Mọi người ra khỏi chùa Vĩnh Phúc, theo đường lớn mà đi. Đại An đã đặt tiệc trước tại tửu lầu ở Hạnh Hoa thôn, và đang đứng đợi tại đó. Thấy mọi người tới, Đại An chạy ra tiếp đón rồi hỏi:
- Sao bây giờ Đại nương mới đến?
Nguyệt nương đáp:
- Xuân Mai mời ở lại chùa dùng tiệc nên mới chậm trễ.
Rồi kể sơ cho Đại An nghe về việc gặp gỡ Xuân Mai.
Đại An hướng dẫn mọi người lên lầu, phân ngôi thứ ngồi uống rượu thưởng xuân, từ trên lầu nhìn xuống cảnh người ngựa kiệu xe tấp nập dưới đường.
Trong lúc mọi người đang ngồi trên tửu lầu uống rượu, ngắm cảnh chuyện trò, thì dưới đường một đám người ngựa ồn ào kéo tới, cũng khoảng hai ba chục người đàn ông thanh niên. Nguyên đó là đám bạn bè và tùy tùng của con trai Lý Tri huyện là Lý Nha Nội, tên thật là Lý Củng Bích. Lý Nha Nội khoảng ngòai ba mươi, hiện đang theo học tại Quốc tử giám, vốn người phong lưu bác lãng, lười chuyện sách vở thi thư mà chỉ thích nuôi chó, cưỡi ngựa, săn bắn và lui tới các nhà ca nhi kỹ nữ, các nơi tửu tiếm trà đình, do đó còn có danh hiệu là Lý Lãng tử.
Hôm nay Lý Nha Nội đội mũ kim đỉnh, mặc áo lụa mềm, chân đi hài vàng, cùng với viên Lang lại là Hà Bất Vi, dẫn bạn bè thủ hạ, đeo cung tên cưỡi ngựa đi săn bắn và thưởng xuân.
Đám người ngựa dừng lại ở chân tửu lầu, bỗng Lý Nha Nội ngước nhìn lên, tình cờ thấy một đám đàn bà con gái đang ngồi uống rượu trên lầu, bất giác lòng dạ xao xuyến, ngây người mà nhìn không chớp mắt, rồi nhìn Nguyệt nương mà nghĩ thầm:
- Không biết đàn bà con gái nhà ai thế kia, có chồng hay chưa mà xinh đẹp quá.
Đoạn gọi thủ hạ là Trương Nhàn tới dặn nhỏ:
- Ngươi thử dò hỏi xem ba người đàn bà mặc đồ trắng kia là ai, ở đâu, rồi cho ta biết ngay.
Trương Nhàn vâng lời chạy đi, lát sau trở lại thưa:
- Mấy người đó là thê thiếp của Tây Môn Khánh ở huyện này. Người già nhất, có chồng họ Ngô, là chị dâu. Người mảnh mai là Ngô Nguyệt nương, chính thất của Tây Môn Khánh, người mập hơn một chút là vợ thứ ba của Tây Môn Khánh họ Mạnh, tên Ngọc Lâu. Hiện mấy người đó đều đang ở goá.
Lý Nha Nội thưởng tiền cho thủ hạ rồi lại xoay qua nhìn ngắm Ngọc Lâu không chớp mắt.
Trong khi đó, trên tửu lầu, Nguyệt nương ra lệnh cho Đại An sửa soạn các thứ để ra về.
Lại nói về Tuyết Nga và Tây Môn Đại Thư ở nhà rảnh rang, quá trưa, ăn cơm xong, hai người ra đứng trước cổng lớn nhìn cảnh qua lại ngoài đường.
Đang đứng thì thấy một người hàng xén, gánh các thứ phấn son quơng lược đi tới. Thường thường những người này kiêm cả nghề mài quơng chùi quơng. Đại Thư nói:
- Tấm quơng của tôi mờ quá, tiện đây đem ra cho tráng thuỷ hay chùi lại mới được.
Bèn sai Bình An gọi người mài quơng lại.
Người nọ tới đặt gánh xuống nói:
- Tôi không biết chùi gương mài kính, mà chỉ bán trâm thoa phấn son gương lược thôi.
Nói xong đứng đợi ngoài cổng, mắt lom lom nhìn Tuyết Nga.
Tuyết Nga bảo:
- Nếu ông không biết chùi gương mài kính thì đi đi, sao lại đứng đó nhìn tôi chòng chọc vậy?
Người bàn hàng bảo:
- Tứ nương và Đại cô nương không nhận ra tôi hay sao.
Đai thư ngẫm nghĩ rồi nói:
- Trông cũng quen lắm.
Người bán hàng nói:
- Tôi là Lai Vượng, bị đuổi ngày trước đây.
Tuyết Nga ngạc nhiên:
- Mấy năm nay ngươi đi đâu, sao bây giờ lại về đây?
Lai Vương đáp:
- Hồi đó tôi bị đuổi về quê ở Từ Châu, thất nghiệp chẳng biết làm gì, mới xin vào ở cho một vị lão gia, vị này tới kinh làm quan, nhưng tới nửa đường, nghe tin cha từ trần, lại quay về. Sau đó thì tôi vào ở cho một tiệm kim hoàn, và học được nghề kim hòan mà mưu sinh độ nhật. Bây giờ thì tôi về đây làm việc với một ngừoi thợ kim hoàn khác, làm mấy món trâm thoa lặt vặt và mua ít đồ khác đem bán. Hôm nay đi ngang đây, thấy tứ nương và Đại cô nương đứng ngoài này, nhưng tôi không dám tới chào hỏi. Chưa biết tính sao thì Tứ nương và Đại cô nương cho Bình An tới gọi. Thế mà tôi đứng đây rồi, cũng vẫn chưa dám nói ngay.
Tuyết Nga bảo:
- Vậy mà ta nhận mãi cũng không ra. Nhưng đã là ngừoi cũ thì ngươi ngại gì mà không nói trước.
Lại hỏi:
- Ngươi bán những món gì đây? đem thử vào trong này cho chúng ta coi.
Lai Vượng gánh hàng vào bên trong cổng, lấy ra một ít trâm thoa và các đồ trang sức rẻ tiền cho hai người coi. Tuy là những thứ tầm thường, nhưng cách làm lại rất tinh xảo mỹ thuật. Tuyết Nga và Đại Thư coi một lúc rồi hỏi:
- Lai Vượng à, ngươi có các thứ hoa bạc để cài đầu cài mũ không?
Lai Vượng lấy ra đủ loại đưa cho hai người coi. Đại Thư và Tuyết Nga mỗi người chọn một ít hàng. Đại Thư trả tiền phần mình. Tuyết Nga không sẵn tiền bèn bảo Lai Vượng:
- Ngày mai ngươi đến đây lấy tiền nhé. Hôm nay Đại nương cùng Tam nương và ca nhi tới mộ phần cúng cho gia gia rồi.
Lai Vượng nói:
- Năm ngoái tôi cũng nghe người ta nói là gia gia đã thất lộc và Đại nương thì hạ sinh ca nhi, chắc ca nhi bây giờ cũng lớn rồi.
Tuyết Nga nói:
- Ca nhi cũng đã được một năm, trong nhà lớn bé ai cũng quý ca nhi như vàng như ngọc, nhờ có ca nhi mà cũng vui cửa vui nhà.
Đoạn sai Lai Chiêu đem trà ra cho Lai Vượng uống. Lai Vượng tiếp lấy chung trà, cảm ơn Lai Chiêu mà uống. Lai Chiêu nhân tiện cũng chuyện trò hàn huyên cùng Lai Vượng, rồi dặn rằng:
- Ngày mai ca ca tới đây sớm mà chào Đại nương.
Lai Vượng gật đầu, trả chung trà, rồi vái chào Tuyết Nga và Đại Thư, gánh hàng đi.
Đến tối, Nguyệt nương và mọi người về tới nhà. Tuyết Nga và Đại Thư dẫn a hoàn gia nhân vào lạy chào.
Nguyệt nương bảo Tuyết Nga và Đại Thư:
- Hôm nay tình cờ gặp Xuân Mai ở chùa Vĩnh Phúc. Nó đứng ra lo chôn cất cho Kim Liên đó. Hôm nay nó tới thăm mộ Kim Liên ở sau chùa nên chúng ta mới gặp. Nó chào hỏi tử tế lắm. Vị trưởng lão dọn tiệc chay thết đãi, sau đó Xuân Mai lại cho dọn tiệc mặn, mời chúng ta uống rượu. Nó thấy ca nhi thì tặng ca nhi một đôi trâm vàng. Gớm, hồi này nó sang trọng lắm, ngồi cỗ kiệu thật lớn, gia nhân quân hầu xúm xít xung quanh. Nó cũng đẹp ra nữa. Thật nó may mắn không biết thế nào mà nói. Thế mới biết người ta ai cũng có cái số.
Ngọc Lâu ngồi cạnh bảo:
- Tôi còn hỏi thăm thì biết Xuân Mai đang có thai và cũng sắp ở cữ rồi, Chu lão gia không có con trai, thấy vậy không yêu chiều sao được. Tiết tẩu nói vậy mà đúng.
Mọi người tiếp tục nói chuyện. Lát sau Tuyết Nga mới nói:
- Hôm nay Đại nương và Tam nương vắng nhà, tôi và Đại Thư ra đứng gần cổng chơi thì Lai Vượng tới. Bây giờ nó có nghề kim hoàn, về đây sinh sống, ngày ngày gánh hàng đi bán. Mới đầu chúng tôi đâu có nhận ra, mãi tói lúc gọi nó vào mua hàng, nó mới nói. Nó lại hỏi thăm Đại nương, tôi nói là Đại nương cùng Tam nương và ca nhi đi tảo mộ cho gia gia rồi.
Nguyệt nương bảo:
- Sao không bảo nó đợi tôi về.
Tuyết Nga đáp:
- Chúng tôi cũng dặn là sáng mai nó tới sớm để bái kiến Đại nương.
Đang nói chuyện thì Như Ý từ trong ra thưa:
- Từ lúc về nhà tới giờ, ca nhi cứ ngủ mê man không dậy, mà người thì lạnh lắm.
Nguyệt nương hoảng lên, chạy vào ôm con, quả nhiên thấy Hiếu ca nhi ngủ mê man, người thì lúc lạnh lúc nóng, bèn mắng Như Ý:
- Đồ khốn, chắc là lúc ngồi kiệu ngươi không đắp ấm cho ca nhi chứ gì?
Như Ý nói:
- Tôi có lấy chăn nhỏ quấn thật ấm, làm sao bị lạnh được.
Nguyệt nương bảo:
- Hay là tại ngươi bồng ca nhi ra mộ con quỷ Kim Liên nên bây giờ ca nhi mới thế này chứ gì? ta đã không cho tới đó, vậy mà ngươi không chịu nghe, cứ bồng ca nhi đi.
Như Ý nói:
- Có Tiểu Ngọc thấy đó, tôi bồng ca nhi tới đó nhìn qua rồi vào ngay, làm sao có chuyện gì được.
Nguyệt nương sấn tới đạp cho Như Ý một đạp mà mắng:
- Vậy mà mầy còn nỏ mồm cãi phải không?
Đoạn gọi Lai An, sai đi mời Lưu lão bà lại ngay.
Lát sau Lưu bà tới coi xét một hồi rồi bảo:
- Đây là ca nhi vừa bị lạnh, vừa bị tà ma quấy phá.
Nói xong lấy ra hai viên chu sa hoàn, cho Hiếu ca nhi uống với nước uống, rồi bảo Như Ý cuốn chặt, bồn trong lòng cho ấm.
Lát sau thì Hiếu ca nhi ra được mồ hôi, nhiệt độ trở lại bình thường và ngủ yên. Nguyệt nương mừng lắm, mời Lưu bà uống trà rồi tặng ba tiền.
Hôm sau, Lai Vượng gánh hàng tới cổng nhà Tây Môn Khánh. Lai Chiêu bước ra, Lai Vượng vái chào rồi nói:
- Hôm qua Tứ nương có mua của tôi ít hàng, dặn là hôm nay lại lấy tiền rồi nhân tiện bái kiến Đại nương.
Lai Chiêu bảo:
- Ca ca đi đi, hôm khác hãy tới, hôm qua Đại nương về tới nhà thì ca nhi đau, phải mời Lưu bà tới cho thuốc, rồi loạn lên cả đêm. Hôm nay Đại nương còn tâm trạng đâu mà lấy tiền trả cho ngươi.
Lưu bà theo đúng lời Nguyệt nương dặn, đã tới từ sớm thăm bệnh cho Hiếu ca nhi, xong xuôi thì cáo từ Nguyệt nương và Ngọc Lâu tiễn ra cổng.
Lai Vượng vừa định gánh hàng đi thì thấy ba người ra, vội quỳ xuống lạy chào Nguyệt nương và Ngọc Lâu. Nguyệt nương bảo:
- Lâu quá không thấy ngươi, sao không tới đây thăm hỏi chúng ta?
Lai Vượng tóm tắc chuyện mình từ trước tới giờ rồi thưa:
- Cũng muốn tới lắm, nhưng lại sợ không tiện.
Nguyệt nương bảo:
- Ngươi là gia nhân cũ ở đây thì tới lui là chuyện thường, có gì phải ngại. Ngày trước cũng chỉ vì con dâm phụ Phan thị mà vợ ngươi chết oan, rồi lấy không làm có vu oan giá hoa. cho ngươi, đuổi ngươi đi. Nay thì trời cũng có mắt, đã trừng phạt nó rồi.
Lai Vượng nói:
- Chuyện đó cũng chẳng nên nhắc lại làm gì, chỉ cần Đại nương hiểu cho như vậy là được rồi.
Nguyệt nương hỏi:
- Ngươi bán những món gì vậy?
Lai Vượng lấy hàng ra cho Nguyệt nương coi. Nguyệt nương chọn vài thứ nữ trang rồi trả tiền ba lạng hai tiền, luôn cả tiền còn thiếu hôm qua, rồi bảo Lai Vượng vào nhà dưới, sai Tuyết Nga lấy rượu thịt ra khoản đãi.
Tuyết Nga nhân lúc vắng người, tới gần Lai Vượng dặn nhỏ:
- Sợ gì mà sợ, cứ lui tới đây thường thường, có chuyện gì tôi sẽ nhờ vợ Lai Chiêu nói lại. Còn tối mai thì tôi chờ ở căn phòng nhỏ, cạnh bức tường màu tím ở cổng trong. Nhớ đến nhé.
Hai người đưa mắt cho nhau. Lai Vượng hỏi nhỏ:
- Nhưng cổng trong ban đêm có đóng không?
Tuyết Nga dặn:
- Nên tới sớm, rồi vào phòng Lai Chiêu mà đợi, đến tối thì trèo qua bức tường tím đó mà vào.
Nói xong bỏ đi, sợ có người thấy, Lai Vượng mừng đến quên cả ăn. Lát sau cáo từ gánh hàng đi.
Hôm sau, Lai Vượng không đi bán hàng, nhưng ăn mặc bảnh bao tới trước cổng nhà Tây Môn Khánh. Chờ mãi mới thấy Lai Chiêu ra. Lai Vượng vội vái chào, Lai Chiêu hỏi:
- Hôm qua ca ca đã tới, hôm nay lại tới, có chuyện gì vậy?
Lai Vượng cừoi:
- Không có việc thì đâu dám tới. Hôm qua Tứ nương có lấy thêm ít hàng, dặn hôm nay tới lấy tiền.
Lai Chiêu mời Lai Vượng vào phòng mình ngồi chơi, Lai Vượng hỏi:
- Tẩu tẩu đâu, sao không thấy?
Lai Chiêu đáp:
- Ban ngày thì vợ tôi phải ở nhà bếp lo nấu nướng.
Lai Vượng lấy ra một lạng bạc đưa cho Lai Chiêu mà bảo:
- Xin ca ca nhận chỗ bạc này, kiếm ít rượu để tôi được mời ca ca và tẩu tẩu.
Lai Chiêu nói:
- Gì mà nhiều thế.
Đoạn gọi con trai là Thiết Côn ra. Thiết Côn chừng mười lăm tuổi nhưng đã lanh lợi lắm, Lai Chiêu sai con cầm bình đi mua rượu, rồi vào bếp bảo vợ lén cho ít đồ ăn.
Trong khi Thiết Côn đi mua rượu thì một gia nhân nhà bếp tới, thấy Lai Vượng thì reo lên:
- A, Vượng đại ca ở đây sao?
Lai Vượng lấy ít bạc ra đưa cho gia nhân này mà bảo:
- Em cầm chút ít này, xuống làm món ăn cho ta đãi Chiêu ca.
Tên gia nhân nhà bếp nhận tiền nhưng vẫn nói:
- Không có công lao gì, nhận thế này đâu được.
Nói xong tất tả đi xuống nhà bếp đem thật nhiều đồ ăn tới, bày ra bàn. Vợ Lai Chiêu nghe gia nhân đó nói là Lai Vượng tới, vội bỏ nhà bếp mà lên. Lai Vượng vài chào rồi mời ngồi vào bàn, đọan rót hai chung rượu, lần lượt hai tay nâng mời vợ chồng Lai Chiêu mà nói:
- Lâu quá không gặp ca ca và tẩu tẩu, trong lòng nhớ lắm, hôm nay có chung rượu nhạt này gọi là để hiếu kính ca ca và tẩu tẩu.
Vợ Lai Chiêu nhận chung rượu rồi bảo:
- Thôi đừng vờ vịt nữa, vợ chồng tôi khi không lại đi uống rượu của ai. Cho nên đối với người chân thật thì đừng nên nói những lời giả dối. Này, tối qua Tứ nương đã nói với tôi về chuyện của ca ca rồi, lại nói rằng tình cũ của hai người vẫn còn, rồi nhờ vợ chồng tôi đây chu toàn mọi việc gìum chọ Vậy thì bây giờ tôi cũng nói thẳng ra như vậy. Nay mai ca ca có được vui vẻ thì cũng nên nhớ tới vợ chồng chúng tôi, có cái gì thì cũng chẳng nên hưởng một mình.
Lai Vượng quỳ ngay xuống mà nói:
- Chỉ xin ca ca và tẩu tẩu che chở cho thì ơn ấy nguyện xin báo đáp chứ chẳng dám quên.
Đoạn ngồi lên mời rượu vợ chồng Lai Chiêu. Ba người vui vẻ ăn uống. Lát sau thì vợ Lai Chiêu vào nhà trong nói cho Tuyết Nga biết. Lai Vượng cũng ngồi lại một lúc rồi cáo từ.
Tới chiều, Lai Vượng trở lại, đem theo rượu thịt thết đãi vợ chồng Lai Chiêu. Ba người ăn uống cho tới quá canh một.
Đợi đến khi cổng ngoài cổng trong đóng hết, mọi người trong nhà đi ngủ cả, Lai Vượng mới từ phòng Lai Chiêu rón rén tới chân tường, bên cạnh là cổng trong, bên trong là căn phòng nhỏ. Bốn bề vắng lặng, chờ một lát thì Lai Vượng nghe tiếng Tuyết Nga đằng hắng trong phòng bèn vượt tường mà vào. Đây là căn phòng nhỏ, chứa đồ đạc, Tuyết Nga đã dọn dẹp qua loa để có chỗ nằm ngồi thuận tiện. Hai người thầm thì trò chuyện rồi bày cuộc giao hoan. Xong xuôi, Lai Vượng xốc lại quần áo định chia taỵ Tuyết Nga đưa cho Lai Vượng một túi nhỏ gồm vài món nữ trang và mấy lạng bạc vụn, lại tặng hai bộ quần áo bằng đoạn, rồi dặn là tối mai lại tới, đọan nói:
- Tôi còn ít tư trang nữa, sẽ đưa cho chàng để chàng tìm mua một căn nhà kha khá mà ở trước. Khi nào không thể ở được trong nhà này nữa, tôi sẽ ra ngoài với chàng kết nghĩa vợ chồng. Chàng hiện có nghề trong tay lo gì vợ chồng mình không sống qua ngày.
Lai Vượng bảo:
- Hiện tôi có người dì ở đông môn ngoại thành, có gì mình trốn ra đó tá túc, nếu không có chuyện gì rắc rối xảy tới, mình sẽ về quê của tôi, bỏ tiền mua ít mẫu ruộng mà trồng trọt cũng tốt.
Hai người bàn định một hồi rồi Lai Vượng lại vượt tường trở lại phòng Lai Chiêu, đợi trời sáng, cổng ngoài mở thì lén ra. Đến chiều, lại vào phòng Lai Chiêu chờ đến tối để gặp Tuyết Nga.
Như thế được ít ngày thì Tuyết Nga ăn trộm được khá nhiều tiền bạc nữ trang, các đồ kim ngân và quần áo đưa cho Lai Vượng. Vợ chồng Lai Chiêu cũng được chia ít nhiều.
Một hôm, vì mệt mỏi, Nguyệt nương đi ngủ sớm. Trong phòng Tuyết Nga có một a hoàn tên là Trung Thụ Nguyên Trung Thu là a hoàn của Đại Thư, sau được Nguyệt nương cho sang hầu hạ Tuyết Nga, đổi cho Nguyên Tiêu, a hoàn cũ của Kiều Nhi, sang hầu hạ Đại Thự Hôm đó Tuyết Nga dò biét Nguyệt nương ngủ sớm, bèn bảo Trung Thu đi ngủ, rồi soạn những đồ vật đã ăn trộm được trong nhà, cùng quần áo vật dụng. Bởi vì Tuyết Nga đã hẹn với Lai Vượng chờ ở phòng Lai Chiêu, rồi hai người cùng trốn đi.
Trước đó, Lai Vượng báo cho Lai Chiêu biết chuyện này. Lai Chiêu bảo:
- Nếu tôi mở cổng cho hai người đi, sáng ra Đại nương sẽ có bằng chứng buộc tội thông đồng cho tôi, chi bằng ca ca vào phfong của Tứ nương, rồi leo lên mái gỡ ngói ra, như vậy thì rõ ràng là Tứ nương trốn đi mà không gây phiền luỵ gì tới ai.
Lai Vượng bảo:
- Ca ca nói đúng lắm.
Lát sau thì Tuyết Nga tới, tặng vợ chồng Lai Chiêu ít quần áo, nữ trang và vật dụng bằng bạc. Vợ chồng Lai Chiêu dọn rượu thết đãi.
Tới canh tư, Lai Chiêu giúp Lai Vượng trèo lên mái nhà dỡ ngói ra, lộ một khoảng lớn, rồi trở lại phòng mình, rót hai chung rượu, đưa cho Tuyết Nga và Lai Vượng uống mà bảo:
- Hai người uống rồi đi, phải can đảm lên mới được, chúc may mắn.
Đoạn giúp hai người leo thang, vượt tường cao bên ngoài mà đi. Lúc đó ngoài đường chưa có ai đi lại, lính tuần cũng vằng bóng. Hai người yên tâm mà đi.
Nhưng tới góc đường thì lính tuần từ phía trước đi tới, quát hỏi:
- Hai người kia đi đâu vậy?
Tuyết Nga cuống lên đứng lặng. Lai Vượng bình tĩnh bước tới vài chào đám lính mà nói:
- Hôm nay vợ chồng chúng tôi ra Nhạc miếu ở ngọai thành để dâng hương, nhưng dậy quá sớm nên đi sớm thế này, xin các quan nhân tha thứ cho.
Đám lính lại hỏi:
- Cái túi gì lớn đeo ở sau lưng kia?
Lai Vượng đáp:
- Thưa đó là hương nến vàng mã.
Đám lính bảo:
- Nếu vợ chồng ngươi đã đi dâng hương, thì đó cũng là việc phúc, thôi đi đi.
Lai Vượng mừng quá, vái chào cảm tạ đám lính tuần rồi dắt Tuyết Nga rảo bước.
Tới Đông môn thì cửa thành vừa mở, hai người ra khỏi cổng thành, tìm đến nhà Khuất lão là người dì của Lai Vượng. Ở ngoại thành có mấy đường ngỏ nhỏ, nhà Khuất lão lại ở trong một cái ngõ nhỏ hẹp, yên tĩnh nhất, nhà cửa cũng lèo tèo thưa thớt, và toàn là những gia đình nghèo.
Lúc đó Khuất lão còn ngủ, Lai Vượng gọi cửa một hồi mới thấy ra mở cửa. Khuất lão mời hai người vào nhà. Lai Vượng nói:
- Đây là vợ mới cưới của cháu, dì nương ở đây, rộng rãi, xin để cho vợ chồng cháu ở tạm một gian chừng nào tìm được nhà, chúng cháu sẽ đi.
Nói xong lấy ra ba lạng bạc mà tặng. Khuất lão được tiền mừng lắm, nhận lời ngay.
Khuất lão có người con trai là Khuất Đang, vốn tham tiền, thấy vợ chồng Lai Vượng có nhiều tiền bạc của cải, thì lén ăn trộm vài món đồ đem bán, không ngờ bị bắt đem lên quan. Lý Tri huyện cho đưa Khuất Đang về nhà, khám xét thấy Lai Vượng và Tuyết Nga có nhiều đồ quý, bèn cho bắt luôn cả hai người. Tuyết Nga xanh mặt, vội thay quần áo lam lũ, tháo hết nữ trang trên người ra rồi theo về huyện.
Người đi đường bu lại xem, có người nhận được, nói rằng:
- Đây là một tiểu thiếp của Tây Môn Khánh, bị một gia nhân cũ là Lai Vượng quyến rũ, lấy cắp của cải tiền bạc trong nhà, trốn theo Lai Vượng ra ngoại thành mà ở, rồi nhân đứa em hộ lấy cắp đem đi bán mà bị phát giác.
Thế rồi một đồn trăm, trăm đồn nghìn, cả huyện ai cũng biết.
Về phần Nguyệt nương, ngay hôm Tuyết Nga trốn đi, sang ngủ dậy, a hoàn Trung Thu phát giác là rương tủ trong phòng bị mở, đồ đạc quần áo không còn, vội báo ngay với Nguyệt nương, Nguyệt nương kinh ngạc hỏi:
- Ngươi ở với Tứ nương mà Tứ nương bỏ trốn, ngươi không biết sao?
Trung Thu đáp:
- Cách đây ít lâu, tối nào Tứ nương cũng bỏ phòng ra ngoài, đến khuya thật khuya mới trở vào, đêm qua cũng vậy nên tôi không để ý, Tứ nương lại bảo tôi đi ngủ sớm nữa, thành thử không biết.
Nguyệt nương gọi Lai Chiêu vào hỏi:
- Ngươi trông coi cổng trong ngoài, vậy mà ai ra vào, ngươi không biết gì hay sao?
Lai Chiêu đáp:
- Đêm hôm cổng ngoài cổng trong đều khoá kín cả, chẳng lẽ bay ra ngoài mà đi hay sao?
Sau đó phát giác ngói trên mái nhà bị gỡ. Nguyệt nương tin là Tuyết Nga đã có người ngoài vào giúp trốn đi, nhưng không dám làm to chuyện, chỉ nuốt giận bỏ qua.
Nào ngờ ít hôm sau xảy ra vụ Khuất Đang. Tri huyện bắt Khuất Đang nạp hết các đồ vật và tiền bạc ăn cắp được, gồm bốn món nữ trang bằng vàng, ba món nữ trang bằng bạc, hai bộ quần áo, một ít khăn taỵ Lại tịch thâu được của Lai Vượng và Tuyết Nga khoảng ba chục lạng bạc và rất nhiều vật dụng, nữ trang bằng vàng bằng bạc cùng các loại quần áo. Tri huyện ghép Lai Vượng vào tội trồm, Khuất Đang bị ghép tội ăn cắp, cả hai bị năm năm khổ sai. Khuất lão bị ghép tội che chở trộm cắp, nên bị kẹp chân tay rồi cho về. Còn Tuyết Nga vì là tiểu thiếp của Tây Môn Khánh nên được miễn tội, nhưng bị huyện quan sai lính đưa về trả tận nhà, gọi người trong nhà ra lãnh.
Nguyệt nương cho mời ngay Ngô Đại cữu tới bàn chuyện. Ngô Đại cữu tới bảo:
- Nó đã trộm cắp, trốn theo trai thì còn nhận lãnh làm gì.
Nguyệt nương thưởng tiền cho lính huyện, rồi nhờ thưa lại với huyện quan là không nhận lãnh Tuyết Nga.
Huyện quan cho gọi người mối đến để lãnh Tuyết Nga đem bán.
Gia nhân phủ Chu Thủ bị biết tin, kể lại cho Xuân Mai nghe, nói là tiểu thiếp của Tây Môn Khánh là Tôn Tuyết Nga ăn trộm tiền bạc của cải trong nhà rồi trốn theo tên gia nhân cũ là Lai Vượng. Nay bị huyện quan bắt, trả về, nhưng gia đình Tây Môn Khánh không nhận. Hiện huyện quan đang cho người lãnh đem bán để lấy tiền trả lại cho gia đình Tây Môn Khánh.
Xuân Mai nghe xong, liền nảy ý định là mua Tuyết Nga về cho trông coi bếp núc để trả mối hận thời trước, bèn nói với Chu Thủ bị:
- Tuyết Nga giỏi bếp núc lắm, biết làm đủ các món ăn ngon. Mình nên mua về để sai làm bếp, có phải hơn không.
Chu Thủ bị nghe theo, sai Lý An và Trương Thắng cầm thiếp tới thưa với huyện quan, mua được Tuyết Nga với gia tám lạng, đưa về phủ.
Trước hết, Tuyết Nga được dẫn vào lạy chào đại phu nhân, sau đó phải vào lạy chào tiểu phu nhân Xuân Mai.
Xuân Mai đang nằm trên chiếc giường kim sàng chăn loan nệm thuý, trước gấm rèm nhung, nghe báo gia nhân mới vào lạy chào thì từ từ chống tay ngồi dậy, a hoàn xúm xít xung quanh.
Tuyết Nga được dẫn vào, vừa nhận ra Xuân Mai thì bàng hoàng cả người, nhưng cũng phải bước tới lạy bốn lạy.
Xuân Mai trừng mắt quát a hoàn:
- Bảo con nô tỳ này vấn lại tóc, thay hết loại quần áo đang mặc, rồi cho nấu nướng tại nhà bếp để làm món ăn ta dùng.
Tuyết Nga nghe xong ruột đau gan quặn lại muốn khóc mà không khóc nổi. Tới nông nỗi này, Tuyết Nga chẳng còn biết làm gì hơn là tuân lời chủ. Từ đó suốt ngày đầu tắt mặt tối trong bếp.
Thật là:
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.