Những ngày tạm trú trên đảo nhỏ cực kỳ thú vị. Những người chủ, những bạn bè mới quen, giúp hai anh mọi tiện nghi cần thiết. Họ đưa hai anh đi xem các cảnh đẹp, nếm những món ăn đặc sản của địa phương. Biết A-lanh là người mê âm nhạc, người ta mời anh đến thăm nghệ sĩ chơi dương cầm nổi tiếng nhất đảo... Nhưng lẽ nào nấn ná ở đây. Mây hôm sau, được viên sĩ quan và các thủy thủ -những người bạn mới quen -giúp đỡ, A-lanh và Giắc lại lên đường giữa tiếng vỗ tay nồng nhiệt tiễn đưa. Một tàu đánh cá nhỏ kéo chiếc Ngược đời ra xa bờ chừng dăm hải lý và từ biệt. Hai người đắm tàu trở lại cuộc sống thiếu thốn và cô đơn. Nhưng họ đã quen với nếp sống này rồi. Hơn nữa, chặng đường sắp đi ngắn: từ đây đến cảng An-cu-đi-a của đảo Ma-gioóc có bốn mươi hải lý. Hy vọng có thể cập bến vào tảng sáng hôm sau. Miễn là đừng để bị giạt về bắc: việc này không phải không khó khăn, vì hai bánh lái phụ đã xộc xệch nhiều. Chặng đường khởi đầu có vẻ thuận buồm xuôi gió. Dọc đường gặp nhiều thuyền đánh cá trích. Hai anh lại có mang theo một ít thức ăn. Chỉ còn một đoạn đường, cũng chẳng cần phải thật sắm cho đúng vai những kẻ đắm tàu. Đến sáu giờ chiều, đảo nhỏ Mi-noóc với bao kỷ niệm thân yêu khuất sau chân mây, trong khi đảo Ma-gioóc hùng vĩ và kiêu hãnh hiện ra rõ nét dần. Mọi việc trôi chảy. Đã trông thấy ánh đèn cảng An-cu-đi-a kia rồi. Đột nhiên, nhà đi biển giàu kinh nghiệm Giắc lên tiếng:
-A-lanh à, chúng ta đang bị giạt nhanh về hướng bắc. Gió đang thổi từ chính nam. Sẽ gay go đấy vì hai ngọn gió nam và bắc gặp nhau ở eo biển này thường gây nên những cơn lốc khủng khiếp. Than ôi, còn có cách nào tránh gió?
Sáng hôm sau, 18 tháng sáu, khi gió ngừng, hai người buồn rầu nhận ra chiếc xuồng của mình đang ở vào điểm họ từng đến cách đây tám ngày, cũng vào buổi sáng, nghĩa là cách mũi Mi-noóc chừng hai mươi hải lý về đông bắc. Những vấn đề cũ, những khó khăn cũ lại đặt ra: vượt qua mũi, băng ngang vũng. Càng không may hơn, gió bắc chợt thổi lên rất mạnh. ở ngoài khơi, gió không đáng sợ lắm, nhưng đây gần bờ, có nhiều đá ngầm hiểm trở. Chỉ còn một cách an toàn: trở về Xiu-đa-đê-la, chờ đợi thời tiết tốt lên. Gió mạnh. Chỉ bốn giờ sau, chiếc xuồng đã sát bờ. Giữa lúc hai anh chàng loay hoay tìm cách ghé vào một cái vũng thì gặp một thuyền đánh cá. Chủ thuyền vui lòng kéo giúp. Lần này, việc cập bờ không trôi chảy như lần trước. Có quá nhiều ngọn sóng tạt ngang sườn. Sự việc xảy đúng hệt như Giắc dự kiến. Giữa lúc chiếc Ngược đời đang bám trên đầu ngọn sóng và sợi dây kéo đang lúc rất căng, thì một ngọn sóng xô ngang, lật úp nó. Đang bơi, A-lanh nghe tiếng Giắc hét:
-Sợi dây, sợi dây, A-lanh! Rất ngạc nhiên, A-lanh định tìm một sợi dây ném cho bạn. Chả là Giắc vốn là một tay bơi cừ, Giắc giải thích:
-Không, sợi dây vướng chân tớ kia. Ra anh chàng bị một sợi dây cuốn như trói chân lại, không thể nào bơi được. Chiếc thuyền đánh cá quay lại, vớt hai chàng lên. Những người Tây Ban Nha bất chấp nguy hiểm nhào xuống giúp. Những đồ đạc trong xuồng cao su, lúc đầu được tấm bạt che giữ lại, dần dần trôi ra. Cứ mỗi lần trông thấy một thứ, A-lanh lại nhào đến vớt lên: đầu tiên là lá buồm, tiếp đó là cái túi bằng vải nhựa đựng phim ảnh, rồi mái chèo, túi ngủ... Tiếc thay, kiểm kê lại, thiếu mất chiếc máy quay phim, các máy ảnh, dụng cụ vô tuyến điện, la bàn, ống nhòm: những thứ nặng đã chìm xuống đáy. Cột buồm 89 90 gãy. Vải bạt thì thủng mấy chỗ. Thiệt hại vật chất lớn quá. Dù sao chiếc xuồng còn nguyên vẹn. Tính mạng cũng như quyết tâm của hai chàng vẫn không suy suyển. Và đấy mới thật sự là những cái chính.