâu biết hồng nhan đẹp tuyệt trần. Đầu thế kỷ XX, có Nguyễn Thiện Kế cũng có bài lục bát mở đầu bằng:
Cô ơi cô đẹp nhất đời Mà cô mệnh bạc thọ trời cũng thua Một đi từ biệt cung vua Có đâu về nữa đất Hồ ngàn năm. HẾT