Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Đèn Không Hắt Bóng

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 22705 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đèn Không Hắt Bóng
Dzunichi, Watanabe

Chương 2
Yutarô Ghyôđa, bác sĩ trưởng của bệnh viện Oriental ngụ ở khu Mêgurô, phố Kakinôkidzaka. Đi xe hơi đến bệnh viện hết chừng mười lăm phút. Hai vợ chồng ông Ghyôđa ở chung với hai người con đã lớn cả - Người con trai là Yudzi và người con gái là Mikikô. Yudzi hai mươi mốt tuổi. Cậu cương quyết chống lại ý đồ của bố mẹ muốn nuôi dạy cho cậu trở thành bác sĩ, nhất định vào học khoa kinh tế ở trường đại học T.. Mikikô hơn em hai hai tuổi. Năm ngoái cô vừa tốt nghiệp khoa văn học Anh ở trường đại học nữ sinh. Cô không đi làm, mà ở nhà giúp me trong công việc nội trợ và giúp đỡ bố ở bệnh viện. Trên thực tế cô là thư ký riêng của cha cô, chuyên lo những công việc văn thư. Ở bệnh viện Oriental, có hơn bốn mươi người làm việc, và Yutarô bây giờ không đủ sức một mình đương hết những công việc lo toan. Bản thân ông rất ít khi đến bệnh viện. Quả tình ở đấy đã có viên quản lý sự vụ và cô y tá trưởng nhưng ông Yutarô lẽ nào có thể việc gì cũng giao phó hoàn toàn cho những người dưng? Chẳng hạn khi giải quyết những vấn đề tiền nong ông không thể nào thiếu bà vợ hay cô Mikikô được. Thường thường mỗi khi đến bệnh viện, thoạt tiên ông ngồi uống trà, giở xem các sổ trực đêm, nghe viên quản lý và bà y tá trưởng báo cáo về tình hình ngày hôm qua, rồi sau đó ông tiếp các bệnh nhân - chỉ riêng những bệnh nhân nào có ai giới thiệu gửi gắm cho ông. Nói chung đến mười hai giờ trưa là tất cả những công việc của bệnh viện đều đã được giải quyết xong xuôi.
Sau bữa ăn trưa Yutarô đi họp hay đi gặp người này người nọ có công chuyện làm ăn với ông. Đã mấy năm nay phần lớn thì giờ và sức lực của ông không được dành cho y học nữa, mà dành cho những buổi họp ở Hội đồng đô thị và cho công việc quản lý ở Hội lương y. Vả chăng sự tình này cũng hoàn toàn vừa ý ông.
Hôm ấy, cũng như thường lệ, đến chín rưỡi Yutarô ăn bữa sáng - gồm có thịt rán và xa-lach rau quả - và uống chén trà. Yutarô người không cao nhưng vạm vỡ, và gần đây lại phát phì ra nữa, đồng thời huyết áp cũng tăng lên khá nhiều. Sau một cuộc công kích kéo dài suốt một năm trời của bà hiền thê yêu quý, ông Yutarô cuối cùng đành phải nhượng bộ và bằng lòng với những bữa ăn sáng thanh đạm theo kiểu Âu châu. Nhưng trong bữa ăn trưa và ăn tối, vì không nỡ từ chối bản thân những lạc thú ở đời, ông vẫn một mực ăn nhiều cơm và mì. Trong các bữa tiệc, nếu không có những món ăn Nhật bản thì ông ăn chẳng còn thấy ngon miệng chút nào nữa. Trong các món uống, Yutarô chỉ thực sự ưa thích rượu sakê, nhưng cùng lắm không có sakê thì ông cũng có thể dùng tạm rượu whisky được.
Sau bữa ăn sáng, Yutarô vừa nhấm nháp chén cà phê vừa thong thả đọc qua mấy tờ báo. Ở phòng bên vợ ông đang ngồi trang điểm. Bà Ritsukê, năm nay đã bốn mươi tám, trẻ hơn chồng bảy tuổi, và nhờ cái thân hình cao dong dỏng, đứng cạnh ông chồng bà trông còn trẻ hơn nhiều. Dĩ nhiên năm tháng vẫn in dấu ấn của nó lên nhan sắc của bà; làn da đã mất cái mịn màng xưa kia, song gương mặt với đôi mắt to và sống mũi thanh tú của bà vẫn còn giữ được những di tích của thời oanh liệt đã qua.
- Mình ạ, hình như Mikikô lại sắp khước từ người ta rồi, - bà Ritsukô nói với chồng trong khi đang kẻ lông mày trước tấm gương. Nét mặt bà hơi đanh, cho nên bà cạo mỏng đôi mày đi và vẽ thêm vài nét cho nó nhích xuống phía dưới một chút.
- Nếu chuyến này lại đoạn tuyệt lần nữa thì trong tầm tay nhà mình không còn chàng rể nào hết, - Yutarô rời tờ báo. - Tôi thât. không hiểu nổi. Thằng ấy con nhà tử tê", người ngợm trông được quá... Con Mikikô không ưa nói vì cái gì?
- Nó nói là thằng ấy bình thường quá.
- Bình thường thì có gì là xấu?
- Sao mình lại hỏi tôi? Tôi đi đâu mà biết được?
Bà Ritsukô cẩn thận vẽ cái lông mày bên phải.
- Mà lại học giỏi nữa. Y khoa đâu có phải chuyện đùa? Cho đến nay nó vẫn học hành xuất sắc lắm, các giáo sư đều khen không tiếc lời...
Không còn mong hướng thằng con trai vào con đường y học được nữa, hai vợ chồng Ghyôđa quyết tâm bù lại sự tổn thất này bằng cách thu xếp cuộc hôn nhân của đứa con gái: Mikikô nhất định phải lấy một anh chồng bác sĩ.
- Thằng ấy tốt thật; nó đến là dễ bảo, ngoan ngoãn.
- Ấy, hình như cũng chính vì thế mà con Mikikô không thích nó, - bà Ritsukô thở dài.
- Tôi chả hiểu ra sao. Hay là nó có một anh chàng nào khác mới lọt vào mắt xanh cô nàng?
- Chỉ với vẩn. Không thể như thế được. Trường thì toàn nữ sinh, khi ra trường thì không đi làm đâu cả, suốt ngày ở nhà giúp me, có dịp nào làm quen với đàn ông đâu?
- Cái lớp trẻ bây giờ thật không sao hiểu được. - Uống nốt tách cà-phê, Yutarô đứng dậy.
- Cũng đã hăm ba rồi chứ có còn thơ dại gì nữa đâu, mà chẳng thèm toan tính gì cả. Nhắc đến là nó chỉ cười, nói là bạn học cùng lớp còn đến một nửa chưa đi lấy chồng.
- Lúc nào mình thử hỏi xem nó thích hạng thanh niên như thế nào. - Yutarô nói lúng búng.
- Bố nó hỏi thì hơn.
- Bà sao thế, điên rồi chắc? Tôi là bố, là đàn ông hỏi sao tiện?
Mikikô là cái chỗ yếu quan trọng nhất của Yutarô. Ông quý đứa con gái duy nhất đến nước không còn biết phải chăng gì nữa, từ hồi Mikikô còn bé tí ông đã chìu chuộng nó từng ly từng tí; và bây giờ lớn lên, không có một lời răng dạy nào của bố còn có thể tác dụng đối với Mikikô nữa.
- Thôi chết, muộn quá rồi kìa.
Bà Ritsukô vừa mở miệng toan gọi cô con gái thì cô ta đã từ trên cầu thang bước xuống.
Mikikô rất xinh; đôi mắt to, cái mũi thon nhỏ. Trông hơi lạnh lùng, nhưng vẫn là một giai nhân, giống hệt bà Ritsukô hồi trẻ.
- Thằng Yudzi vẫn còn ngủ cơ chứ?
- Thôi kệ nó. Rồi nó chắc dậy.
Bà Ritsukô ngồi lên xe. Ông Yutarô lên ngồi cạnh vợ ở ghế sau. Mikikô ngồi ghế trước. Cô đầy tớ gái Tômiyô đứng trên thềm vẫy vẫy:
- Thượng lộ bình an!
Xe phóng ra đường chu vi số 6. Lúc bấy giờ đã quá mười giờ từ lâu, cho nên đường cũng rộng chứ không đến nỗi nườm nượp những xe cộ như vào buổi sáng sớm. Đột nhiên bà Ritsukô hỏi chồng:
- Mình không nghe nói gì về Naôê và Simura à?
- Simura? Simura Nôrikô ấy à?
- Phải.
- Thế chuyện gì?
- Hình như giữa hai người có chuyện gì ấy.
- Khó tin lắm...
- Tôi nói thật đấy.
- Sao ạ, chuyện gì thế mẹ? - Mikikô nhấp nhổm trên ghế xe.
- Không liên quan gì đến mày, - bà mẹ mắng Mikikô rồi quay sang chồng nói tiếp: - Cô Sêkgiuchi nói với tôi như vậy.
- Sêkgiuchi? - Gương mặt ông Yutarô như chua ra.
Tsuruyô Sêkgiuchi là y tá trưởng của bệnh viện Oriental. Năm nay bà bốn mươi hai tuổi. Trước đây ba năm bà ly dị chồng và ở một mình với đứa con trai hãy còn đi học. Sêkgiuchi làm y tá đã lâu nên khá nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng lại có một nhược điểm quan trọng - bà ta rất thích ngồi lê đôi mách.
Đối với vợ chồng Ghyôđa, bà ta là một thứ quý nhân; Tsuruyô thường xuyên báo cáo cặn kè cho họ rõ tất cả những gì đang diễn ra ở bệnh viện, và không có một việc gì có thể lọt ra ngoài con mắt cảnh giác của bà. Song lượng thông tin được chuyển đến bác sĩ trưởng thì ít mà đến tai bà vợ ông ta thì nhiều hơn, cho nên Yutarô, vốn đã mấy lần lâm vào thế khó xử vì những lời mách lẻo của bà y tá trưởng, không lấy gì làm ưa chuộng bà ta.
- Nghe nói hai người hay gặp nhau ở khu Sibuya...
- Thế à? - Đúng với tính cách của giới nam nhi, Yutarô có một thái độ khá thờ ơ đối với những tin tức như vậy.
- Hơn nữa, quan hệ giữa hai người không lấy gì làm trong sạch cho lắm.
- Thế sao, đã có người chứng kiến hẳn hoi à? - Yutarô điềm nhiên hỏi.
- Là vì Simura thường lại nhà ông ta đấy.
Nhà Naôê ở khu Ikêdziri, cách bệnh viện không xa.
- Thế thì đã sao? Như thế tuyệt nhiên không có nghĩa là họ ngủ với nhau. - Bà Ritsukô phì cười.
- Naôê sống độc thân mà.
- Con cũng nghe nói như vậy, - Mikikô góp chuyện từ ghế xe phía trước. - Simura hầu như bao giờ cũng ở lại bệnh viện đúng vào phiên trực của Naôê.
- Ấy đấy, Sêkgiuchi cũng nói thế.
Kể cũng lạ: Lần này bà Ritsukô và cô Mikikô lại tập hợp thành một chiến tuyến duy nhất.
- Thôi được, cứ cho là như thế đi. Nhưng chuyện đó có liên quan gì đến mình đâu?
- Phải, nhưng mà... - thậm chí bà Ritsukô còn nghẹt thở vì công phẫn.
- Mình ạ, mình nên hiểu rằng ta mời được Naôê về là rất may. Tuy đây là chuyện quá khứ, nhưng dù sao Naôê đã từng giảng dạy ở trường đại học, anh ta là phó giáo sư, thế mà bây giờ lại về làm việc với ta.
- Nhưng vấn đề có phải là Naôê đâu? Cơ sự trước sau toàn do cái con Simura đặt bày ra cả.
- Ô - hô - hô, - Yutarô cười, đấy ý chế riễu. - Bà ghen rồi hay sao?
- Ông nói bậy bạ gì thế? Thật vớ vẩn. - Bà Ritsukô ném về phía chồng một cái nguýt chết người.
- Miễn Naôê làm hết việc mình, còn những chuyện khác thì chẳng liên quan gì đến tôi. - Nói đoạn Yutarô khoát tay một cái.
- Khốn nỗi là trong công việc của ông ta cũng có phải cái gì cũng ổn đâu.
- Naôê ấy à?
- Phải. Ông có nhớ cái ông già Isikura không?
- Isikura?...
- Nằm ở phòng hạng nhì ở tần tư ấy. Cái ông già bị ung thư dạ dày ấy mà...
- À à! Yôsiđzô Isikura, - cuối cùng Yutarô sực nhớ ra.
- Ấy, Naôê cứ cho ông ta dùng ma túy suốt ấy.
- Chắc là để ông cụ đỡ đau?
- Ai biết được. Cũng có thể vì một lý do khác.
- Lại còn lý do nào nữa? - Yutarô băn khoăn giương cao đôi mày.
- Đây dĩ nhiên là tiếng đồn đại, nhưng... - bà Ritsukô ghé tai chồn nói khẽ, - họ nói là ông ta tiêm ma túy cho cụ Isikura để ông cụ chết cho nhanh!
- Bà nói gì thế? - Yutarô đột nhiên nổi khùng. - Nói bậy thế đủ rồi đấy!
- Nghe thế nào thì tôi chỉ nói lại như thế cho ông biết.
- Chuyện vừa rồi cũng do Sêkgiuchi mách lẻo với bà chứ gì?
- Cô ấy chỉ nói là "Hình như thế"... - Bà Ritsukô thấy chồng đột nhiên nổi giận, hơi hoảng.
- Sao cô ta lại dám nói như vậy! Chỉ là một cô y tá quèn mà... Cả bà nữa cũng hay lắm đấy; người ta nói gì cũng tin! Thật đến khổ với bà!
Trong khi Ghyôđa gắt vợ như vậy xe đã vào cổng bệnh viện. Yutarô, Ritsukô, và Mikikô đi lên phòng văn thư. Viên quản lý và các cô làm việc trong phòng đều đứng dậy chào vợ chồng chủ nhân.
- Hôm nay trời đẹp tuyệt. - Dường như đã quên hẳn câu chuyện xảy ra trên xe hơi, bà Ritsukô, bằng một động tác thoải mái, cởi bỏ tấm khăn choàng, nhìn ra cái cửa sổ hướng vào sân trong của bệnh viện. Trên một khoảng đất nhỏ đóng khung giữa mấy bức tường đá, khóm cây dăm bụt nở hoa đỏ chói.
- Bác sĩ Naôê vừa ghé tôi, - viên quản lý kính cẩn báo cáo. Yutarô nhìn ông ta có ý dò hỏi. - Bác sĩ bảo là muốn gặp ngài nói chuyện về một vấn đề gì đấy.
- Anh nói hộ với ông ấy đến gặp tôi ngay bây giờ.
- Vâng ạ.
Viên quản lý nhấc máy điện thoại. Bác sĩ trưởng ngồi xuống đi-văng, vói lấy một điếu thuốc lá trong hộp thuốc bày trên bàn.
- Chào ngài!
Tsuruyô Sêkgiuchi bước nhanh vào phòng. Không biết bà ta đã biết trước rằng bác sĩ trưởng hôm nay sẽ đến bệnh viện, hay chỉ vì bà ta đã canh đúng giờ. Tất cả các nữ y tá trong bệnh viện, kể cả các cô tập sự đều đội mũ vải trắng, và chỉ riêng chiếc mũ vải của Sêkgiuchi có điểm hai cái sọc đen. Chiếc mũ sọc oai vệ ấy rõ ràng là quá lớn đối với bà y tá trưởng Tsuruyô có vóc người nhỏ nhắn, cao chỉ độ thước rưỡi. Khuôn mặt hơi choắc với đôi mắt sâu soi mói, như che dấu cả sự khôn ngoan của bấy nhiêu năm đã sống, toát ra cái vẻ chững chạc rất thích hợp với một bà y tá trưởng.
- Hôm nay trời trở lạnh, - Tsuruyô nói.
- Thật đấy. Một thời tiết rất không bình thường đối với tháng mười một! - Bà Ritsukô đỡ lời.
- Ố - ồ, hôm nay phu nhân làm tóc kiểu mới!
- Vâng, tôi đã quyết định chải tóc ngược lên trên, nhưng quả tình tôi cũng không biết như thế này trông có được không...
- Được quá đi chứ! Phu nhân có một khuôn mặt trái xoan tuyệt vời, chải thế rất hợp. - Bà y tá trưởng mỉm cười ngọt sớt.
- Thật à? Vậy mà tôi cứ lo...
- Mà tóc phu nhân mới tuyệt làm sao, vừa dày vừa dễ chải. Mềm mại không thể tả được.
- Phải. Chính tôi cũng không ngờ nó dễ uốn thế.
Thường thường, những khi khen bà vợ, Tsuruyô cũng hông quên nịnh cả ông chồng.
Viên quản lý đã gọi điện thoại xong đặt ống nghe xuống bàn.
- Bác sĩ Naôê hiện đang đi thăm các phòng bệnh nhân. Hễ xong việc bác sĩ sẽ đến ngay.
- Cám ơn.
Bác sĩ trưởng giở cuốn sổ trực đêm. Ở trang cuối, nét chữ của Nôrikô viết: "Bác sĩ trực: Naôê. Y tá: Nôrikô Simura, Kaôru Unô".
- Tối hôm qua họ chở đến bệnh viện một tên rất khả nghi, một tên cướp thì phải, - Sêkgiuchi thông báo.
- À, cái người này đây hả?- Mắt bác sĩ trưởng đang lướt qua trang giấy, dừng lại ở dòng ghi tên họ nạn nhân.
- Bị đánh vào mặt bằng một cái chai. Mất rất nhiều máu.
- Thế giấy tờ bảo hiểm của hắn ổn cả chứ? - Bác sĩ trưởng quan tâm đến phương diện này của sự việc hơn.
- Dạ không rõ, nhưng người ta có ứng cho hắn ba mươi ngàn yên. - Câu này bà y tá trưởng nói với cái giọng như thể chính bà đã trả món tiền này. - Bệnh nhân đang ở trạng thái say cho nên phá phách rất dữ, phải nhốt vào nhà toa-lét cho đến khi hắn chịu yên...
- Trong toa-lét ư? - Bà Ritsukô kinh ngạc thốt lên.
- Phải, trong toa-lét phụ nữ. Ở phòng cấp cứu ấy.
- Ai trực?
- Bác sĩ Naôê.
- À, ra thế...
(Còn tiếp)




Bà Ritsukô cắn môi, cố giữ lại những lời cạnh khoe đang chực buột ra.
- Thế bệnh nhân bây giờ ở đâu?
- Hắn nằm ở phòng bệnh hạng ba trên tầng ba ấy. Hắn ngủ như chết.
- Hắn nằm đấy không có bạn bè gì chứ?
- Hắn nằm một mình.
- Phẳi dặn mọi người đừng cho bọn họ vào thăm hắn.
- Tôi đã dặn ở phòng ghi danh.
- Phẫu thuật tiến hành ra sao?
- Mặt bị đứt rất nặng nhưng kết quả hoàn toàn khả quan.
Bà y tá trưởng thuật lại những chi tiết mà bà vừa nghe Nôrikô và Kaôru báo cáo sáng nay cứ như thể
chính mắt bà trông thấy.
- À thế thì tốt.
- Thế nhưng dù sao tôi cũng không hiểu nổi, - Tsuruyô chêm thêm, - làm sao người ta lại có thể đem
nhốt một bệnh nhân đang ra máu nhiều như vậy vào toa-lét! Dù cho người ta có say chăng nữa.
- Thế nhà toa-lét đã dọn dẹp lại chưa?
- Rồi ạ, đã rửa sạch máu. Nhưng điều phiền hà nhất không phải là ở đấy. Hôm qua bạn bè hắn đã
đến đây. Bọn họ rất công phẫn khi thấy bạn mình bị nhốt vào nhà xí.
- Rồi sao nữa?
- Bác sĩ Naôê đã nhanh chóng làm cho họ biết điều hơn.
Bác sĩ trưởng vốn không ưa những chuyện rầy rà. Ông muốn sống yên thân, không dính dấp vào
những chuyện lôi thôi và chỉ lo lắng đến một điều; lợi ích của bản thân.
- Bọn họ chịu lép?
- Vâng. Nhưng sáng hôm nay có ai gọi điện đến phòng ghi danh. Một cú điện thoại khá lạ lùng...
- Thế à? Họ nói gì? - Giọng Yutarô có chiều lo lắng. Bà y tá trưởng đưa mắt rất nhanh nhìn sang hai
bên và hạ giọng, - nói thì thầm:
- Người gọi điện nói thế này: "Ở bệnh viện các ngài có những bác sĩ trực đêm mà lại say rượu đấy".
- Sa-a-ao?! Say rượu à?
- Vâng. Nghe nói đâu như bác sĩ Naôê trong khi trực đêm đã uống ít nhiều... - Sau khi im lặng một lát
để gây hiểu quả tâm ly, Tsuruyô nói tiếp: - Tôi đã đến chung cư gặp các cô y ta, khi Simura và Unô đã
giao ban xong, và đã hỏi họ cặn kẽ. Simura tuyến bố ngay rằng cô ta không biết gì hết, nhưng Kaôru
Unô thì lại thừa nhận rằng "Có, hình như có uống chút ít "
Tòa nhà chung cư nằm phía sau bệnh viện, trong một hầm chật. Ngoài các cô y tá ra, còn có các cô thư
ký và các anh lái xe ở đấy nữa.
- Tôi thấy hình như Simura bao che cho Naôê. - Bà y tá trưởng ném về phía Yutarô một cái nhìn chứa
đầy ý nghĩa.
- Người gọi điện thoại không nói gì thêm nữa à?
Yutarô vốn biết rất rõ rằng các bác sĩ hay tự cho phép mình uống rượu trong khi đang trực đêm, nhưng
việc ấy xét tự bản thân nó không làm cho ông lo lắng bằng những hậu quả có thể xảy ra.
- Không. Người đó cắt máy ngay. Tôi nghĩ cũng bọn họ chỉ muốn cảnh cáo nhẹ. Lầu đầu họ tự giới
hạn ở đấy.
- Sao, lại có một lần thứ hai nữa à? - Bác sĩ trưởng hoảng hốt.
- Không ạ. Ít nhất là cho nến nay thì chưa.
Lần này những thông báo của bà y tá trưởng không dựa vào những tin đồn, mà căn cứ vào những sự
kiện xác thực hẳn hoi, nhưng Tsuruyô rõ ràng là có khuynh hướng phóng đại tầm quan trọng của
những việc đã xảy ra.
- Dĩ nhiên là họ chẳng lấy gì hài lòng khi thấy bạn họ bị nhốt vào toa-lét như vậy.
Bác sĩ trưởng lặng thinh, hình như có ý khó chịu về cách nói của Tsuruyô, cho nên bà ta bèn quay sang
bà Ritsukô tranh thủ sự đồng tình:
- Dù sao thì làm như thế cũng quá tàn nhẫn!
Bà Ritsukô gật đầu tán thành, và ngay phút ấy cánh cửa phòng văn thư mở ra không một tiếng động.
Mọi người đều nhìn ra. Trên ngưỡng cửa, Naôê xuất hiện.
- À, bác sĩ. Mời bác sĩ vào, bác sĩ ngồi đây, - viên quản lý nhanh nhẩu chào mời, tay chỉ cái đi-văng
bác sĩ trưởng đang ngồi.
- Chào bác sĩ, - Yutarô và Ritsukô cùng chào Naôê.
Naôê im lặng gật đầu đi vào phòng.
- Vậy hôm nay bác sĩ trưởng sẽ không tiếp bệnh nhân ạ? - Bà y tá trưởng vội vã đổi đề tài. Bác sĩ
trưởng đang mãi nghĩ ngợi, không trả lời ngay.
- Có bệnh nhân nào được giới thiệu riêng không?
- Không ạ, cho đến nay chưa thấy ai.
- Tôi sẽ có mặt ở bệnh viện cho đến trưa. Nếu có ai đến tìm tôi thì cho tôi biết.
-Vâng ạ.
Bà y tá trưởng khúm núm cúi chào rồi len lén đi ra cửa. Tiếp theo, bà Ritsukô cũng lui sang phòng bên
với cô con gái. Viên quản lý lại vùi đầu vào những giấy tờ sổ sách của ông ta.
- Đêm qua trực, chắc hôm nay bác sĩ mệt lắm?
Xét về thực chất đối với các bác sĩ trong bệnh viện, bác sĩ trưởng chẳng qua là ông chủ, song đối với
những người dưới quyền, ông ta bao giờ cũng nói chuyện một cách lễ độ rất mực. Số những người
thích làm việc trong một bệnh viện tư - nhất là những bác sĩ giỏi - chẳng lấy gì làm nhiều, huống chi
Naôê lại từng có một cương vị vững vàng trong trường đại học, cho nên bác sĩ trưởng rất trọng nể ông
ta và khi nói năng với ông ta lại càng tỏ ra lễ độ hơn nữa.
Naôê nhún vai.
- Không ạ, không mệt lắm.
Sau một đêm mất ngủ, Naôê trông hốc hác và xanh xao hơn thường lệ. Vả chăng xưa nay Naôê đã có
sẵn nước da như vậy và đó có thể là màu da bình thường của ông.
- Nghe nói đêm qua có một tên say rượu nào đấy được đưa tới đây phải không ạ?
- Vâng, mặt hắn bị đứt nhiều chỗ.
- Bác sĩ nhốt hắn vào nhà xí thật ư?
- Hắn phá phách dữ quá.
- Một ý rất hay! - Yutarô cười phá lên. Rồi như nhân thể nói qua, ông nhận xét: - Sau này nếu hắn
biết, chắc hắn sẽ không lấy gì làm hài lòng. Mà đồng bọn của hắn cũng vậy.
- Chắc thế... - Naôê cười.
- Liệu có lôi thôi gì không?
- Khi nào hắn khỏi, ta sẽ cho ra viện, thế thôi. - Naôê thản nhiên đánh diêm châm thuốc hút. Quả
thật không có cách gì tác động vào con người này.
Từ phòng bên Mikikô ghé sang hỏi:
- Naôê tiên sinh có dùng cà phê không ạ?
- Cám ơn, không cần.
- Thế thì tiên sinh dùng trà vậy...
- Đa tạ.
- Còn ba uống gì?
- Ừ thì rót luôn cho ba một chén.
Bác sĩ trưởng không nhắc đến chuyện bệnh nhân hôm qua nữa, và Naôê im lặng nhìn ra cửa sổ. Ánh
sáng yếu ớt của một ngày cuối thu chiếu qua tấm kính trong suốt. Từ bên phòng văn thư, bà Ritsukô
đã quay trở lại và lễ phép gật đầu chào Naôê.
Bác sĩ trưởng rút một điếu thuốc rồi hỏi, sau một lát im lặng:
- Người ta nói lại với tôi rằng bác sĩ có việc gì cần gặp tôi phải không?
Như thể chưa muốn bắt đầu ngay câu chuyện. Naôê đưa mắt nhìn quanh. Thấy vậy, Yutarô mời ông
sang căn phòng bên cạnh, vốn được dùng là nơi làm việc của bác sĩ trưởng. Ritsukô và cô con gái băn
khoăn nhìn theo họ.
Cửa phòng vừa khép lại, Yutarô đã hỏi:
- Có chuyện gì xảy ra chăng?
- Ngài có biết tên Yôsiđzô Isikura không?
- À à, có phải cụ già bị ung thư dạ dày ở bệnh viện của trường đại học chuyển sang không?
Yutarô nhớ lại câu chuyện sáng nay trên xe. Ritsukô có nói gì về ma túy...
- Ngài không quen riêng à?
- Không, - Ghyôđa nhún vai, - Thậm chí tôi cũng không nhớ ông ta là ai nữa.
- À nếu thế thì ổn cả, - Naôê lẩm bẩm rất khẽ như thể đang nói chuyện với chính mình.
- Thế chuyện gì?
- Ông cụ yêu cầu mổ... Ông cụ cứ nói chuyện ấy suốt ngày.
- Mổ ư? - Ghyôđa ngạc nhiên quay lại. - Nhưng đã có di căn rồi còn mổ làm gì? Chẳng có kết quả gì
đâu. Chính vì thế mà bên bệnh viện trường đại học họ cho ông ta xuất viện.
- Nhưng ông cụ không biết điều đó.
- Phải, quả thật như vậy... - Yutarô trầm ngâm.
- Ở bên ấy có nói với ông cụ rằng mọi sự đều tốt lành, có thể ra viện. Thế nhưng bệnh tình mãi vẫn
không thuyên giảm. Bây giờ ông cụ chỉ còn hy vọng vào phẫu thuật.
- Ông ta tưởng sau khi mổ sẽ đỡ chăng?
- Ông cụ tưởng mình bị loét dạ dày.
- Có đúng là xương sống đã bị tổn thương không?
- Khoang bụng và xương sống ở đoạn thắt lưng hình như đều bị tổn thương.
- Có mổ cũng không cắt đi được?
- Dĩ nhiên.
- Thế nếu cắt u chính đi thì sao? May ra có đõ đi chút ít, trong một thời gian ngắn chăng?
- Không được, chỉ nặng thêm mà thôi. Các tế bào ung thư sau khi mổ thường bắt đầu phân ra rất
nhanh, vả lại bản thân phẫu thuật sẽ làm cho cơ thể yếu đi và làm cho người bệnh chóng chết hơn.
Cố kéo dài cuộc sống cho ông cụ là điều vô nghĩa lý.
Yutarô gật đầu. Những trí thức của ông trong lĩnh vực phẫu thuật dù sao cũng đủ để ông có thể đánh
giá tình hình.
- Thế mà bác sĩ vẫn định mổ sao? - Ông nhìn Naôê, không hiểu.
- Tôi có nói là tôi định mổ đâu?
- Thế ra bác sĩ đã từ chối yêu cầu của ông cụ?
Bác sĩ trưởng đặt chén trà đã uống hết xuống bàn.
- Một khi bệnh nhân đã yêu cầu thì ta không có quyền từ chối. Nhưng sau một phẫu thuật lớn như vậy
bệnh nhân sẽ không kéo được đến hai tháng đâu. Hơn nữa, lập tức sẽ rõ là cuộc phẫu thuật chỉ làm
cho bệnh nặng thêm. Điều đó không có lợi cho ta.
Bác sĩ trưởng gật đầu.
- Còn nếu bệnh nhân đã khẩn khoản như vậy mà ta vẫn từ chối, thì ông ta có thể sinh nghi và lo sợ
một cách có hại cho bản thân.
- Thế thì biết làm thế nào? Ta sẽ giải thích cho ông cụ hiểu là ta không thấy cần mổ.
- Trong bệnh viện của trường đại học, khi họ phát hiện là cụ Isikura bị ung thư, họ nói với ông cụ rằng
đó chẳng qua là bệnh loét dạ dày, nhưng nên mổ thì hơn. Rồi sau đó, khi đã thấy rõ là di căn đã phát
triển quá xa họ lại lập tức đổi giọng, nói với ông cụ là mọi sự đều tốt lắm rồi, thậm chí cũng chẳng cần
mổ nữa. Thành thử bây giờ ông cụ không còn hiểu ra sao nữa.
- Vậy thì còn có con đường thoát nào không?
Phải che dấu sự thật khủng khiếp, để mặc cho bệnh nhân chết một cái chết kéo dài như vậy thật
không dễ chút nào. Trước đây Yutarô cũng đã mấy lần có dịp để nghiệm những nỗi dằn vặt khủng
khiếp trong những tình huống tương tự, nhưng những năm gần đây người ta thường chững ung thư
bằng phẫu thuật, và bây giờ cái việc đọc kinh cầu hồn đã được giao lại cho các bác sì phẫu thuật...
- Thế ý kiến người nhà ra sao?
- Họ nói là ta nên làm đúng yêu cầu ông ta.
- Hừm... Một lời tuyên bố khá vô trách nhiệm.
- Bây giờ thì họ chẳng còn thiết gì nữa.
- Phả-ả-ải.... tình thế thật gay go. - Bác sì trưởng tay chống cằm suy nghĩ miên man.
- Thế thì đấy, tôi đã nghĩ rất lâu về vấn đề này và đã đi đến kết luận rằng dù sao cứ mổ vẫn hơn.
Yutarô hoảng hốt khua hai bàn tay.
- Thế nếu ông cụ chết ngay thì sao?
Thậm chí ông ta còn toát mồ hôi ra: lúc bấy giờ các bệnh nhân đang nằm ở viện tha hồ hoảng sợ. Và
nói chung, môt. kết quả như vậy khó lòng có thể củng cố uy tín của bệnh viện...
- Có thể mổ được, nhưng chỉ mổ cho có lệ thôi. Làm như vậy sẽ không chết quá nhanh đâu.
- Cụ thể bác sĩ đề nghị làm thế nào?
Naôê giụi tắt điếu thuốc lá.
- Laparotomie.
- Rạch da bụng à?
- Vâng. Chỉ cách rạch từ đây đến đây. - Naôê đưa mấy ngón tay dài vạch trên chiếc áo blouse trắng
của ông một đường thẳng chạy suốt bụng. - Thât. ra chỉ cần rạch lớp da bên ngoài là đủ nhưng đã
rạch thì rạch hẳng. Tôi cũng muốn nhìn vào khoảng bụng xem sao. Làm như vậy sẽ không có ảnh
hưởng gì đến thể trạng của bệnh nhân; ngược lại ông cụ sẽ tưởng rằng người ta đã tiến hành một
phẫu thuật thực sự cho mình.
Yutarô gật đầu và với tay lấy điếu thuốc lá nữa.
- Nhưng phẫu thuật sẽ xong quá nhanh. Liệu bệnh nhân có đoán ra điều gì chăng?
- Ta sẽ gây mê. ta sẽ mổ ra, khâu lại rồi để cho bệnh nhân ngủ trên bàn mổ suốt thời gian còn lại.
Ông ta sẽ không hay biết gì.
- Ừ thôi, một khi bác sĩ đã thấy như vậy là hơn thì...
- Sau một phẫu thuật như vậy không cần gì phải tiếp huyết thanh, nhưng ta vẫn cứ đặt bình tiếp.
- Sau đó ta sẽ cho bệnh nhân ăn uống ra sao?
- Cũng như sau khi mổ cắt dạ dày thật sự. Khoảng bốn năm ngày ta bắt bệnh nhân kiêng thật ngặt,
sau đó chuyển sang khẩu phần bình thường. Tôi nghĩ rằng sẽ không khó gì mà thuyết phục cho bệnh
nhân nghĩ rằng mọi sự đều tốt lành.
- Nhưng nếu mọi sự diễn ra một cách quá suông sẻ, có thể bệnh nhân sẽ sinh nghi chăng? - Yutarô
chợt nấy ra ý nghi ngại.
- Không sao. Chỉ có lớp da và lớp trên của hoang bụng có thể có cảm giác đau, còn dạ dày và các cơ
quan bên trong đều không có dây thần kinh thu nhận cảm giác. Nếu ông cụ cười hay cố nhấc người lên
thì cũng sẽ thấy đau không kém gì sau một phẫu thuật thật sự.
Yutarô nhìn Naôê một cách thích thú rõ ràng.
- Vậy bao giờ bác sĩ định mổ cụ già?
- Có lẽ ngày kia, vào buổi chiều.
- Vào ngày thứ sáu à?
- Vâng. Có thể bệnh nhân sẽ xin hỏi ý kiến bác sĩ trưởng. Cần làm sao cho cách giải thích của ngài và
của tôi trùng hợp với nhau: Chúng ta quyết định mổ cắt một phần dạ dày. Tôi cần gặp ngài là vì việc
ấy.
- Rõ, - Yutarô gật đầu.
Kế hoạch của Naôê dĩ nhiên là hay nhưng bác sĩ trưởng chợt thấy hoang mang khó chịu.
- Thôi được... - Naôê lúc bấy giờ đang ngồi xếp chân chữ ngủ bỏ chân xuống ngồi thẳng lại. - À nhân
thể xin báo là tuần sau sẽ có Đzyunkô Hanađzyô đến nằm viện ta.
- Đzyuokô Hanađzyô? - Yotarô hỏi lại. Một cái tên quen thuộc... Không biết ông ta đã nghe ở đâu rồi
?
- Một nữ ca sĩ.
- À-à! Phải rồi, dĩ nhiên... cô ấy sẽ nằm viện ta à?
Đzyunkô Hanađzyô, một nữ ca sĩ minh tinh chuyên hát những bài thuộc loại nhạc nhẹ, vừa mới nô"i lên
vào mùa hè năm trước một cách đột ngột và nhanh chóng. Công chúng thực sự phát điên lên vì nàng.
Đzyunkô có đôi mắt đẹp hình hạnh nhânvà cái miệng căng mọng, môi đưới hơi chìa ra phía trước,
thường rung lên môt. cách rất dễ thương khi Đzyunkô hát. Ca sĩ K., cũng đi vào thời thường cùng một
lúc với Đzyunkô, được hoan nghênh trong đám thanh niên mới lớn, còn Đzyunkô thì chinh phục trái tim
của giới đàn ông đứng tuổi. Năm nay nàng hai mươi mốt tuổi.
- Sao cô ấy phải nằm viện?
- Cô ấy muốn nạo thai.
- Ố-ồ!
Yutarô cười khẽ lên một tiếng. Ông ta rất thích Đzyunkô. Trong người thiếu nữ này có một thứ tì vết gì
rất lạ, một dấu hiệu mơ hồ của sự hư hỏng, trụy lạc, có sứ cám dỗ rất mạnh đối với những người đàn
ông đứng đắn bệ vệ.
- Thủ phạm là ai?
- Cái đó thì tôi không biết.
- Tại sao lại đúng vào viện ta? Có ai gửi gắm cô ta cho bác sĩ chăng?
- Vâng, một người bạn học cũ của tôi hồi còn ở trường y. Anh ta quen thân với ông bầu của Đzyunkô.
Ông bầu này có yêu cầu anh ta dàn xếp công chuyện: cần một bệnh viện tư thật tốt và dĩ nhiênlà cần
bí mật.
- Ra thế đấy... - Yutarô buông một tiếng thở dài va lại nhìn Naôê một cách thích thú. - Bác sì đã
khám cô ta chưa?
- Hôm qua.
- Thế à? Cô ấy đến đây à?
- Vâng. Đeo kính râm và ăn mặc rất kín đáo để đừng ai nhận ra.
- Đzyunkô Hahađzyô có phả là tên thật của cô ta không?
- Không, ngoài đời cô tên là Akikô Yamaguchi.
- Một cái tên khá tầm thường.
- Cô ấy chỉ có thể ở đây được một ngày. Cô ấy yêu cầu xếp vào phòng bệnh nhân tốt nhất - Căn
phòng tầng sáu ấy.
Căn phòng thượng hảo hạng đặc biệt ấy giá mười lăm ngàn yên một ngày - cũng chẳng phải là quá
đắt khi cần giữ bí mật...
- Chính bác sĩ sẽ làm chứ?
- Vâng. Ông bầu cô ta đã thân hành đến yêu cầu.
- Cũng có phần đáng sợ nhỉ?... - Trong cái giọng thông cảm vợ vịt của bác sĩ trưởng có thể nghe thấy
những âm sắc của một lòng ghen tị không dấu giếm. - Trong thời gian cô ấy còn ở đây, bác sĩ cho tôi
xem mặt một lần nhé.
- Xin tùy ý.
- Hãy còn trẻ thế, cần gì...
- Chẳng qua cô không may.
- Không may ư?
- Trong giới ho, người ta nhìn cái gì cũng đơn giản. Nhưng không nên mất bình tĩnh. Thế mà cô ta đã
quá bồng bột, và bây giờ phải trả giá... Cô ấy đến đây vào thứ tư là tiện cho cô ấy hơn cả. Cô ấy yêu
cầu làm sao cho mọi thứ đều sẵn sàng vào ngày ấy.
- Phải, phải, dĩ nhiên.
- Nhưng chuyện này chúng ta biết với nhau thôi nhé.
- Nhất định rồi.
Naôê đứng dậy định cáo lui, nhưng Yutarô giơ tay cản lại.
- Bác sĩ làm ơn coi hộ, sao cho cái thằng sau rượu kia đừng sinh chuyện lôi thôi.
- Xin bác sĩ trưởng yên tâm.
Naôê cúi đầu chào rồi ra khỏi phòng.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 769

Return to top