Ngô Xương Văn phế bỏ Dương Tam Kha và tự xưng là Nam Tấn Vương, đồng thời sai người tâm phúc đóng anh là Ngô Xương Ngập về cùng ông trông coi việc nước. Ngô Xương Ngập lấy hiệu là Thiên Sách Vương. Cả hai anh em được gọi là Hậu Ngô Vương.
Lên ngôi vua chưa được bao lâu, Thiên Sách Vương nghĩ cách ám hại em là Nam Tấn Vương để được làm vua một mình. Việc chưa thành, ông đã mất vào năm (954).
Thế lực nhà Ngô dần dần suy yếụ Giặc giã nổi lên khắp nơi chống đối nhà Ngộ Nam Tấn Vương buộc phải thân chinh đi đánh dẹp. Năm Ất Sửu (965) trong trận giao chiến ở Thái Bình, Nam Tấn Vương không may đã bỏ ma.ng. Ông làm vua được 15 năm. Con của Thiên Sách Vương là Ngô Xương Xí nối nghiệp lên làm vua về thống trị đất Bình Kiềụ
Triều Ngô được bắt đầu từ Ngô Quyền, đến Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn và cuối cùng là Ngô Xương Xí. Như vậy truyền được ba đời kéo dài trong vòng 26 năm. Đến đời Ngô Xương Xí, trong nước lúc đó có loạn 12 sứ quân, gây ra nhiều loạn lạc khắp nơi, cảnh nồi da nấu thịt kéo dài hơn 20 năm. 12 sứ qua6n đó là:
1. Ngô Xương Xí, giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên).
2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Đông).
3. Trần Lãm giữ Bô Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình).
4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú).
5. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phú).
6. Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Sơn Tây).
7. Lý Khê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Hà Bắc).
8. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiêu Du (Hà Bắc).
9. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hải Dương).
10. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông).
11. Kiều Thuận giữ Hởi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây).
12. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên).
Những sứ quân này thường đánh lẫn nhau nhằm bành trướng thế lực khiến cho nhân dân vô cùng khổ sở. Về sau, Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư dẹp loạn sứ quân, giang sơn trở về một chủ, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh.