Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Mùa thu đến muộn

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 4936 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mùa thu đến muộn
Lê Minh Quốc – Đoàn Tuấn

Chương 1

Chuyến tàu lửa chạy gập ghềnh trong đêm. Gió thổi hun hút. Ngồi trên ghế, dù mệt mỏi nhưng Dũng cũng không sao chợp mắt được. Bên cạnh Dũng, chị Lan đang ngủ gà ngủ gật. Mới đó mà đã hết một ngày. Sáng nay, một buổi sáng nắng đẹp. Con sông Bà Rén chảy qua trước nhà. Đứng nhìn dòng nước lững lờ, thấy những bông hoa dại li ti trôi xuôi, bỗng dưng Dũng cảm thấy bồn chồn không yên. Từ Quảng Nam vào đến Sài Gòn xa ngái, lúc nào mới được về thăm mẹ? Dù đã sắp xếp quần áo vào va li xong từ lâu, nhưng chần chừ mãi Dũng cũng không nhắc lên thử xem nặng hay nhẹ. Đứng thừ người nhìn bâng quơ, chợt sực nhớ đến công việc, vội ngó xuống chiếc đồng hồ đang đeo trên tay, Dũng biết không thể chần chừ được nữa bèn quay vào nhà gọi:
- Chị Lan ơi, chuẩn bị xong chưa?
Lúc ấy, ngoài sân, bên góc vườn, Lan, một người con gái tuổi chừng ngoài 20, đang nghiêng vai đổ đôi gánh nước vào chiếc lu có màu xám xịt. Nghe em gọi, Lan ngoái đầu quay vào:
- Xong rồi, đợi chị chút xíu!
Nhanh lên chị, không trễ giờ tàu chạy!
Được mà. Xong rồi đây.
Lan buông chiếc đòn gánh, ý tứ dựng bên vách tường. Chị vội rửa tay. Rồi cứ để tay ướt, cặp lại tóc, chị chạy nhanh vào nhà. Dưới bếp, má cũng vừa gói xong nắm xôi, xách lên:
- Dũng à, con mang theo. Hai chị em ăn kẻo đói!
Má rầy rà quá. Tàu Thống Nhất bây giờ đã khác trước nhiều lắm rồi, người ta phục vụ luôn cơm trưa, má lo làm gì?
Dù nghe Dũng cằn nhằn, nhưng má vẫn độ lượng:
- Má gói thêm xôi cho bọn mi đỡ tốn tiền dọc đường. Nhà mình nghèo, phải biết tiết kiệm con ạ!
Dũng cầm gói xôi, nhưng va li đã chật nên cứ đứng tần ngần. Lúc đó, Lan đã thay quần áo mới, chạy ra:
- Má nói vậy là đúng đó em. Thôi, cứ để vô túi xách của chị.
Quay sang má, Lan nói:
- Chiều, má nhớ lấy tấm ni lông đậy trên chuồng gà. Dạo này trời hay mưa lắm!
Má không nói gì, chỉ nhìn con gái bằng ánh mắt thương cảm.
Hai chị em đã chuẩn bị hành lý gọn gàng, bước ra sân. Má lấy khăn chấm nước mắt:
- Vào Sài Gòn, học cho giỏi, làm việc bằng chúng bằng bạn, nghe không Dũng. Còn con Lan, ngoài việc làm còn phải kèm cặp thằng Dũng nữa.
Dũng cười hì hì:
- Chị Lan nắm tay má:
- Má ở nhà, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe! Bọn con đi đây!
Má dường như vẫn chưa muốn buông tay Lan:
- Nhớ biên thư về cho má nghe con!
Dù má nói bằng giọng bình thường như mọi ngày, nhưng không hiểu sao lúc ấy, Dũng lại nghe giọng của má như đầy nước mắt. Chị Lan bặm môi lại cố ghìm xúc động. Má tiễn hai chị em ra ngõ. Có những người hàng xóm ra đồng, đi ngang qua nhà một bà hỏi:
- Ủa, tưởng mỗi cậu Dũng đi. Cô Lan cũng đi à?
Má cười:
- Dạ! Con Lan cũng vào Sài Gòn kiếm việc.
Thế bác ở nhà một mình?
Đâu có. Thỉnh thoảng vợ chồng thằng Hai chạy qua, chạy lại, có chi mà lo!
Một người đàn ông dừng chân, vấn điếu thuốc rê Cẩm Lệ to bằng ngón chân cái, góp chuyện:
- Dạ, má cứ yên tâm. Con đã là sinh viên rồi mà má cứ coi con như con nít “ăn chưa no lo chưa tới”!
Cũng phải thôi, tuổi trẻ bây giờ phải để cho chúng tung cánh bay nhảy mới khôn lớn được.
Chuyến tàu lắc lư trong đêm. Nhìn qua bóng tối, Dũng lại cảm thấy nhớ nhà ghê gớm. Sao sáng nay, mình lại không cầm lấy bàn tay của má một lần nữa?
Má nghe vậy chỉ cười hiền lành và đứng nhìn theo bóng hai chị em Lan đang khuất dần phía xa. Ra đến đường quốc lộ, Dũng còn ngoái đầu nhìn lại nhà mình nhưng chỉ thấy rặng tre xanh che khuất tầm mắt...
Nỗi nhớ bâng quơ đeo đuổi theo Dũng suốt một chặng đường dài. Con tàu chậm rãi lăn bánh vào ga Hòa Hưng. Lan ngủ gà ngủ gật, Dũng nhắc:
- Chị Lan, đến ga rồi.
Vậy à?
Lan giật mình, tỉnh dậy, dụi mắt. Xung quanh chị, tiếng ồn ào, cảnh tấp nập hiện ra trước mắt. Dũng vội xách va li của mình. Lan còn mải nhìn qua cửa sổ xem cảnh náo nhiệt dưới sân ga. Đôi mắt chị mở tròn ngạc nhiên, cái nhìn của một người con gái lần đầu vào thành phố lớn. Dũng nhấc túi xách của Lan, ấn vào tay chị:
- Chị cầm lấy túi xách nè. Giữ chặt nghen. Xuống xe, chị phải bám theo em nghe, không thì bị bắt cóc đó!
Hai chị em dắt tay rời khỏi toa tàu. Dũng xuống trước, đỡ chị. Họ vừa ra khỏi nhà ga thì các anh xe ôm, xe lam, xích lô đã vây quanh, kẻ lôi người kéo. Họ tranh nhau mời hai chị em:
- Anh chị đi đâu?
Lên xe này đi!
Đưa túi đây. Lẹ lên!
Nhưng vốn là người đã quen với cảnh nhốn nháo tại bến tàu bến xe, Dũng hết sức bình tĩnh. Trong khi đó, Lan vừa lo vừa sợ. Chị luôn phải dằng lại túi xách của mình kẻo suýt bị những vị khách không mời quá nhiệt tình giật mất. Dũng một tay xách va li chững chạc đẩy đám đông tìm cách bước ra, một tay nắm chặt tay Lan và quát lớn:
- Không! Không! Chúng tôi có người nhà đón ở ngoài. Không đi xe của ai cả!
Phải mất một lúc, hai chị em mới ra được khỏi nhà ga. Dũng đưa chị đến một quán nước ngồi nghỉ. Người mướt mồ hôi, họ kéo lại áo, cặp lại tóc. Họ uống ly nước dừa ngọt lịm. Gần đó, có một bác xích lô đang gặm bánh mì. Thấy gương mặt của bác đôn hậu, Dũng quay sang hỏi:
- Bác có về Phú Nhuận không?
Sao lại không? Mời cô cậu lên xe đi.
Da.... - Dũng ngập ngừng - Nhưng bác cứ ăn cho xong đã.
Không sao. Cái nghề của tôi có việc là đi, bất kể lúc nào.
Lan từ tốn:
- Từ đây về đó bao nhiêu bác?
Người khác thì lấy 8 ngàn. Còn tôi chỉ lấy 6 ngàn thôi. Nào, ta đi!
Hai chị em lên xe xích lô. Trời nắng gắt. Cái nắng chói chang ở phương Nam đã khiến Lan mệt nhừ như muốn say nắng. Chiếc xe nặng nề chuyển bánh. Dọc đường đi nhìn thấy phố xá sầm uất, Lan không khỏi ngạc nhiên và không hiểu tại sao người ta lại phóng xe nhanh, vội đến thế. Chẳng bù với ngoài quê, ngày tháng trôi qua êm ả...
Chẳng mấy chốc chiếc xe xích lô đưa họ đến căn nhà mà Dũng thuê để trọ học từ năm thứ nhất.
Đó là một căn nhà nhỏ nằm trong hẻm nhỏ thuộc xóm lao động. Vừa bước vào nhà, bà chủ nhà đã xởi lởi:
- Chào cậu Dũng! Về quê nghỉ hè có vui không? Gia đình vẫn mạnh giỏi chứ!
Dũng đáp:
- Dạ, cám ơn bác Sáu! Tất cả đều “trên cả tuyệt vời”!
Bà đưa mắt nhìn Lan:
- Thế ai đi chung với cậu vậy?
Nghe nhắc đến mình, Lan lễ phép:
- Dạ, cháu là chị ruột của Dũng ạ!
Bà chủ nhà cười hiền lành:
- Hèn chi trông hai chị em giống như hai giọt nước.
Dũng nói:
- Bác Sáu ơi! Má con ngoài quê có gửi cho bác một ít quà Quảng Nam để bác ăn cho lạ miệng.
Nói xong, Dũng lấy trong túi xách của chị Lan mấy tán đường bát và một xấp bánh tráng đưa cho bà Sáu. Nhận lấy quà ngoài Trung, bà Sáu vui lắm:
- Cho tôi gửi lời cám ơn bà cụ nghen! Thôi hai chị em dọn dẹp nhà cửa đi.
Hai chị em Dũng kê dọn lại căn phòng. Mấy tháng hè không ai ngó ngàng tới nên bừa bãi như là cái hang chuột. Dũng kiếm ván ngăn đôi phòng vốn đã nhỏ như cái hộp diêm. Chiếc giường cũ, Dũng nhường cho chị và thầm nghĩ, mình trải chiếu ngủ dưới đất thì càng mát chứ sao!
Đang bận rộn với công việc, chợt có mấy sinh viên đến thăm. Lũ bạn chưa bước vào trong nhà đã nghe giọng oang oang:
- Ê Dũng, vào khi nào vậy?
Dũng ngước nhìn ra sân, mừng rỡ:
- Mình mới vào. Ủa, Hải đi chung với Lâm à? Vô nhà chơi!
Hai chàng sinh viên đang hăm hở bước chân vào thì khựng lại khi chợt thấy Lan. Chị gật đầu chào. Hai sinh viên chào lại, ngượng nghịu. Vừa ngồi xuống bàn học của Dũng, Hải và Lâm liền choàng vai Dũng hỏi nhỏ:
- Ê Dũng, ai mà xinh quá ta?
Dũng tinh nghịch nheo mắt:
- Người đồng hương của tao đó!
Tưởng thật, cả hai hỏi dồn dập:
- Học năm thứ mấy? Trường nào? Có người yêu chưa?
Dũng phá lên cười:
- Bọn mi làm chi mà cứ như mèo thấy cá đó hả? Chị Ba tao đó!
Hải không tin:
- Thiệt không? Xạo vừa vừa chứ cha nội. Mi làm chi có chị?
Thoáng nghe, chị Lan dịu dàng cười:
- Thiệt mà. Chị là chị ruột của Dũng. Các em học chung lớp với Dũng à?
Hải đáp lễ phép:
- Vâng ạ, thưa chị! Thế mà mấy năm nay nó giấu tiệt tụi em...
Không đợi Hải nói hết câu, Lâm đã chen ngang:
- Thôi, từ nay phải tích cực đến thăm em Dũng. Nè Dũng, nếu mi nhận tao làm anh, mỗi tháng tao trợ cấp cho mi 20 ngàn học bổng, được chớ?
Còn Hải cười khì:
- Đừng nhận của nó, tao cho mi hẳn 50 ngàn, thỉnh thoảng lại bao ăn sáng nữa, được không Dũng?
Thôi, tao không tin những lời hứa suông. Ốc không mang nổi mình ốc, lại đòi mang cọc cho rêu. Bọn mày có thiện ý thì đi mua giùm tao ít đinh về đây.
Hai đứa đánh tù tì, ai thua thì phải đi. Hải thắng, Lâm nhanh chân phóng xe biến mất. Hải ở lại nhà có sáng kiến là dùng kềm, tìm những đinh cũ trên gỗ, trên tường để dùng tạm. Chị Lan mó tay việc gì, Dũng cũng không cho. Công việc nhờ có Hải làm chung nên nhanh hơn. Trời đã trưa trật thì Lâm cũng vừa về đến nhà. Lan đưa mắt nhìn căn phòng nhỏ xíu, gọn gàng tỏ vẻ rất hài lòng. Chị nói:
- Mấy em ở lại ăn cơm chung với Dũng nhé. Chị đi nấu cơm đây!

<< Chương 10 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 715

Return to top