Kế hoạch đánh bom ám sát Nhu Diệm tại dinh Độc Lập đã bàn thảo rất kỹ, tốn nhiều thời gian vì phải tính đi tính lại. Cuối cùng Nguyễn Văn Lực và đại tá Mậu, hai nhân vật chủ chốt được lực lượng chống chính phủ Diệm giao quyền thực hiện, đã quyết định hành động. Hâu hết các thành viên được chọn lựa tham gia chiến dịch đều có quyết tâm cao. Họ nhất trí đặt tên chiến dịch "Lưỡi Sét", biểu tượng lưỡi búa Thiên Lôi, Trời sai trừng phạt kẻ gian ác. Họ bảo vệ kế hoạch tuyệt đối bí mật. Các cuộc bàn thảo vào những tháng cuối mùa mưa, giữa lúc các phi vụ đánh phá biên giới Hạ Lào cực Nam khu 4, nhằm chặn đầu con đường xâm nhập của quân Bắc Việt vô Nam, đang hạn chế tối đa. Chiến dịch Lưỡi Sét chuẩn bị xong, cũng vừa lúc ban tham mưu tác chiến của không quân nhận lệnh thực hiện các phi vụ sử dụng loại bom 250 kg để hoạt động ngay những tuần đầu mùa khô. Quả là một thời cơ thuận lợi cho chiến dịch. Dự tính một tấn bom đủ đánh sập cánh trái dinh Độc Lập. Một công trình xây dựng đã gần 100 năm, xuống cấp, chỉ cần hai máy bay với bốn trái bom chắc chắn đánh gục luôn cả hai tầng. Mấu chốt của kế hoạch là: Phi cơ cất cánh canh đúng với thời điểm anh em ông Diệm bắt đầu ngồi vào bàn ăn sáng trong phòng trên lầu cánh trái dinh, như thường lệ từ 7 giờ đến 8 giờ 30. Đội phi cơ lần lượt xuất kích, hai chiếc sẽ bất ngờ chuyển hướng đến thẳng mục tiêu cắt bom, rồi phóng qua biên giới hạ cánh ở Cao Miên, tại đây sẽ có người của lực lượng chống Diệm lo ngoại giao cho hai phi công tị nạn chính trị an toàn. Mỗi bộ phận đảm trách phần việc riêng của mình, từng cá nhân nhận nhiệm vụ cụ thể, không thành viên nào tham gia chiến dịch được phép biết xa hơn phần việc của mình. Tất cả cán bộ phận đã đứng ở xuất phát điểm, trước mắt chỉ có bộ phận truyền tin thường trực hoạt động.
Chiến dịch Lưỡi Sét dù thành công, hoặc thất bại, Vũ và đồng chí Thành Minh đều xác định, giai đoạn quyết liệt sống còn giữa lực lượng đối lập với chính quyền thực dân mới của anh em Nhu Diệm đã được châm ngòi, không thể cản ngăn thế phát triển của nó được nữa. Trung tâm ở Hà Nội đã nhận được thông tin sớm nhất. Anh nhớ lời khuyến cáo của đồng chí chỉ đạo, nhiệm vụ cách mạng còn lâu dài, anh cố tránh né trực tiếp tham gia, họp bàn, gặp gỡ, trong gần bốn tháng chuẩn bị chiến dịch. Nhưng đại tá Mậu vẫn kể cho Vũ nghe công việc sắp xếp của ông ta. Nhờ đó, Vũ biết hết các bộ phận, các thành viên tham gia chiến dịch, và từng nhiệm vụ của mỗi người.
Cụ Lực chủ trương hạn chế tối đa số lượng người tham gia để đảm bảo bí mật tốt. Chủ chốt là bộ phận hành động, lúc đầu chỉ sử dụng hai trung úy phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc. Trung tá Nguyễn Cao Kỳ góp ý cần có một phi công dự bị đề phòng trục trặc giờ chót một trong hai phi công chính có trở ngại, còn kịp thay thế. Phi công Phan Ngô được chọn. Cả ba cùng chung phi đội trực chiến tại sân bay quân sự Biên Hòa. Trung úy Nguyễn Văn Đính, anh ruột của Cử, nhận nhiệm vụ điều động bộ phận truyền tin ngay trong Phòng tham mưu tác chiến Tân Sơn Nhất. Qui định chỉ sử dụng điện thoại quân sự, liên lạc trao đổi những câu quy ước. Khi phi cơ cất cánh đúng thời điểm đã dự kiến, trung úy Đính sẽ liên lạc với đại úy Đỗ Thọ, hầu cận tổng thống Diệm, để Thọ xác định sự có mặt đủ hai đối tượng tại mục tiêu; trung tá Kỳ trực tiếp ra lệnh Cử, Quốc hành động. Khi hai phi cơ chuyển hướng bay, trung úy Đính với công việc theo dõi các phi vụ, sẽ chậm thông báo với đơn vị cao xạ phòng không, vốn trực 24/24, không cho họ kịp trở tay ngăn chặn.
Bộ phận chỉ huy chiến dịch giao cho Nguyễn Văn Lực thường trực, một mình cụ ở tại phòng ngủ của con trai là đại úy Nguyễn Văn Tâm, trong Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn. Lực sẽ liên lạc với đại tá Đỗ Mậu cũng qua điện thoại nội bộ quân đội. Chiến dịch thành công, diệt được Nhu Diệm, bộ máy chính trị mới được khởi động, hỗ trợ nhóm Cần Lao ly khai có các tướng lãnh, sĩ quan cao cấp tức khắc nắm quyền lãnh đạo chế độ, nhanh chóng ổn định, hợp ý người Mỹ.
Đại tá Mậu nhất trí với Nguyễn Văn Lực khoanh chặt số người trong chiến dịch, không cho dính đến toàn lực hệ thống tổ chức, phòng khi kế hoạch thất bại, tránh được tổn thất nặng nề. Riêng trung tá Nguyễn Cao Kỳ, bản chất phiêu lưu, liều lĩnh, rất tâm đắc với kế hoạch bạo lực năng nổ đảm nhận ngay bộ phận hành động. Nhưng Kỳ cũng đòi điều kiện, làm cho đại tá Đỗ Mậu không tránh khỏi băn khoăn. Kỳ đòi phải tách đại tá Nguyễn Xuân Vinh, tư lệnh không quân mà Kỳ đang là phụ tá. Có nghĩa là đại tá Vinh phải vắng mặt trong thời điểm thực hiện chiến dịch, dành cho trung tá Huỳnh Hữu Hiền tư lệnh phó, thay thế chỉ huy binh chủng. Kỳ cho rằng, không thể qua mặt được Vinh nhưng sẽ dễ dàng qua mặt trung tá Hiền. Đỗ Mậu hiểu.
Đã hội ý với Kỳ, Mậu kể, hồi còn là chỉ huy bộ tư lệnh miền duyên hải Nha Trang, ông đã phát hiện Nguyễn Xuân Vinh là phi công giỏi, trẻ tuổi, có tài, đã kết nạp Vinh vào đảng Cần Lao. Từ đó, Mậu nâng đỡ Vinh, cho đi Mỹ đào tạo, nâng cấp đặc cách, đưa lên tư lệnh phó Không quân. Và cách đây hai năm, cũng chính Mậu tận tay mang hồ sơ của Vinh vào trình Diệm, đề nghị giao cho tư lệnh binh chủng quan trọng này. Diệm chấp thuận ngay. Rồi một hôm, Mậu đang ngồi uống trà tại nhà, Vinh đến, mở cặp lấy ra cặp lon đại tá trịnh trọng đặt trước mặt Mậu, nói: "Từ ngày tôi được đại tá chiếu cố, nâng cất lên, tôi kính trọng đại tá là người chỉ lo cho đại cuốc quốc gia, luôn chiêu hiền, đãi sĩ. Hôm nay tôi nhận được nghị định thăng cấp, tôi đến trình đại tá, chỉ mong đưọrc chính tay đại tá gắn cặp lon này lên vai tôi, tôi mới được đền ơn đáp nghĩa xứng với tình tri ngộ". Gần đây Mậu muốn lôi kéo Vinh đứng hẳn về phía nhóm tâm huyết, nhưng có nhiều ý kiến can ngăn, trong đó có Kỳ. Mậu tỏ ra tiếc, lỡ một cơ hội sử dụng trong dịp này. Kỳ thảng thốt: "Thưa đại tá, không ai hiểu Nguyễn Xuân Vinh bằng tôi, vì tụi tôi đã mấy năm cùng làm việc bên nhau. Mọi người can ngăn đại tá là đúng. Vinh chỉ tin cậy đại tá là người thân tín của ông Diệm, vì đại sự mà giúp đỡ mọi người, nhưng sẽ không tha thứ cho bất cứ ai xúc phạm đến "Ngô lãnh tụ anh minh" mà Vinh tôn thờ."
Đại tá Mậu dứt khoát không còn lần nào đề cập việc tranh thủ Nguyễn Xuân Vinh. Tuy nhiên, khi kể lại việc Kỳ yêu cầu phải tách Vinh ra khỏi tư lệnh không quân trong thời gian thực hiện chiến dịch, ông Mậu vẫn chưa nghĩ ra phương pháp gì để cho Kỳ yên tâm hành động. Vũ suy nghĩ, gợi ý:
- Đại tá còn nhớ hai tháng trước xây ra vụ phi công của ta tu nghiệp ở Đại Hàn đã giành gái rồi đánh lộn, gây thương tích cho một sĩ quan không quân của họ chứ? Vụ này gây bất bình trong Bộ Tư lệnh không quân Đại Hàn, phía ngoại giao đã phải phối hợp với Tòa Đại Sứ Việt Nam bên đó giàn xếp mới ổn. Tuy nhiên, mới chỉ giải quyết vấn đề bang giao giữa hai nước đồng minh với nhau, tất nhiên là dễ. Còn phía quân đội của họ vẫn không tránh khỏi ấm ức. Theo tôi, nhân việc này, đại tá nên vào Dinh đề nghị với ông Diệm, phải dàn xếp dứt khoát với Bộ quốc phòng và Tư lệnh Không quân Hán Thành để tránh hậu họa. Bọn sĩ quan trẻ tuổi chẳng nghĩ đến ngoại giao, tự ái dân tộc nổi lên, có thể còn đụng độ nữa. Phía Việt Nam nên tổ chức một phái đoàn do chính Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu, tất nhiên là có tư lệnh trưởng Không quân, qua Hán Thành cảm ơn họ đào tạo giúp ta hai mươi phi công đang tu nghiệp, mặt khác giáo huấn các sĩ quan phi công của ta phải tỏ ra tôn trọng kỷ luật. Tôi tin rằng, tổng thống Diệm là con người rất ưa lễ nghĩa, còn tính nhờ vả họ chi viện quân, sẽ chấp thuận ngay thôi. Được vậy, đại tá Nguyễn Xuân Vinh sẽ vắng mặt, ít ra cũng một tháng, quyền chỉ huy không quân sẽ hoàn toàn ở trong tay trung tá Huỳnh Hữu Hiền, phó tư lệnh, bạn thân của Kỳ.
Vũ dễ dàng tìm kế giúp đại tá Mậu, cách giải quyết vấn đồ hợp tình đúng lý, ông ta tỉnh ra, niềm vui bất ngờ làm cho nét mặt rạng rỡ:
- Tuyệt thật! Chắc chắn là thành công rồi. Tôi phải đến gặp ngay, tôi tin ông Diệm phải chấp thuận. Đây là cái khóa cuối cùng của kế hoạch, mở được, Kỳ yên tâm hành động.
Tuy nhiên hôm sau, Vũ cũng đến nhà thăm trung tá Kỳ. Anh nghĩ, dù tổng thống Diệm chấp thuận một phái đoàn Bộ quốc phòng sang thăm xã giao Đại Hàn, nhưng khi sắp xếp thành viên tham dự, uy tín của Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần sẽ không đủ mạnh để các tướng lãnh Đại Hàn nể phục, bới vì Thuần ở cánh dân chính, không phải cánh quân đội. Thêm vào đó, mỗi khi có một phái đoàn xuất cảnh "đi chơi" nước ngoài, người ta không bỏ lỡ thời cơ, dành nhau tận lực. Đại tá Nguyễn Xuân Vinh, theo Mậu cho biết, vốn điềm đạm, cả nể, dễ bề bị số tướng cấp trên qua mặt. Trong trường hợp này, cốt lõi của vấn đề lại là: Đại tá Vinh phải ra đi. Nếu Vinh nhường nhịn, dành chỗ cho thượng cấp đi du hí, thì chẳng còn ý nghĩa gì công trình của đại tá Mậu. Trình bày hết với Kỳ kế hoạch của đại tá Mậu muốn đẩy đại tá Vinh qua thăm Đại Hàn, Vũ gợi ý thêm với anh ta:
- Theo tôi, về phía anh, anh nên có cách nào đó để Nguyễn Xuân Vinh đừng từ chối chuyến đi Hàn Quốc. Có thể tác động qua bà vợ ông ta chẳng hạn...
Kỳ thích thú cách xử thế tế nhị, chu đáo, anh ta hiểu ra ngay, nếu chủ quan có thể một sơ sót nhỏ đủ phá hỏng kế hoạch:
- Tôi phục anh. Đúng vậy, thiếu thận trọng đơn giản là thất bại. Tôi sẽ nhờ người có vốn sở trường về khoa "khích nữ tướng" để thuyết phục Vinh qua bà xã, chắc ăn rồi.
*
Bảy giờ hơn sáng 27-2-1962, Sài Gòn đang yên tĩnh bỗng có tiếng máy bay rộ ngang trên trời, tiếp theo là mấy tiếng nổ lớn chấn động cả thủ đô rung rinh mọi nhà cửa. Dân chúng ùa ra đường, leo lên các sân thượng ngó về phía trung tâm thấy cột khói đen bốc cao. Tiếng nổ lớn làm chấn động thành phố, bất ngờ gây kinh hoàng cho mọi người. Tiếng súng cao xạ rền vang. Phía Nhà Bè, một chiếc chiến đấu cơ trúng đạn, phun khói đen, lảo đảo rồi chúi xuống đất. Tin truyền khá nhanh, dinh Độc lập bị dội bom?
Trong khoảnh khắc đó, Vũ đang lái xe trên đường đến văn phòng làm việc. Nghe tiếng nổ anh dừng xe sát lề quan sát. Những làn đạn súng cao xạ đan đỏ trên trời. Trên dinh Độc Lập khói đen ùn lên. Chừng mười phút sau, tiếng súng ngưng nổ. Vũ tiếp tục lái xe đến sở làm. Trên phố người ta đi lại bình thường như chằng có việc gì xảy ra.
Vào đến phòng sĩ quan trực, Vũ đã gặp đại tá Đỗ Mậu hấp tấp đi ra. Vẻ khấn trương lộ rõ trên nét mặt. Ông nắm tay Vũ vừa kéo đi theo vừa nói nhỏ đủ hai người nghe:
- Chưa biết thành hay bại ra sao nhưng chúng ta cũng phải đến đó ngay, kịp thời tùy nghi đối phó.
Chiếc công xa dành riêng cho đại tá Mậu đã mở sẵn cửa sau, ông khom người bước vào chừa chỗ cho Vũ. Xe phóng nhanh vượt khoảng sân trống, bánh xe rin rít theo khúc ngoặt ra đường. Đại tá Mậu nôn nóng cực độ, nhưng chỉ tóm tắt mấy tin ngắn gọn. Chỉ có Vũ là người trong cuộc mới hiểu hết ý:
- Có mặt cả bốn người, bom rơi khá chính xác, nhiều khả năng chôn vùi tất cả.
Dừng giây lát, Mậu thì thầm như nói với riêng mình: "Sử dụng điện thoại trên lầu cũng xuống kịp thôi, điện thoại dưới phòng thì chằng sao?" Vũ hiểu tâm trạng của Mậu, ông đang nghĩ tới cháu ruột của ông, đại úy Đỗ Thọ. Với nhiệm vụ xác định mục tiêu có mặt đủ các đối tượng, Thọ gọi điện cho nhóm hành động chiến dịch Lưỡi Sét. Nếu đơn giản có thế làm gì phải lo. Đại tá Mậu đã nghĩ đến những rủi ro, nếu ông Diệm giữ cháu ông ở bên cạnh lúc đó, Đỗ Thọ phải chấp nhận hy sinh là tất yếu. Chỉ mới hơn 7 giờ sáng kế hoạch đã thực hiện, thời điểm Diệm mới vào bàn điểm tâm và Đỗ Thọ phải có mặt, tức là cháu ông phải sử dụng điện thoại đặt ở trên lầu. Đại tá Mậu nhẹ thở dài:
- Tất cả là may rủi, chấp nhận số mệnh thôi!
Vũ im lặng, chẳng có lời gì an ủi ông Mậu lúc này. Với tốc độ nhanh chiếc công xa vượt những chiếc xe còn ngỡ ngàng dừng lại sát lề đường khi bom nổ, họ phải đề phòng bất trắc. Quẹo gấp qua đường Huyền Trân Công Chúa, xe dừng ở cổng sau dinh Độc Lập. Vũ nhận thấy phía trước đã có xe của bác sĩ Trần Kim Tuyến. Sát rào cản kẽm gai mới giăng ra thay cho cây cản sơn đen trắng thường ngày, tướng Nguyễn Khánh, tham mưu trưởng liên quân, phải xuống xe đang nói gì đó với viên sĩ quan cảnh vệ. Rào cản được kéo sang bên dành khoảng rộng đủ cho ba chiếc xe lần lượt chạy qua. Sau khi bom nổ, có thể đây là những xe đầu tiên, vào dinh sớm nhất. Khu vực xung quanh tống thống phủ đã được cô lập để bảo vệ. Lữ đoàn liên binh phòng vệ từ thành Cộng Hòa đã dàn quân khắp nơi, súng ống lăm lăm trong tay. Bên trong vòng rào dinh Độc Lập, tiểu đoàn cảnh vệ đã sẵn sàng bố trí trực chiến. Trên các bãi cỏ, các họng súng cao xạ hướng nòng lên trời. Cánh trái dinh vẫn còn khói bốc khét lẹt.
Vũ đi sau đại tá Mậu dọc hành lang, Trần Kim Tuyến đi chậm lại có ý chờ. Khi Vũ tới bên cạnh, Tuyến ghé tai anh thì thào:
- Cả bốn người vô sự, bà Nhu chỉ bị thương nhẹ, họ đã đưa ngay ra phòng mạch tư của bác sĩ Trần Đình Đệ săn sóc.
Mậu cũng đã nghe rõ mẫu tin sớm nhất của Tuyến, ông chao đảo như kẻ bị sập hầm, nhưng chỉ giây lát lấy lại bình tĩnh, hỏi nhẹ nhàng:
- Bốn người? Sao lại bốn, hả ông?
- Giám mục Thục ở Huế mới vào tối hôm qua, vợ chồng Nhu và ông Diệm...
Thiếu tướng Nguyễn Khánh với chóp râu cằm rậm, trong bộ quân phục thẳng nếp, đầu đội mũ nồi đen có huy hiệu binh chủng nhảy dù vẫn đang rảo bước đi dọc hành lang trước những mũi súng của quân phòng vệ ở mỗi ngách tường, chắc chắn đạn đã lên nòng. Không khí yên ắng đến nghe rõ tiếng giày đế da từng bước chắc nịch của tướng Khánh.
Đại úy Lê Công Hoàn, rồi đại úy Đỗ Thọ chạy ra đón chào tướng Khánh, Đỗ Mậu, Tuyến và Vũ, rất cung kính:
- Tổng thống mời quí vị vào.
Hai chú cháu Mậu đưa mắt nhìn nhau, điều lo lắng nhất của ông Mậu tan biến: Đỗ Thọ được vô sự. Không chỉ tổng thống Diệm tiếp họ, ngay trong căn phòng kiên cố dưới gầm cầu thang, có cả giám mục Ngô Đình Thục, cố vấn Ngô Đình Nhu. Ông già Ân đang lúi cúi pha trà, châm trà cho khách. Vũ quan sát nét xanh xao mệt mỏi trên mặt ông Diệm còn in dấu cơn sốt khá nặng chưa kịp hoàn hồn, nhưng cặp mắt ánh lên một niềm vui khi ông ngắm nhìn những nhân vật thân tín nhất của ông đều có mặt quanh ông, mừng ông bình an thoát hiểm, chứng tỏ uy quyền tổng thống của ông vẫn còn vững. Tuy nhiên ông vẫn chuyển giọng gay gắt:
- Mần răng các ông để cho chúng liều rứa? Ai? Các ông có biết trước không?
Tướng Khánh lúng túng. Đại tá Mậu bình tĩnh tỉnh táo hơn, đáp lời:
- Bẩm cụ, phần tôi không hề biết chi, vụ xảy ra quả là bất ngờ...
Ngô Đình Nhu đứng bật lên, im lặng bước ra khỏi phòng, vẻ mặt lạnh lùng đáng sợ. Diệm biểu lộ sự giận giữ, quay mặt đi, ngoắc bàn tay mập mạp:
- Rứa thì về đi, sưu tra coi đứa mô làm bậy rứa, trình tôi ngay.
Tất cả không ai bảo ai, rập chung một câu:
- Xin tuân lệnh tổng thống.
Vũ theo sau ba người lùi ra khỏi phòng, đúng lúc đại tá Nguyễn Văn Y, Dương Văn Hiếu, rồi đại tá Lê Quang Tung hoảng hốt lao vào. Mọi người không còn thì giờ giữ lễ, kẻ vào người ra, chẳng chào hỏi nhau.
Ra tới cổng ngoài Vũ thấy trung tá Nguyễn Hùng, phụ tá tổng Nha An ninh quân đội, thiếu tá Trần Văn Thăng, giám đốc An ninh quân Khu thủ đô cùng nhóm sĩ quan dưới quyền đã đón Mậu và Vũ. Thăng tranh thủ trước khì Mậu lên xe đã báo cáo:
- Hai máy bay Skyraider có nhiệm vụ đi oanh kích hỗ trợ cuộc hành quân tại vùng 4, xuất phát từ sân bay quân sự Biên Hòa, phóng thẳng về Sài Gòn dội bom. Chiếc do trung úy Nguyễn Văn Cử tấn công trước, hai trái sạt lầu trên cánh trái dinh, phòng không bó tay vì quá bất ngờ. Cử chạy thoát qua hướng Cao Miên. Chiếc thứ hai do trung úy Phạm Phú Quốc lái, thả bồi hai trái nữa bom trúng giữa cánh trái tầng trên, nhưng có một trái không nổ còn kẹt giữa sàn, công binh đã đến vô hiệu hóa tháo gỡ ngòi xong. Phạm Phú Quốc bị cao xạ phòng không chặn kịp, phi cơ trúng đạn. Quốc nhảy dù rớt xuống sông Nhà Bè, Hải quân đã bắt. Tôi và trung tá Hùng đã liên lạc với đại tá Hồ Tấn Quyền tự lệnh Hải quân xin nhận Phạm Phú Quốc về Nha khai thác. Bên đó đã cho lệnh giải Quốc về Tổng nha An ninh chờ đại tá.
Thăng đột ngột hạ thấp giọng:
- Hai quả bom đầu xẹt lệch ra ngoài, chỉ có trái thứ ba nổ đúng giữa phòng ăn, nhưng mọi người đã kịp xuống gầm cầu thang, trái thứ tư nếu nổ thì tầng hai đã sập đổ rồi. Rất tiếc thưa đại tá? Mụ Nhu chỉ bị thương do gạch vỡ bắn vào người, không có gì nguy hiểm hết.
Mậu chỉ gật đầu tỏ ý đã nghe tin tóm tất của Thăng, căn dặn:
- Chú tiếp tục kiểm tra, lập biên bản kỹ để báo trình tổng thống sớm hơn.
- Tuân lệnh đại tá.
Mậu vội vã lên xe cùng Vũ trở về, ông không muốn tiếp xúc với một đoàn xe hơi đã dồn đến, những bộ mặt quen thuộc đủ quân, dân, cán, chính bắt đầu đến vấn an các lãnh tụ, vẻ trang nghiêm như đi dự lễ tang mà Mậu từng thấy:
- Chúng ta lại thêm một lần thất bại. Không lẽ anh em Diệm được "ơn trên che chở" đúng như lời thường cầu nguyện đó sao?
Thấy Đỗ Mậu có vẻ suy sụp, Vũ kịp thời đưa đẩy:
- Tôi thực lòng khâm phục đại tá, ngay từ đầu đã đánh giá kế hoạch tùy thuộc vào quá nhiều yếu tố may rủi, quả tình đúng là may rủi đã cầu họ thoát chết, chứ chẳng phải do lời cầu nguyện xin "ơn trên phù hộ"? Không lẽ trời đất che chở cho những người có quá nhiều hành động sát nhân? Không thể, trời đất mà bất công đến vậy? Còn may rủi, cả đời người gặp một vài lần đã quá đủ. Lúc này, xin đại tá tỉnh táo, rút kinh nghiệm cái chết tức tưởi của anh Tạ Chí Diệp, phải nhanh tay cứu mạng cha con cụ Lực và Phạm Phú Quốc mới kịp.
Mậu biểu lộ sự cương quyết:
- Ông yên tâm! Còn Đỗ Mậu, cha con cụ Lực, kể cả Phạm Phú Quốc, phải được bảo đảm mạng sống. Tôi đã tính trước sự may rủi khó lường, nên đã trù liệu một lối thoát không cho riêng nhóm hành động, mà cả cho chúng ta.
Ngay suốt trưa hôm xảy ra vụ đánh bom, do lệnh của đại tá Đỗ Mậu, trung tá Độ, chánh văn phòng Tổng Nha An ninh quân đội cùng với thiếu tá Thăng, giám đốc An ninh Quân khu Thủ đô đã nhận lãnh viên phi công Phạm Phú Quốc từ Bộ tư lệnh Hải quân giải về văn phòng Tổng Nha An ninh. Đại tá Nguyễn Văn Y và Dương Văn Hiếu, Nha cảnh sát đặc biệt chưa kịp nhận lệnh của tổng thống Diệm, dù muốn nắm lấy can phạm để khai thác, nhưng đã chậm hơn đại tá Mậu một bước.
Quốc đã được bác sĩ quân y thân tín của đại tá Mậu săn sóc tận tình. Dù anh ta bị liên tiếp hai lần chấn động, khi phi cơ trúng đạn phòng không rồi khi nhảy dù ra, độ cao không đủ cản sức nặng rớt xuống mặt nước, và bị chấn thương do vài sĩ quan hải quân quá khích hành hạ khá nặng tay nhưng đến tối đã tạm bình phục. Quốc phải nằm trên giường dành riêng cho đại tá Mậu trong phòng ngủ của ông tại văn phòng làm việc ở Tổng nha. Buổi thẩm vấn, ghi âm lời cung, ký biên bản có Lê Nguyên Vũ và Trần Văn Thăng đúng theo sự sắp xếp của đại tá Mậu, mất trọn một đêm thức trắng mới hoàn thành.
Bẩy giờ sáng hôm sau, mọi người vừa uống cà phê xong, chính tổng thống Diệm đã gọi điện thoại đòi đại tá Mậu vào dinh trình báo kết quả. Mậu tập họp số sĩ quan tin cậy dưới quyền, giao lệnh bắt khẩn cấp đại úy Nguyễn Văn Tâm ở Tổng tham mưu, trung úy Nguyễn Văn Đính ở không quân, đồng thời bí mật chuyển giao cả ba người cho thiếu tá Trần Văn Thăng bảo vệ, gửi riêng trong một phòng giam đủ tiện nghi tại căn cứ An ninh Quân khu thủ đô trong khu vòng thành trại Lê Văn Duyệt. Mậu căn dặn thiếu tá Thăng:
- Nhiệm vụ của anh là bảo vệ cả ba. Trừ Đỗ Mậu, không một ai được tiếp xúc, khai thác, và biết rõ họ bị giam ở đâu.
Và quay sang Phạm Phú Quốc:
- Cháu yên tâm, chú đảm bảo, còn chú không ai có thể định đoạt tính mạng cháu được.
Phạm Phú Quốc rịn nước mắt nhìn Mậu gật đầu. Nhưng người có mặt kể cả Vũ cảm động trước thái độ kiên quyết của đại tá Mậu. Trước khi ra đi, Mậu kéo Vũ vào phòng riêng:
- Còn ông, tôi nhờ đích thân ông đến địa chỉ có ghi ở tờ giấy này, đón cụ Nguyễn Văn Lực đưa tới chùa Pháp Hoa, trên đường đi Thủ Đức. Ông chuyển cụ cho nhà sư trụ trì ở đó, tối nay Thượng tọa Thích Tâm Châu sẽ cho người đưa đến địa điểm an toàn.
Phân phối công việc xong Mậu ra xe đến thẳng dinh Độc lập. Chính đại úy Đỗ Thọ ra đón đại tá Mậu đưa tới tòa nhà trắng biệt lập ở phía góc đường Nguyễn Du trong vòng dinh, nơi đây là văn phòng của cố vấn Ngô Đình Nhu và Sở Nghiên Cứu Chính Trị của Trần Kim Tuyến. Vừa sóng bước đi, Đỗ Thọ vừa thì thầm:
- Ông cụ đã có lệnh chuyển toàn bộ Phủ tổng thống sang dinh Gia Long, nhưng ông Nhu đã ra lệnh cho sửa sang lại, bố trí xây dựng thêm một hệ thống hầm ngầm. Dù làm không kể ngày đêm nhưng nghe nói phải vài ba tháng nữa mới xong được. Ông cụ tạm lấy một phòng cạnh phòng ông Nhu để làm việc.
Suốt ngày hôm qua ông Diệm đã cố gắng giữ thái độ bình tĩnh khi đón tiếp các đoàn khách, thuộc hạ tấp nập đến vấn an, chúc mừng tổng thống thoát hiểm. Nhưng nỗi lo lắng bị ức chế bằng tận cùng sức lực, lại qua một đêm không yên giấc, sáng nay trông vẻ mặt ông hốc hác xanh xao hơn. Diệm ngồi bất động trên chiếc ghế bành trong căn phòng vắng lặng chỉ có hai người, đưa ánh mắt lạnh lùng nhưng thất thần ngó thằng vào mắt Đỗ Mậu. Im lặng khá lâu, ông mới lên tiếng hỏi:
- Chú biết rõ thằng Phạm Phú Quốc phải không?
Đỗ Mậu chột dạ, dè dặt chưa kịp trả lời câu hỏi có hàm ý của Diệm. "Biết rõ" còn có nghĩa là biết trước hành động của Quốc, nhưng Mậu yên tâm khi Diệm hỏi tiếp:.
- Hắn đã khai báo cái chi với chú?
Ông Mậu mạnh dạn, chậm rãi từng câu:
- Bẩm cụ! Phạm Phú Quốc gốc người Quảng Nam, dòng dõi của cụ Phạm Phú Thứ. Cụ Thứ từng làm quan Nam triều cùng thời với cụ, có thời là Tuần Vũ Bình Thuận. Anh ruột cụ Thứ cũng đã làm Tổng đốc. Cả hai tuy làm quan dưới sự đô hộ của Pháp, nhưng có tiếng là thanh liêm, cương trực không chịu khuất phục người Pháp nên giới sĩ phu miền Trung hết lòng ngưỡng mộ...
Gương mặt ông Diệm đanh lại, cặp lông mày hơi chuyển động, hàm chứa nỗi giận dữ cao độ. Vốn là người kiêu ngạo, giàu tự ái, nghe Mậu đề cao họ Phạm quan lại cùng thời, ông không mấy bằng lòng, gằn giọng:
- Ai? Đứa mô xúi hắn làm rứa?
Mậu không trả lời ngay vào câu hỏi, tiếp tục dẫn giải thêm:
- Cứ vào cách đánh bom của Quốc và Cử, có thể kiểm chứng lời thú tội của Quốc. Cả hai đều là phi công được Mỹ đào tạo, được đánh giá là loại giỏi nên mục tiêu đánh bom cánh trái tầng trên dinh là chính xác. Phạm Phú Quốc khai rằng, ông bà Nhu ở phía trái lầu trên, trong khi tổng thống ở phía cánh phải dinh. Quốc nói chủ ý của cả hai nhằm loại trừ hai vọ chồng ông cố vấn để cứu nguy cho cụ tổng thống, cho chế độ. Họ nói rằng, họ sắn sàng hy sinh, khi biết hành động của họ là vì quyền lợi tối thượng của quốc gia, vì chính thể Cộng hòa, nhất là vì để cho uy danh của tổng thống anh minh được bền vững. Hai ông bà cố vấn đang bôi bẩn thêm chế độ Cộng Hòa Việt Nam, sau khi đã tàn sát không thương tiếc cha ông của họ, những chiến sĩ yêu nước, chống Cộng sản, san bằng chiến khư Ba Lòng của Đại Việt, chiến khu Quảng Nam của Quốc Dân Đảng, không nới tay cả với các đồng chí ân nhân như vụ cha con Tạ Chương Phùng, Tạ Chí Diệp, cả Vũ Tam Anh... Thu vén công quỹ chuyển ngân ra nước ngoài hàng tỷ đô-la, ông bà cố vấn đã làm ô uế nhà chí sĩ họ Ngô tượng trưng cho "tiết thực tâm hư"... Bẩm cụ đây là bản khai cung của Phạm Phú Quốc và băng ghi âm chính lời của hắn, trình cụ nghiên cứu.
Mậu hiểu rằng, ông Diệm đã được nghe nhiều lần những lời can gián của người Mỹ, của bạn bè tâm giao như cụ Tôn Thất Toại, cụ Nguyễn Trác, những bản tố giác hành động bất nhân tham ô của vợ chồng Nhu. Nhắc lại lời thú tội của Phạm Phú Quốc do chính ông dàn cảnh, ông Mậu nghĩ rằng Diệm phải chột dạ, phải biết được nỗi nhục, ý thức được sự hận thù của mọi người, của các tướng lĩnh quân đội, đã bừng lên cao độ. Vẻ giận dữ lúc đầu của Diệm dịu xuống, ông ta cúi đâu thở dài. Mậu phấn chấn cảm thấy sách của mình có phần đã thắng, cao giọng hơn:
- Phạm Phú Quốc khai, chỉ có hắn cùng Nguyễn Văn Cử đã thề với nhau, cả hai sẽ nhận lấy cái chết, trong khi nhiều người không ai dám chết để bảo vệ uy danh của cụ, vốn là thần tượng của họ. Cụ đã có công giữ được phần nửa nước Tự do này. Không có cụ, miền quốc gia tự do không còn, chưa có nhân vật nào thay thế được cụ.
Dừng lại để thăm dò, rồi Mậu tiếp ngay:
- Quốc khai, hành động của họ nếu bại thì không chết vì phòng không cũng phải chết vì luật pháp. Không ai xúi giục họ tìm lấy cái chết, cũng chẳng ai tham gia để sắn sàng chết, nên xem ra không hề có tổ chức nào cả. Tuy vậy, tôi đã ra lệnh bắt khẩn cấp hai người anh em của Nguyễn Văn Cử, đều là sĩ quan gương mẫu, có tinh thần chống cộng, chấp hành quân kỷ tốt, chưa có tì vết gì vi phạm. Còn Phạm Phú Quốc là con trai một, có mẹ già hiền thục sống ở quê nhà an phận thủ thường. Trình cụ, để thỉnh thị ý giải quyết.
Ông Diệm lặng thinh, chìm trong suy tư, cúi xuống hai bàn tay mũm mĩm vẫn lồng vào nhau, ngón tay máy động. Sự căm tức lúc đầu được những lời vuốt ve hữu ý của đại tá Mậu giảm nhẹ, chắc chắn đã buộc Diệm phải tính đến hơn thiệt giữa đức độ, bao dung, hay tàn bạo. Hồi lâu, Diệm mới ngửng đầu lên, ngước cặp mắt không còn tinh nhanh ngó Mậu, chợt hỏi:
- Theo ý chú, phải mần răng? Mấy đứa làm loạn đó? Thằng Quốc? Phải chém đầu thị chúng chứ?
- Bẩm cụ, cụ có cho phép tôi nói thật lòng mình không? Chỉ sợ cụ bắt tội, tôi không dám phát ngôn. Còn bắt chước mấy người nói để vui lòng cụ, nhưng sau lưng thì hại uy danh của cụ, tôi không dám nói.
- Nói đi..
Đỗ Mậu sửa lại kiểu ngồi, ngay ngắn, mạnh dạn, như cử chỉ của trung thần can gián bạo chúa:
- Bẩm cụ, lấy đức an dân là khó, dùng quyền trị dân quá dễ. Giải quyết bằng chém đầu, bắn bỏ, chuyện cổ kim lưu truyền không ít. Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử, tôi tin lời Quốc nói, họ chấp nhận hy sinh vì uy danh của cụ là đúng sự thật. Không lẽ cụ ra lệnh chém đầu người quyết chết để bảo vệ cụ?
Thấy ông Diệm chưa có phản ứng, đại tá Mậu tiếp:
- Tôi đã suy tính trọn đêm qua, trình cụ nội vụ nếu cụ cho phép, tôi sẽ đề nghị: Phạm Phú Quốc không thể tha được, hắn đã phạm quân kỷ bị trọng tội, giam giữ bao lâu cũng được, để chờ khi thuận tiện đưa ra tòa án quân sự. Nhưng không được suy luận để hướng vào đó mà áp đặt "có một tổ chức", để làm cho hành động "bất mãn cá nhân" mang ý nghía có một tập thể quân đội chống đối tổng thống, phản bội chế độ Việt Nam Cộng hòa, tạo cơ hội cho Cộng sản tuyên truyền khai thác, hạ uy tín lãnh đạo của cụ. Cần phải thông báo chặn đứng ngay ý đồ xấu của kẻ thù và cả của bọn Mỹ, chỉ có vài cá nhân bất mãn làm càn, không có tổ chức quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng hòa làm bạo loạn. Chỉ có những cá nhân như Quốc, Cử, cũng như Thi, Đông trước đây vậy thôi không ai được phép bôi nhọ quân đội. Quân đội ta là một thể thống nhất, là sức mạnh của quả đấm vô địch.
Diệm ngả người sát lưng ghế, động tác biểu hiện cách thư giãn, giọng nói dịu dàng như thường nhật:
- Tôi tin chú được không? Chú bảo đảm chứ?
- Bẩm cụ, tôi xin lấy cái đầu bảo đảm với cụ.
Diệm gật đầu, ánh mắt như cười, nhưng cặp môi vẫn lạnh:
- Được. Tôi chấp thuận đề nghị của chú. Khoanh lại vụ cá nhân hai đứa. Giam kỹ thằng Quốc, bàn với bên Bộ ngoại giao đòi Cao Miên giải giao thằng Cử về...
*
Cũng như anh em ông Diệm đã thoát hiểm dưới trận bom, sau một buổi làm việc với Diệm, Mậu trở về Tổng nha An ninh với niềm vui thoát hiểm. Ông tin chắc không chỉ đã tự cứu mình mà còn bảo vệ được sinh mạng của nhiều chiến hữu, đặc biệt là Phạm Phú Quốc, cái chết cái sống chỉ cách nhau một sợi tóc. Đỗ Mậu kể lại khá tỉ mỉ cho Vũ nghe. Vũ tán thưởng ông, người cầm đầu của nhóm tổ chức tâm huyết, mưu trí hơn người.
Nhưng hành động đối phó của cố vấn Ngô Đình Nhu tỏ ra quyết liệt.
Chánh văn phòng Phủ tổng thống là giáo sư sử học Đoàn Thêm bị cách chức. Trưởng cơ quan mật vu Trần Kim Tuyến được cử đi làm đại sứ tại Ai Cập, em ruột bà Nhu là Trần Văn Khiêm, một con người có tiếng cờ bạc, hoang dâm, văn dốt võ dát, lên thay bác sĩ Tuyến, cầm đầu cơ quan mật vụ đầy quân lực. Một số tướng lãnh bị tước quyền chỉ huy quân đội như Trần Văn Đôn, Dương Văn Minh, Lê Văn Kim... sắp đặt vào các chức vụ cố vấn, thanh tra, làm việc bên cạnh tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, để dễ bề giám sát. Những tướng mà Nhu tin cậy, đã được thử thách lòng trung thành với gia đình họ Ngô, được ông ta đưa lên nắm quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh vùng I chiến thuật; tướng Nguyễn Khánh lên vùng II Tây Nguyên; tướng Tôn Thất Đính về vùng III kiêm Tư lệnh quân khu Thủ. đô; và tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh vùng IV bảo vệ miền Tây, đồng bằng Cửu Long. Các binh chủng, đơn vị, thay thế chỉ huy đến chóng mặt.
Nguyễn Xuân Vinh đại tá Tư lệnh không quân đã tháp tùng bộ trưởng Quốc phòng đi Đại Hàn dân quốc, vào đúng lúc biến cố bom rơi xuống đầu nguyên thủ quốc gia và cố vấn tối cao, đã phải rút bớt thời gian để trở về, nhưng tổng thống vẫn trợn mắt chất vấn lúc Vinh vào dinh vấn an:
- Các anh biết trước dinh Độc Lập bị đánh bom phải không? Sao rời đi đúng lúc rứa? Hai tên lái máy bay là đệ tử của anh Vinh mà?
Cả đoàn tham quan xanh mặt, ngậm miệng không biết cách trả lời. Đại tá Vinh mất chức Tư lệnh, bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần nhờ bà cố vấn che chở thoát nạn, tuy nhiên lòng tin đã giảm trong lòng vị nguyên thủ. Bác sĩ Trần Kim Tuyến không muốn liên lụy đến bạn bè, âm thầm lên đường; đúng ra, ông ta cũng quá mừng vì chờ đợi đã lâu, bây giờ được toại nguyện: được vuột ra khỏi bàn tay sắt siết cổ của cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy nhiên, Tuyến không quên Vũ, đã cho người thân tín chuyển đến tận tay anh một bức thư từ biệt:
"Sài Gòn, mùa Phục Sinh 1962
Anh Vũ kính mến, Chúa đã quan phòng vợ chồng con cái tôi, chấp nhận lời nguyện cầu, xin được rời Việt Nam tức là thoát cái chết, biết rõ nó đang đến từ từ, chắc chắn. Ông cụ còn tỏ ra thương hại, đã nhanh chóng ra quyết định chuyển tôi quan Bộ ngoại giao, bàn giao rồi nhận lệnh của Bộ đi Đại sứ ở Ai Cập. Cả tháng trời lo giấy tờ, gia đình, mọi vấn đề phải giải quyết. Dành ba ngày riêng cho vợ con trước khi lên máy bay, đúng vào mùa Phục Sinh. Cũng trùng vào kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi, trùng hợp ngày sinh nhật đứa con đầu lòng, tôi đã đến nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xin lễ cầu nguyện cho linh hồn cha mẹ, cầu phúc bình an cho con và gia đình. Tôi cũng không muốn phiền lụy bạn bè, đặc biệt là anh và Ninh Đa, hai người bạn thân thiết nhất của vợ chồng tôi. Trước sự chiếu cố quá đáng, nhất cử nhất động gia đình tôi của ông cố vấn, công khai và trắng trợn, chúng tôi chỉ sống riêng cho chúng tôi, lúc này là nên vậy phải không anh Vũ? Xin nói nhỏ với anh, và nhờ anh rỉ tai đại tá Mậu, tôi sẽ không đi Ai Cập, tôi được cơ quan tình báo Anh giữ lại phục vụ cho họ tại Hương Cảng. Đến nơi, tôi sẽ gửi đơn từ chức đại sứ gởi về Bộ ngoại giao ngay. Như vậy tôi sẽ là người tự do không bị ràng buộc vào chế độ gia đình trị của anh em ông Diệm. Nhưng tôi vẫn gắn bó với mảnh đất tự do của quê hương, vẫn là thành viên của nhóm tâm huyết do đại tá Đỗ Mâu chủ trì, vẫn là đồng chí Cần Lao của các đồng chí Cần Lao chân chính, và riêng của anh Vũ. Đúng vậy không? Tôi mong đại tá Mậu và anh xác nhận cho tôi, tôi xứng đáng được vinh dự đó.
Tuy là được cơ quan tình báo Anh sử dụng, bảo trợ, nhưng họ chấp nhận tôi có đủ quyền hoạt động phục vụ cho công cuộc xây dựng lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa, cùng đứng trong trận tuyến với họ chống chủ nghĩa Cộng sản. Vì vậy tôi sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ của nhóm giao cho như khi trước còn ở tại Sài Gòn. Trung tá Lucien Conein xác nhận ý nguyện đó của tôi, anh ta cũng hứa sẽ trình bày với đại tá Mậu và toàn thể bạn bè, tấm lòng trung thực của tôi.
Khi anh đọc được thư này thì chúng tôi đã bắt dầu một cuộc sống mới ở quê người, tôi để sẵn địa chỉ liên lạc ở cuối thư, nhưng tôi mong anh gửi thư cho cô Linh Phương giới thiệu chúng tôi, để trong những ngày xa nhà vợ tôi có được thêm một người bạn mới thay Ninh Đa, đỡ buồn nhớ Sài Gòn, cám ơn anh biết bao.
Tôi tin rằng với sự quyết tâm đấu tranh giải cứu miền Nam của đại tá Đỗ Mậu và bạn bè, ngày thắng lợi chẳng còn xa. Tôi đã mộng thấy cái ngày chúng tôi thênh thang trở về Sài Gòn, không lâu lắm phải không anh Vũ?Siết chặt tay anh, tình bạn chí cốt của chúng ta vững bền.
Kính chuyển lời tạm biệt đại tá Mậu.
Trần Kim Tuyến."
*
Sau cú đảo chính hụt, thời tiết chính trì ở Sài Gòn bề ngoài có vẻ trầm lặng, nhưng đã sôi động mạnh bên trong. Phủ tổng thống đã rời sang dinh Gia Long xế đó, dư luận xầm xì, về những bí ẩn trong dinh. Vũ kể tóm tắt với đồng chí Thành Minh.
Trong một buổi gặp mặt đông đủ các cụ Võ Văn Trưng, Hà Huy Liêm. Nguyễn Trác, hội Khổng học có mời khách quý là các cụ Nguyễn Xuân Chữ, ông Tạ Quang Minh và một trong số lãnh tụ Quốc dân Đảng là ông Xuân Tùng. Trong câu chuyện bên lề, họ bàn chuyện cổ, kim, luận dịch lý tử vi, họ cho rằng "Nhà Ngô" lại đi theo vết xe "Nhà Nguyễn", dinh Độc Lập sụp đổ, chuyển qua dinh mang tên ông vua triều đại suy tàn, ấy là triệu chứng thiểu kiết đa hung. Họ còn ví tổng giám mục họ Ngô như giáo sĩ Gia tô thời thực dân Pháp mới đến khai hóa dân Nam. Cố vấn Ngô Đình Nhu chỉnh lý nhóm thuộc hạ liên tục hai ngày, yêu cầu tập trung toàn lực thực hiện quốc sách ấp chiến lược, dặn rằng hãy bỏ ngoài tai dư luận, thúc lạc đà sải bước cho nhanh, tới đích sớm thành công sớm.
Hàng tỷ bụi tre bị chặt gọn, bổ sung hàng rào, cắm chông, bù vào chỗ thiếu của 55 triệu đô-la Mỹ cho, chỉ để trả tiền giây kẽm gai cho vài nhà thầu của bà Nhu cung cấp, vẫn chưa đủ rào để qui dần cả nước. Nông dân không chỉ đau xót bị phá nhà, dời mả, bỏ hết ruộng vườn nhập "Địa đàng tự do chống lại độc tài Cộng sản" còn đau xót hơn khi tự tay hủy diệt những lũy tre làng. Hàng ngàn năm tre đã gắn với cuộc sống của dân Nam. Tre làm nhà để ở, làm giường mà ngủ, là cái gánh trên vai, cái cày làm ruộng, đến tổng thống Diệm cũng phải lấy cây tre làm biểu tượng quốc gia. Vậy mà bắt dân phải chặt, thì ra ông Diệm chỉ lợi dụng cái ý "Tiết thực tâm hư" mà cổ nhân ví tre như người quân tử, cũng như lợi dụng nhân dân mưu đồ quyền lực. Tre với dân là thể kết dính, bỏ tre cũng có nghĩa là lìa dân.
Ông nói đi nói lại rằng, đô-la Mỹ sẵn sàng đổ ra để lập ấp chiến lược, quyết gạt Việt Cộng ra khỏi dân, dồn kẻ thù ra vùng trắng nếu là ở đồng bằng, lùa du kích vô rừng nếu là vùng núi, mặc sức cho đại pháo oanh kích, cho máy bay thả bom rải thảm, Cộng quân không còn đất sống, tàn lụi! Đất nước rồi sẽ thanh bình, nhà Ngô làm tổng thống muôn năm. Cũng xuất phát từ chiến lược dồn dân qui trại, anh em ông Diệm tìm ra cái chân lý: người nông dân nghèo nàn khốn khổ như thế vẫn kiên cường bám chặt cột nhà giữ đất, cho nên chính phủ Diệm ban hành ngay sắc lệnh cấp đất lập trại chăn nuôi, trồng trọt cho sĩ quan cấp tá trở lên. Vùng đất dân bỏ, giao quyền sở hữu chủ cho sĩ quan, đầu người hai mươi đến hai trăm mẫu, thực hiện sách lược tư sản hóa toàn bộ số chỉ huy quân lực Cộng hòa quốc gia, nhằm hai mục đích, họ sẽ trở thành giai cấp thù địch của Cộng sản, và vì quyền lợi thiết thân, không cần động viên tâm lý chiến, sĩ quan quốc gia sẽ sống chết bảo vệ "chính nghĩa quốc gia". Anh em ông Diệm đã tâm đắc về khâu chủ chốt của Quốc sách trí tuệ này.
Tuần báo Minh Tân của Hội Khổng học, nguyệt san Sinh Lực của Trung ương Cần Lao đã ly khai Đảng, vội vàng chuyển thành tuần báo, liên tục bình luận, mạnh mẽ chuyển ra công luận hàng ngàn lá thư gởi tới, giúp những người nông dân kêu cứu, phê phán ý nước lòng dân phân hóa, gián tiếp hạ uy tín của anh em ông Diệm một cách có chủ ý, làm đầu tàu cho hàng trăm tờ báo ở Sài Gòn hưởng ứng. Người Mỹ ở đây và cả ở chính quốc bắt đầu nghi ngờ. Tổng thống Kennedy đã xem xét lại quốc sách ấp chiến lược, vài ba phái đoàn đã từ nước Mỹ qua, rồi lại chứng kiến Việt cộng nổ súng ngay trong thủ đô Sài Gòn, nên họ không tin vào hiệu quả của quốc sách.
Lực lượng quân đội hướng về đại tá Đỗ Mậu mạnh dần, trong khi anh em ông Diệm tin tưởng số tướng lãnh trung thành đã nắm chắc bốn vùng chiến thuật, các quân khu quân đoàn, các sư đoàn, các tư lệnh Hải, Không quân, ông Mậu từng bước lôi kéo chỉ huy các đơn vị nhỏ cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đại đội. Với số đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, danh sách dài ra rất khích lệ. Đại tá Mậu tự hào, ông giành được "hạ tầng cơ sở" trong quân lực cộng hòa, còn anh em ông Diệm, chỉ nắm được "kiến trúc thượng tầng", ai yếu mạnh đã phân rõ. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm còn cho biết, ông đã đào tạo ba khóa sĩ quan trù bị tại quân trường Thủ Đức, trên ngàn đệ tử của ông phân bố khắp các đơn vị lục quân. Để họ lưu luyến tôn sư, Nghiêm tổ chức hàng năm ngày kỷ niệm ra trường, tập họp họ lại, thắt chặt thêm tình huynh đệ chi binh. Đến nay, hàng trăm sĩ quan đó đã trở thành đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, lác đác có mươi người là thành viên chỉ huy trung đoàn, hứa hẹn sẵn sàng hợp tác.
Và rồi, ngày thiếu tướng Mai Hữu Xuân đến cám ơn đại tá Mậu, đã vận động tổng thống Diệm cử ông ta làm chỉ huy trưởng quân trường huấn luyện tân binh Quang Trung, tướng Xuân từ chỗ là thanh tra không có quân, nay thường xuyên dưới tay có ba ngàn tay súng, chấp hành quân kỷ nghiêm, sẵn sàng vâng lời tướng lệnh. Tướng Xuân nhấn mạnh, toàn quân trường Quang Trung sẵn sàng phục vụ đại tá Mậu.
Vũ được đại tá Mậu rủ đi thăm cụ Nguyễn Văn Lực tại ngôi chùa ở sâu trong khu Suối Tiên, Biên Hòa. Cụ Lực cạo trọc đầu bận áo nhà sư khiến Vũ khó nhận ra. Đại tá Mậu đã thông báo cho cụ Lực, trung úy Cử nay đã bình yên bên cạnh đại tá Nguyễn Chánh Thi tại thủ đô Nam Vang, và kể lại những công việc của nhóm Tâm huyết, cụ Lực rất phấn khởi. Trước khi chia tay, cụ Lực nắm chặt hai tay đại tá Mậu, bộc lộ lòng tín của cụ: "Chúng ta đã có nhân hòa, địa lợi, phải nắm bắt lấy thiên thời". Cụ Lực gợi ý với đại tá Mậu, phải tác động để thời cơ đến sớm.
Thành Minh say sưa chăm chú nghe báo cáo của Vũ. Lâu rồi, Vũ chưa hề thấy đồng chí phê bình quá gay gắt, hay khen ngợi hết lời, thường là chừng mực. Lần này có khác, Thành Mình đã ôm Vũ quay vòng, bộc lộ niềm phấn khích, nhìn thẳng vào mắt Vũ, cười hể hả:
- Cuộc chiến trí tuệ nội ớ!ch vẫn trên đà phát triển hiệu quả, đúng hướng. Dân không ủng hộ Diệm, Mỹ cũng mất lòng tin. Thỏa ước Genève về Lào, Mỹ đã đạt yêu cầu, nước Lào trung lập. Kennedy sẽ quay sang Sài Gòn. Mỹ tự tin tiền và vũ khí là sức mạnh vô địch, sẽ tận dụng sức mạnh quân sự giải quyết vấn đề Việt Nam, trước sau cũng loại bỏ bọn chính trị bất lực, phức tạp, sử dụng tập đoàn tướng lãnh là cái chắc. Chính sách Thực dân kiểu mới sẽ cáo chung. Kế sách ấp chiến lược, cái hy vọng quá mỏng manh như hơi thở của người hấp hối, sẽ không chịu đựng nổi kế hoạch "mở kềm phá mảng" của quân dân miền Nam. Âm mưu gom dân lập ấp, dư luận báo chí Mỹ đang làm cho Nhà Trắng điển đầu. Cần phải tác động mạnh nữa thì có khả năng Tổng thống Kennedy bật đèn xanh cho bọn tướng tá hành động sớm, sẽ thay ngựa giữa dòng.