Trong bữa cơm, có một tin vui chờ đón hai đứa trẻ. Vài tuần trước đây, hai ông Tarcôpxki và Rôlixơn, với tư cách là những kĩ sư lành nghề, được mời đến xem xét và đánh giá công việc trên toàn bộ mạng kênh rạch ở tỉnh En Phaium, trong vùng lân cận thành phố Mêđinét gần hồ Carôun, cũng như vù ng dọc theo sông Duxép và sông Nin. Họ sẽ ở lại đó chừng một tháng và đã được công ti của họ cho nghỉ phép để làm việc đó. Vì lễ Thiên Chúa giáng sinh sắp tới, mà cả hai đều không muốn chia tay với bọn trẻ, nên họ quyết định rằng cả Nen lẫn Xtas sẽ đi tới Mêđinét. Nghe tin này, bọn trẻ suý t nhảy vọt lên vì vui sướng. Cho tới nay, chúng chỉ mới được biết các thành phố nằm dọc kênh đào, đó là Izmailơ và Xuê, còn ngoài vùng kênh là các thành phố Alécxanđria và Cairô. Chúng cũng đã được tham quan các kim tự tháp khổng lồ và tượng con Nhân sư ở gần thành phố Cairô. Song đó chỉ toàn là những chuyến đi ngắ n ngủi, trong khi đó, muốn tới được Mêđinét En Phaium, chúng sẽ phải ngồi tàu hoả suốt cả một ngà y trời dọc theo sông Nin về phía Nam, rồi sau đó, từ En Vaxta trở đi, rẽ về phía Tây, về phía sa mạc Libi. Xtas đã được nghe nói về thành phố Mêđinét qua câu chuyện của các kĩ sư trẻ và các du khách từng được đi tới đó để săn bắn các loài chim nước cùng chó sói sa mạc và linh cẩu. Em biết rằng đó là một ốc đảo lớn nằm ở hữu ngạn sông Nin, nhưng không chịu ảnh hưởng của các trận lụt do con sóng này gây ra, mà có thuỷ hệ riêng, được tạo nên bởi hồ Carôun, sông Bahơrơ Duxép, cùng cả một hệ thống kênh rạch nhỏ khác nữa. Những người từng thấy cái ốc đảo này đều nói rằng mặc dù vùng đất này vẫ n thuộc về Ai Cập, nhưng do bị ngăn cách bởi sa mạc, nên nó tạo thành một chỉnh thể biệt lập hoàn toàn. Chỉ có riêng dòng sông Duxép, trông giống như một sợi dây mỏng mảnh màu xanh lơ là mối liên hệ giữa vùng này với thung lũng sông Nin. Sự dồi dào về nước, độ phì nhiêu của đất và sự phong phú tuyệt vời của hệ thực vật đã khiến cho vùng này gần như trở thành một thiên đường trên mặt đất, còn những di tích trải trên một diện tích rộng lớn của thành phố Crôcôđilôpôlix thì thu hút hàng trăm du khách tới đây viếng thăm. Riêng Xtas thì chủ yếu là bị hấp dẫn bởi bờ hồ Carôun đầy các loài chim nước và những chuyến đi săn chó sói trong vùng đồi núi hoang mạc Guêben En Xêđơmên.
Nhưng mãi mấy ngày nữa bọn trẻ mới bắt đầu được nghỉ lễ, mà sự kiểm tra công việc ở vùng kênh lại khẩn cấp, khiến các ông bố không thể chờ đợi mất thì giờ, nên họ bèn sắp xế p rằng họ sẽ khởi hành ngay, còn bọn trẻ sẽ cùng với cô Oliviơ xuất phát sau một tuần lễ. Cả Nen lẫn Xtas đều muốn được cù ng đi ngay, nhưng Xtas không dám đề nghị. Cả hai liền bắt đầu hỏi han đủ mọi thứ chuyện liên quan tới chuyến đi, và chúng lại náo nức vui sướng một lần nữa khi được biết rằng, chúng sẽ không phải nghỉ ngơi trong các khách sạn thiếu thốn tiện nghi của người Hy Lạp, mà sẽ nghỉ trong những chiếc lều do Hội du lịch của Cúc(1) cung cấp. Các du khách từ Cairô đến thăm Mêđinét, thậm chí dù họ có lưu lại đó một thời gian dài đi nữa, cũng thường sống theo cách đó. Công ti Cúc cung cấp cho họ lều trại, người phục vụ, lương thực dự trữ, lừa ngựa, lạc đà cùng người dẫn đường, nên du khách chẳng hề phải lo nghĩ chuyện gì cả. Quả tình đó là một phương thức du lịch khá tốn kém, nhưng ông Tarcôpxki và ông Rôlixơn không cần phải quan tâm tới chuyện đó, vì mọi chi phí sẽ do chính phủ Ai Cập đài thọ, chính phủ này đã mời họ tới đánh giá và kiểm tra công việc tại vùng kênh, với tư cách là những chuyên gia giỏi. Cô bé Nen vốn thích cưỡi lạc đà hơn tất cả mọi chuyện khác trên đời, nên được cha hứa rằng sẽ được nhận riêng một con tuấn mã có bướu, trên đó cô bé sẽ cùng với cô Oliviơ, bà Đina, hoặc thỉnh thoảng cùng với Xtas, tham gia vào những chuyến đi chơi trong những vùng sa mạc lân cận và tới Carôun. Ông Tarcôpxki hứa với Xtas rằng sẽ cho phép em đi săn chó sói ban đêm, và nếu như em mang được chứng chỉ học tập giỏi từ trường về, thì sẽ được thưởng một khẩu súng săn Anh chính hiệu, cùng với mọi thứ đồ nghề cần thiết cho thợ săn. Vì Xtas hoàn toàn tin chắc vào kết quả học tập của bản thân, nên ngay lập tức em bắt đầu tự cho mình đã là chủ nhân của một khẩu súng săn và tự nhủ sẽ dùng khẩu súng ấy thực hiện biết bao kì công để đời đời được ghi nhớ.
Với lũ trẻ đang vui mừng, bữa ăn trôi qua trong những dự kiến và những câu chuyện như vậy. Riêng cô Oliviơ tỏ ra tương đối ít nhiệt tình nhất với chuyến đi, bởi cô ngại phải rời xa cái biệt thự đầy đủ tiện nghi ở Port Xaiđơ này; cô kinh hoàng khi nghĩ tới chuyện sẽ phải sống hàng mấy tuần trong lều, và nhất là chuyện cưỡi lạc đà. Cô đã được thưởng thức vài lần các chuyến đi kiểu ấy, điều mà bất cứ người dân châu Âu nào sống ở Ai Cập cũng đều làm thử vì tò mò. Song bao giờ các chuyến đi ấy cũng bị kết thúc chẳng mỹ mãn chút nào. Một lần, con lạc đà đứng lên sớm quá, khi cô chưa kịp ngồi vững trên bành, kết quả là cô bị tuột từ trên lưng nó xuống đất. Một lần khác, một chú lạc đà một bướu, hẳn không thuộc loại dễ khiến, đã lắc cô đến nỗi hai ngày sau cô vẫn chưa hoàn hồn. Tóm lại, nếu như Nen, sau vài chuyến được ông Rôlixơn cho phép đi như thế, cam đoan rằng trên đời này không có gì sướng hơn là việc cưỡi lạc đà, thì cô Oliviơ lại chỉ nhớ toàn những ấn tượng khó chịu mà thôi. Cô bảo rằng chuyện đó có thể là tốt đối với người Ả Rập, hoặc đối với một “cái kẹo” bé bỏng như Nen, cô bé bị lắc chẳng đáng là bao, chẳng khác nào một chú ruồi đỗ lên bướu lạc đà, song chẳng thích hợp chút nào đối với những người có tuổi, chẳng nhẹ nhàng gì, mà lại có xu hướng dễ bị say sóng. Còn nếu nói về Mêđinét En Phaium thì cô lại còn có thêm những lo lắng khác nữa. Ở Port Xaiđơ cũng như ở Alécxanđria, Cairô và trên toàn Ai Cập, người ta chẳng bàn tán gì khác hơn ngoài chuyện khởi loạn của Mahơđi và sự tàn ác của bọn phiến loạn. Cô Oliviơ không biết chính xác thành phố Mêđinét nằm ở đâu, nên cô lo ngại, không hiểu nó có nằm quá gần bọn Mahơđi hay chăng, và thế là cô bèn hỏi ông Rôlixơn điều đó.
Song ông chỉ mỉm cười và nói:
- Hiện nay Mahơđi đang bao vây thành phố Kháctum, trong đó tướng Goócđôn đang cố thủ. Cô có biết Mêđinét cách Kháctum bao xa không?
- Tôi chẳng có khái niệm gì về chuyện đó cả.
- Cũng xấp xỉ bằng từ đây tới đảo Xixin vậy, ông Tarcôpxki giải thích.
- Vâng, gần bằng. - Xtas khẳng định. - Kháctumnằm tại điểm mà sông Nin Trắng và Xanh hoà vào nhau tạo thành một dòng chung. Từ chỗ chúng ta tới đó còn cách cả một khoảng không gian mênh mông của đất Ai Cập và toàn bộ miền Nubia.
Tiếp đó em còn muốn thêm rằng dù cho Mêđinét có nằm gần vùng khởi loạn đi chăng nữa, thì đã có em tại đó với khẩu súng của mình, nhưng em chợt nhớ lại rằ ng đã nhiều lần bị cha quở mắng vì những lời huênh hoang tương tự, nên vội nín lặng.
Hai ông bố lại bắt đầu nói sang chuyện Mahơđi và cuộc khởi loạn, vì đó là vấn đề quan trọng bậc nhất có quan hệ tới Ai Cập.
Tin tức từ Kháctumđưa về rất xấu. Đã từ một tháng rưỡi nay, những bộ tộc man rợ bao vây chặt thành phố này, chính phủ Ai Cập và chính phủ Anh thì phản ứng rất chậm chạp. Mãi đến bây giờ đạo viện binh giải vây mới vừa lên đườ ng, và người ta e rằng, mặc dù có áng vinh quang, lòng can trường và năng lực của tướng Goócđôn, song thành phố quan trọng này sẽ bị lọt vào tay bọn dã man mất. Ông Tarcôpxki cũng có ý kiến như thế, ông ngờ rằng, Anh quốc thầm mong sao Mahơđi chiếm lấy Xuđan của Ai Cập để rồi sau đó họ sẽ chiếm lại miền đất này từ tay Mahơđi, và biến miền đất mênh mông này thành tài sản nước Anh. Song ông không trao đổi với ông Rôlixơn những điều nghi ngờ ấy, vì không muốn xú c phạm đến những tình cảm ái quốc của bạn.
Gần cuối bữa ăn, Xtas hỏi tại sao chính phủ Ai Cập lại chiếm cứ tất cả các nước nằm về phía NamNubia là Coócđôphan, Đácphua và Xuđan cho đến tận Anbéc Nianđa, và tước đoạt quyền tự do của dân cư những miền đất đó. Ông Rôlixơn quyết định giải thích cho cậu bé: tất cả những gì mà chính phủ Ai Cập làm đều là thực hiện theo chỉ thị củ a Anh quốc, bởi nước Anh đang nắm quyền bảo hộ Ai Cập và về thực chất thì đang thống trị nước này một cách tuỳ ý.
- Chính phủ Ai Cập không tước đoạt tự do của bất cứ một ai cả, - ông nói, - mà ngược lại, còn mang lại tự do cho hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người. Trong thời gian gần đây, ở Coócđôphan,ở Đácphua và Xuđan không có một quốc gia độc lập nào tồn tại cả. Chỉ thảng hoặc ở nơi này nơi nọ, một tiểu thủ lĩnh nào đó dùng bạo lực áp đặt chính quyền của mình sang một miền đất khác và chiếm đoạt vùng đất ấy, không thèm để ý tới nguyện vọng của các cư dân địa phương. Còn trên đại thể, những miền này quần tụ các bộ tộc độc lập của người Ả Rập pha da đen, nghĩa là những bộ tộc mang trong mình dòng máu của cả hai chủng người đó. Các bộ tộc này luôn luôn sống trong tình trạng chiến tranh liên miên. Họ tấn công nhau, cướp của nhau ngựa,lạc đà, súc vật có sừng và trước hết là nô lệ. Đồng thời họ phạm không biết bao nhiêu điều tàn bạo. Nhưng tệ hại nhất là bọn thương gia săn ngà voi và săn nô lệ. Chúng gần như tạo thành một giai cấp riêng biệt, bao gồm hầu hết các tộc trưởng và những thương nhân giàu có.
Chúng tiến hành những cuộc săn lùng có vũ trang vào sâu trong lục địa Phi châu, cướp đi ngà voi và bắt sống hàng nghìn người, cả đàn ông, đàn bà, trẻ con. Chúng triệt phá các làng mạ c và trại ấp, phá hoại đồng ruộng, khiến máu chảy thành sông và giết hại không thương tiếc tất cả những ai muốn chống cự lại. Nhiều vùng ở miền nam Xuđan, Đácphua và Coócđôphan cũng như vùng thượng nguồn sông Nin cho tới tận hồ lớn, không còn một bóng người. Song bọn cướp Ả Rập này mỗi ngày tiến thêm một xa, đến nỗi cả vùng Trung Phi trở thành vùng đất của máu và nước mắt.
Anh quốc, như cháu biết, vốn săn đuổi bọn thương nhân buôn bán nô lệ trên toàn thế giới, bèn đồng ý để chính phủ Ai Cập chiếm Coócđôphan, Đácphua và Xuđan, đó là cách duy nhất buộc lũ cướp phải từ bỏ cuộc buôn bán bẩn thỉu ấy đi, là cách duy nhất để giữ chúng trong vòng kiềm toả. Những người da đen bất hạnh thở phào nhẹ nhõm, những cuộc tấn công ăn cướp lắng dần, và người ta bắt đầu được sống có luật lệ. Dĩ nhiên tình hình ấy khiến bọn lái buôn không thoả mãn. Vậy nên, khi mà trong số chúng nó có tên Môhamét Áchmét, bây giờ được gọi là Mahơđi, tên này bắt đầu kêu gào phát động một cuộc chiến tranh tôn giáo về hình thức, lấy cớ rằng tại Ai Cập lòng tin vào đức Môhamét đang bị suy giảm, thì tất cả bọn chúng đều cầm lấy vũ khí. Và thế là bùng nổ cuộc chiến tranh khủng khiếp này, cuộc chiến tranh mà cho tới nay rất bất lợi cho người Ai Cập. Trong tất cả các trận chiến đấu, Mahơđi đều đánh bại quân chính phủ, chiếm Coócđôphan, Đácphua, Xuđan; hiện nay, các bộ tộc của hắn đang vây hãm Kháctum và tiến về phía Bắc tới tận biên giới Nubia.
- Nhưng liệu hắn có tiến được tới Ai Cập không ạ? - Xtas hỏi.
- Không, - ông Rôlixơn trả lời, - Mahơđi quả có nói rằng, hắn sẽ đánh chiếm toàn thế giới, song đó chỉ là một con người mông muội, không hiểu gì cả. Hắn sẽ không bao giờ chiếm được Ai Cập vì Anh quốc không khi nào cho phép chuyện đó xảy ra.
- Thế nếu như quân đội Ai Cập hoàn toàn tan rã thì sao?
- Khi đó quân đội Anh sẽ thay, mà quân đội Anhthì chưa từng có ai thắng nổi bao giờ.
- Thế tại sao người Anh lại cho phép Mahơđichiếm ngần ấy nước?
- Sao cháu biết là Anh quốc cho phép? - ÔngRôlixơn nói. - Anh quốc chẳng bao giờ phải vội vã cả, bởi Anh quốc là quốc gia vĩnh cửu.
Câu chuyện bị gián đoạn bởi một người đầy tớ da đen vào báo rằng mụ Phátma Xmainơ tới và cầu xin được vào gặp.
Phụ nữ phương Đông thường chỉ chăm lo việc nội trợ và rất ít khi rời khỏi “buồng the”. Chỉ những người nghèo mới ra chợ hoặc đi làm đồng, thí dụ như vợ của các fellach, tức là những nông dân Ai Cập, nhưng cả những người này cũng che mặt khi ra đường.
Mặc dù mụ Phátma gốc người Xuđan, tại đó người ta không theo phong tục này, hơn nữa, trước đây cũng đã từng có lần mụ tới văn phòng ông Rôlixơn rồi, xong việc mụ đến đây, nhất là vào lúc đêm hôm thế này và lại tới nhà riêng, cũng gây nên một sự ngạc nhiên.
- Chúng ta sẽ được biết điều mới về gã Xmainơđây, - ông Tarcôpxki nói.
- Phải, - ông Rôlixơn đáp lại, đồng thời đưa tay ra hiệu cho người hầu dẫn mụ Phátma vào.
Lát sau một phụ nữ Xuđan còn trẻ, người cao dong dỏng, mặt hoàn toàn không che mạ ng, với nước da rất sẫm màu, cặp mắt tuyệt đẹp, tuy hơi man dại và dữ tợn, bước vào. Vừa vào, mụ đã sụp mặt xuống đất, và khi ông Rôlixơn bảo mụ đứng dậy thì mụ chỉ ngẩng mặt lên nhưng vẫn tiếp tục quỳ.
- Thưa ngài, - mụ nói, - cầu đức Ala ban phúc cho ngài, cho con cháu của ngài, ngôi nhà của ngài và súc vật của ngài.
- Chị muốn gì? - Người kĩ sư hỏi.
- Thưa ngài, con cầ u xin lòng từ thiện, sự cứu giúp trong cơn hoạn nạn. Con hiện đang bị giam giữ ở Port Xaiđơ, mà cái chết đang treo lơ lửng trên đầu con và các con của con.
- Chị nói là chị bị giam, thế mà chị lại có thể đi tới đây, thêm nữa lại vào ban đêm!
- Thưa, cảnh sát áp tải con tới đây, cảnh sát canh giữ nhà con cả ngày lẫn đêm, và con biết rằng chẳng bao lâu nữa họ sẽ được lệnh chặt đầu chúng con.
- Chị hãy nói cho ra dáng một người đàn bà chín chắn xem nào, - ông Rôlixơn nhún vai đáp, - không phải chị đang ở Xuđan mà là Ai Cập, nơi người ta không giết một ai thiếu quyết định của toà án, vì vậy chị có thể tin chắc rằng, không một sợi tóc nào của chị cũng như của các con chị rơi khỏi đầu đâu.
Song mụ ta bắt đầu van xin ông hãy một lần nữa bênh vực mụ ta, xin chính phủ cho phép mụ đi đến với lão Xmainơ. Mụ nói:
“Những ông lớn ngườ i Anh vĩ đại như ngài có thể làm được mọi chuyện, thưa ngài. Chính phủ ở Cairô nghĩ rằng ông Xmainơ phản bội, nhưng điều đó không đúng một chút nào hết! Hôm qua có các thương nhân Ả Rập đến chỗ con, họ từ Xuakim tới, trước đó họ mua nhựa cây và ngà voi ở Xuđan, họ báo cho con hay rằng ông Xmainơ đang bị ốm nằm tại En Phasenrơ và gọi con cùng các cháu tới đó để ban phước cho các cháu...” - Tất cả chỉ là chuyện bịa đặt của nhà chị, chị Phátma, - ông Rôlixơn ngắt lời.
Mụ ta bắt đầu thề với đức Ala là mụ nói sự thật, rồi tiếp đó mụ nói rằng, nếu như Xmainơ khoẻ lại thì chắc chắn trăm phần trăm là ông ta sẽ chuộc lại tất cả các tù binh Thiên Chúa giáo, còn nếu như ông ta có qua đời đi chăng nữa, thì chính mụ, người họ hàng ruột thịt của thủ lĩnh các tín đồ đạo Hồi, cũng sẽ dễ dàng tìm được cách đến gặp y và sẽ làm được bất cứ điều gì mụ muố n. Chỉ cần người ta cho phép mụ được đi, vì trái tim trong lồng ngực của mụ đang kêu rên bởi nỗi nhớ thương chồng. Mụ ta, một người phụ nữ bất hạnh, có làm gì nên tội với chính phủ và với phó vương cơ chứ?Chuyện đó có phải là lỗi của mụ đâu, và liệu mụ có thể nào chịu trách nhiệm trong chuyện chẳng may mụ là bà con với thầy cả đạo Hồi Môhamét Achmét?
Mụ Phátma, do sự có mặt của “những người Anh”, không dám gọi người bà con ruột thịt của mình bằng cái tên Mahơđi, vì tên đó có nghĩa là: “người chuộc tội cho thế gian”, bởi mụ biết rõ rằng, chính phủ Ai Cập coi hắn ta là một tên phiến loạn và kẻ chuyên lừa đảo. Song mụ cứ đập đầu xuống đất và vừa cầu khẩn trời cao đất dầy minh chứng cho sự vô tội cùng nỗi bất hạnh của mụ, vừa kêu khóc một cách thảm thương, như kiểu các phụ nữ phương Đông thường kêu khóc khi bị mất chồng hay con trai vậy.
Rồi mụ lại úp mặt xuống đất - nói đúng hơn là xuống tấm thảm lót sàn nhà - và im lặng chờ đợi.
Cuối bữa ăn, Nen muốn chợp mắt chút đỉnh, nhưng giờ đây cô bé tỉnh táo hoàn toàn. và vì vốn có trái tim giàu thương cảm, nên cô bé nắm lấy tay cha, vừa hôn vừa cầu xin cho mụ Phátma:
- Cha ơi, cha giúp bà ta đi cha! Giúp bà ta đi cha!
Còn mụ Phátma, hẳn là biết tiếng Anh, nên vừa nứ c nở, vừa nói, mặt vẫn không rời khỏi tấm thảm:
- Cầu đứ c Ala ban phước cho cô, hỡi đoá hoa thiên đường bé nhỏ, hỡi niềm hoan lạc của Omai, hỡi vì sao trong sáng.
Còn Xtas, mặc dù trong lòng rất căm tức bọn Mahơđi, nhưng em cũng xúc động bởi lời cầu xin và sự đau đớn của mụ Phát ma.
Hơn nữa vì Nen bênh vực mụ ta, mà em thì nói cho cùng, bao giờ cũng muốn những gì Nen muốn thực hiện, nên một lúc sau em cất tiếng nói khẽ như tự nhủ, nhưng cũng đủ để cho mọi người nghe thấy:
- Nếu mình là chính phủ, mình sẽ cho phép mụ Phátma ra đi.
- Nhưng vì con không phải là chính phủ, - ông Tarcôpxki đáp, - nên tốt nhất là con đừng có can thiệp vào những chuyện không thuộc về con.
Ông Rôlixơn cũng có tâm hồn giàu trắc ẩn và ông cũng thấu hiểu tình cảm của mụ Phátma, nhưng trong những lời của mụ ta có nhiều điều mà theo ông toàn là chuyện dối trá. Vì hàng ngày ông có quan hệ với sở thuế quan ở Idơmailơ, nên ông biết chắc chắn rằng, không có một số hàng hoá nào là nhựa cây và ngà voi được chở qua kênh trong thời gian vừa rồi. Việc buôn bán những mặt hàng này gần như hoàn toàn bị đình lại. Vả chăng, các thương nhân Ả Rập cũng không thể nào trở về từ thành phố En Phaserơ nằm trên đất Xuđan, vì nói chung bọn Mahơđi ngay từ đầu đã không cho phép các thương nhân giao lưu với chúng, còn những kẻ nào bị chúng tóm được, thì đều bị cướp sạch và bị giữ lại làm tù binh cả. Chính vì thế, chắc chắn câu chuyện về bệnh tình của Xmainơ cũng là một điều bịa đặt mà thôi.
Song vì đôi mắt Nen vẫn đang nhìn cha đầy vẻ van xin, nên không muốn làm con buồn, ông bảo mụ Phátma:
- Này chị Phátma, ta đã viết thư gửi chính phủ theo lời khẩn cầu của chị, nhưng không có kết quả. Còn bây giờ thì chị nghe đây.
Sáng mai, cùng với ngài kĩ sư đây, ta sẽ đi Mêđinét En Phaium, dọc đường chúng ta sẽ lưu lại Cairô một ngày, vì khêđíp muốn bàn bạc với chúng ta về các kênh tiêu nước từ sông Bahơrơ Duxép và sẽ cho chúng ta chỉ thị về những con kênh đó. Trong khi bàn bạc, ta sẽ cố gắng trình bày với ngài chuyện của nhà chị và cố gắng xin ngài ban cho chị đặc ân. Nhưng ta không thể làm được điều gì hơn nữa và ta cũng không thể hứa hẹn một điều gì hết.
Mụ Phátma nhổ m ngay dậy và vừa đưa hai tay ra dấu cảm ơn vừa bật kêu lên:
- Vậy là con đã được cứu sống!- Không đâu, chị Phátma, - ông Rôlixơn đáp, nhà chị đừng nói chuyện cứu mạng, vì như ta đã nói với chị, cái chết không hề đe doạ chị lẫn các con chị. Còn liệu khêđíp có đồng ý cho chị ra đi hay không thì ta không dám chắc, bởi vì Xmainơ không ốm mà hắn là một tên phản bội, đã lấy tiền của chính phủ, hoàn toàn không nghĩ gì đến việc chuộc các tù binh khỏi tay Môhamét Achmét cả.
- Ông Xmainơ là người vô tội, thưa ngài, hiện ông ấy đang nằm ở En Phaserơ, - mụ Phátma lặp lại, - còn nếu như ông ta có bội tín với chính phủ đi nữa, thì con xin thề với ngài, ông chủ đáng kính của con, rằng nếu như người ta cho phép con ra đi, thì con sẽ khẩn cầu Môhamét Achmét cho đến khi nào xin tha hết tù binh của các ngài mới thôi.
- Thôi được rồi. Ta hứa với chị một lần nữa là ta sẽ gặp khêđíp để xin cho chị. Mụ Phátma bắt đầu vái lia lịa.
- Xin đa tạ người, thưa xidi. Ngài thật quả là người vừa nhiều quyền thế vừa công minh chính đại. Còn bây giờ con cầu xin ngài một điều nữ a là hãy cho chúng con được hầu hạ ngài như nô lệ vậy.
- Ở Ai Cập không một ai có thể là nô lệ cả, - ông ôlixơn mỉm cười đáp lại. - Ta có đủ gia nhân rồi, vả chăng ta cũng không thể sử dụng sự hầu hạ của chị vì rằng, như ta đã nói với chị, tất cả chúng ta đây sẽ rời đi Mêđinét, và có thể chúng ta sẽ ở lại đó cho đến tận ngày lễ ramadan(2).
- Con biết, thưa ngài, vì ông quản gia Khađigi đã nói với con, còn con, biết tin ấy, con đến đây không những chỉ để cầu xin ngài giúp đỡ, mà còn để thưa với ngài rằng, hai người cùng bộ tộc Dangan với con là Iđrix và Ghebơrơ, hiện đang là những chủ lạc đà tại Mêđinét, và họ sẽ rập trán trước ngài khi ngài đến đó cốt để xin ngài ra lệnh cho họ và lạc đà của họ được hầu hạ các ngài.
- Được rồ i, được rồi, - ông giám đốc nói, - nhưng đó là việc của công ti Cúc chứ đâu phải là việc của ta.
Sau khi hôn tay hai kĩ sư và bọn trẻ, mụ Phátma lui ra ngoài, vừa lui vừa cầu phước, nhất là cho cô bé Nen. Cả hai ông bố cùng im lặng một lát, rồi ông Rôlixơn cất tiếng:
- Một người đàn bà đáng thương... nhưng mụ ta nói dối như cuội vậy, thậm chí trong những lời cảm ơn cũng toát lên cái ý không có quyền giữ mụ ta ở Ai Cập, vì mụ ta không thể chịu trách nhiệm thay cho chồng được.
- Hiện nay chính phủ không cho phép một ai trong số dân Xuđan đi Xuakim không có giấy phép, cũng như đi Nubia, nghĩa là lệnh cấm đó không chỉ riêng cho mụ Phátma. Ở Ai Cập hiện có rất nhiều người vốn tìm tới đây để kiếm sống, trong đó có một nhóm người thuộc bộ tộc Dangan, nghĩa là bộ tộc của chính Mahơđi. Thí dụ, ngoài mụ Phátma ra, còn có Khađigi và hai gã chủ lạc đà ở Mêđinét cũng thuộc bộ tộc này. Bọn Mahơđi gọi người Ai Cập là dân Thổ và tiến hành chiến tranh chống lại họ,nhưng trong số những người Ả Rập tại đây cũng có khối môn đệ của Mahơđi, những kẻ sẵn lòng bỏ trốn đến với hắn. Cần phải gộp vào bọn này tất cả những kẻ cuồng đạo, tất cả những kẻ ủng hộ pasa Ả Rập ngày trước, cùng nhiều kẻ trong các tầng lớp nghèo khổ nhất. Họ trách chính phủ đã hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Anh, và cho rằng điều đó xúc phạm tới tôn giáo. Chỉ có Chúa mới biết rõ bao nhiêu kẻ đã chạy trốn bằng cách vượt qua sa mạc, bỏ qua con đường biển thông thường tới Xuakim; do vậy, khi chính phủ biết được rằng mụ Phátma cũng muốn chuồn, họ bèn ra lệnh canh giữ mụ ta. Qua mụ ta và các con của mụ, những người ruột thịt với Mahơđi, rất có thể sẽ chuộc lại được tù binh.
- Liệu có đúng là những tầng lớp nghèo khổ nhất ở Ai Cập ủng hộ Mahơđi hay chăng?
- Mahơđi có đệ tử ngay cả trong quân đội, có thể chính vì vậy mà quân chính phủ đánh nhau kém đến thế.
- Nhưng bằng cách nào những người Xuđan có thể trốn qua sa mạc được nhỉ? Hàng nghìn dặm đường cơ mà?
- Ấy thế mà chính bằng con đường ấy người ta đưa nô lệ tới Ai Cập đấy.
- Tôi e rằng bọn trẻ con của mụ Phátma không chịu đựng nổi một cuộc hành trình như thế.
- Mụ ta cũng muốn rút ngắn bớt đường đi bằng cách đi theo đường biển tới Xuakim đấy thôi.
- Dù sao thì cũng là một người đàn bà tội nghiệp...
Câu chuyện kết thúc ở đó.
Nhưng mười hai giờ sau đó, mụ “đàn bà tội nghiệp” ấy, sau khi đã đóng thật kín cửa nhà, bắt đầu thì thầm với con trai của tên quản gia Khađigi, cặp lông mày nhíu lại, đôi mắt đẹp ánh lên thật ảm đạm.
- Hỡi Khamix, con trai của Khađigi, đây là tiền. Ngay hôm nay, người hãy đi Mêđinét và giao cho Iđrix bức thư này, bức thư mà thầy cả Benlali thánh thiện đã thảo gửi cho hắn theo lời yêu cầu của ta... Bọn trẻ của các kĩ sư ấy tốt bụng đấy, song nếu như ta không được phép ra đi thì không cò n cách nào khác. Ta biết là ngươi không phản ta... Hãy nhớ rằng, ngươi và cha ngươi đều sinh ra từ bộ tộc Dangan, bộ tộc đã sản sinh ra đức Mahơđi vĩ đại.
-------------
1 Cúc: tên một công ti tư bản lớn ở nước ngoài.
2 Lễ ramadan: lễ của người Hồi giáo, bắt đầu từ tháng hai cho đến hết tháng ba.