Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Mao: Câu Chuyện Không Ðược Biết (lược dịch)

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7915 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mao: Câu Chuyện Không Ðược Biết (lược dịch)
Jung Chang, Jon Halliday

Chương 46-58

Chương 46






Từ giữa sang phải: Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình (1964) — Nguồn: bjreview.com.cn


Ngày 14 tháng 10 năm 1964 Khrushchev bị loại ra khỏi bộ chính trị, và được thay thế. Nhận thấy đây là một cơ hội để TQ được Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho hoàn thành kế hoạch chế tạo hoả tiễn, mà vốn đã bị đình trệ từ khi Liên Xô rút cố vấn kỹ thuật về từ năm 1959, Mao bắn tiếng qua đại sứ Liên Xô là ông mong muốn cải thiện quan hệ hai nước. Brezhnev cũng muốn vậy, thế nhưng khi biết là Mao chỉ muốn thủ lợi cho riêng mình, Brezhnev bèn thử dò tìm một cơ hội lật đổ Mao. Tại bữa tiệc chiêu đãi phái đoàn Chu Ân Lai tại điện Cẩm Linh (Kremlin) ngày 7 tháng 11, bộ trưởng quốc phòng Liên Xô, Malinovsky, nói với Chu: “Chúng tôi không muốn cả Mao lẫn Khrushchev đứng giữa quan hệ của hai chúng ta”. Làm như không biết ông này nói gì, Chu bỏ đi chỗ khác. Malinovsky quay sang thống chế Ho Lung, khi đó là quyền Tổng tư lệnh quân đội TQ: “Chúng tôi đã gạt bỏ Khrushchev, các ông hãy gạt bỏ Mao đi rồi ta sẽ có quan hệ tốt hơn”. Ho Lung phản kháng vài câu rồi cũng bỏ đi. Tối hôm đó, Chu điện cho Mao hay mọi chuyện. Ngày hôm sau, Chu chính thức phản đối với Brezhnev khi ông này và bốn cán bộ cao cấp (không có Malinovsky) tới thăm ông ở tư dinh, Brezknev đổ thừa là Malinovsky say, nói bậy, thế nhưng sự kiện là Malinovsky không bị khiển trách gì chứng tỏ ông này chỉ làm theo ý của Brezhnev.
Ý thức rằng Brezhnev đang âm mưu lật đổ ông, Mao không cho một cán bộ cấp cao nào của TQ được sang thăm Liên Xô nữa. Lệnh này được tuân thủ cho tới khi Mao chết. Chỉ một người duy nhất được ngừng chân ở Moscow trên đường đi dự đại hội đảng Romania vào năm 1965 là Ðặng Tiểu Bình, chứng minh là ông này được Mao hoàn toàn tín nhiệm. Khi Hồ Chí Minh chết (1969), e ngại sẽ gặp mặt phái đoàn Liên Xô, Chu Ân Lai đã bay sang Hà nội và sau đó bay về TQ trước khi đám tang bắt đầu. Ðám tang của Hồ chỉ có sự có mặt của một phái đoàn cấp thấp của TQ. Mao cũng đánh giá là Bắc kinh chỉ cách Ngoại Mông của Liên Xô chỉ 500 cây số, đa số là đồng ruộng trống trải và bằng phẳng, nên rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của xe tăng Liên Xô. Ðể đề phòng chuyện này, Mao cho xây dựng một số đồi núi nhân tạo giống như những pháo đài khổng lồ ở bắc TQ. Kế hoạch này bị hủy bỏ vài năm sau vì quá tốn kém.
Một số cán bộ cao cấp có liên hệ với Liên Xô cũng bị thanh trừng. Thống chế Ho Lung bị bắt và bị đưa đi cải tạo cho tới chết (1969). Thứ trưởng quốc phòng TQ, Xu Guangda, chỉ vì có mặt ở Liên Xô trong lúc Malinovsky nói câu đó đã bị thẩm vấn tới 416 lần trong 18 tháng.
Cũng trong năm 1965 một cuộc họp thượng đỉnh các nước Á châu và Phi châu dự trù sẽ được tổ chức ở Algeria. Ðể hy vọng kiếm phiếu, Mao ve vãn tổng thống Sukarno của Indonesia bằng quà cáp và hứa hẹn sẽ giúp Indonesia chế bom nguyên tử. Mao cũng hứa hẹn y như vậy với Ai cập. (LND: Sao tôi nhớ tới Nhạc Bất Quần và lời hứa sẽ truyền thụ Tịch Tà kiếm phổ quá). Mao cũng hứa sẽ xây dựng cho Zambia một hệ thống đường rầy xe lửa dài tới 2000 cây số, một kế hoạch lên tới 1 tỷ Mỹ kim. Xui cho Mao là tổng thống Ben Bella của nước chủ nhà Algeria bị lật đổ trong một cuộc chính biến xảy ra chỉ 10 ngày trước ngày hội nghị khai mạc. Vì thế cuộc hội nghị thượng đỉnh bị hủy bỏ, dù Mao hết sức vận động cửa hậu. Ước mộng của Mao được làm chủ một hội nghị quốc tế Á–Phi lại bị tan tành.
Mao cũng bị thất vọng khi không sai khiến được Pakistan đánh Ấn độ. Tháng 9 năm 1965, Ấn độ và Pakistan xảy ra chiến tranh biên giới. Mao cũng dàn quân ở biên giới TQ–Ấn, và ra tối hậu thư cho Ấn độ trong ba ngày phải giải giới một số căn cứ của Ấn đặt dọc theo biên giới hai nước, ở những chỗ mà Mao cho là thuộc đất TQ. Ấn độ đề nghị cùng thanh tra, nhưng Mao khước từ. Ý đồ của Mao là Ấn độ không thể nào đương đầu với hai mặt trận một lúc: Pakistan và TQ. Ý đồ này bị thất bại vì Pakistan bỗng nhiên chấp nhận đình chiến, theo đề nghị của Liên hiệp quốc. Pakistan cho Mao hay là một cuộc chiến tranh với Ấn độ sẽ rất tốn kém. Cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn và TQ vì thế cũng tạm chấm dứt.
Mao cũng là kẻ đỡ đầu cho lực lượng cộng sản ở Thái. Ngày 7 tháng 8 năm 1965 đảng cộng sản Thái đụng độ với lực lượng quân đội của chính phủ theo lời khuyến dụ của Mao, nhưng không đem lại kết quả như ý.
Thất vọng lớn nhất của Mao về mặt đối ngoại trong năm 1965 phải nói là cuộc đảo chánh ở Indonesia.






Leonid I. Brezhnev (10/1964 – 10/1982) —Nguồn: numismondo.com


Tổng thống Sukarno thân Bắc kinh, nên đã giao cho đảng cộng sản Indonesia nắm giữ một số cơ quan quan trọng trong chính quyền và quân đội. Ðây là một đảng cộng sản lớn nhất không nắm chính quyền vì có tới 35 triệu đảng viên. Ngày 30 tháng 9 đảng cộng sản tổ chức một cuộc đảo chính để giành chính quyền theo lời khuyên của Mao: “Phải nắm lấy cơ hội mà giành chính quyền”, tổng tư lệnh quân đội và năm viên tướng khác bị bắt giữ và bị giết. Thế nhưng âm mưu này đã bị tiết lộ, và một viên tướng không nằm trong danh sách phải cần bị bắt của phe đảo chánh đã lật ngược được tình thế. Tướng Suharto ban lệnh bắt và tàn sát cả trăm ngàn người, đảng viên đảng cộng sản, cảm tình viên cũng như thường dân. Tất cả thành viên của bộ chính trị đều bị giết, ngoại trừ một người, Jusuf Adjitorop, khi đó đang ở TQ.
Về mặt đối nội, lợi dụng uy tín Mao xuống thấp, Lưu Thiếu Kỳ đã tạo cho mình được một vị trí ngang ngửa với Mao. Báo chí TQ không còn chỉ tôn vinh Mao Chủ tịch, mà luôn luôn Mao Chủ tịch và Lưu Chủ tịch (Lưu là Chủ tịch nước, Mao là Chủ tịch đảng). Vì là người đã đưa TQ ra khỏi nạn chết đói, Lưu được rất nhiều người ủng hộ, kể cả từ những kẻ đã từng ủng hộ Mao trước kia. Thậm chí, có người đề nghị chỉ treo tranh Lưu (không treo tranh Mao) trên tường Thiên An môn, nhưng Lưu đã bác bỏ ý kiến đó ngay lập tức.
Chương 47
Tháng 11 năm 1965, Mao bố trí một kế hoạch trả thù tàn khốc được gọi là “Cách mạng văn hoá” với sự tiếp tay của hai người: Lâm Bưu và Giang Thanh. Lâm Bưu được bí mật mời đến gặp Mao tối ngày 1 tháng 12, Mao cho Lâm hay kế hoạch thanh trừng của mình và yêu cầu tiếp tay. Lâm chấp nhận với một yêu cầu: cho Lâm thanh trừng một người bạn rất thân và hoàn toàn tín cẩn của Mao hiện đang làm tổng tham mưu quân đội, Luo Ruiqing. Lý do Lâm ghét Luo là vì ông này được Mao tin tưởng hơn Lâm. Mao biết rằng âm mưu thanh trừng lần này của Mao không thể thành công nếu không có sự tiếp tay của Lâm, nên Mao đồng ý với Lâm để thanh trừng Luo.






Lâm Bưu và Mao tại Bắc Kinh —Nguồn: marxists.org


Ngày 8 tháng 12 vợ Lâm Bưu đọc một bài diễn văn trước bộ chính trị dài 10 tiếng tố cáo Luo có lòng tham vô đáy. Ðây là một chuyện chưa từng xày ra vì vợ Lâm Bưu không phải là thành viên của bộ chính trị. Luo không có mặt tại buổi họp, nhưng khi nghe tin ông không còn đứng vững nổi. Ông bị bắt giam tại gia. Nhưng Lâm Bưu chưa hài lòng, Lâm đòi hỏi Mao kết tội Luo phản đảng. Mao lưỡng lự không muốn làm chuyện này.
Trong khi Mao nóng lòng chờ đợi trả thù tới độ phải dùng thuốc ngủ gấp 10 lần một người bình thường mới ngủ được thì thị trưởng Bắc kinh Bành Chân (Peng Zhen) vốn đoán biết Mao đang sắp đặt một cuộc thanh trừng quy mô, và với sự đồng ý của Lưu thiếu Kỳ, đưa ra một số quy định nghiêm cấm xử dụng các chiêu bài chính trị để đàn áp văn hoá và người làm văn hoá. Ông cũng bay đi Tứ Xuyên, bề ngoài là thanh tra xưởng vũ khí, mà bí mật gặp Bành Ðức Hoài đang bị giam lỏng ở đó. Mặc dù Bành Ðức Hoài đã bị tước hết binh quyền, ông vẫn được rất nhiều người cảm phục.
Bành Chân cũng dùng quyền hành của mình cố ngăn chận một bài báo của Mao phê phán vở nhạc kịch “Hai Rui bị sa thải”, trong đó một người dân bị vua trừng phạt vì dám nói thay cho nông dân. Bành Chân công khai phê phán Mao là có ý đồ chính trị vì theo ông vở kịch chỉ có giá trị lịch sử, không phải là một biến cố chính trị. Mao lại cho là vở nhạc kịch này châm biếm quan hệ giữa Mao và Bành Ðức Hoài.
Trước những diễn biến bất lợi Mao tự biết ông phải xúc tiến cuộc cách mạng văn hoá ngay, ông cho Lâm Bưu hay là ông đồng ý kết tội Luo Ruiqing phản đảng. Ngày 18 tháng 3 năm 1966 sau khi bị Mao kết tội “phản đảng”, Luo nhảy lầu tự tử, nhưng chỉ bị gãy chân. Ngay ngày hôm sau, Giang Thanh yêu cầu Lâm Bưu phê chuẩn bản tuyên ngôn cách mạng văn hoá do bà soạn mà chính Mao đã duyệt với lời phê trên tựa đề: “Ðồng chí Lâm Bưu đã phê chuẩn cho đồng chí Giang Thanh…”. Sự tham gia của Lâm Bưu đã khiến Chu Ân Lai xoay chiều: ông cho Bành Hoài biết là ông ủng hộ Mao.
Ngày 14 tháng 4 Giang Thanh công bố bản tuyên ngôn cách mạng văn hoá. Một tháng sau bộ chính trị họp (vắng mặt Mao) để thông qua danh sách những nạn nhân đầu tiên: Bành Chân, Luo Ruiqing, Lu Dingyi (chủ bút báo Nhân Dân, vì không đăng bài viết của Mao), Yang Shangkun (vì những liên hệ của ông này với Liên Xô mà cũng vì ông đã đặt máy nghe lén ở trên xe lửa của Mao và một nhân viên thu âm đã không khôn ngoan khoe khoang với một người bạn gái của Mao là “tôi nghe hết cô và Mao Chủ tịch nói gì với nhau”). Lưu Thiếu Kỳ chủ toạ phiên họp, và mặc dù Lưu đã lớn tiếng chống đối, cuối cùng tất cả mọi người có mặt, cà Lưu và Bành Chân, cũng giơ tay bỏ phiếu thông qua bản án. (LND: Có phải đây là cách thức họp hành của đảng cộng sản phải không, tức là ai cũng phải nhất trí hết, ai biết xin chỉ dùm? Giả sử Lưu hoặc Bành chống đối tới cùng thì sao?)
Chương 48
Ðể bắt đầu chiến dịch cách mạng văn hoá, Mao gia tăng chiến dịch tôn sùng Mao. Ngày nào báo Nhân Dân cũng đăng hình Mao thiệt lớn trên trang nhất cùng với lời trích dẫn của Mao. Mọi người bị bắt buộc phải mang trên mình một cuốn sách đỏ in những lời nói chuyện của Mao và phải thuộc lòng.
Tháng 6 năm 1966 học sinh sinh viên được hướng dẫn để đấu tố thầy giáo “để bảo vệ Mao Chủ tịch”. Hàng loạt giáo sư và nhân viên của đại học Bắc kinh bị đánh đập, bị bắt quỳ gối, bị lôi kéo trên đường phố, bị lăng mạ và xỉ nhục. Không một trường học nào trên khắp đất nuớc TQ thoát khỏi cảnh thầy cô giáo bị học sinh cột giây vào cổ, bị bắt quỳ giữa đám đông và bị bắt buộc phải nhận tội và xin được chết.
Tháng 8 năm 1966 cùng đứng với Mao trên Thiên An môn, Lâm Bưu kêu gọi hồng vệ binh hãy phá hủy cho bằng hết nền văn hoá cổ. Lần này nạn nhân của Mao là đền thờ Khổng tử, thư viện, nhạc viện và các người có liên quan như học giả, văn sĩ, ca sĩ. Những người nổi tiếng bị hành hạ trước. Vệ binh xông vào nhà bắt người, phá huỷ sách vở, tranh ảnh và lấy đi các đồ quý giá. Những món đồ này sau này được đem ra phân phát hay bán lại với giá rẻ mạt cho các quan chức cộng sản. Giang Thanh mua được một cái đồng hồ bằng vàng có gắn kim cương với giá 7 đồng nhân dân tệ.
Tháng 9 năm 1966 Mao và Lâm Bưu xúi giục mọi người hãy tiêu diệt những cán bộ đi theo con đường tư bản. Dân chúng được cho biết là trong đảng có quá nhiều thành phần xấu, và đây là cơ hội để mọi người góp phần làm trong sạch đảng. Hàng triệu người bị bắt bớ và tra tấn vì những tội danh vu vơ. Chính Mao cũng biết là không có cách gì phân biệt được người nào có tội hay vô tội. Những chuyện hành hình xảy ra mỗi ngày. Cơ quan nào cũng có nhà tù để giam người và tra tấn người. Xã hội TQ bị xáo trộn tới tận gốc rễ.
Ðối với một vài tiếng nói phản đối lẻ loi đến từ các cán bộ cao cấp như bộ trưởng canh nông Tan Zhenlin, ông này cho rằng đây thực chất chỉ là do Mao muốn thanh trừng các đồng chí của Mao hay ngoại trưởng Chen Yi, ông này gọi đây là một lò tra tấn khổng lồ thì Mao chỉ cần làm bộ nóng giận là những kẻ này im lặng liền. Cần lắm thì đã có Lâm Bưu và Chu ra tay, và sau đó ông thăng chức cho mấy người này là đâu lại vào đấy. Chỉ có một người anh hùng duy nhất dám dùng tính mạng mình để chống Mao là một nữ sinh viên tên Wang Rongfen. Cô viết một lá thư cho Mao kết án Mao hành động y như Hitler, và tuyên bố rút lui ra khỏi Ðoàn Thanh niên Cộng sản. Sau đó cô viết một lá thư khác bằng tiếng Ðức rồi mua bốn chai thuốc độc và uống hết trước toà đại sứ Liên Xô. Cô hy vọng là nhân viên sứ quán Liên Xô sẽ thấy xác cô và sẽ cho phổ biến lá thư bằng tiếng Ðức của cô. Thế nhưng cô đã tỉnh dậy ở nhà thương công an và bị kết án tù chung thân. Hai tay bị cùm sau lưng, cô phải lăn trên đất và dùng miệng hốt thức ăn quăng giục trên sàn để ăn như vậy trong nhiều tháng.
Trong khi nạn nhân của Mao bị tra tấn thì Mao bình yên hưởng thụ cuộc sống của một ông vua tại Zhongnanhai. Sàn nhảy tại đây không bao giờ thiếu gái và nhạc, kể cả những bản nhạc Mao cấm công chúng không được nghe.
Chương 49
Ngày 25 tháng 12 một đám sinh viên khoảng 5000 người dẫn đầu bởi một sinh viên vệ binh tên Kuai Dafu biểu tình rầm rộ trên đường phố hò reo “đả đảo Lưu Thiếu Kỳ”.






Lưu Thiếu Kỳ (1888–1969) và vợ — Nguồn: english.rednet.com.cn


Ngày 6 tháng 1 nhóm Kuai bắt cóc con gái của Lưu, Pingping, và điện thoại cho vợ Lưu, Guangmei, tới nhà thương để ký giấy chấp thuận cho nhà thương cưa chân Pingping. Bọn này không ngờ là cả Lưu và vợ cùng tới. Kuai viết về câu chuyện này như sau: “Chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi gặp Lưu Thiếu Kỳ. Chúng tôi không dám đụng tới ông. Trung ương chưa cho lệnh. Chúng tôi biết đả đảo hôm nay có thể thành hoan hô ngày mai, nên chúng tôi đành yêu cầu ông Lưu Thiếu Kỳ đi về”. Rõ ràng bọn Kuai chỉ là một bọn hèn nhát và cơ hội. Sau đó, Kuai được điện thoại của Chu Ân Lai và Giang Thanh thả luôn Guangmei.
Tối ngày 13 tháng 1 Lưu được đưa tới gặp Mao. Trong cuộc nói chuyện, Lưu vẫn cương quyết không cúi đầu. Ông yêu cầu Mao chỉ trừng phạt một mình ông, và hãy ngưng ngay cuộc cách mạng văn hoá. Mấy ngày sau, điện thoại của Lưu bị cắt. Kuai tổ chức một cuộc biểu tình quy tụ tới cả 300 ngàn người để hạ bệ Guangmei. Nhận lệnh từ Giang Thanh là nhóm Kuai có thể làm gì cũng được, Kuai kể lại: “Bà ta thật quật cường. Chúng tôi đè bà qùy xuống, nhưng ngay lập tức bà đứng thẳng dậy” Bà trả lời một cách bình tĩnh “tôi không sợ gì hết”. Cả Lưu Thiếu Kỳ và thuộc hạ cũng bị hạ nhục ở những nơi công cộng.
Biết rằng Lưu rất yêu vợ, và sức mạnh của Lưu được vợ chia xẻ, Mao tách rời hai vợ chồng Lưu ngày 18 tháng 7. Họ chỉ gặp lại nhau một lần sau đó tại phiên tòa ngày 5 tháng 8. Ðây là một phiên tòa phường tuồng, vì Lưu không có quyền biện hộ (chứng tỏ Mao vẫn còn sợ Lưu phát biểu bất lợi cho mình). Mỗi lần Lưu tính nói gì thì đám đông la ó ồn ào, ông bị đấm và đá, ông cũng bị nắm tóc giựt ra đằng sau cho ký giả chụp hình và quay phim. Dù vậy, cả hai ông bà cũng đã có được một phút nắm tay nhau dưới cơn mưa đấm đá.
Lưu Thiếu Kỳ chết ba năm sau, dù người giữ tù có báo cáo cả năm về trước là ông hoàn toàn không còn biết gì hết. Khi ấy Chu Ân Lai kết án ông là phản bội, và xin Mao cho ông được lãnh án tử hình. Nhưng Mao không chấp nhận cho ông chết chóng vánh.

Chương 50: Cuộc đại thanh trừng mang tên cách mạng văn hóa không những đã loại Lưu Thiếu Kỳ mà luôn cả những kẻ đã từng thách đố Mao: Bành Đức Hoài, Lý Lập Tam (Li Lisan) cùng bà vợ người Nga, Lạc Phủ (Lo Fu). Một chuyện đáng để ý là khi toán nổi loạn đầu tiên được gởi bắt Bành đã bị Bành thuyết phục mà quay sang ủng hộ ông. Người này bị Mao bắt bỏ tù, nhưng cho biết là ông không hề hối hận đã bênh vực Bành.
Bành Đức Hoài bị lôi đi làm mục tiêu cho hàng ngàn cuộc biểu tình hạ bệ uy tín ông. Có lần ông bị đá gẫy xương sườn, nhiều lần ông bị ngất xỉu. Ông cũng bị tra vấn về những liên hệ giữa ông và Liên xô. Ông bị hành hạ như vậy cho tới chết (tháng 11 năm 1974) tám năm sau. Cũng như Lưu, xác ông bị đốt dưới một cái tên khác và cái chết của ông cũng như Lưu không được công bố khi Mao còn sống.
Tới giữa năm 1967 Mao đã thanh trừng hàng triệu đảng viên “khuynh hữu” và thay thế họ bằng sĩ quan quân đội. Thế nhưng quân đội vốn có trật tự, họ không tàn ác như những kẻ nổi loạn và cũng không tin tưởng là những kẻ nổi loạn lại có thể làm được việc, nên họ đã thuê mướn lại những người đã bị sa thải trước kia. Tại Vũ hán chẳng hạn, tư lệnh quân đội là tướng Chen Zaidao đã xử dụng lại một số lớn các nhân viên đã bị sa thải trước kia, và ông đã giải tán một số băng đảng nổi loạn và bắt giữ những kẻ chủ mưu. Ông cũng ra mặt bênh vực một tổ chức quy tụ cả triệu những người trung dung, không theo phe nổi loạn. Tháng 7 năm 1967 Mao tới Vũ hán thanh tra. Ông nghĩ rằng sự có mặt của ông ở đây sẽ khiến tướng Chen khiếp sợ, thế nhưng ông không ngờ tướng Chen lại cứng đầu mà cho là mình đang làm đúng.
Ngày hôm sau xảy ra một chuyện chưa từng nghe tới: hàng ngàn người của nhóm trung dung cùng với cảm tình viên trong quân đội đổ ra đường biểu tình. Khi họ được cho biết là Mao kết án nhóm của họ là “bảo thủ” thì cuộc biểu tình nổ lớn. Hàng chục ngàn người trang bị gậy gộc, cùng với cả ngàn quân sĩ có súng ống, biểu tình quanh tư dinh Mao. Dù không ai có can đảm tấn công Mao, họ bắc loa tố cáo Giang Thanh và nhóm của bà đả lấn quyền. Một nhóm nhỏ đã xông vào trong tư dinh Mao và bắt đi một thành viên của nhóm Giang Thanh là Wang Li. Đây là lần đầu tiên trong 18 năm Mao thật sự sợ hãi: Ông bắt Chu Ân Lai phải cấp tốc bay lên (từ Bắc kinh) cùng với 200 hộ vệ quân và hộ tống Mao trốn ra cửa sau vào lúc 2 giờ sáng (ngày 21 tháng 7 năm 1967).
Dĩ nhiên sau đó tướng Chen cùng với thuộc hạ bị bắt và thay thế bởi những người biết nghe lời hơn. Nhưng một chuyện đáng nói tiếp là nhóm Chen bị áp tải tới Bắc kinh, và họ bị trói ké và bị đánh đập dã man không phải ở một nhà tù nào mà ở ngay giữa phiên họp của bộ chính trị ĐCSTQ, cơ quan cao nhất của ĐCS và nhà nước Trung quốc. Đây là chuyện xảy ra lần đầu tiên trên thế giới, dù đó là thế giới tự do hay thế giới găng tơ của Mao. (LND: Trùm găng tơ Al Capone dùng gậy côn cầu (baseball) đập chết thuộc hạ của mình ngay giữa phiên họp. Có lẽ là Mao bắt chước chăng?)
Cuộc nổi dậy ở Vũ hán đem đến cho Mao một kết luận: 75% sĩ quan quân đội không đáng tin cậy. Thế nhưng đã vừa thanh trừng giới dân sự xong, nếu bây giờ thanh trừng luôn quân đội thì (1) sẽ có quá nhiều kẻ thù và (2) dùng ai để thanh trừng quân đội? Mao phải kiếm một con dê tế thần để xoa dịu những căm phẫn đang dâng lên trong quân đội, sau cuộc thanh trừng tướng Chen. Con dê đó là Wang Li, người bị nhóm nổi dậy bắt cóc ngay trong tư dinh Mao ở Vũ hán. Sau khi tướng Chen bị bắt, Wang Li được Chu Ân Lai đích thân tới nhà tù thả ra, ôm hôn và đưa về Bắc kinh. Tại phi trường Bắc kinh anh hùng Wang Li được chào đón bởi một đám đông đến cả mấy chục ngàn người. Sau đó Wang Li lại được cả triệu người chào mừng ở Thiên An môn. Một tháng sau, Wang Li bị Mao ra lệnh bắt giam.






Yang Chengwu và Mao — Nguồn: english.pladaily.com.cn


Khi thấy sự kiện bắt giam Wang Li không giải quyết được vấn đề gì, Mao đành chọn một giải pháp thứ hai: Mao giao cho Lâm Bưu được quyền thành lập thêm một cơ quan mới, đặt tên “Văn phòng Hành chánh” để điều khiển quân đội. Cơ quan này do vợ Lâm Bưu và một số sĩ quan thân tín của Lâm Bưu điều khiển. Những sĩ quan này, cũng như những người lãnh đạo khác trong quân đội đều do Lâm Bưu, chứ không phải Mao, chỉ định. Mao đã có lần cắt cử một viên tướng tâm phúc của mình là Yang Chengwu làm Quyền Tổng Tham mưu nhưng Lâm Bưu không chịu. Mao chỉ còn giữ lại một quyền hành: Lâm Bưu muốn di chuyển quân phải có sự đồng ý của Mao. Lâm Bưu bổ nhiệm một viên tướng trẻ măng làm Tổng Tham mưu quân đội, Huang Yongsheng. Ông này sau này thành tình nhân của Diệp Quần, vợ Lâm Bưu. Lâm cũng bổ nhiệm đứa con trai 24 tuổi của mình làm phó cho cục chiến tranh của không quân và ra lệnh cho không quân phải báo cáo mọi chuyện với y cũng như phải nghe lệnh của y.
Cuộc cách mạng văn hóa của Mao mà mục đích chính là tàn sát cánh hữu (còn gọi là bảo thủ) do chính phủ bảo trợ đạt đến cao điểm vào năm 1968 đã ra ngoài tầm kiểm soát của Mao khi ông ra lệnh cho các phe phái “cánh tả”, “trung dung” và “bảo thủ” ngừng đánh nhau mà không ai nghe. Nhiều cuộc đánh giết nhau xảy ra giữa các nhóm liên can đến hàng trăm ngàn người. “Cánh tả” có nhiều ưu thế vì được Mao phát cho súng đạn, nhưng các nhóm khác cũng có những cách của họ để có được súng. Với súng trong tay, ai cũng có thể trở thành ăn cướp. Không ai còn muốn đi làm công nữa. Nền kinh tế TQ có cơ nguy sụp đổ. Mọi công trình kỹ nghệ, quân sự, ngay cả kế hoạch nguyên tử, cũng bị ảnh hưởng. Để chấm dứt tình trạng này Mao ban lệnh giải tán các nhóm sinh viên học sinh và đưa họ đi làm ở các làng mạc và nông trường xa xôi. Mao cũng dùng quân đội đàn áp các nhóm khác. Tuy thế cũng phải mất cả năm mới ổn định tình hình.
Đầu năm 1969 Mao triệu tập đại hội đảng lần thứ 9, khi bộ máy quyền hành của ông hoạt động trở lại. Các đại biểu được lựa chọn dựa vào lòng trung thành, mà thước đo lòng trung thành này là sự tàn ác và dã man của họ đối với kẻ thù trong cuộc cách mạng văn hóa. Khi Mao đọc diễn văn, đám đại biểu này không ngớt ngắt lời Mao bằng cách tung hô “Mao Chủ tịch muôn năm”, Mao phải cần 20 phút mới đọc xong hai trang giấy. Bực mình vì chuyện này, Mao phải ra lệnh cho thư ký đại hội ra một điều luật cấm hoan hô không có phép.
Thành phần lãnh đạo mới dưới quyền Mao gồm có Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt (Chen Boda), Khang Sinh (Kang Sheng), hai người này được thưởng công vì vai trò của họ trong cuộc cách mạng văn hóa. Giang Thanh được đưa vào Bộ Chính trị cùng với Diệp Quần và người tình của bà Huang Yongshen. Lâm Bưu chính thức thành nhân vật số hai của ĐCSTQ.
Mao thành công cuộc thanh trừng vĩ đại nhất lịch sử TQ, dù rằng những cuộc giết chóc vẫn tiếp diễn cả 10 năm sau. Cuộc cách mạng văn hóa đã giết chết khoảng 3 triệu người. Các nhà lãnh đạo TQ sau Mao xác nhận khoảng 100 triệu người, tức 1/9 dân số TQ, bị thiệt hại cách này hay cách khác vì cuộc cách mạng văn hóa. Những cuộc giết chóc, tra tấn và khủng bố này được nhà nước Trung quốc bảo trợ. Chỉ một số rất nhỏ bị giết bởi hồng vệ binh trong cuộc khủng bố, phần lớn còn lại là công trình trực tiếp có chỉ đạo của Mao.

Chương 51: Một mục đích khác của cuộc cách mạng văn hóa là thanh trừng thành phần theo Liên xô trong đảng CSTQ. Vì thế khi cuộc cách mạng văn hóa kết thúc, ngày 2 tháng 3 năm 1969 Mao chọn một hòn đảo nhỏ, tiếng TQ là Trân Bảo (Zhenbao), tiếng Nga là Damansky trên sông Ussuri dọc theo biên giới TQ-Nga mà tổ chức một cuộc phục kích quân đội Nga trú đóng ở đây, lấy cớ là hòn đảo này thuộc chủ quyền TQ. Mao không ngờ Liên xô phản ứng lại bằng một trận đánh dữ dội có xe tăng và pháo binh. Kết quả 800 lính TQ thiệt mạng (bên Liên xô tổn thất 60 lính). Quân Liên xô cũng bắn pháo vào đất liền TQ xa tới 20 cây số. Điều này làm Mao lo sợ là Liên xô sẽ xâm lăng TQ. Mao liền ra lệnh ngừng chiến.
Đại hội ĐCSTQ lần thứ 9 xảy ra như đã kể ở trên trong lúc Mao đang lo sợ Liên xô xâm lăng. Vì thế 2000 đại biểu về dự đại hội đều bị nhốt trong khách sạn, không ai được ra ngoài, thậm chí có lệnh không ai được mở màn ngó ra ngoài đường. Đại sảnh tổ chức đại hội cũng thế, được che màn kín để ở ngoài không ai biết là bên trong đang có đại hội.
Sau đó Mao cho xây dựng một số núi giả, bề ngang 250 tới 400 m, dầy 120 tới 200 m, cao 20 tới 40 m phía bắc Bắc kinh nhằm ngăn chận xe tăng Liên xô tiến vào Bắc kinh. Đây là một công trình rất tốn kém, và hoàn toàn vô ích, nên sau này bị hủy bỏ.
Mao cũng e sợ Liên xô sẽ tấn công căn cứ chế bom nguyên tử của mình, nên đã nhiều lần cử Chu Ân Lai gặp Thủ tướng Nga Kosygin để yêu cầu đặt căn cứ chế bom nguyên tử ra ngoài mục tiêu tấn công của Liên xô, nhưng không được Kosygin đồng ý.
Mao có nhiều cái sợ vô lý. Thí dụ khi phái đoàn Liên xô bay tới Bắc kinh tham dự cuộc họp giữa hai nước về biên giới, Mao lo sợ là chiếc máy bay chở phái đoàn Liên xô sẽ mang theo bom nguyên tử, chứ không phải nhân viên thương thuyết, nên ông rời Bắc kinh đi Vũ hán “lánh nạn” trước đó mấy ngày. Cả Chu Ân Lai, Giang Thanh và Lâm Bưu cũng đi trốn, trong khi quân đội TQ nhận được báo động đỏ. Cuộc báo động giả này vậy mà kéo dài tới 4 tháng, lôi kéo hàng triệu người vào một công trình đào hầm chống bom nguyên tử cho Mao và cán bộ cấp cao trú ẩn. Một căn hầm ở Trung nam hải được xây cất nối liền với Thiên An môn, Nhà Đại sảnh Nhân dân, tư dinh Lâm Bưu và một nhà thương bí mật bằng những đường hầm rộng lớn đủ cho 4 chiếc xe chạy song song. Căn hầm được xây cất kiên cố đủ sức chống đỡ bom nguyên tử.

Chương 52: Ngôi vị chủ tịch nước TQ bị bỏ trống khi Lưu Thiếu Kỳ chết. Lâm Bưu muốn Mao nắm chức đó để Lâm được chính thức làm Phó Chủ tịch nước, nhưng Mao lại muốn bãi bỏ chức đó. Mao rất tức giận khi được biết toàn bộ 5 người chóp bu trong bộ chính trị (Mao, Lâm, Chu, Khang Sinh và Trần Bá Đạt), trừ Mao, đều hậu thuẫn Lâm Bưu.






Lin Biao (1907-1971) — Nguồn: antorcha.org


Mao lập tức cho bắt giam Trần Bá Đạt, và sau đó tại cuộc họp của Bộ Chính trị ở Lư sơn (tháng 8 năm 1970) Mao yêu cầu Lâm Bưu tự phê là đã bị Trần Bá Đạt lừa gạt. Lâm từ chối. Mao quyết định phải thanh trừng Lâm, nhưng vì toàn thể nhân viên chính quyền đều do Lâm lựa chọn Mao phải hành động một cách kín đáo.
Lâm Bưu họp ban tham mưu của mình. Con trai lớn của Lâm, Liguo (Lập Quả), vốn quen thuộc với lối sống tây phương nên luôn coi Mao là kẻ độc tài, quyết định ám sát Mao. Được sự đồng ý của cha, cậu và các bạn cùng tuổi bán thảo về rất nhiều phương cách để ám sát Mao, dùng hơi ngạt, thả bom, bắn vào xe lửa của Mao, vân vân, nhưng không ai thấy cậu có hành động cụ thể gì.
Quan hệ Mao-Lâm càng ngày càng tồi tệ, vì cả hai không ai chịu nhượng bộ ai. Một năm sau cuộc họp Lư Sơn, Mao đã xử dụng thời gian này đi lại các nơi vận động các quan chức được bổ nhiệm bởi Lâm Bưu khuyến dụ họ ngã theo Mao, trong khi Lâm Bưu càng ngày càng cô đơn và không biết nên tin ai để thực hiện kế hoạch ám sát Mao của mình. Thậm chí ông cũng không biết có nên còn tin tưởng Tổng Tham mưu quân đội Hoàng Vĩnh Thắng (Huang Yongsheng, người tình của vợ ông) hay không.
Ngày 12 tháng 9 năm 1971 Lâm Bưu quyết định đào thoát vào sáng hôm sau. Ông cho nhân viên hay là ông và gia đình sẽ bay đi Dalian (Đại Liên), chỉ là một phi trường gần đó để không ai nghi ngờ. Khoảng 9 giờ tối Liguo nói thật với chị Doudou (Đậu Đậu, các gọi thân thiết của con gái Lâm Bưu, tên thật là Lâm Lập Hành) là gia đình sẽ đào thoát bằng cách bay đi Quảng Đông, sau đó đi Hồng Kông. Đây là lầm lỗi chí mạng của họ Lâm, vì Doudou vốn coi Mao như thần thánh như bao nhiêu thanh niên của TQ thời đó, cô không chấp nhận cho cha mình phản bội Mao. Doudou bí mật thông báo ý định đào tẩu của gia đình cho lính bảo vệ, và họ điện thoại cho Chu Ân Lai. Chu Ân Lai tức khắc cho lệnh đòi đem cho ông xem lịch trình bay của các máy bay, kể cả máy bay riêng của Lâm Bưu. Khi được biết là Chu đòi xem lịch trình bay, Lâm Bưu quyết định cất cánh ngay, thay vì chờ tới 6 giờ sáng như kế hoạch. Ông cũng quyết định bay đi Ngoại Mông, và sau đó đi Liên Xô. Sợ rằng Mao sẽ cho máy bay truy kích, ông cần rút ngắn thời gian bay trên đất TQ. Không hay biết rằng bí mật của mình bị bại lộ vì Doudou phản bội, Liguo thông báo cho chị là gia đình sẽ đi ra phi trường ngay bây giờ chứ không chờ tới sáng nữa, Doudou trốn ra khỏi nhà và sang tỵ nạn với lính bảo vệ.
Khoảng 11 giờ 50 tối gia đình Lâm Bưu (không có Doudou), một người bạn của Liguo và người đầu bếp chính của Lâm lên xe ra phi trường. Khi ra tới cổng thì lính bảo vệ đòi kiểm soát, Lâm cho lệnh bỏ chạy. Người đầu bếp khi đó nghi ngờ ý định của Lâm Bưu, nên nhảy khỏi xe và bị Liguo bắn trúng tay. Chiếc xe của Lâm Bưu chạy thoát, nhưng bị lính bảo vệ đuổi theo. Lâm Bưu tới phi trường, nhưng chỉ đủ thì giờ để leo lên máy bay và ra lệnh cất cánh ngay lập tức, dù khi đó chiếc máy bay đang được bơm xăng và kiểm soát máy móc. Chiếc máy bay cất cánh lúc 0 giờ 32 phút, đem theo Lâm Bưu, vợ, con trai Liguo, một người bạn của Liguo, người tài xế lái xe và 4 người trong phi hành đoàn gồm một phi công và ba nhân viên sửa máy. Hai tiếng sau, chiếc máy bay đâm đầu xuống đất ở biên giới Mông Cổ, phát nổ và giết chết hết chín người, vì một lý do đơn giản: không đủ xăng bay tiếp.
Ngay khi chiếc máy bay của Lâm Bưu cất cánh, Mao được Chu đánh thức để thông báo tình hình, nhưng khi đó Mao không có bao nhiêu lựa chọn. Ông không tin tưởng không quân hoàn toàn để yêu cầu họ truy kích Lâm Bưu trên không. Mao chọn giải pháp đi trốn, ông dọn vào ở trong phòng 118 trong tòa nhà đại sảnh, nơi đó ông đã vừa xây xong một đường hầm chịu được bom nguyên tử như đã kể ở chương trước. Mao chỉ ra khỏi đó chiều ngày 14 khi có tin chính thức là máy bay Lâm Bưu đã lâm nạn.
Khi Mao biết Lâm Bưu có một kế hoạch ám sát ông, có dính dáng tới nhiều người đang nắm những chức vụ cao cấp, tinh thần ông hoàn toàn suy sụp. Trong nhiều ngày ông không ngủ được, dù đã uống không biết bao nhiêu thuốc ngủ. Ông bị ho và nóng. Ông cũng không thở được khi nằm xuống. Khi đó bác sĩ cũng cho biết ông bị bịnh tim. Khi đó Mao là một ông già 78 tuổi. Mao không còn lực lượng và sức lực để thanh trừng cho hết phe đảng của Lâm Bưu.






Chen-Yi (1901-1972). Mao xuất hiện trước công chúng lần cuối tại đám tang Chen-Yi — Nguồn: paulnoll.com


Ngày 6 tháng 2 năm 1972 thống chế Trần Nghị (Chen Yi) chết vì ung thư. Ban đầu Mao dự trù chỉ cho tổ chức một đám ma nhỏ vì Trần Nghị là người lớn tiếng chống cuộc cách mạng văn hóa của Mao. Thế nhưng khi ông thấy có quá nhiều cán bộ cũ đến thăm viếng và càng ngày càng có nhiều lời ong tiếng ve chống đối ông, ông thay đổi thái độ: Mao thân hành tới viếng lễ. Tại tang lễ Trần Nghị, Mao đổ thừa là cuộc cách mạng văn hóa hoàn toàn là ý đồ của Lâm Bưu trong mục đích gạt bỏ ra ngoài những người già như Trần Nghị và Mao.
Chương 53: Mao luôn luôn nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Ông nói với trùm Mao-ít Úc Edward Hill: “Tôi nghĩ thế giới cần phải được thống nhất. Trong quá khứ người Mông Cổ, người La Mã, đại đế Alexander, Napoleon và đế quốc Anh đều muốn thống nhất thế giới. Hitler cũng muốn thống nhất thế giới, nhưng họ đều thất bại. Ngày nay Mỹ và Liên xô muốn thống nhất thế giới, nhưng dân số họ quá nhỏ, họ không có đủ nhân lực để phân tán đi các nơi. Ngoài ra, họ còn sợ một cuộc chiến tranh nguyên tử. Họ không sợ các dân tộc khác chết bớt vì chiến tranh, mà họ sợ chính dân họ sẽ chết bớt.” Ý của Mao quá rõ ràng: ông không sợ dân TQ chết bớt.
Chính cái tham vọng này đã khiến Mao lao vào các chương trình hiện đại hóa tốn kém với một tốc độ ghê hồn, bất chấp những nguy hiểm. Chẳng hạn ngày 27 tháng 10 năm 1966 một đầu đạn hỏa tiễn có gắn bom nguyên tử được bắn thử, đường bay dài 800 cây số đi ngang qua một số tỉnh thành đông dân ở tây bắc TQ. Những người trong đội bắn thử nghiệm ai nấy đều sợ hãi nếu chẳng may có vấn đề, nhưng Mao cương quyết cho bắn. Cũng may mà chiếc hỏa tiễn thử nghiệm lần đầu tiên này lại thành công nên cả đội tai qua nạn khỏi (dù các cuộc thử nghiệm sau lần này đều thất bại, tất cả đều bay vòng vèo rồi rớt xuống ngay khi vừa ra khỏi nòng súng, Mao kết tội là có phá hoại vì thế có biết bao khoa học gia bị tra tấn, xử tử, kể cả xử tử giả).
Khi TQ thành công chế bom khinh khí năm 1967 Mao lại càng tin tưởng là ông sẽ lãnh đạo thế giới. Khi ấy bộ máy tuyên truyền của TQ dốc toàn lực vào chuyện truyền bá “tư tưởng Mao Trạch Đông” ra khắp thế giới. Miến Điện là một điển hình. Các cộng đồng người Hoa được phân phát cuốn sách đỏ (trích đăng các lời tuyên bố của Mao), chân dung Mao và các bài hát ca tụng Mao. Mao đưa về Miến Điện những cán bộ cộng sản Miến đã được huấn luyện ở TQ và dụ dỗ họ nổi lên cướp chính quyền. Mao hứa hẹn: “Nếu các bạn không thành công và nếu chính quyền Miến tuyệt giao với TQ thì chúng tôi sẽ càng có cơ hội ủng hộ các bạn cụ thể hơn.”
Rất nhiều căn cứ được thiết lập trên đất TQ để huấn luyện cán bộ cộng sản của các quốc gia muốn theo gương Mao, bài học bao gồm luôn cách xử dụng súng ống và chất nổ. (LND: Những căn cứ này là bằng chứng TQ huấn luyện và đào tạo khủng bố).
Tới cuối thập kỷ 60 sự tuyên truyền của Mao đạt được một số thắng lợi ở Tây phương. Mao được đánh giá là một nhà tư tưởng học, được triết gia Pháp Jean Paul Sartre ca ngợi. Tuy nhiên, thế giới đã không có thêm được một đảng cộng sản nào khác theo mô hình của Mao. Mao thất bại ở Phi châu, Trung Đông, châu Mỹ La Tinh (Castro gọi Mao là cục cứt) và ngay cả Việt nam.
Việt nam hoàn toàn lệ thuộc vào TQ những năm 1950 và 60. Khi TQ ngưng chiến với Mỹ ở Triều tiên, Mao đã gởi một số các tướng từng tham chiến ở Triều tiên sang giúp VN đánh nhau với Pháp. Khi TQ bắt được một bản kế hoạch Navarre, do tướng Pháp Henri Navarre, đệ trình lên chính phủ Pháp, TQ đã bắt Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) giao nó tận tay Hồ Chí Minh. Mao cũng chỉ thị cho Vệ Quốc Thanh phải “dứt điểm Điện biên phủ vào thượng tuần tháng năm và giải phóng Vientianne (Lào) vào tháng tám hay chín”. Ngày 7 tháng 5 Điện biên phủ thất thủ, ngày 17 tháng 6 chính phủ Pháp sụp đổ. Đây là cơ hội cho TQ nhảy vào, ngày 23 tháng 6 Chu Ân Lai gặp mặt tân thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France ở Thụy sĩ và đề nghị giải pháp thương thuyết. Pháp đồng ý, nhưng VN không chịu đàm phán. Chu Ân Lai nói với Hồ Chí Minh: “Nếu các đồng chí không ngồi vào bàn thương thuyết thì các đồng chí đánh Pháp một mình đi”. Phạm văn Đồng khóc khi được Hồ cử làm chủ tịch phái đoàn thương thuyết phía VN. Chu Ân Lai đại diện phía TQ. Đây là lần đầu tiên VN và TQ có chuyện bằng mặt chẳng bằng lòng.
Vào năm 1965, chính phủ Brezhnev bắt đầu gia tăng viện trợ quân sự cho VN bằng cách cung cấp các vũ khí tối tân mà TQ không có như súng bắn máy bay và hỏa tiễn địa-không, một số phải được điều khiển bởi người Nga, thì TQ không còn cạnh tranh được. Chính phủ VN từ từ ngả sang Liên xô, dù rất nhiều lần Mao và Chu dụ dỗ họ theo TQ. Chu Ân Lai có lần giải thích với Hồ Chí Minh là “Liên xô giúp các đồng chí chỉ là để hoàn thiện quan hệ của họ với Mỹ thôi”, một giải thích mà con nít nghe cũng không lọt tai. Mao có lần dụ với Hồ là hãy quay về với TQ, Mao sẽ kiếm cho Hồ một người vợ TQ. (LND: Khi Hồ còn long đong ở Tàu những năm 1920 thì khi nghe vậy Hồ tuân lệnh Mao liền. Mao có biết đâu lúc này Hồ đã là chủ tịch nước VNDCCH có cả bầy con gái bao quanh, nên đề nghị của Mao đã không còn tác dụng).
Mao cũng nhận được một cái tát vào mặt khi Lào yêu cầu TQ rút hết các cán bộ của họ về nước. Chính sách bành trướng chủ nghĩa Mao đã đi vào ngõ cụt. Mao tìm ra một giải pháp: ông sẽ mời tổng thống Mỹ Nixon đến thăm TQ. Cuộc viếng thăm này sẽ đưa Mao ra trước ánh đèn sân khấu chính trị.

Chương 54







Nixon và các cố vấn trên trong Air Force One trền đường đến Beijing — Ảnh: Ollie Atkins



Ngay từ khi thành lập chính phủ Mao luôn lớn tiếng chống Mỹ. Thậm chí Mao còn tố cáo chính sách sống chung hòa bình của điện Cẩm Linh là một nhượng bộ thua thiệt cho Mỹ.
Năm 1969 tổng thống Mỹ Nixon công khai bắn tiếng muốn phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc (TQ), Mao không thèm trả lời vì khi đó Mao còn nuôi tham vọng trở thành lãnh tụ khối thứ ba, thiết lập quan hệ với Mỹ sẽ làm hư hỏng hình tượng của Mao trong các quốc gia của khối này. Chỉ sau đó 1 năm Mao thấy rằng chủ nghĩa Mao không còn hấp dẫn với các quốc gia này, Mao quyết định mời Nixon sang thăm TQ. Nhưng mời như thế nào để không bị mất mặt (nếu chẳng may Nixon từ chối)?
Tháng 11 năm 1970 Mao nhắn lời mời qua người Lỗ Ma Ni (Romania) để thăm dò phản ứng của Mỹ. Nixon nhận được ngày 11 tháng 1 năm 1971, nhưng ông được ban tham mưu khuyên không nên nhận lời một cách sốt sắng. Vì thế Kissinger viết thư trả lời Mao là một cuộc thăm viếng như vậy là quá sớm.
Tháng 3 năm 1971 khi đội thể thao bóng bàn của TQ được gởi sang tranh giải ở Nhật (lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng văn hóa), đội bóng bàn Mỹ yêu cầu cho phép họ được qua thăm TQ. Đội thể thao bóng bàn TQ phải điện về Bắc kinh hỏi ý kiến, và Mao thẳng thừng bác bỏ. Thế nhưng chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, Mao đổi thái độ và ra lệnh mời. Cuộc viếng thăm của đội bóng bàn Mỹ được cả TQ và Mỹ loan tin trên trang nhất như là một sự kiện lịch sử hy hữu. Nixon nhận thấy đây là cơ hội để ông nhận lời mời viếng thăm TQ của Mao. Kissinger được bí mật cử sang gặp Mao, và mang theo rất nhiều quà cáp của Nixon.







Chu, thông dịch viên, Mao, Nixon, và Kissinger (tháng 2, 1972) — Ảnh: Tân Hoa xã




Những món quà mà Nixon tin chắc Mao sẽ không thể từ chối, gồm có (1) TQ sẽ được gia nhập Hội đồng Thường trực Liên hiệp quốc thế chỗ Đài loan ngay, (2) TQ sẽ được Mỹ cung cấp những tin tức tình báo Mỹ biết về Liên Xô, kể cả những hình ảnh vệ tinh Mỹ chụp được về cuộc bố trí quân sự của Liên Xô ở biên giới Trung-Xô, (3) Mỹ sẽ rút hết quân đội khỏi Indonesia trong vòng 12 tháng, (4) Mỹ sẽ rút quân từ từ ra khỏi Nam Hàn (mà không đòi hỏi TQ phải hứa hẹn không giúp Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn), (5) Mỹ sẽ rút quân ra khỏi Nam Việt Nam, dù có đạt được kết quả ở bàn thương thuyết hay không, và hứa sẽ không đem quân trở lại. Sợ Mao không hiểu, Kissinger còn nói thêm rõ ràng là: “khi đó Mỹ sẽ cách xa VN cả 10 ngàn dặm, trong khi Hà nội thì vẫn gần ngay đó” (We will be 10000 miles away and Hanoi will still be there). Khi bị Chu Ân Lai vặn hỏi về những hứa hẹn này, Kissinger hứa chắc là Mỹ sẽ không đòi hỏi TQ phải ngừng viện trợ cho Bắc Việt và cũng không yêu cầu TQ cắt giảm giọng điệu chửi Mỹ trên trường quốc tế. Thế nhưng món quà hấp dẫn nhất của Nixon dành cho TQ là “Mỹ sẽ chính thức bỏ rơi Đài loan và sẽ chính thức tái lập quan hệ bình thường với TQ vào năm 1975 nếu ông đắc cử Tổng thống năm 1972”.
Rõ ràng Nixon rất nóng lòng muốn thiết lập quan hệ bình thường với TQ tới độ sẵn sàng bán đứng không những người bạn đồng minh của mình (Đài loan, Nam Hàn, Indonesia và Nam Việt Nam) mà cả kẻ cựu thù của mình (Liên Xô), không hay biết rằng Mao còn muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ hơn gấp nhiều lần.
Khi Mao được Chu báo cáo kết quả cuộc họp giữa Chu và Kissinger, Mao kết luận ngay là Nixon rất dễ xỏ mũi và TQ có thể lấy lợi rất nhiều mà không cần phải thay đổi thái độ bài Mỹ hay chế độ độc tài của mình.
Ngày 25 tháng 10 năm 1971 Đài loan bị hất ra khỏi 5 quốc gia thành viên hội đồng thường trực, thay thế bởi TQ. Sự sắp xếp này diễn ra khi Kissinger trở lại thăm TQ lần thứ hai, chuẩn bị cho chuyến đi của Nixon. Mao không quên dặn dò phái đoàn TQ trước khi lên đường tới Liên Hiệp Quốc phải tiếp tục lớn tiếng chửi Mỹ “một cách công khai”, phải coi Mỹ là kẻ thù số 1.
Chín ngày trước khi Nixon tới, Mao ngất xỉu. Mao đã rất gần ngày chết. Căn phòng ngay cạnh phòng tiếp tân được tu sửa thành một bệnh viện thu nhỏ. Ngày Nixon đến TQ, Mao nóng lòng gặp Nixon, ông hỏi thăm từng chi tiết lộ trình của Nixon mỗi vài phút. Cả Mao và Nixon đều nóng lòng gặp nhau.
Cuộc gặp mặt cuối cùng cũng diễn ra, nhưng chỉ ngắn ngủi có 65 phút. Ngoài những lời thăm hỏi xã giao, Nixon muốn thảo luận về Đài Loan, Việt Nam và Đại Hàn nhưng Mao không muốn người Mỹ có một bản sao về thái độ của TQ với những nước này, ông nói những chuyện này Nixon nên thảo luận trục tiếp với Chu. Mao vẫn muốn thế giới thứ ba coi Mao là lãnh tụ chống Mỹ.
Chương 55
Tháng 5 năm 1972 bác sĩ khám phá Chu Ân Lai bị ung thư bọng đái. Họ báo cáo chuyện này cho Mao, và ông ra lệnh không được cho ai hay, kể cả Chu và vợ. Lý do Mao đưa ra là Chu đã già (74 tuổi) và yếu tim, không chịu được giải phẫu. Thế nhưng Mao còn già hơn thì sao (Mao 78 tuổi) mà có đầy đủ bác sĩ và phẫu thuật túc trực 24 trên 24.
Khi Chu bắt đầu nghi ngờ là mình bị ung thư là lúc Mao bắt Chu phải tự phê về những lỗi lầm mình làm trong quá khứ. Và Chu đã ngoan ngoãn làm theo lệnh Mao nhưng ông vẩn không được khám bệnh. Mãi tới năm 1973, khi Chu đi tiểu ra máu, Chu mới được đưa đi bệnh viện khám, nhưng với điều kiện là chỉ được khám thôi, chứ chưa được chữa. Người bác sĩ khám bệnh nhận thấy là Chu phải mổ ngay, không thể chờ đợi được nếu muốn cứu sống Chu, nên đã tự ý mổ lấy bứu ra. Mao bị đặt trong sự đã rồi, nhưng lúc ấy Mao đang vui vì vừa lèo lái Nixon được theo ý mình, nên đành chấp nhận mà không làm khó dễ người bác sĩ.
Ngày 22 tháng 6 năm 1973 Brezhnev và Nixon ký hiệp ước đề phòng chiến tranh nguyên tử, Mao bị hất ra rìa. Mao đổ lỗi cho Chu và bắt ông phải tự nhận là kẻ xét lại. Tồi tệ hơn, những hứa hẹn của Kissinger không được thực hiện hay thực hiện chậm chạp (Mỹ vẫn chưa bình thường hóa quan hệ với TQ và cũng chưa có một hành động gì giúp TQ phát triển vũ khí nguyên tử), Mao cũng đổ lỗi cho Chu, dù thực ra những chuyện này hoàn toàn do hoàn cảnh đang xảy ra ở Mỹ: Nixon đang lúng túng vì vụ Watergate nổ lớn, cuối cùng ông phải từ chức.
Bịnh tình Chu càng ngày càng tệ hại: mỗi lần đi tiểu ông đều bị ra máu, nên phải được truyền máu một tuần hai lần. Có lần đang được truyền máu thì có giấy gởi tới đòi ông trình diện ngay, bác sĩ xin trì hoãn 20 phút mà không được, phải rút ống chích ra. Sau đó, ông bác sĩ này mới biết là chẳng có chi khẩn cấp cả, chỉ là trò mèo giỡn chuột của Mao thôi.
Khi Chu sắp mù thì Mao đồng ý cho giải phẫu, ông nhận thấy Chu vẫn còn làm được việc. Khoảng một tháng sau khi được giải phẫu và đã đi làm lại bình thường, Chu được bác sĩ của Mao báo cáo là Mao mắc một chứng bệnh không chữa được. Ông giữ kín tin này, không cho Mao hay.
Mèo nào cắn mỉu nao?
Chương 56







Nixon va Giang Thanh (tháng 2, 1972)— Ảnh: Byron Schumaker



Giang Thanh là người vợ chót của Mao. Nhiều người đánh giá bà là một con quỷ hiếu sát, thế nhưng khi Mao còn sống thì Giang Thanh chỉ làm theo lệnh Mao. Giang Thanh có câu nói nổi tiếng sau khi Mao chết: “Tôi chỉ là con chó của Mao chủ tịch. Nếu Mao Chủ tịch muốn tôi cắn ai là tôi cắn”.
Bà có hai yếu điểm: thứ nhất là quá khứ khi bị Quốc Dân Đảng bắt, và thứ hai là lá thư bà viết cho người chồng cũ khi bà có chuyện xích mích với Mao, nhờ một người bạn làm đạo diễn một hãng phim gởi đi. Những người nào biết về những chuyện này của bà đều bị bà săn bắt, bỏ tù, tra tấn và giết, và càng giết nhiều người bà càng sợ có ngày bà bị trả thù. Mao biết yếu điểm này của vợ, và đã xử dụng nó để khiến Giang Thanh lúc nào cũng nơm nớp lo sợ những bí mật này bị khai quật.
Mao có hai con gái với Giang Thanh là Li Na (Lý Nạp) và Chiao Chiao (1). Cả hai đều không có tham vọng chính trị, và đều này làm Mao thất vọng. Không ai dám đeo đuổi cô, Li Na lấy chồng năm 30 tuổi, vốn là người làm của cô (2). Giang Thanh, hoàn toàn không đồng ý đám cưới này, nên kiếm chuyện tống cổ anh này đi. Li Na sau này gần như bị điên. Chiao Chiao cũng bị Mao từ chối không cho gặp khi cô chứng tỏ mình không có ích gì cho Mao về mặt chính trị. Mao có hai con trai với người vợ trước, Dương Khai Tuệ (Yang Kaihui) là Ngạn Anh (An ying), chết ở chiến tranh Triều tiên và Ngạn Thanh (An ching), bị bệnh tâm thần. Người sống gần gũi với Mao nhất là người cháu Viễn Tân (Yuanxin), con của em út của Mao, Mao Trạch Dân (Mao Tse-min). Độc giả còn nhớ Mao đã không ra tay cứu Trạch Dân khi ông này bị Quốc Dân đảng bắt vào năm 1940. Dĩ nhiên Viễn Tân không được biết chuyện này.
Viễn Tân được Mao cử làm quân ủy vùng Shenyang (Thẩm Dương, Mãn châu) trong thời cách mạng văn hóa, và sự tàn ác của Viễn Tân ở đó khiến ông nổi tiếng. Trong một lần tra tấn một nữ cán bộ đảng tên Zhang Zhixin, Viễn Tân cắt ống thanh quản của người nữ tù nhân để bà này không nói được, trước khi xử bắn. Sau khi Mao chết chỉ một tháng, Viễn Tân bị bắt vì theo nhóm tứ nhân bang của Giang Thanh.
Cái chết của Giang Thanh (bà tự tử trong tù) cũng do sự sắp đặt của Mao. Để đổi lại được sống êm thắm cho đến chết, Mao đồng ý với những người chống đối ông là họ được toàn quyền làm gì thì làm với nhóm của Giang Thanh sau khi ông qua đời.
Tất cả mọi người trong gia đình của Mao không ai có được một số phần yên ổn.
Chương 57
Trong hai năm cuối đời Mao một phong trào chống Mao phát triển một cách âm thầm mà đáng kể, mà trung tâm điểm là Đặng Tiểu Bình. Đặng bị Mao cách chức năm 1966 ngay trước khi cuộc cách mạng văn hóa nổ ra, ông và gia đình bị giam tại gia, và bị bắt trải qua nhiều cuộc đấu tố. Con trai và gái của Đặng bị bắt buộc phải đấu tố cha mẹ của mình ngay tại đại học Bắc Kinh. Người con trai nhảy lầu tự tử, không chết nhưng bị bán thân bất toại. Mao cho đón ông về lại Bắc kinh năm 1973 và giao cho ông làm phó thủ tướng, nhiệm vụ chính là để tiếp khách nước ngoài. Cuối năm đó, Đặng được giao quyền lãnh đạo quân đội. Giao cho Đặng nhiều quyền hành như vậy là một canh bài, nhưng Mao đã tính toán đúng. Đặng hoàn toàn không cho phép bất cứ một cuộc nổi loạn nào được xảy ra khi Mao còn sống, và ngay cả sau khi Mao chết, Đặng cũng không cho phép hạ bệ Mao một cách chính thức.
Ngay khi nắm được quân đội, ông cho thâu nhận lại làm việc hàng loạt những người đã bị Mao thanh trừng trong cuộc cách mạng văn hóa. Ông cũng cho khôi phục lại một số giá trị văn hóa, và nâng cao mức sống người dân, những chuyện mà ngày trước Lưu Thiếu Kỳ từng làm và bị khép tội “xét lại”.
Mao luôn coi cuộc cách mạng văn hóa là một thành công vĩ đại của mình, vì thế ông đã phong cho 4 người có công nhất được vào bộ chính trị và có rất nhiều quyền hành: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều (Zhang Chunqiao), Vương Hồng Văn (Wang Hongwen) và Diệu Văn Nguyên (Yao Wenyuan). Nhóm này sau này bị gọi là Tứ Nhân Bang. Đối lại, Đặng cũng thành lập một nhóm người để chống Mao và nhóm tứ nhân bang bao gồm cả Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) và Thủ tướng Chu Ân Lai.
Đặng là người hiểu rõ Chu Ân Lai, và đã mượn oai của Chu để thanh trừng nhóm tứ nhân bang. Ngày 9 tháng 4 năm 1974 tại cuộc họp đảng Chu tuyên bố: “Trương Xuân Kiều đã phản bội đảng, nhưng Chủ tịch không cho phép chúng tôi điều tra”. Đây là án tử hình cho Trương Xuân Kiều sau này, mà cũng đồng thời gián tiếp xác nhận Chu bị ép buộc trong cuộc cách mạng văn hóa.
Biết rằng cái chết của Mao chỉ đếm từng ngày (mà không cho Mao biết), bộ ba Chu-Diệp-Đặng ép Mao chính thức phong Đặng làm người thừa kế của Chu. Khi đó Mao cũng đã được Tứ Nhân Bang báo cáo những hoạt động khả nghi của nhóm Đặng, nhưng Mao không có sự lựa chọn nào khác là phải phê chuẩn, nếu ông muốn chết êm ả trên giường bệnh. Ông chọn giải pháp hàng hai: Đặng được phong làm Đệ Nhất Phó Thủ tướng nhưng cũng phong Trương Xuân Kiều làm người thứ nhì trong quân đội và chính phủ, chỉ sau Đặng. Thêm nữa, Tứ Nhân Bang được nắm báo chí và truyền thanh truyền hình.
Ngày 26 tháng 12 Chu thông báo cho Mao hay tại giường bệnh là Chu có bằng cớ là Giang Thanh và Trương Xuân Kiều bị Quốc Dân Đảng mua chuộc vào năm 1930. Đây là đòn chí tử của Chu đối với Mao, khi cho Mao hay là người vợ của Mao và người đứng đầu trong nhóm Mao đã lập ra và tin tưởng là gián điệp cho kẻ thù.
Tháng 3 năm 1975 Mao liên lạc với nhóm Tứ Nhân Bang để họ phát động một chiến dịch trên báo và đài để chống lại nhóm Đặng, nhưng Đặng tới gặp mặt Mao yêu cầu ngừng ngay lại. Mao phải đồng ý, đổ thừa là do nhóm này tự ý làm. Ngày 3 tháng 5, tại hội nghị bộ chính trị, Mao phải ban lệnh cho nhóm Tứ Nhân Bang ngừng lại, và chính thức xác nhận đây là lỗi của Mao. Đây là lần cuối cùng Mao xuất hiện tại Bộ Chính trị. Ai cũng thấy khi đó Mao đã bị mù, rất yếu, và nói không ra hơi. Cũng tại cuộc họp này, Mao khẩn khoản nhiều lần: “Đừng xét lại nữa, đừng chia rẽ nữa, đừng âm mưu nữa” Câu đầu có nghĩa là hãy trung thành với cách mạng văn hóa. Hai câu sau có nghĩa là đừng chia rẽ đảng, và đừng âm mưu lật đổ tôi, muốn làm gì hãy chờ tôi chết rồi đã (làm gì với vợ tôi và nhóm của bả cũng được).
Tháng 6 năm 1975 quân đội thách đố Mao bằng cách tổ chức một cuộc tưởng niệm cho thống chế Hạ Long (Ho Lung), người bị Mao giết vì nghe bộ trưởng quốc phòng Liên Xô nói câu: “hãy loại bỏ Mao” mười một năm về trước. Chu Ân Lai có mặt hôm đó, ông ôm vợ Hạ Long mà vừa khóc vừa xin lỗi đã không cứu ông ấy được khi đó. Thực ra Chu là người đã xử chết Hạ Long vì ông là trưởng ban điều tra, nhưng sự có mặt của ông hôm đó đã đổ hết mọi tội lỗi lên đầu Mao.
Ngày 23 tháng 7 Mao mổ mắt lấy hạt cườm ra. Ngay khi thấy lại được, việc làm đầu tiên của Mao là phải thanh trừng Chu, ông không muốn ai đổ lỗi cho mình cả. Hai tuần sau, ông cho phát động một chiến dịch trên báo tố Chu. Tuy nhiên chiến dịch này đã phải ngừng lại khi Đặng trực tiếp đối mặt Mao yêu cầu ngừng lại, một lần nữa Mao đổ thừa cho vợ mình tự ý làm.
Ngày 8 tháng 1 năm 1976, Chu Ân Lai chết, Mao hành động ngay tức khắc. Ông ra lệnh sa thải Đặng, bắt giam tại gia, đồng thời đình chỉ công tác Diệp. Mao lập một người ít ai biết đến là Hoa Quốc Phong (Hua Guo-feng) lên thay Đặng. Lý do Mao chọn Hoa chứ không phải một người trong nhóm Tứ Nhân Bang là để tránh những phản đối đến từ trong đảng và quân đội.
Tuy nhiên, bây giờ không còn là thời của ngày xưa nữa. Đặng Tiểu Bình khi xử dụng lại hầu hết những cán bộ đã bị Mao thanh trừng trước kia đã tạo được một lực lượng đông đảo và mạnh mẽ, dám nói dám làm. Họ hiểu được thế nào là dân làm chủ. Khi xác Chu Ân Lai được đưa từ nhà thương tới nhà quàn, có trên một triệu người tự ý xắp hàng dọc đường đưa tiễn ông, mà không có sự sắp đặt sẵn. Sự vắng mặt của Mao ngày tang lễ của Chu được đánh giá là tàn ác, và khi Mao đốt pháo mừng tết ở Trung Nam Hải, người ta xầm xì là Mao ăn mừng Chu chết. Càng ngày càng có nhiều người tụ tập về Thiên An môn đặt hoa và viết thơ tưởng niệm Chu, và kết án cuộc cách mạng văn hóa. Và khi họ dám đập phá xe công an và đốt cháy các đồn bót được dựng lên bởi nhóm Tứ Nhân Bang, lòng dân đã bước sang một ngả rẽ mới. Họ công khai thách đố Mao.
Chính phủ thẳng tay đàn áp. Máu đổ. Nhưng Mao không còn lực lượng để đàn áp như xưa: Rất nhiều tướng tá trong quân đội đã tìm tới nhà riêng của Diệp Kiếm Anh vấn kế và nghe lệnh, dù Diệp đã bị cách chức. Họ kêu gọi Diệp ra tay bắt nhóm Tứ Nhân Bang, nhưng Diệp khuyên nên chờ sau khi Mao chết. Diệp cũng vận động với Trưởng ban Bảo vệ Trung ương Uông Đông Hưng (vốn là thuộc cấp của ông) để bảo vệ tính mạng cho Đặng Tiểu Bình. Dân chúng treo đầy những cái lọ nhỏ (lọ nhỏ = tiểu bình) trên các cành thông ở Thiên An môn. Đánh giá được tình hình, Đặng viết thư cho Mao xin được thả tự do, Mao đồng ý, nhưng tới sau cái chết của Chu Đức (6/7/1976) ông mới được trả tự do. Tổng cộng thời gian Đặng bị giam giữ chỉ có 3 tháng.
Chương 58
Mao có một thói quen có từ thời Trường Chinh là viết. Ông viết về những người đồng chí của ông, mà đã giúp ông gây dựng sự nghiệp (và cũng vì ông họ phải chết tức tưởi). Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông đem các bài viết đó ra đọc lại. Vương Minh vì tranh chức với ông đã bị ông bỏ thuốc độc cho tê liệt, được đưa sang Nga trị bệnh và chết ở đó. Lưu Thiếu Kỳ và Bành Đức Hoài là hai nạn nhân của cuộc cách mạng văn hóa của ông, mà ngay cả cái chết của họ ông vẫn phải giữ kín. Lâm Bưu, kẻ tiếp tay đắc lực của ông thanh trừng các đồng chí của ông, cuối cùng cũng bỏ trốn và rớt máy bay mà chết. Ông còn hận là chưa khám phá được hết những người có liên hệ với Lâm Bưu trong âm mưu ám sát ông. Ông cũng đọc lại những bài báo chính tay ông đã viết về Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai, và ông giận dữ bôi xóa đi những đoạn ông đã ca ngợi họ ngày đó.
Đặng Tiểu Bình là người duy nhất còn sống mà còn sống là còn nguy hiểm, nhưng làm sao đây? Ông có trong tay bom nguyên tử thật đấy, nhưng làm sao mà xử dụng nó?
Tham vọng bá chủ thế giới đã tan tành như mây khói. Ông đã thành công xây dựng một định nghĩa cho một thế giới thứ ba, để hy vọng được họ coi ông là lãnh tụ. Thế giới thứ ba thành hình, nhưng họ có nghe lời ông đâu. Ông có lần đau đớn thú nhận với Kissinger: “Chỉ có hai cường quốc trên thế giới, còn Trung quốc thì tụt hậu”, đếm ngón tay, ông nói tiếp: “Mỹ, Liên Xô, Châu Âu, Nhật, rồi mới đến Trung quốc. Chúng tôi đứng chót”. Mao cũng có nhận xét với Tổng thống Ford: > “Người Trung quốc chỉ còn bắn súng ... không đạn” và “chửi thề”.







Homer Simpson: “…ai đã giết 70 triệu người, goocheegoochee goo! Chính ông đấy! —
Nguồn: x55.xanga.com



Trong khi cay đắng nhìn tham vọng làm bá chủ thế giới không thành tựu, ông không hề có chút hối tiếc nào đã hy sinh trên 70 triệu người Trung quốc. Ông chỉ tiếc cho cá nhân ông. Những ngày cuối đời, ông đòi xem lại các cuốn phim tuyên truyền ông đã cho đóng, và những cận thần kể lại là thấy ông vừa coi vừa nước mắt chảy dài.
Mao được đưa đến ở trong một dinh thự mang bí số 202, trong khu Trung Nam Hải từ tháng 7 năm 1976. Căn biệt thự này được xây cất để chống động đất. Ngày 8 tháng 9 ông không còn nói ra lời, một người thư ký báo lại là ông nói: “tôi thấy mệt, gọi bác sĩ”. Đây là câu nói cuối cùng của Mao. Ông chết lúc 12 giờ 10 phút đêm hôm đó.
Ông không để lại di chúc cho ai thừa kế, dù ông có rất nhiều thì giờ để làm chuyện đó. Ông chống đối Lâm Bưu khi Lâm đòi làm người thừa kế của ông. Ông từ chối xác nhận cho Hoa Quốc Phong thay thế ông, dù Hoa tuyệt đối trung thành với ông. Ông sợ người ta sẽ đảo chánh ông, nên ông chỉ có một nguyện vọng: để ông chết an lành trên giường bệnh, sau khi ông chết, chuyện gì xảy ra cho Trung Quốc và ngai vàng của ông, ông mặc kệ.

Hết

<< Chương 40-45 | Phụ lục: Mao Chỉ Là Yêu Quái? >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 927

Return to top