Truyện cũ kể: Sau khi Đường Minh Hoàng bằng lòng cho An Lộc Sơn nhận Dương Quý Phi làm mẹ nuôi, thì để cho y được cùng ăn cơm và ra vào cung cấm tự do, Những năm này vua Đường đã yếu sức, nên không bao lâu Quý phi tư thông con nuôi và ngày càng trắng trợn.
Một lần ở cung Hoa Thanh, hai người đang tắm dưới suối nóng, Quý Phi bám vào An Lộc Sơn thì vua Đường vào. Nhà vua hỏi:
- Làm trò gì thế?
Quý Phi thản nhiên tâu:
- Tâu bệ hạ, thằng con nuôi của bệ hạ bẩn quá, hôm nay thần thiếp phải đưa nó ra tắm và kỳ ghét cho nó.
Có lần do đùa bỡn mạnh, móng tay của An Lộc Sơn cào xuớc một chỗ trên ngực Quý Phi - nàng phải lấy một vuông vải nổ đeo trước ngực. Khi vua hỏi, Quý Phi tâu:
- Đây là một kiểu trang phục mới, thiếp mới nghĩ ra.
Nhà vua khen khéo và bắt các cung nữ từ đó trở đi đeo vuông lụa trước ngực. Vật đó chữ Hán gọi là
kha tử, nghĩa tiếng Việt là cái yếm. Chữ kha này có nghĩa là mắng. Do đó có ý kiến cho rằng: Có thể lúc đầu là "yểm kha tử", "yểm" nghĩa là che giấu - như vậy vuông lụa đó là thứ che dấu vết sẹo do tay của An Lộc Sơn cào, và từ chữ "yểm" mà thành chữ yếm chăng?Giả thuyết chỉ là giả thuyết, người soạn tập sách nhỏ này chỉ nêu ra để bạn đọc tham khảo.
Cũng ở nơi có suối nước nóng này, sau khi An Lộc Sơn bị anh em Quý Phi ghen ghét, tìm mọi cách đẩy đi trấn thủ nơi xa - Thì Dương Ngọc Hoàn cùng tỳ nữ Trương Vân Dung đã dan díu với Kiếm Hồng. Nghe nói Kiếm Hồng đã giả gái để đi lẫn vào đám nữ nhà họ Dương (vì anh em nhà Quý Phi đều la quan to, ra vào cung cấm rất dễ) để vào cung. Khi thấy bị lộ, Quý Phi và cung nữ họ Trương đã cho Kiếm Hồng tự tử bằng thuốc độc. Sau đó lại nói với vua Đường là thử nghiệm để phòng khi cấp bách thì dùng.
Trong Đường thi, hiện còn một bài thơ của Dương Quý Phi tặng cung nữ họ Trương, nàng này cũng giỏi múa khúc Vũ y nghê thường. Bài thơ viết:
La tụ động hương bất dĩ Hồng cử niểu niểu thu yên lý Khinh vân lĩnh thượng sạ dao phong Nộn liễu trì biên sơ phất thủy Tạm dịch:
Vạt lụa rung hương mãi chẳng thôi Ngòi hồng man mác khói thu bời Mây lan đỉnh núi vừa bay gió Liễu mảnh bên hồ bóng nước rơi Quý Phi tên là Ngọc Hoàn người Hoa Âm, Hoằng Nông, sau rời nhà tới thôn độc đầu ở Vĩnh Lạc châu Bồ. Cụ là lệnh bản, làm thứ sử châu Kim, cha là Huyền Diễm, làm tư hộ đất Thục. Ngọc Hoàn sinh ở Thục, đi chơi thường hay ngã xuống hồ. Nay gọi là hồ "Phi ngã". Sớm mồ côi, được gửi nuôi ở nhà Sĩ Khích tỉnh Hà Nam. Tháng 11 năm Khai Nguyên thứ 22 (735) được tuyển vào cung làm vợ Lý Mạo (Thọ Vương). Sáu năm sau, tháng mười năm Khai Nguyên thứ 28 (741), Đường Huyền Tông (cha của Mạo) tới cung Ôn Tuyền (nơi có suối nước nóng - sau đổi thành Hoa Thanh), sai Cao Lực Sĩ tới Thọ Để, đưa Ngọc Hoàn ra đền miếu làm đạo sĩ, đổi tên thành Thái Chân, rồi cho cưới con gái Vi Chiêu Huấn làm vợ Lý Mạo ở Thọ Để.
Cùng tháng này, Huyền Tông ở vườn Phượng Hoàng ra chiếu phong cho Dương Thái Chân làm Quý Phi (gần như Hoàng hậu). Về sau có tư liệu chép, có lúc Ngọc Hoàn hỏi nhà vua:
- Thánh thượng không sợ quỷ thần quở trách hay sao? thì Huyền Tông cười bảo: "ta là hoàng đế, còn sắc phong cho các thần thánh. Làm gì mà chẳng được?".
Nửa tháng sau, Quý Phi múa hat khúc "Nghê thường vũ y" cho vua xem. Khúc hat do Huyền Tông sáng tác ở trại Tam Hương, khi ngắm phong cảnh nước Nữ Nhi.
Lưu Tích có bài thơ về tích đó như sau:
Đức vua Khai Nguyên thỏa hết mức Khi ấy quang cảnh như thôi thúc Ở trạm Tam Hương ngó non tiên Về viết Nghê thường vũ y khúc Hồn tiên từ ấy ở Dao Trì Khắp chốn cung điện cùng đi về Một buổi cưỡi mây bay đi mất Cõi đời còn suông thu phong từ Dã sử có chép rằng: Hồi đầu niên hiệu Thiên Bảo, nhân ngày rằm tháng tám, La Công Viễn đang hầu vua Huyền Tông ngắm trăng, bỗng tâu:
- Bệ hạ có thể đi cùng thần lên chơi cung trăng không?
Nhà vua bằng lòng, họ La bèn bẻ một cành quế, quăng lên trên không, hoá thành một chiếc cầu sáng loáng như bạc. Rồi mời nhà vua bước lên. Đi chừng mấy chục dặm, gặp một toà thành lớn, họ La tâu:
- Đây là cung Trăng.
Bên trong có mấy trăm tiên nữ, mặc áo lụa Bạch rộng, đang múa ở sân. Nhà vua bước tới hỏi:
- Múa hát khúc gì thế?
Tiên nữ thưa:
- Khúc Nghê thường Vũ y.
Huyền Tông ghi lại các âm thanh, trở về cầu, quay lại nhìn, thì không thấy gì nữa, sáng hôm sau gọi các ban nhạc phỏng theo lời đó mà sáng tác điệu Nghê thường Vũ y.
Sau khi Quý Phi múa hát khúc Nghê thường Vũ y, Huyền Tông rất say mê thích thú. Tối hôm ấy, vua mang mấy trâm vàng đến cung, tự tay cài vào mái tóc nàng.
Có lần Huyền Tông nói với mọi người:
- Trẫm được Quý Phi, như được trời ban cho báu vậy.
Rồi lại sai đặt ra khúc hát "Được của báu".
...Năm đầu niên hiệu Khai Nguyên, Đường Huyền Tông có vợ là Vương hoàng hậu nhưng không có con. Lại có Huệ Phi họ Vũ. Vũ Phi xinh đẹp lại sinh được con trai, nên được nhà vua rất ưa chuộng.
Tới năm thứ 13, sau khi phế bỏ Hoàng hậu họ Vương, thì Huệ Phi là bậc nhất trong cung, nhưng tới năm Khai Nguyên thứ 21, Huệ Phi qua đời. Dẫu có nhiều cung tần nhưng nhà vua không thích ai, chỉ âu sầu buồn chán. Đến khi gặp Dương Quý Phi, thì lại vô cùng yêu quý, còn hơn cả thời vũ Huệ Phi.
Ba chị em Ngọc Hoàn cùng đẹp, lại tài năng, đều gây thích thú, nên mỗi khi vào cung đều chơi rất lâu mới về. Trong cung mọi người gọi Ngọc Hoàn là "nương tử", nghi lễ đối xử giống như Hoàng hậu. Cha mẹ Quý Phi đều được ban danh hiệu Thái Thú và Phu Nhân, chú được làm Đại phu, anh họ tên Chiêu(sau đổi là Quốc Trung) được làm chức Thị Lang, anh là Điểm cũng được ban tước, em họ được lấy công chúa Thái Hoa(con của Vũ Huệ Phi) và cho mẹ nàng ở liền ngay trong cung cấm.
Họ Dương bỗng chốc giàu sang quyền quý, các nơi đua nhau đem dâng của ngon vật lạ không thiếu thứ gì, kẻ hầu người hạ đầy nhà, ngựa xe luôn chật ngoài cổng.