- Chí Dĩnh lại đây cháu. Đừng sợ, có ông nào... giỏi... giỏi...
Trên thảm cỏ, một ông già trạc sáu mươi tuổi, đang vỗ tay khuyến khích một đứa bé mới biết đi. Nó đứng yên nhìn con đường trước mắt mình vẻ ngập ngừng, lo sợ. Rồi, bậm môi, nó bước nhanh liền ba bước, trong tiếng reo mừng của ông. Bất chợt, nó vấp một viên sỏi, té quỵ xuống đất, khóc thét lên.
- Không sao, không sao, nhẹ thôi mà. Chí Dĩnh! Con đừng sợ, có ông, có ông. Để ông đánh đòn hòn sỏi làm cháu ông bị té nhé!
Bế thằng bé trên tay, ấp nó vào lòng ông dùng tay mạnh lên hòn sỏi.
Thằng bé lập tức hết đau, nó cảm thấy an lòng, toét miệng cười. Đôi tay bụ bẫm của nó vòng lấy cổ ông, miệng bi bô mấy tiếng:
- Mâm, mâm...
- Sao, cún con? Lại đói rồi à? Thật là vui quá, giống hệt thằng cha mày lúc nhỏ.
Mắng nó nhưng nét mặt rất vui, ông bước vội lại bàn lấy chén cháo đã múc sẵn nãy giờ cho nguội. Cẩn thận dùng lưỡi mình kiểm tra lại, ông múc từng muỗng một đút cho đứa bé ăn. Mắt ông sáng rực, long lanh niền hạnh phúc...
Chớp một cái, thằng bé vụt lớn lên ở tuổi mười lăm. Nó rất đẹp trai, thôngminh, đĩnh đạc. Đứng trước gương, nó ngắm lại bộ quần áo đẹp của mình. Hôm nay, nó sẽ là nhân vật chính ở trường. Cậu học sinh vừa đoạt giải nhất cuộc thi toán toàn quốc, oai vệ thật.
Cánh cửa bật mở, ông lão bước vào. Ông có vẽ già nhưng còn nhanh nhẹn lắm. Ngây người ra ngắm nó, mắt ông sáng vẽ tự hào mãn nguyện. Rồi nhẹ bước tới, ông sửa giùm nó một nếp áo bị nhăn.
- Ông chưa đi họp ư?
Nhìn thằng bé lộ vẻ ngạc nhiên. Lắc đầu, ông nghìn nó yêu thương:
- Không, ông phải đến trường xem cháu lãnh thưởng.
- Ồ, thật sao?
Thằng bé nhảy cẫng lên mừng, rồi chợt nhớ, nó lắc đầu.
- Không được đâu, ông phải đến công tỵ Cuộc họp hôm nay quan trọng lắm.
- là con nít biết gì mà nói chứ?
Nắm lấy mũ nó lắc nhẹ, ông mắng yêu. Nó ôm lấy mặt ông:
- Sao không biết chứ? Ông đừng coi thường cháu cháu. Hôm quá cháu đã dò hỏi bác Phú rồi, bác ấy nói với cháu như vậy đấy.
- Cái thằng!
Tặc lưỡi, ông nhăn mặt.
- Sao mà nhiều chuyện quá.
- Bác phú không nhiều chuyện đâu, tại cháu theo hỏi mãi, bác mới nói thôi.
Sợ Ông phó tổng giám đốc vì mình bị mắng, thằng bé lảng sang chuyện khác:
- Ông đừng quên, cháu sẽ là tổng giám đốc tương lai. Chuyện nhân viên thuộc cấp phục tùng cháu là lẽ thường mà.
Giúi nhẹ lên đầu nó một cái, ông cười:
- Giỏi cái miệng thôi, không lo đến trường đi.
- Cháu đến trường, nhưng ông phải đến công ty.
- Sao vậy?
Ông có vẻ bất ngờ chưng hửng.
- Cháu không thích ông đưa đến trường ư?
- Cháu thích lắm, nhưng... chơm chớp mắt, thằng bé thật lòng..
- Chuyện của công ty quan trọng hơn. Ông đừng vì cháu mà bỏ qua cơ hội. Mất uy tín với khách hàng không tốt đâu.
Cắn nhẹ môi, ông biết thằng cháu mình nói đúng. Cuộc họp hôm nay quan trọng lắm. Quyết định cho sự nghiệp phát triển của công tỵ Nhưng... bỏ mặc nó đến trường một mình... Ông không nỡ.
- Coi ông đó, nam nhi đại trượng phu gì mà thường quá!
Như bị phật lòng, đôi môi nó chu chu.
- PHải biết cân nhắc lợi hại chứ! Bộ đến công ty là không thương cháu sao? Càng thươgn cháu, ông càng phải lo sự nhgiệp. Còn việc đến trường, chừng nào mà không được? Cơ hội chỉ đến một lần thôi ông à!
Nó nói cứ như một nhà kinh tế. Mỉm cười, ông gật đầu chiều theo ý nó. KHông xem được nó lãnh thưởng cũng buồn. Nhưng... cơ hội này... đún glà khó có thể bỏ qua.
- Ông à, trúng hợp đồng này, phải thưởng cho cháu đó.
Nhìn ông bước lên lầu, nó gọi với theo.
- Dễ dàng thôi. Cháu muốn gì?
- Một chiếc môtô.
Nó nói ngay.
- OK. Nhưng phải chờ đến ngày sinh nhật. Đúng mười sáu tuổi, ông sẽ tặng cho có chịu không?
Còn những năm tháng nữa ư? Thằng bé cau mày rồi nhẹ gật đầu. Nó biết, ông sợ nó còn nhỏ không biết điều khiển nổi rồi gây ra tai nạn. Nhưng ông có biết đâu, mấy tháng nay, nó lén theo bác Phú phóng môtô như điên loạn trên đường. Ôi, cái cảm giác như bay giữa không gian, thích làm sao.
Quay lưng lại, bước đi, lòng thằng bé bỗng buồn buồn. Cạnh người tài xế đến trường, nó thấy mình cô đợn lạ. Ông ơi. Cháu đã dỗi lòng, gạt ông đến công ty theo lời bác Phú, chứ thật ra... cháu muốn ông đến trường vô hạn. Ông ơi, cháu nhớ ông... Nước mắt chảy dài trên trán nó, rơi đánh bộp xuống chiếc cặp da mới bóng của ông...
- Ông ơi, đến với cháu đi, cháu nhớ ông, cháu cần ông... Chụp mạnh tay vào khoảng không gian chới với, Chí Dĩnh chợt giật mình tỉnh giấc. Bàng hoàng đưa tay dụi mắt, anh như tự hỏi mình:
- Một giấc mơ ư? Sao rõ ràng, cụ thể? Sao rành rành trước mắt, như ông vẫn còn đây, môi ấm nụ cưởi, vuốt ve anh bằng con người thật?
Đừng viển vông, tự gạt mình làm gì nữa. Ông đã chết, chết tthật sự rồi. KHông phải bây giờ mà hơn ba hôm trước, chính mắt anh đã thấy mọi người đem ông bỏ xuống huyệt sâu, rồi phũ phàng lấp đất.
Không! Chí Dĩnh chợt muốn g ào to trong nước mắt. Ông không chết, không thể nào chết được. Ông phải biết, trên thế gian này vẫn còn một người không thể sống thiếu ông.
- Ông ơi, ông chết rồi, làm sao nghe cháu nói được đây?
Hướng mắt nhìn lên tấm ảnh ông treo trên vách, Chí Dĩnh khóc nghẹn ngào như ngày nào hãy còn là đứa bé hay làm nũng với ông.
- Sự thật cháu không hề oán ghét ông. Cháu thương ông, thương ông hơn cả chính bản thân mình.
Từ lúc nhận được tin ông mất từ miệng con sen và bác PHú, cháu cứ bàng hoàng, lơ lửng như kẻ mất hồn. Cháu không tin, không bao giờ tin là ông đã chết. Ông phải sống, sống hết đời này với cháu ông ơi.
Chạy ngang biệt thự TIểu Lý Đình, cháu kinh sợ biết bao khi thấy mọi người quây quần đôn g đủ trước linh vị của ông. Muốn dạt mọi người, chạy đến ôm ông. Nhưng không hiểu sao cháu chỉ biết đứng lặng bên đường khóc thương ông.
Cháu không dám vào nhận mảnh khăn trắng chít lên đầu. Cháu sợ lắm ánh mắt mọi người trừng trừng nhìn cháu đầy căm hận. Dù muốn dù không, trong lòng họ, cháu cũng là người hại ông phải chết.
Ông ơi! Tha cho cháu. Cháu đã không quỳ dưới quan tài ông, không chít được lên đầu mảnh tang báo hiếu, cũng không đưa được ông về nơi an nghĩ cuối cùng. Ba ngày trời. Làm kẻ bàng quan. Đứng bên đường, cháu âm thầm khóc. Âm thầm tiễn chân ông.
Hôm nay là ngày thứ ba, theo phong tục người ta phải ra mồ cửa mả rước linh hồn của ông về nhà thờ cúng. Theo nhân gian, thì mãi tận hôm nay ông mới biết mình không còn sống trên đời. Linh hồn ông sẽ hóa thân thành con bướm theo đoàn người về nhà mình, với cháu con.
Nhẹ chống tay ngồi dậy, thắp một nén nhang cắm trước di ảnh của ông. Chí Dĩnh thành tâm khấn nguyện. Cầu mong ông tha thứ, cầu mong linh hồn ông hãy về ở bên anh, cho anh được ngày đêm sớm phụng thờ nhang khóil
Ba ngày liền nằm vụt, vật vã trên giường không ăn uống. Chí Dĩnh như một kẻ thức tỉnh sau bao ngày mê đắm. Anh thấy mình dại khờ, ngu quá. Để hạn thù phủ che lý trí. Cố chấp bỏ rơi hạnh phúc lớn nhất đời mình.
Ông chết rồi, anh mới thật sự thấy lẻ loi, cô độc. Một cô độc tận cùng thê thảm nhất nhân gian. Từ nay,... anh trờ thành kẻ quan tâm lo lắng làm gì. Ông ơi, sao mà cháu không biết, ông đã từng lo như thế nào khi thấy cháu say mà phóng xe như bay trên phố.
Ông ơi, hãy yên lòng nhắm mắt... Chí Dĩnh nhẹ cài lên áo mình mảnh tang đen.
- Cháu sẽ nghe lời ông không lêu lổng nữa. Gia tài sản nghiệp ông để lại, cháu sẽ dốc sức mình cai quản theo ý nguyện của ông. Về lại Tiểu Lý Đình chăm sóc vườn hồng của mẹ chạ Ngày ngày lo phụng thờ nhang khói. Rồi đợi khi mãn tang ông, cháu sẽ cưới vợ. Một cô vợ thật ngoan hiền, biết sinh con đàn cháu đống cho ông. Ông ơi, tha cho cháu... Cháu sẽ làm lại từ đầu...
Cộc... cộc... cộc...
Tiếng gõ cửa chợt vang làm cắt ngang dòng tâm sự của anh. Lau vội nước mắt, Chí Dĩnh cố là ra vẻ thản nhiên ra mở cửa. Thật lạ, anh chẳng muốn ai hiểu được tình cảm của mình đối với ông.
- Xin lỗi, anh có phải là Trần Chí DĨnh.
Cánh cữa vừa mở, trước mạnh anh là hai vị luật sự Vẫn thấy họ thường ra vào phòng của ông, nên Dĩnh không lạ lùng gì. Chỉ có họ hôm nay là làm mặt lạ với anh thôi. Rất nghiêm, họ nói như chưa từng gặp anh lần nào cả.
- Chúng tôi có một số vấn đề cần thảo luận với anh.
- Xin mời!
Chí Dĩnh né người nhường bước. Đưa họ đến phòng khách nhà mình.
- Cảm ơn, tôi không hút thuốc.
Viên luật sư xua tay chối khi Chí Dĩnh bật quẹt mời ông điếu xì gà! Đặt tập hồ sơ xuống bàn, ôn gđi ngay vào vấn đề cần thảo luận:
- Anh Dĩnh,c ó một việc tôi cần nói cho anh rõ. Là kể từ thuộc quyền sỡ hữu của anh.
- Anh nói gì?
Nuốt vội hơi thuốc vào bụng, Chí Dĩnh tròn xoe mắt ngạc nhiên.
- Tôi bán nhà bao giờ? Cho ai chứ? Sao lại tước quyền sở hữa của tôi? Tôi có thể chấp cầm cố gì cho ngân hàng đâu?
- Anh đừng nóng, thu thả nghe chúng tôi giải thích đây!
Viên luật sự lớn tuổi nãy giờ ngồi yên quan sát thái độ của anh, giờ mới cất tiếng ôn tồn:
- Số là căn nhà này không bán, cũng không hết hạn thế chấp với ngân hàng. Theo di chúc của ông Trần Thế Kiệt, chúng tôi đến làm thủ tục bàn giao nó cho trại trẻ mồ côi.
Là thế ư? Ngã người ra sau ghế, Chí Dịnh thở phào vỡ lẽ. Hơi nóng bừn glên mặt, anh thấy giận trong lòng. Sao ông lại làm như vậy được? Mười năm rồi, ông thừa biết anh thích căn biệt thự này. Dù ít, dù nhiều, anh cũng đã quen thuộc từng viên sỏi.
- Anh đọc lại biên bản bàn giao. Nếu không thắc mắc gì, mời anh kí tên vào.
Sau một hồi cúi đầu hí hoáy viết, viên luật sự trao cho Chí Dĩnh hai bản đánh máy.
Cầm xe, thủ tục đầy đủ không lý do gì từ chối được, Chí Dĩnh đành ký tên mình vào. Người như lò lửa sắp nổ tung, anh ứa gan nghe viên luật sự trước khi về còn lập lại:
- Vậy... ngày mai, trước tám giờ xin anh vui lòng dọn nhà chọ Chúng tôi còn phải làm thủ tục giao nhà.
KHông nói một lời, Chí Dĩnh sập mạnh cách cửa ngay sau lưng hai viên luật sự Nét mặt lầm lì, anh không trở vào nhà mà ra hoa viên, đến ngồi vào chiếc ghế xích đụ Con xám nãy giờ chạy rong đuổi chuột ở đâu, thấy anh nó chạy lại mừng, rồi thót lên chiếc xích đu ngồi cạnh anh. Đôi mắt nó tròn vo vô tội.
- Mình sắp phải dọn đi rồi đấy Xám à.
Vộ nhẹ lên đầu nó, phà hơi thuốc, Chí Dĩnh trầm giọng.
- Ông đã tặng căn nhà này cho cô nhi viện mà chẳng buồn nghĩ đến tâm trạng của tao. Mười năm rồi, mày biết không, tao thích khu vười này lắm. Mày cũng vậy, phải không?
Có hiểu không? Chẳng biết. Chỉ thấy con Xám ngúc ngoắc đuôi rồi chồm hẳn đặt cái mõm của nó lên đùi Chí Dĩnh như cảm thông, chia sẽ. Chí Dĩnh lại thở hắt ra:
- Tao không muốn đi đâu, nhưng biết làm sao? PHáp luật giấy tờ người ta hợp lệ, không di cũng không được. Căn nhà này ông đứng tên chủ quyền mà...
Nói đến đây, tủi thân quá, Chí Dĩnh bật khóc thành tiếng. Trong cuộc đời, chưa bao giờ anh thấy mình cô độc như lúc này. Bơ vơ, trơ trọi quá. Rồi anh phải đi dâu, ở đâu trong những tháng ngày sắp tới? Ông ơi, lẽ nào ông không còn thương cháu nữa?
Binh boong...
Chuông cửa lại reo, nhưng Chí Dĩnh không buồn đứng dậy. Phút giây này, anh không còn muốn gặp ai, không muốn làm gì cả. Thân xác rã rời mệt mỏi, anh chỉ muốn ngã dài trên chiếc xích đu, ngủ một giấc thật ngon. Một tuần rồi, ngoài rượu ra, anh có ưa uống ngủ nghê đi đâu.
Binh boong... Binh boong...
Chuông cửa lại reo vang giục ngã. KHông chịu nổi, con Xám tung chân chạy ra cửa sủa vang lừng. Một lúc sau nó chạy trở vào, trên mõm mang theo một phong thư trắng.
- Lại của văn phòng luật sư!
Chí Dĩnh lật phong thư rồi ném mạnh xuống chân.
- Muốn gì nữa đây? Đã tống cổ nó ra khỏi nhà rồi, còn chưa đồng ý hay sao?
Chẳng hiểu lòng chủ nhân đang bực bội, con xám chạy đến bức thư, nhặt lấy. Một lần nữa đem trước mặt anh như trêu người, chọc tức.
- Tao sẽ bảo là không được.
Giật mạnh phong thư khỏi mõm nó Chí Dĩnh thẳng tay ném mạnh. Tưởng anh đùa, con xám nhảy cẫng lên mừng rỡ, phóng nhanh đến bên phong thự Một chân đè lên, nó dùng mõm mình xé rách.
- Ê xám!
Vừa định quay lưng lại, thấy con xám xé phong thư, Chí Dĩnh không đành lòng, đưa tay vẫy.
- Đem lại cho tao.
Phong thư được đem lại, tuy bị rách làm đôi nhưng vẫn còn đọc được. Đôi mắt Chí Dĩnh lướt nhanh, tâm hồn Chí Dĩnh dần bình thản.
Ra thế! Anh đã hiểu lầm,, đã trách oan cho ông rồi. Ông nào muốn trả thù, muốn triệt đường sống của anh. Làm như vậy, ông chỉ vì muốn bắt anh về ở biệt thự "Tiểu Lý Đình". Muốn anh chuyên tâm lo sự nghiệp, đừng ăn chơi, lêu lỗng nữa.
Ông ơi! Ông yên tâm đi, cháu đã hứa thì nhất quyết phải giữ lời mà. Ôm tờ di chúc của ông vào lòng, Chí Dịnh nhắm đôi mắt thầm nhủ với ông:
- Rồi ông sẽ thấy Chí Dĩnh này là một nhân tài kinh tế. Chẳng những đủ sức cai quản công ty to lớn của ông. Nó còn làm cho công ty vững mạnh, ngày một phát triển hơn. Thật mà, ông hãy tin đi!
Mỉm cười, nghe lòng ấm một tình thương, Chí Dĩnh chìm vào giấc ngũ ngon. Giấc ngũ nhẹ nhàng, thanh thản nhất, từ lúc nhận được tin ông mất.
Sáng nay, theo lời hạn. Chí Dĩnh dọn nhà rất sớm. Chưa tới bảy giờ mọi việc sẽ xong rồi. Hành trang của anh rất gọn. Chỉ là một ba lô nhỏ trên trong đựng hình ông, một vài bộ quần áo và ít vật dụng linh tinh không đáng giá.
Toàn bộ tài sản của anh, từ cái ca múc nước rửa mặt đến dàn CD hiện đại mới tinh khôi vừa mua sắm, anh đều để lại với dòng chữ "thân tặng các em bé mồ côi".
Chúng nó sẽ chạy loạn lên mất nếu nghe các đĩa băng kích động mới của anh. Vừa khóa cửa, vừa mỉm cười với ý nghĩ của mình, Chí Dĩnh thấy bầu trời hôm nay đẹp lạ.
Nhảy lên môtô rồ máy, hòa vào dòng người tất hật trên đường phố, lòng anh chẳng chút lưu luyến gì. Giã từ biệt thự "âm u" anh mở về với con gnười thật của mình. Xin tạm biệt quá khứ đen tối, những tháng ngày rong chơi vô bổ. Từ hôm nay, Chí Dĩnh sẽ làm lại cuộc đời.
Cơn gió ban mai, mát rượi trong lành cứ thổi lùa vào tóc làm sảng khoái lòng người. Ngước mặt lên, Chí Dĩnh như thấy ông đang mỉm cười ưng ý. Ông hài lòng lắm phải không ông?
Biệt thự "Tiểu LÝ Đình" kia rồi. Không hiểu sao Chí Dĩnh bỗn nghe hồi hộp lạ. Bàn chân anh dè dặt đặt lên từng bước lên lối sỏi. Bàn tay chạm vào ổ khóa bỗng ngập ngừng rụt lại.
Ôi! Bồi hồi, xao động quá. Vườn xưa trông quen thuộc vô cùng.
Mười năm rồi chứ ít ỏi gì, kể từ ngày sinh nhật năm đó, Chí Dĩnh chưa một lần trở lại biệt thự "Tiểu Lý Đình". Anh những tưởng trọn đời, trọn kiếp này mình sẽ không bao giờ quay trở lại, cũng như khôgn bao giờ tha thứ cho ông.
Vậy mà... chùm chìa khóa nặng trĩu trên taỵ Chí Dỉnh không hiểu sao mình chẳng ném bỏ nó đi trong cơn giận dỗi. Mười năm bị quên trong góc, han rỉ, mốc men, liệu có còn mở được cửa không? Hay ông đã đổi ổ khóa mới rồi? Thảy chiếc chìa khóa trong lòng bàn tay, Chí Dĩnh thầm tự hỏi với lòng mình.
Vẫn khít khao vừa vặn, vẫn như ngày nào anh ở đây cùn gông làm chủ "Tiểu Lý Đình", chứng tỏ ông vẫn chờ trông, hy vọng, khắc khoải mong một ngày anh trở lại. Trời ơi, lòng ông mênh mông quá.. Vậy mà... cháu...
Mí mắt chợt cay, Chí Dĩnh nghe lòng rưng rưng muốn khóc. Nhớ ông biết bao nhiêu. Dáng ông igà, run run đi tưới từng nụ hồng, lụm cụm trong mái lều tranh, nhấp chén trà cùng trăng đơn soi bóng.
Đã mở cửa, nhưng Chí Dĩnh chưa vội bước vào nhà. Bước chân lang thang "Tiểu Lý Đình". Đến bên hòn non bộ, anh mong tìm gặp dáng ông giữa rừng hoa ngút ngàn trước mặt. Ông ơi, cháu đã về đây, sao ông không dang rộng tay mừng đón? Cảnh vật vụt nhạt nhòa, đế Chí Dĩnh thấy ông vụt hiện, để anh được quỷ xuống chân ông nói lời tạ lõi. Ông ơi, thứ tha cho đứa cháu dại khờ.
Ông không rầy la, chỉ mỉm cười độ lượng. Xoa nhẹ dầu anh rồi nâng anh đứng dậy, dắt anh vòng quanh "Tiểu Lý Đình". Mười năm qua rồi mà cảnh chẳng thay đổi là bao. Vẹn nguyên, đầm ấm đó là một trời kỷ niệm.
Nhớ lần đầu theo ông đến "Tiểu Lý Đình", Chí Dĩnh hãy còn là thằng nhóc hơn năm tuổi. Cởi trần khoe tấm thân tròn lẳn như bé Milu, nó tròn mắt nhìn ông mồ hôi ròng ròng. Nhà có nhiều người lắm, sao ông phải một mình tự cuốc đất cho cực vậy.
- Mọi người lớn lên cháu sẽ hiểu thôi!
Ông dừng tay, lau mồ hôi mỉm cười nghe nó hỏi, rồi lại tiếp tục cuốc cho đám đất tơi lên.
- Cỏ hoang nhiều quá ông à. Liệu nó có ănmất cái nụ hồng nhỏ xíu của ông không?
Chí DĨnh lại hỏi khi thấy ông nhẹ nhàng, cẩn thận trồng cành hồng xuống mảnh đất hoang.
- Không đau cháu à! Cỏ hoang sẽ khôn găn được nụ hồng của chúng ta đâu?
- Sao kỳ vậy ông, chúng đông lắm mà.
Chí Dĩnh không hiểu nổi. Nhẹ vuốt đầu nó, ông cười:
- Phải, chúng đông lắm, lại hung dữ nữa. Nhưng không ăn thịt nổi bông hồng vì còn có ông có cháu. Có phải chúng ta sẽ chăm sóc cho mảnh đất hoang này, thành vườn hồng "Tiểu Lý Đình" đẹp nhất trên thế gian không?
- Phải đó ông à!
Như hăng lên sau lời nói của ông, thằn bé đứng dậy cắm cúi phụ Ông đi nhặt sỏi. Rồi từ hôm đó, sáng nào nó cũn glén một mình chạy ra ngắm hoa hồng. Buồn rầu khi thấy nụ hồng dần tàn phai, héo úa. Giấu ông, nó len lén tưới nước cho hoa, còn chấp tay nguyện cầu cho cành hồng kia đừng chết.
Và cành hồng đã nghe lời nguyện cầu của nó không chết được. Ngày nó trổ nụ đầu tiên, Chí Dĩnh đã mừng như thể bắt được vàng. Nó hét vang, chạy khắp vườn trong nụ cười mãn nguyện của ông.
- Ông ơi, những bông hồng của mình dường như không giống bông ở chợ Ông à!
Một hôm, chợt phát hiện ra hoa của mình, bông nào cũng đơm hai nụ, Chí Dĩnh tò mò hỏi.
- Chẳng những không giống mà chỉ duy nhất ở "Tiểu Lý Đình" này mới có được loài hoa đặt biệt này.
Nhấp chén trà, ôn gnói với vẻ tự hào, mắt long lanh hãnh diện.
- Sao vậy ông? Kể cháu nghe đi!
- Kể ư?
Ông như thoáng giật mình. Trầm ngâm một phút, ông nói với giọng buồn buồn:
- Cháu còn nhỏ lắm, chưa hiểuđược đâu.
Rồi thấy nó phụng phịu quay đi, ông dỗ:
- Nhưng ông có thể cho cháu biết bông hồng này do chính tay ba cháu tạo nên. Ba của cháu ư Lúc đó thằng bé nghe nhưng không hiểu. Thời gian trôi, câu chuyện cũng đi vào quên lãng. Nó cũng không buồn nhắc lại làm gì.
Còn bây giờ, dù ông không thể, Chí Dĩnh cũng biết ba mình lai tạo giống hoa ấy để làm gì. Tưởng nhớ mẹ! Ba đã vì tình yêu mà lai tạo ra giống hồng tuyệt vời này. Nụ hồng đôi, như cầu chúc thế gian loài người đừng cô lẻ.
Một bàn chân ai kều nhẹ vào chân, rồi một tiếng sủa "gâu" mừng rỡ. Bừng thoát khỏi cơn hồi tưởng. Chí Dĩnh khe khẽ mắng;
- Xám, để tao yên!
Con vật không để yên, càng sủa lớn, quay đầu lại, Chí Dĩnh bỗng ồ lên một tiếng to, như ngạc nhiên, như thích thú:
- Lucky, mày đó ư? Trời ơi, mười năm rồi, mà bé tẹo vậy, không lớn được chút nào ư?
Gọi đúng tên, con chó mới không sủa nữa. Cái đuôi cụt ngoáy tít mừng, nó liếm nhanh vào mặt Chí Dĩnh khi được anh bế lên tay.
- Mày vận chưa quên tao ư?
Không ngờ con chó vẫnnhớ mình Chí Dĩnh như thấy một hiện tượng là, cứ trầm trồ mãi. Bế nó lại chiếc xích đu gần đó, ôm nó vào lòng anh nghe mừng muốn khóc.
Di vật cuối cùng của ông, có lẽ là con chó này đây. Nhớ lúc mới mua về, nó chỉ là chú bé con tý xíu. Dù bây giờ đã mườn năm, nó cũng chẳng lớn được bao nhiêu. Hồiđó, ông cháu phải suy ghĩ mải mới tìm được ái tên cho nó.
- Lucky, mày là may mắn của ông cháu ta nhé!
Ông rầt hài lòng với cái tên tiếng Anh mà Chí Dĩnh đã tìm ra, cả ngày cứ tấm tắc khen hoài làm anh phải bực mình dọa bảo gọi mãi sẽ hết linh, ông mới chịu thôi cho.
- Lucky, Lucky... mày mới đây đã biến đâu mất tiêu rồi, về chị cho uống sữa.
Đang ngồi yên trong vòng tay Chí Dĩnh, con chó bỗng vẫy đuôi mừng muốn chạy đi khi nghe ttiếng gọi của một cô gái.
- Im nào!
Nạt khẽ nó, Chí Dĩnh ôm con chó đứng lên. Chắc con sen rồi, giọng nghe quen quá. Để hù nó một cái chơi, chắc là còn giận lắm đây. Hôm đó ở nhà hàng, nó chửi anh như vậy cũng vì nóng lòng thương cho ông. Nghĩ cũng tội, người ăn kẻ ở trên đời, mấy người được như nó chứ? Mình phải tăn lương cho nó gấp đôi mới phải.
Nghĩ vậy, Chí Dĩnh nhón chân đến núp sau hồn non bộ. Con sen vừa ngơ ngác bước ra thì...
Hù! Chí Dĩnh vọt ra nhanh, bàn tay năm ngón xòa to, chờn vờn như mèo bắt chuột vào mặt con sẹ Cười phá lên, khi thấy nó điếng hồn, té ngữa ra sau, mặ tkhông còn giọt máu.
Nhưng... thật bất ngờ, kẻ phải điếng hồn bật ngửa ra sau không phải con sen mà chính là anh. Hai mắt tròn vo, miệng há kinh ngạc, Chí Dĩnh té ngồi luôn xuống thành hồ. Lắp bắp như kẻ đi đêm gặp phải ma:
- Tú... Tú... Văn...
Đúng! Cô gái vừa ngỡ ngàng đánh rơi ly sữa, chính thật là Tú Văn. Kinh ngạc không khác gì Chí DĨnh, cô sững người ra nhìn anh không chớp mắt. Thời gian như lắng động. Chỉ có con Lucky chẳng hiểu chuyện gì, đột nhiên bị Ôm chặt cứng. Nó bực bội kêu to, vùng vằng muốn nhảy khỏi lòng Chí Dĩnh.
- Anh muốn gì?
Cuối cùng, Tú Văn cũng lấy lại được bình tĩnh. Đôi mắt sáng nhìn anh đầy thù hậh,c ô như sẵn sàng giết chết Chí Dĩnh ngay, nếu một lần nữa anh sàm sỡ.
-Theo dõi tôi đến đây? Anh định làm gì con chó chứ?
Theo dõi! Đôi mày nhíu lại, Chí Dĩnh không hiểu Tú Văn muốn nói gì. Cứ như cô ta là chủ nhân ở nơi này vậy? Hừ! Chắc là con sen mới của ông. Thử xem cô ta sẽ có thái độ thế nào khi biết mình là cậu chủ? Chắc phại hạ càng, xum xoe cười nịnh lấy lòng thôi. Nghĩ vậy Chí Dĩnh xoa cằm nhẹ mỉm cười.
- Cười cái gì?
Đỏ mặt với ý nghĩ Chí Dĩnh đang hình dung lại nụ hôn hôm nào, Tú Văn nạt lớn.
- Thả con chó xuống, ra khỏi đây lập tức. Bằng không tôi sẽ kêu bảo vệ đến can thiệp đó.
- Xin mời!
Ung dung lùa tay vào lớp bông mịn trằng của con Lucky, Chí DĨnh nhịp chân:
- Chưa biết kẻ phải ra khỏi chỗ này là ai đâu cô bé?
Hắn nói gì thế nhỉ? Sao có vẻ tự tin vậ. Tú Văn cảm thấy nghi ngờ. Con chó lại có vẻ quen hắn lắm.
- Thôi, để bé khỏi bị hơi, anh trân trọng giới thiệu cho em biết. Anh Trần Chí Dĩnh, từ hôm nay sẽ là chủ nhân của căn biệt thự "Tiểu Lý Đình". Khôn hồn thì hãy kéo léo lấy lòng anh. Không thì alêhấp.
Búng tay một cái, đôi mắt anh liếc dài ra cổng:
- Biến ngay khỏi chỗ này đó bé.
- Cái gì? Anh là Trần Chí Dỉnh, là đứa cháu đích tôn của ông Kiệt ư?
Như không tin, Tú Văn kêu lên thoảng thốt. Chụp mạnh vào tàn cây bên cạnh, cô thấy đất trời như chao đảo dưới chân mình.
- Đún vậy, hoàn toàn đúng.
Thích thú vì tạo được bất ngờ, Chí Dĩnh nheo nheo mắt mỉm cười. Rồinhư phát hiện ra điều gì, anh đưa một ngón tay lên.
- À! Tôi hiểu rồi, thì ra bông hồng cô bán bao ngày qua, đều là do ăn cắp của ông tôi. Gan trời, gan trời thật.
Rồi nghiêm giọng, với thái độ bề trên, anh nói:
- Nhưng từ hôm nay, khi có mặt tôi ở đây, cô đừn ghòng lặp lại điều này.
KHông phải chút thù hằn, ích kỷ cá nhân, Chí Dĩnh đang giận thật. Giận khi nghĩ đến những nụ hồng quý giá của ông,c ủa ba, bao nhiêu ngày qua đã bị Tú Văn cắt bàn bừa bãi khắp đường. lại bị anh dùng chân dẫm nát nữa. Thiệt đau lòng, xót dạ làm sao.
Chẳng để ý đến nụ cười và thái độ ngạo mạn của nah. Tú Văn thấy mắtmình tối sầm đi, hụt hẫng. Hắn là cháu của ông ư? Ôi, cầu mong đó chỉ là một trò đùa tai ác mà hắn vừa nghĩ ra thôi.
Nhưng... trông thái độ hắn tự tin, con Lucky nãy giờ cứ thân mật nằm trong lòng hắn. Làm sao mà sai được. Trời ơi, hắn là cháu của ôhg, vậy ta phải là... Ôi, không, không thể nào đâu, chết mất thôi...
Nghĩ đến thế, như không còn sức để chịu đựng thêm, Tú Văn chợt nóng mình. KHóc nất lên, cô bỏ chạy đi nhanh, như trốn chạy sự thật phũ phàng, kinh khủng nhất.
- Tú Văn, cô đứng lại, chạy đi đâu vậy?
Bất ngờ trước hành động của cô, Chí Dĩnh chỉ kịp gọi theo rồi buông tay đánh rơi con Lucky xuống đất. Như chỉ chờ có thể, con chó lập tức phòng theo cộ Dường như, nó muồn theo để động viên cô.
- Lucky, Lucky, mày chạy đi đâu vậy?
Sau lưng lại vang giọng một người con gái. Lần này không lầm được, Chí Dĩnh biết chắc nó là con sẻn của nhà mình. Quay đầu lại, nhận ra anh, con nhỏ reo lên mừng rỡ:
- Ôi, cậu chủ, cuối cùng cậu cũng trở về, ông quả đoán không sai.
Trong các tâtt, Chí Dĩnh ghét nhất cái tật tài lanh, nhiều chuyện của nó. Nhưng nghĩ tình nó cực khổ lo tang ma cho nội, anh không đành lòng mắng chỉ nghiêm giọng:
- Công việc nhà dạo này nhiều lắm sao mà ông phải mướn thêm người vậy?
- Cậu muốn nói gì cơ?
Nó ngạc nhiên không hiểu.
- Cũng vậy thôi, có mướn thêm ai đâu.
- Thì cái cô hồi nãy đó.
Không nói tên Tú Văn ra, Chí Dĩnh muốn giấu con sen quan hệ phức tạp của mình và cô.
- Chị Tú Văn đó hả?
- Chắc vậy!
Châm thuốc hút, Chí Dĩnh nghe giọng mình khàn đi lạ lắm.
- Chắc ông mướn cô ta về coi vườn hả?
- Hỏng phải đâu.
Lắc đầu nguầy nguậy, cô như không hay mình vừa nói một câu lòng trời lở đất.
- Chị ấy là vợ của cậu mà.
- Vợ!
Như chạm nhầm lưa, Chí Dĩnh giật nảy người lên. Điếu thuốc rời hỏi tay rơi xuống đất, rồi như tức giận, anh hét lớn.
- Sen, mày đùa tao đó hả?
- Con đùa cậu làm gì?
Mặt con sen tỉnh bơ khôgn đổi sắc.
- Không tin cậu đi hỏi chị Tú Văn đi. Chị ấy làm vợ của cậu có giấy tờ hợp lệ đàng hoàng. Con nhớ rõ hôm đó, có luật sư Trần đến đây làm chứng nữa.
Thẫn thờ thả người xuống thành hồ, Chí Dĩnh hiểu vì sao Tú Văn hốt hoảng chạy nhanh như vậy. Cũng như anh, cú sốc này với cô quá bất ngờ, đột ngột. Tính sao đây?
Ông ơi, ông lại vì thương mà hại cháu rồi. Hai tay ôm đầu, Chí Dĩnh không biết mình nên cười hay nên khóc, nên thương hay nên giận ông đây? Cưới Tú Văn cho anh, ông định giết cả đời anh sao chứ?
Không được, vụt đứng lên, Chí Dĩnh quyết định tìm Tú Văn hỏi cho ra lẻ. Phải ly dị ngay lập tức khi sự việc chưa được đồn xa, vang rộng. Không thì... chết đời trai anh mất!
Không phải bây giờ, khi ngồi đối mặt với Chí Dĩnh qua chiếc bàn con, trên tay cầm tờ đơn ly dị. Mà từ đêm qua, hôm trước nữa, Tú Văn đã phải điên đầu nghĩ về vấn đề này.
Ly dị hay tiếp tục nhận lời ông ở lại đây? Một lần nữa, Tú Văn đưa mắt nhìn xuống tờ đơn rồi nhẹ buông một tiếng thở dài nghe khó xử.
Nếu hắn không là Chí Dĩnh, thì mọi việc đã trở nên giản đơn rồi. Vì ông, cô có thể liều chết ở lại đây, bất chấp miệng đời đàm tiếu, quyết hoàn thành tâm niệm cuối cùng của ông.
Nhưng đằng này... hắn lại là Chí Dĩnh, là kẻ thù không đội trời chung là oan gia nợ báo của cô từ kiếp trước. Làm sao, trời ơi, làm sao cô có thể trở thành vợ của hắn. Dù chỉ là vợ tạm chồng hờ, theo vai kịch ông đạo diễn. Cô thật không chịu nổi ánh mắt khôi hài, giễu cợt của Chí Dĩnh. Hắn tưởng, cô... thích hắn thật sao? Ôi!... nghĩ đến đây, Tú Văn chỉ muốn ký ngay vào đơn ly dị.
- Đừng Tú Văn!
Bất chợt bàn tay cầm viết chợt dừng, bên tai cô, giọng của ông vang lên tha thiết:
- Ông van cháu, vì ông đừng bỏ dở kế hoạch này. Bao nhiêu quyết tâm kỳ vọng, ông đều đặt vào tay cháu.
Lại thả xuống bàn, buông ra một tiếng thở buồn. Tú Văn nhẹ cắn môi, mắt rưng rưng, nhớ ông vô hạn...
Hôm qua cũng thế, mà hôm nay cũng thế, mỗi lần nghĩ đến ông là Tú Văn thấy chùng lòng, không dứt khoát. Dù ngay từ đầu, lúc vừa biết Chí Dĩnh là cháucủa ông, cô đã có ngay quyết định. Không cần hắn, cô cũng tự viết đơn.
Viết xong, đem tờ đơn đến trước bànt hờ ông, thằp một nén nhang, nước mắt lưng tròng, cô lại không dám kể ông nghe quyết định của mình. Sợ Ông phải đau lòng nơi chín suối. Ông chỉ mới mất được mấy ngày thôi!
- Ông ơi!
Gục xuống khung ảnh ông òa khóc, Tú Văn thầm hỏi trời già sao cay nghiệt quá? Nỡ lòng cướp mạng ông vào lúc ông đang cân sống nhất trên đời. Không dám hận trời cao, cô chỉ dám hận căn bịnh cao huyết áp kia. Tàn nhẫn quá!
Cái kế hoạch "Hoa hồng trên thảm cỏ hoang" kia, ông chỉ kịp vạch cho cô phần đầu. Còn phần cuối... Ông hẹn sau chuyến du lịch dài cùng Hảo Mỹ về sẽ nói. Và... Ông đã không kịp nói, vĩnh viện không kịp nói. Bỏ mặc cô phải cô độc một mình. Bơ vơ với phần kế hoạch dở dang.
Ông ơi! Cháu phải làm sao? Khi phải đối phó với một tình huống bất ngờ ngoài kế hoạch. Ông hẳnlà đâu biết cháu và Chí Dĩnh vốn nghịch thù nhau. Làm sao cháu có thể thành vợ của hắn?
Tú Văn hôm nay sao thế nhỉ? Nãy giờ yên lặng chờ quyết định của Tú Văn, Chí Dĩnh khẽ cau mày, tự hỏi lòng.
- Sao cô cứ dùng dằng, hết cầm viết lên rồi thở dài buông trả xuống bàn. Có chuyện g ì chăng? Phong cách đó đâu phải của cổ Ngày thường cô cứng rắn và dứt khoát lắm mà?
Hay là... cô ta chê điều kiện mình đưa ra còn quá ít? Thoáng nghi ngờ với ý nghĩ của mình, Chí Dĩnh đưa tay lên bóp trán. Tuy chỉ vài lần tiếp xúc thôi, anh cũng tin vào tư cách cô không tầm thường như vậy. Nhưng lý do gì để cô từ chối không ký vào tờ đơn ly dị. Yêu mình chăng? Ố! Bật cười, anh thấy mình như sắp loạn trí rồi.
- Tú Văn, cô còn chờ gì mà chưa chịu ký đơn?
Cuối cùng, kết kiên nhẫn, Chí Dĩnh lên tiếng hỏi:
- Hay... thêm ba mươi phần trăm cổ phần trong công ty nữa. Được chứ?
- Anh nói gì?
Đang mơ màng nghĩ ngợi lung tung, không nghe rõ, Tú Văn hỏi lại.
- Ba mươi phần trăm cổ phần của công ty.
Đôi mắt Tú Văn tròn xoe, như bất ngờ, như ngạc nhiên.
- Đúng vậy.
Chí Dĩnh gật đầu:
- Gần một tỷ đồng, không ít đâu.
- Và cũng chẳng nhiều như anh tưởng đâu.
Tú Văn nhếch mép cười. Khôi hài thay cho ý nghĩ của Chí Dĩnh. Ngỡ cô còn do dự vì chê quyền lợi của mình còn ít.
Quả là không ngoài dự đoán của mình. Tú Văn thật sự không phải là cô gái chỉ vì tiền. Bỗng nhiên nghe mừng vì tư cách của cộ Chí Dĩnh như ngây ngô hỏi:
- Không vì tiền, vậy vì cái gì khiến cho cô còn do dự chưa chịu ký hơn? Yêu tôi chăng?
Hỏi xong rồi, nhìn mắt Tú Văn tối xầm đi, Chí Dĩnh mới biết mình quá lời rồi. Chắc chắn cô ây sẽ nổi tam bành. Đúng vậy! Tú Văn đứng bật lên khỏi ghế, quắc đôi mắt sáng như sao, cao giọng hét:
- Yêu anh? Yêu một gã côn đồ, ăn chơi trác táng. Không nghề ngỗng, vô tích sự, bất hiếu, bất nhân, đến cả đám ma ông nội mình cũng không về dự ư? Anh tưởng tôi là kẻ tâm thần, không bình thường chắc.
Bất ngờ bị mắng một câu với lời lẽ đầy xúc phạm. Chí Dĩnh giận run người. Tự ái đàn ông bốc lên ngùn ngụt. Không kìm chế nổi, anh đập mạnh tay xuống bàn hét lớn:
- Thôi đủ rồi nghe! Cô lấy quyền gì mà nhục mạ tôi đủ điều như vậy. Một lần nữa, tôi hỏi, vì lý do gì mà cô không chịu ký đơn và phải có điều kiện gì cô mới ký vào đây hả?
Chết chưa! Chọc cho hắn tự ái rồi! Nhẹ cắm lấy môi, Tú Văn biết mình đã phạm sai lầm lớn. Theo kế hoạch, lẽ ra không nên chạm vào lòng từ ái nam nhi của hắn. Phải dịu dàng, đôn hậu, dùng tình người cảm hóa. Nhưng điều này xem ra... khôn glàm được với hắn rồi? Tính sao đây?
- Tôi hỏi, sao cô không nói? Ký vào đơn lập tức!
Cây viết và tờ đơn dằn mạnh ngay trước mặt. Giậtg mình, ngẩng đầu lên Tú Văn đáp tỉnh.
- Không ký.
- Sao không ký? nói rõ lý do! Muốn làm vợ của tôi lắm à?
Chí Dĩnh cố tình khiêu khích cho Tú Văn tự ái. Anh biết chỉ có vậy mới khiến cô mất khôn, ký đại thôi.
- Không ký là khôgn ký, chẳng lý do gì.
Cắn răng nén tự ái, Tú Văn ngẩng cao đầu. Vì ông, cô quyết định hy sinh chút sĩ diện cá nhân của người con gái.
- Cô!...
Đến lượt Chí Dĩnh bị Tú Văn kịch cho nổi nóng. Nhưng... nhớ đến mục đích của mình, anh cố nén, nhẹ nhún vai, cười khẩy:
- Thì ra thế! Thì ra mọi việc, cô đều có âm mưu cả.
- Âm mưu!
Đôi mày khẽ chau, Tú Văn như không hiểu.
- Phải, ngay từ đày gặp tôi, cô đã biết tôi là Chí Dĩnh, là người thừa kế duy nhất phần tài sản đồ sộ trị giá hàng trăm tỷ đồng này.
- Vậy sao?
Nghiêng đầu, Tú Văn nheo nheo mắt khôi hài. Quyết không nổi nóng, lầm mưu hắn.
KHông chịu thua, Chí Dĩnh phà một hơi thuốc, từ tốn nói:
- Nên sau nhiều lần tiếp cận mua chuộc tôi không nổi, cô liền đổi hướng sang nội của tôi. Dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ ông để ông thương hại cưới cô cho tôi...
- Còn anh thì sao? Ngon lành cao thượng lắm chắc? Tư cách gì mà đánh giá tôi như vậy?
Nghe đến đây Tú Văn không nhịn nổi. Đứng bật dậy lên khỏi ghế, cô hét lớn.
- Cho dù tôi ham giàu, say mê sãn nghiệp này mà nịnh nọt, mua chuộc, dụ dỗ ông cưới tôi làm dâu cũng không nhục bằng anh. Một kẻ ăn bám vô công, rỗi nghề, vô tích sự. Phần tài sản này, anh cũng như tôi là kẻ mưu đồ chiếm đoạt.
- Thật buồn cười, phần tài sản này là của ông tôi để lại cho tôi. Sao lại giống cô, sao lại mưu đồ chiếm đoạt?
Bị mất thế thượng phong, Chí Dĩnh chống chế vụng về.
- Ông nội.
Tú Văn cười nhẹ:
- Nghe ngọt ngào, thân mật quá. Hừ!
Chợt nghiêm mặt, Tú Văn đanh giọng:
- Nói mà không biết ngượng chút nào. Sao không nhớ lúc người ta lãnh đạm, một tiếng ông cũng không thốt ra lời. Mặc cho ông phải khóc lóc van xin, người ta vẫn dửng dưng. Ngay cả lúc ông chết, cũng chẳng thấy ai đến viếng, thắp cho ông nén nhang nào. Nên... lần đầu nghe ai đó kêu tiếng ông nội ngọt ngào, tôi cảm thấy bất ngờ và cảm động làm sao. Thiệt hiếu thảo quá!
Vừa nói, Tú Văn vừa diễn cảm lộ liễu lên nét mặt.
- Cô...
Nghe tim đau nhói, Chí DĨnh đấm mạnh tay xuống bàn bất lực... Tú Văn đã chạm vào nỗi đau của lương tâm Chí Dĩnh. Oan ức quá, anh chỉ muốn hét cho cô hiểu. Rằng mình trở về đây với thành tâm hối cải, quyết tâm làm lại cuộc đời, chứ không phải vì phần gia tài phù phiếm đó. Nhưng... lời nghẹn trong lời anh không sao mở miệng.
- Nên... tôi quyết không ly dị, không để anh phá tan sự nghiệp một đời ông khổ công tạo dựng đâu. Đôi mắt sáng, Tú Văn buông lời khẳng định cùng Tú Dĩnh và cả với lòng mình. Tờ đơn ly dị bị cô xé vụn nát thả rơi trên mặt đất, bay tơi tả.
- Còn tôi, tôi cũng cho cô biết.
Nghiến chặt môi, Chí Dĩnh rít cao giọng:
- Những tháng ngày làm vợ của cộ sẽ chẳng ấm êm gì.
- Còn tôi thì ngược lại.
Tú Văn chợt mỉm cười:
- Tôi sẽ cho anh được làm chồng. Một người chồng hạnh phúc nhật trên thế gian này.
Không hiểu sao, Chí Dĩnh lại gnhe rùng mình, ớn lạnh, trước đôi mắt sáng long lanh và nụ cười đẹp như hoa hàm tiếu của cô gái trước mắt mình.
Viên luật sư về lâu rồi, mà cả Chí Dĩnh và Tú Văn chẳng ai buồn động đậy. Ngồi ngây người trên ghế salon, cả hai như vẫn chưa tin những điều được ghi rành rẽ trên di chúc.
Không ngờ, Tú Văn thật không ngờ ông xử mạnh tay như vậy cùng Chí Dĩnh. Lấy lại căn nhà, ông còn khóa luôn tài khoản của anh ở ngân hàng. Biến anh thành người vô sản với một chức danh duy nhất: Giám đốc phòng nhân sự. Để từ đây, muốn có được hai bữa cơm ăn, anh phải đến công ty làm việc như một nhân viên bình thường, với mức lương không ưu đãi.
Còn cô... Ông lại dành quá nhiều quyền lợi, như thể chính cô là cháu ruột của ông. Ngoài địa vị tổng giám độc của công ty, cô đứng tên tất cả các bất động sản trong gia tài của ông để lại. Được toàn quyền ký ngân phiếu thu chi mọi tài khoản đứng tên ông tại ngân hàng.
Làm như vậy, ông cũng chỉ muốn tốt cho Chí Dĩnh. Tú Văn hiểu ông. Ông muốn anh túng thiếu để hiểu thế nào là giá trị đồng tiền. Đê không hoang đàng, phung phí, và nhất là để anh phải ngoan ngoãn phục tùng cô một cách vô điều kiện.
Trên lý thuyết, cách nghĩ của ông là đúng, còn trên thực tế... sao Tú Văn thấy như bất ổn. Lẽ ra ông phải bàn trước cùng cô quyết định này. Cô sẽ cố góp y với ông... sẽ chọn lựa một phương pháp tế nhị hơn.
Dù hư hỏng, nhưng... đã là người, ai cũng có ít nhiều tự ái và sĩ diện, bị dồn vào bước đường cùng, tâm trạng Chí Dĩnh sẽ ra sao?
Bình thường, phải lép vế trước một người con gái đã là nhục lắm rồi. Huống hồ gì, người con gái đó là cộ Là người anh quyết chẳng chịu thua dù một từ, một chữ. Hắn là nãy giờ, anh cay cú, tức tối trong lòng lắm. Tự nhiên, nhìn Chí Dĩnh hai bàn tay nắm chặt, mặt đỏ bừng, cô thấy tội nghiệp anh.
Tính sao đây?
Nhẹ cắn mô, Tú Văn nghe lòng khó xử. Thật lạ, sao phút giây này cô hèn yếu quá. Roi đã nắm được trong tay, cơ hội trả thù sờ sờ trước mặt, lại thấy lòng không nỡ.
Còn Chí Dĩnh, sau khi nghe luật sư đọc xong phần di chúc ông để lại. Như từ cung trăng sơi xuống, anh nghe hồn lơ lửng không sao bình tâm được. Qúa ngỡ ngàng trong một giây cháng ngợp, anh không kịp phân tích tâm lý của mình.
Chỉ biết khắp huyết quản sôi sùng sục một bầu máu nóng. Mặt đỏ bừng lên, anh nghe giận ông vô hạn.
Khôgn chỉ có giận, anh còn nghe hận ông nhiều. Hơn cả trước đây, lúc biết ông là thủ phạm vô tình hại chết cha mẹ mình. Anh thấy mìnhs ao ngu ngốc quá.
Thì ra anh đã tự hoang đường, mê hoặc mình bằng cảm giác. Với anh, ông thật sự chẳng có tình thương. Ông chỉ muốn làm nhục, trả thù anh. Cái tội bao ngày qua đã lãnh đạm, cách xa ông. Ông không xem anh là cháu, là người sẽ tiếp bước ông duy trì và phát triển sự nghiệp này.
Ông chỉ xem anh là một gã hề, biến anh thành công cụ giải trí trong tay con bé dại khờ ngốc ngếch kia. Ông muốn anh phải xòe tay ra từng đồng xu bố thí của nó, bắt anh phải ngoan ngoãn làm nô lệ cho nó ư? KHông, ông lạ lẫm, lầm to rồi. Chí DĨnh này thà chết, chứ không bao giờ hạ mình nhục đâu?
Tú Văn! Trừng mắt nhìn Tú Văn đầy thù hận, Chí Dĩnh hiểu vì sao cô không ký đơn ly dị. Cái chức tổng giám đốc này không dễ gì có được phải không? Trong cơn cay cú nghe hờn, Chí Dĩnh không nhìn thấy vẻ nhạc nhiên của cô lúc nghe luật sư đọc tờ di chúc. Cũng như anh, cô chỉ vừa mới biết tức thì.
Lòng cô đang mở ra từng khúc, hãnh diện vì hạ đo ván Chí Dĩnh được bàn này. Nhưng cô chớ vội mừng. Nó không để cô đắc chí đâu.
Xoảng!
Ném mạnh chiếc bình cổ quý nhất của ông trên bàn xuống đất vỡ tan, Chí Dĩnh bỗng bật đứng lên. Chiếc áo khoác trên v ai, từng bước một tiến về phía cánh cửa.
- Chí Dĩnh, anh đi đâu?
Tú Văn như vụt tỉnh. Chồm người theo anh cô gọi.
- Đi đâu thì can hệ gì tới cô!
Không quay dầu lại, Chí Dĩnh mở cửa rồi bước thẳng phủ lòng sẽ không một lần quay lại "Tiểu Lý Đình". Như mười năm trước, trái tim anh tan nát, chán chường. Hình bóng một người ông phai dần trong ký ức.
- Chí Dĩnh, cháu đi đâu vậy?
Chiếc Mecxedec màu trắng chợt dừng rồi một người đàn ông ló đầu qua ô cửa lên tiếng gọi.
Ngẩng đầu lên, nhận ra viên phó tổng giám đốc của ông, Chí Dĩnh khẽ nhếnh môi cười rồi tiếp tục đi. Đâu đó trong tâm tư của anh, vang lên giọng cười mai mỉa và đắc thắng của ông.
Chẳng phải bây giờ, mà từ mười năm rồi, từ lúc bỏ nhà ra đi làm một kẻ bụi đời, Chí Dĩnh đã biết ông Phú chẳng ưa mình. Dù trước đây khi anh còn nhỏ, ông một thời là chú Phú hiền nhân hậu. Vẫn thường cõn g anh nhong nhong chạy khắp "Tiểu Lý Đình", còn đùa vui vẻ gả con gái cho anh nữa.
Hết tất cả rồi! Anh không trách ông, bởi ông đâu có ở vào trường hợp của anh đâu má biết. Thôi thì đường ai nấy bước. Từ hôm nay, anh là cánh chim côi, buông xuôi đời cho cát bụi phong trần.
- Chí Dĩnh! Lên xe đi!
Lại có tiếng gọi sát bên tai, ngẩng đầu lên, Chí Dĩnh ngạc nhiên nhận ra ông Phú. Khắc hẳn vẻ lạnh lùng, lãnh đạm thường khi, hôm nay ông tỏ ra thân mật lạ.
- Cảm ơn!
Khô khốc đáp trong cái miệng đặt quánh nước bọt, Chí Dĩnh tiếp tục bước. Khi ông Phú đã xuống xe. Nắm tay anh trìu mến như một người cha, dịu dang ông bảo:
- Vội làm gì? Lên xe rồi cùng ta tìm một chỗ uống vài ly rượu.
Mình có nghe lầm không? Đôi mắt chớp vẻ chưa tin. Chí Dĩnh không biết vì sao hôm nay ông Phú có vẻ buồn như vậy?
- Lên đi cháu, ta có nhiều điều cần tâm sự lắm.
Lên thì lên, đến mức này còn gì mất đâu mà sợ. Nghĩ xong, Chí Dĩnh chui đại vào xe, chiếc giày lấm đầy bùn của anh kéo một vết trầy dài lên cánh cửa xe. Nhưng ông không để ý, dù thường ngày ông quý chiếc xe này lắm.
Chiếc xe nổ máy êm ru, hướng ra ngoại thành rồi dừng lại trước một nhà hàng vắng vẻ. Khoác vai Chí Dĩnh như một người thân, ông đưa anh đến chiếc bàn nằm khuất trong góc vắng.
Gọi một trai whichky, như chưa đủ, ông còn gọi thêm thùng bia. Chẳng khách sáo gì, ông rót luôn cho mình một ly đầy uống cạn rồi mới trao cho Chí Dĩnh:
- Uống đi cháu, uống cho vơi hết nỗi buồn.
- Dạ!
Ngạc nhiên trước thái độ của ông, nhưng sẳn cơn buồn, Chí Dĩnh không ngần ngại nâng ly uống cạn. Trong men nồng của rượu và khí trời lành lạnh, Chí Dĩnh bỗng chạnh tửi thân. Không nén lòng rưng rưng nước mắt. Sao mà buồn quá, muốn khóc quá!
- Ta thật không ngờ ông chủ lại đối xử với cháu và ta tệ như vậy.
Gắp một con tôm to bó vào chén Chí Dĩnh, như cay đắng, ông nói giọng nghẹn ngào:
- Bao nhiêu năm ta dùng hết công lao cống hiến cho công tỵ Cuối cùng cũng không bằng được một con nhãi ranh chưa sạch máu đầu. Thử hỏi, tư cách gì nó ngồi trên đầu, trên cổ đám nhân v iên già như bọn ta chứ?
Thì ra bác ấy cũng như mình, cay cú chuyện ông đưa Tú Văn lên nắm quyền toàn công tỵ Chí Dĩnh chợt hiểu nỗi buồn của ông và bỗng thấy mình đồng cảm. Như hai người trong cơn hoạn nạn, trên một chiếc thuyền, anh thở ra một hơi dài:
- Cháu cũng không hiểu nổi. Hư hỏmg hoang đường như cháu bị Ông ghét chẳng nói làm gì. Đằng này bác và các nhân viên khác rất tận lực, tận tâm mà không lẽ?... Con bé đó biệt có tài vì sao?
- Biệt tài!
Chiếc môi trề dài bật lên một tiếng xì mai mỉa, ông Phú nhún vai cười.
- Biệt tài nịnh thì đún g hơn. Chí Dĩnh à, ta thiệt là tức giùm cho cháu. Con trai mà phải cúi đầu trước một con ranh như vậy.
Đừng hòng.
Chí Dĩnh bỗng tức lên, hai mắt trợn, anh hét:
- Con ranh đó đừng hòng nắm được cháu dù là một cọng tóc trên đầu.
- Nhưng... toàn bộ tài sản và quyền hành công ty đều nằm trong tay nó, cháu làm sao mà không lệ thuộc, phục tùng?
Như không biết lòng Chí Dĩnh là lò lửa đang âm ỉ cháy, ông tạt vào một góc dầu.
- Cháu thà bỏ tất cả chứ không đời nào tuân theo lời Tú Văn đâu.
Giật mạnh nắp lon bia, Chí Dĩnh tu một hơi cạn sạch. Hai mạch máu ở thái dương giận giật, hơi nóng bốc bừng bừng, anh không hiểu vì rượu hay vì giận nữa.
- Có chí khí, có chí khí lắm!
Như hài lòng, ông Phú vỗ tay khen, rồi bất chợt nghiêm giọng, nhìn thẳng mắt anh.
- Cháu có biết mình làm vậy là ngu ngốc lắm không?
- Ngu ngốc!
Lon bia vừa chạm môi đã đặt xuống bàn, Chí Dĩnh nhíu mày không hiểu.
- Phải, ngu ngốc, đại ngu ngốc.
Nhẹ gỡ lon bia ra khỏi tay anh, ông Phú uống một hơi rồi mỉm cười:
- Việc gì phải bỏ đi, cháu phải biết gia tài đó là của mình. Là không thể cho một cô ả không đâu từ trên trời rơi xuống chiếm đoạt một cách dễ dàng như vậy.
Đúng vậy! Chí Dĩnh nhẹ gật đầu chợt tỉnh. Không tham phần của cải kia, nhưng lời ông PHú ngẫm ra có lý. Tại sao anh lại bỏ quả PHần gia tài đó là của anh. Của anh kia mà.
- Nhưng... Ông đã viết di chúc để lại cho Tú Văn rồi, làm sao cháu...
- Đừng lo, bác sẽ ủng hộ cháu hạ đo ván Tú Văn, giành phần gia tài về cho cháu.
- Thật ư!
Mừng rỡ, reo to, nhưng Chí Dĩnh lại thấy như có gì bất ổn. Anh nhìn ông lạ lẫm.
- Nhưng tại sao bác lại giúp cháu?
- Tại vì ta cảm thấy bầt phục con bé ấy và cũng vì... tình bạn của ta và ba cháu nữa Chí Dĩnh à.
Giọng ông bỗng chùng đi, trìu mến:
- Dù trước đây, mỗi lúc gặp cháu ta vẫn tỏ thái độ rẻ khinh, thù địch, nhưng trong trái tim ta, sâu thẳm tận đáy lòng, bao giờ ta cũng xem cháu như con. Một đứa con bất hạnh, vừa chào đời đã mất hẳn tình cha mẹ.
- Bác...
Sóng mũi cay xè, Chí Dĩnh chớp nhanh mắt ngăn dòng lệ. Thì ra thế gian này anh chưa hẳn là cô độc. Vẫn còn người âm thầm mến thương anh:
- Vậy mà... trước đây cháu lại hiểu lầm, có những lời không phải. Xin bác bỏ qua...
- Đừng nhắc nữa cháu!
Bàn tay ông nhẹ vuốt tóc anh trìu mến:
- Ta không còn nhớ chuyện xưa. Đừng nản chí, ta sẽ gíup cháu làm lại từ đầu. Sự nghiệp một đời của họ Trân không dễ dàng lọt vào tay phụ nữ đâu.
- Vậy... cháu phải làm sao?
Rất tin tưởng, phút giây này, Chí Dĩnh sẵng sàng đặt cả isnh mạng của mình vào tay ông.
- Cháu phải về nhà chung sống với Tú Văn và phải cố tỏ ra là một người chồng tốt.
- Ôi!
Giãy lên như đỉa phải vôi, Chí Dĩnh lắc đầu nguầy nguậy:
- Cháu không làm vậy được đâu.
- Cháu phải làm được, nhất định được.
Đập mạnh tay lên vai anh, 6ng khẳng định từng lời chắc như đinh đóng cột.
- Bởi đây là một trong những bước của kế hoạh giành lại gia tài của cháu.
- Cháu không hiểu!
Chí Dĩnh ngơ ngác.
Ông Phú nhẹ mỉm cười:
- Muốn vồ mồi, hổ thường thu mình lại, cái chân lý giản đơn ấy cháu không biết hay sao?
- Nghĩa là...
- Nghĩa là ta không được làm cho Tú Văn phải nghi ngờ. Nghe lời ta, cháu phải trả về làm một người chồng tốt. Cố chinh phục cho được trái tim nó.
- Nhưng...
Đưa tay gãi tóc, Chí Dĩnh tặc lưỡi do dự:
- Như vậy là lừa dối, là thủ đoạn tiểu nhân. KHông quang minh chính đại chút nào.
- Quang minh chính đại?
Nhìn sững Chí Dĩnh giây lâu, ông Phú bỗng phá ra cười:
- Ôi tội nghiệp cháu tôi, nó nhiễm phim kiếm hiệp quá nặng rồi. Thời gian, bốn từ đó không tồn tại nữa đâu. Cháu đừng quên, chính con bé đó đã dùng thủ đoạn, đã lừa mị, mê hoặc nội cháu để cướp trắng gia tài. Nay ta có dở chút thủ đoạn nào, cũng công bằng thôi, cháu à!
Lời ông Phú phân tích kể ra cũng đúng. Chí Dĩnh cảm thấy phân vân quá. Anh hoang mang kẻ đứng giữa ngã ba đường. Lừa gạt tình cảm của Tú Văn anh nghe lương tâm mình cắn rứt. Còn bỏ mặc tài sản của ông... anh lại không đành. Tính sao đây?
- Đừng trả lời vội, suy nghĩ kỳ trên đi rồi nói cho bác nghe cũng được.
Như hiểu được tâm trạng của anh, ông Phú dễ dãi:
- Nhưng bây giờ ta khuyên cháu đừng bỏ đi hoang, hãy về nhà nằm nghỉ. Căn nhà đó là của cháu, không phải của Tú Văn dại gì mà cháu không về chứ.
- Cháu nhức đầu qúa, muốn yên tĩnh một mình. Xin phép bác...
Nói rồi, anh đứng dậy bước đi, bỏ mặc ông với đám lon bia nằm ngổn ngang trên mặt đất.
Không đuổI theo, ông ngồi yên nhìn dáng Chí Dĩnh đi thất thểu. Thằng bé trông cô đơn, tội nghiệp quá! Muốn an ủi một câu, nhưng thôi... Nó tử khắc biết nghĩ suy, tự biết tìm cho mình con đường để đi mà. Trong tim ông, một tình cảm ruột thịt trào dâng. Mười năm rồi, ông hiểu lầm một tâm hồn để cách xa lãnh dạm. Đáng trách lắm thay!
Nhưng không sao! Đưa tay vuốt mặt an ủi lấy mình. Ông nhủ thầm sẽ bù đắp cho Chị Dĩnh cái tình cảm đã mất đi do bị hiểu lầm trong suốt mười năm đó.
Chí Dĩnh đi đâu mà mãi bây giờ vẫn chưa về nữa? Đưa mắt ngó đồng hồ. Tú Văn nghe nhấp nhỏm không yên, lòng cuộn một nỗi lo mơ hồ vô cớ.
Nửa đêm đến nơi rồi, sao anh vẫn chưa về? Hướng mắt nhìn điện thoại, cô chỉ muốn quay ngay một số. Nhưng số nào? Cô làm sao biết được địa chỉ của anh, của bạn anh mà tìm chứ?
Anh đi đâu mà cả mô tô cũng boe lại không cần? Có khi nào... Trái tim Tú Văn thót mạnh cùng ý nghĩ. Hai bàn tay xoắn vào nhau trong nỗi sợ mơ hồ, cô lắc đầu nhanh. Nói lớn tiếng trấn an mình:
- Không. Chí Dĩnh không vậy đâu. Anh không yếu đuối chọn cái chết để giải quyết đâu.
Nhưng... liền sau đó, một ý nghĩ khác lại đến giằng kéo trong trái tim cô.
- Làm sao biết được, con người khi bị dồn đến bước đường cùng thường dể dàng nghĩ quẩn làm điều nông nổi lắm.
Đừng nghe! Nước mắt chợt lăn dài lên má, chấp tay lên ngực, Tú Văn thành tâm vái Phật trời phù hộ cho Chí Dĩnh. Anh mà có bề nào... lương tâm cô một đời ray rứt.
Tự nhiên hối hận, cô trách mình quá đáng. Đoa. đày anh như vậy, là con trai sao không tự ái. Thật tâm, vì cái gì mà cô thích ăn thua đủ cùng anh? Đến bây giờ Tú Văn còn chưa biết nữa. Chỉ biết phút giây này, cô thấy lòng mình lo cho anh quá...
Đúng mười hai giờ đêm, cánh cửa chợt xịch mở, rồi một mùi rượu nồng nặc xông vào. Quay đầu nhìn lại, nhận ra Chí Dĩnh, không nén được lòng, Tú Văn chảy xổ đến bênh canh, mừng rỡ:
- Chí Dĩnh, anh đấy ư? Trời ơi, tôi mừng quá!
- Không cần mừng, cũng không cần thương hại nó đâu!
Tay quơ quơ trong khôgn khí một cách vô ý thức, Chí Dĩnh nói bằng một giọng lè nhè của người say.
- Bỏ mặc nó đi. Cái thằng Chí Dĩnh khốn khổ, vô duyên, không cha, không mẹ đó.
Anh đã say lắm rồi! Thở ra một cái nhìn anh, Tú Văn nhẹ diu. đỡ anh vào phòng ngủ. Bước theo cô, anh vẫn nói một cách vô ý thức:
- Ngay cả ông nội, người thân duy nhất cuối cùng trong đời nó cũng bỏ nó mà đi. Cũng thù ghét nó, cũng không thèm quan tâm đến nó nữa. Chí Dĩnh ơi, mày thật là bất hạnh, bất hạnh mà!
Lật úp mặt mình xuống gối, Chí Dĩnh bật khóc như đứa trẻ.
Khóc chán chê, anh lại cho tay vào túi móc ra một tấm hình được lồng trong xâu chìa khóa. Nhìn kỹ, Tú Văn thấy đó là một tấm ảnh chụp hai ông cháu anh lúc còn nhỏ. Ông còn trẻ và rất đẹp trai. Cả hai đều cười rạng rỡ, rất yêu đời.
- Ông ơi, ông thật không hiểu, không hiểu cháu một chút nào. Cháu thương ông lắm, sao ông đành đối sử với cháu như vậy chứ? Cháu không cần, không cần tài sản của ông, cháu chỉ cần ông, cần tình thương của ông thôi. Ông ơi, đừng chết, đừng bỏ cháu.
Sóng mũi cay xè, Tú Văn thấy mình khóc ngon lành theo Chí Dĩnh. Hiểu anh thêm mợt chút để không còn thù ghét. Để nghe đồng cảm tội nghiệp anh. Một gã con trai cô độc, bơ vơ có một mình.
Để thấy lòng tiếc nối, ngậm ngùi, để hỏi sao lúc ông còn sống không nghe được những lời này? Chắp tay lay ngực, cô như hỏi chốn suối vàng, ông có nghe thấu cho tâm sự đáng thương của thằng cháu dại?
Chí Dĩnh đã ngủ say, trong giấc ngủ anh thật hồn nhiên như đứa trẻ. Tú Văn chợt chạnh lòng, một cái gì đó thật lạ nhẹ len vào trái tim. Để cô phải cúi xuống cởi bỏ giùm anh đôi giầy đầy bùn đất. Đi nhúng một cái khăn nhẹ đáp lên trán cho anh, cô nhủ lòng sẽ bỏ quạ Từ nay không kiếm chuyện ăn thua đủ với anh nữa. Để ông được an lòng và để... làm gì... cô cũng không biềt nữa. Chỉ thấy nó êm đềm, nhẹ len tỏa khắp châu thân. Bàn tay cô chạm nhẹ xuống mái tóc, anh thật khẽ khàng vuốt nhẹ.
oOo
Sáng ra, thức dậy với cái đầu nhức căn của một kẻ uống quá nhiều rượu, Chí Dĩnh ngạc nhiên nhận ra mình đang nằm trong một căn phòng lạ.
Ngỡ ngàng đưa mắt nhìn tường vôi trắng xóa, anh cố nhớ chuyện gì đã đến với mình trong đêm qua nhưng không tài nào đoán nổi. Chỉ lờ mờ trong ký ức lời ông Phú bày kế hại Tú Văn, rồi như một màn sương trắng xóa nhòa ẩn hiện.
Đây là đâu? Và ai đã đưa mình về đây? Chí Dĩnh lật người trên nệm nghe toàn thân mệt mỏi rã rời. Cơn khác lại đến cháy khô cả cổ. Lười biếng quá, mi mắt như nhíu lại, anh chợt thèm một ly đá lạnh.
- Chí Dĩnh, anh dậy chưa/ Ra rửa mặt rồi ăn điểm tâm đi.
Giọng một người con gái vang lên sát bên. Mở nắp dậy, tròn xoe kinh ngạc. Anh tự hỏi: Sao mình lại mơ một giấc mơ tuyệt đẹp vậy? Đích thân Tú Văn chịu hạ mình, noi cùng anh lời ngọt ngào, thân mật!
- Uống nước đi.
Một ly trà nóng được đưa ra trước mặt, vụng về chạm tay vào, Chí Dĩnh vẫn ngỡ mình chưa thức. Mãi đến khi hớp vội vào miệng ngụm nước sôi cháy lưỡi, mới hoàn hồn hét lên một tiếng. Bao nhiêu nước ngậm vào phun toạt ra ngoài, bắn đầy áo Tú Văn.
- Ấy, từ từ thôi, nóng lắm.
Không giận dữ, không trợn mắt lên, Tú Văn còn chơm chớp mắt nhìn anh vẻ quan tâm:
- Có nóng lắm không?
Chép chép cái lưỡi rát bỏng, biết mình không mơ, Chi Dĩnh càng lạ lẫm. Tú Văn muốn giở trò gỉ Sao dịu dàng thân mật vậy?
- Dậy rửa mặt rồi ăn điểm tâm. Tôi đả bảo con sen chuẩn bị cho anh phần bánh mỳ xúc xích rồi.
Mỉm cười như không để ý đến vẻ mặt của anh, Tú Văn trao cho anh ổ bánh mì.