Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Hoa trinh nữ của anh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21020 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hoa trinh nữ của anh
Diệu Hạnh

Chương 2

Bà Lài vô cùng lo lắng khi biết ông chủ đã ngã bệnh. Bà mạnh dạn khuyên ông:

– Tôi thấy ông chủ nên đi khám bệnh xem sao?

Ông Khang Lý gật đầu:

– Được! Tôi sẽ bảo Khang Luân đưa tôi đi.

Bà Lài lui xuống, bà chuẩn bị các món ăn cho ông. Nhưng ông Lý lắc đầu từ chối:

– Tôi không ăn đâu. Chị mang xuống đi!

Bà Lài ngạc nhiên:

– Sao vậy ông chủ?

– Tôi ăn không được.

Bà Lài lo lắng ra mặt:

– Ông chủ nên cố gắng mà ăn, kẻo đi khám bệnh, uống thuốc sẽ hại cho bao tử.

Ông Khang Lý khoát tay:

– Thôi được rồi, chị cứ mang xuống đi.

Khang Luân cho xe vòng vào trước sân, mọi người đưa ông Khang Lý lên xe, rồi hồi hộp chờ đợi tin ông. Bà Lài là người lo lắng nhiều nhất, bà trực gần máy điện thoại. Yến Du đến:

– Nhà sao vắng vậy dì?

Bà Lài nói giọng rầu rầu:

– Ông chủ đang đi khám bệnh. Chẳng biết thế nào?

– Ông chủ đau làm sao vậy dì?

Bà Lài lắc đầu:

– À! Dì cũng không rõ, nhưng xem ra ông mệt lắm. Thức ăn dì nấu, ông ấy không ăn.

Yến Du liền nói:

– Nếu thế để con xuống bếp nấu thử một món, lát nữa ông ấy về ăn như thế nào nhé?

Bà Lài mừng lắm:

– Ừ, vậy cũng được. Biết đâu ông ấy lại hợp khẩu vị thì sao? Phiền con nhé.

Yến Du vui vẻ nói:

– Con chỉ giúp dì thôi mà. Vậy là Yến Du xuống bếp, cô thao tác thật thành thạo khiến cho bà Lài phải tấm tắc khen.

– Con giỏi lắm đó Yến Du.

Yến Du khiêm tốn nói:

– Dạ, con đâu dám, con chỉ giúp dì để ông chủ ngon miệng.

Vừa lúc ấy ông Khang Lý về tới. Ông đã rên rỉ:

Lúc nãy không nghe lời chị ăn miếng gì vào vụng. .Bây giờ mới thấy đói.

Lúc ấy Yến Du mang thức ăn lên. Cô mời ông:

– Ông chủ ăn nhé.

Ông Khang Lý nhìn cô:

– Cô giáo mà cũng xuống bếp được sao?

Yến Du tủm tỉm cười:

– Cô giáo cũng ăn mà ông chủ.

Ông Khang Lý thử thức ăn do Yến Du nấu, ông gật đầu khen:

– Ngon lắm!

Yến Du khuyên:

– Nếu ngon thì ông chủ cứ ăn nhiều vào.

Đây toàn là bổ dưỡng mà thôi.

Bà Lài nhìn Yến Du gật đầu:

– Con tài lắm. Xem kìa, ông chủ đã ăn gần hết rồi.

Khang Luân thì không thấy an lòng. Anh hất mặt hỏi:

– Cô đã nấu món gì cho cha tôi ăn vậy?

– Liệu có tốt không?

Yến Du cười mỉm:

– Anh sợ thì đừng ăn. Tôi không có gan đầu độc ông chủ đâu.

Ông Khang Lý xua tay:

– Thôi, con đừng có nói như vậy. Mau lấy tập ra mà học đi.

Không dám cãi ông, Khang Luân lẳng lặng bước lên lầu. Ông Lý nói với Yến Du:

– Tôi cám ơn cô nhé:

Yến Du lắc đầu:

– Dạ, không có gì. Nếu ông chủ muốn ăn thức ăn do tôi nấu thì mỗi chiều tôi tranh thủ đến đây nấu giúp ông vậy.

– Được lắm!

Câu nói ấy đã lọt vào tai của Khang Luân. Cuối buổi học, anh mới lên tiếng hỏi cô:

– Cô làm vậy là có ý đồ gì?

Yến Du ngạc nhiên:

– Ý đồ gì là sao?

– Hừ! Cô định vào nhà tôi để làm bảo mẫu luôn sao?

Hiểu được ý của anh, Yến Du phá lên cười:

– Thì ra anh khó chịu về chuyện ấy đó sao? Thật ra thì tôi chỉ muốn giúp cha của anh mà thôi.

Khang Luân mai mỉa:

– Người dưng nước lã mà cô có tình cảm dư cho người vậy sao?

Khoanh tay trước ngực, Yến Du hỏi lại anh:

– Thế anh cho hành động của tôi là sai hay sao:

– Tôi chỉ nghi ngờ lòng tốt đột xuất của cô mà thôi.

– Do anh bị ảnh hưởng cái nếp sống gọi là văn minh ở phương Tây quá nặng đó thôi. Nên anh bèn lấy đó mà ngờ vực lòng tốt của người khác.

– Cô chỉ biện minh cho mình.

Bật cười khan, Yến Du lại nói:

– Tội nghiệp cho anh sống trong một nền văn minh theo kiểu phương Tây mạnh ai nấy sống, ai chết mặc ai kia không phù hợp với nước mình hiện nay tí nào cả.

– Nhưng cô tốt với gia đình tôi như vậy là có mục đích.

Yến Du hỏi vặn vẹo:

– Theo anh là mục đích gì, anh có thể nói ra thử xem!

– Tôi nghĩ cô là người hiểu rõ hơn tôi.

– Tội nghiệp anh ghê. Nhưng tôi lại tội nghiệp cho ông chủ nhiều hơn. Và tôi nghĩ ông chủ vì anh sẽ bệnh nặng thêm đấy.

– Hừm! Chứ không phải cô vào đây với mục đích riêng tư sao?

– Đúng là có. Vì tôi đang cần việc làm.

– Tôi cần tiền ...

– Vậy thì rõ rồi.

Yến Du cảm thấy buồn không thể tưởng nổi. Một anh chàng hào hoa mà có tư tưởng hẹp hòi như vậy.

– Thế hôm nay anh có cần học thêm gì? Khang Luân hơi nhếch môi:

Hôm nay cô đã cho tôi hàng loạt bài học như vậy cũng tốt hơn những gì mà cô đã dạy tôi trong thời gian qua.

Yến Du kêu lên trong đầu. Đúng là một con người có tầm suy nghĩ quá nông cạn.

– Anh nói có hơi quá lời rồi. Chẳng lẽ tôi chỉ giúp ông chủ ngon miệng mà anh lại đánh giá sai về tôi như vậy à?

– Sai ư?

– Nghĩa là anh cho là anh đã suy nghĩ đúng về tôi ư?

Khang Luân gật đầu:

– Chính xác.

– Anh thật không biết điều chút nào cả.

Khanh Luân vẫn đáp lạnh lùng:

– Tại sao tôi phải biết điều với cô chứ. Chúng ta hợp đồng sòng phẳng với nhau rồi mà.

– Sòng phẳng ư? Anh thật là quá đáng đó.

– Sao, tôi nói đúng tim của cô rồi sao?

– Sao cô lại nổi nóng thế?

Trừng mắt nhìn anh, Yến Du mím môi cố nén giận:

– Anh im đi! Anh không được xúc phạm đến tôi như vậy. Tôi ... tôi ...

Khang Luân đứng khoanh tay, anh hất mặt hỏi cô:

– Sao lại ngập ngừng như vậy? Đừng giận, tôi sẽ không nói lại với cha của tôi đâu. Và tôi cũng không dại gì mà đuổi việc cô đâu.

Tôi còn nhờ cô đến nấu ăn cho cha tôi nữa đó.

Anh ta quả thật không hiểu lý lẽ gì cả. Anh ta chỉ nói bừa để chọc ghẹo mình thôi.

Nghĩ vậy nên Yến Du chẳng thèm giận, mà cô lại nói:

– Anh càng chọc tức, càng khiêu khích tôi, tôi càng hứng thú ở lại thêm mà thôi.

– Vậy thì cô cứ tự nhiên. Tới tháng tôi vẫn phát lương cho cô đầy đủ.

– Dĩ nhiên là tôi phải lĩnh lương rồi. Vì đây là công sức của tôi bỏ ra mà.

Nhướng mày Khang Luân hỏi cô:

– Thế bây giờ tôi được tự do chưa vậy.

– Tuỳ anh!

Khang Luân xếp vở lại, anh nói:

– Tôi đi đây.

Yến Du cũng nối gót theo anh. Cô mỉm cười một cách bí ẩn.

Khang Luân cảm thấy bực mình vô cùng. Anh không ngờ sự có mặt của Yến Du làm cho trật tự trong nhà đảo lộn lên như vậy. Chẳng hiểu sao cha mình lại có thể tin tuyệt đối vào Yến Du như thế? Cô ta làm nên trò trống gì kia chứ.

– Anh buồn ư?

– Chim Biển à! Thật tình thì tôi đang rối lắm đây.

– Có lẽ là do anh quá khắt khe mà thôi. Hãy rộng lượng chút sẽ thấy thoải mái. Làm sao tôi có thể rộng lượng với cô ta được. Vì cô ta lươn đem phiền phức đến cho tôi.

– Có khi nào anh ngộ nhận không?

– Có thể do anh hiểu lắm lòng của cô ấy cũng nên.

– Không đâu Chim Biển ạ. Cô ấy thật là phiền hà đó.

– Mình có lời khuyên là xin anh hãy nhìn cô ta rộng lượng một chút sẽ thấy dễ chịu hơn.

– Bạn không phải là mình nên không biết đâu? Cô ta lúc nào cũng tỏ ra là người hiểu biết cả.

– Thật là như vậy mà.

– Sao bạn lại nói vậy?

Và hôm trước mình nghe bạn kể cô ta là cô giáo của bạn mà.

– Cô giáo là hay lắm sao?

– Thì cô ta vẫn hơn bạn rồi. Có đúng không?

– Mình không thể nào chấp nhận được, mình thấy rất khó chịu.

– Bạn có thể ghét người ta đến ra mặt vậy hay sao? Dù sao thì cô ấy cũng là người tốt muốn giúp học mà thôi.

– Sao bạn cứ mãi bênh vực cho cô ta như vậy?

– Mình chỉ nói bằng sự thật mà thôi. Mình sợ sau này bạn sẽ hối hận khi biết cô ta là người tốt thì đã muộn màng rồi.

Khang Luân bật cười:

– Bạn nối có quá không đó. Làm gì có chuyện hối hận, làm gì có chuyện muộn màng ở đây.

– Bạn chưa nói cho mình biết bạn đang làm gì đâu nhé.

Từ Pháp về, mình đang phụ giúp cha phát triển công ty rượu Hương Việt đấy.

– Công ty Hương Việt ư?

– Dường như bạn biết công ty ấy sao?

– Rất rành nữa là đằng khác. Mình cũng đã có đến đó đôi lần rồi. Sau này thì không có.

– Sao thế?

– Mình bận thôi mà.

– Vậy mà bạn làm mình lầm tưởng ai đó làm phật ý bạn.

– Thôi, mình bận rồi, tạm biệt nhé. Hẹn gặp lại lần sau.

– Hẹn lần sau.

Khang Luân đứng lên. Anh vươn vai một cái rồi ngồi trở lại bàn. Cuộc nói chuyện với Chím Biển vừa rồi khiến cho anh phấn chấn hẳn lên.

– Học được rồi chứ?

Đang hưng phấn, nghe cầu hỏi của Yến Du làm nó tắt ngấm trong lòng:

– Tất nhiên là được rồi. Nhưng nói trước là tôi sẽ nghỉ sớm hơn mọi bữa.

Hôm nay tôi bận.

Yến Du nhoẻn miệng cười:

– Được thôi.

Trong khi Yến Du xem lại bài vở của anh thì Khang Luân hỏi cô:

– Chúng ta có thể kết thúc lớp học này sớm hơn được không?

Ngừng tay,Yến Du nhìn anh hỏi thăm dò:

– Phải có lý do chính đáng!

Nheo nheo mắt, Khang Luân bảo:

– Tất nhiên là tôi có lý do rồi.

Nếu lý do ấy là chính đáng và có ý kiến của ông chủ thì tôi không có ý kiến gì thêm.

Khang Luân hơi khựng lại:

– Sao lúc nào cô cũng đem cha tôi ra mà doạ tôi hết vậy.

Yến Dư hất mặt:

– Tại sao tôi phải doạ anh chứ. Ông chủ mướn tôi về đây cơ mà. Chừng nào ông chủ gật đầu thì tôi cũng OK luôn.

Khang Luân nhìn cô trân trân:

– Cô thật là biết kiếm chuyện đó. Cô vẽ vời đủ thứ để trấn áp tôi.

Yến Du bật cười:

– Anh nói vậy xem ra tôi bị oan đó.

– Tôi mà trấn áp anh được sao? Anh nói chuyện tôi nghe buồn cười quá.

Khang Luân ngồi xuống, nhìn thẳng vào mắt của Yến Du:

– Cô cứ theo phá đám tôi như vậy. Thật ra cô muốn gì?

– Ơ, cái anh này ngộ ghê. Tôi được cha anh mời về đây chứ không tôi tự ý.

– Là tại vì cha tôi không hiểu được con người của cô.

Tự ái, Yến Du hỏi lại:

– Con người của tôi như thế nào, tôi nghe thử xem.

Xua tay, Khang Luân nói khích:

– Cô có thể tự hiểu mình mà. Tôi đâu dư thời gian để nói chuyện đó. Cô có hiểu không?

Mím môi, Yến Du ném cho anh một cái nhìn giận dữ:

– Anh thật là quá đáng. Vậy mà ...vậy mà ...

Yến Du chợt hiểu mình muốn nói gì nên cô lắc đầu ngồi xuống:

– Nói với anh chỉ để tức thêm mà thôi.

Học hay không là tuỳ anh.

Khang Luân nói một cách lạnh nhạt:

– Tôi đã nói với cô từ đầu rồi. Tôi không có hứng thú để học.

– Nhưng cha của anh thì muốn.

Hơi nghiêng đầu nhìn cô, Khang Luân nói một cách chăm chích:

– Đó là chuyện của cha tôi. Điều này cô hiểu mà.

Yến Du nổi nóng:

– Vậy thì bây giờ anh tính sao.

– Tính sao tuỳ cô. Tôi ra ngoài đây.

Yến Du không kiềm chế được, cố nén tiếng nói:

– Yêu cầu anh dừng lại và ngồi xuống. Chúng ta nói cho ra lẽ đã.

Xua tay, Khang Luân buột miệng:

– Đã rõ rồi còn gì.

– Không, tôi muốn ba mặt một lời mà thôi.

– Cô ta thật là rắc rối. Ai đời cô giáo mà làm như chị Hai người không bằng.

– Cô muốn gì thì nên tìm cha tôi mà nói đi.

– Được thôi, anh nên ngồi lại đi cha anh sẽ đến ngay thôi.

Nhưng bà Lài xuất hiện với thái độ sợ hãi.

Nguy rồi cậu Hai. Ông chủ lại lên cơn nữa rồi. Cậu xuống nhanh lên!

Khang Luân ba chân bốn cẳng chạy như bay xuống cầu thang. Yến Du nắm tay bà Lài:

– Ông chủ thế nào vậy dì?

Bà Lài lo lắng:

– Tôi thấy ông ấy mệt dữ lắm. Chắc phải đưa ông đi bệnh viện thôi.

Hai người cũng vừa bước vào phòng ông, đã nghe ông nói:

– Cha mệt lắm.

Khang Luân lo lắng:

– Con gọi xe cấp cứu đưa cha đến bệnh viện ngay.

Ông Khang Lý nhẹ gật đầu:

– Ừ.

Yên Du cùng bà Lài sắp xếp mọi chuyện đồ đạc rồi đưa ông vào viện. Thấy ông còn mệt nên Yến Du vẫn còn nán lại.

– Dì à! Xem ra lần này ông chủ có phần nặng hơu những lần trước.

Bà Lài gật gù:

– Vì ông mải lo làm ăn mà quên nghĩ đến sức khoẻ của mình.

– Người làm ăn lớn thường hay như vậy lắm dì ạ.

Bà Lài lại phàn nàn:

– Từ lúc vào đây tới giờ bác sĩ chỉ khám một lần.

Yến Du chợt nói:

– Con quên mất. Để con nhờ bác sĩ quen chăm sóc cho ông chủ đặc biệt hơn.

Dì Lài tỏ ý mừng:

– Ôi! Được vậy là hay lắm. Có quen vẫn hơn.

Còn Khang Luân thì đứng tựa cửa sổ bệnh viện nhìn ra ngoài. Khó có ai mà biết được trong đầu anh ta đang nghĩ gì.

Chờ cho Yến Du đi rồi, Khang Luân mới nói chuyện với bà:

– Tôi không rảnh ở đây. Nhờ dì chăm sóc cho cha tôi giùm.

Bà Lài gật đầu:

– Đây là nhiệm vụ của tôi mà:

Xin cậu đừng có lo.

– Tôi thấy sức khoẻ của cha tôi yếu đi rất nhiều.

Bà Lài gợi ý:

– Có lẽ do ông chăm chú vào công việc làm ăn quá cho nên quên đi sức khoẻ của mình.

Khang Luân thở dài:

– Có lẽ do cha tôi vì lo cho tôi mà xảy ra chuyện thế này.

Bà Lài ngập ngừng:

– Hay là ... cậu nên về hẳn công ty mà làm, để ông chủ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Điều này tôi cũng đã nghĩ tới. Nhưng mà ...

– Cậu còn lo ngại điều gì cơ?

– Việt Nam tôi chưa rành nhiều đâu. Cho nên tôi ... tôi rất sợ.

Bà Lài cười đôn hậu:

– Chuyện ấy có gì đáng lo đâu. Những người xung quanh ông chủ rất tốt. Họ có thể hướng dẫn cậu mà. Với lại, cậu đang học thêm tiếng Việt thì sợ gì không làm được.

Khang Luân phấn chấn:

– Nghĩa là dì cũng ủng hộ tôi?

– Tất nhiên rồi. Yến Du cũng sẽ giúp cậu mà.

Hơi chau mày, anh hỏi lại:

– Tại sao có cô ta ở trong này nữa? Tôi và cô ấy ...

Bà Lài cắt ngang:

– Cậu đừng hiểu sai về cô ấy. Người ta là người tốt. Cậu đừng nên nghĩ lệch đi về ý tốt.

– Dường như dì bênh vực cho cô ta thì phải.

– Tôi chỉ nói theo sự nhìn nhận khách quan của mình mà thôi. Ông chủ rất hài lòng về việc nấu nướng chăm sóc của cô ấy.

Nhăn mặt. Khang Luân bác bỏ những câu khuyên lơn của bà Lài:

– Dì có quá mô phỏng cô ta thêm hay không đó.

– Tôi ... .. Lúc đó, Yến Du cùng vị bác sĩ bước vào. Cuộc tranh luận bị gián đoạn. Yến Du nói với mọi người.

– Đây là bác sĩ Thanh bạn của tôi. Anh ấy sẽ giúp ông chủ tận tình.

Bà Lài nhìn bác sĩ Thanh, ân cần nói:

– Bác sĩ cố gắng giúp ông chủ giùm. Tiền tốn bao nhiêu cũng được.

Khang Luân bước đến bắt tay bác sĩ:

– Chào anh. Đó là cha của tôi. Xin anh hãy tận tình giúp đỡ.

Bác sĩ Thanh cười vui vẻ:

– Các người an tâm! Vì Yến Du, tôi sẽ cố hết sức mình.

Biết Khang Luân đang nhìn mình bằng ánh mắt soi mói, nên Yến Du tỏ ra thân thiện với bác sĩ Thanh:

– Anh Thanh thấy ông chủ tôi như thế nào rồi?

Bác sĩ Thanh khám thật tỉ mỉ, cuối cùng anh nói:

– Ông ấy cần nghỉ ngơi nhiều, người nhà cẩn chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

Ông Khang Lý hỏi bác sĩ:

– Liệu tôi xuất viện được chưa vậy bác sĩ?

Bác sĩ Thanh nhìn ông thông cảm:

– Chưa đâu! Ông nên nằm viện để tiện việc theo dõi.

Ông Khang Lý định từ chối, thì Khang Luân đã nói:

– Cha cần phải tuân theo lời bác sĩ căn dặn. Mọi chuyện để con lo.

Yến Du cũng nói:

Sức khoẻ là quý, xin ông nên để tinh thần được thoải mái mà điều bệnh.

Đừng lo nghĩ nhiều nữa.

Ông Khang Lý đành phải nói:

– Vậy mọi chuyện hãy giúp cha nghe Khang Luân.

Mọi người ra về. Yến Du nói với ông Khang Lý:

– Chiều tôi sẽ mang thức ăn vào cho ông nhé. Dì Lài sẽ ở lại đây chăm sóc ông.

Nghe cô nói như vậy, ông Lý đồng ý ngay.

Thức ăn do cô nấu ông rất vừa ý. Ông chợt mỉm cười, rồi từ từ nhắm mắt lại.

Buổi trưa. Khang Luân vừa thức giấc đã nghe tiếng của Yến Du gọi:

– Anh thức dậy chưa! Mau đến bệnh viện nè!

Khang Luân biết có chuyện nên nhảy nhanh xuống giường, khoác vội chiếc áo vào người, anh lao xuống:

– Có chuyện gì sao?

Bà Lài nói với anh:

– Bệnh của ông chủ chắc cậu đã biết rồi, mỗi ngày một nặng hơn.

Khang Luân nhìn bà:

– Vậy chúng ta phải tính làm sao?

Yến Du lại nói:

– Theo như lời bác sĩ. Thanh thì tim của ông chủ đã có vấn đề.

– Vấn đề gì?

Bà Lài tiếp lời:

– Thay tim.

Khang Luân giật mình:

– Phải thế sao?

Yến Du thông cảm cho anh, cô không nỡ gắt gao nữa mà nói:

– Anh nên bình tĩnh lại đi. Mọi chuyện gia đình bây giờ anh là người giải quyết Khang Luân trừng mắt bảo:

– Cô giỏi ghê, chuyện hệ trọng vậy, bảo tôi bình tĩnh là thế nào?

Yến Du hất mặt:

– Anh không bình tĩnh liệu anh có giải quyết được mọi chuyện hay không?

Bà Lài nói với anh:

– Yến Du nói phải đó cậu. Cô ấy chỉ muốn tốt cho ông chủ mà thôi.

Khang Luân bỗng trở nên e dè:

– Liệu cha tôi có chịu nổi cú sốc này không?

Yến Du xen vào:

– Người cần bình tĩnh và có chịu nổi hay không lại chính là anh đó.

– Hừm!

Bà Lài thở dài:

– Thôi, đừng có cãi nhau nữa. Tôi thấy thế này. Ông chủ rất thích những món ăn do Yến Du nấu, nên tôi quyết định để cô ấy ở lại nấu ăn cho ông chủ, cậu thấy thế nào vậy?

– Trời đất ơi? Khi không dì Lài lại có ý tưởng lạ lùng như vậy. Suốt ngày chung đụng với cô ta, mình chết là cái chắc. Nhưng phiền một nỗi cha mình lại ...

– Cậu nghĩ sao mà im lặng vậy?

Khang Luân thở dài nặng trịch:

– Sao cũng được.

– Vậy là cậu đồng ý.

Khang Luân nói buông xuôi:

– Tuỳ dì vậy.

Yến Du thấy anh ta có thái độ miễn cưỡng đồng ý như vậy liền chất vấn ngay.

– Này, anh tỏ thái độ như vậy là có ý gì? Nếu không đồng ý thì cứ nói ra đi chứ.

Khang Luân bật cười khô khốc:

– Cô hiểu ý tôi rồi đó.

Đỏ mặt vì tức giận thái độ của Khang Luân, Yến Du nói to:

Anh thật là người vô ơn. Bộ anh tưởng tôi khoái ở lại đây lắm hay sao hả?

Đừng nằm mơ!

Bà Lài nói với anh:

– Cậu nên nghĩ đến sức khoẻ của ông chủ nhiều một chút. Đừng làm thế mà bất lợi cho mình.

Khang Luân tỏ ý bất bình:

– Dì bảo tôi phải năn nỉ cô ấy sao?

– Sức khoẻ của ông chủ là quan trọng. Lúc này không phải là lúc để cậu tính hơn thiệt đâu.

Yến Du tỏ thái độ khác hơn mọi khi, cô nói giọng cứng nhắc:

– Được thôi! Nếu anh không muốn sự có mặt của tôi thì thôi vậy.

Yến Du đeo túi xách trên vai. Dì Lài ngăn lại:

– Kìa, Yến Du! Con định làm gì như thế?

– Người ta đâu có hoan nghênh con ở lại. Dì cũng nên thông cảm cho con chứ.

Bà Lài lo lắng:

Nhưng ông chủ đang rất cần sự có mặt của con mà.

Yến Du nói:

– Thì đúng là như vậy. Nhưng điều đó bây khó chịu cho người ta nên con không thể miễn cưỡng.

Bà Lài năn nỉ:

– Coi như dì năn nỉ con đó. Hãy vì ông chủ mà cố bỏ qua tất cả.

Yến Du nghiêm nghị:

– Xem như con nể lời dì đó. Thôi, con đi nấu món mà ông chủ đang muốn ăn.

Yến Du đi rồi, bà Lài mới nói với Khang Luân:

– Tôi thấy cậu chớ gây phiền phức cho cô ấy nữa. Ông chủ rất cần sự có mặt của cô ấy đó.

Khang Luân vung tay:

– Chẳng lẽ vì vậy mà tôi phải để cô ta điều khiển ư?

Bà Lài biết khó mà khắc phục được anh ta, nên bà nói:

– Tôi cũng chỉ vì ông chủ nên mới khuyên cậu vậy thôi.

Khang Luân bỗng lo lắng:

– Sức khoẻ của cha tôi ngày một xấu đi. Liệu ông có vượt qua nổi hay không?

Bà Lài nói giọng rầu rầu:

– Điều này đâu ai cô thể nói trước được cả.

– Liệu bác sĩ Thanh có tin tưởng được hay không?

Tất nhiên là được rồi. Chúng ta cần quan tâm sức khoẻ của ông chủ để có sức khoẻ lên ca mổ. Vì vậy chúng ta hiện rất cần sự có mặt của Yến Du lắm đấy.

Vì sự sống của cha mình, Khang Luân có thể bỏ qua mọi thứ, kể cả sự hiềm khích với Yến Du.

– Vâng, từ nay tôi chẳng có ý kiến gì về sự có mặt của cô ta nữa. Dì cứ bảo cô ta ở lại nơi này đi nhé.

Bà Lài tỏ ý vui mừng:

– Cậu làm như vậy là đúng lắm. Biết được thì ông chủ sẽ vui.

Yến Du xách thức ăn ra đưa cho bà Lài:

– Dây là thức ăn của ông mà tôi nấu, xin dì mang đi cho ông chủ ăn đi.

Bà Lài từ chối:

– Con cứ mang vào cho ông chủ giúp dì đi. Dì còn bận ở lại đây một chút.

Yến Du đành phải nói:

– Con chỉ sợ người ta không hài lòng. Bà Lài trấn an:

– Sẽ không sao đâu, mọi chuyện đã ổn.

– Dì à! Con ...

Bà Lài nói như năn nỉ:

Ông chủ rất cần con đấy, thôi thì con nên chiều ý người bệnh một chút đi.

Yến Du đành phải gật đầu:

– Vậy thì con đi đây.

Bà Lài nhìn theo ái ngại:

– Cậu thấy rồi đó. Cô ấy rất quý mến ông chủ.

Khang Luân cũng đã nhận ra điều đó. Nhưng dẫu sao anh vẫn thấy có gì đó thật không hài lòng.

Đêm nay lại buồn, Khang Luân mở máy. Anh lần tìm về địa chỉ của Chim Biển. Xin chào bạn.

– Lại có chuyện buồn nữa sao?

Phiền phức lắm Chim Biển ạ.

– Lại có gì à?

– Cô ta lại được cha mình trọng dụng.

– Thế là sáng đến tối mình phải luôn đối diện với cô ta.

– Tốt chứ có sao đâu, người ta là người ơn của bạn đó.

Khang Luân than thở:

– Nhưng mình và cô ấy không hợp nhau đâu.

– Sao cơ.

– Gặp nhau là cãi nhau thôi.

– Đã là oan gia thì phải chịu mà thôi.

Nhưng mình khuyên bạn nên rộng lượng một chút đi. Dẫu sao cô ta cũng là con gái cơ mà. Mình nghĩ cô ta không đáng ghét như bạn nghĩ đâu.

– Không đâu. Cô ấy luôn chọc tức mình đấy.

– Làm gì có.

– Sao bạn biết.

– Thì mình nghĩ vậy thôi, vì do bạn quá có thành kiến với cô ấy mà thôi.

Trong lúc cha bạn đau, người ta đã cố tình ở lại chăm sóc rồi còn gì?

Thôi, hôm nay mình mệt lắm, mình đang suy nghĩ làm sao để có mẫu rượu mới để giúp cha mình khuếch trung hàng rượu.

– Mình cũng có biết chút chút về các công thức chế biến ra rượu ngon đấy.

– Vậy bạn có thể làm cộng tác viên thiết kế ra mẫu rượu mới nhé.

– Được thôi.

– Vậy chừng nào bạn gởi cho mình.

– Ngay bây giờ.

Khang Luân kêu lên:

– Ngay bây giờ thật sao?

– Quần tử nhất ngôn mà.

Thế là hàng loạt mẫu rượu hiện ra trên màn hình, mẫu rượu hình cây đàn ghi ta, tháp Eiffel của Pháp.

Khang Luân rối rít cám ơn. Chim Biển và hứa sẽ hậu tạ.

– Lại khách sáo nữa rồi ...ghét ghê!

Câu trách móc đầy nữ tính ấy khiến cho Khang Luân mơ mộng nhiều hơn, anh tâm sự:

– Mình gặp nhau một lần đi Chim Biển.

– Không cần đâu. Mình thấy chưa cần phải vội. Ngày sau này mình sẽ cung cấp tiếp cho bạn những mẫu rượu mới nữa. Mong bạn hài lòng.

Khang Luân mừng lắm:

– Thật tình thì mình cám ơn bạn thật nhiều đấy.

– Chúc anh luôn thành công nhé.

Khang Luân sao chép lại tất tả những mẫu rượu mà Chim Biển vừa tặng cho mình. Anh hấp tấp chạy xuống cầu thang. Vì tối, vì vội nên anh đã đâm sầm vào người của Yến Du:

– Ối ...

Khang Luân vì đang vui nên anh rối rít nói:

– Tôi xin lỗi!

Yến Du bặm môi:

– Ma đuổi anh chắc.

– Thôi, tôi đã xin lỗi rồi mà. Nhưng cô đến đây khi nào?

– Vừa mới tới.

Anh hỏi vớ vẩn:

– Cô mới tới thật à?

Yến Du ngạc nhiên:

– Anh làm sao vậy?

– À, tôi không sao. Nhưng mà cô đến đây giờ này làm gì?

Đến lượt Yến Du bối rối:

– À tôi tôi muốn hỏi xem anh có đến bệnh viện không?

Trở giọng kênh-kiệu, Khang Luân hỏi lại cô:

– Ê! Tôi nhớ không lầm thì cô đâu có nhận nhiệm vụ để quản lý tôi. Đúng không?

– Thì đúng là như vậy, nhưng tôi đến đây vì ông chủ mà thôi.

Khang Luân bật cười thành tiếng:

– Cha của tôi làm sao rồi?

Nhìn giọng cười và lời nói của anh ta, Yến Du cảm thấy buồn không thể tả được.

Cô không ngờ Khang Luân lại có thể đối xử với cô như vậy. Mím môi, cô trả lời anh một cách miễn cưỡng:

– Tôi không biết nên mới đến đây để hỏi anh đó.

Cảm thấy sượng sùng với cô, Khang Luân nói để khoả lấp:

– Tôi chuẩn bị đến đó, cô không cần phải lo.

Yến Du nói nhanh:

– Tôi cũng định đi đến đó. Tôi có mang theo thức ăn tối cho ông chủ.

Chẳng lẽ từ chối một lời mời với một người tốt bụng với cha mình thì cảm thấy kỳ, nên Khang Luân đành phải nói:

– Vậy tôi cho cô quá giang. Nào, nhanh lên.

– Hừ! Có thế chứ, rốt cuộc rồi anh cũng phải chịu thua tôi mà thôi.

– Được, nhanh thôi!

Thấy hai người xuất hiện một lượt, ông Khang Lý tỏ ý mừng:

– Đến rồi à?

Yến Du sà đến bên ông, cô tíu tít nói cười:

– Ông chủ ăn tối nhé.

Bà Lài cũng phụ Yến Du bày thức ăn ra cho ông. Ông Khang Lý nhìn Yến Du, ân cần bảo:

– Con đừng gọi ta là ông chủ nữa. Hãy gọi là bác đi, có được không vậy?

Bắt được ánh mắt của ông đang nhìn hình như chờ đợi, Yến Du đành gật đầu:

– Điều gì làm ông chủ vui là tôi sẽ làm ngay ạ.

Ông Lý xua tay:

– Sao còn ông và tôi nữa?

– Vâng! Bác ăn nhé?

Khang Luân chăm chú nhìn cha mình ăn. Anh cảm thấy an lòng:

– Ngon miệng chứ cha?

Ông Lý gật đầu hài lòng:

– Tốt lắm!

Bà Lài nói vui:

– Xem ra ông chủ có khởi sắc rồi đó.

Ông Khang Lý chợt hỏi:

– Việc công ty tốt chứ con?

Khang Tuân nói để ông an lòng:

– Con vừa tìm ra hai mẫu rượu lý tưởng lắm cha ạ.

Ông lộ vẻ vui mừng:

– Vậy thì tốt lắm.

Khang Luân lại nói:

– Bác sĩ dặn cha không được vui hoặc là buồn nhiều đâu ạ.

– Điều này cha hiểu mà. Nhưng bảo đừng vui thì làm sao được chứ con?

Bà Lài cũng nói:

– Cậu Hai nói đúng đó ông chủ ạ. Bệnh của ông không được xúc động nhiều đâu đó.

Ông Khang Lý cười khà khà:

– Tôi biết sức khoẻ của tôi mà. Các người đừng có lo thái quá như vậy có được không?

Yến Du nhìn bà Lài, bà hiểu ý nên nói:

– Con có thể về rồi đó, Yến Du. Ngày mai con nấy điểm tâm cho ông chủ đi nhé.

Cô liền hỏi ông:

– Ngày mai bác muốn ăn gì ạ?

Ông xua tay, nói một cách dễ dãi:

– Được! Con nấu gì thì ta sẽ ăn cái đó. Đừng ngại gì cả.

Bà Lài và Yến Du đi rồi, ông Khang Lý hỏi con trai:

– Con thấy Yến Du thế nào?

Khang Luân lúng túng:

– Sao ...sao cha lại hỏi con câu ấy. Thật ra thì cô ấy cũng có tài nấu ăn mà thôi. Ông Khang Lý lắc đầu:

– Chưa Đủ! Cha thấy cô ấy rất thông minh và biết sắp xếp mọi vấn đề. Và còn lịch thiệp trong giao tiếp nữa, đúng không?

– Cha à ...

– Con hãy để cho cha nói hết rồi con nói cũng đâu có muộn.

– Ý của cha là ...

– Ta muốn con nên tìm hiểu kỹ cô ấy thêm một chút.

Khang Luân nhăn nhó:

– Chi vậy cha?

– Ờ, chuyện này thì ...

– Thì sao vậy, cha?

Ông Lý nổi cáu:

– Cái thằng này, mày làm bộ giả nai hả mày?

Khang Luân như vẫn chưa hiểu:

– Ý của cha là sao?

– Là cha muốn con tìm hiểu rồi tán tỉnh Yến Du đó.

Khang Luân như muốn bật ngửa anh không ngờ cha mình lại có ý nghĩ ấy.

– Cha à! Làm như vậy làm sao được giữa con và cô ấy là một cái hố sâu thăm thẳm.

– Con nói vậy là sao? Cái gì là hố sâu thâm thẩm chứ.

– Ôi! Kìa cha! Sao cha lại nói như thế?

Ông Khang Lý biết mình không thể khuyên con một sớm một chiều được, nên ông nói:

– Cha mệt lắm. Con có thể suy nghĩ lại.

Thôi, tạm dừng lại ở đây đi nhé.

Khang Luân đành gật đầu chấp nhận. Mặc dù trong lòng anh đang đậy sóng.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 301

Return to top