Vào một buổi chiều êm , hai người danh cầm ngồi trên tầng thượng Cô Tô đài gảy đàn. Một tháng trước, Tây Thi bỗng muốn học đàn nên Ngô vương liền cho tuyển hai tay danh cầm nổi tiếng nhất nước đưa đến Cô Tô.
Nhưng Tây Thi hiện đang nằm trên giường ngủ trưa. Nàng chưa ngủ hẳn, tiếng đàn tình tang vẫn thỉnh thoảng truyền vào tai nàng. Tiếng đàn êm dịu, ngọt ngào, nhưng đối với Tây Thi thì không có tác dụng gì hết.
Sau lần nghe lén cuộc nói chuyện giữa Ngô vương và Ngũ Tử Tư, nàng sầu khổ hơn nhiều, tuy nàng đã vứt bỏ khá nhiều vấn đề, để chỉ nghĩ ngợi về tình nàng đối với Ngô vương.
Lắm lúc, Tây Thi tự nhận nàng đã thật sự yêu Ngô vương rồi. Lắm lúc nàng lại nghĩ, nàng đã đi yêu và được yêu trên xuất phát điểm không thuần chân.
Trong vòng vây bủa của tình yêu, nàng cố tìm một lối thoát. Nhưng vòng vây tình yêu như ráng mây hồng, biến ảo diệu kỳ! Càng nghĩ, càng vùng vẫy, càng muốn vượt thoát thì lại càng không thấy có lối nào ra cả. Tình yêu ngổn ngang như vạn mối tơ tình.
Không biết bao nhiêu buổi chiều, Tây Thi nằm trên giường để tự hỏi nàng:
- Người yêu trong lòng ta phải chăng là Phạm Lãi?
Rồi Tây Thi tự trả lời nàng:
- Mối quan hệ giữa Phạm Lãi và ta nào đã thâm sâu! Thế thì, ta yêu Ngô vương chăng? (Nàng lại phủ định) Không, không đâu! Lần đầu tiên thấy mặt Ngô vương nào ta đã yêu! Ta mang sứ mạng của quốc gia mà vào Ngô đấy! Ngô vương chọn ta chỉ vì ta đẹp...
Tây Thi từng nghĩ đến việc Ngô vương ôm chầm nàng giữa ban ngày ban mặt, sống với nàng không phân biệt ngày đêm. Ôi, đẹp làm sao, cuồng nhiệt làm sao!
Nàng cũng nghĩ đến đêm nào đã đứng cách song trò chuyện sáng đêm với Phạm Lãi.
Một cô gái lúc chưa động chạm xác thịt thì tình thuần tình, không có một ý niệm gì về nhục dục. Nhưng khi đã trải qua cuộc đụng chạm rồi thì tình yêu và xác thịt lại đi đến chỗ hợp nhất. Tình yêu, ý niệm về tình yêu là một nhu cầu của dục vọng.
Tây Thi lẩm bẩm, đưa hai tay ôm lấy mặt:
- Ta biến đổi đến thế này sao?
Trong giây phút đó, nàng có nghe văng vẳng tiếng trống, tiếng phèng la nhưng nàng không quan tâm.
Di Quang vội vã bước vào phòng Tây Thi với gương mặt vừa khẩn trưng, vừa phấn khởi và cũng vừa hoang mang gọi:
- Tây Thi!
Đang lơ mơ nghĩ ngợi, nhìn thấy Di Quang, Tây Thi linh cảm ngay có chuyện quan trọng nên bật dậy, hỏi liền:
- Đã xảy ra chuyện gì rồi?
Di Quang chỉ tay ra ngoài, thở hổn hển một lúc mới đáp được:
- Binh Việt đến rồi!... Binh Việt đến rồi!...
Tin ấy như một ngọn roi quất thẳng vào đầu, Tây Thi lảo đảo, cơ hồ ngã qụy.
- Tây Thi! Chị ra xem, binh Việt của chúng ta...
Tây Thi run rẩy, cắn môi:
- Đừng có điên! Di Quang quên mình đang ở đâu sao? (Tây Thi trấn tĩnh hỏi) Binh Việt đang ở đâu?
- Dưới Cô Tô đài.
Tây Thi cơ hồ chóng mặt. Nàng nghĩ rằng binh Việt đã đánh vào Cô Tô, tình hình thay đổi nhanh quá mà nàng không hay biết gì hết. Nàng vội chạy ra đứng tựa lan can.
Thật ra thành Cô Tô không có chiến tranh. Binh Việt vào thành Cô Tô là để nhập vào binh Ngô tiến lên mặt Bắc, can thiệp cuộc chiến giữa Tề - Lỗ.
Đứng trên lan can, Tây Thi nhìn thấy binh xa nước Việt tiến dần vào quảng trường. ở chiếc xe đầu có cắm cờ lớn, cờ hiệu nước Việt.
Tuy đã gác qua mối ân cừu quốc gia, tuy đã phủ nhận với chính mình, sứ mạng mình nhận lãnh không chân chính, nhưng dầu sao, Tây Thi cũng là người Việt. Người Việt nhìn cờ Việt không làm sao tránh khỏi xúc động.
Nàng xúc động lẩm bẩm:
- Họ... Sao họ lại đến đây? Ơ, lâu quá rồi, không thấy cờ nước ta.
- Phải, lâu quá rồi, Tây Thi! (Di Quang đứng kề bên nói thêm) Binh xa nước ta oai làm sao! Phải chăng vừa cử binh là chiếm được Cô Tô?
- Di Quang!
Tây Thi ngăn bạn, nghiêm giọng nói:
- Không phải chiến tranh đâu! Xe của Ngô vương và xe của Ngũ Tử Tư đều có ở quảng trường.
Di Quang xụ mặt:
- Không phải chiến tranh à? Chúng ta chờ đợi biết bao lâu... tại sao không phải?
Bao ngày đắm chìm trong ân ái, Tây Thi không nghĩ gì đến chuyện binh bị. Vì vậy, nàng không rõ nguyên nhân tại sao quân Việt sang Ngô. Nhưng quân Việt có mặt dưới đài Cô Tô, thì dầu nàng nghĩ hay không nghĩ, tin hay không tin, chuyện ấy đã thành sự thật.
Nàng nghĩ thầm: Ngô vương đã biết Việt binh nguy hiểm, tại sao còn cho kéo rốc đến Cô Tô?
Di Quang lại nghĩ: Binh đội ta cường tráng thế này tại sao không mở cuộc tấn công? Bây giờ, vua nước Ngô đang đứng gần quân ta, có Ngũ Tử Tư nữa... Nếu bây giờ mở cuộc tấn công...
Di Quang nghĩ đến xuất thần, tay phải tự động vung lên dường như ra lệnh tấn công.
Dưới đài Cô Tô, quân Việt đã vào hết trong quảng trường. Tướng quân nước Việt là Gia Kê Dĩnh, hai tay nâng cờ hiệu, bước chắc nịch đến trước Ngô vương, trao cờ.
Đại phu nước Ngô là Vương Tôn Hùng từ bên phi xe Ngô vương bước xuống nhận cờ nước Việt thay vua, đoạn đem cắm trên xe thứ hai.
Gia Kê Dĩnh thay mặt vua Việt dâng lời thăm viếng và chúc lành.
Liền đó, đại thần nước Ngô là Ngũ Tử Tư đứng trên chiến xa vẫy tay mặt. Một hồi còi vang lên, từ phía Nam quảng trường có bốn chiến xa Ngô chỉnh tề lướt tới. Ngũ Tử Tư lại vẫy tay trái, bốn chiến xa khác từ phía Bắc chạy vào.
Lúc đến gần quân Việt, tám chiến xa Ngô bày thành hàng một, chạy kè hai bên. Chiêng trống vang lên. Ngũ Tử Tư giục xe đến trước đầu hàng quân, hướng dẫn hai đoàn chiến xa và đoàn quân nước Việt rời quảng trường.
Ngô vương cũng rời quảng trường, bước lên Cô Tô đài, Thái tể Bá Hi bước theo nhà vua, đứng trên bệ thềm nói:
- Đại vương, quân binh tinh nhuệ của nước Việt đều đến đây cả.
- Ô, chắc là binh tinh nhuệ nên khí sắc trông hùng dũng lắm!
- Xem thế đủ biết lòng trung thành của Câu Tiễn đối với đại vương. Nếu có lòng khác, Câu Tiễn sẽ không chọn tinh binh đưa cho đại vương mở cuộc viễn chinh.
Ngô Vương vuốt cán kiếm, mỉm cười, đồng ý với Bá Hi.
Bá Hi bước thêm một bước, nói:
- Tướng phụ phản đối chúng ta phạt Tề cứu Lỗ, hạ thần thấy là không có lý gì hết. Cứu viện lần này, chư hầu trong thiên hạ sẽ kính mến và khâm phục đại vương!
- Tướng phụ không phải hoàn toàn không có lý. Chẳng qua là tướng phụ quá cẩn thận. Giữ nước, cẩn thận là tốt. Nhưng...
Ngô vương bước lên đài, tiếp giọng hào hùng:
- Bây giờ là những năm tháng của anh hùng đây! Tướng phụ già rồi, đã mất đi nhuệ khí ngày xưa. Ngày xưa, tướng phụ hưng binh phạt Sở hào hùng lắm!
Bá Hi không làm sao hơn được là “bẩm phải”!
Chợt nhìn thấy Tây Thi đứng tựa lan can, Ngô vương hân hoan bước tới hỏi:
- Tây Thi! Khanh nhìn thấy trẫm duyệt binh không?
- Có thấy.
Tuy đa mang tâm sự, Tây Thi vẫn nở cười rất ngọt. Ngô vương hứng khởi nói thêm:
- Những năm tháng của anh hùng đến rồi! Trẫm sẽ dương danh ở Trung Nguyên để cùng Tần, Tấn so vai.
- Đại vương! (Tây Thi từ từ ngẩng lên, tỏ vẻ vui mừng có ít nhiều không yên tâm. Dừng lại một thoáng, nàng miễn cưỡng nói tiếp) Lúc xe quân di động, trông đẹp lắm!
Bá Hi vừa bước lên cúi chào:
- Tây Thi phu nhân.
Tây Thi đáp lễ: “Thái tể!”, đoạn quay hỏi nhà vua:
- Quân vương cùng Thái tể hãy còn có chuyện cần bàn?
- Phải! Khanh cứ ở đây tham gia. Tây Thi, trẫm muốn phát binh cứu Lỗ, nội trong ba ngày sẽ xuất phát.
Tây Thi vội hỏi:
- Thưa, còn số quân Việt ấy?
- Họ sẽ tham gia cứu Lỗ trong trận tuyến của ta. (Ngô vương vui vẻ nói thêm) Tử Cống của nước Lỗ có đến Hội Kê, Câu Tiễn vốn muốn đích thân đem quân sang đây chờ trẫm sai khiến nhưng trẫm đã cám ơn và từ chối. Dầu sao, Câu Tiễn cũng là vua một nước, đi phục dịch cho vua nước khác là không hợp lý. Vì vậy, Câu Tiễn mới phái tướng quân Gia Kê Dĩnh cầm quân sang.
Ngô vương vừa nói vừa đi lần vào nội thất. Tây Thi có phần lưỡng lự, sau cùng rút lui. Nàng không muốn tham gia bàn bạc về mưu lược quân sự của một nước. Nhưng trước khi vào khuất, Tây Thi còn dặn Ngô vương bàn xong việc cứ vào.
Trở về phòng riêng, Tây Thi phiền loạn. Quân Việt xuất hiện dưới thành Cô Tô khiến nàng vui, cũng khiến nàng buồn. Tổ quốc cường thịnh trong gian khổ khiến nàng vui và phấn khởi. Nhưng khi nghĩ rằng binh Việt đến đây không với ý tốt, nàng lại đau khổ, buồn phiền.
Nàng nghĩ: Nếu binh Việt nổi loạn trong nội thành Cô Tô rồi làm sao?
Nàng lại nghĩ: Một khi ra đến chiến trường, quân Việt hợp tác với kẻ địch rồi làm sao? Ngô vương bị trận nội công ngoại kích ắt không làm sao chịu nổi!
Cứ thế, bao nhiêu ý nghĩ bủa vây nàng khiến trong phiền loạn, nàng lại nghe chừng tim nhói đau.
Khoảng nửa giờ sau, Ngô vương bước vào, gỡ kiếm đao lưng treo lên, đoạn đến bên giường kéo tay Tây Thi nói:
- Trẫm quyết định ngày mốt phát binh. Tây Thi, chúng ta có một khoảng thời gian xa cách.
- Một khoảng thời gian xa cách?
Tây Thi vừa lặp lại vừa tròn xoe mắt. Kể từ bước vào cung Ngô, nàng chưa xa cách Ngô vưng một ngày nào. Trong đời nàng, chỉ có một lần cách xa với Phạm Lãi và chỉ một lần ấy, biết bao sự việc đổi thay! Giờ lại xa cách nữa, chao ôi... Tây Thi bỗng cảm thấy có điềm bất thường nên trong lòng chấn động.
Ngô vương lạc quan đáp:
- Không xa cách lâu đâu! Trẫm tin rằng, trong trận đầu giao tranh, quân ta sẽ đánh bại quân Tề.
- Đại vương! (Tây Thi ấp úng nói) Thế thì tại sao phải cần có binh Việt trợ chiến?
- Cái đó... có nhiều nguyên nhân lắm! Tướng phụ lo nước Việt nổi loạn, muốn ta diệt Việt trước, lẽ tự nhiên điều đó không thể làm được. Bây giờ, tinh binh của nước Việt theo trẫm vào Trung Nguyên thì nước Ngô có thể yên tâm, ít ra trẫm cũng không phải lo nghĩ đến chuyện về sau.
- Rủi như quân Việt đi trước?...
Tây Thi muốn nói lại thôi, phát tiếng thở dài. Giọng nhà vua đầy rẫy tự tin:
- Khanh muốn nói quân Việt có thể làm loạn chăng? Không phải sợ đâu, quân ta đông gấp ba bốn lần quân Việt, Gia Kê Dĩnh làm sao dám vọng động?
Tây Thi nhếch cười:
- Quân vương, thiếp không hiểu việc binh, xin tha thứ cho thiếp đã hỏi càn.
- Coi kìa, sao khanh lại nói khách sáo như vậy.
Tây Thi lại hỏi:
- Tướng phụ có đi không?
- Tướng phụ ở lại giữ nước. Thoạt đầu, trẫm muốn tướng phụ cùng đi với trẫm, để Bá Hi ở lại. Nhưng tướng phụ phản đối việc trẫm phạt Tề...
Nghe Ngũ Tử Tư giữ nước, Tây Thi có cảm giác an toàn. Nàng cười thoải mái rồi bỗng nhiên yêu cầu:
- Quân vương đem thiếp đi theo với!
Chưa bao giờ nghịch ý Tây Thi nhưng lần này thì Ngô vương cự tuyệt:
- Đây là chiến trận, khanh không thể đi được.
Tây Thi trề môi, tỏ vẻ giận.
Nhà vua ôm chầm nàng:
- Tây Thi, đi đây không phi là đi như du lịch đâu! Đây là chiến tranh, lại là một cuộc viễn chinh.
Lần thứ nhất yêu cầu không được, Tây Thi đâm phiền, nói lẫy:
- Quân vương không đem thiếp đi thì thôi!
- Lại muốn giận nữa à?
- Thiếp... (Tây Thi giận véo nhà vua) Ai bảo không đem người ta theo? Binh Việt quân vương đã đem theo hết, mà thiếp thì quân vương lại không cho đi.
- Tây Thi! Đây là chuyện của đàn ông.
- Thiếp không màng gì hết!
Đang khi nói, Tây Thi chợt hiểu ra lời yêu cầu của nàng gần như vô lý. Hơn nữa, nàng cũng hiểu ra những lời nàng nói về binh Việt có thể làm hại Tổ quốc! Vì vậy, nàng đâm hoang mang, không hiểu sao nàng thay đổi đến mức này.
Tây Thi hết giận, ngã tựa vào nhà vua. Ngô vương đã quen với những diễn biến tình cảm đột ngột của nàng, ôm chầm nàng, nhỏ nhẹ:
- Trẫm đã nói rồi, khanh như ráng mây trên trời, thay đổi vô cùng.
- Quân vương đừng giận thiếp. Thiếp quyến luyến, không rời quân vương được. Quân vương đi rồi, thiếp đứng một mình trên Cô Tô đài mới đáng sợ làm sao! Quân vương. Mấy năm rồi thiếp không hề xa cách quân vương, nay mai quân vương đi xa, thiếp làm sao sống nổi?
Theo tưởng tượng, Tây Thi nghĩ nàng sẽ buồn bã lắm, buồn đến sa nước mắt.
Ngô vương xốn xang. Nhà vua yêu Tây Thi và không muốn cho người yêu thất vọng. Khổ nỗi, xưa nay đâu có ai mang gái đẹp ra chiến trường!
- Quân vương! Ngài đã nói thiếp như một đóa hoa có lẽ đúng. Quân vương đi rồi, thiếp sẽ héo gầy!
Ngô vương ôm chặt nàng, cũng ứa nước mắt:
- Tây Thi! Tây Thi! Nàng đừng thương tâm như vậy, để trẫm nghĩ cách cho khanh cùng đi... Không phải đưa khanh ra chiến trường, mà là để khanh ở vùng biên giới. À, trẫm nhớ ra rồi, ở Cú Khúc, chúng ta có một tòa Ngô cung, khanh sẽ ở đó đợi trẫm. Tây Thi, ở đó là vùng biên giới nước Ngô...
Tây Thi thở ra nhẹ nhõm, hai tay bưng mặt nhà vua, lau nước mắt mà cười:
- Phù Sai, ngài tốt thế này! Thiếp đã biết ngài tốt nhất.
Tây Thi cười khiến Ngô vương cũng thấy nhẹ, Nhà vua hôn nàng, cất giọng hùng hồn:
- Trẫm có thể làm bá chủ Trung Nguyên như Tề Hằng công hay Tấn Văn công năm nào. Trẫm sẽ là minh chủ các trấn chư hầu.
***
Tại bình nguyên Ngãi Lâm, Tề quốc có ba trăm binh xa bày liệt trận. Hai bên đất cao có khoảng ba ngàn binh Tề trấn giữ.
Quan sát hình thế thì quân Tề chiếm giữ địa hình, dùng khỏe đánh mệt. Nhưng quan sát khí thế thì hình như quân Tề mỏi mệt như quân Ngô từ ngàn dặm đến đây. Quân Ngô được nhà vua thống lĩnh cảm thấy hãnh diện vô cùng. Theo họ nghĩ, chỉ thắng một trận là độc chiếm Trung Nguyên.
Phù Sai mang áo giáp, đứng trên chiến xa, lui tới trong đoàn quân, không mở miệng nói gì. Nhưng thần sắc trang nghiêm ấy của nhà vua như nói với ba quân tướng sĩ:
- Đây là một cuộc chiến đấu sinh tử. Vì nước Ngô, các ngươi phải liều thân!
Mỗi binh sĩ đều có cảm giác run run, thần kinh căng thẳng tột độ chờ lệnh tấn công.
Ngô vương cho xe đi sang cánh phải. Đội quân bên cánh ấy do tướng quân Vương Tôn Hùng thống lĩnh, gồm sáu mươi chiến xa, bốn trăm tám chục bộ binh.
Ngô vương trầm giọng nói:
- Vương Tôn Hùng! Khanh đã theo trẫm dự trận không biết bao nhiêu lần. Nhưng lần này quan trọng hơn tất cả các lần trước.
- Tâu đại vương, thần biết. Thần đã đứng đây quan sát địch tình nửa giờ rồi.
- Khanh thấy quân Tề thế nào?
- Ở họ, từng đội ngũ đều có sự huấn luyện chặt chẽ, phối hợp chuẩn bị rất đầy đủ. Duy có điều, quân địch có phần mệt mỏi.
- Đúng, bọn chúng có phần mệt mỏi.
Ngô vương đưa cao tay mặt nói thêm:
- Quân ta có thể đánh thắng là nhờ ở quân chúng mệt.
- Đại vương, (Vương Tôn Hùng đề nghị) thần muốn chuyển đội ngũ sang cánh trái, bày thành hàng ngang xông vào trận tiền.
Ngô vương trầm ngâm. Đề nghị của Vương Tôn Hùng là một chiến thuật đặc biệt trong các cuộc chiến ở phương Nam. Bày quân trước trận, cố ý gây náo loạn. Năm xưa, Ngũ Tử Tư đã dùng hai trăm xe đánh thắng ba trăm năm chục xe của nước Sở. Nhưng phương thức ấy có phần nguy hiểm. Nếu đối phương xuất kỳ bất ý đột kích khu trung tâm thì khó thâu quân về.
Vương Tôn Hùng nói thêm:
- Xin để người anh em của thần trấn giữ mặt trận bên phải. Chiến xa của người ấy có thể kéo đi vòng vây phía sau trung ương qua.
Ngô vương không dám quyết định, nói nhỏ:
- Vậy cũng nguy hiểm!
- Đại vương, hạ thần đã quan sát địch nửa giờ rồi nên nắm chắc. Chúng ta cần áp dụng phương pháp di quân để làm loạn mắt đối phương.
Ngô vương do dự, nhưng sau cùng cũng phất lá cờ đỏ. Tám chiến xa từ mặt trận trung tâm xuất hiện, lấn nhanh đến trước Ngô vương. Ngô vương truyền lệnh thay đổi bộ vị hai cánh quân đoạn rút vào mặt trận trung tâm hạ lệnh gióng trống. Cánh trái của Vương Tôn Hùng dần dần rút ra sau.
Vương Tôn Hùng từ cánh phải quơ trường mâu. Một chiến xa sấn ra đâm sầm vào mặt trận Tề.
Bên Tề đã gióng chiêng rồi, báo hiệu bắt đầu cuộc quyết chiến. Nhưng xe của Vương Tôn Hùng từ khu trung tâm bỗng xoay sang phía trái, sáu mươi chiến xa vội vã kéo theo. Cánh phải bỏ trống lúc bấy giờ bỗng có hai mươi chiến xa xuất hiện bày hàng ngang. Cánh quân ấy thuộc đội hậu vệ của Vương Tôn Hùng giăng ngang phòng thủ, trong khi chờ đợi cánh quân của Vương Tôn Lạc chuyển sang bổ sung.
Quân Tề có phần hoang mang, đội trung ương sấn lên mươi bước.
Vương Tôn Lạc đem chiến xa bổ sung cho cánh bên phi, gióng trống không ngừng.
Tướng soái quân Tề là Quốc Huệ Tử cho rằng quân Ngô chia đội trung ương ra làm hai, cần tấn công trước hai cánh ấy nên hạ lệnh chia quân chuẩn bị ứng chiến.
Bấy giờ, Ngô vương từ mặt trận trung ương phải vọt ra. Sáu mươi chiến xa đi kèm theo hai bên trái phải của nhà vua là đội “Hiền Lương”. Trong vòng trăm thước, xe Ngô vương đã nhanh như chớp, xông vào mặt trận trung tâm của quân Tề.
Đội Hiền Lương là đội tinh nhuệ nhất của quân Ngô, tổng cộng có một trăm hai mươi chiến xa, hiện đang dùng phân nửa đội công kích.
Tiếp theo, có đến hàng trăm xe nữa xuất hiện, kế đến là bộ binh reo hò...
Quân Tề cả kinh, giàn ra ngăn chặn.
Hai cánh quân Ngô đã phát động song không phải từ vị trí hai cánh phải, trái. Mà là phát động kèm theo đội trung ương. Hai đội quân Tề chia tấn công hai bên nhưng không bắt gặp ai ra nghênh chiến.
Trên cánh đồng Ngải Lâm, binh xa hai nước chia ra làm ba đường. Quân Ngô đột nhập khu trung tâm, quân Tề bị chẻ ra làm hai bên tả hữu. Tiếng la chết chóc, tiếng sát vang lừng, tiếng ngựa hí rân trời, tiếng xe ầm ầm lấn ngã...
Bộ binh của nước Tề cũng đã xuất phát. Bấy giờ quân Ngô từ trung ương chia ra làm hai, bao gọn hai cánh quân Tề. Đồng thời, tướng quân nhà Ngô là Kế Bá, Nghê Kỳ hướng dẫn đoàn cung tiễn tham gia. Một mặt trận này có đến năm đội tiến đánh!
Phần Ngô vương hướng dẫn hai mươi chiến xa cùng một trăm hai mươi bộ binh từ trung tâm sấn ra cánh trái, đánh tả tơi đội hậu bị của quân Tề. Lúc trở lại, gặp phó soái của Tề quốc là Cao Chiếu Tử, Ngô vương cầm trường mâu xông tới, hai xe chạm vào nhau, Ngô vương dũng mãnh nhờ sức trường mâu, tung người nhảy sang xe bên phải trong khi xe của Cao Chiếu Tử bị lật, vị phó soái Tề bị quân Ngô bắt sống.
Chiêng khua, trống giục, còi hiệu cứ vang lên, vang lên...
Ở về cánh phải phía sau bình nguyên, tướng quân nước Việt là Gia Kê Dĩnh đứng quan sát chiến trường. Nhìn quân Tề bị phá vỡ nhanh chóng, Gia Kê Dĩnh có phần lo ngại.
Bấy giờ, có một trung niên ăn mặc như binh sĩ, đến vịn thành xe Gia Kê Dĩnh, nói nhỏ:
- Tướng quân kế hoạch của chúng ta phải thay đổi rồi. Chúng ta phải gấp rút tiêu diệt cánh quân Tề chạy dạt sang ven sông.
Tên binh sĩ ấy thật ra là thống soái của quân Việt tham gia cuộc viễn chinh. Người là đại phu Phùng Đồng của nước Việt, bạn thân của Văn Chủng thuộc dòng họ Phùng bên nước Sở, gần đây mới từ Sở sang Việt nên đa số quân Việt không biết.
Gia Kê Dĩnh ngần ngại nói:
- Đại phu! Thật không ngờ quân Ngô quật cường đến thế này.
- Phải, Phạm Thiếu Bá nói không sai, nhân mã dưới sự thống luyện của Ngũ Tử Tư là vô địch. Không trừ được Ngũ Tử Tư, công cuộc phục hận của chúng ta sẽ khó khăn lắm.
Quân Việt phát động, mở mặt trận thứ hai dễ dàng thâu thập tàn quân Tề chiếm giữ Bắc Hà.
Hai vị thống soái và phó thống soái của Tề là Quốc Cao đã bị quân Ngô bắt giữ. Trận đánh Ngải Lâm làm cho quân đội nước Tề tổn thất phân nửa. Các đại chư hầu của Tề ở tỉnh Sơn Đông không làm sao hơn được là phải rút quân đang bao vây Lỗ về, xưng thần với Ngô vương ở phương Nam.
Đó là lần thứ nhất quân đội ở phía Nam Trường Giang dương danh ở Trung Nguyên. Trên đường về, Ngô vương mang theo hàng trăm xe chiến lợi phẩm. Cũng trên đường quay về, Ngô vương chiếm lấy đất đai nước Trâu để làm đồn điền ngăn chặn các nước mặt Bắc Trường Giang.
Các chư hầu Trung Nguyên ngán sợ uy lực quân Ngô, không dám cứu Trâu. Hơn nữa, kể cả kế hoạch đột kích của Sở rồi cũng bỏ.
Nguyên Sở có phái một cánh quân địch chặn đường đột kích quân Ngô, có quân Việt làm nội ứng. Nhưng trận đánh ở Ngải Lâm làm cho người Sở phát khiếp! Đồng thời quân Việt trong đoàn quân Ngô không thể hoạt động gì. Họ đành cất trống dẹp cờ, quay về.
Quân Ngô ca hát vang lừng nhắm hướng Cú Khúc.
Cú Khúc, chợ búa vùng biên cảnh nước Ngô đã chuẩn bị sẵn trâu bò, rượu thịt để đón đoàn quân viễn chinh về. Lệnh cấm uống rượu trong quân cũng được rút lại. Ngô vương phán truyền cho phép toàn quân nghỉ ngơi ba ngày ở Cú Khúc mới kéo về Cô Tô.
Tại Ngô cung, Tây Thi vui vẻ như trẻ thơ.(1)
Lúc bắt đầu cuộc chiến, Tây Thi lo rầu, những sợ có điều ngoài ý. Không như bây giờ, tất cả đều trôi qua, Ngô đã thắng Tề, nhà vua nước Ngô đã tự hoàn thành một sự nghiệp anh hùng.
Thế nên lúc Ngô vương đến cung Ngô, Tây Thi thật lòng cung kính quỳ xuống, hai tay dâng rượu nói:
- Đại vương! Thần thiếp cung hỉ đại vương.
Nhà vua kéo Tây Thi đứng lên, không uống rượu mà chỉ nhìn nàng chăm chú. Đoạn bật cười hào sảng,
Ngô vương uống một hơi hết sạch rượu.
- Tây Thi, nàng vẫn như lúc chúng ta chia tay (Ngô vương đặt tay trên vai Tây Thi) Nàng có hiểu tình hình cuộc chiến ở Ngải Lâm không?
- Thưa hiểu, mỗi ngày thiếp đều nhận được thư của đại vương. Duy có mấy hôm, thơ viết rất ngắn, trên tờ giấy trúc, chỉ có đâu mười chữ... (Tây Thi dịu dàng nói tiếp) Song mười chữ ấy cũng đủ làm cho thiếp thỏa mãn, quân vương. Ngài vĩ đại hơn sự tưởng tượng của thiếp. Có người nói quân vương không bằng Tề Hằng công nhưng thiếp thì chắc chắn là quân vương hơn.
- Tây Thi, lúc nghĩ đến nàng, dũng khí của trẫm tăng gia gấp trăm lần.
Ngô vương ôm chặt nàng, hỏi giọng âu yếm săn sóc:
- Ở Ngô cung, không có gì bất tiện chứ?
- Thưa tốt lắm, thiếp thích ở đây. (Tây Thi cười yêu kiều) Quân vưng, ngài cùng thiếp uống một ly. Ơ, mà sau này, thiếp không gọi Phù Sai hay quân vương, mà phải gọi ngài là Đại đại vương!
Ngô vương xoa má nàng, cười khúc khích:
- Ái khanh của trẫm muốn gọi gì cứ gọi! Ruột gan trẫm đây, nàng cũng có thể đem làm đồ nhắm!
- Hôm nay thiếp phải uống rượu. Hôm nay, một ngày tốt nhất phải ghi vào lịch sử nước Ngô chúng ta.
Tây Thi đã tự nhiên nói: “Nước Ngô chúng ta”.
Ngô vương đối ẩm với nàng, uống cạn thêm một ly.
Bấy giờ, quần chúng hoan hô vang dậy, yêu cầu được “tham kiến đại vương!” Ngô vương hôn vội tóc Tây Thi, đứng lên:
- Trẫm phải ra gặp mặt thần dân!
Nhưng quay mình đi được mấy bước, Ngô vương bỗng trở lại dìu Tây Thi nói:
- Khanh là quân phu nhân (vợ vua) hãy cùng ra với trẫm.
Đây là lần thứ nhất, Tây Thi được nhà vua gọi “Quân phu nhân” cho nàng thứ cảm giác mới lạ.
Phù Sai đã có vợ chính thức, tức “Quân phu nhân”, đã chết vài năm rồi, để lại cho nhà vua hai trai, một gái. Không có cảm tình sâu đậm với bà ấy, kể từ khi Tây Thi sang Ngô, Phù Sai cũng không lấy gì làm quan trọng. Duy có lúc sống, thì Phù Sai vẫn giữ cho bà ấy danh vị “Quân phu nhân”. Bây giờ mới trao cho Tây Thi, tuy nàng đã chiếm giữ địa vị ấy từ lâu.
Về phương diện danh nghĩa, Tây Thi không có cao vọng. Nhưng nhà vua gọi nàng là “Quân phu nhân” thì nàng không sao tránh khỏi thẹn thùng.
Đứng trước quảng trường hùng vĩ, Tây Thi không phải suy nghĩ nhiều. Lúc quần chúng và binh sĩ hoan hô, nàng quên đi tất cả, nở nụ cười hưởng chia công thắng trận dường như chính nàng thắng lợi vậy.
Trong ngày huy hoàng ấy, Ngô vưng uống đến say khướt ngủ vùi cho đến khi trời sáng.
Đêm Cú Khúc sáng tự ban ngày. Binh sĩ đốt lên hàng ngàn hàng vạn đuốc lớn, soi khắp chợ búa để mừng một ngày thắng lợi.
Tây Thi đứng tựa lan can ngoài Ngô cung, nhìn binh sĩ đi đi lại lại. Đôi khi nàng mỉm cười, vẫy tay với bọn thủ vệ.
Di Quang muốn đi xem tình hình quân Việt nhưng không có cách nào nói rõ hơn:
- Chúng ta có thể đi xem không?
- Di Quang muốn đi thì tự nhiên có thể. Nhưng, đầy đường con trai, Di Quang phải cẩn thận đấy.
- Mình đi về liền. Tây Thi, xin chị phái cho một chiếc xe trong đội Hiền Lương.
Tây Thi liền phái một chiếc xe đưa Di Quang và ba tên thị nữ dạo phố. Chính nàng cũng muốn đi chợ đêm nhưng lại không yên tâm về việc Ngô vương nằm say trong phòng nên đứng tựa lan can một lúc, nàng liền trở vào phòng.
Triền Ba và hai tên thị nữ giữ phòng. Tây Thi đến trước giường liếc qua, đoạn bước tới đỡ gối lại cho Ngô vương và xoa nhẹ bộ giáp ngực. Trong âm thầm, nàng nghĩ đến chiến trận, nghĩ đến tình hình lúc Ngô vương bắt sống Cao Chiếu Tử...
Sau cùng, nàng cầm Thuộc Lâu bửu kiếm, thử rút ra. Ánh kiếm loang loáng phát lạnh, dưới ánh sáng đèn tỏa ra hào quang nghiêm lạnh. Tây Thi nín thở nhìn kiếm rồi lại nhìn Ngô vương...
Triền Ba nói nhỏ:
- Đại vương uống rượu phải không?
- Hôm nay ngài uống rất nhiều rượu. (Tây Thi nói nhỏ) Triền Ba, đi cho thêm hương liệu vào lò...
Trong phòng vắng lặng như tờ, nhưng bên ngoài tiếng người huyên náo vẫn thỉnh thoảng vọng thốc.
Khoảng nửa giờ sau, Triền Ba lại hỏi nhỏ:
- Tây Thi, chị có ngủ không?
Tây Thi lắc đầu, nhếch miệng cười:
- Mình không thể ngủ vì bên ngoài ồn quá!
Đúng lúc ấy, Di Quang trở về, đứng ngoài cửa vẫy tay gọi Tây Thi.
Tây Thi bước ra, Di Quang ém tiếng nói thật nhỏ:
- Tây Thi, có một người muốn gặp chị.
Hiểu liền người ấy là ai, Tây Thi nghiêm trang cự tuyệt:
- Lúc này, không thể cho gặp được.
- Tôi sắp đặt đâu đó an toàn. (Giọng Di Quang cũng nghiêm trang không kém) Tuyệt đối an toàn.
- Không. Sau này còn thiếu gì cơ hội, chứ đêm nay không được.
- Tây Thi, vấn đề quan trọng lắm!
- Bất luận thế nào, đêm nay cũng không gặp được.
Tây Thi cương quyết nói thêm:
- Gia Kê Dĩnh phải không? Di Quang tìm cách thông tin, Tây Thi không thể gặp người.
- Không phải Gia Kê Dĩnh đâu, một người còn quan trọng hơn nhiều. Người ấy tên là Phùng Đồng, chúng ta chưa biết. Người ấy là đại phu, lẫn lộn trong đoàn quân Việt.
- À... (Tây Thi kéo dài âm điệu, nói tiếp) Di Quang tìm cách thông báo với họ, mình không gặp được.
Tây Thi mong thoát ra khỏi những oán thù quốc gia. Nhưng buổi chiều hôm sau, lúc Ngô vương khao quân thì tại vườn Ngự uyển phía tây Ngô cung, nàng gặp Phùng Đồng.
Phùng Đồng là người Sở nhưng nói rất lưu loát tiếng Việt và tiếng Ngô. Tiếp xúc chẳng bao lâu, Tây Thi nhận ra Phùng Đồng là một nhân vật rất uyên bác và cơ trí.
Khen vài câu, Phùng Đồng vào ngay chính đề:
- Quân vương rất lo cho công nương nên ngài và quân phu nhân phái tôi đến thăm hỏi.
- Cám ơn quân vương và quân phu nhân. Phùng đại phu, đối với nhiệm vụ, thiếp cảm thấy thiếp đã cố gắng.
- Chuyện ấy rất tự nhiên, ai rồi cũng vậy.
Phùng Đồng hùng biện tiếp:
- Mấy năm rồi, cô nương rất xuất sắc!
- Đại phu, thật thì thiếp không có làm gì cả. (Tây Thi thoáng buồn) Nhiều người bảo thiếp mê hoặc được Ngô vương là một đại công, nhưng sự thật thì do Ngô vương đối xử tốt với thiếp. Thiếp nghĩ rằng, giữa hai nước thiếp không làm lợi cũng không gây hại.
Phùng Đồng nhếch cười:
- Tây Thi, có một số việc công nương không nghĩ đến. (Ngưng lại một chút, Phùng Đồng tiếp giọng nghiêm trang) Chúng ta bàn vào chính đề. Tôi sẽ xuất hiện ở nước Ngô, mong được cô nương ủng hộ, yểm trợ.
Tây Thi ngạc nhiên, nhìn Phùng Đồng.
- Tôi sẽ nhờ Thái tể Bá Hi tiến dẫn, hoặc sẽ làm một tên gia thần bên cạnh Thái tể. Tin rằng tôi có thể làm được việc.
- Tình hình ở Hội Kê như thế nào?
- Chúng ta phấn đấu trong gian khổ, xem ra có nhiều hy vọng.
- Còn Phạm đại phu?
- Người rất bận. Binh Việt tham gia phạt Tề là do Phạm đại phu huấn luyện đó.
- À...
Tây Thi bỏ lửng, nghe bấn loạn trong lòng.
Phùng Đồng tự nhiên, mỉm cười nói thêm:
- Phạm đại phu đặc biệt nhờ tôi hỏi thăm cô nương. Người bảo, sẽ có một hôm, người đến Cô Tô thăm viếng... Tây Thi, người đã được hai con rồi!
Tây Thi rất đỗi ngạc nhiên:
- Phạm Thiếu Bá đã kết hôn?
- Phải.
Nhìn thái độ Tây Thi, Phùng Đồng có phần ái ngại giải thích:
- Chính quân vưng và quân phu nhân khuyến khích Phạm đại phu sinh sản để gia tăng dân số. Quân vưng truyền lệnh nam nữ đến tuổi phải kết hôn. Thiếu Bá thành hôn trong hoàn cảnh tuân hành lệnh vua như vậy, Thiếu Bá cũng đặc biệt nhờ tôi nói lại với cô nưng, người vĩnh viễn không quên lời hứa. Và hôn nhân không ràng buộc người được.
- Ờ... - Tây Thi lại kéo dài âm điệu, nửa như khổ sở, nửa như không mấy quan tâm.
- Tây Thi, quốc gia chúng ta lúc nào cũng có đủ lực lượng để rửa nhục, tẩy thù, nhưng có một việc phải giải quyết trước. Đó là... phải trừ Ngũ Tử Tư trước, còn Ngũ Tử Tư, chúng ta khó thắng được Ngô quốc.
Tây Thi mở to mắt, toàn thân lắng nghe, không nói gì.
Phùng Đồng nghiêm giọng:
- Tây Thi! Mong cô nưng chú ý đến điều ấy. Mong cô nưng dùng toàn lực đối phó với Ngũ Tử Tư! Ngũ Tử Tư là bàn thạch của nước Ngô, lắc đẩy bàn thạch e không ngã mà người sờ vào sẽ dễ dàng bị đè bẹp.
Khá lâu rồi, Tây Thi l là thi hành sứ mạng. Quan trọng hn c là đứng về mặt lý luận, nàng tự thấy nàng không có chính nghĩa để thi hành. Vì vậy, nàng thẳng thắn tr lời:
- Phùng đại phu, thiếp không có cách nào nhận lãnh.
Phùng Đồng giật nẩy, buột miệng nói:
- Nhưng đó là yêu cầu của quốc gia... Đó là bước thứ nhất trên đường phục thù!
Tây Thi đắn đo, gìn giữ:
- Phùng đại phu, thiếp có chỗ hoài nghi trên nguyên tắc căn bn. Lẽ ra chúng ta không nên ghi cừu ghi hận với nước Ngô.
- Nhưng mối hận Hội Kê, mỗi người dân Việt đều vĩnh viễn ghi nhớ!
- Chúng ta đã giết đời vua Ngô trước, cuộc chiến ở Hội Kê là do Phù Sai rửa thù cha. Người đã không mang hận thù, mở cuộc tru di, chỉ bắt cầm tù quân vưng rồi vẫn cho về. Với ân tình đó, lẽ ra, chúng ta không nên mang thù hận!
Từ bồn chồn lo lắng, Phùng Đồng dần lấy lại điềm tĩnh chậm rãi nói:
- Tây Thi, cô nưng nói không sai nhưng đó là lý do của người Ngô, chứ người Việt thì không nghĩ vậy. (Thanh điệu của Phùng Đồng dần dần trầm nặng) Đối với nước Việt thì nợ máu vĩnh viễn không sao bôi xóa! Ngô vưng đã cầm tù quân vưng và quân phu nhân, bắt làm nô lệ giữ ngựa. Trên đất Việt, quân Ngô chiếm giữ với thái độ hung hăng, tàn bạo, cướp đoạt tài sn, lăng nhục đồng bào ta, gian dâm phụ nữ, tình cnh năm nào, chính mắt cô nưng cũng thấy. Nợ máu ở Hội Kê sn nhất định phi rửa bằng máu, máu!
Tây Thi bối rối... Cùng một sự kiện mà có đến hai cách gii thích: Trước đây, nàng nghe Ngô vưng nói rất đúng, giờ nghe Phùng Đồng nói cũng phi. Khá lâu rồi, nàng cố tìm cho nàng một lý lẽ để được yên tâm. Nhưng ai nói nghe cũng có lý, lý luận có đến hai, nàng biết phi làm sao?
Dường như nhìn thấy chỗ mâu thuẫn trong lòng nàng, Phùng Đồng nói thêm:
- Tây Thi, lý luận là lý luận, bằng không... Thực tế nhất, cô nưng là người Việt, một công dân chỉ có thể chấp nhận yêu cầu của quốc gia.
Tây Thi trầm mặc. Lúc ở Hội Kê, nàng được huấn luyện chính trị, nhận ra quyền lợi quốc gia cao hn tất c. Nàng cũng biết rõ, cá nhân phi tùng phục quốc gia.
Phùng Đồng nhấn mạnh:
- Tây Thi, Ngô vưng đối tốt với cô nưng là tình riêng, cũng như mối quan hệ ngày xưa giữa Phạm Thiếu Bá và cô nưng vậy. Ngày xưa, cô nưng đã vì yêu cầu của quốc gia mà chấp nhận ly cách. Chẳng lẽ cô nưng lại quên chuyện ly biệt ngày xưa?
- Phùng đại phu!... - Tây Thi muốn khóc quá, tiếng nói run run.
- Tây Thi! Cô nương là người Việt, không lẽ nay thành quân phu nhân của nước Ngô rồi lại cải biến được gốc Việt hay sao?
Phùng Đồng tiến từng bước một, gợi dậy tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia của Tây Thi. Đồng thời đưa nàng đến chỗ vứt bỏ tình yêu cá nhân.
Toàn thân ngứa ngáy đáng sợ, mặt Tây Thi trở xanh. Nhưng Phùng Đồng vẫn cứ lạnh nhạt một cách tàn nhẫn, nhìn thẳng nàng, nói tiếp:
- Cô nương quên mình là người Việt?
Hết chịu đựng được nữa, Tây Thi run rẩy đứng lên, sợ sệt, lắp bắp:
- Thiếp biết... Phùng đại phu, thiếp biết!
- Biết thế thì phi giết Ngũ Tử Tư!
- Không...
Tây Thi đưa tay ôm ngực, cảm thấy tim nhói đau nhưng nàng cố nén đau:
- Đứng về mặt nhân đạo, chúng ta không thể làm vậy. Hơn nữa, Phù Sai cũng không giết Tử Tư đâu!
- Nhưng đó là yêu cầu của quốc gia.
Cố gắng hết mức, Tây Thi vẫn cảm thấy tim nàng mỗi lúc một nhói đau thêm. Nàng cố bước ra khỏi Tây uyển, nhưng khi về đến giường thì nàng ngất xỉu.
Chú thích: (1) “Ngô cung” là danh từ riêng, không thấy nói cách kiến trúc thế nào, song chữ “Ngô” viết như chữ “Ngô” trong Ngô đồng, khác hơn chữ “Ngô” chỉ nước Ngô (chú thích của dịch giả)