Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Suy ngẫm, Làm Người >> ĐÁNH THỨC CON NGƯỜI PHI THƯỜNG TRONG BẠN

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 28511 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

ĐÁNH THỨC CON NGƯỜI PHI THƯỜNG TRONG BẠN
Anthony Robbins

Chương 20
VẬN MỆNH THÂN XÁC:
NGỤC TÙ ĐAU KHỔ
HAY CUNG ĐIỆN HẠNH PHÚC

Ngày Hai
* Mục tiêu của bạn:
Cũng như bạn đã học cách luyện tập hệ thần kinh của bạn để tạo ra những thái độ mang lại cho bạn những kết quả mong muốn, vận mệnh của thể xác mà kinh nghiệm của bạn dựa vào cũng tùy thuộc cách bạn luyện tập việc chuyển hóa và vận động cơ bắp để tao ra năng lượng và sức dẻo dai như bạn mong ước.
Mục tiêu của anh ta là phá một kỷ lục thế giới. Trong suốt 11 ngày luyện tập căng thẳng, anh liên tục chạy 21 giờ mỗi ngày và chỉ ngủ 3 giờ mỗi tối. Thử thách tinh thần cũng khắc nghiệt không kém thử thách thể chất: anh phải di chuyển từ thế giới quen thuộc hằng ngày mà anh đã sống từ nhỏ để bước sang một thế giới mà mục tiêu hàng đầu của anh là bước tiến kế tiếp. Anh bỏ nhiều năm không chỉ luyện tập thể xác mà cả tinh thần của mình. Mục tiêu anh nhắm tới là gì? Chứng minh nguồn tiềm năng thể chất vô tận mà mỗi người đều cất giữ nơi mình. Bằng việc phá vỡ kỷ lục cũ và chạy trên 1,000 dặm trong 11 ngày 19 giờ, trung bình 84 dặm một ngày, Stu Mittleman đã chứng minh rằng nếu biết cách điều khiển tinh thần và thể xác của mình, người ta có thể tạo những kết quả vượt xa những gì mà xã hội coi là con người có khả năng làm được. Bằng tấm gương của mình anh đã chứng minh rằng khả năng của con người vượt quá sức tưởng tượng và chúng ta có thể thích ứng với bất cứ điều gì nếu chúng ta đề ra cho mình những đòi hỏi hợp lý mỗi ngày một gia tăng. Mục đích của chương này là chia sẻ với bạn những bí quyết cơ bản đã tạo sức mạnh cho Stu Mittleman để rèn luyện mình hoàn thành nhiệm vụ tuyệt vời này.
Tôi đã nhiều năm tìm hiểu những con người mà tôi coi là những bậc thầy trong lãnh vực chuyên môn của họ, và lãnh vực sức khoẻ thể chất và sự dẻo dai là một tiêu điểm quan trọng đối với cuộc đời của tôi trong suốt một thập niên. Khi tôi bắt đầu cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực này, Tôi bị hoang mang vì sự rối loạn của các quan điểm đối nghịch nhau do những chuyên gia được coi là có trình độ ngang nhau phát biểu ra. Để dung hòa các ý kiến trái ngược nhau đó, tôi lấy kết quả làm tiêu chuẩn số 1. Những ai thường xuyên đạt những kết quả có chất lượng là những người để tôi theo đuổi và học hỏi. thế nên, một bác sĩ chuyên gia tư vấn về sức khoẻ cho các bệnh nhân mà chính ông chỉ cân nặng 30 kg thì khó làm tôi tin; cũng vậy, tôi phải nghi vấn về trình độ của một chuyên viên thể dục thể hình mà thân hình của chính cô ta coi cằn cỗi và mỗi khi tập luyện thì đầy những thương tích nơi người.
Lần đầu tiên khi tôi nghe kể về Stu Mittleman và những thành tích của anh, tôi thực sự bị cuốn hút, nhất là khi tôi nghe kể thêm là tất cả những người chứng kiến thành tích của anh đều nói rằng lúc anh ta đạt mức 1,000 dặm thì trông anh ta còn khoẻ hơn lúc anh ta mới xuất phát! Anh ta không hề bị chấn thương nào - một vết da bị giộp cũng không! Điều gì đã giúp anh đạt tới mức tột cùng của thân thể anh mà vẫn còn có thể gia tăng tối đa tiềm năng của mình mà không làm nó bị thương tổn?
Chắc hẳn là Stu đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc chạy của mình. Anh có các bằng thạc sĩ về tâm lý học thể dục, xã hội và tâm lý xã hội học và đang chuẩn bị luận án tiến sĩ về sinh lý học thể dục ở Đại học Columbia. Nhưng kiến thức quí báu nhất đối với anh là biết phân biệt rõ sức khoẻ và sự dẻo dai không phải là một. Đây là một kiến thức mà Jim Fixx không có: ông là tác giả nổi tiếng của các sách về môn chạy điền kinh, ông là người dẻo dai, nhưng lại không có sức khoẻ.
Chính xác tôi muốn nói gì khi phân biệt giữa sức khoẻ và sự dẻo dai? Dẻo dai là "khả năng thể chất để thực hiện các hoạt động thể dục". Ngược lại, sức khoẻ là "tình trạng mọi bộ phận trong cơ thể đều hoạt dộng một cách tối ưu: thần kinh, cơ bắp, xương cốt, tuần hoàn, tiêu hóa, bạch huyết..." Nhiều người nghĩ rằng sức dẻo dai đòi phải có sức khoẻ, nhưng thực tình chúng không nhất thiết đi đôi. Có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai là điều lý tưởng, nhưng nếu bạn đặt sức khoẻ lên hàng số một, bạn sẽ luôn hưởng thụ được những điều tốt đẹp to lớn trên đời. Nếu bạn nhắm đạt sức dẻo dai mà hi sinh sức khoẻ, e rằng bạn không thọ đủ để vui hưởng thân hình tuyệt mỹ của mình.
Bạn có thể đạt được thế quân bình tối ưu giữa sức khoẻ và sự dẻo dai nhờ việc luyện tập hoạt động chuyển hóa của bạn. Chúng ta có thể luyện tập tâm trí và cơ bắp thế nào, thì chúng ta cũng có thể luyện tập hoạt động chuyển hóa của mình như vậy.
Sự khác biệt lớn nhất giữa sức khoẻ và sự dẻo dai là ở chỗ hiểu được sự khác biệt giữa việc luyện tập thân khí (aerobic) và việc luyện tập kỵ khí (anaerobic), giữa sự chịu đựng (endurance) và sức mạnh (power). Thân khí có nghĩa là "có oxygen" và nói đến việc luyện tập với cường độ vừa phải nhưng kéo dài trong một thời gian. Hệ thống thân khí của bạn là hệ thống tạo sức chịu đựng, gồm có tim, mạch máu, phổi và các cơ bắp thân khí. Nếu bạn kích hoạt hệ thân khí của bạn bằng chế độ ăn uống và luyện tập đúng mức, bạn đốt cháy chất béo làm nhiên liệu.
Ngược lại, kỵ khí có nghĩa là "Không có oxygen" và nói đến việc luyện tập tạo ra những đợt sức mạnh ngắn ngủi. Luyện tập kỵ khí đốt cháy Glycogen làm nhiên liệu, đồng thời làm cho cơ thể dự trữ chất béo. hệ di truyền đóng một trò trong khả năng đốt chất béo của cơ thể và trong thực tế, nhiều người bẩm sinh đã có một hệ thân khí hoàn chỉnh. đó là những người mà chúng ta phải ganh tị vì hình như họ có thể ăn bất cứ thứ gì mà vẫn không bị béo phì.
Hầu hết các loại tập luyện thể dục có thể là thân khí hay kỵ khí, tùy theo cường độ của việc luyện tập. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, nhảy,.v.v...có thể mang lại một trong hai hiệu quả là thân khí hay kỵ khí. Nếu nhịp tim đập chậm là thân khí, nhịp tim đập nhanh thì là kỵ khí. Thông thường, các môn thể thao như quần vợt, bóng rổ, bóng đá và các môn thể thao tương tự là kỵ khí.
Chúng ta đang sống trong một xã hội kỵ khí quá nhiều và thân khí quá ít, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sức khoẻ của chúng ta. trong xã hội công nghiệp và hiện đại, người ta trở nên ít hoạt động. Mới chỉ mấy thập niên trước, người ta còn làm hầu hết công việc trong nhà bằng tay chân. Nhưng nay chúng ta sử dụng máy móc nhiều và vì thế ít vận động thân thể. Cho nên chúng ta có nhu cầu luyện tập thể dục để bù đắp vào chỗ thiếu hoạt động do trạng thái ít hoạt động. Tiếc thay, nhiều người tuy có những ý hướng tốt, kể cả các vận động viên điền kinh, đang ngày càng trở nên kém sức khoẻ hơn qua việc luyện tập. Lý do là vì quá nóng ruột muốn đạt những hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất, chúng ta tạo nên một thế quân bình không hợp lý giữa sức khoẻ và sự dẻo dai và phải gánh chịu hậu quả.
Tuy nhiên, giải pháp cho tình trạng này cũng đơn giản. Bí quyết của Stu Mittleman là anh đã hiểu rằng sức khoẻ và sự dẻo dai phải đi đôi với nhau. Theo tiến sĩ Maffettone, chúng ta có thể đạt được điều này nếu hiểu được rằng:
...mọi chương trình luyện tập đòi hỏi ta phải bắt đầu bằng việc xây dựng một cơ sở thân khí - một thời kỳ mà chương trình luyện tập của chúng ta phải dựa hoàn toàn trên hoạt động thân khí và hoàn toàn không có loại luyện tập kỵ khí. Thời kỳ cơ bản này có thể kéo dài từ tối thiểu 2 đến tối đa 8 tháng và trong thời kỳ này ta phải luyện tập thân khí tới mức phát triển tối ưu. Tiếp theo là thời kỳ luyện tập kỵ khí khoảng một, hai hay ba lần mỗi tuần... Phát triển đúng mức hệ thân khí không những sẽ làm bạn thành vận động viên giỏi hơn, mà nó còn giúp đốt cháy chất béo dư thừa ở hai bên hông của bạn, cải thiện hệ miễn nhiễm, cho bạn thêm năng lượng và giúp bạn tương đối khó bị chấn thương. Nói tóm lại, nó giúp xây dựng toàn diện sức khoẻ và sức dẻo dai của bạn nhờ việc điều khiển hoạt động chuyển hóa của bạn bằng việc luyện tập thân khí và kỵ khí đúng mức.
Stu Mittleman quả quyết với chúng ta rằng chúng ta có thể duy trì và cải thiện được sức khoẻ của mình cho tới tuổi già. Điều quan trọng trong lãnh vực này không phải là thời gian mà là quyết tâm của chúng ta trong việc tạo một nếp sống phát triển sức khoẻ. Tuy chỉ có một số người có may mắn bẩm sinh đốt cháy chất béo hay được trời cho năng khiếu tốc độ hay thể lực, nhưng bất kỳ ai cũng có thể đạt được sức khoẻ và sự dẻo dai nếu ý thức và quyết tâm điều khiển hệ sinh hóa của cơ thể mình.
"Chúng ta không bị giới hạn vì tuổi già;
chúng ta được tuổi già giải phóng".

-STU MITTLEMAN
Nguồn suối của tuổi trẻ
Một báu vật không thể phủ nhận của nền văn minh của chúng ta là tuổi trẻ và sinh lực. Biết bao người mải miết tìm mọi cách hầu như có thể kéo dài "tuổi thanh xuân" của mình, trong khi nguồn mạch của tuổi trẻ đã có sẳn trong mọi con người. Nguồn mạch này được gọi là hormon tăng trưởng hay kích thích tố tăng trưởng của con người (HGH). HGH kích thích sự tăng trưởng của các mô, tăng sự dẻo dai của cơ bắp, kích thích tính đàn hồi, làm cơ bắp nảy nở, kích thích sự tăng trưởng của xương và các cơ quan và giúp giữ các mô khoẻ mạnh. Từ lúc bạn chào đời cho tới khoảng 30 tuổi, HGH được phóng thích tự nhiên vào trong mạch máu khoảng 1 giờ rưỡi sau khi bạn đi ngủ và cũng một lần trước khi bạn thức dậy vào buổi sáng. lượng phóng thích HGH sẽ giảm đi theo thời gian. Đến 60 tuổi, khoảng 30% đàn ông tiết ra ít hay không còn tiết ra chất này.
Người ta suy đoán rằng đàn bà ở tuổi già vẫn còn tiết ra kích tố tăng trưởng này và do đó là một lý do khiến họ sống thọ hơn.
Chúng ta cũng nhận được những đợt tiết ra chất kích tố tăng trưởng sau những cuộc luyện tập nặng hay sau một chấn thương trầm trọng vì HGH là một chất chữa lành. Ngày nay HGH được tổng hợp trong các phòng thí nghiệm và được dùng cho các trẻ bị còi và lùn để kích thích sức tăng trưởng của chúng. Nhưng bạn làm cách nào để làm gia tăng khả năng tự nhiên phóng thích HGH vào trong cơ thể của bạn? Một cách kích thích hiệu quả là luyện tập mạnh một cách chớp nhoáng và liên tục. Nghĩa là bạn thực hiện liên tục một vận động chỉ kéo dài khoảng 35-45 giây thôi, như tập cử tạ chẳng hạn. Các thí nghiệm ở Miami, Florida đã cho những kết quả kinh ngạc. Những người tuổi 60 mà 10 đến 15 năm trước đó không có vận động cơ bắp được cử tạ và họ đã tạo được những lượng cơ bắp tương đương với lượng cơ bắp của những thanh niên 21 tuổi, với những mức năng lượng thích hợp.
Điều này chứng tỏ bạn dù ở tuổi 70 hay 80 vẫn có thể khoẻ bằng hồi bạn 20 tuổi hay 30 tuổi! Không những bạn có thể tiếp tục tạo sức chịu đựng bằng luyện tập thân khí như chúng ta đã nói ở trên, mà bạn còn có thể tăng sức mạnh của bạn bằng những đợt luyện tập kỵ khí ngắn. Chỉ cần nhớ một điều: hãy cho cơ thể bạn chất bổ dưỡng cần thiết. Đừng làm hại cơ thể bạn bằng việc sử dụng quá đáng những chất như đường, chất béo, muối, hay thịt. Nếu chúng ta kiểm soát được thân xác của mình bây giờ, chúng ta sẽ là những phần tử mạnh mẽ và đầy sinh lực để có những cống hiến quí báu cho xã hội và vui hưởng tối đa đời sống của mình.
"Thân thể con người là hình ảnh
đẹp nhất của linh hồn con người".

-LUDWIG WITTGENSTEIN

<< Chương 19 | Chương 21 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 797

Return to top