Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Mao: Câu Chuyện Không Ðược Biết (lược dịch)

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7912 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mao: Câu Chuyện Không Ðược Biết (lược dịch)
Jung Chang, Jon Halliday

Chương 36-39

Chương 36
Với 91 công trình sản xuất vũ khí nặng được Liên Xô chấp thuận xây cất lần này, Mao hăng hái đưa ra một kế hoạch biến TQ thành một cường quốc quân sự trong vòng 15 năm. Kế hoạch ngũ niên 1953–57 sử dụng 61% ngân sách để xây dựng ước mơ này của Mao (trong khi giáo dục, văn hoá và y tế chỉ được 8%). Dân chúng bị đảng dối gạt là những công trình này do Liên Xô trợ cấp trong khi thực ra nó nằm trong chương trình trao đổi giữa hai nước: TQ đổi thực phẩm lấy viện trợ quân sự. Mao xuất cảng cả gạo, vốn là thứ mà TQ luôn phải nhập cảng, mặc kệ dân chúng chết đói. Mao là tác giả câu nói bất hủ: “Nếu chỉ còn lá cây mà ăn thì cứ để chúng ăn lá cây”.
Mao cũng không quên ước mơ được dẫn đầu khối cộng sản, nên ngoài chương trình xuất cảng thực phẩm đổi lấy viện trợ quân sự, Mao còn viện trợ và cho vay không điều kiện cho một số quốc gia khác, như Bắc Việt, Bắc Hàn và thậm chí ngay cả Ðông Ðức khi xảy ra cuộc nổi loạn giữa dân chúng và chính quyền tháng 6 năm 1953. Bức tường Bá Linh được xây nên theo ý kiến của Mao, khi Tổng Bí thư đảng Cộng sản Ðông Ðức thăm xã giao TQ năm 1956.
Người chống đối chương trình trao đổi thực phẩm lấy viện trợ quân sự mạnh nhất là Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật thứ hai sau Mao ở TQ. Theo Lưu, mức sống người dân phải được đặt trên ý đồ bánh trướng quân sự. Vì đang còn cần Lưu, Mao cho thanh trừng Cao Cương (Gao Gang), bí thư Mãn châu, với tội danh là âm mưu chia rẽ cán bộ đảng. Gao là người ủng hộ chương trình trao đổi thực phẩm lấy viện trợ của Mao 100%. Khi biết tin Stalin sắp chết, Mao lập tức công bố những dấu hiệu cho thấy Lưu sắp bị thanh trừng: Không cho Lưu đi theo Mao trong những lần công du, đòi hỏi Lưu phải đưa cho Mao coi xét mọi công văn trước khi phổ biến, tố cáo Lưu (dù không nêu đích danh) có những hành động hữu khuynh, hạ bệ những cộng sự viên thân tín của Lưu. Lưu e sợ sẽ tới phiên mình bị thanh trừng. Bỗng nhiên, ngày 24 tháng 12 năm 1953, Mao chỉ định Lưu sẽ thay mình làm chủ tịch nước để ông được nghỉ đi chơi một thời gian, có nghiã là Lưu vẫn được tín nhiệm. Từ đó Lưu không dám chống đối Mao nữa.
Chuyến đi chơi của Mao đem tới một lạc thú cho Mao: gái đẹp. Bất cứ nơi nào Mao đặt chân tới các cán bộ điạ phương phải sẵn sàng gái tơ, đẹp và còn trinh dâng cho Mao.

Chương 37
Ðể có đủ thực phẩm trao đổi Mao hô hào cán bộ phải xiết chặt hầu bao người dân hơn nữa. Từ tiêu chuẩn 200 kg gạo mỗi người một năm, Mao rút xuống còn 140 kg, có nơi chỉ còn 110 kg. Có nơi cán bộ xông vào nhà dân, trói chủ nhà, lục xét đồ đạc để tìm kiếm thực phẩm. Nhiều người tự tử. Có người làm đơn khiếu nại gởi Mao, cứ tưởng là cấp dưới làm sai, chứ không biết đây hoàn toàn là kế hoạch của Mao. Mao vận động nông dân tham gia hợp tác xã để cho cán bộ đảng dễ dàng kiểm soát. Một chiến dịch thanh trừng khổng lồ được Mao dựng ra với chỉ tiêu: “5% phản động”. Chiến dịch lan rộng đến mọi lãnh vực: phim ảnh bị cấm đoán, các tác phẩm văn nghệ được viết bởi các tác giả không cộng sản bị phê phán, các tác giả còn sống ở TQ bị trù dập. Một nhà văn nổi tiếng của TQ là Hồ Phong bị công kích công khai trên báo chí và bị bỏ tù. Mục đích của Mao là tạo khủng bố để mọi người không ai còn dám có ý kiến khác, và như thế, chỉ lo làm ăn, tạo ra thực phẩm cho Mao thu góp. Mao phác hoạ chiến lược của Mao cho nhóm đầu não của mình vào đầu năm 1956 như sau:
“Nửa năm đầu 1955 chỉ toàn đen tối: Ði đến đâu cũng nghe chửi. Dân chúng chửi chúng ta vì lấy đi một ít gạo của họ. Nửa năm sau, không còn ai chửi nữa. Ai cũng lo làm lụng. Kết quả là một mùa gặt hái thắng lợi. Sau mùa gặt đó chúng ta lại phải tổ chức chống phản động nếu muốn có thêm một mùa gặt thắng lợi nữa.”
Chúng ta chắc còn nhớ năm 1953 Mao phải gác chuyện đòi hỏi Liên Xô giúp chế tạo bom nguyên tử. Tháng 7 năm 1954 Mao cử Chu Ân Lai sang Moscow thông báo cho Liên Xô hay là Mao sắp tấn công “giải phóng” Ðài loan. Ngày 3 tháng 9 Mao cho nổ súng thị uy vào đảo Kim Môn (Quemoy), đảo này chỉ cách Ðài loan vài cây số. Ngày 1 tháng 10 nhân ngày quốc khánh TQ, một phái đòan hùng hậu do Khrushchev dẫn đầu sang thăm TQ. Mao xin Khrushchev giúp chế tạo bom nguyên tử, nhưng vẫn bị từ chối. Sau khi Khrushchev về, Mao gia tăng thả bom và bắn súng vào những hòn đảo quanh Ðài loan. Tổng thống Mỹ Eisenhower phản ứng bằng một hiệp định phòng thủ với Ðài loan. Mao vẫn tiếp tục tấn công, và còn làm như sắp đổ bộ. Eisenhower đe doạ sẽ dùng bom nguyên tử nếu TQ không dừng lại. Ðây là điều Mao mong muốn: TQ có thể sẽ lâm vào một cuộc chiến tranh nguyên tử với Mỹ. Dĩ nhiên không muốn một cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra ở Liên Xô, Khrushchev nhận lời viện trợ kỹ thuật cho TQ chế bom nguyên tử.

Chương 38






Mao Trạch Đông và Nikita Khrushchev ôm nhau ở Phi cảng Beijing, 8/1958 — Ảnh: Mao: The Unknown Story


Chỉ vài tháng sau khi chiến dịch hạ bệ Stalin do Khrushchev đưa ra thì ở Ðông Âu một loạt các cuộc nổi loạn xảy ra. Thoạt đầu là Ba Lan, sau đó lây lan sang Hung và Nam Tư. Mao đánh giá đây là cơ hội để giành vị trí lãnh đạo với Liên Xô, nên thoạt đầu ông dứt khoát chống Liên Xô gởi quân sang dẹp loạn, thế nhưng sau những cuộc đi đêm bất thành với các lãnh tụ Ðông Âu tìm kiếm sự ủng hộ cho một kiểu mẫu TQ ở Ðông Âu, Mao quay sang ủng hộ Liên Xô đưa quân sang dẹp loạn. Mao thất vọng khi các lãnh tụ cộng sản Ðông Âu đều bày tỏ lòng khao khát cho người dân của họ có thêm tự do, chứ không phải thêm độc tài kiểu Stalin và thêm nghèo đói.
Mao cũng ve vãn Ai Cập trong vụ kinh đào Suez bằng cách tổ chức những cuộc biểu tình ủng hộ Ai Cập lên tới cả trăm ngàn người. Mao gởi ngay cho Nasser 20 triệu đồng tiền Pháp, không cần trả, và hứa hẹn với Nasser sẽ gởi 250 ngàn chí nguyện quân sang đánh nhau với Do Thái, nếu Nasser muốn. Nhưng Nasser không cần người, ông chỉ cần vũ khí hiện đại là thứ mà Mao chưa có.
Khi nhận tin Liên Xô mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh khối cộng sản ngày 7 tháng 11 năm 1957, Mao đặt điều kiện: giúp Mao xây dựng chế bom nguyên tử và hoả tiễn. Ba tuần trước khi họp thượng đỉnh, Liên Xô ký với TQ một hiệp định giúp Mao xây lò nguyên tử.
Tại phiên họp thượng đỉnh Mao không che dấu dã tâm muốn lật đổ Khrushchev giành ghế lãnh đạo khối cộng sản, và ông cũng biết Khurshchev không thể công khai chống đối ông vì Khrushchev muốn bảo vệ sự thống nhất trong khối cộng sản.
Sau phiên họp Mao yêu cầu Liên Xô giúp xây dựng tàu ngầm và lại bị từ chối. Mao lại áp dụng bài bản cũ: tấn công đảo Quemoy. Lại một lần nữa Washington đánh giá là Mao muốn chiếm Ðài loan. Không ai nghĩ ra mục đích tối hậu của Mao: dụ cho Mỹ hăm dọa sẽ trả đũa bằng bom nguyên tử, để dùng đó làm bàn đạp thương thuyết với đồng minh Liên Xô. Ngày 4 tháng 9 năm 1958 Ngoại Trưởng Mỹ John Dulles tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Ðài loan và Quemoy bằng mọi giá, nếu cần sẽ thả bom ở TQ. Khrushchev tuyên bố: “tấn công vào TQ là tấn công vào Liên Xô”, và bí mật phái ngoại trưởng Gromyko sang TQ gặp Mao. Ông này bị Mao dụ dỗ: hãy giúp chúng tôi xây dựng tàu ngầm, chúng tôi sẽ chiến đấu chống Mỹ trên đất chúng tôi. Khrushchev đồng ý.
Dĩ nhiên để có tiền đầu tư vào những công trình quân sự tốn kém này, Mao càng cần phải xiết chặt người dân TQ thêm.

Chương 39
Phương thuốc “khủng bố trước công tác sau” của Mao đã chứng tỏ hết sức hiệu nghiệm. Thế nhưng sau khi thế giới phương tây đồng loạt lên án xe tăng Liên Xô tàn sát dân lành ở Ðông Âu, Mao phải thay đổi chiến lược.
Ngày 27 tháng 2 năm 1957 trong một bài nói chuyện trước Quốc hội dài 4 tiếng đồng hồ, Mao phát động phong trào trăm hoa đua nở, kêu gọi dân chúng, nhất là các nhà trí thức, hãy thẳng thắn phê bình đảng. Rất ít người được biết cái bẫy này của Mao, kể cả thành phần trong Trung ương đảng.
Một phong trào chống đảng cộng sản rầm rộ nổ ra khắp nước. Một trong những sự chống đối đầu tiên là sự độc quyền lãnh đạo của đảng, mà có người gọi là “nguồn gốc của mọi tội lỗi”. Chế độ cộng sản bị người ta so sánh với Hitler, bản hiến pháp của TQ bị coi là giấy đi cầu. Ðâu đâu cũng kêu gọi dân chủ.






Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ


Ngày 6 tháng 6 năm 1957 Mao đặt vấn đề có sự rạn nứt trong nội bộ Trung ương đảng và kêu gọi dân chúng đứng sau lưng ông chống lại thành phần bảo thủ trong đảng. Mao làm ra vẻ mình là người cấp tiến, nhưng lại bí mật ban lệnh cho quân đội và đảng bắt và thủ tiêu cho được những kẻ “hữu khuynh” trong giới trí thức. Ðể đạt chỉ tiêu do Mao đề ra, rất nhiều người bị chết oan. Cuộc thanh trừng kéo dài một năm, với khoảng nửa triệu người bị giết. Mục đích tối hậu là để xiết bụng người dân cho có đủ tiền theo đuổi kế hoạch bành trướng quân sự của Mao.
Ngay cả Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai cũng bị Mao sỉ nhục trước mặt thuộc cấp của họ vì đã nhiều lần ngăn cản và làm chậm trể kế hoạch phát triển quân sự của Mao. Những cán bộ cấp thấp này được Mao xúi giục đấu tố thượng cấp của mình. Chu bị bắt phải viết và đọc tờ kiểm điểm xác nhận mình xém chút đi vào đường hữu khuynh trước 1360 đại biểu tại đại hội đảng tháng 5 năm 1958. Cũng tại đại hội này Mao lập Lâm Bưu lên làm Phó Chủ tịch, cùng với Lưu, Chu, Chu Ðức và Trần Vân. Mao cũng thừa cơ hội đẩy mạnh phong trào sùng bái Mao lên thêm một tầng nữa: Mọi người phải tuyệt đối tuân lệnh Mao. Bất cứ nơi nào Mao đi tới phải có chục ngàn, nếu không trăm ngàn, người hô hào “Mao Chủ tịch muôn năm”. Lời nói của Mao là mệnh lệnh, phải được tuân theo một cách mù quáng.

<< Chương 31-35 | Chương 40-45 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 866

Return to top