Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mặt Trời Chiều

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 11797 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mặt Trời Chiều
Thạch Hà

Chương 13

Tân đang nhìn những tia nắng xế xuyên qua cành lá bàng chiếu nghiêng giữa sân lên bồn cỏ và nhớ lại ông lão chung thân năm xưa. Một đời người tranh đấu vì một lý tưởng và thất thế phải bị cầm tù. Mặc dầu án chung thân, phải lưu đày ra Hải đảo, nhưng rồi ông ta vẫn được ánh sáng tự do vào năm đảo chính Nhật. Nhưng chưa đầy hai tháng thì quân Pháp vãn hồi trật tự tại miền Nam và đưa ông ta về đảo lại. Thế rồi ông ta lại phiêu lưu trong một chuyến đày đi hành dịch ra Đà Nẵng để kéo dài cuộc đời bệnh tật, suốt ngày ngồi nhổ cỏ ở góc sân lao và chết già cô độc, không bà con thân quyến. Tự nhiên ngọn nắng chiều làm cho hình ảnh ông già nhổ cỏ sống lại trong ký ức Tân và gợi cho Tân nhiều thắc mắc :
- Có những người sống vì một lý tưởng nhưng cái vận xui dài hơn cuộc đời họ nên họ không thấy được tia sáng vinh quang. Thật là tội nghiệp !
Tân tự thấy lo ngại cho đời mình. Một nỗi buồn man mác dâng trào trong thâm tâm. Ánh nắng chiều gợi lên những kỷ niệm vui buồn của quá khứ.
Tân nghĩ đến chạ Nước mắt quyện theo gò má rơi xuống áo. Cuộc đời của ông ta đã gẫy gánh nửa đường không đi đến một vinh quang sáng lạng như ông hằng mong muốn. Tân tự hỏi:
- Nhưng còn đời mình ? Chỉ là mặt trời mọc trong ngày mưa lạnh ! Mây xám bao phủ cả bầu trời không cho tia sáng huy hoàng soi xuống trần gian.
Một ngày nào trong thời thơ ấu cha Tân đã nhắc nhở :
- Các con phải họ cho giỏi đi để mà nối nghiệp nhà !
Rồi ông Cụ đọc lại hai câu đối của tổ tiên để lại ở nhà thờ Họ :
"Thập bát Quận Công, Tam Tể Tướng,
"Bách dư Tấn sĩ, Nhị phong Hầu.
Ông Cụ thường lấy gia phả tính lại tổng số Quận công, Tể tướng, Tiến Sĩ và Công Hầu để dự trù tương lai.
Nhưng Tân thấy cuộc đời mình tàn sớm hơn và ở một mức thấp kém hơn thế hệ của cha mình. Tân nghĩ đến thằng Tùng. Tính nhẫm lại thì hắn phải đầy năm từ lâu rồi. Tân thở ra :
- Phải bảy năm nữa cha con mới gặp nhau. Không biết Hường có đủ sức để dạy con trong lúc tuổi thơ không?
Tiếng gọi tên Tân từ văn phòng chuyển xuống sân. Tự nhiên Tân liên tưởng đến lần gọi phóng thích năm xưa :
- Có lẽ nào ! Ta còn những bảy năm nữa cơ mà.
Nhưng dù sao linh tính vẫn báo một tin mừng cho Tân. Hường đưa con vào thăm. Tân cố bồng Tùng để nâng niu nhưng thằng bé nhất định không chịu cứ khóc vang và nằng nặc đòi về mẹ. Hường kiếm cách dỗ con nhưng không tài nào để cho Tân bế nó được.Tân thất vọng :
- Thời gian xa cách quá lâu, đã làm cho hắn lạ anh rồi !
- Anh đi từ hồi hắn hai tháng. Mới đấy mà hai năm rồi nhỉ !
Hường kể chuyện sinh hoạt gia đình tư hồi Tân đi và sau khi cha mất, chuyện dọn nhà vào Nam.
Tân góp ý kiến :
- Anh chắc trước cái chết của cha, mẹ đã đau khổ nhiều và yếu lắm. Thế bây giờ mẹ định là gì ở đây mà dọn cả vào đây?
- Mẹ Ở đâu thì cũng tu thôi. Em bàn chuyện vào đây để buôn bán và dễ bới xách cho anh. Hơn nữa mẹ bớt sống trong những kỷ niệm cũ để đỡ nhớ thương đau khổ. Mẹ định vào thăm anh ngay nhưng em bảo để em bồng con đi xem trước cách thức thế nào rồi hẳn đưa mẹ đi sau.
- Em vào đây có dễ dàng không ?
- Cũng may là họ cho vào liền, không làm giấy tờ gì cả.
- Xưa nay có ai đi thăm tù đâu mà làm giấy tờ. Em đến đây là người đầu tiên. Nếu em ở yên ở đây thì anh sẽ xin đi hành dịch ngoài dễ gặp em hơn.
Tiếng kiểng nghỉ việc vang di từ góc giếng nước. Chú cai ở văn phòng bảo với Hường :
- Thôi cho gặp lần đầu thế là lâu rồi ! Về làm đơn đi mà xin nuôi chồng !
Hường giấu hai giòng lệ, ẳm con ra về.



*
Suốt mấy ngày liền Tân sốt ruột. Tinh thần luôn luôn bất định và lòng dạ nao nao xao xuyến. Đã thế mà Tân lại mất chỗ làm ở ngoài nữa. Trong lúc chờ đợi việc làm khác, cả ngày chỉ làm những cỏ vê phụ tại nhà lao. Phần nhiều dân làm phụ lại phải gánh vác những việc nặng như bửa củi, kéo nước, khuân vác bất thường.
Nếu Tân còn được đi làm ở chỗ cũ thì ít ra Tân cũng đã có cách nhắn hỏi tin tức gia đình và đỡ phải lo ngại mơ hồ như thế nầy. Chẳng hạn Tân có thể nhờ thằng Lang, hàng ngày làm tại Tòa sứ, nhắn với chị Bếp ra chợ hỏi giùm thím Tư bán vải. Thím Tư ở cùng xóm với gia đình Tân thì thế nào cũng biết rõ để tin cho Tân được.
Đàng này Tân cứ như ếch nằm đáy giếng, không liên hệ với gia đình. Hết tưởng tượng chuyện nầy lại đến tưởng tượng chuyện khác.
Đêm hôm kia Tân lại thao thức khó ngủ phần vì buồn, phần vì nóng nực. Buổi chiều trời chuyển cơn giông nhưng không mưa được. Không khí oi bức lạ thường ! Tối lại, hơi nóng trong khám mái tôn như đốt lò hai trăm nhân mạng, hơi người tỏ ra hòa với không khí ẩm đến ngạt thở. Kèn chín giờ đã thổi. Đèn các khám tắt. Những người vô tư, mệt mỏi cả ngày bắt đầu ngáy đều để sống cuộc đời tự do trong chiêm bao.
Tân nằm gác tay lên trán nghĩ viễn vông. Thỉnh thoảng lại trở mình trên manh chiếu hẹp vừa đủ một người nằm. Chiếc gối gỗ xiêu vẹo lại phát những tiếng kêu khô chát phá tan im lặng. Tự nhiên Tân cảm thấy bồn chồn và bứt rứt khó chịu vô cùng.
Giờ nầy có lẽ mẹ Tân ở nhà cũng đã ngon giấc. Hường cũng thu xếp xong công việc bếp nước, dọn dẹp sạch sẽ nhà trên nhà dưới, thắp một nén hương trên bàn thờ cha và vặn to ngọn đèn dầu chong đêm trước khi đi ngủ. Rồi Tân lại nghĩ đến sự biệt tín từ mấy ngày liền. Tại sao Hường không gởi thư từ gì cho Tân cả. Một là mẹ Ốm, Hường phải ở nhà săn sóc, hai là Hường ốm không buôn bán được.
Tân tưởng tượng đến cảnh nhà nghèo túng, nghĩ đến thời gian Tân bị giam, những giỏ quà Hường đã tiếp tế. Đối với gia đình như gia đình Tân hiện tại quả là một sự tốn kém quá nhiều. Tân thoáng nghĩ:
- Hay là nhà không còn đủ sức tiếp tế nữa !
Nhưng nếu thế thì tại sao Hường không biên thư cho Tân biết ! Những ý nghĩ xô đẩy dồn dập, lộn xộn qua trí óc Tân cho đến khi chợp ngủ quên. Trời sáng nhưng Tân còn gắng gượng nằm thêm vài phút như để bù trừ sự mất ngủ trong đêm qua.
Cửa khám mở toang. Không khí chen vào căn phòng đầy hơi nóng, trong khi đám tù dành nhau lối ra để hít lấy không khí trong lành ban mai. Mỗi người cầm sẵn chiếc cà men ở tay để múc nước tắm rửa. Những kẻ có "cỏ vê" thường trực ở ngoài đã ngồi sẵn ở sân từng nhóm đợi người các sở đến nhận.
Chú cai hấp tấp chạy ra sân, tay còn cầm tờ giấy phân công, gọi lớn :
-Tân đâu ! Lấy nón đi làm ở Tòa Án thế thằng Nam.
Tân như mở cờ trong bụng, chạy một mạch vào buồng lấy chiếc mũ dạ cũ và nhanh nhẩu nhập bọn với toán cỏ vê Tòa Án.
Ra khỏi cửa nhà lao, Tân cảm thấy như đi vào một thế giới xa lạ. Tân ghen ghét những người khách qua đường vô tư, miệng cười toe toét với vẻ yêu đời quá đáng. Tân tự thấy mình vô lý tầm thường trong cảnh "trâu buộc ghét trâu ăn".
Xua đuổi những ý tưởng ganh tị đi, Tân lại rơi vào tâm trạng "tự ti mặc cảm". Tân tưởng mình đang bị khinh bỉ, phỉ nhổ vào mặt, như một tên tù trộm cướp, hoặc giả bị ghê tởm như một kẻ sát nhân. Tân muốn gào thét lớn cho mọi người biết, mình chỉ là một nạn nhân của chiến tranh, của thời cuộc. Tân chỉ là một tên tù "chính trị".
Công việc của Nam hằng ngày là bơm nước, quét vườn, chùi xe và hái rau cho thỏ của ông Tòa.Tân phải làm ngần ấy việc thế cho Nam. Nhưng trong thâm tâm, Tân chỉ muốn làm sao phụ với anh bếp, xách giỏ ra chợ để liên lạc được mà lấy tin nhà. Khó lắm bởi vì lính gác không bao giờ rời những tên tù đi làm sở mới. Nếu mất tù thì lính phải vào thay, luật lệ rõ ràng và giản dị cho nên ai cũng sợ và đề phòng cẩn thận.
Tân định bụng chờ khi đi hái rau thỏ, Tân sẽ kiếm cớ ngang qua xóm Mới. Cứ bảo rằng Tân biết xóm ấy nhiều bìm bìm tốt tất nhiên lính sẽ dẫn đến hái.
Bơm xong hai hồ nước thì chị Bếp gọi vào cho ăn sáng. Thường lệ mỗi buổi sáng, chị Bếp, giúp việc cho ông Tòa, cứ nấu sẵn một nồi cơm và ấm cà phệ Trong bếp sẵn những thức ăn thừa "chế biến" lại. Vào quãng tám giờ, ông Tòa đi làm việc rồi thì chị ấy mời tất cả kíp phạm nhân thường trực vào ăn. Lính gác không thấy gì trở ngại bởi vì chính họ cũng được một ly cà phê và mẩu bánh tây chính hiệu.
Trong lúc Tân đang quét ở vườn trước thì có tiếng "phèn la" đàng xa vọng lại. Tân mải sắp đặt kế hoạch để đi về xóm mình nhưng cũng phải để ý đến tiếng phèn la rền trầm và buồn quá. Tân vờ quét lần ra bờ rào dồn lá lại bên lề đường thành đống để nghỉ tay nhìn ra ngoài.
Từ phía chợ Mới đi lên có một cái đám ma đang đi tới. Nhất định họ phải đi ngang qua tòa án để về ngã sân vận động mà ra xóm nghĩa địa cồn cát.
Tân gọi người lính gác :
- Thầy ra xem đám mạ Vui lắm.
Biết rằng được có cả lính gác hưởng ứng cùng xem đám ma thì Tân cũng như các anh em khác sẽ khỏi ngần ngại gì trong lúc nghỉ taỵ Lỡ như có gặp đề lao đi ngang trông thấy cũng chẳng can gì vì lính gác chịu trách nhiệm.
Từ nhỏ đến lớn Tân đã xem nhiều đám mạ Nhất là lúc nhà Tân còn ở Nam giao trên con đường ra ngoại ô, hàng ngày đám ma phải đi qua đấy.
Tân nhớ lại cái đám ma của ông nội. Hồi ấy Tân còn bé dại chưa biết buồn là gì. Ông nội Tân mất, cha mẹ Tân buồn lắm và khóc mấy ngày nhưng Tân thì sung sướng vì được mặc áo trắng mới, được đi mũ vải. Cha và mẹ Tân bước theo quan tài, còn Tân thì lại được ngồi lên kiệu đặt quan tài cho "họ đạo" khiêng đi. Tân còn nhớ cả nét mặt thèm muốn của những đứa trẻ hàng xóm khi trông thấy Tân.
Mỗi lần xem đám ma bên cạnh mẹ, Tân được mẹ cắt nghĩa rành mạch những thành phần của một đám ma, các nghi thức phức tạp lúc cử hành tang lễ, công việc của những người trong "họ đạo". Mẹ Tân
xem đám ma như một người sành điệu xem đá bóng, biết thưởng thức và phê bình giá trị của những đám ma.
Tân còn nhớ một lần mẹ Tân bảo :
- Ở đời không ai khen đám cưới, không ai cười đám mạ Nhưng sau mẹ chết các con ít nhất cũng sắp một giàn đám cho đủ ba bàn : bàn triệu, bàn vong, và giàn quách.
Tân để ý hàng chữ nho trên bàn triệu dài lê thê từ trên xuống dưới nhưng Tân không đọc được trừ những nét nhất, nhị... Lúc ở trường Tân chỉ học sơ một ít Hán tự vừa đủ để đi thi Tiểu Học. Cái vốn Hán tự còn lại chỉ là đọc được tên và họ của Tân. Điều mà Tân biết chắc chắn là cái người chết đó không phải cùng một họ với mình.
Những lá phướng xanh đỏ, đã bạc mầu, những nét chữ " phạn" thêu trên nền trắng trải qua bao nhiêu nắng mưa đã hoen ố, chứng tỏ là khổ chủ thuộc vào hạng không giầu. Giàn đám không thuộc vào thượng hạng.
Trên bàn vong, chiếc khăn đỏ che lấp gần hết cả khung ảnh nên không đoán biết người chết là ai được. Hương, hoa, quả phẫm cũng không dồi dào lắm, trái với những đám ma nhà giàu mà Tân đã trông thấy với những cỗ tam sinh những mâm quả phẩm linh đình.
Vài vòng hoa tươi rẻ tiền choáng hết một nửa bàn vong. Chung quanh bàn, một ít trướng phúng điếu, căng thế màn, vừa như để che đậy sự trống trải bên trong, vừa để đỡ tiền thuê người cầm trướng. Có nhiều đám ma thuê cả một đạo binh trẻ con, mỗi đứa cầm một lá trướng hay một tràng hoa. Mỗi chiếc xe kéo chở một vòng hoa cườm thứ đắt tiền.
Tân liếc mắt xem những bức trướng song cũng mù tịt không hiểu được họ viết những gì và của ai phúng điếu cho ai nữa. Tân chỉ nghĩ đến những tấm vải đen, vài trắng to bản ấy, nếu mang về tháo gỡ những hình bát tiên, những hồi văn, những chữ nho đi thì sẽ may được nhiều bộ quần áo rất tiện lợi.
Giàn quan tài không to lớn lắm và không có những vật bài trí sang trọng như hoa vải đỏ vàng, thắt lòng thòng tha thướt, những bức tranh sơn vẽ trên kính trong để che khuất chiếc quan tài. Tất cả giàn có chừng mười lăm người khuân qua những chiếc đòn giản dị. Tân đã từng thấy những giàn quan tài mà số người khuân nhiều cho đến nỗi nhìn qua một rừng chân dày kín, đứng bên nầy không thể trông thấy bên kia.
Phu khuân mồm ngậm tăm, sắp hàng sát cánh và xây mặt nhìn nhau, kẻ bước tới, người đi lui như từng cặp khiêu vũ im lặng, cái hệ thống đòn khuân vác phức tạp chằng chịt những giây thừng và đòn bẫy ngang dọc.
Nơi đây Tân thấy rõ chiếc quan tài phất giấy hồng đơn, không có chạm trổ cầu kỳ phức tạp. Có lẽ cái chất gỗ bên trong lớp giấy cũng không phải thuộc loại đắc tiền. Chữ thọ Ở hai đầu quan tài cũng chỉ làm bằng giấy vàng bạc dán lên lớp giấy đỏ.
Tân không thấy có đứa trẻ con nào được ngồi ngay trên bàn quan tài cho người ta khiêng như lúc Tân còn bé đi đưa đám ông nội.
Cũng không có một người nào chống gậy và bước đi lùi như ở nhiều đám ma khác. Theo sau đám có người đi mũ mấn nhọn rũ xuống phủ mặt và che dài sau lưng trên mớ tóc xõa. Tân không rõ là bao nhiêu người như thế song cứ phỏng chừng thì cũng biết là kẻ bạc mệnh không có con trai và rất ít con gái đi đưa đám. Bà con thân thích trên dưới mười người lần bước theo tang quyến và sau cùng là bầy trẻ con nhàn rỗi, nhập bọn đi cùng với các em bé bán đồ giải khát.
Toàn diện cái đám ma chứng tỏ một cảnh nghèo túng của một gia đình tầm thường. Từ những mãnh giấy vàng bạc tung ra giữa đường có đám đi qua, thưa thớt vì hạn chế, đến cử chỉ vội vả, kém sốt sắng của "họ đạo", cho đến số người đi đưa đám, mọi chi tiết đều như biểu lộ rõ gia đình của người chết.
Tân ngậm ngùi cho người xấu số rồi lại nghĩ đến cảnh xấu số của mình. Tự nhiên Tân nghĩ đến gia đình mẹ và vợ. Rồi Tân tưởng tượng nếu mẹ Tân chết trong gia cảnh hiện tại, không biết Hường có làm được một cái đám đến như thế không. Với gánh gia đình hiện giờ nếu làm được một cái đám ma được như thế cũng đến vỡ nợ.
Tân tưởng đến sự biệt tín từ mấy tuần liền và suy nghĩ liên miên từ chuyện nầy đến chuyện khác như người mất trí Bỗng Tân như sực tỉnh vì một tiếng gọi trong đám người đi đưa đám ma :
- Tân ! Ai như thằng Tân kìa.
Tân nhận ra ngay thím Phan vợ của chú mình. Tân định chạy đến nhưng lại nhớ tới ông lính gác và hoàn cảnh mình. Thím Phan biết Tân mất tự do nên phải bỏ hàng chạy đến tìm cháu. Thấy Tân thì thím khóc và không nói được. Linh tính như báo cho Tân một chuyện chẳng lành liên hệ trực tiếp đến Tân. Tân hỏi trong hốt hoảng :
- Gì vậy thím ? Ai chết ?
Thím khóc tức tưởi :
- Me... của con !
Tân lịm người trong tay thím. Nước mắt trào nóng cả hai má nhưng sự uất hận trong nghịch cảnh như đè nén không khóc ra tiếng.
Người lính gác đỡ tay Tân nói với bà thím :
- Bà đi đi!
Và quay lại bọn tù.
- Thôi ai nấy về làm việc.
Tân nấc lên được vài tiếng. Người qua đường thầm thì bàn tán :
- Tội nghiệp, bà ấy chết mà không có trưởng nam.

<< Chương 12 | Chương 14 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 320

Return to top