Thảo mai hình dáng giống quả tim gà, màu đỏ, cùi mềm, nhiều nước, chua ngọt, không có vỏ cũng không có hạt, mang mùi vị thơm ngon đặc biệt. Đây là loại quả tươi giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng.
Theo phân tích khoa học, trong 100 gam thảo mai có 1 gam protein, 0,6 gam lipid, 5,7 gam hợp chất carbon, 1,1 mg sắt, 0,01 mg caroten, 1,4 gam cenlulose, 0,6 gam chất vôi, 32 mg canxi, 41 mg phốt pho, 0,3 mg axit hữu cơ, 35 gam vitamin C, các loại đường...
Hàm lượng vitamin C trong thảo mai cao hơn 10 lần so với táo tây, nho. Vitamin C dễ bị phân giải khi đun nóng; vì vậy, ăn tươi thảo mai sẽ tận dụng được nhiều vitamin C.
Chất khoáng trong thảo mai khá phong phú, có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng axit và kiềm trong cơ thể, có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát dục. Thảo mai vị ngọt, chua, có công dụng mát phổi, tan đờm, bổ hư bổ huyết, bổ dạ dày, giảm tính mỡ, nhuận tràng thông tiện...
Axit hữu cơ trong thảo mai có tác dụng phân giải lipid trong thực phẩm, kích tích tiêu hóa, ăn ngon miệng. Chất keo quả có khá nhiều trong thảo mai không được hấp thụ vào cơ thể. Nhưng nó có tác dụng giữ nước, kích thích ra nhiều dịch vị và tăng cường sự co bóp của ruột, trợ giúp cho đại tiện dễ dàng, loại trừ cholestriron và kim loại nặng dư thừa, có tác dụng nhất định đối với việc điều trị bệnh mạch vành, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, táo bón, suy nhược cơ thể, thiếu máu...
Các bài thuốc chữa bệnh bằng thảo mai:- Ho do phế nhiệt: Nước thảo mai tươi, nước chanh, nước ép lê tươi mỗi loại 50 gam, mật ong 15 gam, trộn đều uống.
- Thiếu máu do khí hư: Thảo mai 100 gam, hồng táo 50 gam, vải khô 30 gam, gạo nếp 150 gam, nấu thành cháo ăn.
- Rối loạn tiêu hóa: Thảo mai 100 gam, sơn tra 30 gam, sắc uống.
- Mỡ máu: Thảo mai 100 gam, sơn tra 30 gam, lá sen 15 gam, vỏ và hạt bí đao mỗi thứ 15 gam, sắc uống.
- Bệnh nhiệt phiền khát: Thảo mai ép lấy nước, cho ít đường và muối để uống.
- Táo bón: Thảo mai 50 gam, dầu vừng vừa đủ, giã nát, trộn đều, uống vào lúc đói.