Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> giới thiệu văn hoá phong tục Việt

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39628 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

giới thiệu văn hoá phong tục Việt
TieuDiep

Vài Tục Lệ Trong Đêm Giao Thừa
Trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, ta có những tục lệ mà cho đến nay cũng còn nhiều người giữ.
—Lễ Chùa, đình, đền: Sau khi cử hành xong lễ giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ ở các chùa chiền, đình, đền để cầu phúc cầu may, để xin Phật Thần phù hộ cho năm mới gia đình và bản thân được nhiều phước lành và may mắn đến. Bên cạnh đó người ta còn đi xin quẻ đầu năm để có thể biết trước năm mới sẽ ra saọ
—Xuất hành: Khi đi lễ người ta thường hay chọn giờ, chọn hướng để xuất hành. Họ tin rằng nếu đi đúng giờ và đúng hướng ra khỏi nhà thì năm mới sẽ gặp lành nhiều mà dữ thì ít. Ngày nay ở Sài gòn, việc chọn giờ chọn hướng không còn được dùng nhiềụ Ở các đình chùa, đêm giao thừa thường đông các thiện nam tín nữ trong những bộ áo quần đủ màu đến lễ báị
—Hái lộc: Bên cạnh đi lễ đình chùa, lúc trở về người ta còn có tục hái cành cây hay cành hoa khi xuất hành về. Hái lộc có ngụ ý là m lấy lộc của Trời Đất, Phật Thần ban cho về nhà. Trước đình chùa thường có những cây to cành lá um tùm như cổ thụ, cây bồ đề.... Mỗi người bẻ một nhánh gọi là cành lộc. Họ đem cành lộc về cắm trên bàn thờ cho đến khi tàn. Cành lộc tượng trưng cho điềm tốt lành, may mắn, phúc lộc của năm mớị
—Hương lộc: Có nhiều người không hái lộc trong lúc xuất hành, họ xin lộc tại các đình chùa bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn trước bàn thờ, rồi mang về nhà cấm lên bình hương của bàn thờ Tổ Tiên, hoặc các vị Thần khác ở nhà. Ngọn hưong tượng trưng cho sự phát đạt thành công của năm mớị Xin hương lộc tức là xin Phật Thần phù họ cho công việc làm năm được tốt lộc quanh năm. Nếu trên đường đưa hương về nhà, gió thổi mạnh làm bốc cháy hương thì người ta tin đó là một điềm tốt, may mắn cho cả năm.
—Xông nhà là người đầu tiên bước vào nhà trong năm mớị Ta tin người dễ vía xông nhà thường mang tốt đẹp quanh năm đến cho gia đình. Vì vậy, thường khi họ đi lễ về thì đã sang năm mới, họ tự xông nhà của mình để tránh những người khác mạnh bóng vía đem diều xấu đến cho năm mớị Nhưng có thể trong nhà không ai có vía dễ thì có thể nhờ một người trong làng xóm, hay thân bằng cố hữa tốt vía sớm ngày mồng Một Tết xông nhà trước khi có khác đến.
—Đốt pháo: Đêm giao thừa, mọi nhà đều đốt pháọ Dân ta tin đốt pháo để trừ ma quỷ. Theo tục người ta truyền thì có giống ma núi được gọi là Sơn tiêu, khi đến gần người thì người đau bệnh, vì vậy đốt pháo để tránh xạ Nhiều gia đình bắt đầu đốt pháo từ buổi chiều giao thừa, khi bắt đầu cúng gia tiên. Phần lớn dân ta hiện nay không phải đốt pháo để trừ ma quỷ mà chính tiếng pháo giúp vui cho ngày Tết, làm gia tăng thêm sự hân hoan, phấn khởi của mọi ngườị Xua tan những phiền muộn của năm cũ. Tiếng pháo làm cho ngày xuân thêm tưng bừng và năm mới thêm nhộn nhịp.

<< Giao Thừa và Lễ Trừ Tịch | Những Tục Lệ Ngày Tết >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 161

Return to top