Cuộc đời bên ngoài song sắt có lẽ phức tạp hơn. Tối hôm đó trong bữa ăn Lê Đối nói với Kim Thản:
“Tối nay để mẹ con ngủ yên, ta có một việc sẽ trao đổi với con.”
“Vâng” Kim Thản vô tư đáp rồi vào phòng chờ đợi
Hơn mười giờ đêm, Lê Đối ôm cái mền vải màu đỏ như màu cờ đảng bước vào phòng ngồi xuống cái ghế và nói:
“Tao muốn hỏi con thằng Bát thế nào rồi, nó có chịu hiến đất không?”
“Anh ấy chưa chịu, nhưng con sẽ an ủi và khuyên bảo anh ấy chịu bỏ ruộng.”
“Phải vậy thôi, còn người còn của, nhưng tao nghĩ cũng thương hai đứa mày. Chưa gầy dựng được gì mà đã trắng tay,” rồi Lê Đối đổi giọng ngọt ngào nói, “mày có biết tao thương mày lắm không Thản, tao nghĩ chắc sẽ phải bù đắp cho mày có vốn làm ăn.”
“Cha định bù đắp cho con cái gì?”
“Khoan nói chuyện đó, tối nay tao muốn ở lại đây an ủi mày cho tới sáng …”
“Không được đâu, cha về đi không con sẽ la lên và mẹ thức dậy đứng tim chết là lỗi tại cha đó.”
Lê Đối như biết mình không phải khi muốn làm một phú hộ trong ca dao đổi ba bò chín trâu để lấy cái quạt mo … đúng hơn là cái quạt xếp của con dâu Kim Thản, nên đứng dậy ngay và ra khỏi phòng nhưng để lại cái mền đỏ trên ghế:
“Tao nói không phải, vậy tao về đây.” Lê Đối tỉnh queo nói.
Khi cha chồng đi rồi, Kim Thản thở dài nhẹ nhỏm nhưng ngay sau đó cô thấy mình hấp tấp vì không đợi đến lúc hỏi rõ sự bù đắp mà ổng nói như thế nào. Nhưng thôi mặc kệ ổng, mình đâu phải là bọn con gái của các tá điền, những thiếu nữ ngây thơ và dễ bị kẻ quyền thế mồi chài. Cô nằm xuống giường sắp ngủ, thèm được vòng tay khỏe mạnh của chồng siết chặt đưa vào giấc ngủ đầy những giấc mơ đẹp. Bỗng có tiếng động của Lê Đối đẩy cửa bước vào, tay cầm một cây roi mây giấu sau lưng, Lê Đối nói:
“Tao vào lấy cái mền… mày chưa ngủ hả Thản?”
“Dạ chưa.” Kim Thản vừa đáp vừa ngồi nhỏm dậy trên giường.
Bất ngờ Lê Đối giơ cao roi mây đổi giọng giận dữ nói:
“Mà mày tệ thật, tao định an ủi mày nhưng mày không cho, mày còn đuổi tao. Bây giờ thì tao đuổi mày ra khỏi nhà tao, tiền bạc để lại, quần áo để lại. Không dâu con gì cả.”
“Sao khi không cha lại đuổi con?”
Lê Đối quất cây roi xuống mặt bàn một cái rõ to để thị uy rồi nói tiếp:
“Tao thương mày vì mày giống bả hồi còn con gái thế nhưng mày còn phách lối đuổi tao.”
“Cha thương Thản thì cha bù đắp những gì?” Kim Thản xuống nước.
“Đủ cho hai vợ chồng mày ra Đà Nẵng sống, nếu thiếu tao cho thêm nghe chưa.”
“Dạ nghe…”
“Dạ nghe rồi sao nữa?”
“Tối nay cha ở lại đây với Thản và đừng đuổi Thản đi nữa.”
“Vậy mới ngoan chứ.”
“Nhưng cha cũng hứa với Thản từ nay không được xâm phạm đến các con gái tá điền nữa.” Cô cố gằng đưa một việc nghĩa vào hành động xấu.
“Mấy con đó tao không yêu, còn mày tao yêu và mày là mối tình thứ hai cũng là cuối cùng của tao,” rồi ông dịu dàng nói tiếp, “Thản biết không, tao sống kỷ niệm này cho tới chết đó Thản.”
“Kỳ quái thật, hai cha con nhà này cùng yêu mình Thản sao?”
“Chứ sao, tao đâu cấm tao không được yêu thương mày.”
“Trời ơi, sao ngang trái vậy?” Kim Thản kêu lên.
“Thôi để tao trải cái mền đỏ để Thản nằm cho ấm lưng.”
Một lát sau trong ánh đèn đã vặn nhỏ xuống, Lê Đối tiến lại giường của con dâu để cưỡng dâm, có tiếng kháng cự yếu ớt của Kim Thản sau cùng cô nhắm mắt buông xuôi, nhớ đến người chồng còn bị giam ở nhà làng. Rồi từ hai cái bóng chờn vờn, quần thảo, vang lên dồn dập tiếng thở dốc và tiếng rên rỉ trong lạc thú.
Sau này khi nhớ đến mấy đêm ăn nằm với Lê Đối, Kim Thản rất ân hận, dù vậy cô không muốn nghĩ mình bị cưỡng dâm nhưng coi đó là sự hy sinh của cô cho gia đình; cô phải thừa nhận cha chồng thương cô thật, còn cô chỉ có một mối thương cảm nào đó đối với ông. Cô cho rằng trong việc này có sự đồng thuận của cả hai như một thứ giao kèo. Dĩ nhiên Lê Đối hứa sẽ bù đắp tiền bạc cho cô sau sự cố Việt Minh trong làng cướp đoạt ruộng đất của vợ chồng cô.
Cô không ngờ rằng mình áp dụng quan điểm cứu cánh biện minh cho phương tiện như mấy cán bộ CS trong làng vì lòng cô không có sự tàn nhẫn của họ. Có thể cô đã lạm dụng lòng thương cảm của cô. Vả lại cô muốn cùng chồng rời khỏi mảnh đất mà Thầy Trình nói là đất dữ, nhưng không thể ra đi với hai bàn tay trắng. Mấy ngày nay cô nghĩ đến lời Thầy Trình nói với con trai út Tuấn Nghĩa mà em cô, Huỳnh Hiển, đã kể lại. Cô cần (và ngụy tín cô sẽ mượn tạm) món tiền của cha chồng để cùng chồng ra đi. Cô không ngờ lòng thương cảm trong tình thế miễn cưỡng ấy đã để lại một khoảng tối đáng hổ thẹn trong tâm hồn cô cùng một kỷ niệm buồn về cha chồng Lê Đối.
Giữa năm 1945 nghĩa là khoảng hai tháng sau ngày Lê Bát được tha về, vợ chồng Lê Bát- Kim Thản dọn nhà ra Đà Nẵng sống, thực chất là để chạy trốn Việt Minh. Ngày ra đi Lê Đối nhìn Kim Thản nhỏ lệ. Ông nghĩ được yêu Kim Thản dù chỉ trong mấy đêm ngắn ngủi là sự toại nguyện sau cùng và lớn nhất của đời ông. Trong lúc thằng con cả Lê Ngát mừng rỡ vì sẽ trở thành người con trai duy nhất sống bên cạnh cha và thừa hưởng mọi của cải, không phải chia lại cho thằng em Lê Bát bị lấy mất ruộng đất. Thấy cha chồng Lê Đối nhỏ lệ, Kim Thản nhớ lại dòng nước mắt mà đêm nào cha chồng cô đã để rơi trên đôi vú no tròn căng thẳng của cô hôm chồng cô còn bị giam giữ, cô nắm tay bố chồng nói:
“Cha ở lại đừng uống rượu nhiều nhé, thỉnh thoảng chúng con về thăm cha.”
“Con biết lý do cha uống nhiều … chỉ tại cha buồn.”
“Vâng, nhưng cha cũng biết con sẽ không giúp được gì cho cha nữa…” rồi một nỗi thương cảm trào lên, lòng cô nôn nao khó tả.
Phần Lê Bát, anh không hiểu tại sao vợ mình có tiền mua được căn nhà nhỏ ở một con đường nhỏ tại Đà Nẵng, rồi lại có tiền làm vốn bán hàng khô. Nếu có hỏi thì Kim Thản õng ẹo trả lời:
“Ba má em thấy anh mất hết ruộng đất đã đi vay mượn một người giàu có trong làng chài có họ hàng xa với mình. Sau này mình làm ăn khá giả sẽ trả lại cho người ta.”
“Ba má em tốt quá.”
“Còn phải nói…” cô mỉm cười đáp lại và thấy từ sau khi chồng được tha về cô yêu chồng cô nhiều hơn vì đôi khi cô thấy có hai người đàn ông trong chỉ một người.
Hơn sáu tháng sau cô sinh cho Lê Bát một đứa con gái đầu lòng đặt tên là Thanh Hiên.
Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước và sau cái tết năm đó, Ngọc Thu rồi Mỹ Xuân, Mỹ Đông, ba người phụ nữ trong tổ chức, lần lượt sinh con: con gái Ngọc Thu được Tuấn Nhơn đặt tên là Khánh Dung, con trai Mỹ Xuân được Bảy Long đặt tên là Mạnh Cường, con trai Mỹ Đông được Huy Phụng đặt tên là Huy Khang. Suốt thời gian qua, ba người phụ nữ trẻ này mang bầu khệnh khạng không thể tham gia các phong trào chỉ làm công tác tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho tổ chức.
Khi con được sáu tháng, Ngọc Thu và Mỹ Xuân khi cần làm công tác thì giao con cho Mỹ Đông trông hộ. Lúc đó Mỹ Đông và mẹ cùng thằng em trai út trông nom một lúc ba đứa trẻ. Đứa em trai kế Mỹ Đông tên Đức Lai thì xách súng đi theo bảo vệ chị và bạn chị. Ở tuổi dậy thì, Đức Lai đã bị vẻ đẹp của Ngọc Thu làm bối rối, bồi hồi, vẻ đẹp mà nó thường lén nhìn: nó chỉ đi xa xa phía sau không dám đi gần Ngọc Thu. Đôi khi nó nhắm mắt lại để xua đuổi những điều mộng tưởng vẩn vơ trong lòng nó, có lần vì nhắm mắt mà nó xuýt rơi xuống mương, còn bị cành cây va vào đầu là chuyện thường. Sau này Ngọc Thu có biết hành vi khờ khạo của nó nhưng lúc đó nó không còn đi chung với nàng nữa. Ít lâu sau đó thì nó vào căn cứ trong rừng.
Đặc biệt là Ngọc Thu, cô có biệt tài tuyên truyền những phụ nữ khác bằng cách đánh vào cảm xúc và những thèm muốn ích kỷ thấp kém như thèm muốn của cải vật chất, địa vị trộn lẫn với những tâm tình cao thượng như lòng yêu nước nhưng đã trở thành quá khích, bị bóp méo hay hướng về những tư tưởng phá hoại. Trong trường hợp sau nó có vẻ như một trò chơi nguy hiểm của ngôn từ trừu tượng. Còn những giá trị luân lý như hiền hòa, nhẫn nại, từ tâm, khoan dung, quảng đại, bảo vệ chân lý… nói cách khác những giá trị của lương tâm trong sạch và tỉnh thức, hãy cho vào quên lãng hoặc giấu biến chúng đi.
Ngọc Thu nghe nói khi cướp chính quyền ở Hà Nội từ tay quân phiệt Nhật, các cán bộ đã tập trung các me tây, gái điếm, gái đứng đường, thành phần giật giọc, trộm cướp ở Hà Nội lại thuyết giảng về sứ mệnh và lý tưởng của Việt Minh, cả hội trường vang lên tiếng khóc, các cô gái hư thân mất nết ấy khóc rưng rức. Họ ăn năn tội và nguyện hy sinh tấm thân nhơ uế ấy để phục vụ cho Đảng và cho Bác. Họ thật thà khóc như mưa cho tủi nhục quá khứ của bản thân và nhất là cho ‘hạnh phúc’ tương lai của đất nước.
Ngọc Thu ước ao có được kỹ năng tuyên truyền trơn như mỡ, ngọt như mía lùi ấy của các cán bộ đàn anh dùng những điều hoang tưởng nếu không nói là sai sự thật để lôi kéo, quyến rũ người thật thà vô tâm. Lúc đó cô chưa biết phần sau của câu chuyện mà cô chỉ mới vẽ ra phần đầu.
Sau những buổi tuyên truyền ấy, những cô gái bất hạnh ở Hà Nội được luyện tập quân sự, được giao cho những cây súng trường nặng trịch và cổ lỗ để ngăn chặn quân Pháp tái chiếm Hà Nội cho quân đội chính quy kịp thời rút lên Việt Bắc. Khi đối đầu với quân Pháp, một đội quân chuyên nghiệp, hầu hết họ đã bị tiêu diệt, trở thành những viên gạch lót đường cho đảng và mau chóng rơi vào quên lãng.
Ngọc Thu cũng đã có một vài thành công nào đó nhờ cô học tập kỹ nội dung tuyên truyền. Chỗ nào chưa hiểu, Tuấn Nhơn sẵn sàng hướng dẫn cho cô. Cô còn vận dụng cái bi thảm của tiểu thuyết diễm tình và của cải lương mà cô rất mê vào trong câu nói. Nhưng cô càng thành công trong sự tuyên truyền thì đạo đức của bản thân cô và của mặt bằng xã hội chịu ảnh hưởng sự tuyên truyền ấy cũng bị xuống cấp, vì đạo đức không thể tách rời chân lý. Lương tâm của cô ngày càng thui chột. Hơn một lần cô đã làm cho các bà mẹ trung niên khóc rưng rức não nùng khi nghe cô lên án giặc Tây và bọn Việt gian:
“Giặc Tây tàn ác vậy sao Thu, chúng lột da người ta như lột da thỏ … chúng ác mà sao chúng chịu khó vậy?” dì Tám hỏi.
“Tại sao mà Tám nói chúng chịu khó?” Ngọc Thu hất mặt, trừng mắt hỏi lại.
“Hồi đó dì làm trong nhà hàng Tây, dì sợ đầu bếp sai dì làm món ‘thỏ lột da xối rượu vang’ vừa dơ lại vừa mệt và đầu bếp nói dì khéo tay lại chịu khó nên giao cho dì việc đó.”
“À ra thế” Ngọc Thu nói nhưng có vẻ ngượng ngùng.
“Ờ, ai mà làm như vậy cho mất công.” Dì Bảy nói.
Nhưng lúc đó một thím tên Mùi nức nở khóc, “Tội nghiệp người bị sát hại đó quá.”
Có mấy dì khác nói “Ờ tội nghiệp quá…” và khóc theo, làm thím Mùi khóc to hơn. Thím Mùi đâu biết rằng tiếng khóc ấy sẽ còn theo thím suốt đời vì năm đứa con trai của thím sau này theo VC lần lượt bị bắn gục trên chiến trường du kích. Và khi về già lúc bệnh bao tử không cho thím ăn gì ngoài món cháo đậu, người ta mặc cho thím một cái áo nhung tím than, đeo cho thím một sợi dây chuyền có gắn ngọc trai giả, cài trước ngực thím một huy chương “Bà mẹ anh hùng”. Lúc đó thím cũng khóc không phải vì vinh hạnh mà tội nghiệp cho chính mình.
Sau một lúc im lặng nặng nề đầy bi thảm, câu chuyện đổi sang đề tài xã hội mới. Dì Chín hỏi Ngọc Thu:
“Trong xã hội mới như cháu Thu nói, các dì sẽ không còn làm thuê cho địa chủ mà trở thành chủ đất, như vậy lúc đó cháu phải vị trí ở trên chủ đất, đúng không?”
“Vâng, các dì là chủ tập thể còn cháu chỉ làm việc quản lý thôi.”
“Ủa người làm chủ không được quản lý sao cháu, vậy làm chủ để làm gì?”
“Để tự mình lao động sản xuất.”
“Còn thành quả thì sao?”
“Được chia đều cho mỗi người đủ dùng”
“Vậy thì để cháu làm chủ luôn cho rồi, các dì đi tìm ruộng khác để xin làm tá điền tiếp…”
“Không được đâu, đất của các dì mà.” Ngọc Thu ấp úng nói.
“Không dám đâu…” dì Tám và dì Chín cùng nói.
Ngọc Thu càng lúng túng không biết mình nói có đúng đường lối không nhưng xem ra lý lẽ này bế tắc. Lúc đó cô chợt nhớ một câu trong bài học, cô liền nói:
“Để cháu giải thích cho các dì các thím rõ, trong xã hội CS, mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, sự quản lý sau một thời gian sẽ bị bãi bỏ.”
Dì Bảy hay kể chuyện tiếu lâm nói:
“Theo dì không ổn, Thu ơi!”
“Sao lại không ổn? Đó là sự tuyệt vời của chế độ CS, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, dì còn chê chỗ nào nữa?”
“Để dì nói con nghe, vả lại việc này cháu cũng biết. Con Mỹ Xuân có lần nó than với dì bộ phận nào trên thân thể của thằng Bảy Long cũng lớn quá khổ nên ban đêm khi ăn nằm với chồng nó, nó nói, một lần thì sướng, hai lần thì sợ, ba lần thì đau. Thế mà đêm nào chồng nó cũng ‘tối thiểu là ba, tà tà là sáu’. Dì thấy nếu để cho thằng Bảy Long hưởng theo nhu cầu thì con Mỹ Xuân chết sớm. Tội nghiệp con bé.”
Ngọc Thu bị bẻ lại bất ngờ phải làm thinh, cái lưỡi thường ngày dẽo quẹo của cô cứng lại như lưỡi gỗ. May mà lúc đó dì Tám góp ý:
“Dì nghĩ tổ chức nên thiến bỏ cái đó của thằng Long, phong nó làm hoạn quan hay công-công gì đó kiêm việc mõ làng là ổn thôi.”
Cả phòng họp cười vang, thím Mùi và mấy dì ngồi gần thím vừa lau nước mắt vừa cười ục ục.
“Đâu được, như vậy lấy ai đáp ứng nhu cầu của Mỹ Xuân vì nó cũng phải được hưởng theo nhu cầu chớ.” Dì Chín nói.
Lúc này cuộc bàn thảo chính sách của chế độ tương lai trở nên sôi nổi, Dì Tám nói to:
“Việc đáp ứng nhu cầu của Mỹ Xuân giao cho chủ tịch ủy ban Việt Minh là xong, đúng không?”
Ngọc Thu giật mình vì trong lần bầu bán vừa qua, Tuấn Nhơn được bầu làm chủ tịch. Cô còn nhớ lại sau khi ăn cưới nhà Lê Bát, Mỹ Xuân còn bỡn cợt xin cô nhường Tuấn Nhơn cho ả; biết đâu ả nói thật. Bây giờ cô phải cho ý kiến để kết thúc buổi họp vì cô thấy nhức đầu như Tôn Ngộ Không bị cái vòng Kim-cô siết chặc:
“Cháu nghĩ đó là trường hợp đặc biệt nên có lẽ mình phải cấp thêm cho Bảy Long hai hộ lý nữa để tăng tuổi thọ cho Mỹ Xuân, đồng thời bắt Bảy Long lao động gấp ba cho mất sức và bớt hăng chứ gán chồng cháu cho Mỹ Xuân sao được. Còn bây giờ cháu tuyên bố kết thúc buổi họp, lần sau mình sẽ học tập tiếp. Lúc đó dì Chín nói:
“Ờ cũng phải, tao đang khát nước gần chết, bao tử tao bắt đầu sôi lên đòi ăn.”
Mọi người ra về không còn bận tâm mình đã tiếp thu được gì, giống như câu chuyện bịa đặt để giỡn chơi. Nhưng họ vẫn còn bàn tán không biết ‘cái ngọc quản’ của Bảy Long nó lớn cỡ nào.
Cũng sáng hôm đó, thầy giáo Thiết Trọng đến nhà địa chủ Lê Đối theo lời mời của ông này vì hai người có việc cần bàn cụ thể là thống nhất một giao kèo sang nhượng. Chờ khách ngồi yên vị, và bữa tiệc nhỏ dọn lên sẵn sàng, Lê Đối mời thầy giáo cầm đũa và nói:
“Tôi đồng ý nhận giữ căn nhà của thầy giáo và đưa thầy mấy lượng vàng mà ta đã thống nhất để thầy về quê như thầy nói. Hôm nay hai bên có thể ký giao kèo và để tuần sau thầy có thể dọn đi.”
“Cám ơn ông đã đồng ý vì thời buổi loạn lạc này bán nhà không dễ.”
“Đúng vậy nhưng khi nào thầy muốn quay về sống ở làng này, thầy cứ trả lại số vàng bằng số tôi đưa hôm nay, tôi sẽ trả nhà lại cho thầy. Nhưng tôi tò mò muốn biết lý do nào thầy về lại Hội An.”
“Không giấu gì ông, bà cả nhà tôi có nhắn lời cho tôi biết bà ấy đã đồng ý nhận cô Hồng Nhu mà tôi đang sống làm bé chính thức và cũng yêu cầu chúng tôi về lại Hội An để toàn gia xum họp trong ngôi nhà lớn của tổ tiên để lại. Tôi thấy hai bà làm hòa như thế tôi rất mừng nên chấp nhận đề nghị đó. Vả lại tôi thấy mình có lỗi vì tôi đã bỏ mặc hai đứa con trai bà cả; chúng cũng cần có tôi bên cạnh để bảo ban ở tuổi thiếu niên sắp bước vào tuổi trưởng thành.”
“Đúng, làm chồng và cha phải luôn giữ được đức công bằng và vô tư mới phải. Hoàn cảnh của tôi có chỗ giống thầy mà cũng có chỗ khác thầy. Trước đây tôi có tằng tịu với một con nhỏ tá điền, sau đó thì thôi đường ai nấy đi. Tôi tưởng sau đó nó đã có chồng con. Vừa qua nó nhờ người nhắn tôi nó ở vậy tới già vì nó chỉ thương có một mình tôi. Tôi vừa áy náy vừa ân hận đã phá hỏng một thủa xuân thì của nó. Tôi nghĩ lại và tôi quyết lo cho nó, mua cho nó cái nhà, chu cấp cho nó khi nào tiện tôi sẽ đến thăm nó.”
“Ông quả có lòng nhân hậu…” Thầy Thiết Trọng khen Lê Đối.
Thế nhưng sau đó họ lại nói đến cái sự không tốt và phiền toái của việc đa thê. Rồi hình như khi nói nhiều đến dục vọng của đàn ông đã làm Lê Đối nhớ đến Kim Thản vốn đã để lại trong lòng ông nỗi nhớ thương da diết khôn nguôi, bởi cô đã khuyên ông biết đối xử tốt với phụ nữ nên Lê Đối chủ động nói sang chuyện khác, ông hỏi:
“Xin thầy cho tôi ý kiến vì mấy lúc gần đây tôi không hiểu sao sự tuyên truyền của CS làm dân làng ra mê muội tin rằng chỉ cần đánh Pháp và cướp được chính quyền là trở thành ông / bà chủ đất trong khi ông cha tôi là Lê Thát khi đến đất này phải thay trâu kéo cày làm việc quần quật như thằng nô lệ mới có được cơ ngơi này. Chỉ những đầu óc bệnh hoạn muốn cướp bóc người khác mới nói năng như thế phải không thầy?”
Thầy Thiết Trọng không trả lời ngay; thầy gắp một miếng thịt gà luộc và uống thêm một ngụm rượu, rồi thầy nói:
“Như ông đã nói, không có sự truyên truyền nào không có ít nhiều điều dối trá và nó chủ yếu đánh vào tình cảm và dục vọng của con người và không bao giờ nó mời gọi người ta suy nghĩ. Dĩ nhiên đôi khi nó cũng đưa ra một vài thứ lý thuyết này nọ với ít nhiều lập luận có tính giáo điều, nhưng chỉ để bóp méo và hướng vào con đường một chiều đã định trước.”
“Vậy trong dân chúng nhiều người sẽ bị sụp bẫy phải không thầy?”
“Phải vì khi chịu nghe tuyên truyền cũng giống như khi uống lầm thuốc độc hoặc bùa mê. Thế nên đừng nên nghe lời chúng nói mà hãy nhìn việc chúng làm để xét đoán. Vả lại dân mình dễ sụp bẫy vì hầu hết có thể trạng dễ bị nhiễm độc…”
“Có chuyện đó sao thầy?” Lê Bát ngạc nhiên hỏi.
“Có chứ, thể trạng đó chính là mảnh đất tốt để cỏ dại tuyên truyền mọc lan và trùm lấp rất nhanh. Đó có thể là tâm lý thụ động, thờ ơ “thế nào cũng được”có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi thêm thói quen sống bằng trực giác cụ thể ít biết suy luận, dễ bị trò ảo thuật của ngôn ngữ làm mờ mắt. Ngoài ra cuộc sống quá nghèo khổ dễ lấy bánh vẽ làm bánh thật. Nhưng nói chung có ba yếu tố làm người ta dễ mắc bẫy tuyên truyền là: phả hệ của tư tưởng, thiếu trình độ trí thức và thiếu trình độ tu dưỡng bản thân.
“Thầy có thể nói cụ thể hơn được không?”
“Tôi chỉ nói mấy điều tôi thường nhận thấy như người theo nho giáo /Phật giáo dễ tin lời CS hơn người đạo Chúa vì phả hệ của Nho-Phật về đại thể là vô thần…”
“Có phải thầy đang nói về phả hệ … đúng không? Nhưng xin thầy giải thích thêm về điều này.”
“Phả hệ của tư tưởng là sự lưu truyền nó qua thời gian và được truyền thống củng cố. Những người cùng một phả hệ có những quan điểm về nhân sinh và vũ trụ giống nhau hoặc dễ dàng hòa hợp nhau và họ tìm đến nhau. Nhà nho gọi đó là Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu và nôm na dễ hiểu là Ngưu tầm ngưu mã tầm mã.”
“À vì thế mà khi gặp người khác phả hệ họ phải dùng cách khác.”
“Đúng thế, khi tuyên truyền cho người đạo Chúa và để người này sụp bẫy, cán bộ tránh nói hữu thần/vô thần mà nói đến chuyện khác như tình-tự-dân-tộc này nọ hoặc đánh vào dục vọng của người nghe như địa vị, tiền tài, gái đẹp. Vì thế tuyên truyền cũng lôi kéo được những ông linh mục đen-vỏ-đỏ-lòng vì những ông này hoặc dốt triết học nên không tin sự phê phán khách quan của Giáo hội đối với học thuyết Mác-Lênin, hoặc có tham vọng lấy thần quyền để có thêm được thế quyền. Rõ ràng những linh mục ấy có sự khiếm khuyết về trí thức mà tham vọng lại nhiều.”
“Khó quá làm sao họ hiểu nổi từ cả hai phía, kẻ chủ trương học thuyết và người phi bác học thuyết .” Lê Đối nhận xét, thật ra cho chính mình.
“Cái dễ là cái giả tạo, ông biết đấy, nào là tình-tự-dân-tộc, rồi lòng yêu nước được hiểu theo một cách độc đoán nào đó, và độc địa nhất là đánh vào sự khổ chế tình dục của các linh mục bằng sự cám dỗ của các nữ cán bộ mơn mởn xinh tươi… Nhưng tôi đang nói quá nhiều lại có vẻ bất kính các linh mục.”
“Không, thầy cứ nói đi rồi từ từ tôi cũng hiểu hết. Có khi tôi chợt hiểu lúc uống rượu một mình.” Lê Bát thành khẩn yêu cầu.
“Khi CS tuyên truyền cho dân quê ít học, họ nói những điều mà chính họ cũng không hiểu rõ, ví dụ như họ truyên truyền Liên Xô giàu mạnh hơn Mỹ, đã từng giải phóng Ba Lan, Hung gia Lợi nhưng thực chất là xâm lăng lại các nước này từ tay Đức Quốc xã và cũng áp đặt một chính quyền thần phục Liên Xô trừ khử mọi kẻ chống đối.”
“Thầy nói chuyện này, tôi càng thấy rõ sự tuyên truyền giống như người mù còn cõng người mù, người nói và người nghe đều không hiểu rõ thực chất vấn đề. ”
“Đại khái là như thế … Nhưng tôi nói quá nhiều những điều vô ích.” Thầy Thiết Trọng tìm cách đổi đề tài.
“Sao vô ích được?” Lê Đối phản đối.
“Vì luôn có những người mê muội tin vào sự tuyên truyền giống như những người có nhiều âm khí thường hay gặp ma. Tôi chỉ nói bấy nhiêu thôi, tôi cũng sợ lắm, vì tuyên truyền có ma lực đưa người ta vào đêm tối dầy đặc giữa ban ngày.”
“À thì ra người nghe thiếu sự tu dưỡng để yêu mến sự thật và trấn áp lòng ham muốn của cải địa vị và nhục dục thân xác nên dễ bị kẻ không tưởng đánh lừa, cho ăn bánh vẽ trong khi nếu mình có đức hạnh, không nuôi tham dục, mình có Đức trọng thì quỷ thần mới sợ mình. Nhưng thầy biết đấy người có đức hạnh thời nào cũng có dù không nhiều.”
“Thời này càng ít vì người đức hạnh hay nói thẳng dễ bị sát hại bởi sự cuồng tín chính trị. Tôi cho đó là thái độ thần bí của đám đông với những lãnh tụ của bóng đêm.” Thầy Thiết Trọng thở dài đáp lại.
Thấy thầy giáo thở dài buồn bã đôi mắt có vẻ hoảng sợ, Lê Bát nói:
“Thầy không muốn nói nhiều tôi không ép. Vả lại tôi biết như thế cũng đủ. Uống thêm ít lượt nữa, tôi sẽ tiễn thầy về để vợ thầy không phải nóng lòng chờ.”
Thật vậy, thầy Thiết Trọng không muốn nói nhiều về chính trị là lãnh vực có nhiều cạm bẫy cũng như họ không muốn uống say, nhất là Lê Đối sợ mình thất thố với thầy cũ của út Miều. Ông chỉ uống say khi độc ẩm.
Khổ nỗi gần đây khi một mình uống say giữa cảnh hoàng hôn quạnh quẽ, hình ảnh của Kim Thản cứ chờn vờn lẫn quẫn bên ông qua một lớp sương mù. Hình ảnh nàng trong cặp áo cưới cô dâu màu hồng tươi, hình ảnh nàng trong bộ đồ đen thô và dày khi đi làm ruộng và hình ảnh nàng phơi bày trong đêm dâng hiến, chúng bấu chặc vào tâm trí ông như những móng vuốt con diều hâu bấu chặt con mồi. Vâng, ông đã nghĩ đến việc săn sóc con nữ tá điền cũ lỡ thời chỉ vì muốn sống tốt theo lời con dâu Kim Thản khuyên ông: nàng là mối tình “lãng mạn” nhất của ông mà không tiểu thuyết trữ tình nào mô tả hết.
Nhưng xét cho cùng, ông không làm việc này vô ích. Ông tìm cho mình một chỗ dựa chính trị, vì con nhỏ lỡ thời đó là Việt cộng. Mặc dù ông đã hứa với Tuấn Nhơn sẽ đóng thuế đầy đủ ruộng bên này sông cho tổ chức ngoài ra còn tiếp tế vào chiến khu phân nửa số còn lại nhưng ông vẫn chưa yên tâm. Ông phải dùng thêm kế sách cưới con tá điền VC mà cha của nó hiện là bí thư của Việt Minh trên huyện, thỉnh thoảng có xuống giám sát và chỉ đạo công việc của tổ chức tại xã này. Nghĩ đến việc ấy Lê Bát thở dài, “Lần này mình sống chung không phải với gái quê chất phác mà với một con cọp cái. Không biết chừng nào nó sẽ nhai nát cái thân già mà ham chơi trống bỏi này. Nhưng trước hết mình cần phải giải thích cho Kim Thản thông cảm với mình trong lần gặp lại khi có dịp để Kim Thản biết lòng dạ của mình lúc nào cũng nghĩ về nàng?”
Về gần đến nhà thầy Thiết Trọng đã nghe thấy tiếng đứa con trai gần đầy năm của thầy khóc vang, ngoài ra còn tiếng Hồng Nhu, vợ thầy kêu ú ớ. Thầy giáo vội vã chạy vào nhà. Trước mặt thầy là một cảnh tượng kinh hoàng: đứa con thầy nằm lăn lóc trên mặt đất kêu khóc còn vợ thầy bị trói gô vào cột nhà, miệng bị nhét giẻ, hai nút áo trên cùng bị bung ra.
Thầy vội vàng lấy dao cắt đứt dây cột bằng sợi của bẹ chuối to bản, lấy giẻ ra khỏi miệng cô Hồng Nhu, rồi chạy lại bế thằng bé lên. Vợ thầy vừa khóc lóc vừa nói:
“Lúc anh vừa ra khỏi nhà một lúc thì thằng Cám và một thằng, một con, ba đứa xông vào nhà mình. Chúng nói tìm anh để dạy cho anh một bài học về nữ quyền. Thằng Cám cầm một cây roi tre vừa dài vừa to quơ quơ trong không khí. Không có anh, chúng định ra về chờ lần sau, nhưng lúc đó con nữ nói:
“Để tôi dạy cho con vợ một bài học trước rồi lần sau mình sẽ trừng trị thằng chồng.
“Rồi chúng bắt em ngồi vào bàn học, con nữ đeo khăn rằn đứng trên bục giảng em về “Nam nữ bình quyền”, chồng không được đánh vợ, trấn áp vợ, đè nén vợ bất cứ lúc nào… trong những trường hợp đó vợ phải phản kháng v.v… Nó nói nhiều lắm em không nhớ hết.”
“Đồ điên loạn, vậy sao em không hỏi trong những lúc ăn nằm với nhau thì ai đè ai?”
“Em quên.”
Thầy Thiết Trọng tức giận vì con nữ đã dám dùng lớp học thầy dạy chữ nghĩa cao thượng vào việc tuyên truyền, thầy gào lên “Quân bất lương, khốn nạn,” nhưng thầy bỗng lạc giọng khi thấy trên bảng đen hai dòng chữ bằng phấn trắng: Trí, phú, địa, hào đào tận gốc,trốc tận rễ và Nam nữ bình đẳng giết Tây, diệt tề. Như thế là chúng xếp mình vào loại trí thức phải đào, phải trốc. Mình có bao giờ tự xếp mình vào loại trí thức đâu. Phải, mình có bằng tiểu học Pháp, nhưng bên Pháp, đứa con nít mười một, mười hai tuổi đứa nào chẳng có. Lúc đó thầy quay lại hỏi vợ:
“Rồi sao chúng nó trói em vào cột nhà? ”
“Trước khi ra về thằng Cám nói phải trói em vào cột nhà để cảnh cáo anh. Thế là hai thằng lôi em trói lại nhét giẻ vào miệng em rồi bỏ đi nói tuần sau sẽ đến.”
Dĩ nhiên cô Hồng Nhu đã bỏ qua một chi tiết: nhân lúc trói cô lại, thằng Cám đã quấy rối tình dục cô trong khi thằng kia đứng quay lưng che mắt con nữ khăn rằn. Thằng Cám bóp nắn ngực và mông cô còn nói nhỏ vào tai cô:
“Đã thật! hèn chi thằng thầy đó giam giữ em kỹ quá.”
Rồi nó cắt một lọn tóc của cô để làm kỷ niệm. Thành tích oai hùng của nó.
Nhưng bây giờ có nói thêm gì thầy Thiết Trọng cũng không nghe, thầy đang ôm đầu suy nghĩ. Mình phải giao nhà sớm cho Lê Bát để ngày mốt chạy về Hội An thôi, còn mấy đứa học trò chưa đóng tiền học mình cho chúng luôn. Phải biết khôn bỏ của chạy lấy người. Bỗng thầy chợt nhớ đến một bài sấm nói là của Trạng Trình mà một ông bạn vong niên có lần đọc cho thầy nghe khi bàn về thời cuộc:
Tháng- năm đủ chín, cáo về
Đuôi mang ngọn lửa kéo lê xóm làng.
Sao chìm sông máu mênh mang,
Lửa hồng thiêu đốt tan hoang ruộng đồng,
Chiến trường phơi trắng núi xương,
Khổ thay nòi giống Tiên Rồng nghìn xưa.
“Đúng rồi,” thầy tự nhủ, “Tháng và năm đều đủ 9: tháng 9 còn năm 4+5=9 hai con chín, còn ngọn lửa mà đuôi cáo kéo theo phải là lửa từ bên Tàu đem qua…”
Lúc đó thầy đứng bật dậy, cố làm ra vẻ của một nam tử hán, phán với cô Hồng Nhu:
“Mãnh hổ nan địch quần hồ, con cọp mạnh khó lòng thắng được bầy chồn cáo, tôi với em phải rời xa nơi này càng sớm càng tốt, vậy ngay trong hôm nay và ngày mai phải thu dọn mọi cái cần thiết, cái nào cồng kềnh quá thì để lại cho Lê Bát. Chiều nay tôi sẽ ghé qua nhà ông ấy lần nữa báo cho ông ấy biết sau đó thuê một xe ngựa. Sáng ngày mốt lúc còn tối trời mình sẽ chạy về Hội An thoát khỏi vùng đất lửa này.”
“Vâng, nhưng bây giờ em phải nấu nồi cơm và hâm lại nồi cá kho đã; con mình đang đói lã. Trong lúc đó anh bỏ hết sách vở vào thùng đi. Sau bữa ăn em sẽ dồn hết quần áo vào bao cói.”
“Ừ cũng phải.”
Thiết Trọng đáp trong lúc nhìn theo dáng Hồng Nhu ẻo lã bước đi. Thầy nghĩ, “Trời Phật đã độ mình vì sáng nay mình không có nhà nên tránh được sự sỉ nhục, và hai thằng đó chưa làm bậy vợ mình.” Ý nghĩ ấy làm thầy thấy mình phấn chấn khi tiến lại kệ sách lấy từng chồng sách bám bụi đặt xuống nền nhà.
Bốn ngày sau, thằng Cám đi ngang qua nhà thầy Thiết Trọng, thấy cửa đóng then gài. Hắn bước vào thấy nhà trống trơn, không một bóng người. Họ đã trốn mất,… nàng đã trốn mất sau khi để lại ta món tóc thề, hắn nói. Ta tiếc đã không được tận hưởng với nàng, hắn than thở.
Tổ chức cho rằng không bỏ công đuổi theo một thằng đã bỏ chạy, đã đầu hàng, một thằng trí thức ngu muội và vô dụng. Hắn không bao giờ có thật trên đời. Không hiện hữu, không tồn tại. Về phần thằng Cám, từ ngày Hồng Nhu bỏ đi khỏi làng, hắn trở nên buồn bã. Một hôm hắn vui mừng khám phá một điều mới lạ: hắn thấy Mỹ Xuân vợ của xếp hắn, Bảy Long, với con nhỏ ba tháng trên tay đang lấy lại những đường nét sau thời kỳ sanh nở mà thằng Cám thấy rất mỹ miều, phổng phao như thân thể của Hồng Nhu. Từ đó hắn mới hết buồn nhưng lại thêm lòng hăng hái để chiến đấu cho lý tưởng Việt Minh.
Từ giữa năm 1946, quân viễn chinh Pháp và lính bảo an tái chiếm lại những vùng do Việt Minh làm chủ sau ngày đảo chính Nhật.
Tháng chín năm đó một đại đội lính lê dương và bảo an càn quét làng Rí và làng chài, có mấy xe bọc thép và một máy bay. Mặc dù đã biết trước và cho sơ tán các bà mẹ có con nhỏ, các ông bà già qua khu rừng bên kia sông Nghiệt, từ khu rừng này có con đường mòn dẫn lên núi Mường cao 1227 mét. Thằng Cám, người hộ tống của Bảy Long, được giao cho việc đưa ba bà cán bộ Ngọc Thu, Mỹ Xuân, Mỹ Đông qua sông và ổn định chỗ ẩn náu cho họ và các con nhỏ. Hắn xum xoe bên cạnh Mỹ Xuân, chăm chút cho cô này được sự thoải nhất nào là gạo thơm, sữa bò cho các bé, lương khô, xà bông cục, dầu đèn và cả dầu dừa xức tóc. Trước khi đi hắn còn nói một câu tôn vinh Mỹ Xuân cải lương hết chỗ nói:
“Chị Xuân ơi, mỗi lần nhìn chị Cám này lại nhớ đến mối tình đầu tan vỡ. Bây giờ người ấy đã bỏ đi xa vời vợi khiến em phải vò võ một mình.”
“Sao mà thơ mộng và éo le vậy chú Cám.”
“Thế đấy, để hôm nào yên ổn trở lại, Cám này sẽ kể hết câu chuyện tình ấy cho chị nghe.” Hắn luôn tưởng tượng giữa hắn và Hồng Nhu đã có một chuyện tình buồn.
Thằng Cám tức Văn Cám nhỏ hơn Mỹ Xuân bốn tuổi gọi cô bằng chị là đúng, hắn chỉ biết đọc, biết viết chữ cua bò, nhưng hắn hấp thu được nhiều từ một thứ văn hóa có thể gọi là văn hóa cải lương với những câu nói ướt át, mùi mẫn thêm vào những tình cảnh éo le, và một nỗi buồn ở nhiều cung bậc từ buồn đau xé ruột đến buồn thảm, buồn da diết, buồn lãng đãng, buồn mơ hồ và buồn không tên. Hắn thường ví nỗi buồn như cơn mưa, từ mưa giông đến mưa rào, mưa dầm, mưa phùn và mưa đêm rả rích. Có thể nói nỗi buồn trong cải lương minh họa rất tốt cho khổ đế của Phật giáo.
Không một đoàn cải lương nào về hát ở đình làng mà hắn không đi xem và trong lúc xem hát hắn đạt đến sự xuất thần đến nỗi nhiều lúc tưởng mình là nhân vật nam chính trên sân khấu và biến một nữ khán giả ngồi bên cạnh thành nhân vật nữ khi hai nhân vật chính đang âu yếm nhau trong tuồng hát. Hắn giật mình khi bàn tay của hắn bị khán giả nữ bên cạnh đánh mạnh, hất ra kèm theo một lời cảnh báo:
“Anh này dê quá vậy, bộ anh không có chỗ gác tay sao mà cứ vuốt ve đùi tôi hoài vậy.”
“Dà, xin lỗi tôi quên, tôi tưởng mình đang đóng tuồng.”
Còn bây giờ hắn liếc mắt đưa tình cho Mỹ Xuân rồi hắn tiếp tục ra ngoài làm việc, bố trí cho những ông già bà cả và trẻ nhỏ chỗ ẩn náu. Sau đó hắn quay lại ngắm Mỹ Xuân ngồi khoanh chân trên đôi mông nở nang tròn trịa, vạch vú căng tròn cho con bú. Lúc đó nàng không mặc áo ngực và cả người nàng toát ra nữ tính kỳ diệu. Một nữ tình bảo toàn và nuôi sống như một trái cây chín đỏ và căng mọng trên cành chờ người ta hái để qua cơn đói khát. Trong giây phút này đây nữ tính của nàng hòa nhập với tình mẫu tử ngọt ngào và dịu dàng biết mấy.
Hắn hạnh phúc như nhìn vợ hiền và con mọn của mình. Rồi hắn vội vã quay về làng Rí điều động ghe cộ núp sát bờ sông dưới những cây to bên bờ làng Rí để chờ chuyển người qua sông khi rút lui. Trong lúc chèo ghe qua sông hắn ngân nga mấy câu vọng cổ Chuyện tình Lan và Điệp mà lòng lâng lâng khó tả.
Hôm sau trời chưa sáng hẳn địch đã tấn công. Người của Việt Minh núp sau những ụ đất đắp sẵn ở ngoại vi làng chống trả mãnh liệt với những cây súng trường và lựu đạn. Dĩ nhiên đây là một trận chiến không cân sức. Hai cây trung liên trên xe bọc thép của địch bắn xối xả để mở đường. Một giờ sau phòng tuyến đầu tiên bị vỡ. Khi phòng tuyến thứ hai bị vỡ trước hỏa lực hùng hậu của địch, Tuấn Nhơn và Huy Phụng rút về địa điểm đoàn ghe hơn mười chiếc của Văn Cám. Hai người qua sông chạy vào rừng trong chuyến ghe thứ ba và thứ tư, Tuấn Nhơn bị thương ở tay phải được băng chặt để cầm máu, trong lúc Bảy Long cũng phải bỏ phòng tuyến cuối cùng. Anh này cùng các đồng đội rút về nhà làng hoặc đình làng sau đó chạy ra bờ sông. Thình lình một chiếc máy bay đầm già xuất hiện quần thảo trên bầu trời. Tiểu đội của Bảy Long bất ngờ bị một tiểu đội của địch thọc ngang sườn chặn con đường từ nhà làng ra chỗ ghe đậu sẵn.
Hai bên chạm trán và bắn nhau trực diện. Bảy Long núp sau một cây to cành lá um tùm vừa bắn, vừa leo lên cây để ẩn mình trong đám lá. Bảy Long bắn gục ba thằng nhưng cũng chứng kiến các đồng đội mình lần lượt bị bắn ngã. Một lúc sau, anh ngưng bắn vì địch đến quá gần cây cổ thụ, có thể phát hiện chỗ núp của anh. Sau đó tiểu đội của địch còn lại khoảng bảy người đổi hướng về nhà làng. Lúc đó một máy bay cánh quạt của Pháp bay trờ tới, đồng thời trung liên của máy bay địch bắn loạt đạn đầu tiên hướng về khu rừng bên này sông.
Trong tàng cây, Bảy Long sửa thế ngồi cho vững trên hai cành to và nghĩ mình thoát chết đợi đêm đến sẽ trốn qua sông. Đó là thế đại bàng bế dực tọa sơn, một thế ngồi trong võ học. Lúc đó phi công nhìn thấy một đồng đội bị thương của Bảy Long đang lồm cồm đứng dậy. Sẵn trong tầm ngắm lia ra một loạt đạn làm đồng đội Bảy Long ngã vật xuống đồng thời có mấy viên bay vào tàng cây; hai viên đạn ghim vào ngực Bảy Long, làm anh chết ngay tại chỗ nhưng không rơi xuống đất, vì khi thân anh đổ xuống từ chỗ ngồi, bụng và ngực anh vắt vào hai cành cây to khác. Máu tuôn xối xả theo một cành cây chảy thành dòng cao năm thước dọc theo thân cây. Đúng lúc đó núp ở bờ sông chỗ ghe đậu, Văn Cám hoang mang không thấy Bảy Long nhưng buộc phải cho chuyến ghe cuối cùng tách bờ làng Rí qua khu rừng bên kia sông.
Tối hôm đó trong lúc Ngọc Thu chăm sóc vết thương trên tay cho Tuấn Nhơn, Mỹ Đông làm mát-xa cho Huy Phụng thì Văn Cám an ủi Mỹ Xuân:
“Anh ấy mau lẹ như con beo, bơi giỏi như con rái cá lại khỏe như cọp, Cám đoán anh ấy đã bơi qua sông trốn tạm đâu đó vài ngày sẽ gặp lại anh em đồng chí.”
“Tôi cũng mong Cám đoán đúng, nhưng tôi vẫn lo lắng không yên.”
“Ngày mai anh Tuấn Nhơn sai em điều động mấy ông già bà cả và trẻ em về làng xin xác động đội để chôn cất, Cám này sẽ dặn họ dò hỏi tình hình anh Bảy Long để chị yên tâm.”
“Ừ Cám giúp tôi chuyện đó đi.”
Văn Cám ở lại tới khuya với mẹ con Mỹ Xuân, hắn dành bế thằng bé Mạnh Cường hát bài vọng cổ Mạnh Lệ Quân nhớ bạn để ru thằng bé ngủ, nhưng lạ thật Mỹ Xuân cũng thấy mình bình tĩnh và thư thái lại bởi giọng ngân nga, luyến láy của hắn rất mùi mẫn và ngọt ngào. Nỗi buồn xa làng, xa chồng của nàng được ru ngủ. Mùi mẫn thiệt, giống như một thứ trái cây chín rục nhẹ rơi vào mảnh đất lòng nàng để mọc lên cây mới dù trên mảnh đất ấy đã có sẵn một cây đại thụ sẽ tàn lụi với cái chết của Bảy Long. Cảm giác vô thức này khiến lần đầu tiên Mỹ Xuân thấy thằng Cám trông cũng điển trai và có tấm lòng tận tụy, chí ít là đối với mẹ con nàng .
Sáng hôm sau bọn Pháp đồng ý cho người nhà nhận xác, sau một ngày những ai không được nhận sẽ cho chôn tập thể ở một mảnh đất gần nơi có đá Tôn-Lưu-trảm-thạch. Văn Cám cũng cải trang nhập vào đoàn bô lão nghe ngóng nhưng tuyệt nhiên không thấy xác Bảy Long. Hắn tự nhủ, “Nếu điều xấu nhất xảy ra, mình tìm thấy xác anh ấy, mình sẽ vuốt mặt anh ấy và sẽ nhìn anh ấy lần cuối rồi mình sẽ xin được thay thế anh ấy để chăm lo cho Mỹ Xuân vì mình đã lỡ yêu cô ấy rồi.”
Lúc đó trong bầu trời một bầy diều hâu và kên kên bay qua với lớp lông dầy. Một ông cụ nói:
“Ngộ thiệt, ở đâu có xác chết là kên kên bay đến.”
Sau đó đoàn người tiếp tục đi về phía các phòng tuyến để tìm xác người thân. Hắn lại tiếp tục dòng suy nghĩ đã bị một đàn diều hâu và kên kên làm gián đoạn. “À mình còn phải chiêm ngưỡng ‘ngọc quản’ của ảnh một lần cho mãn nhãn rồi thôi… nghìn thu vĩnh biệt.”
Buổi chiều bọn Pháp và mấy viên chức nhà làng mới được chỉ định nói với các bô lão đưa gia đình về làng, ai theo Việt Minh ra đầu thú và nộp vũ khí sẽ được tha bổng. Các bô lão vâng dạ, rồi về nhà mình trong đó có vợ chồng Lê Bát vì có một ít bô lão về lại bên kia sông đem theo lời nhắn của họ báo tình hình đã tạm ổn có thể về làng canh tác.
Tối hôm đó, Tuấn Nhơn họp ủy ban Việt Minh lại để tìm phương án cho tình thế đại bại của tổ chức. Sau cùng họ nhất trí mấy điểm chính sau đây:
- Tập thể sẽ tiến sâu vào rừng để lập chiến khu cũng là hậu phương lớn sau này.
- Các nữ cán bộ và những người của Việt Minh nhưng quần chúng không ai biết vì giấu mặt tạm trở lại làng Xí nằm chờ lệnh trong lúc vẫn làm công tác dân vận.
- Đồng chí Văn Cám về lại làng Xí làm công tác địch vận và tổ chức mạng lưới giao liên từ làng cho đến cửa ngõ chiến khu. Mạng lưới này còn điều hành việc chuyển lương thực, vật dụng thu mua bên ngoài để tiếp tế vào khu.
Văn Cám rất ngạc nhiên khi trong buổi họp được Ngọc Thu đề cử vào công tác này. Cô nói:
“Đồng chí Văn Cám ít người biết mặt lại quen biết gia đình Lê Bát nên sẽ không bị phát hiện. Vả lại đồng chí còn phải tìm kiếm phó chủ tịch Bảy Long mất liên lạc với chúng ta.”
Qua lời đề nghị ấy, các cán bộ đã đồng ý. Nhưng có một lý do thầm kín mà họ kể cả Văn Cám cũng không biết: Ngọc Thu thấy trước Văn Cám sẽ thay thế Bảy Long bảo vệ Mỹ Xuân, không cho ai đến gần cô này kể cả chủ tịch Tuấn Nhơn vì Ngọc Thu bị ám ảnh lời nói đùa của Dì Tám “giao ông chủ tịch việc đáp ứng nhu cầu cho Mỹ Xuân sau khi đã đề nghị thiến Bảy Long”. Thực tế Bảy Long không bị thiến mà một con kên kên trong bầy đã lấy cái mỏ cứng rứt gọn bộ phận đó của anh ấy trong bữa tiệc tử thi của chúng.
Vô hình trung, bầy kên kên bay qua làng đã thực hiện nghi thức điểu táng cho Bảy Long như một bộ tộc bên Tây Tạng. Người chết được cột hai cổ chân vào một dây thừng dài, trong lúc một nhà sư gõ kẻng tụng niệm. Khi nhà sư ra dấu, người chết được ném lơ lửng xuống vực sâu là hang ổ của kên kên. Lúc đó từ đáy vực sâu dâng lên một làn sóng đen, những đôi cánh của bầy kên kên vừa bay vừa rỉa thịt tử thi. Một khắc sau nhà sư Tây Tạng ra lệnh cho kéo tử thi lúc này chỉ còn lại bộ xương trắng hếu. Phần xương đó được hỏa táng, tro cho vào hủ và thỉnh vào chùa. Thiết tưởng không có chủ nghĩa hư vô nào bằng nghi thức điểu táng ấy của Phật giáo Tây Tạng.
Đúng là sắc sắc không không, vả lại Phật pháp coi thân xác con người là cái bình chứa đồ nhơ uế. Có lẽ quan niệm ấy cũng coi việc đứa hài nhi đỏ hỏn một cục được cha mẹ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa là một sự vô minh tệ hại. Dĩ nhiên trừ những nhà sư phá giới vì họ đã từng vuốt ve, bú, mút, đã dập dềnh trên thân thể một người nữ như trên sóng cả trong lúc tưởng đó là con thuyền tam bản đưa họ về tây-phương-cực-lạc mà họ hằng ngưỡng vọng (!?).
Từ hôm ấy tổ chức tuần tự thực hiện nghị quyết chung. Sau ba ngày Mỹ Đông chia tay Huy Phụng ôm thằng bé Huy Khang cùng Mỹ Xuân ôm thằng bé Mạnh Cường có Văn Cám tháp tùng về lại làng Rí. Ngọc Thu lấy lý do chăm sóc vết thương cho Tuấn Nhơn ở lại thêm một tuần, nhưng đêm nào chàng và nàng bên nhau ngây ngất, quằn quại trong lạc thú yêu đương. Chàng thường quấn chặt vết thương trong cái áo dầy trước khi hành lạc. Dù vậy sau mỗi lần hành lạc vết thương lại rỉ ra chút máu, Tuấn Nhơn coi đó là chuyện nhỏ vì vết thương của chàng không nguy hiểm, còn Ngọc Thu coi đó là dấu chỉ sự đắc thắng của mình.
Chàng đã biết rõ nàng là một thiếu nữ nhiều dục lực và dễ hứng tình. Chàng biết điều này từ khi ngỏ ý cưới nàng với song thân, lúc đó mẹ chàng có nói, “Con bé đó nhan sắc khả ái, nhưng có điểm xấu là mắt sắc và ướt long lanh, môi dầy và đỏ, nhiều ‘hành thủy’ quá.” Mặt khác bà cũng biết rõ con bà. Vẻ dịu dàng của Tuấn Nhơn chỉ là cái vỏ bọc lễ giáo mà người cha vốn là nhà nho truyền dạy. Bên trong vỏ bọc ấy là một sự khắc nghiệt và nhẫn tâm trong chiều sâu vô thức. Trái lại thằng út Tuấn Nghĩa của bà khác hẳn. Bên dưới vẻ khô khan ít nói là một tâm hồn nhân hậu.
Hôm chia tay Ngọc Thu, Tuấn Nhơn nói:
“Mình chỉ tạm thời xa nhau thôi do yêu cầu của cuộc kháng chiến. Anh sẽ tìm cách lẻn về thăm em và con; khi đường dây giao liên được thiết lập, em sẽ qua làng chài và vào cứ thăm anh.”
“Vâng em cũng nghĩ như anh,” Ngọc Thu âu yếm nói, giờ đây cô đã yêu Tuấn Nhơn say đắm không như ngày mới cưới nhau.
“Em có biết anh thèm được ôm em và tận hưởng hạnh phúc với em không?”
“Em biết và em cũng cần anh vô hạn nhiều lúc như hóa ra điên dại.”
“Thôi em và con về bình an.”
“Và anh cũng bảo trọng,” Ngọc Thu nói mà nước mắt lưng tròng.
Thật vậy, nàng rất cần chàng vì tình yêu mà có lẽ vì nàng có một dục tình mạnh mẽ hoang dại được nuôi dưỡng bởi nắng gió, bởi màu xanh miên man thôn dã và dòng sông chảy siết như sự gào thét âm thầm trong thân xác nàng những lúc đòi yêu. Sự eo sèo ấy của thân xác chỉ chịu im tiếng khi nàng được Tuấn Nhơn xâm nhập chiếm lĩnh và làm cho thỏa mãn trọn vẹn. Vả lại nàng cũng muốn sinh cho Tuấn Nhơn một đứa con của chàng, vì Khánh Dung là con của Huy Phụng mà chỉ một mình nàng biết.
Đồng thời nàng thấy chưa bao giờ nàng yêu đảng như hiện nay. Sau đó nàng cũng yêu quê hương nữa. Nhưng nàng yêu quê hương trong những cái cụ thể nghèo nàn của nó như chùm khế ngọt (nhiều khi hái trúng trái chua lè), như vầng trăng tỏ (gặp thời mây phủ sơn khê) như con đò nhỏ (trong khoang giấu súng AK). Đặc biệt trong những cái rất cụ thể nơi Tuấn Nhơn, nàng đâu biết rằng nó giống như sự quyến rũ của xác thịt và tính dục được thăng hoa nhưng không thanh thoát được, nên đã trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên như cơn khát tình giày vò nàng trong nỗi chết.