Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Dấu Vết Khủng Long

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 565 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Dấu Vết Khủng Long
Thái San
Một nét ảnh hưởng thời cực thịnh La mã tại Việt Nam.
Đạo Thiên chúa, tiếng vang do người Pháp , người Bồ
để lại, gây lên nhiều cái chết bất trung trong một trăm
mười bẩy cái chết cho đến thời cận kim ( những cái
chết kể cả đàng Ngoài và đàng Trong ) Sáng tạo ra
những vị thầy cả , thầy giảng (*) thành những ông vua
con.

Năm ấy, vào buổi sáng sớm. Mặt trời như quay nhanh hơn, những vầng sáng nhiều màu sắc thành những trái bóng tung bay khắp nơi, vương trên áo, trên mũ. Những trái bóng đầy màu sắc của phổ, như một hiện tượng lạ, ma lực thần thánh, một hiện tượng mang theo nhiều dị đoan như sự xuất hiện của sao chổi, trong những dân tộc còn bán khai...trong những dân tộc tín dị ngờ vực.
Trẻ con trong những ngày giờ không đi học, vui chơi tung tăng, sung sướng, ồn ào khắp sân thánh đường, nơi hành lễ, giảng thuyết, trụ trì, trị vì của các thầy cả, thầy giảng đầy uy quyền cha chúa, những lãnh chúa cả tinh thần lẫn vật chất, nhân vật bất khả xâm phạm kế thừa quyền uy phong hóa của mẫu quốc tuyển chọn rất kỹ lưỡng kỹ thuật để được làm môi trường giữa người và trời quản trị lớp dân đô hộ. (@)
Tất nhiên dân tộc không phải tất cả ai cũng như ai chấp nhận tự tròng vào đầu mình một thứ thần quyền êm ái ngoan ngoãn can tâm cho người khác sai khiến.
Đoàn quân này dựa vào thần linh âm thầm lặng lẽ không hung hăng, theo chân đoàn quân lê dương đi giầy săng-đá tiến vào Việt nam, sau khi gửi hoàng tử Cảnh làm con tin.
Sau đó là một người dòng tên, tu sĩ Filipe Marini người truyền giáo 1647 bị trục xuất đàng ngoài, 1658 về Rôma; năm 1671 trở sang Đàng trong cho đến 1674.
Từ đó dân tộc sống nô bộc như mạng sâu thân kiến, sự an ủi của đạo giáo đem vào ru con người dịu bớt đề kháng, tuân thủ những kẻ cai trị.
Thầy cả, thầy giảng hiển nhiên như những thầy phép (*) đã dựa vào thần quyền, dùng thần linh khống chế làm yên dịu, một lối trị, kẻ bị trị.
Cố đạo ta thời đó như kẻ theo đóm ăn tàn, chưa hiểu được vai trò nô phận của dân tộc. Khi thành công. Vị trí có chỗ đứng dưới ánh mặt trời, làm cho các vị được tôn vinh trên bục ăn nói, ngang cao như thần linh, và từ đó phong cách đổi khác, tự thần thánh hóa, như trở thành thánh nhân dẫn dắt, dạy bảo, thao túng, thật lòng mà nói thầy cả Việt thừa kế cũng không kém, uy phong vô cùng, thừa ảnh hưởng nhiều đến người già là tầng lớp ông cha, nên bắt mọi người phải tuân thủ như một thông lệ không hợp với bản thể dân tộc.
Để được đạt tới thần tượng, các thầy phải tạo lên sự uy nghi và thoát khỏi dục vọng tầm thường giả hiệu, những vỏ bọc cần thiết, nó là mặt phải của tấm huy chương. Không được có vợ, không có của cải riêng, phải giảng dạy giáo lý theo đường lối của giáo hội.
Muốn hiểu biết nhiều về họ, nếu ai nhìn thấy nơi tồn trữ thực phẩm, và xem thấy chốn ăn phòng ngủ của các thầy cả, thì ta mới hiểu phần nào.
Luân đưa tay nhẩm tính tuổi, nên buông rơi câu chuyện, những dĩ vãng ám ảnh quanh mình như làn sương mỏng kéo lê suốt mãi. Vì dân quê ta đại đa số quần nâu áo sồng, một số miền đã nhiều gia đình qui thuận sự hiện diện của giáo quyền, tức là chấp nhận sự hiện diện của cố đạo, hài lòng những ách mỹ tinh thần với lớp chính quyền đô hộ và lớp hào phú, phong kiến, mê muội. Dù rằng có thời Chúa Trịnh Tạc cấm cản, và cũng có nhiều phản ứng từ lòng dân.
Tiếng trống cơm đang dẫn đường một chiếc cáng. Một cố đạo nửa nằm nửa ngồi phía trong phe phẩy chiếc quạt giấy in xâm kim hình long phượng. Hai tráng đinh lực lưỡng mặc bộ đồng nâu còn gấp nếp, bộ quần áo họa hoằn lắm mới đem ra để mặc, những nếp gấp còn in, đi chân đất. Một chú giúp lễ, kẻ tu trẻ mới nhập hàng đệ tử, bưng chiếc tráp dầu thánh. Một số người tháp tùng che ô, ôm nến.
Dân chúng tự động rẽ ra hai bên đường khúm núm cúi đầu:
-Lạy cha ạ...! Một thầy cả đi làm phúc.
Luân chăm chú kỹ lưỡng. Một cha chánh xứ đi xức dầu cho kẻ liệt. Nghĩa là có một người theo đạo thiên chúa nào trong lúc thập tử nhất sinh, được linh mục đến tận nhà xức dầu thánh như là của ăn đàng, trước lúc tắt hơi trên đường đi đến thiên đàng, đi đến cõi chết, đấy là lý thuyết.
Mặt linh mục trắng bệch, không mấy tiếp xúc với nắng, như loài thảo mộc thiếu nắng ở trong cớm, một sự trắng bệnh hoạn, dày vò nội tâm, để hạn chế, để chịu đựng, bó gói trong khuôn khổ thần thánh, cố ý gọt bớt khuôn khổ người thường hiển nhiên, tự nhiên, mưu tìm cái vỏ tuyệt đối, tạo cho vẻ mầu nhiệm thần thánh, để cho trong tư thế hư thực, tín hữu tin tưởng, xin cứu vớt, giải ách sự vô vọng thân xác khi cùng khổ bủa vây, lúc quá nghèo hèn bất hạnh.
Quần chúng họ phải hiểu ra rằng: Mọi sự trên đời này những thầy cả, thầy giảng, cha đạo đều giải quyết được cả? Kể cả thuốc chữa bệnh, vàng bạc, tiền đô, v.v.. do cố đạo giới thiệu hoặc họ hàng nhà cố đạo bán ra đều có ý nghĩa như chính phẩm.
oOo
Người ngoại quốc tạo lên những tác nhân thừa kế, linh mục thành những đế chế nhỏ lý tưởng của dân tộc, và dân tộc độc lập?
Luân ngồi yên trong suy nghĩ. Có những tu sĩ nhỏ do cha mẹ dắt con đến xin làm người giúp việc, phụ lễ, trông nom dầu nến, lau bàn thờ, quét gian cung thánh, đổ ống quýt trầu...mơ ước một ngày kia, đạt thành rạng rỡ gia môn.
Cha đẻ của Luân rời khỏi nhà chung với chức hai.
Đứng trong phía làng quê, hai chức thánh cũng đã cao cả lắm rồi. Đối với ông là một sự chịu đựng đáng kể cho một người con trai út trong một gia đình chín người. Ông nội Luân là một viên chức trong ban hành giáo của xứ, nên cha Luân được hãnh diện cha cố nhận làm con cho đến ngày nay. Thường thì khi ra khỏi nhà tu là do chúa không chọn, chưa dũ sạch bụi trần, nhưng có lẽ thiết thực hơn là con nhà nghèo không đóng góp nỗi những điều kiện cần có.
Khác mọi việc. Cha Luân tự động ra khỏi.
Cha Luân kể:" Cha ra khỏi nhà tu, người lườm kẻ nguýt, nhỏ to: " Đồ quỷ sứ, đồ thầy xuất, quỷ ma cám dỗ". Cha Luân lặng thinh cúi đầu chịu đựng suốt những năm trường sau. Có lẽ từ đó nụ cười cố hữu của dân tộc bắt đầu có ý nghĩa. Nụ cười đau khổ, xỉa xói, nụ cười héo hắt cam tâm, chịu đựng, nô lệ. Ba Luân nuối tiếc những ngày qua, biết mình đã sống sai.
Giải thích thế nào về thầy tu xuất và tiếng cười của tín đồ mù?
Sự chịu đựng của cha Luân làm súc tích Luân.
Trước tiên là cái dốt, là dân trí, một dân tộc bán khai bị đô hộ. Gia đình quá đông người tập trung trên mảnh đất ruộng quá chật hẹp, trong thời ngoại xâm dầy xéo. Luân manh nha vùng dậy. Nhất là các thời Vua ta truyền chỉ cấm các tu sĩ không được ra khỏi chỗ ở. Có tiếng gõ cửa.
Cha Luân uể oải đứng dậy từ chiếc giường dạt tre, nửa giường nửa chõng. Căn nhà ông và bác chú để lại.
Cánh cửa vừa mở, cha Luân đã vội kêu nhẹ lên. Một tiếng kính trọng:
-Thầy!
Một bộ mặt trắng xuất hiện. Một bộ mặt đầy thịt, có nhiều quầng thâm như hằng đêm mất ngủ, không có nụ cười, không tìm thấy một nét tươi. Vốn không có cảm tình, Luân cảm thấy không khí trong nhà ảm đạm. Điệu bộ của cha mình khúm núm làm Luân muốn nổi giận.
Thầy thừa sai của cha cố đạo vừa đến. Một người lùn khắc khổ, ngoại trừ bộ mặt, còn hầu như đúc bằng cặn sắt. Không chờ đợi đã nói:
-Cha gọi ông đấy.
-Thưa thầy có việc gì ạ ?
-Tôi không biết.
-Thưa con lên ngay. Ngay bây giờ đó ạ.
Ông sứ giả ảm đạm đã đi, còn vương lại giọng nói thiếu sức theo gió.
Cha Luân phủi quần áo thật kỹ ra đi vội vã. Luân đóng cửa lao theo. Luân nép vào vườn hoa gần đấy. Một khoảng đất khu nhà chung, toàn bộ có thể lên đến vài mẫu kể cả phần vườn hoa cũng quá rộng. Những miếng đất vùng đồng bằng quí hoá vô ngần, nuôi sống thêm một số dân nghèo, chung quanh khu vườn là lạch nước trồng đầy môn khoai, bờ ngoài con lạch tre ngợp bóng dầy đặc thành những hào lũy vô cùng kiên cố. Trước gian nhà khách, nhiều lồng chim quý: hoàng anh, hoàng yến, yểng, khiếu.v.v..
Ba Luân đứng xớ rớ trước phòng khách.
Những bờ tường xây cao như những lô cốt thành trì chiến đấu. Phần đông những kẻ ra vào nơi này là những chức sắc, chánh trùm, tổng, lý... hoặc chăng, những thanh niên thiếu nữ con đức bà, nghĩa binh thánh thể nhộn nhịp càng tăng thêm vẻ đẹp của vườn hoa, cùng tiếng chim thêm nghệ thuật ý sống. Nơi lành thánh?
Không kịp nhìn, thầy cả đi tới mặc bộ áo thâm chùng, tay cầm chiếc ba toong giống như trong hình chúa ki tô vua, tiến thẳng tới chỗ cha Luân đứng. Cha Luân cúi đầu:
-Lạy cha ạ. Cha đòi con. Thưa cha vẫn mạnh khỏe trong Chúa đấy ạ?
Chiếc gậy trong tay vị linh mục đập nhè nhẹ vào tay trái: -Cám ơn thầy, Chúa ban cho tôi vẫn mạnh...Nghe như chiều thầy không hài lòng với ý tôi phỏng?
-Dạ thưa con...khó quá...
-Tôi và các cha các thầy chỉ còn giúp đỡ cho thầy đến ngày hôm nay nữa thôi, thầy không được phép hành xử gì trong nhà thờ nữa. Niềm khao khát đốt chát con tim thầy vào nhà chúa đã phế bỏ hết, và dù tôi có thương yêu thầy hơn, tôi vẫn phải trả thầy về thế gian, hội đồng nhà chung đồng ý cấp cho thầy một số vốn để thầy bước vào đời. Có lẽ thầy là con tôi nên thầy mới được cái thiện ý này. Cái này ý các cha.
-Con xin đội ơn các cha vạn bội.
Cha Luân khúm núm. Cha Luân quỳ sập xuống. Tiếng của cha xứ vẫn tiếp tục:
-Thầy ra đời, thầy phải giữ linh hồn của mình. Tôi cố gắng giữ thầy nhưng chúa không chọn. Tôi đành để thầy bước ra không bị ràng buộc. Nay con thầy đã lớn, đáng lẽ thầy bị phạt gộp thông công, nhưng tôi là cha bố tôi, niệm tình tha thứ cho thầy...tôi nhận hết sự khó cho thầy. Thầy phải bước ngay đến để cám ơn tôi và các cha trong nhà chung.
-Vâng, vâng con đội ơn cha...
Luân trừng mắt nhìn lên trán của cha bố. Cha Luân thường kể lể nhiều về tính tốt của cha bố. Nhưng lúc này Luân có cảm giác như một con quạ đen. Một giác quan nhỏ đã đánh đổ những lời lành, mà cha Luân vẫn dành cho cha bố. Ý tưởng của Luân xiêu vẹo đến nỗi nghi hoặc cả cái trán hói, Luân cảm thấy như tự ông nhổ bớt tóc mình trên trán tạo lên. Và cha Luân đã bị cái trán khuất phục.
Các thầy đến rất đông, cha bố đưa cha Luân vào căn nhà nguyện đóng kín cửa và cổng. Luân chờ đợi không được, với tính lơ đãng của trẻ, Luân chạy phăng ra đồng với mẹ.
Mẹ Luân xé cơm ra trong chiếc mo cau đưa cho con kèm thêm một con tôm, ngồi ngay trên bờ ruộng. Phía trước mặt là cánh đồng bát ngát trải thẳng một màu xanh. Một màu xanh quyến rũ để người trả đổi những hột mồ hôi lấy những bát cơm đầy. Luân vừa ăn vừa nghe mẹ nói:
-Chắc hôm nay các cha các thầy họp, để cha con xin lỗi, dũ bỏ cái áo nhà tu, và trả cái thẻ phát chẩn.
Luân lúng úng trong miếng ăn hỏi mẹ:
-Sao phải xin lỗi hở mẹ? Sao trả thẻ ưu đãi?
-Cha con ra khỏi nhà tu nên phải xin cái công ăn ở, dạy dỗ, lẽ ra phải phạt đền, nhưng cha bố đỡ cho như vậy là tốt lắm rồi. Gia đình ta còn cái thẻ ưu đãi được mua thực phẩm thì mẹ con đỡ khổ. Từ nay con cố ráng học hành, không chơi lêu lổng như ngày xưa được đâu.
Một người phụ nữ đã đến ngồi bên cạnh mẹ. Người phụ nữ miền đồng ruộng, bà bạn quen thân của mẹ Luân. Luân lặng thinh. Cái khăn vuông đen của bà biến thành cái khăn lau mồ hôi. Lọn tóc vấn trên đầu bà xỏa ra bay tỏa theo gió nhè nhẹ cho bớt nóng cái nắng trưa của ruộng đồng.
Người bạn mẹ đã lên tiếng:
-Vậy là mày đã hạnh phúc lắm rồi. Ba đứa chúng mày lên tỉnh về phố, sẽ quên tất cả những năm tháng muộn phiền nơi đây, với hạnh phúc trong tay, chỉ có những gì trông chờ ở tương lai. Thỉnh thoảng nhớ về quê thăm chúng tao. Ở đây chúng tao còn nhuốm bùn thì còn nhiều buồn hơn vui.
Mắt người phụ nữ chớp chớp. Những chiếc răng đen nhánh như những quả sắn thuyền chín. Có một giọt nước mắt trong khóe.
Bà bạn mẹ vẫn tiếp:
-Mày là con người tốt phước, trời đã không phụ lòng chúng mày, chẳng cóc chúa chiếc nào cả, chúng mày ra đi chúng tao mất những người xóm giềng tốt, mất một đứa bạn hái dâu giỏi, mất giọng hò ví von trên đồng kỷ niệm những thời con gái, bao nhiêu tâm sự mày đã mang đi theo hết, bọn tao còn lại như những đứa cà đẫn.
Mẹ Luân cắt lời:
-Nhưng mai tôi còn ở lại. Sáng ngày kia...
-Nhưng tao không đến, nó buồn cho chúng tao thêm thôi, phải nhìn bộ mặt chúng mày khi chia tay, phải nhìn những bộ mặt cha, thầy, trùm, chánh. Tao chia tay mày hôm nay.
Ngồi thật lâu. Mẹ Luân chịu không nỗi những tình cảm tràn đầy chân thật thương yêu bà. Bà cũng không còn giấu nổi.
Bà gật đầu:
-Chia tay vĩnh biệt. Không biết khi nào gặp lại.
-Sao lại vĩnh biệt?
Bốn mắt nhìn thẳng vào nhau. Mẹ Luân biết rất rõ mình đang nói gì khi tình cảm tràn lên và hiện diện nơi đây là một người bạn tri kỷ, lên trên tất cả những hiểm nguy, trên tất cả thần thánh.
Bà nắm chặt lấy tay người bạn:
-Mình vào Nam.
Chú thích :
(* ) (thư Ben to gửi Filipo marino 1695 (cgdt16-4-96)
thế kỉ 17 )
(@)Cuốn thiên hồ, đế hồ của Phan bội Châu 1923.
(*) maitre de la loi: thầy phép. Gs H-X-Hãn
Tạp chí đại học số 10-7-1959



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 232

Return to top