Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Bóng mờ hiu quạnh

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 4349 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bóng mờ hiu quạnh
Lê Thao Chuyên

Chương 1

-  Nhìn kìa!
Tiếng kêu không lớn nhưng đầy vẻ hoảng hốt khiến mọi người đang ủ dột trong lòng thuyền đứng bật dậy. Con thuyền không mui được dịp chòng chành. Một người, hai người, rồi cứ thế tất cả nhốn nháo hẳn lên. Từ xa chấm đen như con ác điểu dương móng sắt vun vút lao đến, đôi chân rà sát xuống nước xé đôi mặt biển thành hai mảnh để phóng thẳng vào mục tiêu duy nhất trước khi trời tối.
-  Cướp, lại cướp nữa.
Một người la hoảng và đám con gái rú lên. Con thuyền cùng cảnh ngộ cũng nhào lộn vật vã.
-  Ngồi xuống, ngồi xuống. Thuyền lật chết cả đám bây giờ.
Sợ thuyền lật thì ít nhưng tiếng cướp đã làm thần kinh họ căng ra, ngược với đôi chân nên cứ thế từ từ rũ xuống. Trong tích tắc mọi người đã trở về vị trí cũ mang theo không khí ngột ngạt một cách ghê sợ. Không lời bàn tán than thở, không câu trấn an cầu may, hình như ai cũng nhìn được số phần mình như nhìn trên trang giấy. Tôi nghe rõ tiếng tim tôi đập, tim mọi người cùng hoà nhịp và dấu hiệu S.O.S. tràn vỡ khắp mặt biển. Đám con gái quệt thêm dầu máy cặn trên mặt dù chẳng còn chỗ nào trống. Bọn đàn ông nhìn quanh chọn cho mình thứ vũ khí tự vệ trong lúc khốn cùng. Thực ra họ làm thế để đánh lừa sự sợ hãi vì qua ba chuyến cướp vừa rồi không một ai dám kháng cự dù có người đã bị đánh đập để khảo của.
-  Mẹ ơi con đói.
Bé Trường kêu lên trước những đôi mắt ai oán của mọi người. Tàu vượt biên, đàn bà sợ bị hiếp, đàn ông sợ bị giết còn con nít sợ đói khát. Cùng một lúc những cái sợ rập tới mà kẻ bị nạn thì mỏng manh yếu đuối không đủ sức chịu đựng. Tôi ôm Trường vào lòng như muốn chèn ép cái khí lạnh đang toát ra từ lỗ chân lông và cũng để xoa dịu cơn đói của thằng bé. Tội nghiệp, mới có mấy ngày cực khổ mà nó gầy xọp thấy rõ. Đã ốm yếu sẵn, giờ không đủ dinh dưỡng trông nó chẳng còn hồn người. Nếu bị ném xuống biển cả vì chết đói thì có lẽ nó sẽ là người phải hy sinh đầu tiên. Được mẹ kéo vào lòng, Trường cố giương cặp mắt lờ đờ mang đầy đói khát nhìn như sợ tôi vẫn chưa biết là nó đang bị cơn đói hoành hành. Trên tàu chẳng còn một thứ gì có thể ăn được, tôi nhìn sang Nguyện cầu cứu nhưng chàng đã chồm tới lôi thằng bé sang ngay với mình, cách đó chỉ hơn sải tay.
-  Để nó ngồi với anh cho an toàn.
Câu nói của tử thần phán quyết bung ra từ miệng Nguyện nhắc nhở cho tôi biết rằng số phận của những người đàn bà trên tàu rất mỏng manh, có thể bị giết hoặc bị bắt cóc bất cứ lúc nào. Bị giết là chết mà bắt cóc cũng không còn ngày gặp lại thế sao Nguyện không thể dành cho tôi lấy nửa lời trấn an? Có phải mọi chuyện xảy ra dồn dập khiến chúng tôi không còn thời giờ chia sớt cho nhau kể cả những tiếng thở dài? Nghĩ thế nhưng sự hụt hẫng vỡ lớn khi tay tôi đụng vào bàn tay buốt giá của Nguyện, lạnh không thua gì ánh mắt của chàng, ánh mắt tựa những lằn thép đầy hàn khí đặt ngang mày. Tôi nhắm mắt lại đón nhận thêm nỗi đau tràn ngập trong hồn khi bàn tay Nguyện hất mạnh như sợ đụng phải thứ cùi hủi. Tôi đã làm gì nên tội mà Nguyện bạc đãi thế kia? Một bàn tay níu kéo cần sự che chở có làm Nguyện giảm bớt cái vẻ oai phong của một người chồng lúc nào cũng coi vợ như cỏ rác? Một ánh mắt cảm thông có giảm mất khí phách của người đàn ông hay chỉ tạo thêm những dấu hỏi to tướng? Vợ chồng chúng tôi xưa nay là thế đó, trái ngọt không dành cho nhau mà chỉ bố thí những đắng cay ê chề. Tôi quay đi tránh nhìn hình ảnh Nguyện, một con người bằng xương bằng thịt nhưng mang quả tim đất sét khô cứng. Chỉ có người mang tim đất sét bị nung chết mới thản nhiên trước nỗi sợ hãi của vợ mình. Chỉ có những nhịp tim không còn đập mới không cảm nhận được tần số rung động chung quanh.
Tôi nhìn mọi người; tất cả đang trong tình trạng chuẩn bị; họ vội lo cho họ cũng như tôi phải tự lo cho tôi. Có điều, hoà nhập trong đám con gái, tôi mới thấy rõ không riêng gì mình mà cả bọn như lũ gà phải cáo nép vào nhau, cúi sát mặt nhìn xuống lòng thuyền qua lớp ván hở ước mong biến thành giun dế để dấu mình trong lớp nhớt trơn ướt.
-  Cứ làm bộ xỉu may ra thoát.
Câu dặn dò theo kinh nghiệm của kẻ đã may mắn thoát lần trước không giúp gì trong lúc này vì tôi đọc được đầy sự tuyệt vọng trong cả ánh mắt người vừa nói.
Chuyện gì đến sẽ phải đến, chúng tôi tiếp nhận thêm một đêm dài dẵng trong kinh hoàng. Nền trời đen đậm, một vài vì sao nhỏ lấp lánh tự phương xa không làm giảm bớt vẻ to lớn thô kệch một cách quái gỡ của chị Hằng. Đêm nay chị bỏ quên anh Cuội si tình để quét những tia mắt ranh mãnh sống sượng thẳng xuống đám thuyền nhân đang ngồi ủ rũ dưới khoang. Ánh trăng vàng mơ đầy ma quái nhễ nhại đổ xuống bị làn sóng lăn tăn dội ngược nổi rõ con thuyền từng đợt dập dềnh. Ruột gan con người cũng đảo lộn theo cơn điên đảo nhưng toàn thân họ bất động, cứng còng như gỗ tạc. Họ đã hoàn toàn bất lực và chấp nhận đầu hàng trước nghịch cảnh, trước sợi xích sắt oan nghiệt kéo căng từ chiếc tàu đàng trước. Không ai dám nghĩ đến chuyện cắt dây tẩu thoát vì không thể bỏ lại đám đàn bà con gái đã bị lùa cả lên tàu từ chập tối. Cũng không ai nghĩ đến chuyện đu dây đột nhập vào tàu lớn để giải thoát cho những kẻ đang bị hành hạ xác thân vì họng súng tuy thờ ơ nhưng cũng rất lạnh lùng từ thằng Thái đen ngồi nơi đàng lái.
Đêm dần buông. Thuyền lớn thuyền nhỏ kéo nhau cái trước cái sau thong thả như những du thuyền thưởng ngoạn trăng rằm nhưng không có động Đào, cũng chẳng phải Thiên Thai mà là hỏa ngục. Trăng... Trăng.. Trăng... Nếu Hàn Mặc Tử nhìn trăng đớn đau cho chứng bệnh nan y của mình thì đám đàn ông kia cũng đang sôi sục hận thù cảm thương cho những người khác phái đang bị làm nhục trước mặt họ. Cảnh hãm hiếp giữa trời, dưới ánh trăng sáng tỏ như ban ngày không thể che dấu được những con mắt thịt. Họ cố nhắm mắt trốn chạy hình ảnh đau lòng nhưng tủi nhục ngập tràn ứa lên tận tai mũi. Những tiếng người rên rỉ đau đớn pha lẫn tiếng hét khoái lạc và thỏa mãn của loài thú như ngàn vạn mũi tên bắn vào tim gan họ. Họ mong sao ngày giờ chóng qua đi để chấm dứt lối tra tấn tuy gián tiếp nhưng lại ảnh hưởng sâu đậm và mạnh mẽ nhất trong đời sống. Trăng, vành trăng sáng như tọc mạch chuyện mọi người, như phơi bày nghịch cảnh cuộc đời mà tấm màn sân khấu kéo lên quá vội khi các diễn viên chưa kịp hóa trang cho chính mình. Mạnh ai nấy che dấu gương mặt thật dù đang cúi gầm, quyết không cho ánh sáng xâm nhập sợ soi rõ cả tâm trạng cũng đang rách nát tả tơi. Đời là một màn kịch, nó chỉ hay chỉ đẹp khi mỗi nhân vật hoàn tất một vai trò. Còn đàng này không ai muốn làm diễn viên trên sân khấu nhưng vẫn bị kéo vào nhập cuộc; không ai muốn làm khán thính giả nhưng vẫn phải nghe, phải nhìn.
Rồi thì thảm kịch cũng qua đi, tôi là người đầu tiên được thằng Thái con dìu xuống, từng bước thấp bước cao với dáng thê lương như kẻ vừa bị mất cắp một phần thịt trên thân thể mình. Bọn Thái kéo chiếc xích sắt cho hai tàu cặp sát vào để trả người về. Trong khoang bắt đầu sôi động, kẻ đứng người ngồi, hình như sự sống bừng lên theo hy vọng dù rất mỏng manh. Họ đón tôi bằng đôi tay đỡ xuống run rẩy, bằng đôi mắt não nuột cảm thương nhưng không hiểu sao người tôi cứ co rúm lại không thể tiếp nhận được sự chia sẻ êm dịu nhẹ nhàng ấy. Hình như ánh trăng cố tình bám chặt lấy tôi để lột trần bộ đồ bẩn thỉu đã bị xé tơi tả hở cả vai, cả ngực. Trăng đùa cợt trên những mảnh da trần và tàn ác phơi tôi lộ nguyên hình dạng nhơ nhớp trước mắt mọi người. Vẫn biết chuyện hãm hiếp là ngoài ý muốn nhưng vết nhơ cho tôi một mặc cảm ghê gớm. Tôi dấu diếm từng hơi thở nặng nhọc khi bước chân xuống thuyền.
-   Tối lắm coi chừng té đó chị.
Tối cách mấy thì tôi cũng thấy đường và dẫu tối thế nào tôi cũng vẫn nhìn rõ như in những mũi dao sáng loáng của bọn cướp còn cắm sâu trong trí nhớ. Ngồi xuống, tôi kéo cao hai ống quần cho khỏi rũ xuống khe ván. Nhớt, dầu cặn, đồ ăn bị ói mửa không hốt sóng sánh phía dưới sàn đã trở nên sền sệt thoát ra mùi tanh tưởi buồn nôn. Tôi lợm giọng, mùi tanh vẫn có thể chịu đựng được vì mình đã tạo ra chúng và cố tình giữ lại để mong bọn cướp ghê sợ. Mùi tanh của hơn hai ngày chua lên đã trở thành xú uế nhưng vẫn gần gũi, thân thiện hơn mùi tanh trên người tôi, như những cái mụn nhọt ung thối, lở loét bám chặt trong hốc mũi. Dưới ánh sáng lờ mờ hắt xuống từ khe hở của lớp mui lợp vội bằng mảnh gỗ nhỏ bắc ngang, cũng là chỗ ngồi vắt vẻo cho hai người hít chút dưỡng khí khi khoang thuyền quá chật, vài người đàn ông lớn tuổi bò sang hỏi rì rào, nửa quan tâm nửa thương xót, nửa xa lạ nửa chừng như quen thuộc, của tình người với tình người nhưng không đủ để tôi bình tĩnh trở lại. Một cái gì thiếu thốn, đòi hỏi từ trong đáy lòng, tôi vùng ngồi lên hốt hoảng:
-  Con và chồng tôi đâu rồi anh?
-  Không ai bị gì hết, anh ấy ẵm cháu ngồi gần tay lái.
Câu trả lời bao gồm cả cả sự trấn an nhưng vẫn có tác dụng làm lòng tôi thắt lại. Mặc cảm bị hất hủi, bỏ rơi oà vỡ khiến mắt tôi xầm tối và cứ thế người nhũn đi. Tôi không còn thấy gì sau màn lệ mỏng ngoài trừ hình ảnh Nguyện ngồi bất động với đôi mắt khinh bỉ đang bủa vây. Đôi mắt cầm tù và trói buộc tôi bao tháng ngày giờ đã biến thành chiếc thòng lọng để tôi tự đút đầu vào. Người ta thường tự tử vì bị làm nhục, vì tuyệt vọng và cũng vì thấy đời không còn đáng gì để lưu luyến. Nhưng với tôi, ngay bây giờ, chẳng hiểu sao nhục nhã ê chề thế mà cái thèm khát sống vẫn bừng lên mãnh liệt. Phải chăng sự ra đi của tôi, như của mọi người tìm tự do, còn mang một ý riêng tư thầm kín là tạo dựng lại tương lai và cuộc sống vợ chồng từ đầu. Đã là vợ chồng ai chẳng mơ ước được yêu và được hạnh phúc? Bao năm qua tôi vẫn nghĩ tại môi trường sống và hoàn cảnh chung quanh đã khiến Nguyện tự đóng khung để giam tình cảm mình; ai ngờ bây giờ, dù mới chỉ hai ngày Nguyện vẫn để ích kỷ này đạp lên ích kỷ khác. Sự hẹp hòi của Nguyện làm mặt tôi chai sượng. Tôi ngượng với những người chung quanh thì ít mà ngượng với lòng mình thì nhiều. Tại sao cho đến bây giờ tôi vẫn còn ngóng trông ở con người có giòng máu lạnh sự thương yêu? Phải chăng chính thực lòng tôi, cả hai vết thương, linh hồn và thể xác đã rách nát nên cần Nguyện băng bó?
Tôi nằm im cố lắng nghe mọi tiếng động phát xuất từ chỗ Nguyện nhưng bên tai chỉ văng vẳng từng đợt sóng thật nhỏ đập vào mạn thuyền. Tiếng sóng xoa dịu, vỗ nhè nhẹ thêm trong trí tưởng tượng cho tôi lời an ủi nhẹ nhàng nhưng nó cũng chính là mâm cỗ thịnh soạn được vẽ trên một bức tranh, mà tôi, kẻ đang đói càng nhìn tranh lại càng thấy đói. Tiếng sóng vỗ lách bách như tiếng tắm rửa kỳ cọ làm tôi khao khát được tắm. Mùi tanh tưởi, nhơ nhớp, bẩn thỉu, hôi hám thoát ra từ chân lông, kẽ tóc, từ mắt, từ mọi lớp tế bào chỉ có nước may ra mới gột rửa được phần nào.
Tôi nằm co ro chịu đựng nỗi đau cùng những nhơ nhớp không một lời giãi bày nhưng đôi mắt vẫn dán chặt vào hình ảnh chung quanh. Cứ vài phút mọi người lại nhốn nháo đứng lên để đón nhận kẻ bị nạn được trả về. Thuyền quá nhỏ lại phải tiếp nhận thêm những giao động lòng người nên nó dập dềnh, chòng chành muốn lật. Sương lạnh ngấm nhanh vào người tôi và lan dọc trên xương sống cùng niềm tủi nhục bùng lên mỗi khi có thêm một người nữa được đỡ xuống. Tôi đang nhìn tôi qua hình ảnh họ, xác thân tơi tả, tâm hồn rách nát và rồi lòng chợt dấy động khi nhìn thấy một thùng nước, một nồi cơm trắng, một can dầu theo chân người thiếu nữ cuối cùng được thẩy xuống như sự trao đổi.
Chiếc thuyền con được chặt dây lùi lũi trôi, như cởi trói cho mọi người nhưng không thể cởi bỏ những ràng buộc vô hình, những đau đớn mất mát cho mười ba người đàn bà. Sự mất mát không thể dấu diếm trong lòng vì mọi người đều biết tận tường, đều nhìn rõ như trông thấy mặt nhau, giờ đây phải gắn liền với cuộc đời họ. Trong khoang vẫn bẩy mươi người không thừa không thiếu nhưng hình như bị chật thêm vì đám đàn bà con gái lâm vào cảnh chẳng may, không đủ sức ngồi bó gối như mọi lần. Họ cố co người cho thật nhỏ để tấm lưng được ngả hẳn xuống sàn tàu. Kẻ nằm nghiêng, người nằm úp, tiếng nức nở cứ thế loang dần.
Thuyền lờ lững trôi theo dòng nước vì đầu máy bị phá hủy. Một vài người phụ với tài công. Nguyện vẫn ôm con ngồi tận đàng lái, xa lạ, dửng dưng không nhìn ai và cũng không hề để mắt nơi có tôi hiện diện. Lòng tôi đau nhói, vết thương như bị ai xé thêm ra. Tôi hiểu rồi ba lần cướp trước, sự hãm hiếp chỉ diễn ra âm thầm lén lút trong vài mươi phút, nửa tiếng. Đám con gái bị đẩy vào một phòng rộng gọi là để tiện việc khám xét tiền bạc. Kẻ bị hiếp là những kẻ câm nín. Nỗi đau bị bưng bít còn hơn nỗi nhục vì miệng đời thị phi. Người đàn bà bị hiếp như chén cơm thừa, tô canh cặn bị dồn xuống cho chó. Người con gái bị hiếp như một vết chàm đóng ấn ngay trên mặt mình. Chẳng ai muốn làm một vật thừa bị vất bỏ dù nỗi đau thầm kín cứ thế rút rỉa lần mòn thân xác. Tôi hiểu rồi, Nguyện dửng dưng xa lạ chỉ vì chúng tôi, những kẻ gặp nạn như đám heo cái bị dồn vào góc chuồng cho đàn heo đực hãm hiếp. Nguyện là một trong những người chứng kiến cảnh bỉ ổi đó thì bảo sao có sự tha thứ. Nguyện, em đâu làm ra lầm lỗi này? Anh là chồng, là đàn ông mà còn bó tay thì nói gì thân đàn bà yếu ớt như em làm sao có thể chống cự nổi? "Không chống cự thì tìm cái chết để đừng làm nhục chồng con." Lời nói khuôn thước của Nguyện chợt vang lên. Anh khe khắt quá, nếu chỉ vì một tai ương trút xuống, em tránh không kịp để phải tự tử, để không thể ngước mắt nhìn đời thì anh đã quá bất công. Tại sao anh lại câm nín chịu nhục trước cảnh này? Phải chăng anh cũng coi mạng sống mình quá to lớn nên không dám chống trả với bọn cướp để cứu vợ, mà lại cũng không muốn chấp nhận cái hèn, để rồi cố vớt vát sĩ diện của mình bằng cách bầm dập những tia mắt khinh bỉ nhờm gớm lên thân thể em, người đã bị hoàn cảnh ngang ngược đẩy đưa. Anh tưởng rằng càng cố gắng lên án rẻ khinh vợ, giá trị con người anh càng tăng cao? Nhưng Nguyện ơi! Giá trị nào bằng sự yêu thương, hãnh diện nào bằng nỗi lòng đau xót cảm thông?
Tự dưng tôi bật cười khan dù lòng nhói lên từng cơn. Vợ chồng là thế sao? Anh còn nhớ lời thề hôm nào, khi hoạn nạn cũng như lúc lâm chung phải luôn bên nhau cùng an ủi? Mà thôi nhắc làm gì đến lời thề của anh. Chúng mình đâu có yêu nhau. Kẻ không yêu nhau thì lời thề đâu còn giá trị. Kẻ đã không coi nhau ra gì thì kỷ niệm chỉ là những vật thừa thãi cần nên vứt bỏ. Đâu đó tôi nghe như có tiếng cười dòn, hình như để đáp lại giọng cười khinh bỉ cay đắng của tôi. Tiếng cười vô tư làm những hình ảnh mang thân phận bị lệ thuộc bởi quan niệm lầm lẫn dành cho nữ giới mà Tuyết, con bạn chung lớp, một nạn nhân của những thành kiến khắt khe chợt hiện đến như một khúc phim dĩ vãng...
 
Nếu cơn mưa không vội vàng trút xuống có lẽ đám con nít vẫn còn tiếp tục xô đẩy, chen lấn nhau để dành giựt từng lỗ hở, từ những ô cửa nhỏ bằng gạch hoa xây vòng chung quanh đốc nhà thờ. Nhà thờ rộng nhưng không có hàng rào vì không muốn tạo sự cách biệt với những gia đình sống chung quanh. Ở đây, theo chúng nghĩ, chính ra chúng được thoải mái chơi đánh đáo, đánh bi hoặc hò hét giữa khoảng sân rộng nhưng lại bị sự áp chế của mấy ông quản giáo, không thì cũng chánh trương, phó trương hoặc các ông giúp việc trong nhà thờ răn đe, mách bảo bố mẹ chúng ra chuyện nhà thờ là nơi tôn nghiêm để cầu nguyện. "Sân rộng, sân của chùa, của nhà thờ chứ có phải của họ đâu mà giữ như mả tổ." Những ý tưởng bất mãn tạo ra sự chống đối ngấm ngầm. Đánh đáo đánh bi không được, lai vảng khi lễ lậy cũng không cho, như chiếc giò thủ bị ép quá chặt phải tìm đường thoát mỡ, chúng chỉ còn chờ mỗi cơ hội cuối tuần may ra có đám cưới để chọc phá cho chân tay đỡ buồn. Đám cưới, chẳng ai dám đá động đến chúng trước mặt mấy bác phó nhòm, trước quan khách, bạn bè tứ xứ đến dự lễ. Họ cũng chẳng muốn làm trò hề, trò cười cho mọi người vì bị chửi một, chúng sẽ chọc cho chửi mười hoặc đánh đuổi đến rã chân mỏi tay.
Cũng khổ, xóm Hạ đã nghèo lại èo ọt vài trăm gia đình nằm chen chúc đủ mọi thành phần và đủ màu sắc tôn giáo. Từ người tốt cho đến kẻ xấu, từ người làm quần quật không hết việc cho đến kẻ chỉ cả ngày ngồi lê đôi mách, từ dân bần cùng khố rách áo ôm cho đến giới công tư chức ở chung đụng, lẫn lộn bên nhau nên việc nảy sinh ra đám trẻ ngoài vòng kỷ cương là chuyện thường tình. Dù sao đám trẻ cũng không gây phiền hà và lo sợ cần phải giải quyết cấp thời bằng con đường dẫn đến xóm Hạ. Con đường chính mà suốt sáu tháng mùa mưa bùn đất lúc nào cũng ngập lụt, là mối đe dọa trầm trọng nhất vì nước từ khắp các nơi trong thành phố đều đổ dồn xuống, một khu đất trũng nhất, nhầy nhụa lầy lội nhất và cũng là một khu nghèo nhất.
Dọc theo hai bên đường là những căn nhà mái lá và tôn nằm san sát, đôi khi còn dựa hẳn vào nhau để đỡ tốn kém một bức vách. Nhà không có rào cây rào kẽm dù khu xóm đã được xây cất lại sau biến cố Mậu Thân cách đây sáu năm. Thỉnh thoảng cũng chen vào vài mái ngói đỏ rực rỡ nhưng vẫn không che dấu được sự vá víu, túng thiếu của những người sống ở quanh đây. Con đường đã nói lên một sự nghèo nàn chưa từng thấy mặc dù hàng năm người ta gây quỹ để tu sửa nhưng không ai dám mơ đến chuyện trải xi măng vì quá tốn phí ngoài trừ đổ cho nó vài chục xe đất mà chiều dài không tới một cây số.
Đất thì ít, nhà thì đông, vả lại ai cũng muốn coi của công là của riêng nên chỉ một đêm tới sáng, số đất chưa kịp nện chặt đã bị đào xới mang về sân sau mỗi nhà. Vì thế lượng nước chứa lâu ngày trong sân lại được dịp chảy thoát ra ngoài đường, nơi có những ổ gà lồi lõm đã được tạo thành như một tuyệt tác của những nhà điêu khắc chuyên nghiệp và đại tài. Ngược lại, cuối đường, tiếp giáp với chùa chiền nhà thương là một con đường khác, con đường nhựa dẫn đến xóm Thượng. Xóm Thượng nằm trên khu đất cao ráo, sáng sủa. Dọc hai bên đường toàn là nhà đúc, nhà xây nằm cách khoảng bằng những vườn cây ăn trái có hàng rào và chó giữ nhà.
Hai con đường, hai hình dạng khác biệt nhưng thể chất lại giống nhau vì chúng được liên kết bởi tôn giáo, phong tục và tập quán. Nhìn xa, nóc nhà thờ trổi bật với gác chuông cao, lanh lảnh thánh thót ngân xa mỗi sáng sớm khi gà vừa gáy, đánh thức vạn vật, cây cỏ và con người cùng trổi dậy với công việc hàng ngày. Cạnh nhà thương, nối liền với phố chợ sầm uất là ngôi chùa mái đỏ cổ kính với những nhánh cổ thụ già xoè rợp lối đi cũng dồn dập tiếng chuông như cùng hòa đồng trong việc truyền bá niềm tin, tạo thêm nguồn sinh lực cho mọi người.
Từ trên cao nhìn xuống, dù không có óc phong phú, người ta vẫn thấy xứ Tân Thiết mang hình ảnh người đàn bà gánh hai thúng nặng nề hai bên với nặng trĩu ân tình. Chính vì nặng trĩu ân tình nên ít ai nghĩ đến chuyện sẽ phải dọn đến một nơi nào khác. Đa số dân ở đây sống nương tựa vào nhau. Giới công tư chức ít tiền sống lẫn lộn trong đám người buôn bán. Giới nhà giàu sống lẫn lộn trong đám nhà nghèo để dễ dàng sai bảo, nhờ vả những lúc có công chuyện cần đến. Cũng có thể họ quan niệm thà làm vua một nước nghèo còn hơn làm thường dân trong một nước giàu có, hơn nữa, sống nơi ô hợp thì chỉ cần chút đỉnh tiền của, chức vị cũng được trọng vọng, cũng được trở thành ông nọ bà kia. Họ vì danh và đôi khi cũng vì hoàn cảnh gia đình, công ăn việc làm nhưng chính yếu vẫn là không muốn rời xa bà con giòng họ hoặc tình láng giềng thân thiết đã ràng buộc bao nhiêu năm trời. Người ta có thể cãi nhau vì một miếng ăn, nói xấu, lườm nguýt vì tranh nhau mua con cá, bó rau nhưng lúc hoạn nạn, ốm đau thì lại đổ xô đến giúp đỡ, an ủi chia sẻ, lá lành đùm lá rách. Cái tình người buộc chặt khó có thể gỡ.
.
Mưa bắt đầu trút xối xả xuống nóc nhà thờ, dội ầm ầm trên mái tôn. Từng lằn chớp loé sáng, nổi rõ trên nền trời những vết nứt khổng lồ kèm theo tiếng nổ đinh tai nhức óc như đe dọa trận mưa có thể kéo dài đến chiều tối. Những thùng thiếc xếp sẵn dưới mái hiên của nhà lân cận bị tia nước quá mạnh đổ ào xuống làm văng hẳn ra ngoài, gặp gió lăn lông lốc trên hè át hẳn tiếng hò hét chạy mưa. Cảnh chạy mưa của đám dân nghèo không khác nào cảnh chạy lụt, gặp cái gì cũng ôm cũng vơ sợ nước ngập. Qua từng ô gạch, những bàn tay bé nhỏ của bọn trẻ buông dần, bóng đen đeo dính trên tường cũng từ từ biến mất để thoát chạy về nhà vì không chịu nổi luồng gió mạnh và rát quất nước xuống mặt. Trong nhà thờ, cửa hông và cửa chính cũng được gài then kỹ lưỡng, nhờ vậy không khí có vẻ trang nghiêm và ấm cúng hơn. Trận mưa làm mọi người bớt chia trí vì lũ trẻ láo nháo bên ngoài thì bây giờ họ lại đổ dồn vào cô dâu chú rể. Chẳng những họ chiêm ngưỡng bộ quần áo thời trang đắt tiền mà còn có tia nhìn khá xoi mói vì đôi tân hôn này chênh lệch khác người.
Cô dâu chú rể quỳ ở ghế dành riêng đặt trên bục cao gần giữa bàn thờ. Bên dưới, dọc theo hai hàng ghế dài là phù dâu, phù rể và họ hàng quan khách được sắp xếp theo ngôi thứ. Chú rể dong dỏng cao, mặt rỗ chằng chịt phơi bày làn da lồi lõm từng khoảng thật đều như tổ ong. Tuy nhiên bộ đồ vét đen, áo sơ mi trắng thẳng nếp và chiếc cà vạt to bản đã làm cho chú rể trông có vẻ thanh lịch, trang nhã hơn, nhất là màu da ngăm và đôi mắt cương nghị rắn rỏi đã kéo lại phần nào những khuyết điểm trên khuôn mặt. Bên cạnh, cô dâu với chiếc áo đầm trắng ba lớp xoè dài xuống tận mắt cá chân, phần trên áo kết toàn bằng ren, thân trước đính đầy những nụ hoa mai bằng vải trắng che kín vùng ngực no tròn làm nổi bật vòng eo bé xíu, bé đến nỗi người ta hình dung ngay con ong bầu có thể bị bứt rời làm đôi bất cứ lúc nào.
Lễ cưới được cử hành vào giữa trưa thứ bẩy, tuy không là ngày nghỉ nhưng số người đi dự tương đối đông vì gia đình cô dâu thuộc loại khá trong xóm. Ngoài hai người chị là cán sự y tế, cô còn có người anh trai hiện là đại úy trong trại Quân Cụ nên sự giao tiếp có vẻ rộng rãi. Gia đình đàng trai hình như lép vế hơn, chú rể mang lon trung sĩ nhưng luôn phải nhờ mẹ nuôi cơm mỗi ngày vì tiền lương đã được dùng cho việc đưa đón người yêu rong chơi, dạo phố. Bà cụ ốm hơn con trai, tuổi chưa đến năm mươi nên còn minh mẫn tháo vát lắm. Bà có sạp vải lớn ở ngoài chợ, bằng đó đủ nuôi sống gia đình chỉ có mấy mẹ con nhưng tính đàn bà đảm đang lo xa, bà vẫn nuôi thêm vài ba con heo nái làm vốn cho dâu mình sau này. Có một điều là cho dù gia đình chú rể có khá gấp mười lần và dù cả hai mẹ con có được giát đầy vàng thì cũng không thể nào tương xứng với cô dâu chỉ vì cô dâu đẹp quá. Với sắc đẹp này, ngay đến bác sĩ, kỹ sư cũng khó lòng với tới thế mà không hiểu sao...?
-  Anh Trần văn Dũng và chị Nguyễn thị Bạch Tuyết có được tự do và thật lòng đến đây chứ không bị ép buộc để kết hôn với nhau không?
Lời cha chủ tế vang lên rõ ràng, mạch lạc trong microphone làm mọi người giật mình đổ dồn về hướng cô dâu mang theo tia mắt tò mò mà tự nãy giờ họ thực sự muốn được biết. Riêng tôi, tuy không hiếu kỳ nhưng lại muốn Tuyết làm con bung xung vùng lên chống đối cuộc hôn nhân này. Chỉ là trong thoáng nghĩ của sự vùng lên cũng khiến tim tôi muốn ngừng đập. Cha đang hỏi ai kia đó chứ đâu phải hỏi mình; sau này tôi sẽ trả lời thế nào nếu thực sự phải lấy Nguyện?
-  Thưa cha có.
Mọi người thở phào trong khi tôi toát mồ hôi. Tôi biết Tuyết trả lời thật vì nó là bạn tôi, bạn thân nhất trong bọn năm đứa nên biết những cay đắng, những nỗi u uẩn riêng mà tôi với nó thường hay tâm tình. Trước con đường chỉ tiến chứ không thể lùi tôi cũng cứ muốn nó phải quay trở lại. Hình như cuộc hôn nhân ngày hôm nay chỉ là gượng ép...
-  Khi chọn cuộc sống hôn nhân, anh chị có sẵn lòng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời không?
-  Thưa có.
-  Anh chị có...
Tai tôi lùng bùng. Như vậy tôi đã nghĩ lầm, nghĩ dùm cho nó vì trước mặt chỉ có hình ảnh Tuyết với mắt cười long lanh. Khi người ta được tự do kết hôn, được tự do lấy người mình yêu thương thì sung sướng hạnh phúc như vậy sao? Cái hạnh phúc chỉ nhìn mà chưa được nắm giữ lại có tác dụng xô ngã hàng trăm thanh niên giàu có, địa vị để chọn một thanh niên tầm thường trên tất cả mọi phương diện? Như vậy chuyện một túp lều tranh hai quả tim vàng là có thật chứ đâu phải thiên hạ thi vị hóa tình yêu? Nhớ có lần tôi hỏi Tuyết khi hai đứa ngồi tâm sự dưới gốc phượng già trong ngày bãi trường cách đây hai tháng.
-  Cho đến giờ này tao vẫn không thể tin tại sao mày lại cứ khăng khăng lấy nó cho bằng được? Có quá sớm để quyết định không?
-  Còn sớm với muộn gì nữa. Tụi tao quen và sống chung trong xóm từ hồi còn nhỏ, tính ra có đến hơn chục năm.
-  Hơn chục năm để biết nhau chứ chắc gì đã yêu nhau?
-  Tao yêu nó khoảng gần sáu năm. Với tao quá đủ để quyết định.
-  Mày xem chúng mình thân nhau chỉ có bốn đứa. Con Hồng Nhung tệ nhất trong bọn mà còn lấy chồng Đại Úy.
-  Đại Úy gà chết. Nếu thằng đó quỳ lết dưới chân xin xỏ tình yêu tao còn đạp cho mấy đạp. Đâu phải trên đời này cứ mai vàng, mai bạc là lấy được vợ đẹp cả đâu.
Tuyết cười nhưng lời nói pha chút miệt thị, rẻ khinh. Vậy là nó yêu thằng Dũng thật, yêu một cách điên cuồng si mê.
-  Còn mày? Định chọn thằng bác sĩ hay kỹ sư?
Biết nó hỏi đùa nhưng lòng tôi vẫn nhói lên.
-  Bác sĩ? Kỹ sư? Nghe thật mỉa mai. Giá tao đẹp như mày... Giá tao có tư tưởng phóng khoáng cởi mở như mày và nếu gia đình tao như gia đình mày... Mà thôi chúng mình chẳng thể so sánh.
-  Đâu ai ngờ tao lấy thằng Dũng thì biết đâu lại chẳng có hoàng tử đến hỏi mày và thương mày thật tình.
-  Tao có thương ai đâu mà đòi họ thương lại?
-  Theo tao đừng nên với cao. Hãy chọn đứa thấp nhất đếm lên. Thằng nào tính tình được thì thương trước lấy sau.
-  Tao không cho tình yêu là quan trọng nên cóc cần chọn lựa.
Biết tôi nổi nóng và sắp sửa nói ngang, nó cười hề hề. Tính nó vui vẻ và dễ tha thứ, sao tôi không được một phần như nó?
-  Cuộc tình của mày tới đâu rồi?
-  Với ai?
Tuyết lại cười, cười hóm hỉnh vì biết tôi hỏi thật. Chung quanh tôi cũng đầy những cây si nhưng là loại si dại, si chết, si không có sự sống.
-  Em ạ, già kén kẹn hom. Chúng mình cũng suýt soát mười chín rồi, không chừng lại ế chồng.
Có lẽ nó nói đúng. Tuổi này so với những người khác đã có con tay ẵm tay bồng.
-  Mày yêu thằng Dũng lắm hở? Tôi hỏi lại.
-  Ừ! Yêu và nhớ tưởng có thể khóc lên được mỗi khi tan học không thấy nó đến đón.
Kể cũng lạ, con gái chỉ lấy người họ phục và kính trọng, đàng này còn hơn hai tháng nữa cưới mà cứ "nó" với "thằng Dũng" kêu loạn xạ.
-  Sao mày không gọi là ông hay anh ấy cho quen? Mai mốt có con cái đùm đề gọi mẹ mẹ bố bố mà mày vẫn cứ kêu thằng nọ con kia hay sao?
-  Tao thích gọi như thế để cảm thấy gần gũi thân thiết hơn, nhất là để biết rằng lòng tao xưa nay vẫn không có gì thay đổi.
Tôi im lặng. Chuyện tình yêu của nó chỉ có thế. Nó quá kín đáo hay không quá tỉ mỉ như tôi, cần phải tả những cảm xúc, những rung động khi hai kẻ đang yêu được gặp nhau. Có hôm tôi thấy cả hai đứng hàng giờ bên gốc cây, nhìn vào gốc cây thì đúng hơn. Biết có chuyện, khi Dũng về, tôi tò mò:
-  Mày lại giận nó nữa hả?
-  Hai đứa tao giận nhau.
Hai đứa giận nhau? Có nghĩa là trong đó có cả Dũng? Thằng Dũng mà dám giận con Tuyết? Có nên tin nó không?
-  Vậy thì đá cho rồi, ốc mà đòi leo chân hạc.
-  Ốc với ếch gì, Tuyết ra dáng khổ sở, tao ghen với con Thắm nên nó giận tao luôn.
Hết ý kiến. Vậy là nó đã yêu. Có yêu nên mới ghen mà lại đi ghen với một người hết sức tầm thường.
-  Mày còn ý định lấy chồng giàu không?
Nó hỏi đột ngột, câu hỏi tuy không ẩn ý nhưng vẫn làm tôi bối rối. Nói thế nào cho xuôi về ý tưởng lấy chồng điên khùng của mình? Sự bối rối sẽ mãi kéo dài nếu tôi cứ tiếp tục ngồi đây.
-  Mình dạo quanh một vòng nghe.
Biết tôi muốn tránh câu trả lời nên nó thở dài đứng lên. Sân trường lác đác vài ba đứa tụm năm tụm bẩy trò chuyện. Buổi học cuối cùng của niên khoá bẩy ba -   bẩy bốn cũng là buổi học cuối cùng của lớp mười hai chúng tôi, của Tuyết, chấm dứt tuổi học sinh vàng ngọc, cũng có thể cả của tôi và nhiều bạn gái khác. Có một cái gì nao nao buồn, mất mát thì đúng hơn...
-  Cứ mỗi lần nhìn màu phượng đỏ rực là tao lại thấy lòng xao xuyến. Tuổi thơ ngây đi mau quá, mai kia làm vợ, làm mẹ chắc chẳng còn có dịp để chúng mình cùng ngồi tâm sự hay ôn lại dĩ vãng. Giọng Tuyết trầm buồn nghe đầy tiếc nuối.
-  Đâu ai bắt mày phải lấy chồng?
Tuyết nhìn tôi đăm đăm. Nó không tin là tôi hỏi bằng giọng rất thành thật. Không tin là đúng. Ở tuổi chúng tôi đứa nào lại chẳng biết yêu, đứa nào lại chẳng mơ ước lấy được người chồng xứng đáng, đứa nào lại chẳng sợ cảnh chồng chúa vợ tôi, sợ cảnh làm dâu, sợ "thân em như tấm lụa đào", sợ "phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu" và sợ luôn cả "tam tòng tứ đức" trói buộc người vợ cho đến chết nếu lỡ lấy trúng người chẳng ra gì. Dù rằng chúng tôi đang sống vào cuối thế kỷ hai mươi nhưng phong tục, tập quán cổ xưa vẫn còn đeo nặng. Thực tế đã chứng minh rằng ngay cuộc sống hiện tại còn rất nhiều người đàn bà bị thiệt thòi, bị cuộc đời bỏ rơi.
-  Đâu ai bắt mình lấy chồng. Tôi nhắc lại.
-  Mày có thể sống như vậy bất chấp dư luận? Bất chấp sự chì chiết của cha mẹ? Bất chấp sự khinh rẻ của anh em khi nghĩ mày là gánh nặng cho gia đình đến hết cuộc đời?
-  Mỗi người một hoàn cảnh nhưng nếu là tao...
Tôi chợt nín lặng... Nếu là tôi, tôi sẽ làm gì? Cho đến bây giờ nhìn đám bạn thân lần lượt bỏ đi lấy chồng, lòng tôi luôn hoang mang khắc khoải. Tôi đã làm một việc đúng hay sai? Tại sao không chọn lựa một người để thương và để lấy? Tôi là kẻ không trái tim hay trái tim đã bị bóp chết trước tuổi biết yêu?
-  Mày có nghĩ thằng Dũng sẽ mang lại hạnh phúc cho mày không? Tôi hỏi trớ đi.
-  Khi làm vợ ai mà chẳng mơ ước điều đó.
-  Nếu niềm mơ ước không trở thành sự thật?
-  Thì tàn cuộc đời.
-  Như một canh bạc.
-  Nếu canh bạc tự mình chơi để thua thì cũng chả lấy gì làm tức.
Tôi sợ lối lý luận của nó. Tình yêu và hôn nhân như một canh bạc, nhất chín nhì bù, canh bạc không trao đổi bằng tiền mà bằng cả cuộc đời.
-  Tao nghĩ yêu là một chuyện nhưng nếu đã yêu để đi đến hôn nhân thì phải luôn song song với thực tế. Người ta đâu thể uống nước lã nhìn nhau suốt ngày. Cũng như mày, hạnh phúc thế nào khi lương trung sĩ của thằng Dũng không đủ nuôi sống cho riêng nó?
-  Theo tao cuộc sống tinh thần thì vợ chồng phải dựa vào nhau nhưng vật chất phải tự lập. Tao sự định sẽ đi làm sau khi lấy nó. Thử hỏi mày, mình cũng có hai chân hai tay hai mắt mà tại sao lại nằm ở nhà chỉ lo ăn với đẻ bắt nó nai lưng ra hầu mình?
Tôi giật mình. Tư tưởng tự lập của Tuyết khiến tôi tự hổ thẹn với ý nghĩ xưa nay.
-  Tại sao mày lại muốn lấy chồng giầu?
Không ai nghe được câu trả lời. Tại vì sao? Tại vì tôi sợ những hình ảnh vá đắp che đậy cảnh thiếu hụt mỗi ngày trong gia đình, sợ sự bệnh tật của em tôi hay sợ sự nhu nhược của bố trước cảnh bó tay không kiếm ra tiền...? Có lẽ cả ba đều đúng. Tôi sợ và sợ mọi thứ nhưng nguyên do kinh khủng nhất mà tôi vừa khám phá ra là thấy mình cũng nhu nhược bất tài, chính vì bất tài nên mới nghĩ đến sợi dây leo sống được là nhờ bám vào một loại cây khác.
-  Bằng cấp như chúng mình nếu rớt tú tài thì lương tháng được bao nhiêu? Tôi vẫn còn nghi ngờ sự phát ngôn bừa bãi của nó.
-  Còn hơn thằng Dũng, nó được những bằng cấp gì? Tại sao nó vẫn sống vui vẻ mà không hề mang mặc cảm? Tại sao nó vẫn mơ ước được vợ đẹp con khôn? Tại vì sao mày biết không? Tại vì nó là người, một người có trái tim sống. Còn mày...?
Tôi vờ cúi xuống nhặt những hoa phượng còn tươi bị kẻ nào phá phách liệng rớt cả chùm. Đời người con gái có khác nào cánh phượng kia? Hoa trên cành như con gái có tình yêu, tôi không tình yêu khác nào chùm hoa rơi rớt, một sớm một chiều rồi cũng héo tàn.
.
Cơn mưa tạnh hẳn tự bao giờ. Gió cũng đổi chiều và thật nhẹ nhàng đẩy những đám mây đen bay tản mát. Trên bàn thờ cô dâu và chú rể đang quỳ dưới tượng Đức Mẹ dâng lời nguyện trước khi ra về. Hôn lễ kể như xong chỉ còn nghi thức cuối cùng là nghi thức đời, buổi rước dâu vào chủ nhật trưa mai để hợp thức hóa chuyện ăn ở, để bóp miệng dư luận, bịt lời thị phi và cũng là để trả hiếu cho gia đình. Ai mà chẳng nghĩ nhà chứa con gái như chứa thuốc nổ, nay có người đến rước đi bằng đình đám long trọng, kèn trống rình rang thì hỏi có cha mẹ nào không nở mặt nở mày với xóm làng...?
-  Kéo khăn che mặt lên. Mất trinh tỏng ra rồi còn cứ làm bộ.
Tiếng gào khá lớn, âm thanh ồm ồm làm tất cả mọi người đang từ trong nhà thờ bước ra đều nhốn nháo nhìn quanh. Đám trẻ con tụ sẵn ở sân sau từ lúc nào, đứa mặc quần xà loỏng, đứa quần dài, đứa chân đất, đứa dép cao su vấy đầy bùn đỏ đạp vương vãi trên nền xi măng còn lõng bõng nước. Chúng che miệng nhăn nhở cười. Thằng lớn nhất trong bọn cũng là thằng ngổ ngáo nhất đang kéo xụp chiếc mũ vải che mặt. Nó! Lại cũng nó...
Tưởng là cơn mưa lớn sẽ quét sạch những bùn đất tích tụ từ những tháng ngày trước không ngờ chỉ mới tạnh một loáng đã ngập trở lại những bùn, bùn đỏ, bùn mới, bùn từ dưới chân lên tới đầu, bùn thoát ra từ lời nói và trong tư tưởng của cả những đứa con nít.
-  Thằng mất dậy con nhà xẽo Nhã láo lếu. Ra mà vả cho vỡ mặt nó đi. Mẹ cô dâu ra chiều nóng nẩy.
-  Ra cho chúng ném bùn vào người à! Sao mà dại vậy? Thứ ấy nói gì chả được hơi đâu mà chấp.
-  Nó bảo mình ăn cứt mình cũng phải ăn?
-  Thì đã ăn đâu mà rộn. Đứng đại vào chụp hình với con rể rồi còn về.
Chẳng ai để ý đến cha mẹ cô dâu đang cố chữa thẹn. Họ còn bận rộn với áo quần xúng xính, với đôi dép nhung và những vũng nước chảy lênh láng chung quanh.
-  Giá chậm chừng non một tiếng hãy mưa thì đỡ cực biết chừng nào.
-  Mưa cho nó mát các bà ạ!
-  Vâng thì mát, mát điện, mát dây, mát nhợ.
Mỗi người chen vào một câu vu vơ nhạt nhẽo không đầu không cuối hầu như để quên đi những lời khả ố của lũ trẻ và có lẽ cũng chẳng ai nỡ nhìn thái độ của cô dâu chú rể ngoài trừ tôi. Lúc ấy mặt chú rể xạm đen, hai quai hàm bạnh ra và bàn tay nắm chặt nổi gồ những đường gân.
-  Đừng anh, hôm nay ngày cưới của chúng mình mà. Tuyết luồn tay mình vào cánh tay Dũng bằng một cử chỉ âu yếm nhưng thực ra lại là chiếc còng khóa cứng mọi hành động của hắn.
-  Anh phải giết nó.
Tuyết vẫn cười, công nhận nó bình tĩnh thật.
-  Có giết cũng phải đợi sau tuần trăng mật của chúng mình. Em không muốn anh làm hề trước mặt mọi người, nhất là trước mặt bạn bè em.
Dũng nghe lời người yêu đứng yên, tuy chịu trận nhưng người cứ run lên bần bật. Đối diện, đám trẻ được thể càng gào to:
-  Xà bông Bạch Tuyết...
-  Cà lùng tùng xèng.
-  Thằng rỗ bán than mua xà bông Bạch Tuyết về chà người...
-  Cà lùng tùng xèng.
-  Thằng rỗ bán than lấy công chúa mất trinh.
-  Cà lùng tùng xèng.
Lũ trẻ chia thành hai bè, một thằng hô, cả đám vừa hò vừa khua chiêng trống bằng miệng và cả bằng tay chân y như đám bán thuốc dán, thuốc chuột làm náo động cả một góc. Mọi người, bằng đó khuôn mặt sượng sùng nhìn nhau. Trời đổ cơn mưa chưa đủ rửa hờn ghen cho những kẻ thất tình lỡ dại trồng cây si Tuyết, giờ lũ trẻ lại mang tro trấu, mang dĩ vãng xa xưa trét cả vào mặt quan viên hai họ.
Dĩ vãng của Tuyết có ai mà không biết? Người con gái nào chẳng có một dĩ vãng, một tuổi thơ nhưng tuổi thơ của con bé Bạch Tuyết khác hẳn mọi người. Nó đã được miệng đời thêu dệt khởi đầu bằng những vệt máu loang lổ nhuốc nhơ trên khuôn vải trắng muôn đời không sao gột rửa, là những mai mỉa, khinh thị và là những bằng chứng cụ thể để mang ra răn dậy con cháu mình. Tuổi thơ của Tuyết bị người ta nhồi nặn, bóp méo và thổi phồng để trở thành người lớn một cách gượng gạo thảm thương. Mười hai tuổi nào đã biết gì để gọi là sa ngã lầm lỡ? Nếu là con họ, họ sẽ có những phản ứng như thế nào?
Tội nghiệp con bé mười hai sợ đứng trước gương, sợ nhìn thấy ngực mình nhu nhú, sợ nhìn thấy thân thể mỗi ngày một phát triển mau hơn những đứa khác chỉ vì ngay trong con mắt nó đã bị khắc một vết đen nhơ nhuốc...
-  Đứa nào ngồi khóc trong này vậy?
Tiếng khóc ngưng bặt vì cánh cửa bị đẩy mạnh. Khuôn mặt người đàn bà ló vào, đôi mắt gian và hung dữ.
-  Trời đất! Mày hả Tuyết? Làm gì nằm khóc trong nhà cầu hôi thối như thế này?
Mụ đàn bà để sô nước dội nhà cầu xuống, đẩy cho cánh cửa mở rộng hơn. Tuyết lùi sát vào trong như muốn lẩn trốn. Tóc nó ướt đẫm mồ hôi và tấm thân gầy ốm run cầm cập như trúng lạnh.
-  Mày khóc từ hồi nào vậy? Tại sao mày khóc? Đứa nào đánh mày?
Mụ đàn bà hỏi một hơi rồi xấn tới lôi Tuyết ra. Con bé được kéo xềnh xệch, rũ rù như con chó chết để ngoài lối đi giữa hai dãy nhà cầu công cộng. Bây giờ bà ta mới để ý những vệt máu loang lổ dưới quần nó.
-  Mày có kinh hả Tuyết?
Bà khựng lại có đến vài giây và khi khám phá trên mắt trái nó có vết bầm, kèm theo khuôn mặt tái mét và chỉ chực ngất đi. Bà buông vội nó ra:
-  Trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Đứa nào hiếp mày hả Tuyết? Bớ làng bớ xóm bớ bà con cô bác ơi...
Mụ đàn bà hơ hải chạy ra ngoài gào còn hơn chiếc loa phóng thanh. Trong tích tắc suy nghĩ, Tuyết hiểu hậu quả vô cùng tai hại sắp đến với mình. Mọi người sẽ bủa vây chung quanh xì xào bàn tán, có một nghĩ ra mười và tin đồn lan nhanh, bố mẹ nó sẽ hộc tốc đến đây với thanh củi dài...
Tuyết quên cả đau đớn. Sự sợ hãi tưởng chừng như tăng thêm sức lực, nó vội vàng lôi cả sô nước đầy ắp vào trong nhà cầu khóa trái cửa lại. Cánh cửa gỗ èo ọt muốn chống đối không chịu nằm im trong then cài như bao nhiêu cánh cửa cũ kỹ khác. Không ai để ý đến chuyện an toàn cho đám con gái nhỏ đi cầu ở quanh đây, có thể Tuyết là một đứa bé đầu tiên phải hy sinh.
Tuyết cởi cái quần màu cháo lòng nhồi vội vàng vào trong sô nước. Nó cố vò thật nhanh và thật mạnh nhưng chỉ hoài công vì hình như không còn một sức lực nào để làm chuyện thật nhỏ nhoi tầm thường ấy. Mỗi lúc tay nó một lạnh thêm như ướp trong nước đá, hơi lạnh theo tay chạy vội lên sống lưng và luống cuống thế nào sô nước đổ ào. Cùng lúc đó rầm rập tiếng chân bên ngoài pha lẫn tiếng hò hét và cả tiếng gậy gộc khua vang. Tuyết dựa lưng vào tường thở dốc, chiếc quần tuy mờ bớt vết máu nhưng không thể khô ngay trong lúc này.
-  Mở cửa, mở cửa mau.
-  Tuyết ơi mày nghe tao nói gì không?
-  Mở cửa mau tao dẫn lên bệnh viện lấy giấy chứng thương thưa thằng chó chết ở tù cho mạt đời luôn.
Mỗi người một câu, kẻ gọi người gào ồn như một đám cháy cùng với tiếng nện cửa thình thình, âm thanh nặng và chát như những nhát vồ đập xuống cối đá. Tuyết hoảng hốt và trở nên hấp tấp hơn, cực chẳng đã nó xỏ vội chiếc quần đầy những nước vào người, hơi lạnh không còn nằm trên sống lưng mà như đang luồn trong máu, máu gặp lạnh muốn đông ngay tức thời. Tuyết cảm thấy chóng mặt, chung quanh đảo đảo quay quay và cả khối đen phủ chụp làm tối tăm mắt mũi. Người nó rơi đánh huỵch và nửa thân trên nằm vắt ngang bồn cầu.
.
Tuyết mở bừng mắt vì những tiếng xôn xao chung quanh, hình ảnh đầu tiên nó nhìn thấy là đầu người, lố nhố những đầu, đầu lớn đầu bé, đầu trắng đầu đen, trong mỗi cái đầu có hai con mắt đưa qua đưa lại, dưới hai con mắt là đôi môi rộng ngoác mấp máy, cử động, xì xào, rì rào như lửa gặp gió bừng bừng cháy. Tuyết đã cảm thấy người ấm áp trở lại.
-  Cháu nó tỉnh rồi kìa!
-  Thôi tôi xin các ông các bà làm ơn về nhà dùm tôi một cái đi.
Không một ai nhúc nhích, vết thương hình như không chỉ một mình Tuyết mà là của mọi người.
-  Tôi lạy các ông các bà, lạy mấy xấp nhỏ con nít về dùm tôi làm phước đi.
Ông Quang, bố Tuyết, lại bực dọc gắt lên. Tiếng gắt khá lớn làm người Tuyết run lẩy bẩy, khí lạnh bỗng dưng trở lại dù trên người đang được phủ bằng chiếc mền dầy. Ngay đầu giường mẹ Tuyết ngồi tấm tức khóc; giọng bà rên rỉ đau đớn như Chúa đã định cho bà phải gặp sự khó.
-  Im cái họng bà ngay.
Ông Quang lại gắt như muốn ném tất cả bực dọc vào mọi người vì từ nãy giờ gần nửa tiếng rồi mà không một ai chịu ra về. Xóm ngõ là thế, có chuyện gì xảy ra thì bu lại. Chia sẻ, an ủi? Ông đâu cần những thứ ấy trong lúc này. Càng nhiều người đến, càng nhiều người biết thì càng khổ cho con ông trong tương lai. Nhìn con gái da mét không còn chút máu ông đổ giận xuống đầu vợ:
-  Ở nhà làm cái quái gì mà nó đi cả buổi cũng không biết?
Người đàn bà đau khổ im hẳn tiếng rên, hơi thở hình như cũng bị chận đứng lại. Không có sự phản công, ông nhìn quanh, đám chị nó sợ vạ lây cũng trốn mất lối nào. Mắt ông lướt nhanh nhưng cuối cùng vẫn dừng lại nơi Tuyết đang nằm. Nó nằm một đống như cái mả ông ăn mày nhận biết bao sự thương hại của người đời. Bỗng nhiên thấy tự ái mình bị tổn thương, ông gầm lên:
-  Con ranh con nằm giả chết ăn vạ hả? Ngữ này phải lôi ra giữa chợ quật nát thịt nát da để làm gương cho những đứa khác.
Tuyết oà lên khóc. Nó sợ trận đòn từ lời buộc tội khắt khe hơn là những đau đớn đang xé nát ở phần dưới bụng.
-  Thôi ông ạ! Chuyện đâu còn có đó. Nếu cháu có lỡ dại thì cũng tha thứ chứ đánh đấm làm gì. Một bà ngồi gần đó động lòng can ngăn.
-  Đánh là đánh chết cái thằng khốn nạn kia kìa. Con người ta đàng hoàng tử tế mà nó làm chuyện bẩn thỉu đồi trụy sau này ai còn dám lấy...
Mỗi người chêm vào một câu, chân thành phát xuất tự đáy lòng nhưng lời nào thì cũng trở thành vụng về trong lúc này. Sự chia sẻ không phải lúc làm những đau đớn tủi nhục trong ông vỡ ra, cảm tưởng như bao danh giá mình bị xô tận đáy bùn chỉ vì đứa con ngu ngốc chưa ráo máu đầu:
-  Khốn kiếp, ngồi dậy ngay cho tao hỏi...
Ông Quang hùng hổ chạy xuống bếp như đi lấy roi sau khi đã đá tung những chiếc ghế dựa dọc theo lối làm vướng bận bước chân. Mọi người nhốn nháo cả lên, đám trẻ cũng co giò hoảng hốt sẵn sàng trong tư thế vụt chạy. Thời gian vừa đủ cho mẹ Tuyết chắp tay năn nỉ từng người:
-  Tôi cám ơn các ông các bà đã có lòng đến thăm hỏi. Vâng, như vậy là thể hiện quá đủ tình bà con, lối xóm...
-  Tôi lạy các ông các bà về ngay cho không thôi ông ấy nổi điên đánh con bé chết.
Mà có lẽ đánh chết thật. Ở đây tình thương con luôn bị tự ái đẩy đè bẹp xuống tận dưới đáy lòng. Cái sĩ diện được thể hiện qua những trận đòn. Đánh càng đau, trị tội càng nặng, thương tích đầy khắp cùng trên thân thể con mình thì cái sĩ diện mới to lớn, giá trị. Xóm ngõ này đa số có lối dậy con không dựa theo tình thương mà chỉ theo nguyên tắc dây chuyền. Từ giới trí thức đến bần cố nông, hành động họ cuồng dại và giống nhau như cùng một lò đúc ra. Thương con cho roi cho vọt. Họ đã bần cùng hóa con người thành con vật vì chỉ có con vật mới dùng đến ngọn roi.
-  Lạy các ông các bà về hộ dùm tôi...
Tiếng rên rỉ của bà Quang hòa theo những giọt nước mắt khổ đau như ngọn gió nóng bỏng đầu mùa hạ làm mọi người cảm thấy ấm lòng và bồi hồi xúc động. Họ không nỡ về trong lúc này khi thấy con của bạn mình gặp nạn. Nhưng dẫu có ở lại cũng chỉ gây thêm phiền hà rắc rối, biết đâu sự hiện diện của họ sẽ làm câu chuyện thảm khốc thêm lên.
-  Hay dẫn con bé trốn sang nhà tôi? Một người tốt bụng đề nghị.
-  Cám ơn bà nhưng tôi không dám đâu. Mọi sự cũng mong ông bà khấn khứa cầu xin cho gia đình chúng tôi qua mọi sự khó.
Con người ta thiếu lòng tin, khi đau khổ tột cùng không còn ai bám víu than thở, lúc ấy họ mới nghĩ đến đấng tối cao và đức tin mới có cơ hộ phát triển. Bà Quang theo chân người khách cuối cùng ra tận cửa rồi vội vàng khóa trái lại. Mọi sôi động như lắng dịu hẳn, trong nhà chỉ còn mỗi hai mẹ con và người chồng quá khắt khe về lễ giáo. Bà không biết ông sẽ trừng trị con mình ra sao để ước lượng mà phản ứng trở lại. Nhưng dù thế nào bà cũng chỉ là người đàn bà chân yếu tay mềm, cùng lắm lăn xả vào chịu đòn thay con.
Bà đến ngồi sát bên Tuyết, để cho nó đỡ sợ và cũng để che chở bảo bọc nếu có những gì quá đáng xảy ra. Xưa nay bà chưa từng thấy ông đánh đứa nào dù trong nhà chứa sẵn một tủ toàn những roi. Roi mây, roi đòn gánh, roi củi tạ, cái nào trông cũng khiếp, cái nào đánh cũng đau và cái nào thì cũng cần được dùng, tùy theo tội trạng và tùy theo sức chịu đựng của mỗi đứa mà xử dụng theo mỗi trường hợp. Mỗi cây roi như biểu tượng gián tiếp đe dọa để ngăn chận những lỗi lầm của con cái. Nhà bà có bốn đứa con. Thằng anh trai lớn vừa thi rớt tú tài hai năm ngoái đã vào trong lính. Còn lại đứa nào cũng ngoan, cũng dễ dậy mà sao có mình con Tuyết, đứa gái út bà cưng chiều và hãnh diện nhất lại bỗng dưng hư hỏng phá nát danh dự giòng tộc xưa nay mấy chục đời chưa một ai dám làm. Ngồi lâu sốt ruột, bà rón rén xuống bếp rình xem chồng đang làm gì.
Từ lúc ông Quang hùng hổ đá văng ghế chạy xuống bếp. Thực ra ông chỉ mượn cớ để trốn chạy hình ảnh não nuột của vợ con, trốn khỏi những con mắt dòm ngó của người đời. Giờ là lúc ông mới dám sống thật với những cơn dày vò trong lòng. Ông gục đầu vào cánh cửa tủ đựng đầy những roi nhưng không muốn chọn cây roi nào cho con gái ông cả vì biết chắc đây không phải là một lỗi lầm. Mười hai tuổi biết thế nào là sự rung động của thể xác mà dám phạm tội gớm ghê, cũng không phải tò mò nghịch ngợm để phải gặp nạn. Tò mò nghịch ngợm thì đã đủ trí khôn để chạy tội hoặc thiếu gì chỗ kín đáo ngồi khóc mà phải vào nhà cầu công cộng hôi thối, nơi mọi người ra vào suốt ngày. Nghĩ thế nhưng làm sao ông dám lên tiếng bênh vực cho con mình? Làm sao ông dám đưa tay che chở khi con gặp hoạn nạn, sự hoạn nạn mang đầy nhục nhã đến cho gia đình ông? Làm sao ông dám giang tay ấp ủ, tăng thêm cho con ông sức mạnh để chận đứng cơn đau của thể xác? Tình thương không phải lúc sẽ là chiếc cầu bắc ngang, dẫn nó đi tắt vào con đường hư hỏng. Còn răn dậy nó? Răn dậy như thế nào đây? Nó đang đau đớn và sợ hãi vì vết thương đầu đời thì sự răn dậy chính là đã giết chết tuổi thơ ngây còn lại.
Đứng trước ngã ba đường, đường nào ông cũng chần chừ không muốn bước. Đánh nó ư? Nó có lầm lỗi gì? Còn tha cho nó? Làm sao có thể dậy dỗ đám con gái ông được? Lờ đi như một âm thầm chấp nhận? Không. Xóm ngõ ông không có người cha nhu nhược hèn yếu. Ông biết ông sẽ phải đi tìm thằng nào đó, như mọi người đã từng làm, để thưa kiện nhốt tù hoặc đánh cho nó một trận tơi tả đền vì tội đã làm tan nát đời con ông nhưng ở địa vị ông, ở tính tình và bản thân ông không muốn làm những chuyện ấy. Mọi chuyện đã lỡ rồi. Đáng trách là trách ông đã quá thờ ơ trong vấn đề giáo dục con cái, đã không chọn cho chúng những người bạn tốt và có trách là cũng trách ông đã quá ỷ y coi các con ông như những đứa bé mới vài ba tuổi. Ông không biết sẽ phải làm gì trong lúc này. Vừa xong ông hung hăng là chỉ để thị oai với hàng xóm cho họ ái ngại mà ra về hầu tránh sự dòm ngó vào gia đình ông nhưng làm sao có thể mãi giữ thái độ đó? Còn ngày mai ngày mốt? Làm thế nào bây giờ để ông có thể tránh mặt được mọi người? Hay là dọn nhà đi chỗ khác? Ông chợt bàng hoàng. Dọn nhà đi chỗ khác. Chung quanh đây chưa ai làm thế bao giờ ngoài trừ phải đi vì công việc làm ăn, vì là lính bị thuyên chuyển. Ngoài hai yếu tố ấy ra, đi là một hình thức trốn chạy coi như đã làm điều xấu xa, sẽ bị mọi người khinh bỉ vì ông cố tình toa rập với con cắt lìa dĩ vãng nhưng chắc gì đã cắt được? Dẫu ông có đi đến nơi thật xa thì mọi người cũng vẫn biết, không có điều gì xấu mà che dấu được mãi với thời gian. Thôi đành bó tay và cắn răng chấp nhận mọi sự khó đang đến với gia đình...
-  Chuyện của tao là thế đó, có điều mày không hỏi chẳng lẽ tao cứ đè cổ mày ra mà nói?
Tôi nhớ Tuyết kể cho tôi nghe chuyện này khi nó mới vừa mười lăm.
-  Sao mày không chọn chỗ nào sạch sẽ một chút lại lựa nhà cầu hôi thế?
-  Sư khỉ nói thế mà nghe được. Dạo đó tao hay lười khi nghĩ đến chuyện phải xách sô nước vào nhà cầu công cộng, lại sợ luôn cái mùi hắc ám ảm vào người nên hay lẻn vào khu nhà bỏ hoang gần đó để làm công tác vệ sinh. Gọi là nhà hoang chứ thực ra sau vụ hoả hoạn đã bị thiêu rụi chỉ còn là đám cỏ dại cao vượt đầu người, chung quanh vắng vẻ không người qua lại. Tưởng đâu mình khôn ngoan chọn được chỗ lý tưởng ai ngờ thằng khốn kiếp Khôi theo rình tao mỗi ngày và hôm đó nó ra tay...
-  Sao mày không la lên?
-  Đâu ai ngờ! Từ xa tao thấy nó cầm khúc cây và cái lon nên tưởng nó đi bắt trùng về câu cá. Tao đứng tần ngần nhưng đau bụng quá đành lì ra đấy chờ nó vòng ra ngoài ai ngờ đi ngang chỗ tao, bất thình lình nó giơ cao gậy và đập tao một cái nháng lửa. Rồi thì thằng khốn ...
-  Sao hồi nãy mày kể chuyện trong nhà cầu?
Tuyết có vẻ bực vì những câu tôi hỏi đầy vẻ nghi ngờ, nó sẵng giọng:
-  Muốn nghe tao kể thì đừng hỏi nữa.
-  Nhưng mày cứ nói quanh co chẳng đâu vào đâu.
-  Bị rồi tao sợ gần chết nên chạy đến chỗ nào gần nhất, có lắm người qua lại để kêu cứu. Ai ngờ thấy họ tao càng sợ câu chuyện vỡ lớn, bố mẹ tao biết nên định trốn trong nhà cầu khốn khổ khóc cho đỡ cơn hờn tủi nào ngờ khóc rồi cứ thế tao tức tưởi không nín được mới ta nông nỗi...
-  Vậy là thằng Khôi khoái mày từ lâu. Đúng là hồng nhan đa truân.
-  Đa cái con khỉ, thằng trời đánh nó nhét giẻ vào miệng tao, trói chân tay tao chéo lại bằng hai ống quần chứ nếu không tao đâu đến nỗi nào.
-  Cái thằng đáng tởm, chỗ mày đứng thể nào cũng có vài đống, hôi thế mà cũng động cỡn được. Rồi không ai làm gì nó hết sao?
-  Bố tao đến sở cảnh sát thưa bắt nó nhưng nó đã bỏ nhà đi mất biệt. Sau nghe nói nó vào trong bưng theo mấy ông bộ đội.
-  Vậy cũng là hình thức tàn cuộc đời. Gieo gió gặp bão. Nhưng câu chuyện có liên quan gì đến thằng Dũng đâu? Tao hỏi tại sao mày lại yêu thằng Dũng?
-  Xóm tao một con ruồi lạ bay qua cũng biết.
-  Tức là chuyện này cả xóm đều tận tường? Nhưng đâu phải chỉ có một thằng Dũng yêu mày?
Lúc đó Tuyết đang ngồi dựa lưng vào gốc cây nhìn lên cao; mắt nó long lanh sáng phản chiếu đầy những lá xanh non, đẹp như ước vọng lúc bấy giờ.
-  Nó là thằng đầu tiên đạp cửa nhà cầu xông vào bồng tao ra.
-  Cái thằng thế mà khoẻ. Tôi pha trò cho câu chuyện bớt thương tâm.
-  Con khỉ, nó hơn tao những ba tuổi. Trai mười lăm khoẻ hơn bò.
-  Không hơn bò thì cũng phải lấy vì nam nữ thọ thọ bất thân, mày để cho nó ẵm giữa ban ngày ban mặt nên phải lấy là đúng. Tôi vẫn cười cợt.
-  Nhiều khi tao không tin vào số mệnh nhưng cũng phải tin. Nếu chuyện đó không xảy ra và nếu thằng Dũng không đến kịp lúc ẵm tao chạy như giông như gió thì chắc gì giờ này tao còn ngồi ở đây. Tao nhớ nghe loáng thoáng mọi người cản nó bắt phải đưa vào nhà thương...
Mặt Tuyết lại xa xầm xuống, cái dĩ vãng thảm thương thuở nào không thể xóa mờ trong óc dù đã ba năm rồi. Biết nó buồn nhưng tôi lại tò mò muốn nghe nên cố tạo những câu hỏi ngớ ngẩn:
-  Ê Tuyết, tuổi mười hai được thằng con trai mười lăm ẵm có cảm giác gì không?
Mặt nó chợt hồng lên, làn da trắng muốt nổi bật đôi mắt đen lay láy. Đẹp. Nó đẹp thật.
-  Lúc đó tao sợ muốn chết, phần vì chiếc quần ướt, phần vì lạnh, phần lại đau. Bao sức lực như bị lấy đi hết nên đâu thể bám vào nó, người tao rũ như con chó chết, chẳng có quái cảm giác gì cả.
-  Lạ. Không cảm giác mà dám lấy kể ra mày cũng liều thật.
Tuyết cười, nó bấu mạnh vào hông tôi:
-  Tao nói lúc đó kìa! Có điều như mày biết suốt một tiếng sợ hãi, đau đớn ngồi khóc trong nhà cầu hôi hám, tao có cảm tưởng mọi người sẽ kinh hãi nhìn tao như nhìn một con vật ghê tởm. Đến khi thấy mồ hôi nó nhỏ tong tong trên mặt tao mới tỉnh hồn mở mắt ra và cũng chính giây phút ấy nó cúi xuống nhìn tao. Ôi đôi mắt. Phượng ạ! Đôi mắt như nói ngàn lời an ủi với cơn đau của tao mà ở chính bố mẹ tao cũng chưa thể có. Ngay khi bắt gặp tia mắt và thấy thân thể mình nằm gọn trong tay nó tao đã có lời nguyền sau này sẽ phải thuộc về nó.
-  Ghê thật, tuổi mười hai có lẽ chỉ mình mày mới lãng mạn bạo như thế! Nhưng này, tại sao đám con nít lại chọc mày là xà bông Bạch Tuyết?
-  Tại tao nhúng cái quần vào sô nước nên chúng tưởng tao giặt bằng xà bông để phi tang.
-  Như vậy có phải mày lấy thằng Dũng chỉ vì nó đã ẵm mày?
Tuyết lại cấu vào hông tôi:
-  Tao không ngờ đã mười lăm mà mày còn hỏi tao những câu ngớ ngẩn như vậy. Tao lấy nó vì yêu, vì cảm phục và vì cảm thấy được bao bọc che chở.
-  Đơn giản như vậy thôi sao? Mày nên nhớ những đứa đẹp như mày đều chọn chồng giầu trước tiên.
-  Tiền bạc không mua được hạnh phúc. Rồi mày xem những đứa ham tiền sẽ phải khổ vì tiền...
Tôi nhìn Tuyết một lần nữa để nhớ lại câu nó nói xưa kia. Kẻ chọn tiền sẽ khổ vì tiền; còn nó, kẻ chọn lựa vì yêu? Vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ lời nhạo báng thô bỉ kia đang ảnh hưởng tới nó nhưng Dũng, người mà nó cảm phục, kính trọng và tin tưởng sẽ vững chắc như cây cổ thụ, cây tùng, cây bách để được nương tựa, để được che chở lại đang run lên như cày sấy. Tuyết đã lầm trong sự chọn lựa không? Nếu đánh đổi tất cả để chỉ chọn ba điều như nó mơ ước thì nó đang sắp sửa mất hai mà chỉ còn lại một. Còn một là tình yêu mong manh với cuộc sống vật chất giằng kéo.
-  Xà bông Bạch Tuyết.
-  Thằng rỗ ẵm xà bông Bạch Tuyết vĩ đại muôn năm.
-  Muôn năm... Muôn năm... Muôn năm...
Tiếng reo hò cổ võ lẫn tiếng khua cóc cóc, phèng phèng cộng thêm tiếng trống thùng thùng của những hội trống hội kèn đến quá trễ tạo thành khung cảnh hỗn loạn và sống sượng chưa từng thấy. Đám trẻ, đại diện cho quan niệm sai lầm và thành kiến khe khắt của lớp người cũ đang hô hào, phô bày dĩ vãng xưa kia của Tuyết nhưng không hiểu sao ai nấy đều khó chịu bực bội ra mặt dù họ cũng là thành viên đắc lực trong việc rỉ tai hằng ngày xuống đám con cháu. Phải chăng những chuyện xấu, theo họ chỉ nên nói nhỏ sau lưng chứ không nên sống sượng quá như thế? Nhất là họ đang dự một đám cưới mà lẽ ra nên mừng cho cả cô dâu chú rể, dù là lời chúc mừng bằng môi mép.
Tiếng hò hét làm hai bên xui gia nhìn nhau mặt chai cứng. Quan viên hai họ và quan khách ngoài trừ cô dâu ai nấy đều dở khóc dở cười trước bác phó nhòm. Nhưng dù sao cái dĩ vãng gớm ghê kia cũng đã được đứt đoạn, cắt lìa bằng một cái đám cưới. Có điều hai nhân vật chính, liệu họ có nghĩ cuộc đời được chia ra làm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn là một vở kịch ngắn. Dù thế nào họ cũng chỉ diễn xuất theo thị hiếu của khán giả để rồi nguyên thủy họ vẫn là con người, vẫn có những ích kỷ ghen hờn, cũng có những nhỏ mọn tầm thường và có những đào xới dĩ vãng để làm khổ cho nhau. Liệu họ có quên được dĩ vãng để tạo hạnh phúc chồng vợ hay lại cũng như bao nhiêu người dùng dĩ vãng để dằn vặt cấu xé, để che đậy sự thay đổi trong lòng mình khi tình yêu đã phai lạt?
Gió bắt đầu thổi trở lại làm mọi người trở nên bận rộn; kẻ giữ tóc; người nắm giữ vạt áo cho khỏi tốc lên. Từng vũng nước đọng trước sân nhà thờ cũng lăn tăn gợn soi rõ những hình dạng con người chao nghiêng như đang say sóng trước cuộc đời. Cơn mưa bất thình lình quay ngược làm những kẻ tin dị đoan như tôi nghĩ rằng sẽ có những gì bất trắc xảy ra cho đôi vợ chồng mới cưới. Cầu xin tình yêu luôn đi theo họ. Cầu xin tình yêu luôn đi bên cạnh bạn tôi. Tôi nhìn Tuyết, con Tuyết thơ ngây xinh xắn mà khấn nguyện dùm nó vì tôi vẫn không tin tình yêu lại có sức mạnh mãnh liệt có thể đánh bật được mọi trở ngại mà trở ngại lớn nhất vẫn là miệng lưỡi người đời. Nó sẽ là bản án tử hình cột cổ hai vợ chồng và lây cả đến đời con cháu.
-  Về thôi. Về nhà mà chụp hình không thôi mưa tới nơi rồi.
Mọi người vùng hò lên khi thấy khoảng mây đen không biết tích tụ từ lúc nào sắp sửa đổ ập xuống. Thế là chẳng ai bảo ai kẻ xắn quần, người xắn áo xô đẩy nhau mà chạy. Cơn mưa làm mọi người hoảng sợ nhưng nó không đủ tác dụng càn quét, tẩy rửa mọi ô uế trong đầu mọi người, nhất là tôi, một mình với bó hoa tươi cầm tay, với hình ảnh cô dâu phụ và có lẽ cũng là một cô dâu trong tương lai thật gần..... 
 

<< Chương Kết |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 217

Return to top