Công việc của hai bà ngày càng bận rộn, nhờ bận rộn, họ quên đi bao mất mát của ngày quạ Dần dà hai bà thấy trong cái xã hội mới này rất nhiều xô bồ phức tạp. Chính hai bà cũng gặp cảnh bướm ong ve vãn. Nói chí tình, các bà chỉ trên dưới bốn mươị Tuổi ấy thì còn nhiều cơ hội bước thêm bước nữạ Bà Nhiêu cả bầy con, đã hằn nét phong trần chứ bà Ðàm còn đậm đà lắm. Cũng có lúc bà đã nghĩ ngợi về điều này mỗi khi có người đưa lời gạ gẫm. Nhưng, bên cạnh có bà Nhiêu, có Thảo, bà lại thôi, với lại chuyện sinh đẻ đã triệt thì chồng con chi nữạ
Ðã hai tháng rồi mà chưa thấy nói cho chuyển trại, cứ ở lều thế này thì nhiều bất trắc quá. Những đêm mưa gió rõ là khổ. Nhu cầu đời sống mỗi ngày một thêm, con cái học hành..và nhiều vấn đề nảy sinh làm cho hai bà lo nghĩ không thôị Có đêm kẻ gian giả ma đến lều hai bà, không hiểu ăn trộm hay có ý gì. Ðêm đó có hai bóng trắng lù lù tới gần lều, gặp lúc bà Ðàm vừa thức giấc, bà thấy một người đang khom xuống định chun vô , bà la to: "Ăn trộm, bớ người ta ăn trộm". Mọi người chung quanh thức dậy, hai tên giả ma vứt lại hai tấm ra trắng bỏ chạy mất dạng. Bà Ðàm đã nhiều lần bảo Thảo thăm dò văn phòng xem có chỗ nào đàng hoàng thì xin chuyển. Thảo dạ dạ nhưng mỗi khi lên văn phòng gặp ông khách "Capstan" Thảo ngạị Sau lần mua gói Capstan, anh thường tìm gặp Thảo, lần nào cũng rất mực ngọt ngào tử tế. Có nhiều khi Thảo cũng thấy mình khe khắt quá, một tiếng anh thì có mất gì đâu, với lại quen rồi thì thấy anh ta cũng chưa phải là già, anh lại vui tính. Thảo biết, chỉ vì có Nam nên Thảo phải như vậỵ Mà Nam thì bây giờ ở đâu ? Thật dại, tại sao lúc Nam đi Thảo không xin một địa chỉ nào đó để có lúc cần. Ai cũng nghĩ, đi là cách biệt hẵn, phải hai năm sau, chờ tổng tuyển cử rồi mới nói chuyện thư từ. Có ngờ đâu sự thể như vầỵ Thảo cũng đã nhắc bà Nhiêu thăm dò tin Nam, bà cho hay "anh em nó ở Huế chớ mô". Bà ham làm nên cứ trả lời Thảo như vậỵ Thảo không dám hỏi nhiềụ Nếu Thảo biết đường biết sá, Thảo đi ngaỵ Mới hai tháng mà xem ra ai cũng đã thay đổi khá nhiềụ Thảo đã bạo dạn, nhanh nhẹn hơn, biết nhiều điều mà Thảo không thấy nơi quê nhà. Hôm đi với Má qua chợ Hàn, Thảo mới khớp. Phố xá xe cộ, người ta thôi hằng hà. Cảnh vui như Tết. Cái gì cũng làm cho Thảo mê được. Thấy cái kẹp tóc quá đẹp, Thảo xin Má. Má mua và cài ngay lên cho Thảo, Thảo sờ lên mái tóc mà lòng vui sướng vô cùng. Một ngày giữa thành phố đô hội đã mang đến cho Thảo nhiều điều mới lạ. Ðời sống muôn màu và không chật hẹp như ở Phù Ninh. Thảo thật sự lóa mắt. Lúc hai mẹ con dừng chân nơi quán nước bên đường, Thảo đã nhỏ nhẹ hỏi Má :
- Má à,..răng con không nghe Bác nói chuyện đi tìm anh Nam rứa Má.
Bà Ðàm nhìn con gái mỉm cườị
Thảo nói như dỗi:
- Con hỏi thiệt răng Má cười con ?
Bà Ðàm an ủi :
- Có, Má có nghe Bác nói để yên rồi về Huế tìm Nam.
Thảo hơi gợn buồn. Bà Ðàm biết tâm sự con, bà nói qua chuyện khác :
- Thảo à, mai mốt yên rồi con có đi học lại không ?
- Dạ đi chớ Má.
- Má cũng tính rứa, phải ráng học thêm ít năm, khoan nghĩ chuyện chi khác.
Thảo hiểu ý Má nói gì rồi, nên nàng cầm tay Má thỏ thẻ :
- Má đừng lo, con biết mà.
Bà Ðàm nhận thấy Thảo lớn rất nhanh, cả tâm hồn lẫn thể xác. Bà sợ không khéo Thảo bị cám dỗ thì nguỵ Con gái đến thời trổ mã thì thiếu gì người theọ Ai đâu biết tuổi nhỏ hay lớn. Lâu nay đã có những chàng trai rập rình dòm ngó Thảo, làm cho bà đâm lọ Ðôi lúc chính Thảo cũng đã cảm thấy xao xuyến. Mấy ông làm văn phòng, mấy chàng lóc nhóc trong trại, cứ theo tán tỉnh Thảo hoàị Nếu cứ nhìn bề ngoài thì ai mà không nghĩ Thảo ở tuổi đôi mươị
Ðã qua tháng tám, mùa mưa sắp về mà vẫn chưa tìm được nơi nào để đị May sao, một hôm bà Nhiêu gặp ông Lý Kiệt ở làng Phước Lương. Ông cũng là chỗ quen thân, ông đi đạo, di cư vô trước, ở trong khu nhà thờ Tam Tòa bên Ðà Nẵng. Lý Kiệt thấy tình cảnh mẹ con bà Nhiêu, hứa trình cha xứ tìm cách giúp đỡ. Bà Nhiêu nói lại cho mọi người tin mừng này, nhưng Thảo thì bán tín bán nghi, nên vặn hỏi :
- Người ta nói vậy mà có chắc không Bác.
- Bác nghĩ là ông ni giúp được. Ông còn dặn Bác rồi trở lại đạọ
Nghe vậy mẹ con Thảo tỏ vẻ e ngại hỏi bà Nhiêu :
- Bác trả lời răng.
Bà Nhiêu cười dễ giải :
- Bác ừ đại chớ răng. Sợ gì, miễn mình có chỗ ở để làm ăn thì chi cũng được.
- Bà Ðàm lo xa :
- Mình biết chi mà theo đạo hả chị ?
- Thì giả bộ thôi mà. Rồi tìm đường sau, bộ ở luôn răng mà sợ.
Hai mẹ con bà Ðàm nghe phải, và rất phục bà Nhiêụ
Lý Kiệt, sau hôm gặp bà Nhiêu đã sốt sắng tìm Cha để trình bày hoàn cảnh của bà. Cha nghe cũng động lòng, song trong khu Tam Tòa thì không còn chỗ. Chỉ còn một phòng, dành cho khách vãng laị Cha ngẫm nghĩ một hồi rồi nói với Lý Kiệt :
- Con xem có thể cho họ ở phòng vãng lai được không. Trong hoàn cảnh hiện nay thì khách khứa không quan trọng lắm.
Lý Kiệt tỏ vẻ mừng:
- Thưa cha nếu được rứa thì còn chi bằng.
- Vậy con báo cho họ và giúp họ chuyển tớị
Lý Kiệt đã thay mặt hai bà cảm ơn Chạ Cha dặn hờ :
- Nhớ nghẹ
- Dạ con nhớ.
Ðiều Cha dặn Lý Kiệt chính là điều kiện Lý Kiệt đặt với bà Nhiêụ
Chiều thứ bảy hàng tuần thường có Phòng Thông Tin đến chiếu ciné, hoặc diễn văn nghệ giúp vui đồng bàọ Thảo và mấy đứa nhỏ rất thích. Tối nay có chương trình văn nghệ rất haỵ Chú "thuốc lá" đã cho Thảo biếtø mấy bữa naỵ Từ hôm mua gói Capstan, ngày nào anh chàng cũng ghé mua Thảo mấy điếu, lúc nào cũng không nhận lại tiền thốị Dần dà Thảo thấy "chú" cũng dễ mến. Về sau này anh không trêu chọc Thảo nữa, lúc nào cũng đàng hoàng lịch sự. Thảo thấy yên tâm, không còn quá dè dặt trong câu chuyện. Hôm qua đến mua thuốc anh nói :
- Thảo à, khi nào em cần mua gì anh mua giúp chọ Mua rồi anh lấy tiền saụ Từ đây em qua chợ Hàn vất vả lắm. Anh thấy em bán vầy có lời lãi gì bao nhiêụ
Trong khi anh nói như dỗ dành, Thảo cúi xuống lắng nghe và cũng cảm động. Anh chàng tỉ tê tiếp:
- Anh cũng như Thảo thôi, anh chẳng giàu có gì, may có công ăn việc làm nên thấy gia đình em trong cảnh chật vật thiếu thốn thì muốn giúp vậy mà. Khi mình giúp ích được một người, mình còn vui sướng hơn người đó nữạ..
Thảo cảm động, buột miệng cảm ơn :
- Em cảm ơn anh Tuấn...
Thảo biết mình lỡ rồi, Thảo đã đổi từ chú qua anh một cách ngọt ngào, làm cho Tuấn vui ra mặt.
- Em đừng ngại, cứ xem như đó là bổn phận của anh. Anh đến đây để giúp mọi người mà.
Thảo không nói gì thêm nhưng suy nghĩ : "Giúp thì giúp hết mọi người, sao cứ rà rà mình Thảo". Vừa lúc hai bà đi chợ về, anh nhân viên trại đứng dậy chào :
- Dạ chào hai bác. Cháu đến báo cho gia đình biết tối mai có trình diễn văn nghệ. Bà Nhiêu đáp :
- Cảm ơn chú, văn nghệ thì để cho mấy đứa nhỏ chớ tụi tui còn lo nhiều việc lắm.
Chàng thanh niên thấy không còn lý do nấn ná nên xin cáo từ :
- Dạ cháu chào hai bác.
Tuấn vừa quay ra, bà Ðàm đã hỏi Thảo như tra vấn :
- Thảo à, Má thấy dạo này anh gì đó ưa tới lều mình chi vậy ?
- Dạ ảnh mua thuốc.
- Con phải cẩn thận đó nghẹ
Thảo dạ nho nhỏ. Thảo hiểu Má nói gì rồi, nhưng cấm người ta sao được. Với lại họ là người tử tế. Lắm lúc Thảo cũng không biết ứng xử sao, đành lặng thinh, khiến nhiều người hiểu lầm. Ðiều rõ ràng là dạo này Thảo thích sửa soạn trang điểm, thích ngắm mình trong gương. Thảo cũng có ý muốn mua một cái áo ngực mà còn e dè. Nhớ lời Nam khen, Thảo cũng hãnh diện chút chút. Có hôm đang tự đối thoại, Thảo buột miệng nói : "Mình đẹp, người ta ngắm có chi mà sợ". Nói xong Thảo giật mình nhìn quanh và cảm thấy mắc cỡ với chính mình.