Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 139259 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây
Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt

Long nhãn bổ huyết, ích trí

Nhãn có cùi thịt (long nhãn) trong suốt, mọng ngọt, là một trong những thứ quý được ưa chuộng nhất trên thị trường. Trong dân gian từng lưu truyền một truyền thuyết ly kỳ, thú vị về quả nhãn: Ngày xưa có một con ác long chuyên gây tai họa, hoa màu vườn tược thường bị nó làm ngập nước. Một chàng trai trẻ trí dũng song toàn đã thề chém bằng được con ác long đó để trừ hại cho dân. Một buổi sáng sớm, con ác long lại dâng nước làm ngập ruộng vườn của dân, chàng trai tay cầm đại đao quyết chiến, cuối cùng đã chém được đầu con vật. Mắt con quái vật rơi xuống đất nảy mầm thành một loại cây. Khi cây ra quả, quả được gọi là long nhãn.
Long nhãn từ xưa nay nổi tiếng là sản phẩm bổ dưỡng. Cùi nhãn, vỏ quả, rễ, hạt, hoa, lá đều có giá trị chữa bệnh khá cao. Tác phẩm y học cổ xưa nhất Trung Quốc còn lại tới nay là cuốn "Thần nông bản thảo kinh" có nói, long nhãn chủ trị "ngũ tạng tà khí, an thần, kích thích tiêu hóa, trừ độc do côn trùng đốt, diệt 3 loại sâu bọ. Cuốn "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân viết: "Long nhãn vị ngọt, bổ tỳ vị, bổ hư, tăng cường trí tuệ". Danh y Trương Tích Thuần đã khái quát công dụng của long nhãn là: "Bổ tâm huyết, tâm khí, tỳ huyết, khỏe tỳ vị, chữa lo lắng quá độ, thương tổn tâm lý, hồi hộp mất ngủ, tiêu chảy do tỳ hư".
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã phát hiện trong long nhãn có đường gluco, đường xacaro, lipid, vitamin B1, B2, C, P và các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt... Nghiên cứu về dược lý cho thấy long nhãn có tác dụng bổ huyết và trấn tĩnh, chữa hồi hộp do thần kinh; thuốc sắc long nhãn có tác dụng hạn chế trực khuẩn lỵ ngoài cơ thể và khuẩn nấm tiểu nha bào.
Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông y, long nhãn là vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Đem so sánh với táo tàu thì tác dụng chữa bệnh tỳ của long nhãn còn tốt hơn. Nó vừa bổ khí vừa bổ huyết, có hiệu quả điều trị chứng mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tâm trạng bứt rứt, hồi hộp. Hạt nhãn tán thành bột gọi là lệ châu, dùng để cầm máu khi bị vết thương, làm giảm đau, chóng lành da, không để lại vết sẹo. Vỏ quả nhãn nghiền thành bột dùng chữa bỏng. Những người bị bệnh cảm mạo phong hàn, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi dày trơn.... không ăn nhãn.
Một số bài thuốc dùng long nhãn
- Tiêu chảy do tỳ hư: Long nhãn khô 40 quả, gừng sống 3 lát, sắc uống.
- Phù thũng sau khi đẻ: Long nhãn khô, gừng, táo tàu, mễ nhân, phục linh, mỗi thứ 10 gam, sắc uống.
- Hồi hộp mất ngủ, hay quên: Cùi nhãn 100 gam, gạo nếp 120 gam, nấu cháo ăn.
- Thiếu máu, suy nhược cơ thể: Long nhãn 10 gam, hạt sen 15 gam, hồng táo 10 gam, lạc 10 gam, gạo nếp 30 gam, nấu cháo. Mỗi buổi sáng, buổi tối ăn 1 lần.
- Suy nhược thần kinh: Long nhãn, nhân táo chua, khiếm thực mỗi thứ 15 gam, nấu uống trước khi đi ngủ.
- Bỏng: Vỏ quả nhãn tán nhỏ thành bột, trộn với dầu vừng, bôi.
- Nôn ợ: Long nhãn khô 7 quả, đốt tồn tính, tán thành bột, chia đều, uống mỗi ngày 3 lần.
- Chảy máu do chấn thương: Hạt nhãn tán nhỏ, đắp vào vết thương.
- Tỳ hư, khí huyết kém: Long nhãn 20 quả , trứng gà 2 quả, đường trắng vừa đủ dùng, ăn vào buổi sáng sớm lúc đói.
- Tâm thận hư nhược: Long nhãn 250 gam, rượu ngon 750 gam đem ngâm 1 tháng. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ uống 1 chén nhỏ.

<< Củ ấu thanh nhiệt, kiện tỳ | Đu đủ chữa đau dạ dày >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 939

Return to top