Gió lạnh căm căm từ thành thị, gió lạnh căm ,căm quét qua chiến trường. Lá cây lả ảt rơi đầy, trơ cành khẳng khiu run run trong gió.
Vũ trụ dường như bị một sức ép khủng khiếp làm cho thấp xuống, trải màu xám đục trùm phủ đất dày. Một bầy quạ đen từ khung trời xám bay qua phát tiếng kêu vội vã không có dư âm. Tiếng kêu cụt ngủn, khô khốc ấy làm cho người nghe cảm thấy khó chịu.
Vách thành Cô Tô một màu đen nhạt, bao quanh một khu đất và một con sông. Sừng sững, uy nghi, chịu đựng từ thu tới đông, bất chấp cả gió đông, dường như nói với người ngoài tường rằng: “Ta không thể sập đâu!”.
Vào ngày đông ảm đạm, trời xuống tuyết. Tuyết bay trắng xóa, tuyết ngập bình nguyên, tuyết ngập Khưu Lăng. Mặt đất trắng xóa, sạch sẽ và lặng im, nhưng lại là chiến trường!
Đại quân Việt đóng trại san sát ngoài Cô Tô thành, run lên trong gió lạnh. Nhưng họ vẫn chịu đựng, vẫn chờ đợi. Trong gian khổ, họ cố vùng dậy, dùng sức nóng tự nhiên của cơ thể để chống lạnh, dùng ý chí để chống sự mệt mỏi của cơ thể. Nghĩa là họ tập trung bao nhiêu tàn lực cho hy vọng sau cùng.
Phạm đại phu đã từng nói với họ: “Chiến tranh không chỉ là dốc sức xông xáo, sát thuơng đối phương. Mà còn là cùng địch nhân đấu tranh về mặt tinh thần, chỉ cần mình đứng vững thì sau cùng sẽ thắng!”.
Quân Việt nghe lời Phạm đại phu, họ dốc sức giữ vững tinh thần.
Việt vương cũng từng nói với quân Việt:
- Chúng ta phi đứng vững đến lúc sau cùng. Chúng ta muốn thấy Phù Sai ngã xuống!
Đại phu Văn Chủng cũng động viên họ:
- Chỉ cần chúng ta kiên trì, con cháu chúng ta sẽ sống đời hạnh phúc không có chiến tranh, không có máu đổ nữa. Chúng ta vì sự an khuơng của thế hệ mai sau mà chiến đấu!
Việt quốc Quân phu nhân cũng nói:
- Mối thù vong quốc của chúng ta phải được rửa sạch. Quân Ngô đã dẫm chân lên Hội Kê của chúng ta, bây giờ chúng ta phi đạp nát Cô Tô.
Vì vậy mà quân Việt kiên trì chịu đựng mùa đông, chịu đựng cả đói khát. Bao giờ đánh sập Cô Tô, không một ai dám nói trước. Nhưng quân Việt tin rằng sẽ có một ngày...
- Sẽ có một hôm, chúng ta xô ngã Cô Tô thành, bước lên Cô Tô đài! (Đứng giữa tuyết dày, Câu Tiễn nói với các cấp quân binh) Tuyết sẽ tan, gió lạnh sẽ ngừng và mặt trời sẽ mọc. Lúc mặt trời mọc là lúc chúng ta công phá thành Cô Tô!
Chiến sĩ dậy tiếng hoan hô.
Câu Tiễn đi từ doanh trại này đến doanh trại khác, đôi chân trong hia da chẳng bao lâu cứng ngắt. Mũi Người bị lạnh đã phát đỏ, đến cả ngón tay cũng co duỗi thật khó khăn. Và đôi môi không còn nghe chỉ huy nữa. Nhưng Câu Tiễn vẫn cố gắng... Lúc trở lại đại doanh, Câu Tiễn rét cóng cơ hồ không nhích động được.
Quân phu nhân vội vã bưng thùng nước nóng ra cho chồng ngâm chân. Lại đem bồn nước nóng cho chồng ngâm tay. Sức nóng từ tay chân chuyển lan đến toàn thân, Câu Tiễn mới thở dài nói:
- Chịu đựng thật hết nổi... Trẫm lo đông lạnh vẫn còn dài!
Quân phu nhân cả kinh. Câu Tiễn nói thêm:
- Phù Sai như ma ấy, vẫn còn chưa ngã xuống!
- Đại vương! (Quân phu nhân tiếp giọng cương quyết) Chúng ta sẽ làm cho Phù Sai ngã xuống.
- Ôi! Trời lạnh thế này đến trẫm cũng cơ hồ chịu không thấu.
- Câu Tiễn! (Quân phu nhân nghiêm mặt) Chàng còn nhớ chúng ta chịu đựng mùa đông ở Cô Tô không? Chúng ta giữ ngựa cho Ngô vương...
Câu Tiễn rùng mình, cúi gầm. Phu nhân tiếp:
- Bấy giờ, chàng lạnh đến không sờ được nắm tóc!
Câu Tiễn thê thảm ngước nhìn hai tai phu nhân đã đóng ngấn tuyết.
ở mặt trận, Quân phu nhân chịu đựng gian khổ như một binh sĩ. Ngoài việc phục dịch quân vương, quân phu nhân còn lãnh nhiệm vụ vận tải. Ba hôm trước, bà đốc thúc quân sĩ vận lương và chở áo bông từ Tiền Đường ra mặt trận. Trên đường đi, hai vành tai bà ửng đỏ, rét cóng.
Nhìn hai vành tai vợ, Việt vương cảm thấy khổ sở không nói được.
Vào bữa ăn chiều, Việt vương uống nửa lóng trúc rượu. (Rượu đựng trong lóng trúc). Mỗi đêm, mỗi chiến sĩ có nhiệm vụ canh gác đều được chia cho ngần ấy rượu để chống lạnh đêm đông.
Bữa cơm tối không vĩ vèo lắm đủ giúp Việt vương lấy lại ấm áp. Ngài nằm duỗi thẳng tay chân trong hầm gần bên bếp lửa, xem sổ, (viết trên tranh trúc) ghi lại công việc hằng ngày... Cố Lăng có hai vạn năm ngàn thạch mễ đã vận chuyển sang Tiền Đường hết.
Việt vương giật mình nói thầm: Đây là số lương tồn trữ cuối cùng của Cố Lăng sao?
- Phải. (Quân phu nhân nói) Chúng ta phải lập tức vận lơng từ kho Hội Kê ra mặt trận.
- A... (Việt vương vứt thanh trúc vào lò lửa) ở đây, chúng ta còn bao nhiêu lương?
- Kể cả số lương thiếp đưa đến hôm kia thì có thể đủ ăn từ hăm tám ngày đến một tháng. Lưong thực Cố Lăng có thể chuyển đến trong vòng nửa tháng tới. Hai vạn năm ngàn thạch mễ không đủ dùng trong một tháng mà kể từ xuất binh đến nay đã nửa năm rồi. Còn phải đánh thêm bao lâu nữa? Câu Tiễn rùng mình trước câu hỏi ấy.
Nhưng Quân phu nhân nói giọng lạc quan:
- Tại Hội Kê, kho lương thực của ta có đến trên mười vạn thạch mễ. Quân vương, kho lương trong thành Cô Tô cũng phong phú lắm!
- Mong chúng ta có thể ăn kịp gạo Ngô. Bây giờ, phu nhân đưa giùm ta roi da.
Chẳng bao lâu, Câu Tiễn giục ngựa đến chiến trường đang đóng tuyết, ngẩng nhìn đèn trên mặt thành Cô Tô. ánh đèn rọi xuống mặt tuyết trắng xóa đẹp làm sao!
Xem qua một lúc, Việt vương bước vào doanh phòng của Phạm Lãi. Phạm Lãi không ở trong trại, nhà vua lại thúc ngựa đến doanh phòng của Văn Chủng. Văn Chủng cũng không có mặt. Quân báo:
- Khi bẩm Đại vương, Phạm đại phu và Văn đại phu đều ở trong dinh của tướng quân Gia Kê Dĩnh.
Việt vương lại bước đi trên bốn trăm bước.
Phạm Lãi, Văn Chủng, Tiết Dung và Gia Kê Dĩnh đang ở dưới hầm thảo luận về hình thế hiểm trở. Việt vương không cho quân vào báo, tự tay vén tấm màn làm bằng da dày, bước xuống hầm nói giọng ôn hòa:
- Hôm nay lạnh ghê gớm!
Tiết Dung nói cách tức bực:
- Trời lạnh khiến Phù Sai co rút như rùa!
Vào đông, Ngô vương cẩn mật phòng thủ Cô Tô thành, hoàn toàn không màng đến nhu cầu đánh dã chiến của đại quân Việt. Vì vậy, chiến tranh coi như tạm xếp dưới chân thành, rõ ràng Ngô vương muốn nhờ khí lạnh đuổi dùm quân Việt.
Việt vương nói nhỏ:
- Trong thành Cô Tô có tin gì mới không?
Văn Chủng đáp:
- Không có tin gì đặc biệt. Thái tể Bá Hi đã bị Phù Sai quản thúc nên Phùng Đồng ở kề bên cũng không còn chút tác dụng nào hết.
- Ôi, lẽ ra vào lúc khẩn trương này phải có tác dụng của Tây Thi.
Hai tiếng “Tây Thi” Việt vương vừa nói ra khiến Phạm Lãi như thấy sáng trước mặt, bẩm:
- Theo nhiều lần báo cáo của Phùng Đồng thì Tây Thi đã cố gắng hết sức rồi.
- Kìa, Thiếu Bá không quên được nàng! (Câu Tiễn nhếch mép cười) Không hiểu nàng như thế nào rồi?
Không ai trả lời câu hỏi ấy. Câu Tiễn dường như cũng không muốn chờ nghe trả lời, chuyển sang đề khác:
- Thiếu Bá, chúng ta có thể đào địa đạo không?
- Khó lắm! Hơn nữa, cũng không thực tế. Lực lượng từ địa đạo ngoi lên không đủ để đánh sập Cô Tô.
Chúa tôi im lặng.
Lửa trong lò phát tiếng nổ lách tách, đêm đông dài ra dường như trời không sáng.
Câu Tiễn bỗng ưỡn thẳng người:
- Tử Hội! Thiếu Bá! Trẫm thấy chúng ta nên kéo về, đầu thu năm sau sẽ kéo tới...
ý ấy bất ngờ như số mạng. Trước đó, người Việt dưới chân thành Cô Tô không một ai dám nghĩ, tuy ai cũng cảm thấy không ở lại được.
- Đại vương! (Văn Chủng phát ngôn trước nhất) Chúng ta chờ được hai mươi năm mới có cơ hội này đến được chân thành Cô Tô! Bây giờ rút về, biết sang năm có đến được đây không?
Phạm Lãi nghiêm trang tiếp lời:
- Đại vương! Chúng ta không thể rút lui, một khi rút lui sẽ làm mất hết nhuệ khí. Sang năm, e rằng chúng ta sẽ không đến được dễ dàng như hôm nay. Bây giờ chỉ có một con đường là phải công phá Cô Tô thành cho được.
- Quân sĩ của ta có thể làm chuyện ấy không? Hôm nay có trên ba trăm quân đau vì giá lạnh, phải theo thuyền vận lương quay về.
- Bất luận làm được hay không cũng đều phải làm. (Phạm Lãi nhấn mạnh) Đó là yêu cầu của cuộc chiến! Câu Tiễn vụt đứng lên, vòng tay trước Phạm Lãi:
- Phải, đó là yêu cầu của chiến tranh. Yêu cầu đó đòi hỏi hoặc chết dưới chân Cô Tô, hoặc sống vào Cô Tô thành. Thiếu Bá, khanh sẽ là vua Cô Tô sau này.
- Thành Cô Tô là của Đại vương!
Phạm Lãi bình tĩnh vô cùng, chậm rãi tiếp:
- Thiếu Bá này vĩnh viễn chỉ là nô bộc của đại vương mà thôi!
Trong thành Cô Tô, Ngô vương đang ở trên lầu tựa vách mà ngủ. Trước mặt nhà vua chẳng bao xa có một lò lửa, than trong lò đỏ rực.
Ngô vương rút chân trái lên, duỗi chân mặt ra, tay trái kê gác đầu, tay mặt cầm kiếm. Bốn dũng sĩ thuộc đội Hiền Lương đứng gác ngoài cửa, người như hình cây, không nhích động.
Ngô vương cất tiếng ngáy đều. Mỗi lần có tiếng trống sang canh, bốn vệ sĩ đều lách đầu nhìn vào nhà vua.
Rõ ràng Ngô vương đã mệt mỏi quá sức chịu đựng. Có ít nhất hai mươi ngày rồi, nhà vua không cạo râu, râu dưới cằm đâm ra tua tủa. Trên trán ngài bao nhiêu âu lo đã đan thành những vệt nhăn ngày một sâu thêm theo tháng năm chồng chất. Tên vệ sĩ hầu cận theo sát Ngài có cảm tưởng mặt quân vương già đi hơn trước rất nhiều.
Trên lầu thành, tiếng còi sừng đã báo hiệu một lần để binh sĩ đổi phiên gác đêm. Đèn lồng được châm thêm dầu một lần, sáng hơn. Hoa tuyết bay bay dưới ánh đèn.
Ngô vương bị tiếng còi sừng làm cho thức giấc, nhướng mắt hỏi:
- Trời còn tuyết không? à... được rồi, không có chuyện gì...
Nhà vua lẩm bẩm xong, trở mình ngủ nữa. Vệ sĩ của Ngài lên tiếng đề nghị:
- Xin đại vương lên giường.
Nhưng Ngô vương không nghe. Giá có nghe, Ngài cũng không đi. Bởi vì nhà vua chịu trách nhiệm trông coi phiên gác ba đêm này.
Bên trong thành đã có tiếng gà gáy, lần này rồi lần nữa.
Đại phu Vương Tôn Hùng nện gót lên lầu, đứng nhìn bình dã phía ngoài thành. Tuyết đã ngừng rơi, nhưng ngoài thành là một dãy trắng xóa mênh mông, trông không thấy gì cả.
Tên vệ sĩ trực bước đến báo cáo:
- Đại vưnơg còn đang ngủ say!
- Ơ... Đừng làm kinh động Đại vương. (Vương Tôn Hùng hạ thấp giọng) Ngươi đi tìm vị chỉ huy trực ngày đến đây, ta có lệnh.
Các phiên trực ngày trên thành do các sĩ quan cao cấp trong đội Hiền Lưng thay phiên nhau nhận lãnh. Vương Tôn Hùng đứng trên thềm lầu đợi vị quan trực đến, ra lệnh thứ nhất:
- Ngươi phái mười hai dũng sĩ sẽ lén ra thành dò xét tình hình vận lương của quân Việt.
Kế tiếp là lệnh thứ hai:
- Ngươi phái đội xích hầu ra thành quan sát doanh trại quân Việt.
Đó là những công tác thông thường trong cuộc chiến. Phát lệnh xong, Vương Tôn Hùng lên ngựa đi tuần thành.
Đa phần tuyết đóng trên thành đã được quét đùa đi. Các tay cung tiễn giữ thành đứng nguyên vị trí, đội thứ nón che gió đặc chế thật thấp, che khuất cả lông mày của họ. Vương Tôn Hùng lẳng lặng quan sát, không thấy có sự biểu lộ nào.
Tiếng trống báo sáng trong quân đã nổi lên, quân sĩ mệt nhoài cố gượng dậy, dường như tiếng trống ấy giúp được họ phục hồi nguyên khí.
Ngô vương cũng thức theo tiếng trống, vưn vai, lấy mũ đội lên đoạn nhận khăn nóng và nước nóng do thị vệ dâng tới để lau mặt và súc miệng. Liền đó, theo thói quen, nhà vua đưa tay nhận báo cáo thứ nhất do thị vệ đưa. Báo cáo thứ nhất là của Tây Thi, từ Cô Tô đài gửi đến. (Cô Tô đài thuộc về cung điện của Ngô vương, nằm trong Cô Tô thành nhưng Ngô vương hiện đang ở vòng đài). Ngô vương chậm rãi bước ra khỏi lầu thành, vừa đi vừa nhảy. Cũng như Vương Tôn Hùng, nhà vua đưa mắt nhìn ra ngoài thành, hỏi:
- Vương Tôn Hùng có đi tuần thành không?
- Thưa có. Nhưng không có việc gì đặc biệt.
Thị vệ lại đem đến sữa dê và thịt khô. Ngô vương đứng ăn trong gió buốt lạnh, vừa ăn vừa hỏi qua công việc phòng thủ.
Vị quan trực kính cẩn thưa:
- Đại vương có thể nghỉ ngiơ...
- Ờ, trẫm chợp mắt được một lúc, bây giờ không buồn ngủ nữa.
Ngô vương dang tay cho dãn gân cốt, nói thêm:
- Câu Tiễn không dám phát động tấn công, đã bảy hôm rồi hắn không động tĩnh.
- Đại vương! Tính đến hôm qua thì đã được bảy ngày họ không công thành. Trước đó, họ công thành liên tiếp mười ngày không quyết liệt lắm! Nhưng thưa đại vương, đêm rồi, đội tuần tiễu của Việt kéo đến cách thành ba dặm.
Ngô vương mở to đôi mắt đầy gân máu đỏ nhìn xa lúc lâu, đoạn quay nói với viên quan trực:
- Trẫm đi ngủ, đầu ngọ thì gọi trẫm dậy. Nhưng nếu có gì đặc biệt thì cứ gọi.
Ngô vương nói xong bước chậm rãi xuống thành. Nhà vua đi rất chậm, mắt không nhìn thềm đá mà là nhìn về nơi cao vút phía Tây Nam. Nơi ấy là Cô Tô đài. Từ bờ thành nhìn sang, Cô Tô đài như người khổng lồ sừng sững.
- Có lẽ Tây Thi thức giấc rồi!...
Ngô vương lẩm bẩm, đầu dần dần cúi xuống, rời mắt khỏi Cô Tô đài. Nhớ đến mấy mươi ngày rồi không gặp Tây Thi, theo tưởng tượng của nhà vua, ắt Tây Thi đang nức nở!
Trên Cô Tô đài, Tây Thi chưa rời giường, mỗi đêm nàng ngủ rất trễ.
Hai mươi ngày trước, Câu Tiễn phát động một trận công thành mãnh liệt, dự định phá vỡ cửa Đông thành Cô Tô. Trước tình thế nguy ngập, Ngô vương đích thân lên thành đốc chiến. Kể từ hôm ấy, Ngô vương ở luôn trong quân, giải quyết các việc chính trị cũng ở đó. Nhưng mỗi hôm, Ngô vương đều gửi tin tức phòng vệ đến đài Cô Tô cho Tây Thi xem..
Trong các tin tức, lúc nào cũng có tên Phạm Lãi. Đối với Tây Thi, việc ấy hết sức khó chịu. Bây giờ nàng rủa thầm cả Việt vương lẫn Phạm Lãi.
Nửa tháng trước, Ngô vương sai Bá Hi ra thành xin cầu hòa với Việt, tình nguyện cắt mười hai huyện phía Đông-Nam của Ngô cho Việt. Cũng tình nguyện dâng lễ cống mỗi năm mười vạn thạch, thực tế đó là một cách thần phục. Nhưng Việt vương từ chối không một chút nghĩ ngợi. Hơn nữa, Câu Tiễn còn tỏ ra ác độc: Không kết thúc mạng sống của Ngô vương không được.
Lúc ấy, Ngô vương hết sức thuơng cảm nói với Tây Thi:
- Người Việt quá ác tâm! Chúng ta với họ có thù hận gì chứ? Tổ phụ trẫm bị người Việt giết, phụ thân của trẫm cũng bị người Việt giết rồi, nghĩa là trong bốn đời nhà trẫm thì đã hết ba đời chết trong tay người Việt! Bây giờ họ lại muốn giết thêm trẫm nữa... (Giọng điệu nhà vua thật nặng nề, đầy rẫy u uất và phẫn nộ). Năm xưa trẫm tha Câu Tiễn, không ngờ có ngày nay. Ôi, sự nhân từ của trẫm đổi lại thành ác báo, phải chăng đó là ý trời? Phải chăng trời che chở Việt?
Mấy câu ấy như dao rạch nát tim Tây Thi. Nàng khổ sở hết sức và chợt nhận ra mình đã lung lay lập trường. Trước khi nàng cảm thấy mình hành động có ý nghĩa phục hận cho quốc gia, có lý do để hành động. Nhưng bây giờ, theo Phù Sai nói thì bốn đời nhà Ngô đều chết trong tay người Việt, thì Việt vương làm sao có thể nêu cao khẩu hiệu phục thù cho được?
Kể từ Bá Hi bị mất địa vị thì Phùng Đồng cũng vắng mặt luôn. Liên lạc giữa Tổ quốc và Tây Thi hoàn toàn bị cắt đứt. Nàng biết, yêu cầu của quốc gia đối với nàng đã dứt hẳn rồi. Đại quân kéo đến bên thành thì một nữ gián điệp không còn có chỗ dùng. Tây Thi trở thành một người cô độc trên Cô Tô đài, bị bắt ép giữa hai gọng kềm. Sáng sớm hay hoàng hôn, vào trưa hay xế bóng, nàng đứng nhìn chiến trường bên ngoài thành mà tâm tưởng, ngổn ngang trăm mối bồi hồi. Có đêm nàng ngước nhìn sao lấp lánh trên trời mà nguyện cầu. Cầu cho Tổ quốc và chồng nàng lưỡng toàn. Cầu cho Việt - Ngô đều tồn tại...
Nguyện cầu là thế, Tây Thi vẫn biết không thể được. Nhưng ngoài lời cầu nguyện ấy, nàng biết phải làm gì?
Buổi sáng sau đêm tuyết ri, trời rất lạnh. Gió bấc vi vu thổi thốc Cô Tô đài. Vừa thức giấc, Tây Thi hỏi liền câu đầu tiên:
- Khuya rồi, không có đánh nhau chứ?
Thị nữ giữ gìn nội cung nhanh nhẩu đáp:
- Bẩm không. Chiến trường im lặng đến không nghe tiếng chó sủa.
- à... lại qua được một đêm.
Tây Thi chực nhổm người khiến thị nữ hỏi:
- Phu nhân muốn dậy?
- Không, để ta nằm thêm chút nữa. Trong phòng rất ấm, thật thì không cần cho nhiều than vào lò sưởi.
- Bẩm, đại vương đã có lời căn dặn. Với lại, trên Cô Tô đài còn nhiều than lắm!
Bấy giờ, Triền Ba bên ngoài nghe được tiếng nói liền cầm một cuộn vải đi vào dâng. Trên vải có nét mực đen... Tây Thi vẫn nằm trên giường, mở vải liếc qua mấy hàng rồi đọc nhỏ:
- Quân Việt thiếu lương, số bị chết lạnh trong nửa tháng nay đến hàng ngàn. ..
Đọc đến đây, Tây Thi thở dài nói nhỏ:
- Vậy là có thêm một ngàn bà mẹ mất con...
Triền Ba liếc xéo Tây Thi:
- Cũng có hàng ngàn đàn bà mất chồng! (Triền Ba trầm giọng). Tây Thi, nghe nói trong thành Cô Tô cũng không ít người chết lạnh.
- Ôi, chiến tranh này còn muốn kéo dài đến bao giờ?
Tây Thi ngồi dậy.
- Quân phu nhân của tôi, xin hãy mặc thêm áo da! Lúc đi, quân vương có dặn, nếu để Tây Thi phu nhân bị lạnh thì quân vương sẽ giết hết số người có mặt trên Cô Tô đài. (Triền Ba cố nén cười). Nhưng Triền Ba này không muốn chết. Mà muốn nhìn thấy...
Triền Ba bỏ lửng, chỉ tay về phía Nam, rõ ràng có ý nói: “Muốn nhìn quân Việt nhập thành”.
Một thị nữ khác bước vào thưa:
- Phu nhân! Lộc Xuất đến rồi.
Lộc Xuất là tên hầu cận mới bên mình Ngô vương, từng tham gia trận chiến phòng thủ thành Cô Tô, vít ngã hai xe quân Việt nên được Ngô vương tuyển theo bên mình làm cận vệ. Lúc Ngô vương xuất trận thì Lộc Xuất đánh xe.
Tây Thi nói:
- Bảo Lộc Xuất chờ ở ngoài, ta ra bây giờ.
Lộc Xuất đem dâng một thố thịt thỏ cho Tây Thi. Trong chiến trận, tìm được món ăn này thật quý.
Tây Thi hỏi:
- Đại vương mạnh chứ? Tại sao đại vương không dùng đi?
- Thưa, thỏ rừng khó kiếm lắm, đại vương dặn hạ thần giục ngựa đi nhanh... Có lẽ thịt còn chưa nguội! (Lộc Xuất sung sướng ra mặt nói thêm) tinh thần đại vương rất sung mãn.
- Còn chiến trận thế nào?
- Thỏ đi lung tung để bị bắt làm thịt thế này thì tự nhiên là chiến trường yên lắm!
Ngừng lại một thoáng, Lộc Xuất tiếp:
- Xem chừng, một hai hôm nữa đại vương có thể trở lại Cô Tô đài.
- A... Còn Tích Lặc ra sao? Cả Vương Tôn Hùng nữa?
Tây Thi hỏi thăm hai viên đại tướng bên mình Ngô vương. Trận đánh Cô Tô làm cho Ngô tổn thất các tướng Vương Tôn Lạc, Tôn Thần, Kiết Lý. Tướng già trong quân bây giờ chỉ còn Vương Tôn Hùng và Tích Lặc mới thăng lên. Ngoài ra, trong vòng tháng nay, Ngô vương chọn cho thăng thêm ba tướng nữa.
Lộc Xuất đáp liền:
- Tất cả đều mạnh. Tình trạng của chúng ta so ra dễ chịu hơn bên Việt. Đại phu Vương Tôn Hùng nói, giữ thành được đến mùa xuân thì Câu Tiễn sẽ như chó ấy, chạy cụp đuôi.
Tây Thi vừa nghe nói vừa ăn thịt thỏ. Chập sau nàng lại nói:
- Ngươi đi hỏi quân vương xem ta muốn đến ven thành thăm ngài có được không? (Thốt thành lời rồi, Tây Thi vội xua tay). Mà thôi, đừng hỏi chuyện ấy, ta không đi!
- Phu nhân!
Lộc Xuất đã nghe Tây Thi nói ra mấy lần như thế. Nàng muốn đến thăm Ngô vương, song sợ làm quấy nhiễu ngài nên cứ nói ra rồi tự động rút ý kiến. Lần này, Lộc Xuất tiến thêm một mức thưa:
- Thật ra phu nhân có lên thành cũng chẳng làm phiền một ai.
- Thôi thôi, ta làm biếng!... Tây Thi mỉm cười.
Lộc Xuất đi rồi, Tây Thi ngồi lại trang điểm đoạn bước ra nhìn khắp nơi trong thành. Trên đường, chiến xa đi đi lại lại. ở giáo trường có một đội bộ binh đang thao luyện gồm những trai tráng mới động viên. Tuyết đã ngập khu chợ không có an ninh chút nào...
Tây Thi lại đưa mắt nhìn về Thái Hồ đã bị mất hết dấu vết vì tuyết. Sau cùng, nàng nhìn ra ngoài thành... Thành Cô Tô bị quân Việt bao vây ba mặt. Nhưng ở ba mặt ấy đều rất yên tĩnh. Quân Việt vây thành lâu rồi song Tây Thi chưa bắt gặp lần nào sự hoạt động của Việt binh.
Lúc Tây Thi đứng nhìn, Di Quang xoa tay bước đến sau lưng:
- Trời lạnh quá!
- ờ... (Tây Thi không cảm thấy lạnh, bần thần nhìn ra mặt tuyết ngoài thành). Chúng ta chưa từng thấy quân nước Việt.
- Mấy hôm trước, quân Việt công thành ban đêm. Đáng tiếc, đêm ấy chúng ta đều ngủ rất ngon!
- Lâu quá rồi, gần như mình quên mất quân Việt thế nào?
Di Quang trầm tư một thoáng nói:
- Quân Việt thế nào à?... Chắc cũng hùng tráng hơn trước. Tôi tin rằng, trong vòng vài hôm nữa, chúng ta sẽ nhìn thấy. Tây Thi!...
Di Quang xoay nhìn bốn bên rồi hạ giọng thật thấp:
- Mình nhận ra chị có ý tưởng kỳ lạ trong đầu... Chị không muốn thấy quân Việt phá thành Cô Tô phi không?
Tây Thi không thừa nhận cũng không phủ nhận. Khá lâu sau, nàng mới thở dài, quay gót bước vào phòng có lửa ấm. Di Quang bước theo nàng chờ nghe trả lời.
Tây Thi thư thả ngồi xuống, đưa tay kéo mền trên giường, tư thái hưỡn đãi. Tay nàng chạm nhằm Thuộc Lâu bửu kiếm liền nâng lên, rút ra. Nàng nhìn đăm đăm ánh kiếm sáng lạnh, trầm giọng:
- Kiếm này đã giết Ngũ Tử Tư! (Nàng vừa nói vừa cung tay búng vào sóng kiếm). Nếu Ngô vương gặp điều bất trắc, Tây Thi sẽ dùng kiếm này kết thúc
đời mình.
Di Quang kinh hãi kêu lên:
- Tây Thi! Chị nói thế là sao?
- Thôi đừng bàn đến chuyện ấy nữa.
Trong chớp mắt Tây Thi đã ngăn được trào lòng, bình tĩnh nhếch cười, tra kiếm vào vỏ, đặt kiếm trên ghế:
- Mình đừng nói đến chuyện ấy. Di Quang ra xem dùm tôi coi có bánh sữa không? Bỗng nhiên tôi muốn ăn cái gì đó.
Bánh sữa là loại bánh do Tây Thi sáng chế lúc ở Ngô cung, dùng một phần nước pha trong sữa chưng cho sệt lại. Thêm trong bánh chút muối, có thể để bánh ăn khá lâu. Cả năm gần đây, Tây Thi rất thích ăn bánh sữa. Nhưng bây giờ không phải nàng thèm ăn mà là muốn mượn cớ để đuổi khéo Di Quang. Bởi nàng không muốn bị kéo vào cuộc tranh luận.
Bây giờ, Tây Thi chỉ muốn yên ổn, cho dầu là sự yên ổn tạm thời cũng được.
Trên Cô Tô đài, một ngày như thế trôi qua. Trên Cô Tô đài, Tây Thi chán chường, mệt mỏi như một bà già trong cuộc đời nhuộm màu u ám...