Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tiểu Thuyết >> Dòng sông oan nghiệt

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12885 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Dòng sông oan nghiệt
Vĩnh An

Chương Kết

Mười lăm năm sau. Một thời gian ngắn của một đời người và còn ngắn hơn nhiều so với thời gian của lịch sử. Vậy ai làm chủ thời gian người ấy sẽ làm chủ lịch sử, và Ai là đấng đã nói rằng “Thời gian là của Ta, Không gian là của Ta” và chắc chắn không phải là người nói rằng, “Thời gian và không gian đều là vô thường và ảo hóa”


Mười lăm năm sau. Buổi sáng Khánh Dung thức dậy với tâm trạng rất sảng khoái, mặc dù đêm qua nhiệt độ ở San Antonio - Texas, Mỹ xuống thấp bất thường. John Caster còn ngủ trên giường bình an và mãn nguyện. Tối hôm qua họ và hai con gái về nhà muộn vì họ đã đi ăn cơm nhà hàng và xem nhạc kịch, sau khi dự thánh lễ ở nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm. Cô đã theo chồng về sống tại nơi này sau cuộc di tản chiến lược 1975, trước thắng lợi chiến thuật của Bắc Việt. Điều được gọi là thắng lợi này sẽ đưa CS Việt Nam vào rọ mà Trung cộng đã làm sẵn vì nó chấm dứt vai trò mở đường mà khối CS đã giao cho tập đoàn CS ở VN.


Tiếng chuông điện thoại reo. Tiếng Khánh Loan ở đầu dây nói:

“A-lô chị Dung hả …Chúa nhật tới ngày giỗ mẹ, em mời chị và anh Castor đến dự, tụi em đã xin lễ cho mẹ và hai linh hồn của cha chúng ta ở nhà thờ San Andrew, Houston rồi chị ạ”  

“Chị cũng định hỏi em về việc này, thì em đã gọi. Được, vợ chồng chị và hai cháu sẽ cùng đến; các con chị và các con em lại được gặp nhau để tình cảm gia tộc của chúng ngày một gắn bó.”

“Tụi em cũng có mời gia đình chú Út Nghĩa đến.”

“Chú ấy đến được không em?”

“Chú nói sẽ cùng gia đình đi xe ca tốc hành từ Florida lên vì chú cũng rất muốn gặp lại anh Huỳnh Hiển mà chú thường gọi là chiến hữu.”

“Chị nghe nói lúc này chú út cũng khá lắm phải không?”

“Vâng, hiện chú là chủ của ba tàu đánh cá loại trung bình, hai đứa con trai đều làm trong bộ quốc phòng trong bộ phận phòng thủ chống tên lửa của Trung cộng và Nga xô.”

“Tốt quá, chị cũng muốn gặp lại thím Thanh Hiên; chắc thím cũng còn đẹp như xưa.”

“Chú út nói sẽ mang cá tươi cho chị em mình làm món gỏi cá. Chú nói sẽ bỏ cá vào một thùng nước đậy kín có bơm ôxy”

“Lấy đâu ra lá để ăn gỏi vậy em?”

“Chị khỏi lo, em đã trồng trong vườn nhà mấy cây lá lốt và lá mơ, lá to bằng bàn tay, còn cây xoài ở góc vườn mới ra thêm một đợt lá non đúng lúc…”

Bên này đầu dây, Khánh Dung bỗng thở dài nói:

“Mỗi lần nghĩ đến mẹ, chị cứ ân hận mãi. Có lẽ mẹ vẫn còn sống với chúng ta nếu chị không làm bậy…”

“Thôi chị ạ, hãy quên đi quá khứ để hướng tới tương lai, trong đó có tương lai của các con mình. Sau cùng em phải tin vào ý Chúa nhiệm mầu đã định cho mẹ như vậy…”

“Em nói cũng phải; khi chị kể lại trong nước mắt câu chuyện của mẹ đã đi tìm cái chết trong dòng sông Nghiệt sau khi đã chứng kiến cảnh tàn sát, chết chóc ở Huế, và hành động sai lầm của chị, anh Castor đã nói, ‘Mẹ chết không vô nghĩa đâu em, bà chết để lương tâm bà không chết. Một cái chết bảo vệ lương tâm’. Em thấy đó, anh ấy rất quảng đại.”

“Em cũng đồng ý với anh Castor về mẹ….” Rồi bên kia đầu dây giọng nói nhanh hơn, “Thôi hẹn chị Chúa nhật tới, bây giờ em phải chở bé Lan đến giáo xứ để nó học giáo lý và học chữ Việt.”

“Phải đó, hẹn gặp lại, chào em.”

 

Cách đó một nửa vòng trái đất trong một làng nghèo, làng Rí, chiều tối hôm đó, Đức Lai và Sọt Rác nằm lăn ra ngủ trên chiếc chỏng tre bên hông nhà sau khi đã uống hết một lít rượu. Từ ngày lão Thổ qua đời và theo yêu cầu của lão trước khi chết, Đức Lai qua nhà Sọt Rác sống như một người anh kết nghĩa.


Bị thương ở chân trong trận Mậu thân, sau đó bị đưa đi Côn đảo, tâm trạng của Đức Lai lúc nào cũng canh cánh hình ảnh của Ngọc Thu mà anh rất yêu thương. Đến năm 1973 được trao trả tù binh sau hiệp định Paris, Đức Lai được đưa ra Bắc đến năm 1976 về lại làng Rí hưởng lương bộ đội phục viên vì chân đi khập khiễng giống như thằng em út bị sốt tê liệt của anh. Trong thâm tâm anh lại mừng vì từ nay anh đứng ngoài cái tập thể mà anh rất ghét. Anh thường bỏ họp chi bộ và thoái thác rằng, “Các đồng chí thông cảm, cái chân tôi bị thương của tôi lúc này hay đau nhức”.


Thế nhưng anh không hề uống thuốc mà chỉ uống rượu. Những lúc nhớ Ngọc Thu, anh bắt thằng Sọt Rác phải ngồi đối ẩm với anh, bắt nó phải nghe anh kể chuyện tình đẹp và rừng rú giữa anh và Ngọc Thu những năm còn chiến tranh. Khi thấy anh khóc và kêu than, “Ngọc Thu ơi, sao em lại đi trước anh và bỏ anh bơ vơ trong biển lửa như thế này… Sao em không rán chờ ngày anh được tha về để chính thức cưới em…” thằng Sọt Rác biết ngay Đức Lai bắt đầu say xỉn và nó giật chai rượu cất đi. Một lúc sau, Đức Lai ngã xuống giường khóc thêm một lúc rồi ngủ. Thằng Sọt Rác dọn dẹp nhà cửa đến mười giờ rồi cũng đi tìm chỗ ngủ. Trong khi chờ giấc ngủ nó không quên nhẩm lại kịch bản Chàng Lía mà nó là người biên soạn và sẽ cùng anh trưởng đoàn lâm khốc trong làng tập cho mấy em lễ sinh. 


Một tuần sau đúng vào ngày Chúa nhật, buổi sáng lúc mặt trời lên được một con sào, các lễ sinh đã có trên sân đình để tập kịch bản mới là Chàng Lía cướp xác (vợ). Đức Lai cũng có mặt trong số năm ba khán giả vì đây chỉ là buổi diễn thử. Trong lúc ra khỏi nhà và đi khập khiễng phía sau Sọt Rác, Đức Lai đã lén lấy chai rượu không cho Sọt Rác thấy. Anh ta bỏ chai rượu vào túi quần bộ đội, một cái quần ka-ki xanh rêu đã bạc màu mà anh đem về từ Hà Nội , còn cái nón cối anh đã vứt ở một nơi nào đó sau vườn chỗ bụi tre mạnh tông, kể từ ngày về làng. Bây giờ anh đang ngồi trên bậc tam cấp của đình làng.


Giữa sân đình Sọt Rác cho đặt một thùng giấy to loại để đựng ti-vi, giả làm quan tài có năm người mặc áo đỏ, quần đỏ giữa lưng áo có dán một chữ “binh” là lính. Đội trưởng chỉ huy toán lính của triều đình bước ra sân khấu:


ĐỘI  TRƯỞNG

“Anh em binh lính nghe này, đêm nay thằng Lía có thể đến cướp xác vợ nó; anh em phải canh chừng cẩn mật, có gì phải báo động ngay để các cơ binh kịp thời đối phó.”        

LÍNH 1

“Thưa thầy đội, Lần trước chúng ta đã lấy xác cha nó để làm kế “điệu hổ ly sơn”, thế mà nó cũng đã liều mạng cướp được xác, lần này nếu nó muốn thì…”

LÍNH 2   nói với  LÍNH 1

“Mày đừng nói gỡ…, tôi nghĩ thằng Lía không mất công liều mạng để cứu vợ đâu vì so với cha là chữ hiếu thì chữ tình với vợ nhẹ lắm.”

LÍNH 3

“Các anh không biết đấy thôi, con vợ này của nó vừa xinh đẹp vừa ngoan hiền, và tên cũng hay nữa…”

LÍNH 1

“À à, hình như là Ngọc Thố, con thỏ ngọc đấy và tôi nghĩ cái tên Lía không xứng với cái tên vợ nó; Lia lía, lía lia thô kệch quê mùa quá…”

ĐỘI  TRƯỞNG

“Tụi bay không cần nghĩ này nghĩ nọ, nói càn nói xiên mà hãy làm đi, hãy vào chỗ của mình mà canh gác đi. Không được ngủ gục đó… thấy động phải cho người báo cáo cho tao biết, nhớ chưa? ”

CÁC LÍNH

“Xin tuân lệnh..”

Các binh lính triều đình tản ra, trong lúc bên ngoài các lễ sinh đóng vai nghĩa quân mặc áo đen thắt lưng đỏ đang chuẩn bị lên sân khấu. Lúc này Đức Lai đã nốc một phần ba chai rượu, gật gù tưởng tượng chàng Lía là mình và Ngọc Thố chính là Ngọc Thu.

Tiếng trống sang canh vang lên và có tiếng reo hò:

“Nào anh em hãy xung phong để cướp lấy xác của trại chủ phu nhân …”

“Xung phong… xung phong…”

CHÀNG LÍA

“Ngọc Thố ơi, hiền thê của anh ơi, chừ anh đến đưa em về với anh và đến nơi mát mẻ sáng láng…”

Hai bên giao đấu tiếng gươm giáo vang lên trong đêm, chen lẫn tiếng người bị thương kêu la rên rỉ. Một lúc sau có tiếng đội trưởng

ĐỘI TRƯỞNG

“Binh sĩ rút lui để xác lại cho thằng Lía.”

Khi ấy tiếng trống thu quân vang lên, bốn người nữ mặc áo trắng lưng giắt hai cờ đuôi nheo màu trắng giả làm đôi cánh của thiên thần cầm bốn ngọn đuốc sáng bước vào đi một vòng quanh quan tài, một cô xông hương từ một bó nhang thơm, các cô kia tung hoa, rồi các thiên thần dẫn đường cho nghĩa quân khiêng quan tài và tháp tùng quan tài đi ra khỏi sân khấu. Lúc đó nghĩa quân hô vang:

“Chúng ta cùng đưa phu nhân trại chủ về quê hưởng phước.”

 Đồng thời dàn cổ nhạc với giọng song ca nam nữ hát điệu xàng xê bài “Về quê hưởng phước”. Bài này do anhTám Bảnh trưởng nhóm soạn, còn bốn người nữ mặc áo trắng giả làm thiên thần tung hoa là do Sọt Rác chế tuồng đưa vào sau lần nó đi xem hoạt cảnh Giáng Sinh ở nhà thờ huyện. Từ đó nó nói cái lưng gù của nó là chân của đôi cánh bị cắt cụt.


Tiếng vỗ tay vang lên tán thưởng vở diễn của hơn chục khán giả đa số là thanh niên, cùng lúc với tiếng thủy tinh vỡ vang lên.


Cái chai còn đọng ít rượu của Đức Lai đã lăn xuống mấy bậc tam cấp vỡ tung tóe. Đức Lai gục đầu ngả tại chỗ hai tay buông xuôi, mắt khép lại một nửa. Tám Bảnh chạy lại rờ vào mạch máu cổ biết rằng Đức Lai đã chết do đột quỵ vì xúc động.


Sọt Rác chạy đến sau, ôm lấy Đức Lai khóc nức nở. Khi người ta kéo Sọt Rác ra, tay anh còn nắm chặt một cuốn sách mà Sọt Rác vừa lấy từ túi áo kaki của người anh kết nghĩa của mình. Đó là cuốn Thánh Kinh Tân Ước mà trước 1975 đạo Tin Lành hay phát không cho tín hữu và năm ngoái, Đức Lai đã mua lại của một bà mua ve chai. Sau đó người ta tìm cái võng khiêng anh ta về nhà. Vâng Đức Lai đã theo chân Ngọc Thu yêu quý của anh cùng ngày và cùng tháng dù khác năm. Anh ra khỏi cõi trần đáng chán này mà di căn lòng thù hận làm mê muội lòng người CS bao năm qua  trên mảnh đất này… trước sân khấu cuộc đời.


Năm đó Đức Lai hưởng dương 55 tuổi, được Sọt Rác cùng bạn bè chôn bên cạnh phần mộ của Ngọc Thu.

 

HẾT

<< Chương 10 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 986

Return to top